Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Xây dựng kế hoạch truyền thông trong 12 tháng cho sản phẩm áo sơ mi việt tiến của tổng công ty cổ phần may việt tiến hướng tới nhóm khách hàng nam có độ tuổi từ 25 50 tại nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.41 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ MARKETING QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TRONG
12 THÁNG CHO SẢN PHẨM ÁO SƠ MI VIỆT TIẾN CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN HƯỚNG TỚI NHÓM
KHÁCH HÀNG NAM CÓ ĐỘ TUỔI TỪ 25-50 TẠI NHẬT BẢN
Nhóm 7 Lớp QTR435(1-1819).2_LT
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình

Hà Nội, tháng 11 năm 2018
1


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................4
I. Lí do chọn đề tài:....................................................................................................4
II. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu................................................5
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:.......................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
VIỆT TIẾN....................................................................................................................6
1. Thông tin cơ bản:.............................................................................................6
2. Khái quát về Công ty.......................................................................................6
3. Lịch sử hình thành:..........................................................................................7
4. Các dòng sản phẩm chính:...............................................................................7
5. Tầm nhìn, sứ mệnh:.........................................................................................8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KẾ HOẠCH........................................................10
I. Lý do lựa chọn sản phẩm và thị trường................................................................10


1. Tiềm năng của dòng sơ mi nam Việt Tiến......................................................10
1.1. Chất lượng sản phẩm.............................................................................10
1.2. Mẫu mã thiết kế:....................................................................................10
1.3. Giá cả cạnh tranh....................................................................................11
2. Mức độ hấp dẫn của thị trường......................................................................11
2.1. Nhu cầu và xu hướng của thị trường:.....................................................11
2.2. Năng lực sản xuất, cung cấp của Nhật Bản:...........................................12
2.3. Mức độ cạnh tranh với các nhà xuất khẩu khác:....................................12
2.4. Tiềm năng và rào cản gia nhập thị trường..............................................13
2.5. Khả năng thâm nhập thị trường Nhật Bản theo mô hình B2C................14
3. Phân tích môi trường.....................................................................................16
3.1. Môi trường vĩ mô...................................................................................16
3.2. Các yếu tố nguồn lực doanh nghiệp.......................................................19
3.3. Đặc trưng cạnh tranh ngành...................................................................21
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG................................22
I. Mục tiêu...............................................................................................................22
1. Mục tiêu kế hoạch trong vòng 12 tháng:........................................................22
2. Phân kì mục tiêu............................................................................................22
3. Chỉ tiêu đánh giá............................................................................................23
II. Kế hoạch truyền thông........................................................................................24
1. Kế hoạch truyền thông...................................................................................24
1.1. Đối tượng mục tiêu................................................................................24
1.2. Thời gian thực hiện:...............................................................................26
1.3. Thông điệp truyền thông: “Cause you deserve more”............................26
1.4. Phương thức truyền thông......................................................................27
1.5. Đánh giá hiệu quả truyền thông.............................................................28

2



2. Phác thảo kế hoạch hành động.......................................................................28
PHẦN III: KẾT LUẬN....................................................................................................31
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................32
1. Nguyễn Trung Vãn (Chủ biên), 2008, Giáo trình Marketing Quốc tế, NXB
Lao động-Xã hội, Hà Nội..................................................................................32
2. Philip Kotler 2003, Quản trị Marketing, NXB Thống Kê..............................32
3. Trang web:.....................................................................................................32

3


PHẦN I:
I.

LỜI MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân toàn cầu. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao,
phong phú và đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều
công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo
điều kiện để phát triển nền kinh tế lên tầm cao mới. Song bên cạnh đó, ngành dệt may
luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao,
ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói
riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Trong nhiều năm qua, ngành may
mặc vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục, là một trong những ngành dẫn đầu về kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm,
trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng

kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bước sang năm 2010, các doanh nghiệp may mặc đều
nhận định "cánh cửa" đã rộng mở Nói đến ngành dệt may Việt Nam thì một trong những
doanh nghiệp tiêu biểu đó là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt
May Việt Nam. Tổng công ty sở hữu 1380 cửa hàng/đại lí trên khắp 63 tỉnh thành, với
các thương hiệu lớn khác nhau, phục vụ nhiều nhóm khách hàng từ bình dân đến cao cấp.
Không chỉ lớn mạnh ở trong nước, sản phẩm của Công ty đang được xuất đi trên 30
quốc gia, trong đó có Mỹ, Singapo, Nhật Bản…để quảng bá và đưa thương hiệu may mặc
của Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng. Với lịch sử hoạt động trên 40 năm, Việt
Tiến đã xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường dệt may thế giới và tiếp tục
mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng ở mọi độ tuổi khác nhau. Vận dụng
kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập, cùng vốn hiểu biết của bản thân, nhóm
chúng em đã thực hiện và nghiên cứu để tài: “Xây dựng kế hoạch truyền thông trong 12
tháng cho sản phẩm áo sơ mi Việt Tiến của Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến hướng
tới nhóm khách hàng nam có độ tuổi từ 25-50 tại Nhật Bản”

4


II.
-

Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tìm ra thị trường và đối tượng hướng đến của Công ty cổ

phần may Việt Tiến, từ đó xây dựng chiến lược truyền thông của công ty sang thị trường
Nhật Bản và những giải pháp để thực hiện chiến lược nhằm khai thác thị trường rộng lớn
và đầy tiềm năng này, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như cải thiện đời sống
của người lao động.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp sử dụng thông tin sơ cấp
III.



Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm áo sơ mi Việt Tiến của Tổng Công ty may Việt

Tiến.

Phạm vi nghiên cứu: Khách hàng nam độ tuổi 25-50 tại Nhật Bản.

5


PHẦN II:

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY VIỆT TIẾN
1.







2.


Thông tin cơ bản:
Tên đầy đủ: Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến
Tên viết tắt: VTEC (VIETTIEN GARMENT COPORATION)
Slogan:” Sự chuẩn mực của thời trang công sở”
Trụ sở: 07 Lê Minh Xuân, quận Tân Bình, tp HCM, Việt Nam
Năm thành lập: 1976
Website:
Điện thoại: 08-38640800
Khái quát về Công ty
Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến là doanh nghiệp dệt may lớn thứ hai tại Việt

Nam xét về doanh thu. VGG sở hữu 8 xí nghiệp may tại Tp. HCM, phụ trách sản xuất
sản phẩm may mặc với danh mục đa dạng bao gồm áo sơ mi, quần tây và kaki, vest, áo
Jacket và đồ thể thao…Các xí nghiệp của Việt Tiến có tổng năng lực sản xuất 24,2 triệu
sản phẩm/năm.
Các xí nghiệp

Tỉnh thành

Sản phẩm chính

Năng lực sản xuất

Xí nghiệp may 1
Xí nghiệp may 2
Xí nghiệp SIG-VTEC
Xí nghiệp Dương Long

TP.HCM

TP.HCM
TP.HCM
TP.HCM

Sơ mi
Sơ mi
Jacket và đồ thể thao
Quần tây và quần

(sản phẩm/năm)
3.100.000
3.100.000
2.500.000
1.600.000

TP.HCM

kaki
Quần tây và quần 5.400.000

Xí nghiệp Vimiky 1
TP.HCM
Xí nghiệp Vimiky 2
TP.HCM
Trung tâm thiết kế thời trang TP.HCM

kaki
Bộ vest
2.900.000
Jacket và đồ thể thao 4.000.000

Sơ mi
1.600.000

Xí nghiệp Việt Long

6


(Xí nghiệp Hóc Môn)
Tổng cộng

3.

-

-

24.200.000

Lịch sử hình thành:
− Tiền thân của Việt Tiến là một xí nghiệp may tư nhân có tên gọi là “Thái Bình
Dương kĩ nghệ Công ty”.
− Sau năm 1975, xí nghiệp được quốc hữu hóa và giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ (nay
là Bộ Công nghiệp) quản lí.
− Tháng 5/1977, xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp may Việt Tiến, sau đó được đổi
thành Công ty rồi Tổng Công .
− 30/8/2007 Bộ trưởng Bộ Công Thương chính thức quyết định chuyển Tổng Công Ty
May Việt Tiến thành Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến hoạt động theo mô
hình Công ty Mẹ - Công ty Con, bao gồm 12 xí nghiệp, 17 công ty con và công ty
liên kết, với tổng số CBCNV là 21.600 người.


4.

Các dòng sản phẩm chính:
Nhãn Hiệu

Đặc điểm
Sản phẩm: Áo sơ mi, quần tây, quần kaki,
veston mang tính chất nghiêm túc, vòng đời
sản phẩm dài.
Đối tượng sử dụng: khách hàng thu nhập
ổn định, nghiêm túc, ít thay đổi, độ tuổi từ
28 trở lên.
Sản phẩm: Áo sơ mi thời trang, quần kaki,
quần jean, áo thun, quần short, bộ đồ kiểu
nữ. Mang tính chất thời trang và dành cho
giới trẻ, vòng đời sản phẩm ngắn.
Đối tượng sử dụng: Khách hàng có lối
sống hiện đại, ưu thích thời trang, độ tuổi
16-28 tuổi.

7


Thời trang cao cấp mang phong cách Ý.
Sản phẩm: Áo sơ mi, quần tây, veston, áo
thun,… với nguyên liệu đặc biệt cao cấp,
được nhập từ các nước có nền công nghiệp
dệt tiên tiến như: Nhật Bản, Ý, Đức, Ấn
Độ,…sử dụng sợi cotton của Ai Cập.

Đối tượng sử dụng: Khách hàng thành đạt
có địa vị xã hội, doanh nhân, nhà quản lý.
Thời trang nam cao cấp thuộc tập đoàn
Perry Ellis International của Mỹ
Sản phẩm: Áo sơ mi, quần tây, veston, áo
thun,..
Đối tượng sử dụng: : Khách hàng thành
đạt có địa vị xã hội, doanh nhân, nhà quản
lý.
Sản phẩm: Áo sơ mi,

áo thun, quần

dài/short, quần áo thể thao, bộ sự tập theo
mùa/sự kiện.
Đối tượng sử dụng: Khách hàng có độ tuổi
từ 28-45, tầng lớp trung bình khá.
Sản phẩm: Áo sơ mi, quần tây, quần kaki,
quần jeans, áo thun
Đối tượng sử dụng: Người lao động có thu
nhập trung bình thấp khu vực thành thị.

5.

Tầm nhìn, sứ mệnh:
 Tầm nhìn: “trở thành tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực dệt may”

8



 Sứ mệnh: “ không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng và người lao
động bằng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất”
 Giá trị cốt lõi: “Trung thực- Chất lượng- Trách nhiệm- Đổi mới- Sáng tạo”
• Trung thực: liêm chính, thật thà trong sản xuất, kinh doanh và giao dịch
• Chất lượng: đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Sự hài lòng của
khách hàng là sự thành công của Công ty
• Trách nhiệm: mỗi thành viên cần phải cống hiến sức lực và trí tuệ, tôn trọng
luật pháp, quy định của Công ty.
• Đổi mới: luôn cập nhật xu thế, hướng tới những điều mới mẻ để đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng và đưa Công ty ngày một vươn xa hơn thị trường nội địa
và nước ngoài.
• Sáng tạo: Việt Tiến luôn khuyến khích sáng tạo trong việc nghiên cứu và
sản xuất.

9


CHƯƠNG 2:
I.

PHÂN TÍCH CƠ SỞ KẾ HOẠCH

Lý do lựa chọn sản phẩm và thị trường

1.

Tiềm năng của dòng sơ mi nam Việt Tiến

1.1.
Chất lượng sản phẩm

Chứng nhận sản phẩm áo sơ mi nam Việt Tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể sử dụng tại
thị trường Nhật Bản:


Chứng nhận tuân thủ trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu (2016-2017)



Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2015, giấy chứng nhận số
38111312004, được cấp bởi Intertek



Chứng nhận SA 8000, giấy chứng nhận : SA 591551, được cấp bởi BSI WRAP,
giấy chứng nhận 4118, được cấp bởi tổ chức WRAP



Tiêu chuẩn thực hành tốt 5S

Thành tựu nổi bật của Việt Tiến khẳng định với thị trường quốc tế:


Việt Tiến - thương hiệu có giá trị cao nhất ngành may Việt Nam 2017



Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn (tháng 3/2017)




Top 10 doanh nghiệp tín nhiệm nhất Việt Nam cùng hệ thống ngành kinh tế (tháng
5/2017)



Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam và Top 10 sản phẩm, dịch vụ vàng 2017
(tháng 8/2017)



Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017 (tháng 12/2017)



Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Việt Tiến do Tổng cục Hải quan
trao tặng

1.2.

Mẫu mã thiết kế:

Các sản phẩm áo sơ mi của Việt Tiến luôn mang đến một phong cách sang trọng, thanh
lịch cho phái mạnh. Với thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, cổ áo sơ mi cổ điển, cứng rắn,
đem lại vẻ ngoài nam tính, mạnh mẽ. Kiểu dáng được thiết kế rất thời trang, được cải tiến
thay đổi liên tục để thích ứng với sự biến động của ngành thời trang công sở, tuy nhiên áo

10



vẫn giữ được phong thái lịch sự chỉn chu. Dáng áo hiện đại, form dáng đẹp, mang lại vẻ
lịch lãm, sành điệu cho người mặc. Sản phẩm không chỉ thích hợp cho các doanh nhân,
nhân viên văn phòng và cả những bạn trẻ cá tính. Chính vì những đặc điểm trên, nên đây
là sản phẩm có khả năng thỏa mãn được tối đa nhu cầu của đàn ông Nhật Bản, đặc biệt là
trong độ tuổi 25-50.
1.3.

Giá cả cạnh tranh

Áo sơ mi nam Việt Tiến được định giá ở phân khúc tầm trung, tạo nhiều sự lựa chọn cho
khách hàng. Mức giá này cũng hoàn toàn phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mục
tiêu có thu nhập ở mức trung bình.
2.

Mức độ hấp dẫn của thị trường

2.1.
Nhu cầu và xu hướng của thị trường:
‒ Nhật Bản vốn nổi tiếng là một quốc gia có văn hóa công sở nghiêm túc, nếu không
muốn nói là khá khắc nghiệt so với các nền kinh tế khác. Như một lẽ đương nhiên,
thời trang công sở tại đây cũng mang đậm hơi hướng nghiêm túc, chuyên nghiệp.
Vì vậy đối với nam giới ở Nhật Bản, đặc biệt là làm việc nơi công sở, sơ mi luôn
là sự lựa chọn hàng đầu. Mặc dù hiện nay, Nhật Bản đang có xu hướng đơn giản
hóa trang phục công sở, không còn những hình ảnh bộ vest kín đáo, sơ mi “đóng
thùng” cùng với cà-vạt, nhưng nam giới Nhật Bản vẫn luôn giữ hình ảnh lịch sự
cùng những chiếc áo sơ mi vẫn là hình ảnh quen thuộc mà chúng ta dễ dàng bắt
gặp.
• Đàn ông nên mặc bộ đồ tối trong những tháng mùa đông với áo sơ mi trắng và cà
vạt không có màu sắc rực rỡ.
• Vì những tháng mùa hè có thể rất nóng nên có thể mặc áo sơ-mi nửa tay và bộ

quần áo màu xám nhạt.
‒ Năm 2017, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu hàng may mặc,
mà trong đó Việt Nam là nước đứng thứ 2 trong việc xuất khẩu hàng may mặc

11


sang thị trường Nhật Bản với thị phần là 12,4% ở thị trường Nhật Bản trong năm
2017.
‒ Trong quý 2 năm 2018, Nhật Bản nhập khẩu áo sơ mi nam với tổng kim ngạch đạt
$232.251.000, chiếm 11,06% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản
trong quý 2 năm 2018.
‒ Thị trường may mặc tại Nhật Bản dự kiến đạt 92,40 tỷ USD vào năm 2021. Bắt
đầu từ năm 2018 thị trường quần áo đạt 87,32 tỷ USD và tăng trưởng hàng năm dự
kiến là 1,9%. Doanh thu từ các sản phẩm may mặc cho nam hàng năm đạt tới 28 tỷ
USD, cho thấy cơ hội kinh doanh trong tương lai cho sự tăng trưởng lớn.
‒ Và trên thực tế là Việt Tiến đã có đại lí và cửa hàng của mình đặt tại Nhật Bản từ
năm 2009.
Và hiện tại, Việt Tiến đang đồng thời áp dụng mô hình B2B và B2C trên thị trường Nhật
Bản.
2.2.
Năng lực sản xuất, cung cấp của Nhật Bản:
Nhật Bản có một thị trường thời trang khổng lồ, tại Nhật cũng có rất nhiều công ty may
mặc nổi tiếng. Tuy nhiên phong cách và các sản phẩm của những công ty này là rất khác
nhau và chỉ có một số ít theo phong cách thời trang công sở: Muji – một thương hiệu
Nhật sản xuất quần áo mặc thường ngày, Bape (A Bathing Ape) nổi tiếng với dòng thời
trang đường phố cực cool và ngầu, một số khác dành riêng cho nữ như Beams, và đặc
biệt là Uniqlo với đa dạng các mặt hàng dành cho nhiều lứa tuổi nhất,.. Chính vì điều này
tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu và bán lẻ áo sơ mi gia nhập sâu vào thị
trường, Việt Tiến cũng không nằm ngoài cơ hội đó.

2.3.
a.
-

Mức độ cạnh tranh với các nhà xuất khẩu khác:
Một số đối thủ cạnh tranh trong nước:
Công ty May Nhà Bè: Nhà Bè tập trung khai thác lợi thế về thương hiệu veston uy
tín lâu năm, kế tiếp là dòng sản phẩm có giá trị gia tăng cao như áo sơ mi cao cấp
nên sản phẩm áo sơ mi trung cấp vẫn còn đơn điệu về kiểu dáng và hình thức,
chưa được chú trọng thật sự về chất lượng. Vì vậy không có nhiều áp lực cạnh
tranh xuất khẩu từ phía Nhà Bè.

12


-

-

b.
-

-

Công ty May An Phước: An Phước tập trung vào dòng sản phẩm sơ mi cao cấp
dựa trên thương hiệu nổi tiếng quốc tế, giá cả đi kèm chất lượng, sản phẩm được
đầu tư đi kèm chất lượng, vì thế An Phước tạo ra sự cạnh tranh trong phân khúc
khách hàng tầm trung mà Việt Tiến hướng tới tại Nhật Bản
Công ty May 10: sản phẩm áo sơ mi của công ty May 10 được nhắc tới nhiều ở
loại sản phẩm áo sơ mi tầm trung, với thương hiệu lâu năm, giá cả hợp lý, cùng

phân khúc khách hàng với Việt Tiến, tuy nhiên chất lượng lại chưa được đánh giá
cao. Việt Tiến hoàn toàn có thể cạnh tranh với May 10 dựa trên các biện pháp
marketing quảng bá sản phẩm, vì đây là một điểm yếu của May 10 trong nhiều
năm qua.
Các nhà xuất khẩu ở nước ngoài:
Các nhà bán lẻ cao cấp: Ralph Lauren, TomFord, Book Brother,.. đây là những
thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, với hệ thống bán lẻ thành công ở
nhiều quốc gia. Tuy nhiên đây là dòng sản phẩm cao cấp dành cho đoạn thị trường
có thu nhập ở mức cao, không phải là đối thủ cạnh tranh của Việt Tiến.
Các nhà bán lẻ tầm trung: Zara, H&M, Guess,.. cũng là các nhãn hiệu thời tranh
nổi tiếng và thành công ở rất nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên
phong cách thời trang trong sản phẩm của các nhãn hàng này mang xu hướng
“high street”, sẽ mang lại 2 cảm nhận khác nhau cho khách hàng khi so sánh với
Việt Tiến. Hơn nữa các nhà bán lẻ này không cần mất quá nhiều thời gian và ngân
sách cho việc nhận biết thương hiệu. Có thể nói đây là những đối thủ cạnh tranh
mạnh mà Việt Tiến cần lưu ý.

2.4.
Tiềm năng và rào cản gia nhập thị trường
Xét về lợi thế so với doanh nghiệp ở các quốc gia khác:


Hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải theo một quy định nào, hay nói
cách khác là hàng này được nhập tự do vào Nhật. Sản phẩm cần đạt chất lượng tốt
các yêu cầu về: loại sợi dệt, tỉ lệ sợi pha, độ chống thấm nước,..



Hiệp định VJEPA: Theo Bộ Công Thương, Nhật Bản là thị trường mà Việt Nam có
kim ngạch xuất khẩu lớn đứng thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong

5 năm trở lại đây, kể từ khi VJEPA có hiệu lực (ngày 01/10/2009),tốc độ tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trung bình đạt mức
tăng trưởng hai con số, khoảng 19%/năm. Theo đó, Nhật Bản sẽ tạo thuận lợi cho
hàng Việt với cam kết loại bỏ thuế quan đối với gần 94,53% kim ngạch trong vòng
10 năm. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật được hưởng thuế
suất 0% (giảm từ mức bình quân 7%) ngay từ khi VJEPA có hiệu lực.

13


Nguồn: tapchitaichinh.vn


Hiệp định AJCEP: Nhật Bản loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị NK từ Việt
Nam trong vòng 10 năm. Khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ
thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Đã có 3.718
thương vụ xuất nhập khẩu (XNK) thông qua Hiệp định AJCEP, với kim ngạch 17
tỷ USD, đứng đầu trong số các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và Hiệp định
Thương mại khu vực (RTA) mà Nhật Bản đã ký kết. Trong đó, có rất nhiều mặt
hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản… Như vậy, có thể
khẳng định AJCEP là một xúc tác quan trọng, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư
giữa Nhật Bản và Việt Nam, Tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên
thị trường Nhật Bản. Khi Nhật Bản áp dụng thuế NK 0% đối với sản phẩm dệt
may của Việt Nam XK sang Nhật Bản, ngành Dệt may sẽ đạt lợi ích rất lớn, vì chỉ
tính riêng XK sản phẩm này đã đạt 700 triệu USD.



Thành tựu xuất khẩu sang Nhật từ những năm 2008




Rào cản tiêu chuẩn chất lượng: xuất xứ của nguyên liệu, tiêu chuẩn sản xuất kiểm
tra từ sợi đì.

2.5.

Khả năng thâm nhập thị trường Nhật Bản theo mô hình B2C

14


Theo Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), luật pháp Nhật Bản cho phép các
công ty nước ngoài tham gia vào thị trường thông qua 3 hình thức: văn phòng đại điện,
chi nhánh và công ty con. Việc thiết lập chi nhánh là cách dễ nhất để các công ty nước
ngoài thiết lập cơ sở cho hoạt động bán hàng tại Nhật Bản. Bằng cách xây dựng được một
cơ sở như một văn phòng chi nhánh, đề bạt đại diện của chi nhánh (giám đốc) và đăng ký
mặt hàng kinh doanh, công ty nước ngoài có thể bắt đầu bán hàng tại quốc gia này. Công
ty nước ngoài hoàn toàn có thể mở tài khoản ngân hàng tại Nhật Bản dưới tên của văn
phòng chi nhánh và thuê bất động sản tại đây. Vì vậy, Việt Tiến hoàn toàn có khả năng
gia nhập thị trường bán lẻ tại Nhật Bản thông qua việc mở chi nhánh bán lẻ theo quy định
của Nhật Bản:
-

Đăng ký bổ nhiệm một văn phòng đại diện tại Nhật Bản: hoàn toàn có thể theo
quy định của Nhật Bản mà không có rào cản gì

-

Đăng ký thành lập chi nhánh bán lẻ


-

Đăng ký với một tập đoàn của Nhật Bản

-

Đăng ký công đoàn

-

Hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh

Quy trình đăng ký thành lập chi nhánh tại Nhật Bản đối với công ty nước ngoài:
• Tùy thuộc vào loại hình công nghiệp, trước khi thông báo thành lập văn phòng chi
nhánh cho Ngân hàng Nhật Bản
• Tổ chức các vấn đề đăng ký chi nhánh
• Điều tra cùng tên công ty tại Văn phòng pháp lý
• Thành lập văn phòng chi nhánh (Ngày chi nhánh có thể là ngày tùy ý)
• Cung cấp bản khai có liên quan đến việc thành lập văn phòng chi nhánh

15


• Xác nhận bản khai có tuyên thệ của lãnh sự quán của Đại sứ quán Nhật Bản,
chẳng hạn như một công chứng viên của nước sở tại của một công ty nước ngoài *
2
• Nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh cho Phòng Pháp chế, Thông báo cho công
ty con dấu của Cục pháp lý
• Mua lại giấy chứng nhận vật chất đã đăng ký và chứng nhận dấu ấn của công ty

(Khoảng 2 tuần sau khi đăng ký)
• Mở chi nhánh tài khoản ngân hàng trong ngân hàng
Thời gian: Khoảng một tháng sau khi các vấn đề đăng ký chi nhánh được xác định
3.

Phân tích môi trường

3.1.
a.

Môi trường vĩ mô

Chính trị - luật pháp
− Cơ hội:
Nhật Bản là quốc gia có nên chính trị tương đối ổn định, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp đầu tư lâu dài.
− Thách thức:


Hệ thống thuế quan của Nhật Bản tương đối phức tạp, bao gồm nhiều loại
thuế suất khác nhau. Hệ thống này quy định tương đối chặt chẽ, chủ yếu là
các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh kiểm dịch.



Giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu: những mặt hàng nhập khẩu nếu đáp
ứng được các điều kiện cần thiết sẽ được cấp giấy phép hạn ngạch có giá trị
trong vòng 4 tháng. Ngoài ra khi nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu
tại một ngân hàng ngoại thương được chỉ định.




Áp dụng nhiều bộ luật lên mặt hàng nhập khẩu như là Luật Ngoại thương
và ngoại hối, Luật Thương mại, Luật Chống gây nhiễm và kiểm soát các
loại dịch bệnh, …

16




Trở ngại phi thuế quan được Nhật Bản áp dụng triệt để đó là những yêu cầu
nghiêm ngặt về kĩ thuật, bao bì, nhãn hiệu, … Các doanh nghiệp muốn tiếp
cận thị trường này đều phải chú ý đến các yêu cầu khắt khe đó.

b.

Kinh tế
− Cơ hội:

Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản là nước có nên kinh tế đứng thứ 3
toàn cầu, tính theo tổng sản phẩm quốc nội, sức mua tương đương Hoa Kì và Trung
Quốc. Nhật Bản còn là nước có khả năng tiêu dùng lớn, tổng mức tiêu dùng trong nước
tăng nhanh. Thêm vào đó, mức sống của người dân tương đối cao thể hiện thông qua chỉ
số GNP xấp xỉ $5.000 kích thích tiêu dùng của người dân, tốc độ tăng trưởng GDP đạt
mức 0,7% trong tháng 6/2018. Lãi suất tiền vay giảm đều từ năm 2016 đến nay, tạo điều
kiện hơn cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay
− Thách thức:
Công nợ chính phủ có xu hướng tăng từ năm 2015 đến nay (xấp xỉ khoảng 253% so với
GDP) nhưng lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm chỉ duy trì ở tỉ lệ 0,13%, điều

này khiến cho Nhật Bản trở thành một nước xuất khẩu vốn.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gần đây cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh
tế Nhật Bản
c.

Công nghệ
− Cơ hội:

Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu
khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học, đặc biệt là ngành khoa học robot. Đây
là quốc gia sở hữu hơn một nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot công nghiệp sản
xuất trên thế giới.
− Thách thức:
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Nhật Bản đã nhân ra rằng họ đang dần tụt
hậu và đang bị chậm chân trong các lĩnh vực về trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet kết nối
vạn vật (IoT). Vì vậy, các công ty Nhật Bản bắt đầu mạnh tay chi tiền vào hoạt động

17


R&D về công nghệ. Xu hướng này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến các doanh nghiệp
nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản, một trong số đó là Tổng Công
ty Cổ phần May Việt Tiến.
d.

Tự nhiên
− Cơ hội:

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung. Có thể nói, xét về vị trí chiến lược,
Nhật Bản chính là mắt xích cốt yếu trong vành đai Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này

tạo nên điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu văn hóa và kinh tế với một khu vực rộng
lớn và đầy tiềm năng.
− Thách thức:
Nhật Bản là một quốc gia thuộc vùng ôn đới và có thời tiết 4 mùa rất rõ rệt. Chính điều
này đã làm cho thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng, bởi vì họ quan tâm
nhiều đến vấn đề thời trang và màu sắc hàng hóa sao cho phù hợp với 4 mùa xuân, hạ,
thu, đông. Do vậy, tính đa dạng của sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng khi thâm nhập
thị trường này và cũng là yêu cầu tương đối khó khăn với các doanh nghiệp may mặc
Việt Nam.
Thêm vào đó, vị trí địa lí của Nhật Bản là nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương đã
khiến cho đất nước này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các thiên tai. Do vậy khi thâm nhập
thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp phải tính toán đến những rủi ro có thể gặp phải do
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở quốc gia này và có phương pháp giảm thiểu tổn thất đến
mức thấp nhất nếu gặp phải thiên tai.
e.

Văn hóa - xã hội
− Cơ hội:

Sự khu biệt địa lý, thuần nhất văn hóa và không bị nước ngoài đô hộ đó làm nên vị thế
riêng của Nhật Bản.
Dân tộc thuần nhất, tôn giáo hài hòa, phát triển văn hóa công ty - là những yếu tố làm cho
Nhật Bản có chỗ đứng cao trong cạnh tranh quốc tế.
− Thách thức:

18


Người tiêu dùng Nhật Bản rất chú ý đến chất lượng hàng hóa. Sống trong môi trường có
thu nhập cao nên người Nhật Bản thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa,

bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi. Những vết xước trên hàng hóa
trong quá trình vận chuyển cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiêu thụ của lô
hàng ấy. Đặc biệt, các cửa hàng phải liên tục thay đổi cách đóng gói sản phẩm sao cho
đẹp mắt, đơn giản, tiện lợi cho người sử dụng và vỏ bao bì có thể tận dụng bằng các
nguyên liệu tái sinh.
3.2.
Các yếu tố nguồn lực doanh nghiệp
Xét cơ hội và thách thức so với các doanh nghiệp khác trong nước
a.

Nhân sự
− Cơ hội:

Với vị thế và khả năng của mình, Việt Tiến thu hút được các nguồn lao động có chất
lượng, duy trì và nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Với các chính sách hiện
tại, Việt Tiến đã chiêu mộ được nhiều nhà thiết kế trẻ, có cá tính, sáng tạo, tài năng, có
phong cách. Đây chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp áo sơ mi của Việt Tiến trở
nên nổi bật, hấp dẫn trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước, gia tăng sức mạnh
cạnh tranh cho sản phẩm cũng như cho công ty. Ngoài ra, công ty luôn tạo ra điều kiện
môi trường làm việc tốt, các chế độ chính sách chăm lo cho người lao động thường xuyên
được duy trì và ngày càng được nâng cao, là chìa khóa để giữ chân các lao động có kinh
nghiệm lâu năm, các lao động có tay nghề cao, cán bộ có tài, phục vụ cho việc điều khiển
và vận hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
− Thách thức:
Theo như đánh giá của ban lãnh đạo, công ty trong giai đoạn đầu tư mở rộng còn bộc lộ
nhiều khiếm khuyết về nguồn nhân lực, thiếu nguồn cán bộ cung cấp cho các dự án và
cung cấp cho các đơn vị thành viên.
b.

Tài chính:

− Cơ hội:

19


• Việt Tiến là công ty dẫn đầu trong ngành dệt may với quy mô doanh thu lớn nhất
trong tổng số các doanh nghiệp niêm yết (đạt 7.500 tỷ đồng năm 2016). Đặc biệt,
xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng 80-85% tổng doanh thu, và Nhật Bản là một trong 3
thị trường chính, chiếm đến 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm
2016. Đến năm 2017, doanh thu tiếp tục tăng, vượt mức 7% so với kế hoạch và
vượt 13% so với cùng kì. Đây là dấu hiệu tốt để Việt Tiến có thể kêu gọi đầu tư
cho sản xuất, tự tin mới các mục tiêu đã đặt ra, đặc biệt là cho xuất khẩu các mặt
hàng ODM, OBM, cụ thể là áo sơ mi ra thị trường nước ngoài.
• Năm vừa qua, May Việt Tiến vẫn tiếp tục giữ vững là đơn vị hàng đầu của ngành
dệt may Việt Nam trong việc phát triển và áp dụng công nghệ mới vào tổ chức sản
xuất, phát triển thương hiệu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước
và quốc tế. Doanh thu của Tổng công ty năm vừa qua đạt 14.124 tỷ đồng, tăng
11,4%; trong đó, Tổng công ty mẹ đạt 8.290 tỷ đồng, tăng 12%, các công ty con
đạt 794 tỷ đồng, tăng 1,5% và các công ty liên kết đạt 5.039 tỷ đồng, tăng 12,6%;
lợi nhuận trước thuế đạt gần 695 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 871 triệu USD;
trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm 32%, Mỹ 22%, EU 17% và các thị trường
khác 29%; thu nhập bình quân của người lao động đạt 8,950 triệu đồng, tăng
1,7%, đảm bảo công ăn việc làm, đời sống người lao động ngày càng được nâng
cao
− Thách thức:
Giám đốc Bùi Văn Tiến cho biết, năm 2017, Công ty chịu áp lực trong chiến lược đầu tư
phát triển mở rộng, chi phí đầu tư và hoạt động tăng rất lớn, tổng vốn đầu tư dự kiến tăng
gần 4 lần so với năm 2016, đạt 550 tỷ đồng. Các chính sách tiền lương thay đổi làm tăng
chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
c.


Công nghệ
− Cơ hội:

Năm 2017, Việt Tiến tiếp tục đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ tự động hóa, đổi mới và
áp dụng công nghệ sản xuất, đặc biệt áp dụng triệt để công nghệ Lean từ khâu sản xuất

20


đến các phòng ban nghiệp vụ, đồng thời triển khai phương pháp LAT cho các đơn vị; Sắp
xếp lại mô hình quản lý tổ chức sản xuất và xây dựng phương pháp quản trị lao động tiên
tiến nhất ngành may trong toàn hệ thống. Với điều kiện hiện tại, Việt Tiến có nhiều cơ hội
để thực hiện các đợt chuyển giao công nghệ để đảm bảo các sản phẩm phù hợp với yêu
cầu của thị trường Nhật Bản, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Một trong những
dự án đầu tư mở rộng nhà máy của Việt Tiến trong tương lai và sẽ áp dụng khoa học công
nghệ 4.0 và điều hành hệ 2.0.2. Đây là dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất của Mỹ về
kiến trúc xanh Leed Platinum. Việt Tiến đang tích cực đẩy mạnh dự án này sang năm
2018, đây là một yếu tố giúp Nhật Bản gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc
tế.
− Thách thức:
Tuy nhiên công nghệ của Việt Nam chưa đủ khả năng để so sánh với Nhật Bản, đó là lý
do mà các doanh nghiệp Việt nói chung, Việt Tiến nói riêng, luôn gặp phải khó khăn khi
bước vào cạnh tranh với các doanh nghiệp ở Nhật. Năm nay là thời điểm mà Việt Tiến
triển khai áp dụng các công nghệ mới, nên bước đầu sẽ gặp những khó khăn và cần nhiều
thời gian hơn để có thể hoàn thiện, tận dụng tối đa năng suất và hiệu quả.
3.3.
Đặc trưng cạnh tranh ngành
− Cơ hội:
Các sản phẩm của Việt Tiến đã gia nhập thị trường Nhật Bản từ những năm 2006, xuất

khẩu mạnh mẽ vào những năm 2008 và liên tục dẫn đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may sang Nhật Bản tròn suốt hơn 10 năm qua. Điều này giúp Việt Tiến gây
dựng được hình ảnh và niềm tin cho khách hàng, sự trung thành của khách hàng là yếu tố
làm giảm áp lực cạnh tranh từ các đối thủ mới gia nhập thị trường Nhật Bản. Song song
bên cạnh đó là các dịch vụ hậu đãi cùng với lợi thế chi phí tuyệt đối sẽ làm gia tăng chi
phí chuyển đổi cho khách hàng, giúp Việt Tiến có cơ hội tham gia sâu và đứng vững trên
thị trường.

21


− Thách thức:
Mức độ cạnh tranh trong ngành được coi là cao bởi một số lượng lớn các doanh nghiệp
cùng chạy đua với Việt Tiến như May 10, May Nhà Bè, Thành Công. Đặc biệt là sự tham
gia mạnh mẽ của các sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn ở nước ngoài được đưa vào
Nhật Bản như Zara, H&M,.. cùng các thương hiệu may mặc nổi tiếng và lâu đời tại Nhật
như Uniqlo, Muji, COEDO,.. là trở ngại lớn đối với Việt Tiến khi phải đối mặt với ngày
càng nhiều đối thủ cạnh tranh. Hàng Trung Quốc cũng tấn công mạnh mẽ phân khúc bình
dân theo con đường tiểu ngạch, với sản lượng xuất khẩu vào Nhật Bản rất cao (chiếm
60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu may mặc vào Nhật Bản năm 2017)
CHƯƠNG 3:
I.
1.

2.

MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

Mục tiêu
Mục tiêu kế hoạch trong vòng 12 tháng:

• Doanh thu tăng 40% trước cuối tháng 2 năm 2020
• Tăng 60% mức độ nhận biết thương hiệu
• Tăng 45% mức độ hài lòng của khách hàng
Phân kì mục tiêu
Xuất phát từ nhóm khách hàng mục tiêu là nam giới có độ tuổi từ 25-50 có cuộc sống
tương đối bận rộn, có nhu cầu mặc những loại áo có chất vải thoáng mát thấm mồ hôi
đặc biệt là lịch sự và trang trọng do nhu cầu xây dựng hình ảnh cá nhân của họ là
tương đối cao.
Thêm vào đó căn cứ vào tình hình thời tiết tại Nhật Bản cho thấy:
Nhiệt độ Tokyo mùa xuân trung bình vào tháng 3 khoảng 13 độ ban ngày, 5 độ vào
đêm và sáng sớm. Sang tháng 4, nhiệt độ ban ngày lên 18,5 độ, vào ban đêm và sáng
sớm nhiệt độ khoảng 10,5 độ. Tháng 5 nhiệt độ khoảng 23 độ ban ngày, đêm và sáng
sớm khoảng 15 độ.
Mặc dù là mùa xuân nhưng một nửa đầu là những ngày khá lạnh với tuyết rơi, nhưng
vào nửa sau thì nhiều ngày nắng ấm, không khí rất dễ chịu.
Giai đoạn mùa xuân, tập trung vào tăng mức độ nhận biết của sản phẩm

22


Vào mùa hạ nhiệt độ trung bình dao động khoảng 25 độ, độ ẩm cao dẫn tới nhu cầu
về áo sơ chất liệu thoáng mát thấm mồ hôi, thuận tiện công việc của nam giới là cao
nhất .
Vào mùa thu nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ, thời tiết tương đối dễ chịu, nhu cầu về
áo sơ mi lúc này vẫn tương đối cao, nam giới Nhật Bản có ưu chuộng lịch sự, trang
trọng từ sự kết hợp áo sơ mi và vest.
Giai đoạn hè-thu: Tiếp tục tăng mức độ nhận biết của sản phẩm, quan trọng hơn và
xây dựng sự yêu thích sản phẩm, đẩy mạnh các kế hoạch tăng doanh thu.
Vào mùa đông: Nhiệt độ mùa đông ở Nhật trung bình vào tháng 12 ban ngày khoảng
12 độ, tối và sáng khoảng 5 độ. Vào tháng 1 thì ban ngày khoảng 10 độ, sáng và tối

khoảng 2~3 độ. Vào tháng 2 ban ngày khoảng 10~11 độ, sáng và tối khoảng 3 độ.
Nhiệt độ rất lạnh và có tuyết rơi, nhu cầu mua áo sơ mi giảm
Giai đoạn mùa đông: Tiếp tục tiếp cận khách hàng mục tiêu, đặc biệt tăng độ yêu
thích thương hiệu kích thích quay lại mua hàng lần sau.
Cụ thể qua các giai đoạn:
 Giai đoạn 1: từ tháng 3- tháng 5 ( mùa xuân)
 Tăng 10% doanh thu
 Tăng 25% mức độ nhận biết thương hiệu
 Tăng 15% mức độ hài lòng của khách hàng
 Giai đoạn 2: từ tháng 6 – tháng 11 ( hè thu )
 Tăng 25% doanh thu
 Tăng 25% mức độ nhận biết thương hiệu
 Tăng 25% mức độ hài lòng của khách hàng
 Giai đoạn 3: từ tháng 12- tháng 2 ( mùa đông )
 Tăng doanh thu 5%
 Tăng 13% mức độ nhận biết thương hiệu
 Tăng 5% mức độ hài lòng của khách hàng
3.

Chỉ tiêu đánh giá
 Mức độ nhận biết thương hiệu
• Mức độ nhận biết của chiến dịch truyền thông
• Mức độ nhớ và hiểu về thông điệp truyền thông
• Tỉ lệ khách hàng sử dụng thương hiệu
• Tỉ lệ khách hàng nói tốt và giới thiệu thương hiệu cho người khác
• Số lượng khách hàng like/share/comment trên tất cả các kênh truyền thông.
 Mức độ hài lòng của khách hàng:

23



• Số lượng khách hàng quay lại
• Số lần mua của 1 khách trong vòng 3 tháng
• Số lượng khách hàng phản hồi trên website
 Mức độ tăng doanh thu:
• Số lượng trung bình trên một đơn hàng
• Doanh thu từ hoạt động bán hàng từ kênh online, từ cửa hàng
• Doanh thu từ hoạt động kích thích mua hàng bằng chương trình khuyến mãi
trúng thưởng
• Duy trì tổng lợi nhuận mỗi quý
II.

Kế hoạch truyền thông

1.

Kế hoạch truyền thông

1.1.

Đối tượng mục tiêu

a.
Phân đoạn khách hàng mục tiêu
Đối với khách hàng là nam giới, nhóm khách hàng/người tiêu dùng tại Nhật Bản của Việt
Tiến được chia thành các nhóm tuổi có đặc trưng cụ thể sau:
-

Nhóm nam giới từ 18 -22 tuổi: là các bạn bước đầu bước sang giai đoạn tự do về


mặt học tập, thời gian, ít bị kiểm soát bởi bố mẹ. Đây là giai đoạn các bạn cón những trải
nhiệm đầu đời, thích trải nghiệm những thứ mới mẻ, năng động, xu hướng thời trang
cũng bị ảnh hưởng nhiều, thiên về phong cách năng động, trẻ trung hơn là lịch lãm.
- Nhóm nam giới mới đi làm từ 22-25 tuổi: là những người bắt đầu tự chủ về mặt tài
chính, đã đi làm, và đặc biệt chú trọng đến ngoại hình của mình, bước chuyển tiếp dần từ
phong cách trẻ trung sang lịch lãm, công sở.
- Nhóm nam giới đi làm từ 25-50 tuổi: Trong độ tuổi này, mọi người ưa chuộng sử
dụng phong cách thời trang công sở khi đi làm, hoặc cả trong những trường hợp khác. Họ
chú trọng đến hình ảnh cá nhân, sự nghiệp. Họ tự chủ, tự do về tài chính. Do vậy, Công ty
sẽ tập trung vào phân đoạn thị trường của nhóm khách hàng là nam giới có độ tuổi từ 2550.
-

Nhóm nam giới từ 50 tuổi trở lên: những người này là những người trung niên/già,

họ cũng ưa chuộng phong cách thời trang công sở, tuy nhiên nhóm người này thường
không quá hứng thú với việc mua sắm.

24


b.


Chân dung khách hàng mục tiêu
Giới tính: Nam



Độ tuổi: 25 – 50


Với tổng số dân Nhật Bản ước tính vào cuối năm 2017 là xấp xỉ 128 triệu người (theo
thống kê của Cục thống kê), tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,955, thì số lượng đối
tượng mục tiêu hướng tới là xấp xỉ 59 triệu người.



Mức thu nhập: 150.000 - 200.000 Yên/tháng (30 - 40 triệu VNĐ)

Theo thống kê của Cục thuế, mức thu nhập bình quân của người Nhật là 200.000 - 250.000
Yên/tháng (40 - 50 triệu VNĐ). Do vậy, đa phần người dân Nhật Bản có đủ khả năng và sẵn sàng
chi trả cho các sản phẩm thời trang có mức giá tầm trung.


Nơi sống: 4 thành phố lớn (Tokyo, Kyoto, Osaka, Nagoya)

Tokyo, Kyoto, Osaka và Nagoya là 4 trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại ở Nhật Bản tập
trung nhiều dân cư có trình độ dân trí cao. Đây cũng là 4 thành phố có mức độ tiêu thụ và nhu
cầu về các sản phẩm thời trang công sở cao.


Đặc điểm:

-

Tâm lý học: Quan tâm đến công việc, sự nghiệp; Cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực;
Ưa chuộng phong cách ăn mặc trang trọng, lịch sự

25



×