Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Chuyên đề Kinh tế - Phân tích thực trạng sản xuất đậu tương (đậu nành) ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.03 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
NHẬP KHẨU ĐẬU TƯƠNG Ở VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115

Tháng 05 – Năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
NHẬP KHẨU ĐẬU TƯƠNG Ở VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. HUỲNH VIỆT KHẢI

Tháng 05 – Năm 2015


MỤC LỤC

Trang


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.............................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................2
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu..........................................................2
1.3.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu..........................................................2
1.3.3 Giới hạn đối tượng nghiên cứu.........................................................3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................. 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN.........................................................................4
2.1.1 Khái niệm về nông hộ......................................................................4
2.1.2 Khái niệm về nông nghiệp...............................................................4
2.1.3 Khái niệm về năng suất....................................................................4
2.1.4 Khái niệm về sản lượng....................................................................4
2.1.5 Khái niệm về hiệu quả......................................................................4
2.1.6 Một số khái niệm khác.....................................................................4
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................5
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu...........................................................5
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.........................................................5
CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU ĐẬU TƯƠNG
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014................6
3.1 THÔNG TIN VỀ CÂY ĐẬU TƯƠNG...................................................6
3.1.1 Giới thiệu về cây đậu tương.............................................................6
3.1.2 Giá trị dinh dưỡng của đậu tương.....................................................6
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG...............................................7
3.2.1 Diện tích...........................................................................................7
3.2.2 Năng suất.........................................................................................9
3.2.3 Sản lượng.......................................................................................10

3.3 TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU ĐẬU TƯƠNG..........................................11
1


3.3.1 Thực trạng nhập khẩu đậu tương....................................................11
3.3.2 Các sản phẩm từ đậu tương............................................................12
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC MỞ RỘNG DIỆN TÍCH
CANH TÁC ĐẬU TƯƠNG VIỆT NAM....................................................16
3.4.1 Thuận lợi........................................................................................16
3.4.2 Khó khăn........................................................................................16
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT ĐẬU
TƯƠNG Ở VIỆT NAM................................................................................17
4.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH...............................................17
4.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT...................................................17
4.3 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TIÊU THỤ.....................................................18
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN..............................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................20

DANH SÁCH BẢN

2


Bảng 3.1: Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100g đậu tương tươi:.......7
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng đậu tương phân theo tỉnh thành ở Việt
Nam từ năm 2011 đến năm 2013......................................................................8
Bảng 3.3: Năng suất đậu tương Việt Nam từ 2007 – 2014.....................10
Bảng 3.4: Sản lượng đậu tương Việt Nam từ 2007 – 2014.....................11
Bảng 3.5: Sản lượng khô đậu tương trong nước và nhập khẩu của Việt
Nam từ 2011 – 2014........................................................................................13

Bảng 3.6: Sản lượng nhập khẩu bột đậu tương của Việt Nam từ 2012 –
2014................................................................................................................13
Bảng 3.7: Nhu cầu sử dụng dầu thực vật của người dân từ năm 2010 –
2014................................................................................................................14
DANH SÁCH HÌN

Hình 3.1: Diện tích đậu tương Việt Nam từ 2007 đến 2014 (Đơn vị tính:
nghìn ha)...........................................................................................................9
Hình 3.2: Cơ cấu sản lượng đậu tương của 3 địa phương có sản lượng
cao nhất Việt Nam năm 2013..........................................................................10
Hình 3.3: Sản lượng, giá trị và giá trung bình của đậu tương nhập khẩu
vào Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014..............................................................11
Hình 3.4: Cơ cấu sản lượng nhập khẩu đậu tương vào Việt Nam phân
theo quốc gia năm 2014..................................................................................12
Hình 3.5: Sản lượng dầu đậu tương trong nước (Đơn vị tính: Tấn)........14
Hình 3.5: Cơ cấu nhập khẩu hạt có dầu và bột đạm ở Việt Nam năm 2014
........................................................................................................................ 15
Hình 3.6: Sản lượng nhập khẩu dầu đậu tương thô của Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2014. Đơn vị tính: nghìn tấn.......................................................15

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH: Công nghiệp hóa
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
GTA: Atlas Thương mại toàn cầu (Global Trade Atlas)
HĐH: Hiện đại hóa
HTX: Hợp tác xã
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

USDA: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture)

4


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và khí hậu khá thuận lợi
để phát triển nông nghiệp. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt
Nam đã hoàn thành mục tiêu an ninh lương thực cho nước nhà, đồng thời còn
đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Năm 2014, đóng góp của
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,12% trong cơ cấu kinh tế,
đồng thời hàng nông, lâm sản xuất khẩu cũng chiếm 11,9% cơ cấu nhóm hàng
xuất khẩu1, thực hiện mục tiêu xây dựng nông nghiệp là nền tảng để ổn định
kinh tế - xã hội. Trong báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp là: “Phải luôn coi trọng đẩy
mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp, nông thôn
hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển
mạnh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đảm
bảo vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền
nông nghiệp sạch… Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với
việc chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục tình trạng sản
xuất manh mún, tự phát”
Từ thực tiễn cho thấy, sản xuất nông nghiệp đã đạt những thành tựu rất
đáng ghi nhận, trong 4 tháng đầu năm 2015, giá trị các mặt hàng xuất khẩu
ước đạt 4,47 tỷ USD2, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên,
cần nhìn nhận một thực tế là việc phát triển các cây trồng trong nông nghiệp
chưa thật sự tốt, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu cung ứng trong
nước, trong khi Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất. Ngoài

các sản phẩm lúa gạo, các cây công nghiệp thì đậu tương (đậu nành) là một
loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao do đặc tính dễ thích nghi với điều kiện
đất đai và khí hậu của Việt Nam, thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn (từ
80 đến 90 ngày tùy giống), lại có thể trồng xen canh hoặc luân canh với lúa rất
linh động, đồng thời là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thức
ăn chăn nuôi, công nghiệp dầu thực vật, công nghiệp thực phẩm…Tuy nhiên,
đậu tương lại bị “làm ngơ” trong những năm qua, diện tích đậu tương đang
giảm liên tục, năm 2007 có gần 200.000 ha, đến năm 2014 chỉ còn trên
100.000 ha, trong khi chỉ tính trong năm 2014, Việt Nam đã phải chi ra 4,5 tỷ
USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, mà chủ yếu là bắp và đậu
tương3. Để hình dung khối lượng tiền 4,5 tỷ USD lớn đến mức nào, có thể so
sánh với con số 2,9 tỷ USD dành cho 6,6 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 2013.
Mặc dù đã có những chính sách của Nhà nước, như đề án “Quy hoạch tổng thể
phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
1 Thông cáo báo chí về tình tình kinh tế - xã hôi năm 2014, Tổng cục thống kê
< />2 Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,13 tỷ USD, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
< />3 Chi 4,5 tỷ USD để nhập bắp, đậu nành, ViệtBáo.vn < />
1


2030”, trong đó nhấn mạnh diện tích gieo trồng đậu tương đến năm 2020 đạt
khoảng 350 nghìn ha, sản lượng 700 nghìn tấn 4, tuy nhiên đến thời điểm hiện
tại, đề án này vẫn chưa phát huy được tác dụng, các nỗ lực gieo trồng đậu
tương chỉ mới ở mức thí điểm.
Nhận thấy những mặt hạn chế nêu trên, em chọn đề tài “Phân tích thực
trạng sản xuất và nhập khẩu đậu tương ở Việt Nam”, thông qua đề tài có
thể đánh giá được tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương của Việt Nam, đồng
thời đề tài cũng nhằm tìm ra hướng phát triển diện tích gieo trồng đậu tương
trong thời gian tới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng sản xuất và nhập khẩu
đậu tương của Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2014, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng diện tích gieo
trồng đậu tương của nước ta.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chung của đậu tương Việt Nam.
Mục tiêu 2: Phân tích tình hình sản xuất và nhập khẩu đậu tương ở Việt
Nam.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mở
rộng diện tích gieo trồng đậu tương trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luân canh, xen canh rau màu nói chung và đậu tương nói riêng chịu ảnh
hưởng từ nhiều yếu tố, có cả các yếu tố khách quan và chủ quan. Nội dung đề
tài này tập trung phân tích thực trạng sản xuất đậu tương; phân tích các thuận
lợi và khó khăn của quá trình sản xuất này, đồng thời đề xuất giải pháp để diện
tích sản xuất đậu tương được mở rộng hơn ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.3.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu và phân tích được sử dụng trong đề tài thu thập từ
năm 2012 đến năm 2014 của Tổng cục thống kê và các cơ quan có liên quan
đến đề tài. Thời gian thực hiện chuyên đề từ ngày 18/05/2015 đến ngày
25/06/2015.
1.3.3 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Nội dung chính của đề tài là đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ đậu
tương ở Việt Nam, nên đối tượng nghiên cứu là các tỉnh thành có sản xuất đậu

4 Nội dung quy hoạch ngành, Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
< />docid=1582&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do>


2


tương của Việt Nam, đồng thời đề tài cũng xem xét đến việc phân tích tình
hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng sản phẩm từ đậu tương.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ
Nông hộ được định nghĩa là “Các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm
kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia
đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu
đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động
không hoàn hảo cao.”
2.1.2 Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa rộng: là tổng hợp các ngành sản xuất gắn liền
với các quá trình sinh học (đối tượng sản xuất là những cơ thể sống) gồm nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp: bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Ngành
trồng trọt và chăn nuôi lại được phân thành những ngành nhỏ, các ngành đó có
mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hợp thành ngành sản xuất nông
nghiệp.
2.1.3 Khái niệm về năng suất
Năng suất là thước đo mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra kết quả
đầu ra (số lượng, giá trị gia tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, nguyên

liệu, năng lượng…). Năng suất trong sản xuất nông nghiệp là chỉ tiêu đo lường
hiệu quả hoạt động sản xuất, được tính bằng công thức sau:
2.1.4 Khái niệm về sản lượng
Sản lượng là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian nhất
định. Trong nông nghiệp, sản lượng chính là phần sản phẩm được thu hoạch
sau thời gian trồng trọt (với cây trồng), chăn nuôi (với gia súc, gia cầm…)
hoặc nuôi trồng (đối với thủy sản).
2.1.5 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chon thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao
cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn
lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của
con người.
2.1.6 Một số khái niệm khác
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong
thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất
cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế
nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản
phẩm?
4


Thị trường là nơi mà người mua và người bán có thể tiếp cận nhau để
bán hàng hóa dịch vụ.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng
cục thống kê (GSO), dữ liệu truy xuất từ Vụ kế hoạch – Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn (NN & PTNT), báo cáo thường niên của Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ (USDA), tham khảo các nhận định, đánh giá và ý kiến từ các nhà

chuyên môn và các nguồn chính thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê (so sánh, phân tích, tổng hợp...) từ số liệu
thứ cấp để thấy được tình hình sản xuất (diện tích, năng suất, sản lượng) và
tiêu thụ đậu tương ở Việt Nam qua các năm nhằm đề ra giải pháp giúp nâng
cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ đậu tương.
Dùng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối:
Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố
không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp
tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.
So sánh bằng số tuyệt đối: Số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế; kết quả so sánh biểu
hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
Mức biến động của chỉ tiêu = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc
So sánh bằng số tương đối: số tương đối là kết quả của phép chia, giữa trị
số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế; kết quả so sánh biểu
hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng
kinh tế.
Bài viết sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để so
sánh số liệu giữa các năm, từ đó phân tích thực trạng sản xuất đậu tương và
những biến động của các đơn vị như diện tích, sản lượng.

5


CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU ĐẬU TƯƠNG CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014

3.1 THÔNG TIN VỀ CÂY ĐẬU TƯƠNG
3.1.1 Giới thiệu về cây đậu tương
Đậu tương (đậu nành) có tên khoa học Glycine max (L) merrill thuộc
ngành Magnonliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ Fabales, họ Fabaceae, chi
Glycile L. Chi Glycile (L) có ba phụ chi Glycile Willd, Bracteate Verde và
Soja. Trong đó Soja là phụ chi quan trọng nhất và được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu. Phụ chi Soja gồm hai loài Glycile Soja Sieb và Zucc (loài cây đậu
tương hoang dã) và Glycile max (L) Merrill (đậu tương gieo trồng).
Các giống đậu tương gieo trồng thường có thân đứng và một số ít có thân
nửa đứng, hạt màu vàng, xanh lục, nâu đen. Trọng lượng 100 hạt biến động từ
5 đến 35g.
Mặc dù đậu tương được biết từ lâu đời nhưng sau đại chiến thế giới thứ 2
đậu tương mới thực sự phát triển ở Mỹ, Brazin, Canada,…và cũng từ đó việc
dùng đậu tương làm thực phẩm, trong chăn nuôi, trong công nghiệp, y tế,…và
ngày càng mở rộng.
Ở nước ta đậu tương có lịch sử phát triển lâu đời hơn các nước Châu Âu,
Châu Mỹ song trải qua thời gian dài cây đậu tương vẫn chiếm một vị trí rất
khiêm tốn trong nền sản xuất của nông nghiệp Việt Nam. Nhiều năm trước đây
và cho tớihiện nay công tác nghiên cứu đối với cây đậu tương vẫn chưa được
phát triển tương xứng với vị trí thực lực của của cây đậu quý giá này.
3.1.2 Giá trị dinh dưỡng của đậu tương
Hạt đậu tương chứa: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20%
chất béo, 35-45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết (isoleucin,
lysin, metionin, phenyl alanin, tryptophan, valin) và nhiều sinh tố, khoáng
chất, Ca, Fe, Mg, P, K, Na, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp,
nhựa, cellulose.
Vì có nhiều chất đạm nên đậu tương đã được coi như “thịt không xương”
ở nhiều quốc gia Á Châu. Đạm rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì có ít mở
và cholesterol. Đậu tương có nhiều đạm hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò,
nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra

được đều có trong đậu tương.
Giá trị dinh dưỡng cụ thể có trong 100g đậu tương được thể hiện ở bảng
sau:

6


Bảng 3.1: Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100g đậu tương tươi:
Dinh dưỡng
Nước

Đơn vị

Giá trị trên 100g đậu tương

g

67,500

kcal

147,000

Protein

g

12,950

Lipid (chất béo)


g

6,800

Carbonhydrate

g

11,050

Chất xơ

g

4,200

Năng lượng

Canxi

mg

197,000

Sắt

mg

3,550


Magie

mg

65,000

Photpho

mg

194,000

Kali

mg

620,000

Natri

mg

15,000

Kẽm

mg

0,990


Vitamin C

mg

29,000

Thiamin

mg

0,435

Riboflavin

mg

0,175

Niacin

mg

1,650

Vitamin B6

mg

0,065


Folate

µg

165,000

Vitamin A

µg

9,000

Axit béo bão hòa

g

0,786

Axit béo không bão hòa

g

1,284

Nguồn: Cơ sở dữ liệu quốc gia, Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

Giá trị thật về dinh dưỡng được con người thừa nhận qua cuộc sống,
không dừng lại ở đó các nhà khoa học và dinh dưỡng học còn tiếp tục nghiên
cứu những đặc điểm có lợi để sử dụng nguồn dinh dưỡng này.

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG
3.2.1 Diện tích
Đậu tương là loại cây trồng mang lại thu nhập ổn định, tuy nhiên, diện
tích trồng đậu tương của cả nước trong những năm qua giảm liên tục, đến năm
2013 chỉ còn 27 tỉnh thành trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước có diện
tích trồng đậu tương trên 100 ha. Đa phần nông hộ chuyên canh trồng lúa hoặc
lựa chọn rau màu ngắn ngày để sản xuất.
7


Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng đậu tương phân theo tỉnh thành ở Việt Nam từ
năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị: 1000 ha
Năm
Hà Nội

2011

2012

2013

Quy hoạch
năm 2015

32,5

12,1

19,8


40

Vĩnh Phúc

4,6

2,9

2,7

4

Bắc Ninh

2,4

1,7

1,5

5

Quảng Ninh

0,8

0,8

0,8


4

Hải Dương

0,8

0,6

0,6

4

Hưng Yên

3,3

2,4

2,4

-

Thái Bình

13,9

6,8

5,0


2

Hà Nam

12,2

5,0

6,1

-

Nam Định

2,9

1,7

1,5

-

Hà Giang

21,3

22,1

22,9


-

Cao Bằng

5,5

5,4

4,8

10

Bắc Kạn

1,8

1,6

1,3

-

Tuyên Quang

2,8

2,1

1,6


-

Lào Cai

4,9

4,9

4,9

-

Thái Nguyên

1,6

1,4

1,3

4

Lạng Sơn

1,4

1,3

1,2


-

Bắc Giang

1,2

1,1

0,8

1,5

Điện Biên

7,1

6,6

5,4

-

Lai Châu

2,6

2,5

2,6


-

Sơn La

7,4

3,6

2,7

6

Hoà Bình

1,1

0,6

0,6

-

Thanh Hoá

9,6

7,8

9,3


-

Đắk Lắk

7,9

7,7

4,6

-

Đắk Nông

11,1

6,6

5,1

-

Đồng Nai

0,7

0,6

0,4


-

Đồng Tháp

2,4

1,7

0,9

-

An Giang

0,2

0,3

0,2

-

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 – 2013, Atlas nông nghiệp các địa phương, 2015

8


Năm 2013, những địa phương có diện tích canh tác đậu tương lớn nhất là
Hà Giang với 22,9 nghìn ha, tăng 1,6 nghìn ha so với năm 2011, kế đến là Hà

Nội với 19,8 nghìn ha năm 2013, tuy nhiên, diện tích canh tác của Hà Nội đã
giảm tới 12,7 nghìn ha so với con số 23,5 nghìn ha năm 2011. Địa phương có
diện tích canh tác thấp nhất là An Giang với chỉ 200 ha năm 2013. Đây là điều
đáng buồn bởi An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), nơi điều kiện đất đai và khí hậu cực kỳ thuận lợi để canh tác đậu
tương.
Dựa vào số liệu quy hoạch diện tích trồng đậu tương ở một số địa
phương cho thấy, các tỉnh này đang rất quan tân đến việc mở rộng diện tích
canh tác, sản xuất giống cây trồng này, cụ thể như Hà Nội, năm 2015 quy
hoạch diện tích trồng đậu tương lên mức 40 nghìn ha, tăng 20,2 nghìn ha so
với năm 2013, tức tăng hơn 2 lần. Hà Nội cũng là một trong những vựa đậu
tương của cả nước. Tiếp theo có thể kể đến Cao Bằng, năm 2015 Cao Bằng
quy hoạch diện tích trồng đậu tương lên mức 10 nghìn ha, tăng 5,2 nghìn ha so
với năm 2013, cũng như Hà Nội, Cao Bằng cũng tăng hơn 2 lần diện tích
canh tác. Một số địa phương còn lại cũng có mức quy hoạch tăng đáng kể,
chứng tỏ đậu tương đang dần tìm được chỗ đứng của mình trong công tác
hoạch định chiến lược cho địa phương của các cấp lãnh đạo.
250

200

190.1

197.8

192.1

173.6
146.2


150

119.6

117.2

120

2012

2013

2014

100

50

0

2007

2008

2009

2010

2011


Nguồn: Tổng cục thống kê và USDA, 2007 – 2014

Hình 3.1: Diện tích đậu tương Việt Nam từ 2007 đến 2014 (Đơn vị tính: nghìn
ha)
Tổng diện tích canh tác đậu tương đã giảm, từ năm 2007 là 190,1 nghìn
ha, đến năm 2014 chỉ còn 120 nghìn ha, tuy có tăng 2,8 nghìn ha so với năm
2013 nhưng số tăng này vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu trong nước.
3.2.2 Năng suất
Tuy diện tích trồng đậu tương đã giảm, tuy nhiên, do sử dụng giống mới
và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất đậu tương vẫn giữ ở
mức ổn định. Năm 2007, năng suất đậu tương là 1,45 tấn/ha, năm 2014 sản
9


lượng đậu tương vẫn giữ vững ở mức 1,45 tấn/ha. Mức độ biến động năng suất
là không cao trong thời kỳ 2007-2014, khi năng suất cao nhất là năm 2010 với
1,5 tấn/ha và năng suất thấp nhất là năm 2008 với 1,39 tấn/ha. Năng suất cụ
thể từng năm được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3.3: Năng suất đậu tương Việt Nam từ 2007 – 2014
Đơn vị: Tấn/ha
Năm
Năng suất
(tấn/ha)
Biến động
so với năm
2007

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

1,45

1,39

1,46

1,50

1,46

1,45

1,44

1,45

0,5

-0,01


-0,05

-0,01

0

0,01

0

-

2014

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê và USDA, 2007 - 2014

3.2.3 Sản lượng
Hà Nội; 18.00%

Hà Giang; 17.17%

Các địa phương
khác; 56.63%

Thanh Hoá; 8.20%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê, 2013

Hình 3.2: Cơ cấu sản lượng đậu tương của 3 địa phương có sản lượng cao nhất

Việt Nam năm 2013
Năm 2013, sản lượng đậu tương đạt cao nhất ở Hà Nội với 30,3 nghìn
tấn (chiếm 18% tổng sản lượng đậu tương), kế đến là Hà Giang với 28,9 nghìn
tấn (chiếm 17%) và đứng thứ 3 là Thanh Hóa với 13,8 nghìn tấn (chiếm 8%).
Sản lượng thấp nhất vẫn là An Giang với chỉ 400 tấn đậu tương (chiếm 0,2%),
rất nhỏ so với những địa phương có canh tác đậu tương, trong khi lợi thế của
địa phương là rất lớn.
Sản lượng đậu tương năm 2007 là 275,5 nghìn tấn, đến năm 2014 do
diện tích canh tác giảm, mặc dù đã có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nhưng cũng chỉ đạt 157,9 nghìn tấn, tức là đã giảm đến 117,6 nghìn
10


tấn đậu tương. Trong thời kỳ 2007 – 2014, sản lượng đậu tương giảm dần qua
các năm, điều này được thể hiện rõ ở bảng 4.
Bảng 3.4: Sản lượng đậu tương Việt Nam từ 2007 – 2014
Năm

2007

Sản lượng
(nghìn tấn)
Thay đổi
so với năm
2007

2008

2009


2010

2011

2012

2013

275,5 267,6 213,6 296,9 254,2 173,7 168,2
Giảm Giảm
2,97 22,47
%
%

-

Tăng Giảm Giảm Giảm
7,77 7,74 36,96 39,95
%
%
%
%

2014
157,9
Giảm
42,69
%

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007 - 2014


3.3 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐẬU TƯƠNG
3.3.1 Thực trạng nhập khẩu đậu tương
1800
1564

1600

1462.7

1400

1261.67

1200
1025
1000
800
600
400
200
0

442
183.9
84.7
2009

472


549.9
537

606
333.3

649
318.62

592
402.61

227.6
106.5
2010

2011

Sản lượng (nghìn tấn)
Giá trị trung bình (USD)

2012

2013

2014

Giá trị (triệu USD)

Nguồn: Tổng Cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Atlas Thương mại toàn cầu (Global Trade

Atlas – GTA), dữ liệu BICO và USDA, 2009 - 2014

Hình 3.3: Sản lượng, giá trị và giá trung bình của đậu tương nhập khẩu vào
Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014
Đậu tương được nhập khẩu mạnh vào Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2014, do trong khoảng thời gian này chăn nuôi phát triển, cần
nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn lớn, từ năm 2009 đến năm 2014, sản
lượng nhập khẩu tăng nhanh qua các năm, cụ thể, năm 2009 nước ta chỉ nhập
khẩu 183,9 nghìn tấn đậu tương, đến năm 2014, con số này đã là 1564 nghìn
tấn, gấp 8,5 lần so với năm 2009. Về giá trị nhập khẩu, năm 2009, số tiền chi
11


ra để nhập khẩu đậu tương của nước ta là 84,7 triệu USD, đến năm 2014 đã là
402,61 triệu USD, tăng 375, 34% so với năm 2009. Tuy sản lượng nhập khẩu
năm 2014 là lớn nhất (1564 nghìn tấn), nhưng giá trị nhập khẩu cao nhất lại là
năm 2011 với 549,9 triệu USD. Giá trị trung bình của đậu tương nhập khẩu
cũng tăng trong thời kỳ 2009 – 2013 với năm 2009 là 442 USD/tấn, năm 2013
là 649 USD/tấn, tăng 207 USD/tấn, riêng năm 2014, giá trị trung bình lại giảm
xuống còn 592 USD/tấn, giảm 57 USD/tấn. Điều này là do sản lượng nhập
khẩu lớn còn giá trị lại không cao tương ứng với sản lượng.
9.69%
3.61% 3.45%
4.18%

44.62%

34.45%
USA


Brazil

Argentina

Canada

Paraguay

Các quốc gia khác

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê, 2014

Hình 3.4: Cơ cấu sản lượng nhập khẩu đậu tương vào Việt Nam phân theo
quốc gia năm 2014
Trong năm 2014, Hoa Kỳ chiếm 44,62% sản lượng đậu tương nhập khẩu
vào Việt Nam (tương ứng với 697,8 nghìn tấn), đây cũng là quốc gia có lượng
nhập khẩu lớn nhất vào nước ta. Kế đến là Brazil, chiếm 34,45% sản lượng
đậu tương nhập khẩu (tương ứng với 538,8 nghìn tấn). Phần còn lại, chiếm
20,93% (tương ứng với 327,4 nghìn tấn đậu tương) là của Argentina, Canada,
Paraguay vàc các quốc gia xuất khẩu đậu tương khác. Như vậy, Việt Nam phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn đậu tương nhập khẩu từ các quốc gia châu Mỹ, sản
xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nước ta.
3.3.2 Các sản phẩm từ đậu tương
Các sản phẩm từ đậu tương rất đa dạng và phong phú, từ công nghiệp
chế biến đến công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. Trong phạm vi đề tài, đề tài
chỉ xét đến dầu đậu tương dùng trong sản xuất dầu ăn thực vật khô đậu tương
và bột đậu tương, được sử dụng chủ yếu để ép dầu và làm thức ăn chăn nuôi.

12



Bảng 3.5: Sản lượng khô đậu tương trong nước và nhập khẩu của Việt Nam từ
2011 – 2014
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm

Trong nước

Nhập khẩu

Tổng số

2011

490

2993,0

3483,0

2012

780

2457,0

3237,0

2013


732

2918,6

3650,6

2014

889

3276,0

4165,0

Nguồn: Nguồn: Tổng Cục Hải quan, Atlas Thương mại toàn cầu, Dữ liệu BICO và
USDA, 2011 - 2014

Nhìn chung, do năng suất và sản lượng đậu tương của nước ta không lớn,
nếu không muốn nói là quá nhỏ so với những gì mà Việt Nam có thể làm
được, thì việc chỉ chiếm 14,07% sản lượng khô đậu tương (năm 2007) và
21,34% sản lượng bột đậu tương (năm 2014) là điều dễ hiểu. Phần còn lại vẫn
phải dựa vào nhập khẩu là chính.
Khác với khô đậu tương trong quy trình sản xuất, nhưng bột đậu tương
cũng là một trong những sản phẩm từ đậu tương mà nước ta đang nhập khẩu
từ các nước trên thế giới.
Bảng 3.6: Sản lượng nhập khẩu bột đậu tương của Việt Nam từ 2012 – 2014
Đơn vị: Tấn
Quốc gia
USA


2012

2013

2014

30.135

246.793

355.267

10

11.813

4.057

Đài Loan

3.275

3.105

5.699

Argentina

-


-

1.244

3.926

5.136

280

-

217

67

50

66

10

37.396

267.130

366.624

Ấn Độ


Malaysia
Trung Quốc
Khác
Tổng cộng

Nguồn: Tổng cục thống kê, Atlas Thương mại toàn cầu, 2012 – 2014

Qua bảng 3.6 cho thấy, sản lượng nhập khẩu bột đậu tương của nước ta
là vô cùng lớn, hơn nữa còn tăng mạnh qua các năm, giai đoạn 2012 – 2013,
tổng sản lượng nhập khẩu đã tăng từ 30135 tấn lên đến 246793 tấn (tăng
216658 tấn), giai đoạn 2013 – 2014, tăng từ 246793 tấn lên mức 355267 tấn
(tăng 108474 tấn). Hơn nữa, lượng nhập khẩu nhiều nhất vào nước ta là Hoa
Kỳ, chiếm hơn 70% tổng sản lượng nhập khẩu vào nước ta. Điều này cho thấy
nước ta đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung bột đậu tương từ Hoa Kỳ, nếu
13


chỉ có một thay đổi trong sản lượng hoặc giá cả xuất nhập khẩu từ Hoa Kỳ
cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam.
250000
235000
214000

200000

193000
150000

100000


124000

50000

0
2011

2012

2013

2014

Nguồn: Các nhà sản xuất trong nước và USDA, 2011 - 2014

Hình 3.5: Sản lượng dầu đậu tương trong nước (Đơn vị tính: Tấn)
Với việc thành lập nhà máy ép dầu Quang Minh (28/05/2011) và nhà
máy ép dầu Bunge (27/06/2011), Việt Nam đang dần giảm sự lệ thuộc vào
nguồn nhập khẩu dầu đậu từ nước ngoài. Qua 4 năm hoạt động, 2 nhà máy này
đã đáp ứng được một phần nhu cầu dầu đậu tương của Việt Nam. Cụ thể, khi
mới thành lập năm 2011, tổng sản lượng của 2 nhà máy là 124.000 tấn, đến
năm 2014, sản lượng của 2 nhà máy đã tăng lên 235.000 tấn, tức gấp 1,9 lần
sản lượng lúc vừa thành lập (năm 2011).
Ngày nay, vấn đề sức khỏe đang ngày càng được quan tâm, việc sử dụng
dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật đang trở thành hoạt động quen thuộc
của người dân, trong đó dầu đậu nành và dầu cải là 2 loại dầu thực vật được sử
dụng nhiều nhất. Nhu cầu sử dụng dầu thực vật qua các năm được thể hiện ở
bảng 3.7.
Bảng 3.7: Nhu cầu sử dụng dầu thực vật của người dân từ năm 2010 – 2014
Năm


2010

2011

2012

2013

2014

Tổng nhu cầu (1000 tấn)

690

725

750

780

870

Nhu cầu bình quân đầu người
(kg/người/năm)

7,8

8,3


8,4

8,7

9,6

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công
nghiệp, 2010 - 2014

Khi các địa phương cũng như các nhà máy, xí nghiệp tận dụng được nhu
cầu sử dụng dầu thực vật này, đồng thời có chính sách gia tăng diện tích gieo
trồng đậu tương thì trong tương lai, nước ta có thể hoàn toàn đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng trong nước, thậm chí là xuất khẩu (giống như lúa gạo của
nước ta hiện nay).
14


7.00%
Bột đậu tương

12.00%

Bột cá
4.00%

1.00%

2.00%

1.00%

2.00%

Cám gạo
Bột dầu dừa
Dầu hạt cọ
Cám lúa mì
Bột bắp
Dầu cải
71.00%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê, Atlas Thương mại toàn cầu, 2014

Hình 3.5: Cơ cấu nhập khẩu hạt có dầu và bột đạm ở Việt Nam năm 2014
Chỉ tính riêng năm 2014, lượng bột đậu tương nhập khẩu vào nước ta đã
hơn 70% tổng lượng hat và bột nguyên liệu lấy dầu, sử dụng cho chế biến thức
ăn chăn nuôi. Điều này càng cho thấy nhu cầu rất lớn về đậu nành trong chính
đất nước ta, điều mà hiện tại đậu tương trong nước chưa đáp ứng được.
140
120

117.9

100
77.4

80

63.3

60


48.98

40
20
0

2011

2012

2013

2014

Nguồn: Tổng cục thống kê, Atlas Thương mại toàn cầu, 2011 – 2014

Hình 3.6: Sản lượng nhập khẩu dầu đậu tương thô của Việt Nam giai đoạn
2011 – 2014. Đơn vị tính: nghìn tấn
Do Việt Nam không thể chủ động sản xuất nên dầu đậu tương thô được
Việt Nam nhập khẩu rất nhiều, năm 2011 là 117,9 nghìn tấn, năm 2014 là 77,4
nghìn tấn. Tuy đã có sự giảm trong việc nhập khẩu dầu đậu tương khô, nhưng
sản lượng nhập khẩu vẫn nhiều, chứng tỏ nhu cầu của thị trường về các sản
phẩm từ đậu tương là rất cao, song sản xuất trong nước vẫn chưa thể đáp ứng
được.
15


Qua những số liệu và đánh giá trên đây, có thể thấy tiềm năng của cây
đậu tương là rất lớn. Tuy nhiên, diện tích canh tác trong nước lại quá thấp so

với nhu cầu sử dụng trong nước cũng như điều kiện mà nước ta đang có. Vì
vậy, nâng cao diện tích sản xuất đậu tương là vấn đề mà các địa phương cần
phải quan tâm giải quyết, vừa giúp tăng thu nhập cho người dân, vừa phát
triển kinh tế, hơn nữa còn bớt phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC MỞ RỘNG DIỆN TÍCH
CANH TÁC ĐẬU TƯƠNG VIỆT NAM
3.4.1 Thuận lợi
Đậu tương khi được gieo trồng ở Việt Nam có được một số thuận lợi nhất
định.
- Điều kiện đất đai, khí hậu của Việt Nam tương đối thuận lợi cho loại
cây trồng chịu hạn và không khó trồng như đậu tương.
- Việc trồng xen canh hoặc luân canh với cây lúa và các loại cây trồng
khác không gặp trở ngại, do thời gian sinh trưởng của đậu tương chỉ tương
đương với lúa nên hoàn toàn có thể thay thế 1 vụ lúa có năng suất thấp bằng 1
vụ đậu tương có năng suất cao hơn.
- Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trồng đậu tương trên đất lúa
có thể giúp cải tạo đất do hoạt động của những vi khuẩn cố định đạm trong
đậu tương góp phần ổn định lượng đạm trong đất, ngoài ra sau khi thu hoạch,
phần xác bã đậu tương có thể là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
- Nhu cầu sử dụng đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương của nước ta
là rất lớn, nếu được phát triển đúng cách, đậu tương sẽ trở thành một trong
những cây trồng mang lại lợi ích cao cho người dân.
3.4.2 Khó khăn
Tuy có rất nhiều điều kiện để phát triển, tuy nhiên đậu tương ở Việt Nam
vẫn chưa phải là một cây trồng có chỗ đứng cao do những khó khăn sau:
- Chưa có sự đồng bộ trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách
mở rộng diện tích gieo trồng đậu tương.
- Do chưa được chú ý nhiều nên việc nghiên cứu và phát triển giống, quy
trình chăm sóc và thu hoạch, quản lý sâu bệnh trên đậu tương chưa được đầu
tư nghiêm túc.

- Mặc dù giá nhập khẩu đậu tương tương đối cao, tuy nhiên lại có một
nghịch lý là đậu tương trong nước lại thường bị ép giá, thậm chí không tiêu
thụ được do không có thương lái thu mua.
- Nông dân vẫn chưa nhận thức được giá trị từ đậu tương, càng không
biết về nhu cầu rất lớn của thị trường nên bấy lâu nay đậu tương vẫn bị xem là
cây trồng chữa cháy khi nông dân không thể quyết định trồng loại cây nào
khác.
- Vấn đề đầu ra cho đậu tương trong nước vẫn chưa ổn định, chưa có
kênh thu mua và phân phối chính thức cho mặt hàng nông sản này.

16


CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG Ở
VIỆT NAM
4.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH
Để mở rộng diện tích sản xuất đậu tương ở phạm vi cả nước, rất cần sự
đồng bộ trong hoạch định, quản lý và thực hiện các chính sách khuyến khích
cũng như hỗ trợ cho nông hộ sản xuất từ cấp Trung ương đến địa phương. Cụ
thể là:
- Xác định rõ vai trò và tiềm năng to lớn từ đậu tương, bởi chỉ khi xác
định được đúng đắn, chúng ta mới có thể có những chính sách phù hợp và kịp
thời để mở rộng diện tích trồng đậu tương vốn còn rất ít.
- Cần có sự quy hoạch về vùng chuyên canh trồng đậu tương, các tỉnh có
tiềm năng trồng đậu tương. Tận dụng được lợi thế của địa phương là điều kiện
cần thiết để việc trồng đậu tương được diễn ra lâu dài và mang tính bền vững
cho nông hộ cũng như địa phương.
- Sự quan tâm theo sát của các cấp lãnh đạo cũng là một việc cần thiết để
các chính sách mở rộng diện tích đạt hiệu quả. Bởi nếu chỉ dừng lại ở việc các

địa phương thử nghiệm trồng thí điểm hoặc thực hiện qua loa như hiện nay thì
sẽ còn rất lâu nữa nước ta mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước.
- Có chính sách hỗ trợ giá, hỗ trợ sản xuất hoặc bao tiêu sản phẩm để
nông dân an tâm sản xuất. Đồng thời có kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng tốt
để đầu ra của đậu tương được ổn định.
- Khuyến khích hoặc hỗ trợ công tác nghiên cứu giống, quy trình kỹ
thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch đậu tương, phòng chống sâu, bệnh hại trên
cây để kịp thời giúp đỡ các nông hộ.
- Chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn cho những hộ dân có kế hoạch và
ý định mở rộng sản xuất đậu tương, cung cấp vốn cho nông dân để quá trình
sản xuất diễn ra suôn sẻ.
- Có chính sách khuyến khích hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp
chế biến nguồn đậu tương trong nước, như vậy khi nhu cầu lớn, các nhà máy
hoặc doanh nghiệp có thể tự chủ động đi tìm nguồn hàng và đưa ra giá thu
mua hợp lý cho nông hộ.
4.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT
- Tiến hành tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nông dân về
các chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có đề án “Quy hoạch tổng thể
phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030” để nông dân có thể có thêm nguồn thông tin và hướng sản xuất phù
hợp.
- Khuyến khích hoặc hỗ trợ nông dân nâng cao nhận thức và học vấn, bởi
khi trình độ học vấn được cải thiện, nông dân sẽ dễ dàng tìm kiếm, sàn lọc,
tiếp thu và ứng dụng thông tin cũng như khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Tổ chức đội ngũ cán bộ khuyến nông nhiệt tình giúp đỡ nông dân,
thường xuyên theo sát tình hình sản xuất của nông hộ để hỗ trợ khi cần thiết.
17



đưa những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất để bà con nông
dân sản xuất đạt năng suất và chất lượng tốt.
- Khuyến khích bà con nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
mà nên sử dụng các biện pháp sinh học để trừ sâu bệnh. Điều này vừa giúp
nông dân giảm chi phí sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh, vừa bảo vệ môi trường, lại
tăng chất lượng nông sản và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tổ chức các hợp tác xã (HTX) để nông dân tham gia chia sẻ kinh
nghiệm và hợp tác sản xuất. Đồng thời xây dựng HTX là đại diện cho nông
dân, gắn kết nông dân với thương lái, tạo đầu ra ổn định.
4.3 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TIÊU THỤ
- Đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho bà con nông dân yên tâm sản
xuất. Thực hiện việc bao tiêu hoặc trợ giá sản phẩm để bù đắp chi phí và tăng
thu nhập cho nông hộ.
- Sử dụng công cụ giá cả làm động lực sản xuất cho nông dân. Bởi giá
nông sản là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định
thay đổi cây trồng của nông hộ.
- Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân – thương lái – nhà máy chế
biến. Các thương lái cần trở thành mắc xích để nông dân và nhà máy chế biến
gắn kết với nhau, đồng thời thương lái cũng nên công bố công khai giá mua,
bán của đậu tương để tránh tình trạng nông dân bị ép giá khi chính vụ.
- Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ để nắm
bắt tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, thông qua các công cụ công
nghệ thông tin hỗ trợ, các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về chất lượng đậu
tương để nông dân có định hướng sản xuất rõ ràng.

18


CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN

Với những phân tích và đánh giá, đề tài sẽ góp phần làm rõ một số vấn
đề về sản xuất và tiêu thụ đậu tương ở Việt Nam, đồng thời gợi ý những giải
pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề nêu trên.
Về thực trạng chung mà đậu tương Việt Nam mắc phải, vấn đề hiểu biết
của nông hộ và việc hoạch định chính sách chưa đến nơi đến chốn là những
nguyên nhân chính khiến diện tích đậu tương các năm qua bị thu hẹp dần. Rõ
ràng tiềm năng phát triển đậu tương là có, hơn nữa còn rất lớn, nhưng việc sản
xuất đậu tương lại không được nông hộ xem trọng, bởi nông hộ chỉ xem đậu
tương là cây trồng chữa cháy, chưa thấy được nhu cầu của thị trường. Các
chính sách hiện tại được áp dụng trên đậu tương vẫn chỉ mang tính hình thức,
chiếu lệ và thử nghiệm, chưa thật sự nghiêm túc và lâu dài, nên diện tích đậu
tương khó mà mở rộng được.
Về tình hình sản xuất và tiêu thụ, một “nỗi đau” cho nông nghiệp nước
nhà là nước ta có đầy đủ điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu, lao động… tuy
nhiên, đến hiện tại, Việt Nam chỉ đáp ứng được trên 20% nhu cầu đậu tương
của đất nước, phần còn lại vẫn phải dựa chủ yếu vào nhập khẩu. Bên cạnh đó,
các chế phẩm, sản phẩm từ đậu tương cũng đang có nhu cầu lớn, trong khi
công suất hoạt động của 2 nhà máy ép dầu Quang Minh và Bunge chưa thể
đáp ứng được, trong khi đậu tương trong nước khi được sản xuất ra lại khó
tiêu thụ hoặc bị ép giá từ thương lái. Nghịch lý Cung – Cầu này là bài toán
khó cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các địa phương, những nơi
mong muốn đậu tương trở thành cây trồng chủ lực hoặc ít nhất là cải thiện thu
nhập cho người dân.
Để tháo gỡ những khó khăn hiện tại, cũng như nâng cao hiệu quả sản
xuất, mở rộng diện tích gieo trồng đậu tương trong thời gian tới, các giải pháp
nằm trong nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp về sản xuất và nhóm
giải pháp về tiêu thụ được đưa ra, quan trọng hơn cả là thay đổi suy nghĩ và
nhận thức của người nông dân, chủ thể trực tiếp sản xuất đậu tương, thấy được
tiềm năng của đậu tương cũng như nhu cầu của thị trường trong nước, đồng
thời cùng với địa phương sản xuất nhằm hướng đến xuất khẩu. Đồng thời,

những chính sách mà Nhà nước đưa ra, việc thực hiện của các địa phương cần
có sự đồng bộ và kiên quyết, để đậu tương không còn là cây trồng chữa cháy
hoặc trồng “cho đỡ trống đất”, phát triển gieo trồng và sản xuất đậu tương trở
thành một nghề mang lại thu nhập cao và lâu dài cho nông hộ.
Đối với đất nước có nhiều điều kiện sản xuất như Việt Nam thì việc canh
tác đậu tương là việc nằm trong khả năng, tuy nhiện hiện tại do chưa thấy
được lợi ích từ cây trồng quý giá này nên đậu tương vẫn là loại cây trồng bị
“làm ngơ”, chưa thể phát triển rộng được. Thông qua đề tài, lãnh đạo địa
phương sẽ có thêm những gợi ý để tiến hành quy hoạch lại vùng trồng đậu
tương, đảm bảo tốt việc cung ứng trong nước, đồng thời hướng đến xuất khẩu,
hạn chế phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài, có như vậy, giá trị từ cây
đậu tương mới thật sự được khai thác và sử dụng có hiệu quả.
19


×