1
VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do lựa chọn đề tài
Vận động hành lang được biết đến như một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam
nhưng lại rất quen thuộc ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Vận động hành lang
giữ một vai trò tất yếu trong đời sống xã hội tại một số quốc gia bởi lẽ không phải ở
đâu hoạt động này cũng được coi là hợp pháp. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước phát triển, vận động hành lang được xem là một ngành công nghiệp “tỷ đô”,
ngành “cơng nghiệp khơng khói” đem lại lợi nhuận cao nên lĩnh vực này luôn được
xem là mảnh đất béo bở, thu hút được nhiều người tham gia và lựa chọn nó để gắn bó
và theo đuổi như một đam mê, nghề nghiệp 1. Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu được xem là
thiên đường, miền đất hứa của vận động hành lang vì nó hoạt động với tần suất rất
nhộn nhịp và sầm uất tại nơi đây. Vận động hành lang mang lại những lợi ích to lớn,
đặc biệt, đem lại nguồn lợi ích vật chất đáng kể cho những tổ chức, cá nhân làm công
việc vận động, dưới tên gọi là những nhà vận động hành lang. Vận động hành lang hoạt
động trong khuôn khổ các quy định của pháp luật sẽ phát huy được hiệu quả to lớn, tác
động đến nhiều bên: Nhà nước, người bị tác động bởi các chính sách, pháp luật, tổ
chức, cá nhân thực hiện vận động...
Thực tiễn xã hội tại nước ta hiện nay, vận động hành lang thường được hiểu
gắn kèm với những ý nghĩa khá tiêu cực: dưới nhận thức của nhiều người vận động
hành lang là một hoạt động đi đêm, phi pháp với mục đích sử dụng tiền bạc mua chuộc
các cơ quan, người có thẩm quyền để họ ban hành những văn bản pháp luật, hoạch
định chính sách cho phù hợp với lợi ích của một nhóm người trong xã hội. Mặc khác,
căn cứ vào thực tiễn xã hội của nước ta, vấn nạn tham nhũng, hối lộ đã tồn tại và đang
1
(truy cập ngày 26/06/2013)
2
diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ở mức độ báo động và ngày càng gia tăng trầm trọng. Các
hoạt động tiêu cực này như một hiệu ứng hình ảnh, tác động xấu đến yếu tố tâm lý, tạo
nên cách nhìn thiếu thiện cảm từ phía dân chúng đối với vận động hành lang. Phải
chăng bởi những lập luận này mà pháp luật Việt Nam hiện tại vẫn chưa thừa nhận, luật
hoá vận động hành lang, tạo những điều kiện cần và đủ cho hoạt động này đi vào thực
tiễn.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế
theo chiều sâu và chiều rộng nên thương mại đã có phần khởi sắc, đạt được những
thành tựu đáng kể. Thành công bước đầu tiên đánh dấu việc Việt Nam chính thức hội
nhập vào sân chơi chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực thương mại là nước ta
trở thành thành viên chính thức của WTO. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của
WTO từ ngày 11/01/2007, là sự kiện quan trọng, mang tính bước ngoặt trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong thời gian qua, quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu sắc đến kinh tế và
xã hội Việt Nam như: tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI) tăng nhanh, mơi trường kinh doanh được cải thiện và minh
bạch hơn, thể chế kinh tế theo định hướng thị trường được củng cố và hoàn thiện nhanh
hơn, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao: (i) GDP
năm 2011 đạt xấp xỉ 120 tỷ USD, gấp gần 2,3 lần năm 2006 (53 tỷ USD); (ii) GDP đầu
người đạt trên 1.300 USD, gấp hơn 2 lần năm 2006 (640 USD); (iii) kim ngạch xuất
khẩu đạt 96,3 tỷ USD 2. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nhất định, Việt Nam cịn
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: rất ít doanh nghiệp Việt Nam có được
một tầm nhìn và chiến lược dài hạn, hoạt động kinh doanh theo thói quen cũ, chưa tìm
ra hướng mới, năng lực nghiệp vụ của các doanh nghiệp cịn hạn chế. Một khó khăn
khác mà các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên gặp phải khi mở rộng thị trường ra
/>%C3%A3-h%E1%BB%99i-vi%E1%BB%87t-nam-sau-5-n%C4%83m-gia-nh%E1%BA%ADp-t%E1%BB%95ch%E1%BB%A9c-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi ( truy cập
ngày 26/06/2013)
2
3
nước ngồi chính là việc một vài thị trường xuất khẩu đã dựng lên một vài rào cản kỹ
thuật kiểm sốt chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia nước sở tại. Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp Việt Nam cịn gặp điêu đứng, thua lỗ nặng vì các vụ kiện tụng được
thực hiện bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ là một trong
những thị trường mang tính tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới. Các
sản phẩm: nông sản, thủy sản, giày dép, may mặc... được sản xuất tại Việt Nam hầu
như đều xuất khẩu vào thị trường của các quốc gia này. Tuy nhiên, trong những năm
vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam liên tục bị kiện bởi doanh nghiệp của các quốc
gia này và bị áp thuế bán phá giá, gây thiệt hại đáng kể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến việc kém ưu thế của doanh nghiệp nước ta tại thị trường nước ngoài nhưng một
trong những nguyên nhân chính được sử dụng để lý giải cho sự thất bại của các doanh
nghiệp Việt Nam tại thị trường ngoại địa chính là chúng ta chưa làm quen và áp dụng
vận động hành lang để tác động đến cơ quan, người có thẩm quyền của các nước sở tại
nhằm chiếm được những ưu thế nhất định trong vụ kiện. Trong khi đó, các đối tác làm
ăn với các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là những nước được xem là quê hương, là
miền đất hứa, là thiên đường của vận động hành lang. Tại các quốc gia nêu trên, người
dân đã rất quen thuộc và ưa chuộng hoạt động vận động hành lang và họ xem đó là một
điều tất yếu, khơng thể thiếu trong đời sống chính trị xã hội. Từ sau vụ tranh chấp cá
tra, cá basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp tại Việt Nam đã rút ra được
nhiều bài học đắt giá khi làm ăn tại thị trường nước này đồng thời tìm ra những nguyên
nhân dẫn đến thất bại trong vụ tranh chấp. Thêm một lần nữa, vận động hành lang đã
khẳng định vai trị của mình khi là một trong những yếu tố chính dẫn đến việc thua
kiện của các doanh nghiệp sản xuất cá tra, cá basa của Việt Nam khi nhập khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ. Cũng từ sau thất bại của vụ kiện này, các doanh nghiệp Việt Nam đã
thận trọng hơn trong việc tìm hiểu về văn hoá pháp lý của nước sở tại nếu muốn mở
rộng thị trường kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Cho đến thời điểm hiện tại, sau thực
tiễn của nhiều vụ tranh chấp thì vận động hành lang được xem là một trong những yếu
4
tố quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam dành mối quan tâm hàng đầu trước khi
thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích bảo vệ tối đa lợi ích của mình.
Thực tiễn trong những năm vừa qua, vận động hành lang đã manh nha và xuất
hiện tại Việt Nam3. Tuy nhiên, nước ta đến tại thời điểm này vẫn chưa thừa nhận vận
động hành lang và cũng chưa có những quy định mang tính pháp lý để hợp thức hoá
hoạt động này nên các doanh nghiệp thường vướng phải những khó khăn khi tiếp xúc
với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đề đạt nguyện vọng, đóng góp ý kiến nhằm
bảo vệ tối đa lợi ích. Trong tương lai, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, sức
mạnh của tồn cầu hố thì Việt Nam có thể tiếp thu những điểm tiến bộ một cách chọn
lọc của các nước phát triển và thừa nhận vận động hành lang là hoạt động hợp pháp,
xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh. Trong thời gian tới, vận động hành có xu hướng
phát triển tại Việt Nam bởi bắt nguồn từ tính chất của vận động hành lang là vừa mang
tính tự nhiên, vừa mang tính tất yếu. Bản chất của vận động hành lang là một hoạt động
tích cực, tồn tại như một xu thế tất yếu của một xã hội dân sự nhưng nếu nhìn nhận,
tiếp cận nó từ mặt trái thì đây sẽ là là một hoạt động tiêu cực, “bóp méo tính dân chủ”,
là nguyên nhân cho những vấn nạn tham nhũng, hối lộ sau hậu trường chính trị . Chính
vì tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động này trong một xã hội dân sự nên vận
động hành lang cần phải được tìm hiểu một cách nghiêm túc và khoa học để làm sáng
tỏ được bản chất, vai trò và ý nghĩa của nó. Với thực tiễn xã hội tại Việt Nam hiện nay
thì vận động hành lang cần được luật hố để nó trở thành một hoạt động hợp pháp
mang lại lợi ích cho Nhà nước, cơng dân và các doanh nghiệp. Mặc dù, vận động hành
lang mang lại nhiều ý nghĩa và vai trò to lớn nhưng hoạt động này chỉ mang tính manh
mún, khơng cơng khai, chỉ tồn tại trong thực tiễn, chưa được quy định trong các văn
bản pháp luật để nó được hoạt động một cách hợp pháp. Từ những lý do trên, tôi quyết
định chọn đề tài “Hoạt động vận động hành lang trong thương mại quốc tế, một số kiến
nghị áp dụng tại Việt Nam” để làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp trong đó cung cấp
l ( truy cập
ngày 07/06/2013)
3
5
một cách tổng quan nhất về vận động hành lang và vai trị của nó trong hoạt động
thương mại quốc tế đồng thời đưa ra những kiến nghị trong việc xây dựng chính sách
vận động hành lang tại Việt Nam.
2.
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu mà đề tài mong muốn đạt được là cung cấp cho người đọc một cách
nhìn tổng quan về vận động hành lang và vai trò của hoạt động này đối với thương mại
quốc tế. Bên cạnh đó, đề tài cũng hướng tới mục tiêu cung cấp cho người đọc những
thông tin về vận động hành lang tại một số quốc gia tiêu biểu về mặt lập pháp cũng như
hoạt động thực tiễn của nó tại các quốc gia này. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu ra được
một số kiến nghị về việc xây dựng mơ hình vận động hành lang tại Việt Nam trong bối
cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3.
Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vận động hành lang là một khái niệm mới mẻ đối với Việt Nam nên vấn đề này
đang là đề tài tiêu điểm thu hút sự quan tâm, chú ý của các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, các cơng trình khoa học, đề tài nghiên cứu về
vận động hành lang còn dừng lại ở số lượng khiêm tốn. Các tài liệu, cơng trình nghiên
cứu xoay quanh hoạt động vận động hành lang dưới hình thức tiếng Việt cịn rất ít, chủ
yếu nằm rải rác trong các bài báo cáo tại một cuộc hội thảo và các bài báo 4. Các cơng
trình nghiên cứu, các bài hội thảo đăng trên các tạp chí chủ yếu nghiên cứu một cách
riêng lẻ từng khía cạnh của vận động hành lang, chưa tập trung một cách hệ thống, toàn
diện về vận động hành lang và những vấn đề phát sinh xung quanh nó. Bên cạnh đó,
các bài viết về vận động hành lang bằng tiếng nước ngoài tương đối nhiều nhưng chủ
yếu chỉ tập trung vào khái niệm của vận động hành lang cùng với vai trị của nó trong
hoạt động lập pháp. Thêm vào đó, cho đến nay, tại trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh vẫn chưa có đề tài, bài viết hay cơng trình nghiên cứu xoay quanh hoạt động
vận động hành lang. Chính tính mới của đề tài nên số lượng tài liệu liên quan đến vận
động hành lang còn rất hạn chế nên người viết cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc
4
Tác giả có liệt kê trong phần Danh mục tài liệu tham khảo.
6
tìm kiếm, thu thập và xử lý các thơng tin để làm tài liệu tham khảo cho đề tài. Bên cạnh
đó, các tài liệu nước ngồi nằm rải rác chủ yếu trên các trang web nên tác giả cũng gặp
phải nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, hệ thống và dịch thuật. Chính vì sự hạn chế
về mặt tài liệu tham khảo nên đề tài sẽ còn tồn tại nhiều thiếu sót, kính mong người đọc
thơng cảm và có những góp ý để đề tài được hồn thiện và mang tính khoa học hơn.
4.
Phạm vi nghiên cứu
Vận động hành lang là một hoạt động mới mẻ tại Việt Nam nên người viết trong
khả năng của mình chỉ nghiên cứu những vấn đề thuộc về bản chất của vận động hành
lang. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng góp phần vào việc làm rõ
hơn về bản chất của vận động hành lang và vai trò của nó đối với thương mại quốc tế.
Đồng thời, đề tài cũng mang đến cho người đọc một cách chung nhất về vận động hành
lang của các nước tiêu biểu trên thế giới trên hai bình diện pháp luật và thực tiễn. Đề
tài cũng cung cấp một cách khái quát những thông tin về thực trạng hoạt động vận
động hành lang và vai trị của vận động hành lang thơng qua một vụ tranh chấp thương
mại cụ thể (vụ kiện cá tra, cá basa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ) mà
Việt Nam đóng vai trị là bị đơn. Từ những phân tích, đề tài có đưa ra những đề xuất và
kiến nghị một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tiếp thu trong việc xây dựng văn
bản pháp luật quy định về hoạt động vận động hành lang.
5.
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, người viết đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa
pháp luật và thực tiễn của hoạt động vận động hành lang ở một số nước trên thế giới để
thấy được những nét khái quát nhất về vận động hành lang trên hai khía cạnh pháp luật
và thực tiễn ở các nước này, từ đó liên hệ tại Việt Nam. Ngồi ra, khóa luận còn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử, phương pháp logic,
phương pháp phân tích, tập hợp, tổng hợp, thống kê… để làm sáng tỏ những nội dung
nghiên cứu của khoá luận.
6.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.
7
Khóa luận cung cấp cho người đọc những thơng tin được chọn lọc về hoạt động
vận động hành lang, góp phần thay đổi cách nhìn tiêu cực từ mặt trái của vận động
hành lang. Với những phân tích tổng quan cụ thể về vận động hành lang đi từ khái
niệm, vai trò, ưu, nhược điểm của vận động hành lang cũng như những khái niệm phái
sinh sẽ giúp người đọc hình dung một cách chung nhất về hoạt động này. Bên cạnh đó,
đề tài đã đưa ra và làm rõ hoạt động cũng như vai trò của vận động hành lang tại các
nước tiêu biểu trên trên thế giới nhằm hướng cho người đọc có sự liên tưởng và so sánh
hoạt động này với thực tế tại Việt Nam. Thông qua đó, khóa luận đưa ra những đề xuất
ban đầu, mang tính tham khảo trong việc tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của
các quốc gia trên thế giới khi áp dụng mơ hình vận động hành lang vào thực tiễn xã hội
Việt Nam. Với những nỗ lực của mình trong đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu tại
trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cũng hy vọng đề tài khơng những
đóng góp những kiến nghị có giá trị tham khảo đối với việc ứng dụng vận động hành
lang vào môi trường tại Việt Nam, mà cịn có vai trị như một tài liệu có giá trị tham
khảo khách quan, trung thực, hiệu quả cho các đề tài nghiên cứu về vận động hành lang
sau này.
8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẬN ĐỘNG HÀNG LANG VÀ VẬN ĐỘNG
HÀNH LANG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
1.1. Khái quát về hoạt động vận động hành lang
1.1.1. Lịch sử hình thành vận động hành lang
Theo chuyên gia vận động hành lang Lionel Zetter, vận động hành lang là một
khái niệm đã xuất hiện từ thời xa xưa và là một trong những việc làm chuyên nghiệp
lâu đời nhất thế giới5. Từ khi xã hội có sự phân chia quyền lực, trong đó một cá nhân
hoặc một nhóm các cá nhân sử dụng quyền lực nhằm quản lý, điều hành xã hội, thì sẽ
có những cá nhân khác hoặc một nhóm lợi ích khác sẽ cố gắng thuyết phục họ sử dụng
quyền lực theo một cách riêng biệt nhằm phục vụ lợi ích cho một cá nhân hoặc một
nhóm người. Vận động hành lang vừa mang tính tự nhiên vừa mang xu thế tất yếu. Toà
án của những người Hy Lạp và Rơ-ma ln có những nhà vận động hành lang hay lui
tới6, họ là những người đi tìm kiếm sự đồng thuận của thượng nghị sĩ và những người
bình dân La Mã để ủng hộ hoặc phản đối những vấn đề nảy sinh vào thời điểm ấy. Cho
đến thời điểm này, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc hình thành
thuật ngữ vận động hành lang.
Theo quan điểm của nhiều chun gia, trong đó có ơng Đặng Văn Chiến, Phó
trưởng ban cơng tác lập pháp của Quốc hội Việt Nam, cho rằng Anh quốc chính là nơi
khởi thủy của vận động hành lang. Theo đó, vận động hành lang được lấy theo tên địa
điểm mà hoạt động này diễn ra đầu tiên trong lịch sử, đó là hành lang của Nghị viện
nước Anh, nơi mà trong thời gian nghỉ giải lao, các nghị sĩ thường trao đổi với đồng
nghiệp hoặc với bất kì người nào để tiếp thu ý kiến, bổ sung thông tin về những vấn đề
đang được thảo luận hoặc quyết định tại Nghị viện 7. Lịch sử của khái niệm vận động
hành lang gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Nghị viện nước Anh. Trong cơ chế
Lionel Zetter , Lobbying – The art of political persuation, Hh (2008)
Lionel Zetter , Lobbying – The art of political persuation, Hh (2008)
7
Đặng Văn Chiến, “Tổng quan về vận động hành lang”, Tài liệu hội thảo: “Hội thảo Vận động hành lang: Thực
tiễn và pháp luật” , 2006
5
6
9
hai viện của nước Anh, thành viên Viện nguyên lão (Thượng viện) thông thường đại
diện cho quyền lợi của các lãnh chúa, quyền lợi của Hoàng gia và hưởng quyền lợi suốt
đời từ Hồng gia nên dân chúng ít được tiếp cận với họ. Để hoàn thiện khuyết điểm
này, Viện dân biểu được thành lập, được hiểu nguyên nghĩa là Nghị viện của thường
dân. Thành viên Viện dân biểu do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho quyền và lợi
ích của dân chúng và khả năng được tái đắc cử trong nhiệm kì tiếp theo của họ ln
phụ thuộc vào sự tin cậy và ủng hộ từ phía cử tri. Họ là những người đại diện cho lợi
ích chính trị của nhiều đảng phái khác nhau, nhưng việc đại diện cho quyền lợi của cử
tri là một trong những nhiệm vụ được họ đặt lên hàng đầu bởi vì việc nhận được tín
nhiệm của cử tri đã bầu ra họ chính là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc đắc cử
trong đợt bầu cử tiếp theo. Chính bởi lẽ đó nên họ ln tranh thủ, coi trọng sự ủng hộ
của cử tri và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri. Mỗi lần đến dự các kỳ họp, các vị dân
biểu thường dành thời gian đọc tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp tại phòng chờ hoặc
hành lang của Nghị viện, nơi có đặt các dãy ghế dài, bàn đọc… Theo quy định của
pháp luật về Nghị viện thì các nghị sĩ có thể ra ngồi phòng họp, tại các hành lang dọc
theo phòng họp để trao đổi với nhau hoặc với bất kỳ người nào nhằm bổ sung thông tin
một cách đầy đủ cho vấn đề cần bàn luận. Bên cạnh đó, cơng dân cũng được quyền có
mặt tại hành lang của tịa nhà Nghị viện để trình bày ý kiến, kiến nghị với các vị đại
biểu của mình. Chính vì vậy, cử tri hoặc người đại diện cho họ thường đến khu hành
lang này để gặp gỡ, bày tỏ quan điểm nhằm cung cấp thông tin, thuyết phục nghị sĩ bỏ
phiếu ủng hộ hoặc khơng ủng hộ những vấn đề, chính sách hoặc dự luật sẽ hoặc đang
được bàn thảo tại Nghị viện. Với những hoạt động nêu trên, trong bối cảnh lịch sử xã
hội của nước Anh thời bấy giờ là nguồn gốc hình thành nên thuật ngữ vận động hành
lang (lobby).
Hiến pháp Hoa Kỳ đã tồn tại những điều khoản với nội dung ghi nhận và bảo vệ
quyền tự do ngôn luận của cơng dân, trong đó có quyền kiến nghị với Chính phủ, tiếp
xúc với các nghị sĩ để vận động họ ủng hộ hoặc phản đối với những chính sách, dự luật
10
sẽ hoặc đang được xem xét tại Nghị viện. 8 Các quyền nêu trêns đã được sử dụng bởi
các nhà vận động hành lang trong suốt quá trình lịch sử của nước này. Vận động hành
lang được thực hiện ở mọi cấp của Chính phủ, đặc biệt là trong chính quyền tiểu
bang vào thế kỷ XIX, nhưng có xu hướng ngày càng phát triển trong chính phủ liên
bang vào thế kỷ XX9. Từ đó trở về sau, hoạt động vận động hành lang bắt đầu được
nhiều người biết đến và được thừa nhận rộng rãi. Cũng trong hồn cảnh đó, xã hội Hoa
Kỳ đã hình thành một lớp người hoặc tổ chức chuyên nghiệp giữ vai trò trung gian, làm
nhiệm vụ là cầu nối giữa cử tri hoặc các nhóm lợi ích với các nghị sĩ nhằm tác động
đến những chính sách, dự luật. Những người này được gọi là các nhà vận động hành
lang (lobbyist), họ hoạt động với mục đích trong sáng và được thừa nhận trong Hiến
pháp. Các nhà vận động hành lang thơng qua nhiều hình thức: các cuộc gặp gỡ khơng
chính thức, chính thức, viết thư, kiến nghị, mời các nghị sỹ đến những nhà hàng sang
trọng… mà họ tham gia vào quá trình hình thành các quyết định của nghị sĩ để họ đưa
ra quyết định hoặc ban hành chính sách tốt hơn cho người hoặc nhóm lợi ích mà mình
đại diện.
Tại nhiều Nghị viện khác trên thế giới, nghề vận động hành lang cũng được thừa
nhận rộng rãi, điển hình như vận động hành lang ở Nghị viện Châu Âu. Phụ lục 9 của
quy tắc về thủ tục làm việc của Nghị viện châu Âu quy định 10 điểm về vận động hành
lang. Theo đó, vận động hành lang là hoạt động hợp pháp và các nhà vận động hành
lang được cấp giấy phép ra vào khu vực làm việc của Nghị viện để cung cấp thông tin
cho các nghị sĩ nhằm đạt lợi ích riêng của họ hoặc cho bên thứ ba. Nhà vận động hành
lang phải tuyệt đối tuân thủ đạo đức và tiêu chuẩn đối với người vận động hành lang,
không được lấy thông tin bằng bất cứ hành động khơng trung thực nào, khơng được
tun bố là có quan hệ chính thức với Nghị viện khi làm việc với bên thứ ba và phải
cơng khai các hoạt động có trả tiền công. Các nghị sĩ cũng phải làm bản công khai chi
Donald E. deKieffer , The Citizen’s Guide to Lobbying Congress: Revised and updated, Chicago Review
Press (2007)
9
A noted lottery mandead; career of Charles T. Howard, of Lousiana company, The New York Times (1885)
8
11
tiết các hoạt động nghề nghiệp và không được nhận bất cứ quà tặng dưới dạng vật chất:
quà biếu hay tiền trong khi thi hành nhiệm vụ.
Bên cạnh quan điểm thừa nhận vận động hành lang tại nhiều quốc gia thì cũng
tồn tại những nước từ chối việc tiếp nhận hoạt động vận động hành lang vì bắt nguồn
từ nhận thức không thực tế về dân chủ. Tại điều 3 của Hiến pháp nước Pháp quy định
“quan hệ giữa Nhà nước và công dân phải là quan hệ trực tiếp và nó khơng được các
tập đồn tư nhân trung gian xen vào”10. Chính bởi những nhận thức đã nêu trên nên
nghề vận động hành lang đến bây giờ vẫn chưa được thừa nhận tại Pháp vì nó chưa
thuyết phục và chiếm được niềm tin của công chúng nước này. Bởi lẽ, những tuyên bố
về lợi ích cá nhân thường được coi là đáng ngờ do trái ngược với lợi ích chung của dân
tộc. Bên cạnh đó, các khái niệm về nhóm lợi ích cộng đồng ở Pháp được hiểu với nghĩa
có sự khác nhau so với hệ thống pháp luật Anglo-Saxon. Bởi lẽ, theo cách hiểu của các
nước Anh-Mỹ thì nhóm lợi ích được nhìn nhận là “sự tổng hồ các lợi ích của cá
nhân” thì tư duy người Pháp lại định nghĩa nó là “biểu hiện của sự chung ý chí cả
cộng đồng” như Rousseau đưa ra giả thuyết trong cuốn sách “Khế ước xã hội” năm
1762. Bên cạnh đó, Luật Le Chapelier năm 1791 của Pháp có những quy định cấm
phường hội, tổ chức cơng đồn và các tổ chức khác tham gia vào hoạt động chính trị 11.
Chính bởi lẽ đó nên pháp luật của Pháp cho đến nay vẫn thể hiện một cách công khai
việc thiếu coi trọng vai trị của các nhóm lợi ích trong xã hội.
Bên cạnh quan điểm thừa nhận nước Anh là cái nôi của vận động hành lang cũng
tồn tại quan điểm cho rằng Washington mới chính là nguồn gốc ra đời của thuật ngữ
này. Theo Loinel Zetter, tác giả cuốn sách “Vận động hành lang, nghệ thuật thuyết
phục chính trị” cho rằng vận động hành lang có nguồn gốc từ Washington. Theo quan
điểm của riêng tác giả thì từng tồn tại một bản ghi lại trong đó thể hiện rằng nguồn gốc
của thuật ngữ này ra đời tại Washington. Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, những
người muốn lấy được sự ảnh hưởng của tổng thống Ulysses S Grant thường nhóm họp
10
11
(truy cập ngày 17/06/2013)
Eric Schell, About Lobbying in Frane, 2011
12
tại hành lang của khách sạn Willard và cố tìm cách thu hút sự chú ý của ngài để ngài
quan tâm tới một số lĩnh vực đặc biệt liên quan đến lợi ích của họ 12. Cho đến thế kỉ
XIX, vận động hành lang ở Washington phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ đến mức
độ nó được xem là tiền thân của vận động hành lang ngày nay. Các thượng nghị sĩ, hạ
nghị sĩ khơng chỉ hài lịng với những nhà vận động hành lang mà còn cung cấp cho họ
những thông tin, vấn đề đang diễn ra tại thời điểm đó. Cho đến đầu thế kỉ XX thì vận
động hành lang ở Hoa Kỳ phát triển xa hơn nhờ vào các công cụ trợ giúp: báo, đài,
công nghệ thông tin. Năm 1928, Thượng viện đã ban hành dự thảo luật yêu cầu những
người vận động hành lang phải đăng kí với thư kí của Thượng viện và thư kí của Hạ
viện. Tuy nhiên, Nghị viện đã ngăn cản điều luật này và chỉ đến đầu năm 1946 khi
Quốc hội thông qua quy định về hoạt động vận động hanh lang thì điều luật này mới
được thơng qua. Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ chính là cái nôi của
ngành vận động hành lang. Bên cạnh việc cho rằng Hoa Kỳ là cái nôi của vận động
hành lang thì tác giả Loinel Zetter cũng khơng phủ nhận vai trị của nước Anh trong
việc hình thành nên khái niệm vận động hành lang.
1.1.2. Khái niệm vận động hành lang
Khái niệm vận động hành lang được nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và định
nghĩa dưới nhiều góc độ. Vận động hành lang được khám phá dưới góc độ đa chiều,
theo đó, vấn đề này được nhìn nhận từ các chuyên gia vận động hành lang, các nhà
nghiên cứu và theo từ điển. Theo từ điển, khái niệm này được nhìn nhận dưới hai góc
độ: danh từ và động từ. Hành lang (lobby) được hiểu dưới hình thức danh từ nghĩa
hành lang ở Nghị viện, người hoạt động chính trị ở hành lang hoặc người hoạt động
chính trị ở hậu trường. Vận động hành lang (lobby) hiểu với hình thức động từ với
nghĩa vận động ở hành lang, đưa ra hoặc thông qua một đạo luật ở Nghị viện, hoặc lui
tới hành lang Nghị viện tranh thủ lá phiếu của nghị sĩ13.
12
13
Lionel Zetter , Lobbying – The art of political persuation, Hh (2008)
( truy cập 03/05/2013)
13
Theo đó, vận động hành lang là việc thuyết phục người được vận động ban hành
chính sách theo ý muốn của người vận động, phục vụ cho lợi ích của khách hàng hay
cho chính bản thân của họ. Vấn đề cần vận động có thể là một dự luật hoặc đơn giản
chỉ để yêu cầu nghị sĩ tiếp xúc thường xuyên hơn với một nhóm cử tri nào đó. Nói một
cách khái quát thì vận động hành lang là đưa ra chính kiến của một nhóm lợi ích đối
với một chính sách của Nhà nước và tác động để biến đổi chính sách đó theo nhu cầu
của nhóm lợi ích.
Bên cạnh cách hiểu vận động hành lang theo từ điển thì vận động hành lang cịn
được nhìn nhận theo quan điểm của các chuyên gia. Theo tác giả Bryan Cassidy, vận
động hành lang là “q trình thơng tin đến các công chức và nhà lập pháp để các biện
pháp được cân nhắc tốt hơn với hy vọng giảm những tác động khơng mong muốn đến
các chính sách, pháp luật”14. Bên cạnh đó, vận động hành lang cịn được hiểu là “hoạt
động thuyết phục mà các chủ thể thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến q trình ban
hành chính sách của cơ quan Nhà nước”15. Vận động hành lang còn là “q trình
nhằm gây ảnh hưởng lên chính phủ và các thiết chế nhằm mục tiêu gây ảnh hưởng đến
tác động của các cơ quan Nhà nước”16 hay vận động hành lang là “các hoạt động
thông tin, bằng văn bản hoặc lời nói, cho một cơng chứ để gây tác động đến chính
sách, pháp luật hay các quyết định hành chính”17 .
Vận động hành lang, một khái niệm nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng lại được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ cùng với những cách cảm nhận khác nhau. Sở dĩ, vận
động hành lang được nghiên cứu một cách nghiêm túc và mang tính khoa học vì vai
trị, sự ảnh hưởng ngày một cao của vận động hành lang đối với sự phát triển kinh tế,
xã hội của mỗi quốc gia. Dưới góc độ của các chuyên gia vận động như Bryan Cassidy,
Kosteck, Charles Miller… thì vận động hành lang là hoạt động gây ảnh hưởng đến tiến
trình hình thành, hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, vận động hành lang còn là “hoạt
Bryan Cassidy, European Lobbying Guide- A guide on whom and how to lobby, Thorogood (1999).
Kostecki, Business Advocacy in the global trading system – How business organisation may shape trade
policy, Tecgnical Paper June ITC (2005)
16
Charles Miller, Practical techniques for afective lobbying, Thorogood, (1998).
17
Lobbyist, Government and Pulic Trust, OECD, (2009)
14
15
14
động có hệ thống và được thực hiện một cách khơng chính thức để tác động đến những
người có thẩm quyền ra quyết định”18. Như vậy, hoạt động vận động hành lang không
phải là một hoạt động riêng rẻ, mang tính bộc phát mà mang tính hệ thống. Mục đích
của vận động hành lang là tác động lên những người có thẩm quyền ban hành một dự
án luật, một chính sách có ảnh hưởng đến lợi ích của một nhóm người, một hiệp hội
hay là một liên minh. Tính khơng chính thức của hoạt động trên thể hiện vận động
hành lang khơng phải là một thủ tục cần phải có theo luật định khi ban hành một dự án
luật hay một chính sách. Mặc dù vậy nhưng vận động hành lang đóng góp một vai trị
to lớn trong việc hình thành nên những bản dự luật hay những chính sách phù hợp với
lợi ích của xã hội, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Pháp luật của nhiều quốc gia cũng có những cách tiếp cận riêng về vận động hành
lang. Theo đó, vận động hành lang “là một trong những hoạt động hợp pháp được
pháp luật ghi nhận, với mục đích tiếp cận với Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ và
chính quyền địa phương vì lợi ích của cơng dân” 19. Vận động hành lang là hoạt động
được thừa nhận hợp pháp tại đất nước Canada và được Nhà nước bảo vệ bằng những
quy phạm pháp luật của đạo luật vận động hành lang năm 1985. Mục đích của vận
động hành lang là tiếp cận với những cơ quan Nhà nước để thực hiện việc gây ảnh
hưởng đến họ trong việc đưa ra những chính sách, pháp luật phục vụ cho lợi ích của
cơng chúng.20 Bên cạnh đó, pháp luật Hoa Kỳ cũng có cách tiếp cận vận động hành
lang, theo đó đây là hoạt động cố gắng ảnh hưởng đến việc thông qua hoặc bãi bỏ bất
kỳ dự thảo luật nào của cơ quan lập pháp của bang Washington hay sự chấp nhận hoặc
chối bỏ bất kỳ luật lệ, tiêu chuẩn, thuế địa phương hay văn bản của bất kỳ cơ quan
chính quyền nào theo đạo luật thủ tục hành chính Nhà nước, chương 34.05 RCW.
Như vậy, mục đích cuối cùng của vận động hành lang theo quy định pháp luật
của các quốc gia là quá trình gây ảnh hưởng của các cá nhân, tổ chức làm công việc
vận động hành lang đến các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ban hành hoặc
BBO, Hướng dẫn vận động hành lang, Dự án Mitowa, (2006), tr 4/41.
Điều 1 Luật về đạo đức và tính minh bạch trong vận động hành lang của Quebec, Canada
20
( truy cập ngày 17/06/2013)
18
19
15
khơng ban hành một dự thảo luật, một chính sách nhằm phục vụ lợi ích cho các nhóm
người trong xã hội.
Vận động hành lang ngày càng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế,
xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua vận động hành lang, các nhà lập pháp, các quan
chức Chính phủ và những người có thẩm quyền khác sẽ nắm bắt được nhu cầu của các
nhóm lợi ích trong xã hội để kịp thời ban hành những văn bản pháp luật, các chính sách
phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của cơng chúng. Chính điều này, vận động
hành lang cần được nghiên cứu một cách sâu rộng trên tất cả các khía cạnh có liên
quan, trong đó khái niệm vận động hành lang cũng là một trong những yếu tố được các
nhà nghiên cứu tìm hiểu một cách nghiêm túc. Vận động hành lang tiếp cận theo nhiều
hướng khác nhau: theo từ điển, ý kiến của các nhà phân tích, ý kiến của các chuyên gia
vận động hành lang và quy định của pháp luật. Mặc dù cách thể hiện có sự khác nhau
về từ ngữ, cách sắp xếp các câu chữ nhưng tất cả đều có sự thống nhất về bản chất,
mục đích của vận động hành lang.
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, tác giả tạm thời đề xuất khái niệm về vận
động hành lang “là những hoạt động có hệ thống với mục đích tiếp cận, thuyết phục,
gây ảnh hưởng và cuối cùng là tác động đến quá trình ra quyết định của cơ quan lập
pháp, hành pháp, các nghị sĩ, quan chức và những người có thẩm quyền khác trong bộ
máy Nhà nước để họ ủng hộ hoặc phản đối chính sách, dự luật, chương trình, kế
hoạch… vì lợi ích của cộng đồng, các nhóm lợi ích hoặc của cá nhân”
1.1.3. Khái niệm các nhóm lợi ích có tổ chức
Thừa nhận vai trò của vận động hành lang trong sự phát triển kinh tế, xã hội cũng
đồng nghĩa với việc thừa nhận sự tồn tại, phát triển và vai trị của các nhóm lợi ích.
Tuỳ thuộc vào tình hình văn hố, chính trị, pháp lý của từng quốc gia, vùng lãnh thổ
mà vai trị của các nhóm lợi ích được ghi nhận dưới những khía cạnh khác nhau. Ở tại
các quốc gia thừa nhận vận động hành lang như một xu hướng tất yếu của xã hội dân
chủ thì ghi nhận những lợi ích tích cực của các nhóm lợi ích đem lại. Nếu tiếp cận vận
16
động hành lang bằng mặt trái khi cho rằng vận động hành lang là việc dùng tiền bạc,
thế lực gây ảnh hưởng đến các nhà lập pháp, người có thẩm quyền ban hành các chính
sách, dự án luật nhằm phục vụ cho các nhà tư bản thì các nhóm lợi ích có tổ chức có
ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Vận động hành lang được xem như xu thế tất yếu của một xã hội dân chủ và ngày
càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc đóng góp, gây ảnh hưởng đến việc
ban hành các chính sách, dự thảo pháp luật phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của
cơng chúng. Theo đó, các nhóm lợi ích là cầu nối giữa cơng dân và Nhà nước, giữa các
cá nhân với các cơ quan Nhà nước, hoạt động của các nhóm lợi ích giúp cho người có
chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước sáng tỏ được những nguyện vọng, quan
điểm xã hội về một dự thảo luật, chính sách trước khi quyết định. Bên cạnh đó, các
nhóm lợi ích cịn thúc đẩy tính tích cực của dân cư trong đời sống chính trị; thơng báo
cho các thành viên của mình về các quyết định của Nhà nước đã được thông qua hoặc
đang được soạn thảo, giải thích cho các thành viên của mình và những người khác biết
rằng làm như thế nào để có thể tác động đến việc thơng qua các quyết định đó và thúc
đẩy sự tác động đó. Với chức năng này thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền tại các
quốc gia sẽ mang tính khả thi cao, tăng cường pháp chế.
Trên thế giới, đặc biệt ở các nền dân chủ phát triển, các nhóm lợi ích đã tồn tại từ
lâu, ngày càng có tác động và ảnh hưởng lớn tới việc hoạch định chính sách, phát triển
đất nước của các quốc gia. Các nhóm lợi ích là một trong số các chủ thể tham gia vào
môi trường chính trị trong nước của một quốc gia; là nơi tập hợp các cá nhân và tổ
chức chia sẻ những lợi ích nhất định, hoạt động với mục đích sử dụng nhóm gây áp lực
tác động tới chính quyền nhằm tạo ra các quyết định, chính sách có lợi nhất cho họ
bằng các biện pháp khác nhau trong khuôn khổ cho phép của pháp luật. Các nhóm lợi
ích thường sử dụng biện pháp vận động hành lang (lobby) như là một cơng cụ hữu hiệu
để tác động có hiệu quả nhất tới các chính sách, pháp luật của chính quyền. Trên thế
giới, các hoạt động vận động hành lang phổ biến bao gồm điều trần trước một phiên
họp của các nhà lập pháp để kiến nghị, chất vấn chính thức và khơng chính thức, gửi
17
những kết quả nghiên cứu hay thông tin kỹ thuật tới các quan chức có liên quan, tìm
cách quảng bá một chủ đề, soạn thảo những dự luật có thể được đệ trình lên cơ quan
lập pháp, tổ chức chiến dịch viết thư gửi các nhà lập pháp, thậm chí tài trợ tài chính
cho các ứng cử viên tranh cử vào các cơ quan lập pháp. Chính tầm quan trọng của các
nhóm lợi ích trong đời sống chính trị, xã hội nên vấn đề này đã được các chuyên gia
tìm hiểu, nghiên cứu từ thế kỉ XIX. Các nhóm lợi ích là sản phẩm của hệ thống kinh tế
tự do và của hệ thống chính trị - xã hội đa dạng21. Sự xuất hiện nhiều nhóm lợi ích có
tổ chức ln gắn liền với việc hình thành và phát triển của các giai cấp cơ bản của xã
hội tư bản. Tuỳ vào từng chủ thể gắn liền với lợi ích của mình thì mục đích của việc
tham gia vào các nhóm lợi ích của mỗi người là khác nhau. Nguồn gốc ra đời của các
nhóm lợi ích nằm ở chính mục tiêu cuối cùng mà họ theo đuổi. Những mục tiêu đó có
thể là: (i) các nhóm lợi ích ra đời nhằm bảo vệ những lợi ích của họ về kinh tế; (ii) các
nhóm lợi ích cũng là sản phẩm của các phong trào xã hội, phát triển qua các giai đoạn
khác nhau của lịch sử đất nước; (iii) các nhóm lợi ích ra đời nhằm tìm kiếm lợi ích từ
chính phủ trong lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực chính trị, tinh thần. Nhờ có sự xuất hiện
và tồn tại của các nhóm lợi ích mà các thành phần của xã hội có được khả năng đại
diện một cách đầy đủ nhất các lợi ích của mình trong hoạt động của Nhà nước. Bởi lẽ,
dù cho Nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ, chun mơn hố cao thì việc nắm
bắt được tất cả các nhu cầu, lợi ích tồn tại trong xã hội của các tầng lớp, thành phần xã
hội …cũng sẽ hạn chế.
Mục đích của các nhóm lợi ích hướng đến là cố gắng tìm cách hướng tới là bảo
vệ một cách có hệ thống tối đa nhất các lợi ích của mình trong xã hội. Tuy nhiên,
khơng phải nhóm lợi ích nào cũng có ảnh hưởng đến việc ban hành các dự thảo luật,
các chính sách mà chỉ những nhóm lợi ích có tổ chức mới có thể thực hiện được vai trị
gây ảnh hưởng của mình đến những cơ quan, người có thẩm quyền. Thơng thường, các
Võ Khánh Vinh, “Các nhóm lợi ích có tổ chức, vận động hành lang và sự hình thành chính sách của Nhà
nước” Bài viết hội thảo, Hội thảo: “Vận động hành lang: Thực tiễn và pháp luật”, 2006
21
18
nhóm lợi ích có tổ chức có ba dấu hiệu: (i) một là phần lớn các nhóm đó là các yếu tố
của xã hội dân sự; (ii) hai là các liên minh, hiệp hội đó được thành lập để tạo ra sợi dây
liên kết, phối hợp với nhau để bảo vệ lợi ích chung của họ, có sự quản lý chặt chẽ và có
tính tổ chức cao; (iii) ba là thơng thường các nhóm lợi ích đó bảo vệ các lợi ích xã hội
cụ thể được đặt ra bằng cách sử dụng các cách thức mà Nhà nước cho phép.
Các nhóm lợi ích được phân thành hai nhóm: các nhóm lợi ích xã hội và các
nhóm lợi ích đặc thù. Các nhóm lợi ích xã hội có tổ chức đó là các liên minh, hiệp hội
hoạt động một cách công khai đối với tất cả mọi người. Các nhóm đó đại diện cho
những lợi ích rộng lớn, nhiều phương diện, khơng mang tính chất thương mại, đại diện
cho nhiều thành phần của các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội. Các nhóm
lợi ích nêu trên thơng thường được đặt trong tình trạng khơng được thuận lợi vì không
thu hút được sự quan tâm của nhiều người và khó khăn về mặt tài chính để đầu tư cho
các cuộc vận động. Chính vì vậy, tầm ảnh hưởng của nhóm này tác động đến các cơ
quan người có thẩm quyền trong việc ban hành luật, hoạch định chính sách khơng cao
và có phần hạn chế. Các nhóm lợi ích đặc thù có tổ chức là các liên minh, liên hiệp
những người thuộc các phạm trù xã hội nhất định (những người sản xuất, kinh doanh,
những công chức, các bác sỹ, các nhà giáo, các cựu chiến binh…)22. Các nhóm này bao
gồm các tổ chức công sở, công nhân, nghề nghiệp, dân tộc và các tổ chức có mục đích
khác. Ngược lại với các nhóm lợi ích xã hội, nhóm các lợi ích đặc thù có những thế
mạnh nhất định, đặc biệt là nguồn lực tài chính, bộ máy ổn định và có trình độ nghề
nghiệp cao, có khả năng giải quyết một cách nhanh chóng tất cả những vấn đề nảy sinh
nên có ảnh hưởng lớn trong việc gây ảnh hưởng đến quá trình ban hành dự thảo luật
hay chính sách của cơ quan lập pháp, quan chức Chính phủ hay những người có thẩm
quyền khác. Nhìn chung, các nhóm lợi ích nào có tiềm lực kinh tế càng mạnh cộng với
mối liên hệ với cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền càng cao thì có nhiều khả
năng tác động lên chính sách của chính quyền càng khả thi và đạt được hiệu quả cao.
Võ Khánh Vinh, “Các nhóm lợi ích có tổ chức, vận động hành lang và sự hình thành chính sách của Nhà
nước”, Bài viết hội thảo Hội thảo: “Vận động hành lang: Thực tiễn và pháp luật”, 2006
22
19
Nhìn chung, số lượng các nhóm lợi ích tồn tại trong xã hội phụ thuộc vào chế độ
chính trị, tình hình kinh tế - văn hố - xã hội của mỗi quốc gia. Ngày nay, Hoa Kỳ tồn
tại hơn 22.000 nhóm lợi ích có tổ chức, được hình thành trên cơ sở lợi ích về kinh tế,
sắc tộc, tơn giáo, giới tính...23 và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thương
mại, tiêu dùng, nhân quyền, bảo vệ môi trường. Các nhóm lợi ích về kinh tế cũng có
tầm ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đối với các chính sách của Hoa Kỳ vì các nhóm lợi
ích này có thế mạnh rất lớn về tài chính, yếu tố quan trọng trong việc gây ảnh hưởng,
tác động đến các chính sách của Hoa Kỳ. Ngày nay, cùng với xu thế hội nhập thương
mại tồn cầu, các cơng ty Hoa Kỳ đang mở rộng hoạt động của mình ra thị trường các
nước nhằm tìm kiếm lợi ích tối đa. Tuy nhiên, một thực tế tồn tại là đơi khi lợi ích của
doanh nghiệp lại mâu thuẫn với chính lợi ích của Nhà nước. Một minh chứng thực tế
cho sự mâu thuẫn đó là việc Hoa Kỳ cấm vận kinh tế Việt Nam, không cấp PNTR cho
Trung Quốc trước đây đã từng làm ảnh hưởng tiêu cực tới cơ hội đầu tư, kinh doanh
của các công ty Hoa Kỳ nên giới doanh nghiệp Hoa Kỳ đã từng vận động hành lang địi
chính quyền Hoa Kỳ chấm dứt cấm vận kinh tế đối với Việt Nam và cấp quy chế
PNTR cho Trung Quốc, đồng thời ủng hộ nước này gia nhập WTO. Hoạt động các
nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ cực kì phong phú và đa dạng với việc các nhóm người liên kết
với nhau và có sự tương tự nhau về cơng việc, đẳng cấp, quan điểm chung và họ cố
gắng liên kết với nhau để tác động đến cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền trong
việc hoạch định chính sách, đường lối để mang lại lợi ích cho nhóm người mà mình đại
diện hoặc cho chính họ. Các nhóm lợi ích ra đời rất sớm ở Hoa Kỳ, đa dạng và ngày
càng gia tăng về số lượng cũng như quy mơ, tổ chức. Điều này có thể được giải thích
bởi sự đa dạng của các hoạt động kinh tế, chính trị cũng như sự phong phú về mặt xã
hội của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, hệ thống chính trị Hoa Kỳ cũng đặc biệt mở rộng đối
với hoạt động của các nhóm lợi ích, coi đó như một phương tiện thể hiện tự do dân
chủ.
truy cập ngày 16/06/2013)
23
20
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, tác giả tạm thời đề xuất khái niệm về nhóm
lợi ích “là các cộng đồng xã hội (các liên minh xã hội) sử dụng các nhóm gây áp lực
để tác động đến các cơ quan Nhà nước hoặc đến những người có chức vụ, quyền hạn
của cơ quan đó nhằm đạt được những lợi ích tích cực cho bản thân”
1.1.4. Khái niệm người vận động hành lang
Nghiên cứu về vận động hành lang địi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn toàn
diện, làm rõ tất cả những khái niệm, bản chất có liên quan đến vấn đề này. Một trong
những khái niệm cần làm rõ khi nghiên cứu những khía cạnh của vận động hành lang
một cách khoa học là cách hiểu về người vận động hành lang. Nếu ví vận động hành
lang là cách thức, phương tiện để tác động đến các nhà lập pháp, các quan chức Chính
phủ thì người vận động hành lang chính là người điều khiển phương tiện trên để nó
hoạt động một cách chính xác, đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Tại Hoa Kỳ, các
thượng nghị sỹ sau khi nghỉ hưu một năm có thể làm nghề vận động hành lang nên họ
đã duy trì được mối quan hệ và tạo dựng được uy tín để có thể thực hiện các hoạt động
này một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Các chuyên gia và tổ chức vận động hành
lang chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ phải tuân thủ nghĩa vụ đăng ký hoạt động với cơ quan
có thẩm quyền. Họ phải thực hiện chế độ báo cáo hai lần một năm về các nội dung hoạt
động và vụ việc mà mình tham gia vận động hành lang. Riêng đối với các hoạt động
vận động hành lang đại diện cho các chính phủ nước ngồi, theo quy định của FARA,
phải báo cáo trực tiếp cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Theo quy định của Đạo luật về cơng
khai hố hoạt động vận động hành lang năm 1995 điều chỉnh các mối quan hệ của hoạt
động vận động hành lang cả trong và ngồi nước có những quy định: “bắt buộc những
người hoạt động vận động hành lang phải đăng ký, phải cơng khai hố các khách
hàng, các cuộc tiếp xúc, cơng khai hố các vấn đề vận động và số tiền công được chi
trả…”. Bên cạnh đó, Đạo luật cũng quy định rõ, bất cứ ai được trả tiền để vận động các
nhà lập pháp và các quan chức chính phủ đều được coi là người làm công việc vận
động hành lang, nếu người ấy dùng ít nhất 20% thì giờ của mình để đại diện cho thân