Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền nam việt nam từ năm 1961 đến năm 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.35 KB, 25 trang )


1
Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng
giải phóng miền Nam Việt Nam
từ năm 1961 đến năm 1968

Giáp Thị Lan

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Lịch sử
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn: PGS.TS.NGƯT. Ngô Đăng Tri
Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Tập hợp hệ thống tư liệu các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác
vận động phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và những tư liệu liên quan
đến đề tài. Trình bày những chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác vận động
phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện
các quan điểm, chủ trương đó của Đảng trong thời kỳ 1961 - 1968. Nêu những thành
tựu và hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác phụ vận động ở
vùng giải phóng miền Nam thời kỳ 1961 - 1968. Rút ra những kinh nghiệm chủ yếu về
công tác vận động phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam của Đảng thời kỳ
1961 - 1968 nhằm phục vụ lĩnh vực cho công tác này hiện nay của Đảng.

Keywords. Lịch sử Đảng; Phong trào phụ nữ; Giải phóng miền Nam; Thời kỳ 1961-
1968; Đảng Cộng sản Việt Nam

Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài


- Vấn đề lực lượng cũng như phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng là một vấn đề
lớn rất được Đảng ta quan tâm, trong đó có vấn đề vận động, lãnh đạo phụ nữ đấu tranh.
- Sau phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), vùng giải phóng được hình thành nhiều nơi
ở miền Nam như Trà Vinh, Bến Tre, Bà Rịa, Vũng Tàu đến các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ,
Long Xuyên, Đồng Tháp Mười Cùng với đó, công tác vận động các tầng lớp phụ nữ miền
Nam nói chung và phụ nữ trong vùng giải phóng được Đảng ta hết sức chú trọng.
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thành công đã chứng tỏ đường lối đúng đắn
của Đảng, trong đó có thắng lợi của cuộc vận động phụ nữ tham gia vào đấu tranh cách
mạng và khẳng định đây là yếu tố quan trọng của kháng chiến.

2
 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và dưới sự hướng dẫn của PGS. TS.
NGƯT Ngô Đăng Tri, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đảng với cuộc vận động phụ nữ
trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968” làm đề tài luận
văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Những công trình tìm hiểu và giới thiệu về các phong trào đấu tranh của phụ nữ cả
nước cũng như của phụ nữ từng vùng, từng địa phương ở miền Nam.
- Vấn đề đấu tranh của phụ nữ miền Nam cũng được đề cập đến trong các bài viết, các
báo cáo tổng kết, bảng tóm tắt thành tích của phụ nữ, trong các bài phát biểu đánh giá về
vai trò của phụ nữ.
- Những công trình, bài viết, luận án tiến sĩ về phong trào đấu tranh của phụ nữ miền
Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện công tác vận động phụ nữ của
Đảng ở vùng giải phóng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, từ đó rút ra những
kinh nghiệm phục vụ công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Tập hợp hệ thống tư liệu về công tác vận động phụ nữ của Đảng trong kháng chiến

chống đế quốc Mỹ xâm lược.
- Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác vận động phụ nữ ở
vùng giải phóng từ năm 1961 đến năm 1968.
- Khẳng định những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo thực hiện
công tác vận động phụ nữ của Đảng ở vùng giải phóng từ năm 1961 đến năm 1968.
- Rút ra những đặc điểm và những kinh nghiệm phục vụ công tác vận động phụ nữ của
Đảng trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác vận động phụ nữ ở vùng tự do trong
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quá trình chỉ đạo thực hiện và các kinh nghiệm
của công tác vận động phụ nữ của Đảng ở vùng giải phóng từ năm 1961 đến năm 1968.


3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: vấn đề vận động phụ nữ của Đảng ở vùng giải phóng.
Về thời gian: Từ năm 1961 khi Hội Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
đến năm 1968, khi đánh bại “cuộc chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
Về không gian: Ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác vận động quần chúng.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, và các phương
pháp khác như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh…
Nguồn tư liệu: Các văn kiện Đại hội, các Nghị quyết của BCH TW Đảng, các văn
kiện Đại hội, NQ Hội nghị của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các bài viết của Hồ Chí
Minh và các tài liệu khác có liên quan đến công tác vận động phụ nữ. Các hồi ký của các
cán bộ lão thành cách mạng của Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN giải phóng miền Nam
Việt Nam, những người trực tiếp làm công tác phụ vận trong kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước. Nguồn tài liệu lưu trữ tại bảo tàng, các báo cáo tổng kết phong trào phụ nữ qua các
năm.
6. Đóng góp của đề tài
- Nêu lên quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng
trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam thời kỳ 1961- 1968, thể hiện qua các văn kiện
Đảng, các bài viết và nói của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng.
- Trình bày phong trào phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam trên cơ sở thực
hiện đường lối chủ trương của Đảng thời kỳ 1961 - 1968, qua đó làm nổi bật vai trò, sự
đóng góp của phụ nữ vùng giải phóng đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc.
- Đánh giá, nhận xét về thành công, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động
phụ nữ của Đảng ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và đúc rút các kinh nghiệm lịch
sử để vận dụng vào thực tế công tác phụ vận hiện tại.
- Góp thêm nguồn sử liệu phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và lịch sử phong trào phụ nữ nói riêng.



4
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn gồm:
Chương 1: Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền Nam
Việt Nam giai đoạn chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965)
Chương 2: Công tác vận động phụ nữ của Đảng trong vùng giải phóng miền
Nam Việt Nam giai đoạn chống “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965 - 1968)
Chương 3: Đánh giá chung và các kinh nghiệm chủ yếu

NỘI DUNG
Chương 1: ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG

VÙNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CHỐNG “CHIẾN
TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965)
1.1. Vài nét về công tác vận động phụ nữ của Đảng trước năm 1961 và chủ
trương vận động phụ nữ của Đảng ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam giai
đoạn 1961 - 1965
1.1.1. Vài nét về công tác vận động phụ nữ của Đảng trước năm 1961
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ luôn
quan tâm tới vấn đề vận động và lãnh đạo quần chúng phụ nữ đấu tranh. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, được Đảng giáo dục, tổ chức và rèn luyện, phong trào phụ nữ ngày
càng phát triển.
- Sau kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt
Nam, âm mưu chia cắt và xâm lược miền Nam Việt Nam với nhiều hình thức và thủ
đoạn, tiến hành các chiến dịch đàn áp, khủng bố hết sức dã man phong trào cách mạng
khiến cách mạng miền Nam phải trải qua những năm, tháng khó khăn nhất, trong đó
phụ nữ miền Nam liên tiếp phải đương đầu với những thách thức nghiêm trọng.
- Bộ Chính trị Ban Chấp hành TW Đảng đã đánh giá tình hình, đề ra nhiệm vụ
của toàn Đảng và nhiệm vụ của Đảng bộ miền Nam trong cuộc chiến đấu mới.
- Thực hiện chủ trương của Đảng và dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,
phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam thời kỳ này tập trung vào các mục tiêu
chính trị trong đó phụ nữ miền Nam là lực lượng nòng cốt, xung kích, tham gia tích
cực vào các phong trào đấu tranh.

5
- Nghị quyết 15 TW Đảng (1 - 1959) khẳng định con đường của cách mạng miền
Nam là kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và
phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.
- Dưới ánh sáng Nghị quyết lần thứ 15 của TW Đảng, cuối năm 1959, đầu năm
1960, quần chúng phụ nữ cùng với nhân dân miền Nam đã vùng lên khởi nghĩa đồng
loạt, phá tan ách kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ ở nhiều thôn, xã trên toàn
miền Nam (tiêu biểu là cuộc đồng loạt khởi nghĩa của nhân dân Bến Tre (1 - 1960)).

- Phong trào “đồng khởi” ở miền Nam đã: Đánh dấu một bước phát triển nhảy
vọt quan trọng, chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công, phát triển cao trào
cách mạng ra khắp miền với sự kết hợp cả hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu
tranh quân sự. Trong phong trào này, lực lượng phụ nữ luôn đi đầu trong các cuộc đấu
tranh và đã hình thành một đội quân gồm toàn bộ quần chúng phụ nữ “đội quân tóc
dài” - một nét độc đáo của cách mạng miền Nam.
1.1.2. Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng trong vùng giải phóng miền
Nam Việt Nam giai đoạn chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961 - 1965)
- Để đối phó với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, Đảng ta đã
chủ trương chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam sang giai đoạn mới - giai
đoạn tiến hành chiến tranh cách mạng. Trong những thời điểm cụ thể, trước những
diễn biến của tình hình cách mạng miền Nam, Đảng ta đã kịp thời đề ra những chủ
trương, đường lối, chỉ đạo thích hợp với cuộc đấu tranh của quân và dân ta ở miền
Nam.
- Ngày 24 - 1 - 1961, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra chỉ thị
về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam.
- Từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 năm 1961, ĐH đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ
III đã được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đề ra 3 nhiệm vụ lớn cho phong
trào phụ nữ Việt Nam.
- Bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ĐH phụ nữ toàn quốc lần thứ III
(ngày 9 - 3 - 1961) Người rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết, trong đó có vấn đề đoàn
kết phụ nữ.
- Ngày 8 - 3 - 1961, Hội Liên hiệp phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam
được thành lập. Hội là ngọn cờ tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong
Mặt trận dân tộc thống nhất, tiến hành đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Là con

6
đường duy nhất của phụ nữ miền Nam đoàn kết chặt chẽ lại trong một tổ chức cùng
với nhân dân kiên quyết đấu tranh đánh đổ đế quốc, tạo niềm vui, khí thế mới cho các
tầng lớp phụ nữ miền Nam.

- Từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 12 năm 1962, Bộ Chính trị đã họp và đưa ra Nghị
quyết Về tình hình, phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng
miền Nam, tăng cường động viên toàn dân tham gia vào kháng chiến.
- Ngày 5 - 5 - 1961, Xứ ủy Nam Bộ ra chỉ thị “về công tác vận động phụ nữ”.
- Ngày 22 - 6 - 1963, Ban Binh vận Trung ương Cục Miền Nam ra chỉ thị chủ
trương đẩy mạnh công tác binh vận, địch vận và phá ấp chiến lược đề câ
̣
p công ta
́
c phu
̣


̃
.
1.2. Quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1961 -
1965
1.2.1. Đảng tổ chức, chỉ đạo phong trào phụ nữ chiến đấu bảo vệ và mở rộng
vùng giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1961 - 1965
- Thực hiện Nghị quyết của Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam, tại các
địa phương, nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội phụ nữ là xây dựng lực lượng phụ
nữ trở thành lực lượng chủ yếu, giữ vai trò nòng cốt trong đấu tranh chính trị, đồng
thời tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, giữ vững thành quả của phong trào đồng
khởi và mở rộng vùng giải phóng.
- Đảng chỉ đạo phong trào chống dồn dân, chống gom dân, thu hút đông đảo chị
em phụ nữ tham gia. Trong phong trào có nhiều tấm gương rất gan dạ như má Thạch
Thị Thanh xã Châu Điền - Trà Vinh, các cuộc đấu tranh của chị em phụ nữ xã Nhị
Long, Trà Vinh, của chị em phụ nữ miền Tây Nam Bộ
- Được sự lãnh đạo của TW Đảng và của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam, trực tiếp là Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam, phong trào đấu

tranh bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng của chị em phụ nữ trong các vùng giải phóng
diễn ra quyết liệt.
- Đảng chỉ đạo quần chúng phụ nữ tích cực tham gia hơn nữa vào công tác đấu
tranh vũ trang, đấu tranh du kích, xây dựng xã chiến đấu và bảo vệ xóm làng đã giải
phóng. Chị em tích cực hưởng ứng và tham gia đông đảo các công tác như xây dựng
xã chiến đấu, phá hoại, đào địa đạo, trồng cây gây rừng, tạo chướng ngại vật, tham gia
chống phá ấp chiến lược, gia nhập các lực lượng quân đội…

7
- Chiến tranh du kích trong thời gian này thực sự trở thành vũ khí sắc bén và được
các chị, các mẹ sử dụng hiệu quả, phong trào chiến tranh du kích được phát triển sôi
nổi, đều khắp trong các tỉnh, tiêu biểu là phong trào của chị em miền Tây Nam Bộ,
miền Tây (hình thành các đội nữ du kích như đội nữ du kích xã Lương Hoà (Trà
Vinh), nữ du kích xã Lương Tân (Cần Thơ))
- Phong trào địa đạo của chị em phụ nữ ở khắp các xã vùng giải phóng lên rất
mạnh, chị em phụ nữ tham gia đào hố đinh và đổ xi măng làm bàn chông đinh đánh
giặc, xây dựng căn cứ của ta, phá hoại cơ sở địch và đạt nhiều thành tích.
- Quán triệt và thực hiện Nghị quyết của Đảng, của TW Cục miền Nam, Ban Binh
vận miền Nam và được sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp hội phụ nữ, công tác binh vận
được đông đảo chị em tham gia và đạt nhiều kết quả.
- Phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ vùng giải phóng miền Nam Việt Nam
góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta trong việc bảo vệ và mở rộng
vùng giải phóng miền Nam Việt Nam.
1.2.2. Đảng chỉ đạo phong trào phụ nữ sản xuất và xây dựng vùng giải phóng
miền Nam Việt Nam giai đoạn 1961 - 1965
- Phong trào thi đua “Phụ nữ 5 tốt” - phong trào phụ nữ thi đua đầu tiên và lớn
nhất được phát động trong kháng chiến chống Mỹ - được phát động trên toàn miền
Nam đã nhanh chóng ăn sâu vào tầng lớp phụ nữ khắp các vùng giải phóng ở miền
Nam Việt Nam
- Phong trào sản xuất, phong trào xây dựng nông thôn giải phóng được chị em

phụ nữ hưởng ứng sôi nổi.
- Chị em phụ nữ trong các vùng giải phóng ra sức xây dựng các vùng giải phóng
về mặt kinh tế có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng hậu phương tại chỗ đối với
toàn bộ cuộc kháng chiến, chị em phụ nữ trong các vùng nông thôn giải phóng trở
thành những người chiến sĩ trên mặt trận sản xuất nông nghiệp.
- Đảng lãnh đạo, chỉ đạo quần chúng phụ nữ công tác y tế, văn hóa xã hội, chị em
phụ nữ các vùng giải phóng còn tham gia và là lực lượng đông đảo nhất của công cuộc
phát triển y tế, giáo dục và xã hội.
 Trong những chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, phụ nữ luôn là một lực
lượng cách mạng được đặc biệt chú trọng. Sự quan tâm, động viên của Đảng đã động
viên cao nhất tinh thần của quần chúng phụ nữ khắp miền Nam nói chung và chị em

8
phụ nữ trong các VGP nói riêng. Được sự lãnh đạo của TW Đảng, TW cục miền Nam
và trực tiếp là của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, của Hội LHPN
giải phóng miền Nam, phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong vùng giải
phóng ngày càng lớn mạnh góp phần vào thắng lợi của quân và dân miền Nam trong
chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”.
Chương 2: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ CỦA ĐẢNG TRONG VÙNG GIẢI
PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CHỐNG “CHIẾN TRANH CỤC
BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1965 - 1968)
2.1. Tình hình mới và chủ trương vận động phụ nữ của Đảng trong vùng giải
phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn chống “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ
(1965 - 1968)
2.1.1. Tình hình mới
- Sau thất bại nặng nề trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, nhằm cứu vãn tình
thế chiến tranh, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và quân các
nước đồng minh của Mỹ vào miền Nam, chuyển sang hình thức chiến tranh xâm lược
kiểu mới “chiến tranh cục bộ”.
- Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã dùng nhiều thủ đoạn vô cùng dã man và thâm độc

để đàn áp phong trào của nhân dân ta ở miền Nam. Chúng điên cuồng dội bom, bắn pháo
vào nhiều thành phố, thị xã, thị trấn, vùng ven và các ấp chiến lược.
- Chị em phụ nữ trong các VGP nói riêng và chị em phụ nữ toàn miền Nam nói
chung trở thành nạn nhân trực tiếp, đời sống của chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn.
- Những âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ khiến chị em phụ nữ rất căm thù giặc
Mỹ và tay sai, ngày càng mong muốn sớm chấm dứt chiến tranh, khát khao độc lập tự
do.
- Trên bình diện quốc tế những năm 60 của thế kỷ XX, phong trào cách mạng thế
giới có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt
Nam
2.1.2. Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng trong vùng giải phóng miền Nam
Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968
Bước sang năm 1965, trước những bước tiến mới của cuộc chiến tranh cách
mạng, TW Đảng, TW Cục miền Nam đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác vận

9
động phụ nữ, đẩy mạnh hơn nữa phong trào của quần chúng phụ nữ tham gia vào đấu
tranh cách mạng.
- Ngày 6 - 3 - 1965, Trung ương Cục miền Nam đã tổng kết công tác phụ vận và
ra Nghị quyết về công tác phụ vận nhằm đẩy mạnh phong trào phụ nữ tham gia kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm Đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp phụ nữ trong mặt trận
liên hiệp rộng rãi trên cơ sở phụ nữ công nông, cùng với toàn dân đẩy mạnh kháng
chiến tiến lên nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị và mục tiêu cách mạng năm 1965 do
Đảng đề ra, quyết tâm thực hiện khẩu hiệu “Tất cả để đánh giặc, tất cả để thắng giặc.”
- Ngày 8 - 6 - 1965, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 99-CT-TW về phương
hướng nhiệm vụ công tác vận động phụ nữ trước tình hình mới
- Ngày 27 - 12 - 1965 Ban chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 12, nhận
định tình hình và đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn
mới.
- Đại hội phụ nữ toàn miền lần thứ nhất của Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng

miền Nam Việt Nam (diễn ra vào ngày 8 - 3 - 1965) đã tổng kết phong trào đấu tranh
chính trị, vũ trang, binh vận, ba mũi giáp công của phụ nữ. Sau Đại hội, Hội Liên hiệp
phụ nữ giải phóng miền Nam ra Hiệu triệu kêu gọi chị em phụ nữ toàn miền Nam
cũng như chị em phụ nữ trong các vùng giải phóng phát huy truyền thống đấu tranh
của những người nữ công nhân Sicago, đẩy mạnh và mở rộng phong trào đấu tranh
phản đối cuộc chiến tranh xâm lược bỉ ổi của chính phủ Mỹ ở Miền Nam Việt Nam.
- Nghị quyết số 153/NQ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Công tác cán
bộ nữ (ngày 1 - 10 - 1967)
- TW Cục Miền Nam ra chỉ thị về nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung công tác binh vận,
đề cập vai trò xung kích của phụ nữ (12 - 1967)
- Ngày 2 - 12 - 1968, Trung ương Cục Miền Nam ra Chỉ thị: Tăng cường công tác
vận động phụ nữ tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chỉ thị nhằm đẩy mạnh
công tác phụ vận nhằm phát huy hơn nữa vai trò và khả năng cách mạng của phụ nữ
Miền Nam trong tình hình mới, trong đó có chị em phụ nữ ở vùng giải phóng.




10
2.2. Quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn chống
“chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968)
2.2.1. Đảng chỉ đạo phong trào phụ nữ chiến đấu bảo vệ và mở rộng vùng giải
phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968
- Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng đã động viên quần chúng phụ nữ trong
các vùng giải phóng vận dụng những kinh nghiệm đấu tranh ở thời kỳ trước và có kế
hoạch phát động đấu tranh ở từng địa phương phù hợp với tình hình thực tế.
- Ở vùng nông thôn giải phóng, các cấp Hội phụ nữ đã đề ra phương hướng nhiệm
vụ tuyên truyền, động viên các tầng lớp phụ nữ kiên quyết bám đất, bám làng để chiến
đấu bảo vệ quê hương, thực hiện khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”. Phụ

nữ ở các địa phương tự mở nhiều hội nghị “Hiến kế diệt Mỹ”, phát động phong trào
“Thi đua diệt Mỹ”.
- Chị em phụ nữ vùng giải phóng bước vào cuộc chiến đấu chống chiến lược
“chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, cùng với nhân dân toàn miền Nam, chị em góp
phần vào thắng lợi của quân và dân ta trong chiến thắng mùa khô 1965 - 1966 và 1966
- 1967.
- Năm 1966, khắp nơi ở miền Nam, chị em phụ nữ trong các vùng giải phóng nô
nức giết giặc lập công, thi đua với chị em miền Bắc đang anh dũng tham gia chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ.
- Trong chiến tranh ác liệt chị em vừa phải chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng vừa
là lực lượng chính của công tác phục vụ chiến trường, bất chấp quân địch ngày đêm
phi pháo đe doạ tinh thần, hòng cắt đường chi viện cho chiến trường, chị em phụ nữ từ
trong các vùng giải phóng vẫn ngày đêm mang vác, gánh gồng, băng rừng, lội suối
chuyển lương ra mặt trận, cấp dưỡng nuôi quân, tiếp tế đạn dược, tiếp tế lương thực,
tải thương, xây dựng công sự.
- Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968, có mười triệu
lượt phụ nữ đã nổi dậy, từ thành thị đến nông thôn tham gia diệt ác phá kềm, đánh rã
từng mảng ngụy quyền cơ sở, tấn công ào ạt vào thị xã, thị trấn uy hiếp kẻ thù. Song
song với mũi khởi nghĩa, hàng vạn phụ nữ đã cầm súng, trực tiếp tham gia mũi tiến
công quân sự.

11
2.2.2. Đảng chỉ đạo phong trào phụ nữ sản xuất và xây dựng vùng giải phóng
miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968
- Bước sang những năm tháng chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của đế quốc
Mỹ, phong trào phụ nữ “5 tốt” tiếp tục được chị em hưởng ứng sôi nổi. Với tinh thần
“phụ nữ hai miền cùng nhau thi đua đẩy mạnh phong trào “ba đảm đang” ở miền Bắc
và phong trào “năm tốt” ở miền Nam để cùng với toàn dân đẩy mạnh hơn nữa cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”phong trào thi đua “5 tốt” không chỉ tăng cường
tình đoàn kết thân ái giữa chị em phụ nữ, mà còn góp phần nâng cao trình độ, năng lực

cách mạng cho chị emphong trào phụ nữ các tỉnh của miền Tây đều được tặng thưởng
huân chương giải phóng
- Dưới sự lãnh đạo của các cấp hội phụ nữ, chị em không ngừng tham gia tổ chức
cuộc sống sản xuất và chiến đấu ở những vùng mới giành được chính quyền.
- Công tác y tế tiếp tục được các cấp hội phụ nữ quan tâm, nhất là công tác bảo vệ
bà mẹ và trẻ em, chị em phụ nữ là thành viên của Hội phụ nữ là lực lượng chủ yếu
trong các công tác này ở Vùng giải phóng.
- Trong sự nghiệp xây dựng văn hóa giáo dục, chị em phụ nữ vừa tích cực động
viên vừa cùng với nhân dân ra sức khắc phục tình trạng trường lớp, tu bổ lại trường
học, xóa nạn mù chữ cho nhân dân.
- Chị em đã hăng hái tham gia xây dựng chính quyền cách mạng, nhất là ở những
ấp xã mới giành được chính quyền, quần chúng phụ nữ được giáo dục phát động đã
tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền mới được thành lập
- Công tác đào tạo cán bộ nữ theo chủ trương của Đảng cũng được Hội LHPN hết
sức chú trọng.
- Công tác Hội mẹ chiến sĩ tiếp tục được đẩy mạnh trong cuộc chiến đấu chống
“chiến tranh cục bộ” và đã thu được nhiều thành tích đáng kể.
 Bước vào những năm từ 1965 đến năm 1968, TW Đảng, TW Cục miền Nam
đã đề ra nhiều chủ trương, đưa ra nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công cuộc vận động
phụ nữ toàn miền Nam tham gia mọi mặt kháng chiến, có tác động mạnh mẽ đến tinh
thần đấu tranh, sức lao động sản xuất của chị em phụ nữ trong vùng giải phóng. Phong
trào đấu tranh của chị em phụ nữ trong các VGP diễn ra dưới nhiều hình thức phong
phú với nhiều thành tích vẻ vang góp phần vào đánh bại chiến lược “chiến tranh cục
bộ” của đế quốc Mỹ.

12
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.1 Đánh giá chung
3.1.1 Về thành tựu và nguyên nhân
- Công tác vận động phụ nữ của Đảng thời kỳ 1961 - 1968 đã vận động được

đông đảo quần chúng phụ nữ vùng giải phóng tham gia vào mọi mặt của kháng chiến.
- Thực hiện theo chủ trương của Đảng, sự kiện Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng
miền Nam Việt Nam ra đời (8 - 3 - 1961) là một thành tựu, một thắng lợi lớn của Đảng
trong quá trình vận động, lãnh đạo phong trào phụ nữ miền Nam
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Trung ương Hội phụ nữ và trực tiếp là của Hội
Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ miền Nam
trong vùng giải phóng đã tạo nên các phong trào thi đua sâu rộng tiêu biểu như phong
trào “phụ nữ 5 tốt”, phong trào Hội mẹ chiến sĩ…
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, xây dựng tổ chức phụ nữ trong những
năm 1961 - 1968 thu được nhiều kết quả, nhất là xây dựng cơ sở tổ chức phụ nữ ở
vùng giải phóng
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, có được sự tuyên truyền, giáo dục, động viên
thường xuyên của các cấp Hội phụ nữ, chị em phụ nữ trong vùng giải phóng đã góp
phần xây dựng được một hậu phương tại chỗ vững chắc phục vụ đắc lực cho tiền tuyến
trong cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở miền Nam đánh bại hai chiến lược chiến
tranh của đế quốc Mỹ (chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ)
3.1.2 Về hạn chế và nguyên nhân
- Công tác đào tạo cán bộ phụ nữ của Đảng thời kỳ 1961 - 1968 chưa đáp ứng đủ
nhu cầu của phong trào, việc đào tạo không duy trì được thường xuyên và nhiều nội
dung đào tạo chưa thật hoàn chỉnh.
- Công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng đều khắp quần chúng phụ nữ còn ít,
thường chú ý phát động những vấn đề về công tác trước mắt, xem nhẹ những vấn đề
cơ bản, lâu dài.
- Việc động viên quần chúng phụ nữ tham gia các mặt chiến đấu vũ trang, chiến
tranh du kích vẫn còn ít, chưa thiết thực và chưa đều khắp.
- Cùng với những thành tích đạt được, phong trào Hội mẹ chiến sĩ ở vùng giải
phóng vẫn còn một số thiếu sót lớn về mặt lãnh đạo.


13

3.2. Đặc điểm và một số kinh nghiệm chủ yếu
3.2.1. Đặc điểm
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là của Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng
miền Nam Việt Nam, phụ nữ trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam (thời kỳ
1961 - 1968) đã làm nên một phong trào cách mạng có quy mô rộng lớn và sâu sắc,
phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ diễn ra rất đa dạng phong phú với nhiều hình
thức sáng tạo thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ tham gia.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào phụ nữ miền Nam trong vùng giải phóng
thể hiện sự kết hợp 3 mặt: dân tộc, giai cấp và giới.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và các cấp hội phụ nữ, phong trào phụ nữ ở vùng
giải phóng đã góp phần khẳng định nghệ thuật đấu tranh “ba mũi giáp công” là một
trong những phương pháp đấu tranh điển hình của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước.
3.2.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
- Trong quá trình lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động phụ nữ, phải thường
xuyên và kịp thời tổng kết tình hình để đề ra chủ trương đúng đắn, sáng tạo, phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn để công tác phụ vận đạt hiệu quả cao nhất.
- Công tác vận động phụ nữ của Đảng phải trở thành cuộc vận động cách mạng
liên tục sâu sắc, toàn diện trong giới phụ nữ
- Muốn cho công cuộc vận động phụ nữ đạt hiệu quả cao nhất, Đảng phải có
đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, gắn liền với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
- Trong công tác vận động phụ nữ, Đảng phải luôn coi trọng và nắm vững đặc
điểm mới của phụ nữ, luôn đề cao quan điểm giai cấp trong công tác vận động phụ nữ
và coi đây là một nguyên tắc trong lãnh đạo công tác phụ vận
- Muốn có phong trào phụ nữ thì phải có một tổ chức trung kiên của giới, phải mở
rộng mặt trận đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, lấy khối phụ nữ công nông làm
nền tảng
- Phải hết sức chú ý đào tạo bồi dưỡng, chăm sóc đội ngũ cán bộ nữ thì mới có
phong trào phụ nữ vững mạnh và phát triển
 Khẳng định rằng nhờ có đường lối vận động phụ nữ của Đảng với những chủ

trương đúng đắn gắn sự nghiệp giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng dân tộc mà
trong những năm 1961 - 1968 công tác vận động phụ nữ ở VGP miền Nam Việt Nam

14
thu được nhiều thành tựu quan trọng. trong quá trình lãnh đạo phong trào phụ nữ VGP
thời kỳ 1961 - 1968 vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Phát huy những thành tựu đã đạt
được, nhận thức và khắc phục kịp thời những thiếu sót trong công tác vận động phụ nữ
sẽ để lại cho Đảng nhiều kinh nghiệm lịch sử quý báu trong quá trình lãnh đạo cách
mạng những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng
miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968” luận văn rút ra một số kết luận
chung như sau::
1. Từ khi được thành lập, Đảng đã luôn đánh giá cao vai trò và khả năng cách
mạng tiềm tàng của phụ nữ và đặc biệt quan tâm đến công tác vận động phụ nữ.
2. Thực tế quá trình lãnh đạo và chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng
trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam, từ năm 1961 đến năm 1968 đã đạt được
nhiều thành tựu.
3. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác vận động phụ nữ ở vùng giải
phóng trong những năm 1961 - 1968 còn một số thiếu sót .
4. Từ những thành tựu và hạn chế trong sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng về công tác
vận động phụ nữ ở vùng giải phóng có thể nêu lên một số điểm riêng, độc đáo .
5. Từ những thành công, hạn chế trong công tác vận động phụ nữ của Đảng ở
vùng giải phóng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược có thể rút ra các kinh
nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo.
6. Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm lịch sử về lãnh đạo, chỉ đạo công
tác phụ vận thời gian qua, trong đó có thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, có
công tác vận động phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam những năm 1961-
1968 có ý nghĩa rất thiết thực. Phát huy thắng lợi, vận dụng sáng tạo những kinh

nghiệm của quá khứ vào hiện tại là công việc rất cần thiết của Đảng, Nhà nước, của
các cấp Hội Phụ nữ. Làm tốt điều đó chẳng những sẽ thể hiện được ý thức ghi nhận,
tôn vinh sự hy sinh, cống hiến của các thế hệ đi trước, mà còn để giải quyết tốt hơn các
vấn đề về phụ vận đang đặt ra trong bối cảnh mới, đưa tổ chức và phong trào phụ nữ
Việt Nam tiến lên đạt được những thắng lợi vẻ vang hơn nữa.




15
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1995.
2. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1979), 50 năm hoạt động của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
3. Ban Phụ vận, Dự thảo báo cáo chuyên đề về tình hình phong trào phụ nữ tham
gia chống phá bình định nông thôn của địch từ 1954 - 1974, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam.
4. Ban Sử truyền thống - Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh (1987),
Phong trào phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng (1954 -
1985), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ban Tổng kết chiến tranh Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1994), Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Sài Gòn - Gia Định (1954 - 1975), (Dự thảo).
6. Ban Tổng kết chiến tranh thị xã Trà Vinh (1982), 21 năm chống Mỹ, cứu nước
của Đảng bộ, quân và dân thị xã Trà Vinh (1954 - 1975), Ban Tổng kết chiến tranh thị
xã Trà Vinh.
7. Ban Tổng kết chiến tranh Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Tổng kết
công tác binh vận kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường trọng điểm Sài
Gòn - Gia Định (1954 - 1975), Tài liệu Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội.
8. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (1986), Báo cáo tổng kết cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước trên chiến trường Quân khu 6 (Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây
Nguyên), Tài liệu lưu hành nội bộ, Nxb Thuận Hải.
9. Ban Tổng kết chiến tranh chiến trường Trị - Thiên - Huế, Chiến trường Trị -
Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng, Nxb Thuận Hóa,
Huế.
10. Ban Tổng kết chiến tranh Tỉnh ủy Tây Ninh - Hội Liên hiệp phụ nữ Tây Ninh
(1984), Phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của phụ nữ Tây Ninh trong chiến
tranh chống Mỹ cứu nước, Tây Ninh.
11. Bảo tàng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội. Ký hiệu tài liệu TL 319.
12. Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ (1993), Phụ nữ miền Nam (Đặc san), Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
13. Bến Tre đồng khởi và đội quân tóc dài, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2009.

16
14. Bộ chỉ huy quân sự Bến Tre (1985), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của nhân dân Bến Tre (lược sử).
15. Trường Chinh, Nắm vững mối quan hệ giữa chiến tranh và cách mạng ở Việt
Nam để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Học tập số 9 - 1965
16. Cục hậu cần - Quân khu 9 (1987), Tổng kết hậu cần nhân dân ở đồng bằng
sông Cửu Long trong kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975.
17. Trần Quỳnh Cư (1994), Đồng khởi Bến Tre năm 1960, Luận án Phó Tiến sĩ
Khoa học Lịch sử, Viện Sử học, Hà Nội.
18. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa
xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Lê Duẩn (1960), Phải đứng trên quan điểm giai cấp mà nhận xét vấn đề phụ
nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
20. Lê Duẩn (1986), Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
21. Lê Duẩn (1974), Vai trò và nhiệm vụ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn
mới của cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
22. Lê Duẩn (1993), Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.
23. Trần Dương, Võ Đức Nhi, Lê Du, Nguyễn Đức Tấn (1995), Lịch sử khu 6
(Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên) kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
24. Đài phát thanh giải phóng phỏng vấn bà Nguyễn Thị Định hội trưởng Hội
Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam, Lưu tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1985), Một số văn kiện Đảng về chống Mỹ cứu
nước, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1985), Một số văn kiện Đảng về chống Mỹ cứu
nước, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.

17
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 23, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 27, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Lao động Việt Nam (1965), Thông báo tình hình miền Nam năm 1964,
Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

36. Đảng Lao động Việt Nam (1965), Tóm tắt tình hình miền Nam 6 tháng đầu
năm nay, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
37. Nguyễn Thị Định, Vai trò và khả năng to lớn của phụ nữ Việt Nam trong đấu
tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, báo Nhân dân, 7/8/1967.
38. Nguyễn Thị Định (1968), Không còn con đường nào khác, Hồi ký, Nxb Phụ
nữ, Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Định, Quyết xứng đáng là phụ nữ anh hùng của một dân tộc anh
hùng, báo Nhân dân, 9/3/1969.
40. Phạm Văn Đồng (1975), Thắng lợi vĩ đại tương lai huy hoàng, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
41. Trần Văn Giàu (1964), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập 1, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
42. Trần Văn Giàu (1964), Miền Nam giữ vững thành đồng, tập 2, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
43. Trịnh Hồng Hạnh (2005), Thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở vùng
giải phóng góp phần làm thất bại chương trình bình định của Mỹ Ngụy, Tạp chí Lịch
sử Đảng, số 4, tr.60-62.
44. Phạm Hồng Hiên, Tìm lại những người trong đội quân tóc dài ở Bến Tre, báo
Nhân dân hàng tháng, số 36 (4/2000).

18
45. Vũ Thị Thuý Hiền (2004), Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử: 5.03.15, Hà
Nội.
46. Nguyễn Hoài (1969), Về hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam
Việt Nam - vùng giải phóng, Nghiên cứu lịch sử, tr.42-58.
47. Hoạt động của cơ quan Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tài liệu
lưu trữ.
48. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
49. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

50. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
51. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
52. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
53. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
54. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
55. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
56. Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1986.
57. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1981), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam,
tập 1, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
58. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1982), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam,
tập 1, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
59. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Ban Chấp hành phụ nữ tỉnh An Giang, Báo
cáo tổng kết cuộc đại hội mừng công 15 năm chống Mỹ cứu nước của BCH Phụ nữ
tình An Giang, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
60. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1997), Chân dung các chị lãnh đạo Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, truyện ký, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
61. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chương trình và điều lệ Hội LHPN giải
phóng, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
62. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hiệu triệu của Ban Chấp hành Trung ương
Hội Liên hiệp phụ nữ miền Nam Việt Nam gửi toàn thể chị em phụ nữ miền Nam nhân
ngày 8 - 3 - 1963, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
63. Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam, Hiệu triệu của Ban
Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam gửi toàn

19
thể chị em phụ nữ miền Nam Việt Nam nhân ngày 8 - 3 - 1964, Lưu tại Bảo tàng Phụ
nữ Việt Nam.
64. Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam, Hiệu triệu của Hội
Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3, Lưu tại Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam.

65. Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam, Hiệu triệu của Hội
Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/1966,
Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
66. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Liên
khi III (2002), Lịch sử phụ nữ đồng bằng bằng Bắc bộ trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1955), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
67. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ hai miền Nam Bắc cùng nhau thi đua
chống Mỹ cứu nước, Nhà máy in Tiến Bộ 175, H. 1966
68. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1999), Phụ nữ Nam Trung Bộ trong sự
nghiệp kháng chiến cứu nước (1930 - 1975), Nxb Đà Nẵng.
69. Hội nghị khoa học lịch sử về chiến dịch Hồ Chí Minh - Tài liệu báo cáo tại
Hội nghị (1985), Phụ nữ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định tham gia chiến dịch Hồ Chí
Minh giải phóng thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh.
70. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Thông báo tình hình phụ nữ miền Nam tháng
1 - 1963, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
71. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tình hình phụ nữ miền Nam (Tài liệu kết hợp
nói chuyện trong đợt kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3), Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam.
72. Trần Thị Thu Hương (2000), Sự lãnh đạo của Đảng trong phong trào đấu
tranh phá “quốc sách” ấp chiến lược của địch ở miền Nam (1961 - 1965), Luận án
Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
73. Phan Thị Mỹ Khanh (Hồi ký) (2003), Nhớ lại một quãng đời, Nxb Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
74. Ký ức như huyền thoại, tập 2, Nxb Trẻ, Hà Nội, năm 2009.
75. Nguyễn Thị Ngọc Lâm (2001), Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Sử học, Hà Nội.
76. Lịch sử phụ nữ Quảng Nam - Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, 1995.

20
77. Cao Văn Lượng (1977), Lịch sử cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 - 1960,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
78. Cao Văn Lượng (1985), Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
thành quả tổng hợp sức mạnh cả nước, của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, tháng 2/1985.
79. Cao Văn Lượng - Phạm Quang Toàn - Trần Quỳnh Cư, Tìm hiểu phong trào
Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tháng 10/1997.
80. Mác - Ăngghen - Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1970.
81. Miền Nam địa lý hành chính trong kháng chiến chống Mỹ, Lưu tại Bảo tàng
Phụ nữ Việt Nam.
82. Hồ Chí Minh (1957), Cách mạng tháng Tám vĩ đại mở ra con đường giải
phóng cho các dân tộc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
83. Hồ Chí Minh (1967), Về nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.
84. Một năm tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt của quân và dân miền Nam,
Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1969.
85. Năm năm đấu tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi vẻ vang của phụ nữ miền
Nam Việt Nam, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
86. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1961
87. Nhiều tác giả (1994), Phụ nữ miền Nam với Bác Hồ, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ
Chí Minh.
88. Những nét sơ lược về phong trào phụ nữ từ ngày thành lập Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam, Nxb phụ nữ, 1961.
89. Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội 1963.
90. Những nữ anh hùng miền Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1969.
91. Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955 - 1975, H. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
92. Phong trào Phụ nữ miền Nam từ năm 1961 đến năm 1964, Lưu tại Bảo tàng
Phụ nữ Việt Nam.


21
93. Phụ nữ khu Nam Trung Bộ giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1968, Lưu tại Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam.
94. Nguyễn Minh Phụng (2006), Tìm hiểu về hậu phương - căn cứ địa trong
kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Lịch sử
Quân sự, số 174, tr.18-20.
95. Hoàng Phương (Cb) (1997), Hậu phương trong chiến tranh nhân dân Việt
Nam 1945 - 1946, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
96. Tài liệu Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, KHTL: P42 - ĐVBQ 0321.
97. Bùi Đình Thanh, Cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam với sự kết hợp chặt
chẽ đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 7/1994.
98. Thành hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội, Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang
chống Mỹ, cứu nước: Thư của Trung ương Đảng và bài nói của Hồ Chủ tịch nhân dịp
20 năm ngày thành lập Hội LHPNVN, Hà Nội, 1971.
99. Nguyễn Thị Thập (1963), Phụ nữ miền Nam nước ta trong phong trào giải
phóng dân tộc, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
100. Nguyễn Thị Thập (Cb) (1980), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam (tập 1),
Nxb Phụ nữ.
101. Nguyễn Thị Thập (1966), Con đường giải phóng của phụ nữ Việt Nam, Nxb
Phụ nữ, Hà Nội.
102. Lê Thi (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường đưa phụ nữ Việt nam đi
tới bình đẳng, tự do, phát triển, Nxb Khoa học xã hội.
103. Ngô Vi Thiện (chủ biên), Nguyễn Đình Sắc, Nguyễn Như Nguyên, Đặng
Văn Khoát, (2000), Lịch sử hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
104. Ngô Vi Thiện (1986), Nghiên cứu văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu
nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.
105. Nguyễn Hữu Thọ (1964), Diễn văn đọc trong cuộc mít tinh kỷ niệm 3 năm
thành lập Mặt trận - Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền

Nam Việt Nam từ 12 - 12 - 1963 đến 10 - 1964, Nxb Sự thật, Hà Nội.
106. Bích Thuận (1992), Nữ chiến sĩ rừng dừa, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà
Nội.

22
107. Nguyễn Công Thục (2002), Phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược của Mỹ
- ngụy ở miền Nam Việt Nam (1963 - 1964), Luận án Tiến sĩ Quân sự, Viện Lịch sử
quân sự Việt Nam, Hà Nội.
108. Thư của Hội LHPN giải phóng miền Nam 1966 gửi các bạn phụ nữ các
nước nhân dịp ngày 8 tháng 3 năm 1966, Lưu Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
109. Thư của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam
gửi Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhân dịp phát động phong trào thi
đua 5 tốt, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
110. Nguyễn Văn Tiến (1967), Vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và sự
nghiệp đấu tranh chống Mỹ, cứu nước, Học tập số 7, tr.42-48.
111. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tình
hình miền Nam 1964, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
112. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tình
hình phong trào phụ nữ miền Nam, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
113. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tình
hình phụ nữ miền Nam (từ năm 1960 đến 1963), Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
114. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tình
hình phụ nữ toàn miền (từ năm 1960 - 1965), Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
115. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tình
hình phụ nữ miền Nam (Từ năm 1960 đến năm 1975), Lưu tại Bảo tàng phụ nữ Việt
Nam.
116. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Kỷ niệm 5 năm
ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam - 8/3/1966, Lưu
tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
117. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Tình hình Phụ

nữ miền Nam (1962), Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
118. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo số liệu
năm 1964 của phụ nữ giải phóng toàn miền Nam Việt Nam, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam.
119. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tình
hình và phong trào phụ nữ miền Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 1972, Lưu tại Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam.

23
120. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo mười
chín năm chống Mỹ cứu nước của Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng tỉnh Phú Yên
(1954 - 1973), Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
121. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo chuyên
đề về tình hình phong trào phụ nữ tham gia chống phá bình định nông thôn của địch
từ 1954 - 1974, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
122. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tình
hình phong trào phụ nữ miền Nam sau một năm thực hiện nghị quyết Đại hội Phụ nữ
toàn miền Nam lần thứ nhất (từ tháng 6 - 1965 đến tháng 6 - 1966), Lưu tại Bảo tàng
Phụ nữ Việt Nam.
123. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo 6 tháng
đầu năm 1967 của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng T2, Lưu tại Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam.
124. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tình
hình phong trào phụ nữ miền Nam (9 tháng đầu năm 1968), Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam.
125. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tổng
kết phong trào phụ nữ miền Nam năm 1969 của TW Hội LHPN giải phóng miền Nam,
Lưu tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam.
126. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo phụ nữ
miền Tây (từ chiến tranh cục bộ đến nay), Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

127. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo phong
trào phụ nữ huyện Điện Bàn trong 21 năm chống Mỹ cứu nước, Lưu tại Bảo tàng Phụ
nữ Việt Nam.
128. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Báo cáo tổng
kết của Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng tại hội nghị đại biểu phụ nữ
Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ 4, Lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
129. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Danh sách Ban
chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam, Lưu tại Bảo tàng
Phụ nữ Việt Nam.

24
130. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương, Dự thảo đề
cương chi tiết báo cáo phụ vận trong 18 năm chống Mỹ cứu nước (1954 - 1973), Lưu
tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
131. Lê Thị Nhâm Tuyết (1975), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
132. Tổ Sử Phụ nữ Nam Bộ, Giáo sư Trần Văn Giàu hiệu đính (1989), Truyền
thống cách mạng của phụ nữ NamBộ thành đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Bảo
tàng Phụ nữ Nam Bộ.
133. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học
(1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
134. Lê Hải Triều (Cb), Nguyễn Tiến Hải, Lê Thị Xuân (2007), Phụ nữ Việt Nam
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc giải phóng đất nước, Nxb Văn hoá
Thông tin.
135. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội
136. Ủy ban thống nhất, Thông báo tình hình miền Nam năm 1961, Lưu tại Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam.
137. Viện Lịch sử Đảng (1985), Những sự kiện lịch sử Đảng (Tập 3) (Về kháng
chiến chống Mỹ cứu nước), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

138. Viện Lịch sử Đảng (1985), Lịch sử biên niên xứ ủy Nam bộ, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
139. Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Lịch
sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
140. Viện Lịch sử Quân sự - Bộ Quốc phòng (1990), Cuộc chiến tranh xâm lược
thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
141. Viện Lịch sử Quân sự - Bộ Quốc phòng (1996), Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước 1954 - 1975, (Tập 1), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
142. Viện Lịch sử Quân sự - Bộ Quốc phòng (1996), Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1954 - 1975), (Tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
143. Viện Lịch sử Quân sự - Bộ Quốc phòng (1996), Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1954 - 1975), (Tập 3), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25
144. Viện Lịch sử Quân sự - Bộ Quốc phòng (1996), Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1954 - 1975), (Tập 4), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
145. Viện Mác - Lênin và Viện Lịch sử Quân sự - Bộ Quốc phòng (1986), Nghiên
cứu văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.
146. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995),
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, (tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
147. Viện Sử học (2002), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1954 - 1975, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
148. Viện Sử học (1995), Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
149. Viện Sử học (1985), Lịch sử Việt Nam 1965 - 1975, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
150. Viện Sử học (1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
151. Trần Quốc Vượng (1972), Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà

Nội.
Nguyễn Xu, Lê Phước Hà (1964), Trong vùng giải phóng ở miền Nam, Nxb Phổ
Thông, Hà Nội.

×