Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây việt nam sang thị trường trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.13 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Lớp

: Anh 16 – Khối 5 – Kinh tế

Khóa

: 54

Người hướng dẫn khoa học

: PGS. TS. Đào Ngọc Tiến

Hà Nội, tháng 12 năm 2018


2

MỤC LỤC


3



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
APEC

AQSIQ

ASEAN
ASOEX
CFNA
CIA
CICC
CIQ
CIQA
ĐBSCL
ES
FAO
GACC
GAP

GIZ
IMF

Tiếng Anh
Tiếng Việt
Asia - Pacific Economic
Diễn đàn hợp tác kinh tế
Cooperation
Châu Á - Thái Bình Dương
General Administration of

Quality Supervision,
Tổng Cục kiểm nghiệm kiểm dịch
Inspection and Quarantine of
và giám sát chất lượng quốc gia
the People's Republic of
Trung Quốc
China
Association of South East
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Asian Nations
Á
The Chilean Fresh Fruit
Hiệp hội xuất khẩu trái cây tươi
Exporters Association
Chile
China Chamber of Commerce
Phòng thương mại thực phẩm và
of Foodstuffs and Native
sản xuất bản địa Trung Quốc
Produce
Central Intelligence Agency
Cơ quan Tình báo Trung ương
China International Capital
Ngân hàng đầu tư tài chính Trung
Corporation
Quốc
China Inspection and
Cục Thanh tra và kiểm dịch
Quarantine
Trung Quốc

China Entry-Exit Inspection
Hiệp hội kiểm tra và kiểm dịch
and Quarantine Association
xuất nhập cảnh Trung Quốc
Đồng bằng Sông Cửu Long
Export Specialization
Food and Agriculture
Organisation of the United
Nations
China's General
Administration of Customs
Good Agricultural Practices
German Society for
International Cooperation
(tiếng Đức: Deutsche
Gesellschaft für Internationale
Zusammenarbeit)
International Monetary Fund

NN&PTNT
QMS
RCA

Quality management system
Revealed Comparative
Advantage

Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu
Tổ chức lương thực và
nông nghiệp thế giới

Tổng cục Hải quan của Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa
Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt
Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
Hệ thống quản lý chất lượng
Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu


4
USDA
WB
WTO

United States Department of
Agriculture
World Bank
World Trade Organnization

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Danh mục bảng biểu

anh mục hình vẽ


6

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng phát triển và lớn mạnh như hiện
nay, mỗi quốc gia đều tìm cách đẩy mạnh hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa
dịch vụ với các quốc gia khác. Xuất khẩu chính vì vậy mà đóng một vai trò rất quan
trọng đối với nền kinh tế của mỗi đất nước. Không chỉ thúc đẩy hoạt động sản xuất,
giúp thu về một lượng ngoại tệ lớn phục vụ cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, xuất khẩu còn tác động tích cực đến việc giải quyết nhu cầu việc làm của
người dân và cải thiện đời sống xã hội. Ngoài ra, nhờ có xuất khẩu, quan hệ kinh tế
đối ngoại của các quốc gia cũng được cải thiện rõ rệt.
Đối với Việt Nam, thiết bị linh kiện điện tử, sản phẩm dệt may hay gạo thường
được nhắc đến như những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nước ta. Tuy nhiên
trong 3 năm trở lại đây, sản phẩm trái cây ngày càng phát triển và trở thành ngôi sao
sáng trong cuộc đua xuất khẩu. Tính đến tháng 8 năm 2018, trái cây Việt đã có mặt
ở 180 quốc gia trên thế giới. Các thị trường có yêu cầu khắt khe nhất thế giới về
kiểm dịch thực vật như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đều
mở cửa cho trái cây tươi của Việt Nam. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, ông
Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN& PTNT nhận định, triển vọng kim ngạch xuất
khẩu trái cây đạt 10 tỷ USD sẽ không còn xa. Vì thế, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu
trái cây của Việt Nam là rất lớn.
Trái cây của Việt Nam thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường thế giới đó là
nhờ người trồng trái cây trong nước đã đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị
trường nhập khẩu. Tuy vậy không phải là không còn tồn tại những bất cập và hạn

chế, đó là vấn đề chi phí vận chuyển, chiếu xạ, đóng gói để đáp ứng yêu cầu xuất
khẩu, bảo quản là khoản chi phí đáng kể với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính
những đòi hỏi khắt khe về chất lượng của nước nhập khẩu cũng trở thành bài toán
khó mà trái cây Việt Nam cần phải vượt qua.
Trong các đối tác nước ngoài, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu lớn và
tiềm năng của trái cây Việt Nam. Trung Quốc chiếm tới khoảng 70% thị phần nhập
khẩu trái cây của chúng ta. Nhờ những lợi thế về vị trí địa lý gần, nhu cầu tiêu thụ,
tập quán và thị hiếu tiêu dùng tương đồng với Trung Quốc mà trái cây Việt Nam
ngày càng khẳng định chỗ đứng tại thị trường đông dân nhất thế giới này. Tuy nhiên


7
thâm nhập một thị trường hấp dẫn như vậy, trái cây Việt Nam phải đối mặt với
nhiều đối thủ cạnh tranh khác, cả trong lẫn ngoài khu vực lân cận. Chính ngay cả
Trung Quốc cũng đã bắt đầu tự trồng một số loại quả mà vốn là thế mạnh của Việt
Nam, điều này cũng gây ra không ít khó khăn cho trái cây của chúng ta. Ngoài ra,
cùng với xu hướng chung của thế giới, yêu cầu về chất lượng hàng hóa tại thị
trường Trung Quốc càng ngày càng cao, điển hình là từ ngày 1/5/2018, Trung Quốc
đã chính thức siết chặt chính sách bắt buộc đối với tất cả lô hàng trái cây nhập khẩu
vào đất nước này phải đóng gói, bao bì có dán tem, có đầy đủ các thông tin để truy
xuất nguồn gốc. Những rào cản này càng là động lực để trái cây Việt Nam phải tìm
lối đi đúng đắn để có thể phát triển bền vững ở thị trường Trung Quốc.
Trước tính cấp thiết của vấn đề này, người viết lựa chọn đề tài “Thực trạng và
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” để
nghiên cứu, nhằm tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây Việt Nam sang
Trung Quốc trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường trái cây
Trung Quốc cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang
thị trường này, đề tài sẽ đưa ra những khuyến nghị tới Nhà nước và giải pháp đề

xuất cho các doanh nghiệp để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu trái cây của
Việt Nam vào Trung Quốc trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm
vụ cụ thể sau:
 Phân tích và đánh giá cụ thể về đặc điểm thị trường, nhu cầu thị hiếu và tình hình
nhập khẩu cũng như những quy định về nhập khẩu trái cây của Trung Quốc
 Phân tích những đặc điểm của trái cây Việt Nam, tình hình sản xuất trong nước và
xuất khẩu ra nước ngoài
 Phân tích và đánh giá những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm và nhược điểm của hoạt
động xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
 Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trái cây của
Việt Nam sang Trung Quốc
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


8
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam
(mã HS: 08 – Biểu thuế xuất khẩu 2018, trừ quả khô)
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
• Về mặt không gian: xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc.
• Về mặt thời gian: thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 và
định hướng trong tương lai
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính:
 Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, suy diễn để lập luận và giải thích
tìm ra xu hướng, đặc điểm biến động của đối tượng nghiên cứu.
 Sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phù hợp, tiến hành lập bảng biểu, đồ thị để có
thể so sánh và đánh giá nội dung cần nghiên cứu.
 Tham khảo các báo cáo, phân tích của các chuyên gia kinh tế, các nhà báo, cũng

như số liệu từ các tài liệu chuyên ngành, sách báo và internet.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung của khóa luận gồm
có 3 chương chính:
Chương 1: Khái quát chung về thị trường trái cây Trung Quốc
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào thị trường Trung
Quốc
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào
thị trường Trung Quốc
Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên,
PGS.TS Đào Ngọc Tiến đã tận tình hướng dẫn, góp ý và tạo điều kiện cho người
viết Hoàn thành khóa luận này. Ngoài ra người viết cũng xin cảm ơn tất cả các thầy
cô giáo và bạn bè ở Trường ĐH Ngoại thương vì đã truyền dạy cũng như giúp đỡ
trong 4 năm học vừa qua.
Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do hạn chế về khả năng và kiến thức, người viết
không thể tránh khỏi những sai sót khi thực hiện đề tài này. Kính mong nhận được
những phản hồi đóng ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài có thể Hoàn thiện
và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện


9


10
1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY


TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH XUẤT KHẨU
1.1. Giới thiệu chung về thị trường Trung Quốc
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Trung Quốc có tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là
một quốc gia nằm ở phía Đông của Châu Á. Tổng diện tích lãnh thổ của Trung
Quốc là 9,6 triệu km², đứng thứ tư thế giới. Trung Quốc mở rộng từ Bắc xuống
Nam khoảng 5,5 nghìn km và từ Đông sang Tây khoảng 5, 25 nghìn km. Quốc gia
này có đường biên giới khoảng 20 nghìn km và đường bờ biển khoảng 14 nghìn km.
Về phía Bắc, Trung Quốc giáp Mông Cổ; phía Đông Bắc giáp Nga và Bắc Hàn;
phía Đông giáp biển Hoàng Hải, biển Đông Trung Quốc; Đông Nam giáp biển Nam
Trung Quốc; phía Nam giáp Ấn Độ, Butan, Nepal, Việt Nam, Lào và Myanmar, Tây
Nam giáp Pakistan; phía Tây giáp Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan.
Toàn Trung Quốc có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2
đặc khu hành chính, trong đó thủ đô là thành phố Bắc Kinh Thành còn thành phố trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất là Thượng Hải.
Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô, cảnh
quan cũng rất đa dạng. Theo chu kì thời gian trong năm, quốc gia này có 4 mùa rõ
rệt: mùa xuân bắt đầu từ tháng 2, kéo dài đến tháng 4, nhiệt độ từ 10 đến khoảng 15
độ, trời ấm và trong lành; mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, trời nóng hơn với
nhiệt độ có khi lên đến 35 độ C; mùa thu có thời tiết dễ chịu với nhiệt độ trung bình
từ khoảng 22 đến 28 độ C, thời gian từ tháng 8 đến tháng 10; còn mùa đông kéo dài
từ tháng 11 đến tháng 1, nhiệt độ thấp có khi xuống dưới 0 độ C. Thông thường,
tháng giêng là tháng lạnh nhất và tháng bảy là nóng nhất trong năm ở Trung Quốc.
Theo địa hình, nhiệt độ từ Bắc tới Nam có xu hướng tăng dần. Ở phía cực Bắc, Hắc
Long Giang là khu vực lạnh nhất với nhiệt độ trung bình năm dưới 0 độ C. Nó tăng
lên 5 độ C ở khu vực phía Nam của vùng Đông Bắc, vùng phía Bắc Tân Cương, và
các nơi gần Vạn lý Trường thành; đến khoảng 10 độ C ở Bắc Trung Quốc và một
phần phía Nam của Tân Cương. Nhiệt độ tiếp tục tăng từ 15 đến 20 độ C ở vùng



11
trung và hạ lưu của sông Dương Tử và cho đến vùng trong thung lũng sông Châu
Giang, nhiệt độ trung bình hàng năm là trên 20 độ C. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến
lượng mưa, lượng mưa giảm dần từ Đông Nam đến Tây Bắc, trong đó tổng lượng
hàng năm của khu vực dọc theo bờ biển phía Đông Nam chiếm tới hơn 2.000 mm.
Xa hơn về phía Bắc, trong thung lũng sông Hoài, lượng mưa hàng năm giảm
khoảng 880 mm. Vùng hạ lưu của Hoàng Hà, chỉ 500-650 mm/ năm.
Về địa hình, Trung Quốc nhìn chung cao ở phía Tây và thấp ở phía Đông, do
đó hướng chảy của các sông chính thường về phía Đông. Quốc gia này có rất nhiều
dãy núi và cao nguyên đồ sộ, ước tính khoảng 1/3 diện tích Trung Quốc là đồi núi,
ngoài ra nơi này cũng có những đồng bằng châu thổ rộng lớn. Trên cơ sở của cấu
trúc địa chất, điều kiện khí hậu, và sự khác biệt trong sự phát triển về địa mạo, địa
hình Trung Quốc có thể chia thành ba khu vực chính: khu vực phía Đông, khu vực
Tây Bắc, và khu vực Tây Nam. Khu vực phía Đông được hình thành bởi mạng lưới
các con sông mà đã xói mòn địa hình ở một số nơi và đã bồi tụ phù sa ở những nơi
khác. Khu vực Tây Bắc là vùng khô hạn bị xói mòn bởi gió; nó tạo thành một lưu
vực thoát nước nội địa. Khu vực Tây Nam là miền núi cao và lạnh lẽo, giữa núi là
các cao nguyên và hồ nội địa.
Mạng lưới sông ngòi ở Trung Quốc cũng khá dày đặc với hơn 50.000 sông có
lưu vực rộng hơn 100km2. Hàng năm sông đem ra biển khoảng 95% lượng nước và
5% biến mất trong đất liền. Tuy nhiên sự phân bố dòng chảy bề mặt ở Trung Quốc
lại không đồng đều: chỉ một phần nhỏ lãnh thổ có đủ số lượng nước còn vùng rộng
lớn ở phía Tây Bắc lại thiếu nước quanh năm. Trong khi đây lại là vùng nông
nghiệp chính của Trung Quốc, chiếm đến 2/3 diện tích đất canh tác nhưng dòng
chảy trung bình hàng năm lại chỉ chiếm khoảng một phần sáu so với toàn lãnh thổ.
Ba con sông chính của Trung Quốc, tất cả đều chảy từ Tây sang Đông, ra biển ở
phía Đông, là Hoàng Hà, sông Dương Tử, và sông Tây Giang.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Về kinh tế, năm 1978, Trung Quốc tiến hành mở cửa cải cách kinh tế, kể từ đó
trở thành một trong các nền kinh kế có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014,

nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương


12
đương (IMF, 2014). Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương có
thể kể đến như AIIB, G-20, WTO, APEC, BRICS, PECC, ESCAP… Tuy những
năm gần đây, Trung Quốc phải đối mặt với việc giảm tốc độ tăng trưởng GDP, đây
vẫn là một trong những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh trên thế giới. Theo thống
kê từ Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF công bố, Trung Quốc đứng đầu thế giới năm 2017 về
tổng sản phẩm nội địa (GDP) quy đổi theo sức mua tương đương (PPP), và dự kiến
vẫn sẽ giữ vững ngôi vị này trong năm 2018.
Bảng 2.1. Danh sách 10 quốc gia có GDP (PPP) cao nhất thế giới năm 2017
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Quốc gia

GDP năm 2017
GDP năm 2018
(triệu USD)

(triệu USD)
Trung Quốc
23.159.107
25.238.563
Hoa Kỳ
19.390.600
20.412.870
Ấn Độ
9.459.002
10.385.432
Nhật Bản
5.428.813
5.619.492
Đức
4.170.790
4.373.951
Nga
4.007.831
4.168.884
Indonesia
3.242.771
3.492.208
Brazil
3.240.319
3.388.962
Vương quốc Anh
2.914.042
3.028.566
Pháp
2.835.746

2.960.251
(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF)

Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
8,97%
5,27%
9,79%
3,51%
4,87%
4,02%
7,69%
4,59%
3,93%
4,39%

Kể từ cuối thập niên 70, Trung Quốc đã phát triển từ một nền kinh tế nông
nghiệp truyền thống thành một xã hội công nghiệp hiện đại. Năm 2017, ngành nông
nghiệp đóng góp 8%, công nghiệp là 41% và ngành dịch vụ chiếm tới 52% tỷ trọng
GDP của Trung Quốc (The National Bureau of Statistics, 2017). Tuy chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ nhất trong GDP quốc gia, ngành nông nghiệp Trung Quốc vẫn có tầm ảnh
hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế. Quốc gia này nằm trong nhóm các quốc gia
sản xuất hàng đầu về lúa gạo, khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm
phi thực phẩm khác có: bông vải, các loại sợi khác, hạt có dầu cũng giúp Trung
Quốc có được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu ngoại thương. Hiện nay Trung Quốc
đang nỗ lực hiện đại hóa nền nông nghiệp, hướng tới mô hình nông nghiệp bền
vững, đồng thời đẩy mạnh việc mua đất nông nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á,
châu Mỹ Latinh và châu Phi, vài năm trở lại đây còn có ở cả Mỹ, Australia và Pháp,
nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực khổng lồ ở đất nước tỷ dân này. Về công



13
nghiệp và xây dựng, ngành này chiếm khoảng 48% GDP của Trung Quốc. Khoảng
8% tổng số đầu ra hàng chế tạo trên thế giới đến từ Trung Quốc. Trung Quốc xếp
thứ 3 trên thế giới về hàng đầu ra công nghiệp, trong đó chế tạo máy móc và công
nghiệp luyện kim nhận được nhiều ưu tiên cao nhất. Hai khu vực này chiếm đến 2030% tổng giá trị của đầu ra công nghiệp Trung Quốc. Trong những năm gần đây,
Trung Quốc đang nỗ lực tập trung phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cũng như
tự chủ về công nghệ, với tham vọng trở thành nhà kiến tạo ra nhiều sản phẩm và ý
tưởng lớn trên thế giới. Ngoài ra, dịch vụ cũng là một ngành kinh tế lớn của Trung
Quốc. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, năm 2016, ngành
dịch vụ đóng góp đến 51,5% GDP cho Trung Quốc, đây cũng là lần đầu tiên mà tỷ
trọng lĩnh vực dịch vụ trong GDP của Trung Quốc vượt ngưỡng 50%. Các loại hình
kinh tế dịch vụ về tài chính, tiền tệ, thương mại, chuyển giao công nghệ, du lịch…
đã hình thành và phát triển theo yêu cầu mở rộng của kinh tế thị trường cũng như
quá trình hội nhập và mở cửa. Về đầu tư nước ngoài, Trung Quốc ngày càng mở cửa
cho các nhà đầu tư qua các thời kì cải cách. Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự
phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng như tạo việc làm cho người dân. Theo Bộ
Thương mại Trung Quốc, trong 11 tháng đầu năm 2018, tình hình đầu tư nước ngoài
vào Trung Quốc khá ổn định, đạt hơn 121 tỷ USD, tăng hơn 1% so với cùng kỳ năm
2017; có 54.700 công ty do nước ngoài mới đầu tư được thành lập ở Trung Quốc,
tăng 77,5% so với năm 2017. Lượng vốn đầu tư đặc biệt tăng mạnh trong các lĩnh
vực sản xuất thiết bị y tế và dụng cụ chính xác, máy tính và thiết bị văn phòng, điện
tử và viễn thông. Các nhà đầu tư chính vào Trung Quốc trong thời gian này là Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đức và Singapore. Quốc gia có mức vốn đầu tư tăng mạnh nhất
vào Trung Quốc là Vương quốc Anh.
Về ngoại thương, Trung Quốc là một quốc gia xuất siêu. Tuy vậy, kim ngạch
nhập khẩu của Trung Quốc cũng không hề nhỏ, là nhà nhập khẩu đứng thứ 2 thế
giới chỉ sau Hoa Kỳ (CIA, 2017) và được dự đoán sớm sẽ vươn lên dẫn đầu vào
năm 2022 (CICC, 2017). Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cho biết kim
ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 10,8%, đạt 15.330 tỉ nhân dân tệ trong khi

kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh 18,7%, lên 12.460 tỉ nhân dân tệ trong năm 2017.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc là dầu mỏ, khí đốt, thiết bị điện


14
máy, ô tô...từ EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc...Tuy nhiên từ ngày 22 tháng 3 năm
2018, cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc bùng nổ, kéo theo một
loạt hệ lụy ảnh hưởng đến hai cường quốc kinh tế này.
1.1.3. Điều kiện dân số và xã hội
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với dân số tính đến tháng
11 năm 2018 là khoảng 1,42 tỷ người, chiếm tới gần 1/5 dân số của thế giới (CIA,
2018). Về tình hình dân cư, Trung Quốc có 56 dân tộc riêng biệt, dân tộc đông dân
nhất là người Hán, chiếm khoảng 91,51% tổng dân số.
Trung Quốc có 292 ngôn ngữ đang tồn tại. Các ngôn ngữ phổ biến nhất thuộc
nhánh Hán của ngữ hệ Hán - Tạng, gồm có Quan thoại (bản ngữ của 70% dân số),
và các ngôn ngữ Hán khác: Ngô, Việt (hay Quảng Đông), Mân, Tương, Cám, và
Khách Gia. Tiếng phổ thông là một dạng của Quan thoại dựa trên phương ngôn Bắc
Kinh, là quốc ngữ chính thức của Trung Quốc và được sử dụng làm một ngôn ngữ
thông dụng trong nước giữa những cá nhân có bối cảnh ngôn ngữ khác biệt. Chữ
Hán được sử dụng làm văn tự cho các ngôn ngữ Hán từ hàng nghìn năm, tạo điều
kiện cho người nói các ngôn ngữ và phương ngôn Hán không hiểu lẫn nhau có thể
giao tiếp thông qua văn tự. Hiện nay, người dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng chữ
giản thể, được chính phủ Trung Quốc đưa ra năm 1956 thay thế cho chữ phồn thể
trước đó. Về tôn giáo, văn minh Trung Hoa chịu ảnh hưởng từ nhiều phong trào tôn
giáo khác nhau, trong đó lâu đời và phổ biến nhất là Nho giáo do Khổng Tử sáng
lập nên còn gọi là Khổng giáo, ngoài ra Phật giáo và Đạo giáo là hai tôn giáo khác
nằm trong tam giáo của Trung Hoa. Các yếu tố của Tam giáo thường được kết hợp
vào các truyền thống tôn giáo quần chúng hoặc dân gian, có tác động lớn đến đời
sống của nhân dân Trung Quốc.
Về quá trình đô thị hóa, Trung Quốc có đến 7 siêu đô thị, năm 2017 tỷ lệ dân

thành thị đạt 59,1% và được dự báo sẽ tăng lên con số 70,6% vào năm 2030 (Liên
Hợp Quốc, 2018). Nhờ dân số đông mà Trung Quốc có nguồn nhân lực vô cùng dồi
dào, cũng là một trong những thị trường rộng nhất trên thế giới. Theo số liệu của
WB tính theo đồng giá sức mua, thu nhập bình quân đầu người của người dân Trung
Quốc tăng không ngừng từ khi cải cách đến nay, và đạt 16.760 USD vào năm 2017,


15
chỉ còn chưa đầy 2% dân số Trung Quốc sống dưới chuẩn nghèo của thế giới. Tuy
nhiên một vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt hiện nay là xu hướng già đi của dân
số, ảnh hưởng tiêu cực lên tỷ lệ lao động và xu hướng tiêu dùng của quốc gia này.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu dùng trái cây tại thị trường Trung Quốc
1.1.1. Tình hình sản xuất
Trung Quốc đã từ lâu là một quốc gia có nền nông nghiệp lớn mạnh, vì vậy mà
ngành trái cây ở quốc gia này cũng rất tiềm năng. Những năm trở lại đây, ngành trái
cây của Trung Quốc, bao gồm trồng trọt và gia công chế biến có sự phát triển mạnh
mẽ, giá trị xuất nhập khẩu trái cây tăng trưởng liên tục. Ngành trái cây của Trung
Quốc được dự báo sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới với tốc độ nhanh chóng.
Trung Quốc vừa là quốc gia sản xuất nhiều nhất vừa là nơi tiêu thụ trái cây
nhiều nhất trên thế giới. Quốc gia này đồng thời có diện tích đất trồng trái cây lớn
nhất với rất nhiều loại trái cây khác nhau. Sau lương thực và rau xanh, trồng trọt là
lĩnh vực nông nghiệp lớn thứ 3 tại Trung Quốc. Theo số liệu thống kê đến cuối năm
2015, tổng diện tích trồng trái cây của Trung Quốc đạt gần 15,4 triệu ha, chủ yếu
phân bố tại 04 địa phương gồm tỉnh Thiểm Tây, Quảng Tây, Quảng Đông và Hà
Bắc (GIZ, 2018).
Về sản lượng, lượng trái cây sản xuất hàng năm tại Trung Quốc cũng tiếp tục
tăng trưởng. Theo FAO, năm 2016, tổng sản lượng trái cây của Trung Quốc đạt 259
triệu tấn, tăng 3,8% so với 2015, với các loại quả đứng đầu là dưa hấu, táo và lê. Ta
có biểu đồ biểu thị sản lượng trái cây theo vùng tại Trung Quốc như sau:
Hình 2.1. Sản lượng trái cây tại Trung Quốc theo vùng năm 2016


(Nguồn: Fruit production in China in 2016, by region, Statista)
Qua hình 1.1. có thể thấy, các tỉnh có sản lượng trồng trái cây nhiều áp đảo tại
Trung Quốc lần lượt là Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Thiểm Tây, Quảng Tây, Tân
Cương và Quảng Đông. Trừ Tân Cương thì các tỉnh này đều nằm tập trung ở nửa
phía Đông của Trung Quốc, đây là khu vực có địa hình bằng phẳng tập trung nhiều


16
loại đất nông nghiệp, dân cư đông đúc, khí hậu ưu đãi dễ chịu tạo điều kiện cho cây
trồng phất triển.
Về chủng loại, Trung Quốc sản xuất chủ yếu là trái cây ôn đới và cận nhiệt
đới, như, táo, lê, mận, đào, cam, chuối… Tuy vậy bên cạnh đó Trung Quốc cũng có
thể trồng được một số loại trái cây nhiệt đới như dưa hấu, xoài, nhãn, vải, dứa…tại
các tỉnh Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến và Vân Nam.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất trái cây của Trung Quốc
Loại quả
Diện tích trồng/ Vùng trồng
Sản lượng
Mùa vụ
Dưa hấu 1,84 triệu ha (2015)
79,2 triệu tấn Tháng 5 –
Đồng bằng châu thổ của sông Dương
(2018)
Tháng 8
Tử - Hoa Đông và khu vực các tỉnh
(nhiều nhất
miền Trung, Nam Trung Quốc
thế giới)
Táo

Diện tích: 2,32 triệu ha (2017)
44,5 triệu tấn Quanh năm
Sơn Đông, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà
(t7/2017 –
Nam, Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam Túc
t6/2018)

924.000 ha
6.415 triệu
Mùa thu
Bắc Trung Quốc, Hà Bắc, Sơn Đông,
tấn
Liêu Ninh, Tân Cương (lê cát)
Đào
685.000 ha
12,45 triệu
Sơn Đông, Hà Bắc, Thiểm Tây, Hà
tấn (2014)
Nam, Hồ Bắc, lưu vực sông Dương Tử
Nhãn
389.773 ha (2010)
1,28 triệu tấn Cuối tháng 7
Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến,
(2010)
– Cuối tháng
Hải Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam
9
Vải
354.728 vạn ha
1,55 triệu tấn Cuối tháng 4

Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến,
– Cuối tháng
Hải Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu
8
Thanh
35.555 ha
Tháng 5 –
long
Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu
Tháng 11
(Nguồn: Tổng hợp từ Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu trái cây sang thị trường
Trung Quốc – GIZ và Báo cáo của USDA)
Quá trình sản xuất trái cây của Trung Quốc, bên cạnh những ưu điểm về lực
lượng lao động dồi dào, đầu tư trang thiết bị hiện đại thì vẫn có những vấn đề còn
tồn tại như:
Một là, các sản phẩm không thể bán được: đây là một vấn đề định kỳ trong
ngành công nghiệp trái cây Trung Quốc. Hàng năm đều có những tin tức báo cáo về
trái cây không tiêu thụ được ở nước này, lý do chính là sự liên kết giữa nhà sản xuất


17
và kênh bán lẻ không được suôn sẻ, sản xuất dư thừa gây ra tình trạng tồn đọng sản
phẩm.
Hai là, mối đe dọa của trái cây nhập khẩu: trong những năm gần đây khối
lượng trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều. Sự đa dạng về mẫu
mã và chất lượng của trái cây nhập khẩu đã tạo nên một sự cạnh tranh lớn cho các
nhà sản xuất nội địa.
Ba là, thiếu tiêu chuẩn hóa: con đường từ sản xuất đến thị trường bao gồm
nhiều công đoạn, từ nông trại của người nông dân và qua nhiều công đoạn xử lí để
đến được tay người tiêu dùng cuối cùng. Mỗi phân đoạn của dây chuyền sản xuất

này đều cần các quy định tiêu chuẩn có liên quan. Tuy vậy cho đến hiện nay, các
điều kiện khá là phức tạp và tiêu chuẩn thống nhất rất khó đạt được.
Bốn là, nguồn trái cây chất lượng cao khó xác định: Trung Quốc rộng lớn và
có nguồn tài nguyên dồi dào cũng như nhiều khu vực sản xuất trái cây. Tuy nhiên,
các đại lý trái cây bị hạn chế về kinh nghiệm, thời gian và tiềm lực. Họ khó có thể
tìm kiếm được cũng như kiểm soát các nguồn trái cây chất lượng cao.
Năm là, hạn chế trong việc cấp lạnh trái cây: trái cây là một sản phẩm tươi
sống, rất khó để tránh được sự thiệt hại trong quá trình vận chuyển. Trái cây phải
trải qua một quá trình dài từ nơi sản xuất qua các nhà trung gian và tới được tay
người tiêu dùng, và trong hành trình đó chúng cần phải được làm lạnh để giữ được
chất lượng tốt nhất tại đầu ra cuối cùng.
1.1.1. Tiêu dùng trái cây tại Trung Quốc
a. Dung lượng thị trường
Trung Quốc là một quốc gia có thị trường tiêu dùng trái cây rất tiềm năng. Một
đặc điểm độc đáo của hệ thống sản xuất trái cây tại Trung Quốc đó là sản phẩm gần
như được tiêu thụ Hoàn toàn ở trong nước, trái ngược với hệ thống sản xuất đồ tươi
của các quốc gia khác. Với dân số 1,4 tỷ người, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
từ 6,7 – 7,7%1(World Bank), đây có thể coi là một thị trường tiêu thụ khổng lồ.
Người Trung Quốc có nhu cầu rất lớn đối với thực phẩm, trong đó có nhu cầu về
trái cây. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đang là một trong những quốc gia có tốc
1 Tốc độ tăng trưởng GDP các năm của Trung Quốc từ 2013 – 2017 lần lượt là 7,76; 7,3; 6,9; 6,7; 6,9 (%)


18
độ đô thị hóa nhanh nhất trên thế giới. Khoảng gần 4 thập kỷ trước, tỷ lệ dân số
sống ở các thành thị của nước này mới chỉ đạt gần 30%, và giờ đây theo thống kê
của Chính phủ Trung Quốc thì nó đã tăng lên tới 59%, ở một số tỉnh lớn như Quảng
Đông tỷ lệ đô thị hóa đã đạt tới trên 70%. Số dân thành thị tăng lên, thu nhập và lối
sống ngày càng cải thiện cũng khiến nhu cầu tiêu thụ trái cây của quốc gia này biến
đổi, đặc biệt là với các loại trái cây chất lượng cao.

Hình 2.2. Lượng tiêu thụ trái cây bình quân đầu người tại Trung Quốc
giai đoạn 2013 - 2016

(Nguồn: China Statistical Year book 2017)
Từ năm 2013 đến năm 2016, lượng tiêu thụ trái cây bình quân đầu người của
Trung Quốc luôn tăng ổn định. Năm 2013, mỗi người dân Trung Quốc tiêu thụ
trung bình 37,8 kg trái cây tươi, các năm sau đó tăng lên lần lượt là 38,6; 40,5 và
43,9 kg vào năm 2016, mức tăng trưởng đạt 2,1%, 4,9% rồi lên đến 8,4%. Đây là
những con số rất ấn tượng, cho thấy tiềm năng của ngành rau quả ở thị trường tỷ
dân này. Theo khu vực, lượng tiêu thụ trái cây bình quân ở khu vực thành thị của
Trung Quốc luôn cao hơn, thậm chí gấp gần 1,5 lần so với khu vực nông thôn. Điều
này càng cho thấy, khi thu nhập tăng cao, người dân Trung Quốc lại càng có xu
hướng tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng trái cây tươi.
b. Tập quán tiêu dùng
Trái cây là một loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
người Trung Quốc. Bên cạnh nhu cầu cho các bữa ăn nhẹ, trái cây còn xuất hiện
trong các mâm cỗ vào những ngày lễ lớn tại Trung Quốc, hay thậm chí là trong các
món quà biếu hàng ngày. Người Trung Quốc cũng ngày càng có nhận thức cao về
phong cách sống lành mạnh cũng như chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, thay vì ăn
những thực phẩm dầu mỡ nhiều chất béo thì họ chuyển sang quan tâm nhiều hơn tới
rau xanh và trái cây. Kể từ khi Trung Quốc tham gia WTO và các tổ chức quốc tế
khác, hội nhập sâu rộng hơn, người Trung Quốc dần thay đổi tập quán tiêu dùng từ
mua hàng giá rẻ, chất lượng thấp sang các sản phẩm có bao bì đẹp, chất lượng cao


19
và an toàn. Bên cạnh thị trường cũ vẫn còn tồn tại gồm các loại trái cây có chi phí
và chất lượng thấp (chủ yếu là táo và quýt), thì thị trường các sản phẩm cao cấp
ngày càng xuất hiện ở nhiều thành phố của Trung Quốc và tăng trưởng khá đều đặn.
Sự xuất hiện của hàng loạt chuỗi siêu thị lớn có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung

Quốc cũng là một minh chứng cho việc thị hiếu của người dân Trung Quốc ngày
càng tăng cao. Bên cạnh đó, cũng có một thị trường cho các loại trái cây từ các
trang trại nông nghiệp hữu cơ. Thị trường này đang bùng nổ ở các thành phố lớn
như Bắc Kinh hay Thượng Hải, nơi giá có thể cao gấp 3 hoặc 4 lần so với các loại
trái cây khác.
Vì Trung Quốc là một quốc gia đông dân, nhiều vùng miền khác nhau nên thị
hiếu ở mỗi vùng cũng có những sự khác biệt nhất định. Ví dụ như người Quảng Tây
thích ăn thanh long ruột đỏ, nhãn vải loại trái vừa phải, vị ngọt đậm thì người miền
Bắc lại thích ăn thanh long trái phải to, dưa hấu cỡ vừa 3-4 kg/quả, vị ngọt đậm,
người Trùng Khánh thì đặc biệt yêu thích ăn chuối…
c. Kênh phân phối
Hình 2.3. Tỷ lệ mua trái cây qua các kênh phân phối chính tại Trung Quốc

(Nguồn: Neilsen, 2015, biên soạn bởi Fung Business Intelligence Centre)
Qua một điều tra của Neilsen năm 2015 tại Trung Quốc (cho phép người trả
lời chọn nhiều phương án), người tiêu dùng nước này chủ yếu mua trái cây tại các
siêu thị và trung tâm thương mại lớn. Có đến 87% số người được hỏi lựa chọn kênh
phân phối này. Việc phân phối trái cây cũng cho thấy một số thay đổi ở Trung Quốc.
Ở các thành phố lớn, chuỗi bán lẻ cũng chiếm tới hơn một nửa thị trường. Ngoài ra,
thị trường trái cây còn chứng kiến sự bùng nổ của các cửa hàng chuyên bán trái cây
và thương mại điện tử. Điển hình như chuỗi Bai Lao Yen đã mở hơn 400 cửa hàng
trong thập kỷ qua để đạt doanh thu hơn 2 tỷ NDT mỗi năm. Thương mại điện tử thì
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố lớn nhất như Thượng Hải hay Bắc
Kinh. Các nhà bán lẻ trực tuyến chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao
và phát triển một dịch vụ giao hàng vượt trội. Nhìn chung, thương mại điện tử ở


20
Trung Quốc tăng trưởng 70% mỗi năm và sẽ sớm trở thành thị trường trực tuyến lớn
nhất trên thế giới.

1.3. Tình hình nhập khẩu trái cây của Trung Quốc
1.1.1. Kết quả nhập khẩu trái cây của Trung Quốc trong những năm gần đây
a. Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu
Hình 2.4. Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc
giai đoạn 2013 - 2017

(Nguồn: Jan Kees Boon, Factsheet China, December 2017 và CFNA, Produce
Report, 2018)
Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu quả tươi của Trung Quốc khá lớn, chiếm
khoảng 5% sản lượng nhập khẩu trái cây của thế giới. Từ năm 2013 đến năm 2017,
tình hình nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc biến động không quá lớn, cả sản
lượng và kim ngạch chủ yếu là tăng dần qua các năm, đến năm 2016 sụt giảm nhẹ
và lại phục hồi vào năm 2017. Năm 2013, sản lượng nhập khẩu đạt 2,7 triệu tấn,
kim ngạch là 2,61 tỷ USD. Đến năm 2017, các con số này đã lần lượt là 4,4 triệu tấn
và 5,59 tỷ USD. Sản lượng tăng mạnh nhất là vào năm 2017, tăng 24,7%; còn kim
ngạch tăng mạnh nhất là vào năm 2015, đạt 38,9%. 2016 là năm duy nhất tình hình
nhập khẩu trái cây của Trung Quốc có sự đổi chiều, giảm nhẹ 8,03% đối với sản
lượng và 1,97% đối với kim ngạch.
Nhập khẩu trái cây của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm
qua, là nhờ vào việc dân số thuộc tầng lớp trung lưu của quốc gia này ngày càng
tăng, kèm theo đó là sự xuất hiện của một lớp người tiêu dùng mới sẵn sàng chi tiêu
nhiều hơn cho những thực phẩm lành mạnh, điển hình như trái cây từ các quốc gia
láng giềng. Nguyên nhân cho sự sụt giảm nhẹ trong năm 2016 là do sự suy giảm
kinh tế trên toàn thế giới, kéo theo sự thụt lùi của nhiều nền kinh tế trong đó có
Trung Quốc. Ngoài ra còn do nhập khẩu từ các nước thuộc Đông Nam Á – khu vực
xuất khẩu vào Trung Quốc giảm mạnh: nhập khẩu trái cây tươi từ Việt Nam giảm
hơn 30%, từ 861 triệu USD năm 2015 xuống còn 597 triệu USD năm 2016, Thái
Lan rơi khỏi sự tăng trưởng năm 2015 và giảm 5,3% chỉ còn hơn 1 tỷ USD, và nhập



21
khẩu từ Phi-líp-pin tiếp tục giảm, giảm 14,6% xuống còn 597,9 triệu USD
(Producereport, 2017). Năm 2017 lại chứng kiến sự phục hồi mạnh về sản lượng
quả tươi nhập khẩu tại Trung Quốc, ngoài do sự thay đổi của thói quen tiêu dùng
chú trọng vào sức khỏe và sự tiện lợi của người dân, còn do hệ thống thương mại
điện tử phát triển của nước này, đã đưa một lượng lớn trái cây từ nước ngoài đến với
người tiêu dùng Trung Quốc.
b. Cơ cấu nhập khẩu
Trung Quốc là một quốc gia chủ yếu trồng trái cây ôn đới và cận nhiệt, vì thế
nhập khẩu chủ yếu các loại trái cây nhiệt đới như chuối, sầu riêng, nhãn, thanh
long… Tuy nhiên theo xu thế phát triển của xã hội Trung Quốc, đời sống người dân
ngày càng phát triển, thu nhập càng cao họ càng muốn tiêu dùng nhiều hơn các loại
trái cây đắt tiền như anh đào, kiwi, nho…
Về sản lượng, chuối vẫn luôn là loại quả có khối lượng nhập khẩu nhiều nhất,
năm 2014 từng đạt tới con số nhập khẩu là 1,13 triệu tấn. Tuy nhiên về sau, lượng
nhập khẩu loại trái cây này lại sụt giảm mạnh, năm 2016 chỉ đạt 887 nghìn tấn,
giảm 17,4% so với năm 2015 trước đó. Ngược lại, các loại quả như kiwi hay anh
đào lại có sản lượng tăng đáng kể, lần lượt tăng 39,7% và 19,2% (Tổng cục Hải
quan Trung Quốc).
Về kim ngạch, ba loại trái cây có giá trị nhập khẩu cao nhất trong tháng 1 năm
2018 là anh đào tươi (giá trị nhập khẩu 550 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ
năm trước), nhãn tươi (giá trị nhập khẩu 70 triệu USD, giảm 41% so với cùng kỳ
năm trước), chuối (giá trị nhập khẩu 50 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm
trước) (Freshplaza, 2018). Ngoài ra, các loại trái cây khác cũng đạt kim ngạch lớn
trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc là sầu riêng, nho, cam, thanh long
và kiwi. 5 hay 10 năm trước đây, anh đào xuất khẩu sang Trung Quốc còn khá hạn
chế. Khách hàng không biết nhiều về sản phẩm này và có rất ít nhu cầu. Tiêu thụ tập
trung ở các thành phố ven biển và các nhóm người tiêu dùng trung lưu hoặc cao cấp
(Giám đốc điều hành Frutacloud, George Liu, 2018). Tuy nhiên trong những năm
trở lại đây, loại quả này ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong lễ mừng năm mới ở



22
đây. Điều này đã cho thấy thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân quốc
gia này, họ hướng tới những loại trái cây cao cấp và chất lượng hơn.
c. Thị trường nhập khẩu
Phần lớn trái cây của Trung Quốc nhập khẩu tử Đông Nam Á. Khu vực này
cung cấp đến hơn một nửa lượng trái cây nhập vào quốc gia tỷ dân này.
Hình 2.5. Tỷ trọng nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc năm 2017 theo
quốc gia

(Nguồn: CFNA, Produce Report, 2018)
Nhìn chung, trong năm 2017, các nước trong danh sách 10 nhà xuất khẩu trái
cây tươi hàng đầu sang Trung Quốc vẫn giữ nguyên so với năm 2016. Thái Lan đã
giành lại vị thế là nước xuất khẩu hàng đầu trái cây tươi sang Trung Quốc tính theo
kim ngạch, sau khi mất vị trí số một vào Chile trong năm 2016 do giảm nhập khẩu
trái cây tươi vào Trung Quốc từ Đông Nam Á. Xuất khẩu trái cây tươi của Thái Lan
sang Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 21% tổng giá trị nhập khẩu. Nhập khẩu trái
cây Chile sang Trung Quốc giảm nhẹ từ 1,18 tỷ USD (24% tổng số) trong năm 2016
xuống còn hơn 1 tỷ USD trong năm 2017, đưa Chile vào vị trí thứ hai về giá trị trái
cây tươi nhập khẩu vào Trung Quốc. Đứng trong top 10 là Việt Nam (658 triệu
USD), Phi-líp-pin (531 triệu USD), Hoa Kỳ (420 triệu USD), New Zealand (354
triệu USD), Australia (276 triệu USD), Nam Phi (227 triệu USD) ), Peru (220 triệu
USD) và Ecuador (100 triệu USD). Cùng với đó, mười quốc gia hàng đầu này cũng
chiếm tới 89% tổng nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc trong năm 2017.
Các mặt hàng mà Trung Quốc nhập từ các thị trường chủ yếu có thể kể đến là:
sầu riêng, xoài, roi, măng cụt từ Thái Lan; Kiwi, táo, nho, mận, anh đào từ Chile;
thanh long, nhãn, vải từ Việt Nam; dứa, chuối, đu đủ từ Phi-líp-pin; anh đào, cam,
nho, chanh từ Mỹ; quất, anh đào, lê, mơ, táo từ New Zealand; bưởi, xoài, chanh từ
Úc; quất, cam, bưởi, nho từ Nam Phi; nho, xoài, cam quýt từ Peru và chuối từ

Ecuador.
1.1.1. Các quy định chung về nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc


23
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc
đối với các nhà xuất khẩu trái cây tươi là xác định xem sản phẩm và quốc gia xuất
xứ có nằm trong danh sách quả được phép nhập khẩu vào Trung Quốc hay không.
Tính đến tháng 2 năm 2016, 39 quốc gia đã được cấp quyền tiếp cận thị trường này
để nhập khẩu các mặt hàng rau quả tươi. Danh sách chính thức về các loại trái cây
cũng như các quốc gia được phép nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc được công bố
và cập nhật thường xuyên trên trang web của AQSIQ.
a. Các cơ quan thẩm quyền
 Tổng Cục kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia Trung Quốc
(AQSIQ)
Theo Luật kiểm nghiệm kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu, Tổng Cục
kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia Trung Quốc (AQSIQ), là
cơ quan quản lý chung về công tác kiểm tra kiểm dịch trái cây nhập khẩu của Trung
Quốc, ban hành các Lệnh/ biện pháp quản lý kiểm dịch các mặt hàng trái cây nhập
khẩu. Các Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm và giám sát chất lượng quốc gia của các
địa phương/ các Cơ quan/Chi nhánh/Văn phòng đại diện của các Chi cục này tại các
cửa khẩu chỉ định nhập khẩu phụ trách công tác giám sát và kiểm dịch trái cây nhập
khẩu tại nơi địa phương được giao quản lý. Đối với cơ quan nhập khẩu Trung Quốc,
mối quan tâm lớn nhất trong việc cấp quyền thâm nhập thị trường là kiểm soát dịch
hại và kiểm dịch bệnh, với mục tiêu chính là bảo vệ ngành sản xuất trong nước của
Trung Quốc. Việc một loại trái cây ngoại nào đó tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ
dựa trên sự tuân thủ các tiêu chí cụ thể do AQSIQ quy định và mức độ liên lạc
thường xuyên giữa các bên liên quan.
Khi đánh giá và xác định tính khả thi để cấp phép cho sản phẩm vào thị
trường, AQSIQ hoạt động theo các tiêu chí sau:

• Tất cả các nước đều có cơ hội bình đẳng để đăng ký tiếp cận thị trường, mỗi quốc
gia dù chỉ một kiện hàng cũng được xử lí bất cứ lúc nào
• Ưu tiên các loại trái cây có nguy cơ mang dịch bệnh thấp. Nhập khẩu trái cây từ các
nước có nguy cơ cao hoặc các vấn đề dịch hại liên tục, chẳng hạn như Địa Trung


24
Hải trong thời kì bùng nổ ruồi giấm, sẽ khó khăn và chậm hơn trong việc tiếp cận
thị trường Trung Quốc.
• Sản phẩm của người nộp đơn phải tuân thủ các yêu cầu AQSIQ hiện có về các sản
phẩm tương tự hoặc tương đương từ các vùng và khu vực khác
• Sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm
dịch thực vật (ISPMs) để tiến hành đánh giá rủi ro dịch hại và quản lý rủi ro dịch
hại.
 Cục Thanh tra và kiểm dịch (CIQ)
Trực tiếp hoạt động dưới sự quản lý của AQSIQ là Cục Thanh tra và kiểm dịch
(CIQ). AQSIQ đã thành lập 35 CIQ tại 31 tỉnh của Trung Quốc, với 300 chi nhánh
và hơn 200 văn phòng địa phương trên cả nước để thực thi việc kiểm tra, kiểm dịch
hàng hóa xuất nhập khẩu. Chức năng chính của CIQ là:
• Duy trì liên lạc với các phòng thí nghiệm và các văn phòng địa phương để đảm bảo
các tiêu chuẩn chất lượng nhập khẩu được duy trì
• Có chức năng như cơ quan thanh tra nhập cảnh / xuất cảnh để nắm bắt được hàng
hóa từ các nhà xuất khẩu nước ngoài bị thiếu chứng nhận hoặc chứng từ không
chính xác
• Đảm bảo rằng nhãn CIQ được gắn kèm một số loại hàng hoá nhập khẩu nhất định
trước khi vào thị trường Trung Quốc
 Hiệp hội kiểm tra và kiểm dịch xuất nhập cảnh Trung Quốc (CIQA)
Hiệp hội kiểm tra và kiểm dịch xuất nhập cảnh Trung Quốc (CIQA) là một tổ
chức phi chính phủ xã hội phi lợi nhuận thuộc Bộ Nội vụ Trung Quốc và AQSIQ,
bao gồm các doanh nghiệp Trung Quốc, các tổ chức, xã hội và cá nhân hoạt động

trên cơ sở tình nguyện. CIQA hoạt động như một cầu nối giữa chính phủ và doanh
nghiệp / xã hội dân sự trong lĩnh vực kiểm dịch và kiểm tra nhập cảnh / xuất cảnh,
hỗ trợ quy định khi cần thiết. Thường xuyên hoạt động thay mặt cho AQSIQ ở nước
ngoài, CIQA cũng làm việc song phương với các cơ quan nước ngoài trong việc
phát triển các khuôn khổ để phối hợp và hợp tác. Ngoài ra, CIQA còn tài trợ các hội
thảo kỹ thuật, hội thảo và thuyết trình về tăng cường hợp tác liên ngành, và có thẩm
quyền ký Biên bản Ghi nhớ (MoU) với các đối tác song phương để tạo điều kiện
tham gia cùng có lợi cho các vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu và quốc tế buôn bán.


25
 Tổng cục Hải quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (GACC)
Ngoài AQSIQ, một cơ quan khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhập
khẩu và xuất khẩu các sản phẩm vào và ra khỏi Trung Quốc là Tổng cục Hải quan
của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (GACC). GACC là trụ sở của Hải quan Trung
Quốc và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Cơ
quan này sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu Trung Quốc thu thập và nộp các tài liệu sau cho
Hải quan Trung Quốc: vận đơn, hóa đơn, danh sách vận chuyển, tờ khai hải quan,
đơn bảo hiểm, hợp đồng mua bán và giấy phép xuất nhập khẩu, chứng nhận kiểm
định (nếu có). Trách nhiệm chính của GACC về mặt xuất nhập khẩu như sau:
• Tiến hành thu tất cả các loại thuế và nghĩa vụ nợ liên quan, bao gồm thuế giá trị gia
tăng, thuế hải quan, các loại thuế khác
• Đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thông qua việc tịch thu tất cả các
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giả mạo, buôn lậu.
• Quản lý và thực hiện các biện pháp chống buôn lậu thông qua việc sử dụng vũ lực
của lực lượng cảnh sát chống buôn lậu Hải quan Trung Quốc.
• Kiểm tra và xác minh tất cả các tài liệu xuất nhập khẩu có liên quan, bao gồm kiểm
tra sự khác biệt giữa giá trị hóa đơn được trích dẫn của hàng hóa và giá trị thực tế.
• Biên soạn, ghi chép và phân tích thống kê thương mại, bao gồm giá trị, xuất xứ,
điểm đến và phương thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

b. Các bước kiểm dịch trái cây trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc:
Chủ hàng hoặc người được uỷ quyền trước khi hoặc khi nhập khẩu trái cây
phải tiến hành khai báo kiểm dịch với Chi cục Kiểm dịch kiểm nghiệm nơi cửa
khẩu nhập khẩu, đồng thời điền vào Đơn xin phép kiểm dịch động thực vật nhập
khẩu quốc gia nước cộng Hòa nhân dân Trung Hoa và nộp cho Cục/Chi cục kiểm
nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia tại cửa khẩu nhập khẩu. Ngoài
đơn trên, chủ hàng hoặc người được uỷ quyền phải nộp kèm các giấy tờ khác như
hoá đơn, hợp đồng thương mại, giấy chứng nhận xuât xứ, Chứng thư/giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch động thực vật của
nước (khu vực) xuất khẩu cấp. Cục/Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm và giám sát
chất lượng quốc gia tại cửa khẩu kiểm tra, đánh giá, xem xét nếu đạt yêu cầu kiểm
dịch sẽ cấp "Giấy phép nhập khẩu động thực vật" của Tổng Cục kiểm nghiệm kiểm


×