Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phân tích ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tài sản đến (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.65 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN NHƢ THANH

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
TRÊN DOANH THU VÀ VÕNG QUAY TÀI SẢN ĐẾN
ROE CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Kon Tum - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐƢỜNG NGUYỄN HƢNG

Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Tùng
Phản biện 2: PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 9 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài chính công ty là khâu cơ sở của hệ thống tài chính bởi lẽ nó
trực tiếp gắn liền và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh ở các đơn
vị cơ sở, nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm quốc dân, mặt khác còn có tác
động quyết định đến thu nhập của các khâu tài chính khác trong hệ
thống tài chính. Việc Phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý
công ty nắm rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó nhận ra những
mặt mạnh, yếu của công ty làm căn cứ hoạch định phương án chiến
lược tương lai, đồng thời đề xuất những giải pháp để ổn định, tăng
cường chất lượng hoạt động công ty. Qua đó, công ty có thể đưa ra
những giải pháp hữu hiệu, ra quyết định chính xác nhằm nâng cao
chất lượng công tác quản lý tài chính và hiệu quả SXKD.
Trong phân tích báo cáo tài chính, đánh giá tác động của tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tài sản đến ROE là điều vô
cùng quan trọng để biết được sự thích hợp đầu tư như thế nào để
nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Thời gian qua đã có một số
nghiên cứu đánh giá về công ty về tác động này qua mô hình
Dupont, song cũng là phân tích trên 1 đơn vị mà chưa có đánh giá
tổng quan trên từng phân ngành.
Do đó việc thực hiện đề tài này mang lại sự phân tích tổng quan
tác động của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tài sản
đến ROE các công ty đã niêm yết, mang lại cho người quản trị công
ty một cách nhìn rõ rệt trong việc quản trị doanh thu, chi phí để từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm phân tích ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

và vòng quay tài sản đến ROE của các công ty, thông qua đó nhằm rút


2
ra được các hàm ý và đề xuất về chiến lược quản trị doanh thu, chi phí
của công ty nhằm đem lại hiệu quả hoạt động của công ty tốt nhất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tài
sản đến ROE của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: phân tích ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu và vòng quay tài sản đến ROE của các công ty niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Về không gian: các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: (2015 đến 2017).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả, thống kê
- Phương pháp phân tích mô hình Dupont
- Phương pháp t-test
5. Bố cục của đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận về phân tích ảnh hưởng tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu và vòng quay tài sản đến ROE của các công ty
niêm yết
Chương 2. Phân tích ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
và vòng quay tài sản đến ROE của các công ty niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3. Kết luận và đề xuất

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG TỶ SUẤT
LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU VÀ VÒNG QUAY TÀI SẢN
ĐẾN ROE CỦA CÁC CÔNG TY
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm
Phân tích báo cáo tài chính là một bộ phận trong tiến trình phân
tích hoạt động của công ty (Phân tích tình hình và kết quả sản xuất
của công ty; phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất; tình hình
tiêu thụ; phân tích tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính)
1.1.2. Đối tƣợng và mục đích sử dụng thông tin từ BCTC
Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính bao gồm:
- Bên ngoài công ty: Nhà đầu tư, Chủ nợ, Nhà nước.
- Bên trong công ty: Người quản lý, nhân viên .
1.1.3. Tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính của công ty giữ một vai trò cực kỳ
quan trọng không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh. Sử dụng các công cụ, kỹ thuật để phân tích báo cáo tài chính
giúp nhà phân tích, nhà quản trị kiểm tra tình hình tài chính các thời
kỳ đã qua, hiện hành đã khắc phục được gì, giữ vững được gì, từ đó
có các kế hoạch phát triển, đầu tư trong tương lai.
1.2. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY
1.2.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của công ty
Hiệu quả kinh doanh (HQKD) là một đại lượng so sánh: So

sánh giữa kết quả đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh
bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Nâng cao HQKD là làm cho


4
các chỉ tiêu đo lường HQKD của DN tăng lên và mức độ đạt được
các mục tiêu định tính theo hướng tích cực.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được các DN quan tâm
sử dụng bởi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất mà các DN hướng tới.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu tiêu
thụ sản phẩm
- Tỷ suất lợi nhuận của tài sản = Lợi nhuận/Tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận/Vốn chủ sở
hữu
b. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng việc sử dụng ít tài
sản để tạo ra nhiều lợi ích hoặc giảm thời gian một vòng quay của tài
sản... Để đánh giá hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DN, người ta
thường sử dụng chỉ tiêu phản ánh số vòng quay của tài sản (sức sản
xuất của tài sản).
Đối với tài sản cố định, các chỉ tiêu thường được sử dụng là sức
sản xuất của tài sản cố định; suất hao phí của tài sản cố định. Đối với
tài sản ngắn hạn, các DN thường sử dụng số vòng quay của tài sản
ngắn hạn (tháng, quý, năm); hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn
và thời gian của một vòng quay tài sản để đánh giá. Cụ thể:
- Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần/Tổng tài sản
bình quân
- Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu thuần/TSCĐ bình

quân
- Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = Tổng doanh thu
thuần/Tài sản ngắn hạn bình quân


5
- Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn = Thời gian của
kỳ phân tích/Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
Số vòng quay của hàng tồn kho = Tổng doanh thu thuần/Hàng
tồn kho bình quân
c. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong
công ty
Lao động là một trong ba yếu tố quan trong của quá trình sản
xuất kinh doanh. Vì vậy, số lượng và chất lượng lao động là một
trong những yếu tố ánh hưởng trực tiếp đến HQKD. Hiệu quả sử
dụng lao động được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:
Doanh lợi bình quân một lao động = Lợi nhuận ròng trong
kỳ/Số lao động bình quân trong kỳ
Doanh thu bình quân một lao động = Doanh thu/Số lao động
bình quân trong kỳ
d. Các chỉ tiêu về hiệu quả chính trị – xã hội của DN
1.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Căn cứ vào công thức tính toán HQKD của DN thì yếu tố cơ
bản để nâng cao HQKD là tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Các
biện pháp để thực hiện rất khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể
ở từng DN, tuy nhiên có thể tổng hợp thành một số biện pháp cơ bản
như sau:
Thứ nhất, tăng doanh thu.
Thứ hai, giảm chi phí..
Thứ ba, tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.

1.3. TỔNG QUAN VỀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH
THU, HỆ SỐ VÕNG QUAY TÀI SẢN VÀ CHỈ TIÊU ROE CỦA
CÁC CÔNG TY
1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)


6
a. Định nghĩa
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) (Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu, Tỷ Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ
số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần.
Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ
đông và doanh thu của công ty.
b. Công thức
Tỷ số lợi nhuận
trên doanh thu (ROS)

= 100 x

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu

1.3.2. Vòng quay tổng tài sản (AT)
Vòng quay tổng tài sản (AT)

=

Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân


Số vòng quay tổng tài sản (hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản)
là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài
sản của công ty. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh
thu thuần (ròng) đạt được trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị
bình quân tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưu động lẫn tài sản cố
định) của công ty trong cũng kỳ đó. Giá trị bình quân tính bằng trung
bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Tỷ số này cho biết
mỗi đồng tài sản tạo ra cho công ty bao nhiêu đồng doanh thu.
1.3.3. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
(ROE)

Lợi nhuận sau thuế
= 100 x

Bình quân vốn cổ phần phổ thông

1.3.4. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu,
vòng quay tài sản, tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Hiện nay, các nhà phân tích tài chính hay vận dụng công thức
Dupont trong các phân tích mô hình hoạt động của công ty. Đây là


7
công cụ đơn giản nhưng hiệu quả, cho phép các nhà phân tích có thể
nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của công ty, từ đó đưa
ra các quyết định đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
công ty. Công thức Dupont thông thường được triển khai sử dụng
như sau:

Lợi nhuận
RO
E

=

Tổng tài sản

Doanh thu

sau thuế

x

Doanh thu
thuần

thuần
Tổng tài sản

x

bình quân
Vốn chủ sở hữu

bình quân

bình quân

Hay

RO
E

Tỷ suất lợi
=

nhuận sau thuế
trên doanh thu

x

Vòng quay
tài sản

1
x
1- Hệ số nợ

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Có nhiều phương pháp được sử dụng để tiến hành phân tích tài
chính công ty trong đó phương pháp so sánh là phương pháp được sử
dụng rộng rãi, phổ biến nhất. Nội dung phân tích tài chính được xem
xét trên nhiều góc độ khác nhau nhưng tập trung lại thì có hai dạng
chính, một là việc phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính
và hai là phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài
chính.
Trong nội dung của chương này, tác giả trình bày một số nội
dung liên quan đến phân tích báo cáo tài chính dựa trên mối quan hệ
giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, đó là: Phân tích mối quan hệ
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay tài sản và tỷ số lợi nhuận

sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Từ đó làm cơ sở để thực hiện đề tài.


8
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN
DOANH THU VÀ VÒNG QUAY TÀI SẢN ĐẾN ROE CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ
GDCK TP HCM
2.1.1. Tổng quan về sàn giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh
2.1.2. Tổng quan các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
a. Số lượng công ty mỗi nhóm ngành

Biểu đồ 2.1. Số lượng công ty mỗi nhóm ngành niêm yết


9
b. Quy mô tổng tài sản bình quân mỗi nhóm ngành

Biểu đồ 2.2. Tổng tài sản bình quân từng ngành
c. Lợi nhuận sau thuế bình quân mỗi nhóm ngành

Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận sau thuế bình quân mỗi nhóm ngành


10

d. ROE bình quân mỗi nhóm ngành

Biểu đồ 2.4. Quy mô ROE bình quân mỗi nhóm ngành
2.2. MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
a. Giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đi theo từng yếu
tố quy mô công ty, Thời gian niêm yết, mức độ đầu tư tài sản cố định
trong mỗi ngành, tác giả đưa ra 2 cấp độ giả thuyết như sau:
Giả thuyết theo cấp độ tổng hợp (theo các yếu tố chi phối):
Các công ty có quy mô công ty lớn thông thường là những công
ty phát triển lâu năm, để phát triển và có quy mô công ty thực sự lớn,


11
công ty đã trải qua một giai đoạn phát triển thăng trầm đề đạt tới sự
ổn định, do đó giả thuyết tác giả đưa ra với quy mô công ty như sau:
Giả thuyết H1: Các công ty có quy mô lớn thì có ROE cao hơn
các công ty có quy mô nhỏ.
Giả thuyết H1a: Các công ty có quy mô lớn thì có ROS cao hơn
các công ty có quy mô nhỏ.
Giả thuyết H1b: Các công ty có quy mô lớn thì có AT cao hơn
các công ty có quy mô nhỏ.
Giả thuyết H2: Các công ty có thời gian niêm yết dài thì có
ROE cao hơn các công ty có thời gian niêm yết ngắn.
Giả thuyết H2a: Các công ty có thời gian niêm yết dài thì có
ROS cao hơn các công ty có thời gian niêm yết ngắn.
Giả thuyết H2b: Các công ty có thời gian niêm yết dài thì có AT
cao hơn các công ty có thời gian niêm yết ngắn.

Giả thuyết H3: Các công ty có tỷ trọng đầu tư TSCĐ lớn thì có
ROE cao hơn các công ty có tỷ trọng đầu tư TSCĐ nhỏ.
Giả thuyết H3a: Các công ty có tỷ trọng đầu tư TSCĐ lớn thì có
ROS cao hơn các công ty có tỷ trọng đầu tư TSCĐ nhỏ.
Giả thuyết H3b: Các công ty có tỷ trọng đầu tư TSCĐ lớn thì có
AT cao hơn các công ty có tỷ trọng đầu tư TSCĐ nhỏ.
Giả thuyết theo cấp độ ROE (cấp độ chi tiết):
Giả thuyết H11: Trong các công ty có quy mô nhỏ, có sự khác
biệt thực sự về ROE giữa các công ty có ROE thấp và các công ty có
ROE cao.
Giả thuyết H11a: Trong các công ty có quy mô nhỏ, có sự khác
biệt thực sự về ROS giữa các công ty có ROE thấp và các công ty có
ROE cao.
Giả thuyết H11b: Trong các công ty có quy mô nhỏ, có sự khác
biệt thực sự về AT giữa các công ty có ROE thấp và các công ty có
ROE cao.


12
Giả thuyết H12: Trong các công ty có quy mô lớn, có sự khác
biệt thực sự về ROE giữa các công ty có ROE thấp và các công ty có
ROE cao.
Giả thuyết H12a: Trong các công ty có quy mô lớn, có sự khác
biệt thực sự về ROS giữa các công ty có ROE thấp và các công ty có
ROE cao.
Giả thuyết H12b: Trong các công ty có quy mô lớn, có sự khác
biệt thực sự về AT giữa các công ty có ROE thấp và các công ty có
ROE cao.
Tương tự, đối với các yếu tố chi phối là thời gian niêm yết và
mức độ đầu tư TSCĐ, các giả thuyết cũng được phát biểu như đối

với yếu tố quy mô như trên. Đối với yếu tố Thời gian niêm yết, các
giả thuyết theo cấp độ ROE gồm có giả thuyết H21, H21a và H21b
cho các công ty có thời gian niêm yết ngắn, và các giả thuyết H22,
H22a và H22b cho các công ty có thời gian niêm yết dài. Đối với yếu
tố mức độ đầu tư TSCĐ, các giả thuyết theo cấp độ ROE gồm có giả
thuyết H31, H31a và H31b cho các công ty có tỷ trọng TSCĐ thấp,
và các giả thuyết H32, H32a và H32b cho các công ty có tỷ trọng
TSCĐ cao.
b. Mẫu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (được công khai trên trang
web: www.hsx.vn)
- Số lượng mẫu thu thập mẫu:
+ Tổng các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh niên độ 2015 – 2017 qua chọn lọc là 288
công ty.
+ Các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh niên độ 2015 – 2017 hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất là 107 công ty.


13
+ Các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh niên độ 2015 – 2017 hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng và bất động sản là 74 công ty.
c. Phân nhóm các công ty
Sử dụng Hàm Percentile.exc để xác định phân nhóm các chỉ
tiêu ROE, quy mô công ty, thời gian niêm yết, mức độ đầu tư tài sản
cố định.
Kết quả phân tích khi sử dụng hàm Percentile.exe:

- Phân nhóm ROE của toàn mẫu nghiên cứu:
+ Kết quả PERCENTILE.EXC ROE của 288 mẫu
+ Mốc phân tích có ý nghĩa
- Phân nhóm công ty theo quy mô công ty trong mỗi ngành
Nhóm ngành sản xuất:
Nhóm ngành xây dựng và bất động sản:
- Phân nhóm công ty theo thời gian niêm yết trong mỗi ngành
Nhóm ngành sản xuất:
Nhóm ngành xây dựng và bất động sản:
d. Phương pháp thống kê
Kiểm định Independent-Samples T-Test là phép kiểm định giả
thuyết về trung bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta
muốn kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của 2 trung bình tổng thể
dựa trên 2 mẫu độc lập rút từ 2 tổng thể này.
Trong kiểm định Independent-Samples T-Test ta có 1 biến định
lượng để tính trung bình và 1 biến định tính dùng để chia nhóm ra so
sánh.
Các bước khi thực hiện kiểm định Independent-SamplesT-Test
bao gồm:
+ Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của 2 biến tổng
thể là như nhau”.
+ Bước 2: Thực hiện kiểm định Independent-Samples T-Test


14
+ Bước 3: Tìm giá trị Sig tương ứng với kiểm định sự bằng
nhau của 2 phương sai tổng thể Levene đã tính được:
+ Nếu Sig. <  thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng là khác
nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not
assumed.

+ Nếu Sig   thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng là không
khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances
assumed.
+ Bước 4: So sánh giá trị Sig của kiểm định t được xác định ở
bước 3 với xác suất :
+ Nếu Sig   thì ta chấp nhận giả thuyết Ho
+ Nếu Sig. <  thì ta bác bỏ giả thuyết Ho
Thông thường mức độ tin cậy được dùng để phân tích là 95%
(=0,05).
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phân tích ảnh hƣởng của ROS và AT đến ROE trong
sự chi phối của yếu tố quy mô công ty
a. Phân tích ảnh hưởng của ROS và AT đến ROE ở cấp độ
tổng hợp
- Đối với nhóm ngành sản xuất
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H1: Các công ty có quy mô lớn (QMDN > 2.605 tỷ)
thì có ROE cao hơn các công ty có quy mô nhỏ (QMDN < 1.017 tỷ).
Giả thuyết H1a: Các công ty có quy mô lớn (QMDN > 2.605 tỷ)
thì có ROS cao hơn các công ty có quy mô nhỏ (QMDN < 1.017 tỷ).
Giả thuyết H1b: Các công ty có quy mô lớn (QMDN > 2.605
tỷ) thì có AT cao hơn các công ty có quy mô nhỏ (QMDN < 1.017
tỷ).
+ Kết quả kiểm định Independent Samples Test:
Giả thuyết H1: Tại kiểm định Levene's Test for Equality of


15
Variances Sig. > 0,05, chấp nhận giả thuyết H1: phương sai giữa 2
nhóm đối tượng là không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t

ở phần Equal variances assumed. Tại kiểm định t ở phần Equal
variances assumed Sig. > 0,05, không có sự khác biệt có ý nghĩa về
trung bình của 2 tổng thể, không có ý nghĩa thống kê.
- Đối với nhóm ngành xây dựng và bất động sản
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H1: Các công ty có quy mô lớn (QMDN > 4.699 tỷ)
thì có ROE cao hơn các công ty có quy mô nhỏ (QMDN < 1.331 tỷ).
Giả thuyết H1a: Các công ty có quy mô lớn (QMDN > 4.699 tỷ)
thì có ROS cao hơn các công ty có quy mô nhỏ (QMDN < 1.331 tỷ).
Giả thuyết H1b: Các công ty có quy mô lớn (QMDN > 4.699
tỷ) thì có AT cao hơn các công ty có quy mô nhỏ (QMDN < 1.331
tỷ).
+ Kết quả kiểm định Independent Samples Test:
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Giả thuyết H1: Tại kiểm định Levene's Test for Equality of
Variances Sig. > 0,05, chấp nhận giả thuyết H1: phương sai giữa 2
nhóm đối tượng là không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t
ở phần Equal variances assumed. Tại kiểm định t ở phần Equal
variances assumed Sig. > 0,05, không có sự khác biệt có ý nghĩa về
trung bình của 2 tổng thể, không có ý nghĩa thống kê.
b. Phân tích ảnh hưởng của ROS và AT đến ROE theo cấp độ
chi tiết
Đối với các công ty có quy mô nhỏ
- Đối với nhóm ngành sản xuất
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H11: Trong các công ty có quy mô nhỏ (QMDN <
1.017 tỷ) có sự khác biệt thực sự về ROE giữa các công ty có ROE
thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE cao (ROE > 17).



16
Giả thuyết H11a: Trong các công ty có quy mô nhỏ (QMDN <
1.017 tỷ) có sự khác biệt thực sự về ROS giữa các công ty có ROE
thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE cao (ROE > 17).
Giả thuyết H11b: Trong các công ty có quy mô nhỏ (QMDN <
1.017 tỷ) có sự khác biệt thực sự về AT giữa các công ty có ROE
thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE toàn sàn cao (ROE > 17).
Giả thuyết H11: Tại kiểm định Levene's Test for Equality of
Variances Sig. < 0,05, chấp nhận giả thuyết H11: phương sai giữa 2
nhóm đối tượng là khác nhau, sử dụng kết quả kiểm định t ở phần
Equal variances not assumed. Tại kiểm định t ở phần Equal variances
not assumed Sig. < 0,05, có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của
2 tổng thể, có ý nghĩa thống kê.
Giả thuyết H11a: Tại kiểm định Levene's Test for Equality of
Variances Sig. > 0,05, chấp nhận giả thuyết H11a: phương sai giữa 2
nhóm đối tượng là không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t
ở phần Equal variances assumed. Tại kiểm định t ở phần Equal
variances assumed Sig. < 0,05, có sự khác biệt có ý nghĩa về trung
bình của 2 tổng thể, có ý nghĩa thống kê.
Giả thuyết H11b: Tại kiểm định Levene's Test for Equality of
Variances Sig. > 0,05, chấp nhận giả thuyết H11b: phương sai giữa 2
nhóm đối tượng là không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t
ở phần Equal variances assumed. Tại kiểm định t ở phần Equal
variances assumed Sig. < 0,05, có sự khác biệt có ý nghĩa về trung
bình của 2 tổng thể, có ý nghĩa thống kê.
- Đối với ngành xây dựng và bất động sản
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H11: Trong các công ty có quy mô nhỏ (QMDN <
1.331 tỷ) có sự khác biệt thực sự về ROE giữa các công ty có ROE
thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE toàn sàn cao (ROE > 17).

Giả thuyết H11a: Trong các công ty có quy mô nhỏ (QMDN <


17
1.331 tỷ) có sự khác biệt thực sự về ROS giữa các công ty có ROE
thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE cao (ROE > 17).
Giả thuyết H11b: Trong các công ty có quy mô nhỏ (QMDN <
1.331 tỷ) có sự khác biệt thực sự về AT giữa các công ty có ROE
thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE toàn sàn cao (ROE > 17).
Đối với các công ty có quy mô lớn
- Đối với ngành sản xuất
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H12: Trong các công ty có quy mô lớn (QMDN >
2.605 tỷ) có sự khác biệt thực sự về ROE giữa các công ty có ROE
thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE cao (ROE > 17).
Giả thuyết H12a: Trong các công ty có quy mô lớn (QMDN >
2.605 tỷ) có sự khác biệt thực sự về ROS giữa các công ty có ROE
thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE cao (ROE > 17).
Giả thuyết H12b: Trong các công ty có quy mô lớn (QMDN >
2.605 tỷ) có sự khác biệt thực sự về AT giữa các công ty có ROE
thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE cao (ROE > 17).
+ Kết quả kiểm định Independent Samples Test:
Giả thuyết H12: Tại kiểm định Levene's Test for Equality of
Variances Sig. < 0,05, chấp nhận giả thuyết H12: phương sai giữa 2
nhóm đối tượng là khác nhau, sử dụng kết quả kiểm định t ở phần
Equal variances not assumed. Tại kiểm định t ở phần Equal variances
not assumed Sig. < 0,05, có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của
2 tổng thể, có ý nghĩa thống kê.
Giả thuyết H12a: Tại kiểm định Levene's Test for Equality of
Variances Sig. > 0,05, chấp nhận giả thuyết H12a: phương sai giữa 2

nhóm đối tượng là không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t
ở phần Equal variances assumed. Tại kiểm định t ở phần Equal
variances assumed Sig. > 0,05, không có sự khác biệt có ý nghĩa về
trung bình của 2 tổng thể, không có ý nghĩa thống kê.


18
Giả thuyết H12b: Tại kiểm định Levene's Test for Equality of
Variances Sig. > 0,05, chấp nhận giả thuyết H12b: phương sai giữa 2
nhóm đối tượng là không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t
ở phần Equal variances assumed. Tại kiểm định t ở phần Equal
variances assumed Sig. < 0,05, có sự khác biệt có ý nghĩa về trung
bình của 2 tổng thể, có ý nghĩa thống kê.
2.3.2. Phân tích ảnh hƣởng của ROS và AT đến ROE trong
sự chi phối của yếu tố thời gian niêm yết
a. Phân tích ảnh hưởng của ROS và AT đến ROE ở cấp độ
tổng hợp
- Đối với nhóm ngành sản xuất
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H2: Các công ty có thời gian niêm yết dài (TGNY >
10 năm) thì có ROE cao hơn các công ty có thời gian niêm yết ngắn
(TGNY < 7 năm).
Giả thuyết H2a: Các công ty có thời gian niêm yết dài (TGNY
> 10 năm) thì có ROS cao hơn các công ty có thời gian niêm yết
ngắn (TGNY < 7 năm).
Giả thuyết H2b: Các công ty có thời gian niêm yết dài (TGNY
> 10 năm) thì có AT cao hơn các công ty có thời gian niêm yết ngắn
(TGNY < 7 năm).
b. Phân tích ảnh hưởng của ROS và AT đến ROE theo cấp độ
ROE

Đối với các công ty có thời gian niêm yết ngắn
- Đối với nhóm ngành sản xuất
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H21: Trong các công ty có thời gian niêm yết ngắn
(TGNY < 7 năm) có sự khác biệt thực sự về ROE giữa các công ty
có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE toàn sàn cao (ROE
> 17).


19
Giả thuyết H21a: Trong các công ty có thời gian niêm yết ngắn
(TGNY < 7 năm) có sự khác biệt thực sự về ROS giữa các công ty có
ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE cao (ROE > 17).
Giả thuyết H21b: Trong các công ty có thời gian niêm yết ngắn
(TGNY < 7 năm) có sự khác biệt thực sự về AT giữa các công ty có
ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE toàn sàn cao (ROE >
17).
- Đối với ngành xây dựng và bất động sản
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H21: Trong các công ty có thời gian niêm yết ngắn
(TGNY < 7 năm) có sự khác biệt thực sự về ROE giữa các công ty
có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE toàn sàn cao (ROE
> 17).
Giả thuyết H21a: Trong các công ty có thời gian niêm yết ngắn
(TGNY < 7 năm) có sự khác biệt thực sự về ROS giữa các công ty có
ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE cao (ROE > 17).
Giả thuyết H21b: Trong các công ty có thời gian niêm yết ngắn
(TGNY < 7 năm) có sự khác biệt thực sự về AT giữa các công ty có
ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE toàn sàn cao (ROE >
17).

2.3.3. Phân tích ảnh hƣởng của ROS và AT đến ROE trong
sự chi phối của yếu tố mức độ đầu tƣ TSCĐ
a. Phân tích ảnh hưởng của ROS và AT đến ROE ở cấp độ
tổng hợp
- Đối với nhóm ngành sản xuất
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H3: Các công ty có tỷ trọng TSCĐ đầu tư lớn
(TTTSCĐĐT > 30,25%) thì có ROE cao hơn các công ty có tỷ trọng
đầu tư TSCĐ nhỏ (TTTSCĐĐT < 19,12%).
Giả thuyết H3a: Các công ty có tỷ trọng TSCĐ đầu tư lớn


20
(TTTSCĐĐT > 30,25%) thì có ROS cao hơn các công ty có tỷ trọng
đầu tư TSCĐ nhỏ (TTTSCĐĐT < 19,12%)
Giả thuyết H3b: Các công ty có tỷ trọng TSCĐ đầu tư lớn
(TTTSCĐĐT > 30,25%) thì có AT cao hơn các công ty có tỷ trọng
đầu tư TSCĐ nhỏ (TTTSCĐĐT < 19,12%)
b. Phân tích ảnh hưởng của ROS và AT đến ROE theo cấp độ
ROE
Đối với các công ty có mức độ đầu tư TSCĐ thấp
- Đối với ngành sản xuất
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H31: Trong các công ty có tỷ trọng tài sản cố định
đầu tư thấp (TTTSCĐĐT < 19,12%) có sự khác biệt thực sự về ROE
giữa các công ty có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE
cao (ROE > 17).
Giả thuyết H31a: Trong các công ty có tỷ trọng tài sản cố định
đầu tư thấp (TTTSCĐĐT < 19,12%) có sự khác biệt thực sự về ROS
giữa các công ty có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE

cao (ROE > 17).
Giả thuyết H31b: Trong các công ty có tỷ trọng tài sản cố định
đầu tư thấp (TTTSCĐĐT < 19,12%) có sự khác biệt thực sự về AT
giữa các công ty có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE
cao (ROE > 17).
- Đối với nhóm ngành xây dựng và bất động sản
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H31: Trong các công ty có tỷ trọng tài sản cố định
đầu tư thấp (TTTSCĐĐT<3,52%) có sự khác biệt thực sự về ROE
giữa các công ty có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE
toàn sàn cao (ROE > 17).
Giả thuyết H31a: Trong các công ty có tỷ trọng tài sản cố định
đầu tư thấp (TTTSCĐĐT<3,52%) có sự khác biệt thực sự về ROS


21
giữa các công ty có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE
cao (ROE > 17).
Giả thuyết H31b: Trong các công ty có tỷ trọng tài sản cố định
đầu tư thấp (TTTSCĐĐT<3,52%) có sự khác biệt thực sự về AT
giữa các công ty có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE
toàn sàn cao (ROE > 17).
Đối với các công ty có mức độ đầu tư TSCĐ cao
- Đối với nhóm ngành sản xuất
+ Các giả thuyết được lập ra:
Giả thuyết H32: Trong các công ty có tỷ trọng tài sản cố định
đầu tư cao (TTTSCĐĐT > 30,25%) có sự khác biệt thực sự về ROE
giữa các công ty có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE
cao (ROE > 17).
Giả thuyết H32a: Trong các công ty có tỷ trọng tài sản cố định

đầu tư cao (TTTSCĐĐT > 30,25%) có sự khác biệt thực sự về ROS
giữa các công ty có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE
cao (ROE > 17).
Giả thuyết H32b: Trong các công ty có tỷ trọng tài sản cố định
đầu tư cao (TTTSCĐĐT>30,25%) có sự khác biệt thực sự về AT
giữa các công ty có ROE thấp (ROE < 10) và các công ty có ROE
cao (ROE > 17).
2.4. KẾT LUẬN
Thông qua kết quả kiểm định Independent-SamplesT-Test, tác
giả đã kiểm định những giả thuyết đã lập ra. Trong đó cũng có những
giả thuyết bị bác bỏ và những giả thuyết chấp nhận dùng để phân
tích. Từ đó tổng hợp những giả thuyết được chấp nhận để đưa ra
những tổng kết chung và đưa ra những hàm ý nghiên cứu tại Chương
3.


22
CHƢƠNG 3
HÀM Ý VÀ CÁC ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Kết quả nghiên cứu
a. Đối với giả thuyết theo cấp độ tổng hợp
Trong kết quả phân tích về giả thuyết ở cấp độ tổng hợp, qua
kết quả phân tích 02 nhóm nghành chính ta thấy hầu hết các giả
thuyết đều không có ý nghĩa thống kê, điều đó chứng tỏ ảnh hưởng
của chỉ tiêu ROS, AT đến ROE ở các thiết lập về quy mô, thời gian
niêm yết và mức độ đầu tư tài sản cố định không rõ rệt, không thể
làm tiền đề để dựa vào đó đánh giá nên tập trung vào chỉ tiêu ROS
hay AT để làm tăng ROE.
Tuy nhiên trong phân tích cấp độ tổng hợp, đánh giá về thiết lập

đầu tư tài sản cố định vẫn có ý nghĩa thống kê trong nhóm ngành sản
xuất. Các công ty trong nhóm ngành sản xuất có tỷ trọng TSCĐ đầu
tư lớn (TTTSCĐĐT > 30,25%) thì có sự khác biệt về chỉ số AT cao
hơn các công ty có tỷ trọng đầu tư TSCĐ nhỏ (TTTSCĐĐT <
19,12%). Việc sử dụng các biện pháp thúc đẩy gia tăng chỉ số AT tại
các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất có tỷ trọng TSCĐ đầu tư lớn
(TTTSCĐĐT > 30,25%) sẽ gia tăng chỉ số ROE của công ty.
b. Đối với giả thuyết theo cấp độ chi tiết
Khi lập giả thuyết tác giả đưa ra giả thuyết theo mức độ phân
chia ROE tổng các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
thành phố HCM. Giả thuyết ROE được lập ra nhằm mục đích xác
định được mức ROE ổn định, có tính khả thi để đánh giá cho từng
nhóm ngành được dùng để nghiên cứu trong đề tài. Kết quả kiểm
định cho ta thấy trong mỗi cấp độ chi tiết, có những hàm ý được đưa
ra từ những giả thuyết chấp nhận, cụ thể:
Đối với nhóm ngành sản xuất
- Đối với nhóm công ty có QMDN < 1.017 tỷ theo kết quả


23
nghiên cứu thì việc phát triển nâng cao cả hai chỉ số ROS và AT đều
mang lại sự gia tăng về chỉ số ROE.
- Đối với nhóm công ty có quy mô lớn QMDN > 2.605 tỷ theo
kết quả nghiên cứu thì nên tập trung phát triển nâng cao chỉ tiêu AT
để mang lại sự gia tăng về chỉ số ROE.
- Đối với nhóm công ty có thời gian niêm yến ngắn TGNY < 7
năm theo kết quả nghiên cứu thì nên tập trung phát triển nâng cao chỉ
tiêu ROS để mang lại sự gia tăng về chỉ số ROE.
- Đối với nhóm công ty có thời gian niêm yến dài TGNY > 10
năm theo kết quả nghiên cứu thì nên tập trung phát triển nâng cao chỉ

tiêu AT để mang lại sự gia tăng về chỉ số ROE.
- Đối với nhóm công ty có tỷ trọng đầu tư tài sản cố định <
19,12% theo kết quả nghiên cứu thì nên tập trung phát triển nâng cao
chỉ tiêu AT để mang lại sự gia tăng về chỉ số ROE.
- Đối với nhóm công ty có tỷ trọng đầu tư tài sản cố định
>30,29% theo kết quả nghiên cứu thì việc phát triển nâng cao cả hai
chỉ số ROS và AT đều mang lại sự gia tăng về chỉ số ROE.
Đối với nhóm ngành Xây dựng và bất động sản
- Đối với nhóm công ty có quy mô nhỏ QMDN < 1.331 tỷ theo
kết quả nghiên cứu thì nên tập trung phát triển nâng cao chỉ tiêu AT
để mang lại sự gia tăng về chỉ số ROE.
3.1.2. Hàm ý
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy sự khác biệt về chỉ tiêu ROS
của các kết quả phân tích không rõ rệt, chỉ xuất hiện ở một vài
trường hợp cụ thể của từng ngành, từ đó thấy được các công ty hiện
nay hầu hết việc gia tăng doanh thu đang bão hòa và việc quản lý chi
phí đã được thực hiện cơ bản, sát với nhu cầu của công ty, khắc phục
qua từng thời gian đến khi hoàn thiện niêm yết lên sàn.
Nhưng ngược lại đối với chỉ tiêu AT qua kết quả nghiên cứu ta
thấy hầu hết đều có ý nghĩa thống kê, tập trung chủ yếu ở các công ty


×