Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH vụ MUA hộ mỹ PHẨM mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.78 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH KINH DOANH
DỊCH VỤ MUA HỘ MỸ PHẨM MỸ

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Hạnh Phúc

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH VỤ
MUA HỘ MỸ PHẨM MỸ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. HUỲNH HẠNH PHÚC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017
Ý TƯỞNG KINH DOANH...........................................................................................................1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HER BEAUTY.........................................1
1.



Giới thiệu công ty................................................................................................................1

2.

Logo và ý nghĩa của logo....................................................................................................2

3.

Tầm nhìn..............................................................................................................................2

4.

Giới thiệu dịch vụ cung cấp...............................................................................................3

5.

Giá trị cốt lõi........................................................................................................................3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH...................................................3
1.

Phân tích môi trường vĩ mô...............................................................................................3
1.1 Tình hình kinh tế - tài chính.........................................................................................3
1.2 Tình hình pháp luật.......................................................................................................5

2

3


1.3

Môi trường kinh doanh................................................................................................7

1.4

Tình hình văn hóa – xã hội........................................................................................12

1.5

Khoa học – kĩ thuật...................................................................................................14

Phân tích môi trường vi mô.............................................................................................16
2.1

Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................................16

2.2

Nhà cung ứng..............................................................................................................20

2.3

Khách hàng.................................................................................................................22

2.4

Dịch vụ và sản phẩm thay thế...................................................................................25

Phân tích SWOT...............................................................................................................26


CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU KINH DOANH................................................................................31
1.

Mục tiêu ngắn hạn............................................................................................................31

2.

Mục tiêu dài hạn...............................................................................................................31

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH MARKETING (7P).....................................31
1.

Product – Sản phẩm.........................................................................................................31

2.

Price – Giá.........................................................................................................................44

3.

Promotion – Chiêu thị......................................................................................................44

4.

Place - Phân phối..............................................................................................................50

5.

Process – Cung ứng dịch vụ.............................................................................................51


6.

Physical evidence – Điều kiện vật chất...........................................................................52

7.

People – Con người...........................................................................................................52

CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH...................................................................................53


1.

Quy trình hoạt động và phân phối..................................................................................53

2.

Phân tích nhà cung ứng....................................................................................................60

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ.......................................................................................64
1.

2.

3.

4.

Sơ đồ tổ chức.....................................................................................................................64

1.1

Nhân sự cố định của công ty.....................................................................................65

1.2

Nhân sự thuê ngoài....................................................................................................67

1.3

Bảng lương dự kiến...................................................................................................68

Chính sách tổ chức và tuyển dụng..................................................................................69
2.1

Chính sách phúc lợi cho nhân viên:..........................................................................69

2.2

Chính sách phát triển nguồn nhân lực:...................................................................70

Chiến lược phát triển nhân sự.........................................................................................72
3.1

Phân tích môi trường:...............................................................................................72

3.2

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của công ty..................................................73


Dự báo về nhân sự............................................................................................................73

CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH...................................................................................74
1.

Bảng chi phí đầu tư ban đầu............................................................................................74

2.

Bảng khấu hao 3 năm đầu.................................................................................................74

3.

Bảng tổng chi phí..............................................................................................................75

4.

Bảng chi phí hoạt động hằng năm...................................................................................76

5.

Lịch vay và trả nợ.............................................................................................................76

6.

Báo cáo thu nhập dự kiến................................................................................................77

7.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...............................................................................................78


8.

Các chỉ số tài chính...........................................................................................................79

CHƯƠNG 8: QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN..............................................................................80
1.

Rủi ro trong nền kinh tế, pháp luật:...............................................................................80

2.

Rủi ro thương hiệu công ty:.............................................................................................80


Ý TƯỞNG KINH DOANH
Trong cuộc sống ngày càng hiện đại ngày càng phát triển như hiện nay, thì nhu cầu làm
đẹp của con người cũng như thế mà tăng cao, đặc biệt là giới trẻ. Với xu hướng đem mê
cái đẹp, thích hàng ngoại, giới trẻ Việt hiện nay đang muốn thể hiện và trau chuốt bản
thân thông qua vẻ bề ngoài bằng những sản phẩm làm đẹp đến từ các nước trên thế giới.
Quan điểm của người Việt Nam là đồ ngoại đặc biệt là Mỹ luôn chất lượng và tốt, vì vậy
họ cũng an tâm hơn khi sử dụng mỹ phẩm của Mỹ. Họ nắm bắt xu hướng mỹ phẩm mới
thông qua những đoạn clip đánh giá sản phẩm từ những beauty blogger nổi tiếng.
Một số hãng mỹ phẩm của Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản,… cũng đã có mở cửa hàng
chính thức tại Việt Nam.Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam các shop bán mỹ phẩm rất
nhiều, giá thành lại rẻ nhưng số lượng hàng nhái hàng giả cũng không ít, hàng nhái hàng
giả bán tràn lan trên thị trường, nhìn bề ngoài sản phẩm khó mà có thể phân biệt thật giả,
nhưng chất lượng thì không thể nào sánh bằng hàng thật vì giá cả trên lệch khá nhiều.
Nhưng hiện nay đã có hiện tượng giá thành đúng với giá thực tế của sản phẩm nhưng lại
là hàng kém chất lượng, khách hàng phải rất thận trọng để tránh tiền mất tật mang.

Chính vì những lý do trên mà Công ty chúng tôi đưa ra ý tưởng mua hàng hộ, mua hàng
theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể thõa sức mua sắm mỹ phẩm chính hãng
với hàng ngàn mặt hàng chăm sóc và làm đẹp đa dạng phong phú từ rất nhiều các hãng
mỹ phẩm nổi tiếng của thế giới. Không chỉ mua sắm theo nhu cầu của khách hàng mà
công ty chúng tôi còn có dịch vụ tư vấn sản phẩm phù hợp với khách hàng. Là một công
ty chúng tôi đảm bảo về uy tín và chất lượng sản phẩm cho khách hàng để đáp ứng nhu
cầu chăm sóc và làm đẹp của những phái đẹp tại Việt Nam
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HER BEAUTY
1. Giới thiệu công ty
Công ty TNHH HerBeauty là một công ty chuyên mua hộ các sản phẩm mỹ phẩm
từ nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam nhằm đáp ứng các nhu cầu mua mỹ phẩm
ngoại của phụ nữ Việt Nam với chất lượng thật, dịch vụ uy tín và tư vấn chuyên nghiệp.

1


Công ty TNHH HerBeauty đi vào hoạt động vào đầu năm 2018 với vốn điều lệ
200 triệu đồng.
Trụ sở chính kiêm kho hàng của công ty TNHH HerBeauty đặt tại địa chỉ: 207/83,
đường Ba Tháng Hai, phường 11, quận 10.Ngoài ra, công ty còn đặt một văn phòng nhỏ
ở 2381 Rosecrans Ave, Suite 200El Segundo, CA 90245.
2. Logo và ý nghĩa của logo

Logo của công ty là hình ảnh của một cô gái xinh đẹp đặt tay lên chữ B với màu chủ
đạo là màu đỏ tượng trưng cho sắc son và quyến rũ, đây là hình ảnh ví von cho
HerBeauty. Her Beauty sẽ mang đến cho sắc đẹp của các cô gái Việt Nam ngày thêm thu
hút và tỏa sáng hơn.
3. Tầm nhìn
Công ty mong muốn trở thành công ty dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực mua hộ mỹ
phẩm trên thị trường Việt Nam. Được người tiêu dùng biết đến là một công ty uy tín và

chuyên nghiệp.
Sứ mệnh
Đối với khách hàng: Cung ứng đến khách hàng một dịch vụ tốt nhất và chuyên
nghiệp nhất. Không ngừng đổi mới và sáng tạo nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ mang
đến cho khách hàng. Luôn đảm bảo sự tin cậy của quý khách hàng với công ty. Trở thành
một người " bạn thân " đối với phái đẹp.
2


Đối với nhân viên: Tạo lập một môi thường làm việc không chỉ thân thiện mà còn
phải chuyên nghiệp , mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy toàn diện tài năng của nhân
viên trong công ty. Giải quyết mọi khó khăn, truyền tải những kỹ năng nghề nghiệp đến
nhân viên. Luôn có chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ,
nhân viên công ty. Đảm bảo tốt sự bình đẳng, công bằng, văn minh và tuân thủ theo pháp
luật.
Đối với xã hội: Thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đẩy mạnh người tiêu dùng hướng
tới các hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Góp phần xây dựng một xã hội hiện đại.
4. Giới thiệu dịch vụ cung cấp
Đến với Herbeauty.com bạn có thể chọn mua tất cả các sản phẩm mỹ phẩm thuộc các
trang mạng đến từ Mỹ. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà hoặc bất kì nơi đâu có thể kết nối internet
và chọn sản phẩm bạn muốn mua, Herbeauty sẽ thay bạn đặt mua hàng. Với đội ngũ nhân
viên trẻ nhiệt huyết có đam mê về cái cái đẹp, không ngừng cập nhật xu hướng làm đẹp
mới nhất, đội ngũ tư vấn tận tâm luôn giải đáp các thắc mắc của khách hàng mọi lúc mọi
nơi cũng như giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm từ các website uy tín đáng tin cậy.
5. Giá trị cốt lõi
Chuyên nghiệp: trong mọi hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng. Herbeauty luôn
cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng.
Thân thiện: với tất cả các khách hàng đến với Herbeauty luôn chào đón khách hàng
với thái độ niềm nở, vui vẻ.
An toàn: ngay với giao dịch nhỏ nhất Herbeauty luôn trân trọng mọi hoạt động kinh

doanh của mình nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong vận chuyển đến khách hàng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Phân tích môi trường vĩ mô
1.1 Tình hình kinh tế - tài chính
 Xu hướng tăng trưởng kinh tế
3


Thế giới bước sang năm 2017 trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có những dấu
hiệu phục hồi khả quan sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, trồi sụt hồi đầu năm 2016.
Các nền kinh tế lớn đã dần lấy lại được đà tăng trưởng mà đáng kể nhất là kinh tế Mỹ đạt
tốc độ tăng GDP lên tới 3,2% trong quý III/2016 và thị trường tiếp tục có những phản
ứng tích cực sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống. Ở Việt Nam, tại đại hội đại
biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
năm 2017, trong đó có đặt ra chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 sẽ
tăng khoảng 6,7% so với năm 2016. GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2017
tính bằng USD dự báo có thể đạt 2.368 USD. Tổng GDP có thể đạt 205,5 tỷ USD và
dự báo năm 2017 có thể cán mốc 222 tỷ USD. Theo số liệu Tổng cục Thống kê Việt
Nam mới công bố, CPI tháng 12/2016 tăng 0,23%. Tại Hội thảo “Diễn biến thị trường giá
cả ở Việt Nam năm 2016 và dự báo năm 2017, TS. Lê Quốc Phương - Phó giám đốc
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại cho rằng nếu tính CPI bình quân năm
thì CPI có thể đạt 3,5-4% vào năm 2017. Thu hút FDI (vốn đăng ký của các dự án cấp
mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần) trong năm 2016
đạt 24.372,7 triệu USD, tăng 7,1% so với năm 2015
 Vì vậy sự biến đổi tăng trưởng trong nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 vô
cùng lạc quan, một dấu hiệu tốt cho khả năng chi tiêu tăng vọt.
 Phương thức thanh toán
Xu thế tiêu dùng tăng do mức sống tăng kéo theo việc đa dạng hóa các phương thức
thanh toán. Trong vài năm gần đây, sự bùng nổ của thương mại điện tử người Việt ngày
càng có nhiều thay đổi về thói quen, nhận thức trong việc sử dụng thẻ thanh toán nội địa

và quốc tế. Trong năm 2016, tín dụng Việt Nam tăng trưởng nóng lên tới 20%. Tại Hà
Nội, TP HCM, Đà Nẵng và các thành phố lớn, hầu hết giới công chức đều khá quen thuộc
với thẻ tín dụng và sử dụng khá thường xuyên trong các giao dịch thanh toán online, mua
sắm hàng hiệu tại các trung tâm thương mại, hoặc trả tiền tại các nhà hàng vào dịp cuối
tuần. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Tổ
chức thẻ Visa trên thế giới. Các ngân hàng ngày này kích thích mua sắm qua tín dụng

4


bằng nhiều phương giúp cho việc thanh toán tiêu dùng trở nên dễ dàng, nhanh chóng, đơn
giản.
 Thanh toán tín dụng giúp đa dạng hóa phương thức thanh toán, tạo điều kiện cho
khách hàng tiếp cận với mô hình kinh doanh trực tuyến. Song vẫn còn số đông bộ
phận người dân giữ quan điểm mua hàng an toàn “Tiền trao cháo múc” sẽ lo ngại với
hình thức này bởi khách hàng chi trả trước đã vậy còn phải chờ đợi một thời gian mới
được nhận hàng.


Hình thức kinh doanh online
Hình thức quản lí vận hành mới, hiện đại có sự kết hợp với công nghệ mạng điện tử

hứa hẹn sẽ đem lại cho các nhà đầu tư những hiệu quả kinh doanh vượt trội, cụ thể là vận
dụng mô hình cung - ứng BTB (Business to business) hay BTC (Business to customer)
kết hợp với mô hình kinh doanh online hiện đại giúp nhà kinh doanh: đáp ứng kịp thời
nhanh chóng các đơn hàng điện tử theo yêu cầu, hạn chế tối đa tồn kho, kho bãi, mở
rộng thị trường bằng cách tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh phân phối, mạng xã hội…
sẽ góp phần cắt giảm chi phí, đơn giản hóa quy trình quản lí gia tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Thị trường bán lẻ luôn là thị trường béo bở cho các nhà kinh doanh trên thế giới, việc

giao thương buôn bán nội địa không đáp ứng được nhu cầu toàn cầu hóa, vì thế thương
mại xuyên lục địa ngày càng được quan tâm. Vài năm gần đây với việc mở rộng cửa giao
thương, Việt Nam đã thu hút không ít vốn đầu tư nước ngoài, nhờ vậy mà người tiêu
dùng Việt Nam ngày càng chuộng hàng ngoại có chất lượng hơn và đây là một môi
trường kinh doanh màu mỡ cho ngành kinh doanh bán lẻ hàng ngoại nhập.
1.2 Tình hình pháp luật
 Sự trợ giúp của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Viet Nam E – Commerce,
Association)
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) là một tổ chức phi Chính phủ với
hội viên là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trực tiếp kinh doanh bằng thương mại
điện tử; hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc
nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử. Hiệp hội hoạt động trên cơ
5


sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các
hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. Hiệp hội Thương mại điện
tử Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
 Các quy định pháp luật theo mô hình thương mại viễn thông tại Việt Nam cũng được
ban hành nhằm kiểm tra tính pháp lý, công nhận thương hiệu của các nhà kinh doanh
trực tuyến và bảo vệ người tiêu dùng trước sự ồ ạt của môi trường kinh doanh mới
này.
o Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử do Chính phủ ban hành
ngày 16/5/2013 (Nghị định số 52) và Thông tư số 47 là các thương nhân, tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:


Thương nhân, tổ chức cá nhân Việt Nam.




Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.



Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt
động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thiết lập website dưới tên
miền Việt Nam.

o

Để thực hiện kinh doanh đúng luật, bán hàng online cũng như các hoạt động kinh
doanh khác, trước hết chủ thể kinh doanh cần phải xem xét mô hình kinh doanh
của mình có bắt buộc đăng ký hay không. Theo quy định hiện hành, không bắt
buộc đăng ký kinh doanh đối với “cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên”.

o Còn theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại một cách
độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh là cá nhân tự mình hàng
ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép
về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định
6


của Luật Thương mại. Đối tượng này bao gồm cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại như: Buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, đánh
giày, bán vé số, sửa chữa xe… Như vậy, chủ thể thực hiện bán hàng online không

thuộc trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì
phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
o Đăng ký kinh doanh có thể được thực hiện dưới hình thức thành lập doanh
nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH
hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần,…) hoặc đăng ký hộ kinh doanh theo quy
định của Luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh
nghiệp và các văn bản khác có liên quan.
o Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở
hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng
cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website.
o Thông tin phải đảm bảo rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu; được sắp xếp tại
các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực
tuyến;có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau; được hiển thị rõ đối với
khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị mua hàng, giao kết hợp
đồng. Nếu thành lập doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh cần đăng ký tại Phòng
đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư; nếu đăng ký hộ kinh doanh thì
tiến hành thủ tục đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh quận, huyện.
1.3 Môi trường kinh doanh
 Điều kiện khí hậu
Do Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên việc bảo
quản chất lượng mỹ phẩm khi tồn kho hay vận chuyển đạt chuẩn 100% đến tay người tiêu
dùng còn hạn chế, do nóng ẩm nên mỹ phẩm cần bảo quản nơi thoáng mát và nhiều loại
7


phải được lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh, song cũng chính vì thế mà tần suất mua hàng để
lưu giữ của từng khách hàng tăng.
 Xu hướng làm đẹp với mỹ phẩm cao cấp
Thị trường mỹ phẩm có quy mô tương đối rộng lớn và nhu cầu thì ngày càng tăng bởi

quan niệm về cái đẹp ít nhiều đã có sự thay đổi trong nhận thức, nhu cầu làm đẹp tăng
cao, thêm vào đó là sự gia tăng về thu nhập, mức sống của người tiêu dùng đã khiến cho
mỹ phẩm có điều kiện trở thành loại sản phẩm thông dụng. Người Việt hiện tại chi
4USD/người/năm. Hiện nay, hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm cao cấp nổi tiếng giá cao
như Lancome, Shisedo, Fendi, Lower, Loreal hay bình dân như Nevia, Pond,
Hezaline… đều được đông đảo giới làm đẹp biêt đến
Theo dữ liệu từ Trade Map của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và Ngân hàng Thế
giới (WB), từ con số chưa đầy 500 triệu USD năm 2011, giá trị mỹ phẩm nhập khẩu vào
thị trường Việt Nam đã tăng lên hơn 1,1 tỷ USD năm 2016. Con số này được dự báo tiếp
tục tăng gấp đôi, lên khoảng 2,2 tỷ USD vào năm 2020.

8


Đứng đầu trong danh sách những mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam là
nước hoa (chiếm 55%) và các sản phẩm trang điểm (make-up, chiếm 21%). Các dòng sản
9


phẩm còn lại như chăm sóc tóc, các loại kem cạo râu và tinh dầu chiếm 2 - 8%.Nước hoa
và đồ trang điểm tại thị trường Việt Nam theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế
cũng là hai dòng sản phẩm có xu hướng tăng giá mạnh nhất, đạt lần lượt 27% và 10%.

10


Các số liệu này cũng được củng cố khi báo cáo nghiên cứu thị trường của
Euromonitor International cũng cho biết thị trường mỹ phẩm Việt Nam rất chuộng hàng
ngoại với 90% là hàng nhập khẩu, đã vượt mốc 1 tỷ USD từ cách đây 2 năm với mức
tăng trưởng hằng năm thường xuyên đạt 2 con số. Tỷ trọng dành cho mặt hàng này trong

tổng ngân sách của của người tiêu dùng cũng được các chuyên gia ước tính tăng lên mức
1,2% sau 3 năm nữa, so với con số 0,4% của năm 2011.
 Sự thay đổi trong phương thức mua sắm
Trong báo cáo thường niên “Tương lai của thương mại điện tử trong ngành hàng tiêu
dùng nhanh” của Công ty nghiên cứu thị trường đa quốc gia Kantar Worldpanel cuối năm
2016. Ông Fabrice Carrasco – Tổng giám đốc Điều hành của Kantar Worldpanel Việt
Nam, Indonesia và Philippines nhận định: “Thương mại điện tử sẽ trở thành xu thế của
các mặt hàng tiêu dùng nhanh trong tương lai, thu hút nhiều thương hiệu tham gia và
hoàn thiện quy trình kinh doanh một cách nhanh chóng. Doanh số hàng tiêu dùng nhanh
thông qua kênh thương mại điện tử tăng 15% trong vòng 12 tháng tính đến tháng 6/2016,
đạt 48 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng doanh thu bán hàng.
Ông Stéphane Roger – Giám đốc toàn cầu về Hành vi mua sắm và các Kênh bán lẻ
Kantar Worldpanel Việt Nam nhận xét về tổng thể ngành hàng tiêu dùng nhanh đang tăng
trưởng chậm lại và người dùng đang tìm đến sự tiện lợi thông qua mua sắm trực tuyến.
Khảo sát cũng cho thấy, một khi khách hàng đã bắt đầu mua sắm trực tuyến, nhiều khả
năng họ sẽ tiếp tục thực hiện. Nhóm người dùng này qua mỗi năm lại chi nhiều tiền hơn
mua trên mạng, dẫn đến sụt giảm số lần mua sắm tại các cửa hàng truyền thống, 50%
doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh từ trực tuyến đến từ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, tăng
trưởng 8,1% trong năm qua. Giá trị giỏ hàng trực tuyến ngày càng lớn, người mua thường
chi tiêu nhiều hơn cho mỗi giao dịch trên mạng so với mua hàng truyền thống.
Tận dụng hình thức kinh doanh hiện đại và sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng kết
hợp với nhu cầu làm đẹp của người Việt Nam, các thành viên đã mạnh dạng tìm hiểu

11


nghiên cứu tích lũy kinh nghiệm từ các hình thức kinh doanh trực tuyến có mô hình
tương tự để làm nền tảng cho sự phát triển của công ty sau này.
Đánh giá hiệu quả bán hàng thông qua các công cụ trực tuyến


Việc số lượng mỹ phẩm nhập khẩu ngày càng lớn vào Việt Nam, sự phát triển của
ngân hàng tín dụng và xu hướng tiêu dùng toàn cầu thông qua thương mại điện tử cho
thấy tìềm năng của loại hình kinh doanh về sản phẩm dịch vụ này trong tương lai là vô
cùng triển vọng.
Nhóm chọn lựa hình thức bán hàng trực tuyến là công cụ chính vì nó giải quyết được
khó khăn về khoản cách cũng như cách thức thủ tục mua hàng của khách hàng, cập nhật
xu hướng bán hàng hiện đại tạo sự mới lạ mua hàng tăng khă năng thu hút, giúp doanh
nghiệp khẳng định thương hiệu và xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng.
1.4 Tình hình văn hóa – xã hội
 Nhu cầu tự nhiên và sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt
Làm đẹp là nhu cầu tối thiểu của con người trong thời đại mới, một vẻ ngoài cân đối,
gương mặt khả ái, da dẻ hồng hào giúp ta sống tự tin hơn. Làm đẹp có thể bằng nhiều
cách như: lập kế hoạch ăn uống, tập thể dục, uống bổ sung tinh chất hay sử dụng mỹ
phẩm chăm sóc sắc đẹp…
12


Cuộc sống hiện đại luôn là kẻ thù thời gian, nhất là đối với Việt Nam một đất nước
đang đà phát triển mạnh mẽ cần một lực lượng lao động mạnh mẽ thì nhịp sống của con
người trong xã hội cũng vì thế mà biến đổi mà vận động không ngừng nghỉ, con người
luôn làm bạn với công việc không còn thời gian nhiều cho các hoạt động nhàn rỗi và để
tận dụng thời gian họ thay đổi hành vi và sử dụng công nghệ trong giải trí, sinh hoạt
nhiều hơn như: bếp điện, máy lạnh, máy tính, ti vi, điện thoại Smart phone, máy tính
bảng,… để tìm đến sự tiện lợi và tối ưu hóa lợi ít. Thói quen, hình thức tiêu dùng cũng
dần chuyển sang hình thức mua sắm điện tử với các ứng dụng trực tuyến thông minh.
 Đặc tính vùng miền
Theo Tổ chức kết nối thương mại Liên minh châu Âu – Việt Nam (EU – Vietnam
Business Network – EVBN), khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ đang dẫn đầu cả nước
về xu hướng tiêu dùng các sản phẩm làm đẹp với quy mô hơn 67% toàn thị trường, khu
vực miền Bắc chiếm gần 30% trong khi Bắc Trung Bộ chỉ chiếm khoảng 3,13%.

Báo cáo vừa công bố của Kantar Worldpanel, tổ chức nghiên cứu hành vi người mua
hàng cho biết, có 80% người tiêu dùng tại thành thị mua ít nhất 1 sản phẩm chăm sóc sắc
đẹp trong 1 năm. Tỷ lệ chi tiêu cho các dòng sản phẩm này chiếm khoảng 25% tổng chi
cho chăm sóc cá nhân. Khảo sát cũng cho thấy, trung bình mỗi người tiêu dùng chi
khoảng 104.000 đồng cho mỗi lần mua sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, cao hơn 41% so với
số tiền chi ra cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân thông thường. Trong đó, những nhóm
hàng được ưa chuộng theo khảo sát là sản phẩm tẩy trang, kem chống nắng và son dưỡng
môi.

13


1.5 Khoa học – kĩ thuật
 Xu hướng ứng dụng điện thoại di động

14


Thời đại công nghệ con người biết ứng dụng sử dụng khoa học công nghệ vào đời
sống nhiều hơn. So với những hình thức kinh doanh truyền thống thì xu thế kinh doanh
trên nền tảng di động, thiết bị di động với các ứng dụng công nghệ (App…) … đang là
một hình thức kinh doanh hiện đại nhất ngày càng trở nên phát triển và nóng sốt hơn bao
giờ hết. Cùng với sự thay đổi thuật toán của Google, ưu tiên cho những website thân
thiện với thiết bị di động. Số lượng người dùng sử dụng các thiết bị di động ngày càng
nhiều vì thế các doanh nghiệp trên thế giới nói chung như Alibaba, Amazon, Ebay,
Walmart.. và Việt Nam nói riêng như Lazada.vn, Sendo.vn, Zalora.vn, Tiki.vn… đã nắm
bắt được xu hướng và tập trung phát triển kinh doanh trên nền tảng này kết hợp thiết kế
web có giao diện thân thiện với điện thoại thông minh, máy tính bảng.. sẽ thu hút được số
đông người tiêu dùng có thói quen lướt web bằng thiết bị di động.
Ở một khía cạnh khác, thị trường thương mại viễn thông chỉ thích hợp với những

doanh nghiệp có đủ sức về tài chính mới có thể trụ vững và chạy được đường dài trên
cuộc đua khốc liệt này. Những doanh nghiệp nhỏ không đủ tiềm lực tài chính rất dễ bị
đóng cửa nửa đường. Bởi kinh doanh online qua mạng viễn thông phải kiên nhẫn vì
người dùng Việt Nam chỉ đang mới làm quen với với cách thức mua sắm trực tuyến và
chi phí sử dụng và duy trì ứng dụng này.

 Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội Thương mại điện tử TpHCM 2017
Trong số các doanh nghiệp cho biết có website phiên bản di động hoặc ứng
dụng bán hàng, có tới 41% doanh nghiệp đã cho phép người mua thực hiện toàn
15


bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động, 29% có triển khai chương trình
khuyến mại dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động để mua sản phẩm
và 49% doanh nghiệp có nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động.
Tỉ lệ hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động

 Sự bùng nổ của công nghệ và sự phát triển của dịch vụ tín dụng làm cho xã hội tạo ra
nhiều hình thức kinh doanh mới với quy mô thương mại không ngừng mở rộng, hỗ
trợ tối đa nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Đối với hình thức kinh doanh của nhóm
luôn gắn liền với yếu tố điện tử ngoài việc biết vận dụng sáng tạo các trang điện tử
kết hợp hỗ trợ của dịch vụ tín dụng thì vấn đề được đặt ra là làm thế nào quản lí, duy
trì sản xuất nâng cao lợi nhuận trong một nền kinh tế luôn luôn vận động phát triển
và cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
2 Phân tích môi trường vi mô
2.1 Đối thủ cạnh tranh
HIỆN TẠI

TIỀM NĂNG


16


SẢN
PHẨM

DỊCH VỤ

 Những thương hiệu mỹ phẩm
Mỹ đã có cửa hàng đại diện
tại Việt Nam

 Những thương hiệu đã có
cửa hàng nhưng có 1 số sản
phẩm chưa được bán tại
Việt Nam
 Những thương hiệu mỹ
phẩm Mỹ chưa gia nhập thị
trường Việt Nam

 Các công ty mua hộ sản
phẩm từ nước ngoài về Việt
Nam
 Các cá nhân mua hộ
 Các con buôn xách tay sản
phẩm về Việt Nam bán

 Các công ty dịch vụ mua hộ
mở rộng nghiên cứu về thị
trường và tư vấn khách

hàng

2.1.1 Đối thủ hiện tại
 Sản phẩm:
Những thương hiệu mỹ phẩm Mỹ đã có cửa hàng đại diện tại Việt Nam như các hãng
Nyx, Maybelline…Khách hàng có thể trực tiếp đến các Store để mua hàng vì lý do mua
xong sản phẩm có liền trong tay, không cần chờ đợi quá lâu và vì ở Store có sản phẩm
thử để khách hàng cảm nhận.
-

Ưu điểm: Khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng xem tận mắt sờ tận tay,
được dùng thử sản phẩm, có sản phẩm trong tay trong tíc tắc.

-

Khuyết điểm: Giá cao hơn so với giá sản phẩm bên Mỹ rất nhiều, có một số
sản phẩm vẫn chưa về đến Store tại Việt Nam.

 Dịch vụ:
Các công ty mua hộ sản phẩm từ nước ngoài về Việt Nam chẳng hạn như Amazon,
Vietaircargo, Shipto… Đây là các dịch vụ mua hộ hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam
nhưng phạm vi hàng hóa quá lớn, đủ tất cả các loại như quần áo, giày dép, nước hoa…
không chỉ có riêng mỹ phẩm. Đặc biệt là các dịch vụ này không tư vấn về sản phẩm để
khách hàng lựa chọn, mà là chỉ cần khách hàng đặt mua thì họ sẽ đặt hộ.
-

Ưu điểm: Đặt mua đa dạng hàng hóa sản phẩm
17



-

Khuyết điểm: Không chuyên về mỹ phẩm, cũng không có dịch vụ tư vấn sản
phẩm cho khách hàng.

Các cá nhân mua hộ tại Việt Nam hiện nay rất nhiều, nhưng đó đều là những cá nhân
nhỏ lẻ họ chỉ đặt theo nhu cầu của khách hàng không hề có dịch vụ tư vấn sản phẩm.
-

Ưu điểm: mua hộ nhiều mặt hàng

-

Khuyết điểm: không có dịch vụ tư vấn sản phẩm

Các con buôn xách tay sản phảm về Việt Nam bán, chẳng hạn như những người vì
tính chất công việc thường xuyên bay sang Mỹ, sẵn tiện họ về họ sẽ mang một lượng
hàng hóa về bán, nhưng không nhiều và không đa dạng mỹ phẩm.’
-

Ưu điểm: Giá rẻ

-

Khuyết điểm: Bán sản phẩm chứ không đặt mua theo nhu cầu của khách

2.1.2 Đối thủ tiềm năng
 Sản phẩm:
Những thương hiệu đã có cửa hàng tại Việt Nam nhưng có 1 số sản phẩm vẫn chưa
được bán tại các cửa hàng. Chẳng hạn như Maybelline tại Mỹ có rất nhiều dòng mascara,

gần như 10 dòng khác nhau, mỗi dòng có 1 công dụng đặc biệt, nhưng ở cửa hàng Việt
Nam chỉ có khoảng 4 5 dòng. Đó rất bất tiện cho khách hàng muốn mua tại Store nhưng
không có sản phẩm mình muốn. Hiện tại chưa có nhưng có thể trong tương lai các hãng
nãy sẽ cập nhật xu thế thị trường Việt Nam mà nhập toàn bộ sản phẩm có bên thị trường
Mỹ về Việt Nam.
Những thương hiệu mỹ phẩm rất nổi tiếng tại Mỹ nhưng chưa gia nhập thì trường
Việt Nam như Kylie, ELF, TomFord… Trong tương lai các hãng này rất có thể sẽ gia
nhập thị trường Việt Nam.
 Dịch vụ:
Các công ty dịch vụ mua hộ sẽ có thể mở rộng thị nghiên cứu thị trường, phân chia
các bộ phận theo các sản phẩm hàng hóa khác nhau và sử dụng dịch vụ tư vấn.
Định vị thương hiệu
KHUYÊT ĐIỂM

ƯU ĐIỂM

18


SHIPTO.VN

+ Giá cả không rõ ràng, cụ thể
(giá web+ tax+ phí ship về VN)
+ Trang web không chuyên về
mỹ phẩm mà tập trung vào ship
tất cả các mặt hàng từ Mỹ. chưa
nắm bắt xu hướng trang điểm
của giới trẻ hiện nay.
+ Không có nhân viên tư vấn –
chăm sóc KH.

+ Giao diện chưa bắt mắt. nhìn
còn rối. Không để lại ấn tượng
cho người xem.

+ Đa dạng mặt hàng ( từ
trang điểm mắt – môi) –
chăm sóc da.
Phương thức thanh toán
đa dạng
Có cả dịch vụ vận
chuyển hàng hóa theo
nhu cầu

DICHVUMUAHANGMY. + Là trang web không chuyên
COM
sâu về mỹ phẩm mà tập trung
tất cả các mặt hàng khác như
shipto.vn.
Không có dịch vụ tư vấn sản
phẩm phù hợp với khách hàng
Quá nhiều sản phẩm, dịch vụ
nên khi nhìn vào giao diện web
cảm thấy rất rối mắt.
Chưa có ứng dụng mua hàng
trên điện thoại.

+ Giao diện đưa những
sản phẩm đang được
mọi người quan tâm lên
trang đầu. Tạo ấn tượng

cho người xem.
+ Khi xem chi tiết sản
phẩm thì lập tức sẽ có
khung gợi ý sản phẩm
nên mua kết hợp (vd:
masscara thì gợi ý sp là
chì kẻ mắt và che khuyết
điểm mắt)
+Đa dạng các mặt hàng
– cập nhật những xu
hướng đang được giới
trẻ quan tâm.
+ Miễn phí giao hàng
trong nội thành.

19


FADO.VN

+ Giá ship hàng về VN còn cao
hơn so với các trang web khác.
+ không đa dạng về mặt hàng
trang điểm – không tập trung
chuyên sâu vào chăm sóc da –
trang điểm. là trang web nhận
order các mặt hàng đa dạng từ
nước ngoài (Mỹ, Nhật,Hàn)
+ Không đầu tư vào chăm sóc
KH – có feedback nói fado lừa

đảo – order thanh toán rồi
nhưng chờ hàng và không thấy
phản hồi.

+ Giá cả cụ thể, rõ ràng.
Có dịch vụ vần chuyển
hàng từ nước ngoài về
Việt Nam
Không chỉ vận chuyển
và mua hộ hàng từ Mỹ
mà còn từ các nước khác
Phương thức thanh toán
dễ dàng

Giá cả

Fado
Shipto

Dichvumuahangmy
Her Beauty
Dịch vụ tư vấn

2.2 Nhà cung ứng
Công ty sử dụng dịch vụ vận chuyển FedEx Express để vận chuyển hàng hóa về Việt
Nam

KG

5


10

15

20

30

40

50

100

20


USD

67,51

121,35

168,65

208,95

249,90


268,75

352,43

702,78

1,385,32

2,213,42

3,076,17

4,764,06

5,697,72

6,127,50

8,035,40

16,023,3

8

4

6

0


0

0

4

8

277,066

221,342

205,078

238,203

189,924

160,708

153,88

160,234

67,69

123,03

189,88


235,33

332,78

416,70

521,70

1038,7

1,543,33

2,805,08

4,329,26

5,365,52

7,587,38

9,500,76

11,894,7

23,682,3

2

4


4

4

4

0

6

6

308,666

280,508

288,618

268,276

252,913

237,519

237,895

236,824

FedEx
Econom

y ( 5-10

VND

days)
VND/k
g

FedEx

USD

Priority
(1-4
days)

VND

VND/k
g

Do trong thời gian đầu hoạt động, số lượng đơn hàng không ổn định, công ty sẽ chọn
gói dịch vụ phổ thông FedEx Economy (5 đến 10 ngày vận chuyển) và số kg hàng ước
chừng khoảng 40kg tương đương với giá 160.708 VNĐ một ký. Sau một thời gian hoạt
động với một lượng đơn hàng ổn định công ty dự định sẽ sử dụng gói vận chuyển 50kg
tương đương 153.880 VNĐ 1 ký, mặt khác sẽ mở rộng thêm gói dịch vụ ưu tiên FedEx
Priority với thời gian vận chuyển nhanh hơn (trong vòng 1 đến 4 ngày vận chuyển), tạo
nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
2.3 Khách hàng
 Theo kết quả nghiên cứu thị trường Q&Me vào cuối năm 2015 về thói quen tiêu dùng

của phụ nữ Việt về mỹ phẩm có 24% người khảo sát trang điểm hằng ngày, Phụ nữ
21


×