Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2018-2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.32 KB, 6 trang )

PHÒNG GD & ĐT SÓC SƠN
TRƯỜNG TH PHÚ CƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
/BCPhú Cường, ngày 11 tháng 06 năm 2019

THPC

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện kế hoạch BDTX cán bộ quản lý và giáo viên
Năm học 2018 - 2019
-Thực hiện Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ GD&ĐT
về việc ban hành chương trình BDTX CBQL trường tiểu học
-Thực hiện Thông tư 32/2011/TT-BGD&ĐT ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT
ban hành chương trình BDTX giáo viên tiểu học.
-Thực hiện Thông tư 26/2012/TT-BGD&ĐT, ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về
việc ban hành Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và GDTX
-Thực hiện hướng dẫn tại công văn số 4275/SGD&ĐT-TCCB ngày 10/11/2016 của
Sở GD&ĐT Hà Nội về việc thực hiện công tác BDTX hàng năm đối với CBQL và giáo
viên
- Thực hiện Kế hoạch /KH BDTX của PGD&ĐT Sóc Sơn ngày tháng 9 năm
2018 về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mần non, tiểu học, trung học cơ sở năm
học 2018 - 2019;
Thực hiện kế hoạch số 04/KH-THPC ngày 11 tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Phú Cường về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học
2018 - 2019;
Căn cứ vào kết quả triển khai và thực hiện bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của cán bộ,
giáo viên trong năm học qua.
Trường Tiểu học Phú Cường báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học
2018 - 2019 gồm những nội dung sau đây:


I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Quy mô trường, lớp, học sinh:
Tổng số lớp : 32
Khối 1 : 9 lớp

Khối 2 : 7 lớp


Khối 3 : 6 lớp

Khối 4 : 5 lớp

Khối 5 : 5 lớp
Tổng số học sinh : 1434
Khối 1: 418 học sinh

Khối 2: 310 học sinh

Khối 3: 262 học sinh

Khối 4: 231 học sinh

Khối 5: 213 học sinh
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 57 người; trong đó:
+ Quản lý: 03 người; Giáo viên: 46 người; nhân viên hành chính: 08 người
+ Biên chế: 44 người;

Hợp đồng ngân sách: 08 người. Hợp đồng 9 tháng: 04 người

Hợp đồng trường 01 người

2. Điều kiện khó khăn và thuận lợi.
1. Thuận lợi.
- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Sóc Sơn, Hội đồng
Nhân dân và UBND xã Phú Cường và sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành đoàn
thể của huyện đối với công tác giáo dục.
- Việc triển khai phong trào đổi mới sáng tạo trong dạy học được thực hiện cụ thể từ
đầu năm học 2018 - 2019 , tiến hành từng bước, cẩn thận và khoa học theo đúng Hướng
dẫn và Kế hoạch của Phòng giáo dục nên đã đạt được kết quả nhất định.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường được tập huấn, hướng dẫn
cụ thể nên thuận lợi cho việc đăng ký và thực hiện kế hoạch cá nhân
2. Khó khăn.
Cơ sở vật chất nhà trường học hiện nay chưa đồng bộ và đầy đủ, chưa có các
phòng chức năng, kinh phí cho sửa chữa xây dựng các phòng học còn hạn chế nên đã
ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của các nhà trường.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
1. Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch.
- Nhà trường đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp đến toàn thể
các bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011
của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch số /KH- PGD&ĐT ngày / /2018
của Phòng GD&ĐT Sóc Sơn về Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên
năm học 2018-2019; Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo


viên và cho cán bộ quản lý ngay từ đầu năm học (KH số 04/KH-THPC ngày 11 tháng 9
năm 2018).
- Yêu cầu từng giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân.
- Ban giám hiệu phê duyệt từng kế hoạch BDTX của từng giáo viên.
- Yêu cầu triển khai và thực hiện theo kế hoạch.
- Khi được cung cấp tài liệu nhà trường yêu cầu cá nhân, tổ khối mượn và sử

dụng tài liệu để bồi dưỡng.
2. Kiểm tra, đôn đốc, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đơn vị.
- Ban giám hiệu đã theo dõi kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học
tập. Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nhà trường thường xuyên cập nhật và
điều chỉnh các nội dung phù hợp, kiểm tra đột xuất các nội dung bồi dưỡng của cán bộ.
Kiểm tra sổ ghi chép của mỗi cá nhân, nhận xét cụ thể, chỉ ra các mặt hạn chế các biện pháp
khắc phục với mỗi cán bộ, giáo viên.
Các nội dung BDTX được lồng ghép trong hoạt động chuyên môn của tổ, khối,
các tổ khối thường xuyên được rút kinh nghiệm, và đề ra phương hướng phù hợp với
mỗi cá nhân.
- Nhà trường đã tổ chức kiểm tra, khảo sát công tác tự bồi dưỡng thường xuyên
của cán bộ quản lý như: dự giờ, kiểm tra năng lực sư phạm, tổ chức cho giáo viên kiểm
tra viết thu hoạch theo nội dung mỗi các nhân tự đăng ký. Nhà trường tiến hành kiểm tra
giáo viên và tổ chức đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng thường xuyên trong năm học
2018 - 2019 của từng giáo viên.
III. BỒI DƯỠNG, TỰ BỒI DƯỠNG.
1. Số lượng đăng ký:
- Tất cả cán bộ, giáo viên trong nhà trường (49/49 CB, GV)
2. Công tác kiểm duyệt đăng ký chuyên đề bồi dưỡng.
- Thực hiện vào tình hình thức tế của đơn vị, những yêu cầu đổi mới nhà trường
đã chỉ đạo của các tổ đăng ký, thực hiện những chuyên đề mới, khó, các nội dung còn
vướng mắc hoặc các nội dung mà mỗi cá nhân giáo viên còn yếu. Mỗi chuyên đề được
phân công cụ thể người thực hiện, người hỗ trợ, nhà trường kiểm tra và phê duyệt từng
nội dung chuyên đề, sau đó thống nhất, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá, rút
kinh nghiệm, nhân rộng. Năm học 2018 - 2019, nhà trường đã tổ chức có hiệu quả 06
chuyên đề về bồi dưỡng thường xuyên: chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng
5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về việc tiếp tục đổi



mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập; Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học theo thông tư 22 của Bộ giáo
dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học; Một số phương pháp dạy
học tích cực ở tiểu học (Phương pháp bàn tay nặn bột..), hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
Mạng Internet - tìm kiếm và khai thác thông tin. Sử dụng phần mềm Giáo dục điện tử
(Esam) và Cơ sở dữ liệu (EMIS)
IV. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG, TỰ BỒI DƯỠNG.
1. Ưu điểm.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của phòng giáo
dục đào tạo Sóc Sơn, đặc biệt là tổ chuyên môn tiểu học.
- 100% giáo viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, tập thể giáo viên
luôn đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc, có ý thức tự học tự rèn, cố gắng
phấn đấu nâng cao tay nghề.
a. Nội dung bồi dưỡng 1 (30 tiết/năm học): Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ năm học của cấp học, ngành học, được áp dụng thống nhất trong cả
nước theo quy định của Bộ GD&ĐT:
- Từ những nội dung bồi dưỡng, những bài học trong tài liệu kết hợp với thực tế
giảng dạy cán bộ, giáo viên trong nhà trường đã nắm vững được một số nghị quyết, chỉ
thị, quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng, của ngành, cập nhật kiến thức về chính trị,
kinh tế, xã hội; Nghị quyết của BCH trung ương Đảng, của Thành ủy Hà Nội, của cấp
ủy địa phương. Cụ thể:
-Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo,
đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Các vấn đề lý luận cơ bản và những điểm mới trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư và Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
- Tình hình quốc tế, trong nước, trong Thành phố và huyện nổi bật trong 6 tháng đầu năm
2018; tình hình KT - VH - XH; các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng bộ huyện;
- Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo

dục quốc dân theo tinh thần triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28 tháng 3
năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 về
phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ.


- Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các nội dung về đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Nội dung bồi dưỡng 2 (30 tiết/năm học): Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ phát triển GD&ĐT của địa phương:
- Nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên vào thời gian
nghỉ hè: 30 tiết/ năm học/ giáo viên với nội dung: Giáo dục địa phương các môn học ít
giờ (12 tiết); Đổi mới cách dạy và cách học các môn học ở tiểu học, cách đánh giá học
sinh theo thông tư 22 và văn bản hợp nhất số 03 của BGD (18 tiết)
c. Nội dung bồi dưỡng 3 (60 tiết/năm học): Bồi dưỡng tự chọn.
Bồi dưỡng tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực quản lý và nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi CBQL và giáo viên.
- Những yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương năm học
2018 – 2019 và nội dung các modul bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp
của giáo viên 60 tiết/ năm học/ giáo viên (Nâng cao hiểu biết về đối tượng giáo dục (10
tiết); Tăng cường năng lực triển khai dạy học (9 tiết); Nâng cao năng lực hiểu biết về
môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập; Tăng cường năng lực sử dụng
thiết bị dạy học và UDCNTT trong dạy học; Tăng cường năng lực triển khai dạy học;
Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh). Qua công tác
BDTX cán bộ, giáo viên, nhân viên tích lũy được một số kinh nghiệm và áp dụng có
hiệu quả trong công tác, trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho học sinh.
- Cán bộ, giáo viên nghiên cứu các loại sách BDTX sử dụng làm tư liệu báocáo
hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm các nội dụng thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học, nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng
cho CBQL, giáo viên, nhân viên đáp ứng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Những cán bộ, giáo viên tiêu biểu trong công tác BDTX như các Đ/c: Nguyễn
Thị Kim Hoa, Nguyễn Thị Hải Yến, Lê Thị Chín, Trần Thị Thu Hương, Đỗ Thị Kim
Liên .
2. Tồn tại
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu các phòng chức năng, một số phòng
xuống cấp, thấm dột nên ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của giáo viên.
- Một số giáo viên còn ít đọc tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.


- Một số giáo viên còn hạn chế về trình độ công nghệ thông tin chưa đáp ứng việc
cập nhật vào mạng intenet để tự học.
3. Đánh giá xếp loại
- Nhà trường tổ chức kiểm tra; đánh giá xếp loại Cán bộ, Giáo viên về công tác
bồi dưỡng thường xuyên theo quy trình từ cá nhân, tổ khối đến Hội đồng nhà trường
một cách nghiêm túc, khách quan, chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm của từng cá nhân
và biện pháp khắc phục trong những năm học tiếp theo.
* Kết quả
- Tất cả giáo viên đều nhận thức đúng về công tác bồi dưỡng thường xuyên, có ý
thức tích cực, tự giác bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn. 49/49
đồng chí được bồi dưỡng thường xuyên và có kết quả kiểm tra đánh giá.
- Kết quả Bồi dưỡng thường xuyên của CB,GV nhà trường như sau:
Tổng số CBQL và giáo viên 49 đ/c.
+Quản lý: 03/03 đ/c Đạt yêu cầu = 100%
+ Giáo viên:
+ Loại giỏi (G)


: 32 đồng chí, tỉ lệ 69,57 %;

+ Loại khá (K)

: 14 đồng chí, tỉ lệ 30,43 %

Tổng cộng (Loại G + Loại K)

: 46 đồng chí, tỉ lệ 100%;

Không có đồng chí nào không hoàn thành
Kết quả cụ thể theo mẫu 2.1 (đính kèm).

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện chương trình Bồi dưỡng thường xuyên đối
với CBQL và Giáo viên trường Tiểu học Phú Cường năm học 2018-2019.
Nơi nhận:
- PGD ( để B/c);
- Lưu VT.

TM.BAN GIÁM HIỆU



×