Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Hóa 11 - Các vấn đề gặp phải khi học chương Nitơ - Photpho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.58 KB, 2 trang )

Học Viện Online Lize
Gặt vạn điều hay - Vào ngay đại học

Website : www.lize.vn
Fanpage: www.facebook.com/littlezeros

Các vấn đề học sinh rất hay mắc phải khi học môn Hóa
Chương 2. Nhóm Nitơ – Phôt pho
Thầy Phạm Thắng
Như các em đã biết, bắt đầu từ năm 2018, đối với môn Hóa nội dung kiến
thức trong đề thi tốt nghiệp sẽ gồm cả chương trình lớp 11 và chương trình lớp
12, trong đó trọng tâm kiến thức vẫn chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12, tức là
số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 sẽ ít hơn. Do đó, các câu hỏi liên quan đến
phần kiến thức lớp 11 sẽ được chắt lọc và tập trung vào từng mảng kiến thức, từng
phần, từng chương cụ thể. Điển hình trong số đó chính là phần kiến thức thuộc về
chương 2 – SGK Hóa 11. Theo kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của Thầy
và xuất phát từ thực tế kết quả làm bài của học sinh, sau đây Thầy sẽ chỉ ra một
số vấn đề mà các em rất hay gặp phải khi tiếp cận và làm các dạng bài tập liên
quan đến chương này, cụ thể như sau:
1. Học sinh vẫn còn lúng túng với dạng toán tính hiệu suất của phản ứng tổng
hợp NH3.
Bài toán tính hiệu suất của phản ứng là một trong những dạng toán rất điển
hình và là dạng toán gắn liền với thực tế cuộc sống của chúng ta, đặc biệt trong
các ngành công nghiệp sản xuất hóa chất. Chính vì vậy, chúng ta cũng rất hay gặp
các dạng biến tướng khác nhau của bài toán này trong các đề thi tuyển sinh môn
Hóa trước đây. Có thể nói bài toán tính hiệu suất của phản ứng hóa học không
phải là dạng toán khó, nhưng lại rất dễ nhầm lẫn. Nếu các em không nắm chắc
được cách tính hiệu suất theo chất phản ứng hay sản phẩm tạo thành, theo chất hết
trước…thì sẽ khó khăn trong việc tìm đáp án chính xác.
2. Bài toán về kim loại tác dụng với axit nitric (HNO3)
Đây có thể nói là dạng bài tập rất điển hình mà người ra đề rất hay đưa ra


trong các đề thi tuyển sinh trước đây và đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Khi
gặp dạng bài này, các em học sinh hay lúng túng trong việc xác định sản phẩm
khử sau phản ứng, chưa biết cách phân tích dữ kiện và số liệu của đầu bài, đặc
biệt rất nhiều em làm sai bài toán tính khối lượng muối nitrat tạo thành trong
trường hợp có sinh ra muối amoni nitrat (NH4NO3).
1
Kho tài liệu Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Ôn thi THPT Quốc Gia tại địa chỉ: www.lize.vn/khotailieu


Học Viện Online Lize
Gặt vạn điều hay - Vào ngay đại học

Website : www.lize.vn
Fanpage: www.facebook.com/littlezeros

3. Bài toán P2O5 hoặc H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm
Đây là dạng toán điển hình của phần các hợp chất của phốt pho. Học sinh
hay gặp khó khăn trong việc xác định sản phẩm muối tạo thành sau phản ứng, dẫn
đến kết quả của bài toán sai.
Trên đây là một số nhận xét của Thầy về các vấn đề mà các em hay gặp
phải đối với chương 2 này, Thầy nhắc lại rằng chương này là chương rất quan
trọng, các dạng bài toán thuộc chương này rất hay ra trong các đề thi tuyển sinh
trước đây và Thầy tin rằng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Để khắc phục những
nhược điểm trên, không còn biện pháp nào thuyết phục và hữu ích bằng việc các
em dành thời gian xem và tham khảo các video trong khóa học của Thầy trên
Lize.vn. Chúc các em học tốt
Thầy Phạm Thắng

2
Kho tài liệu Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Ôn thi THPT Quốc Gia tại địa chỉ: www.lize.vn/khotailieu




×