Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những vấn đề gặp phải khi thể hiện vai trò của người lãnh đạo nhóm ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.12 KB, 5 trang )

Những vấn đề gặp phải khi thể hiện vai trò
của người lãnh đạo nhóm


Sự mơ hồ về vai trò
Nếu như bạn không chắc chắn về vai trò mà bạn đang đảm nhiệm, bạn sẽ dễ
hoang mang và làm việc kém hiệu quả.
Là người lãnh đạo nhóm, bạn cần phải giải thích rõ vai trò của từng cá nhân
trong nhóm đối với công việc và cố gắng giải quyết tình trạng mơ hồ về vai trò
càng triệt để càng tốt. Vậy vai trò của bạn là gì?
Có thể ở bạn đã trả qua tình trạng mơ hồ ở các khía cạnh như:
Trách nhiệm: không biết rõ trách nhiệm của bạn trong một tình huống nào
đó, chẳng hạn được giao phó phụ trách một công việc mà không được hướng dẫn
cụ thể.
Hiệu quả công việc mong muốn: làm việc với một người không nhất quán
về các chuẩn mực đặt ra cho bạn hay phương pháp dùng để đánh giá hiệu quả
công việc.
Hướng phát triển: không biết rõ bạn sẽ phát triển theo hướng nào từ vị trí
hiện tại.

Mâu thuẫn trong vai trò
Khi những gì mà người ta mong đợi bạn ở vai trò này lại đối lập với những
gì mà người ta mong đợi bạn ở vai trò khác được xem là mâu thuẫn trong vai trò.
Điều này thường mang đến sự lúng túng, khó xử cho bạn vì rất khó dung hòa
nhiều cấp độ quyền lực và hành vi, nhất là khi chúng lại xung đột với nhau.
Sự không tương thích trong vai trò
Khi những người khác nhau có những mong đợi khác nhau ở bạn trong
cùng một vai trò nào đó thì có sự không tương thích trong vai trò. Ví dụ: các thành
viên trong nhóm mong muốn bạn là người cấp trên dễ tính, trong khi cấp trên của
bạn thì lại muốn bạn cứng rắn và không khoan nhượng với cấp dưới. Bạn khó có
thể thỏa mãn hết tất cả những ý muốn khác nhau, nhất là khi chúng khác biệt quá


nhiều.
Sự không tương thích trong vai trò cũng có thể xảy ra khi những tiêu chuẩn
và mục đích của riêng bạn không thống nhất với những tiêu chuẩn và mục đích
của doanh nghiệp; hoặc hình ảnh mà bạn hình dung về bản thân không trùng hợp
với hình ảnh mà người khác nghĩ về bạn.
Hướng giải quyết: Để giảm căng thẳng do sự xung đột hay sự không tương
thích trong vai trò gây ra, bạn có thể:
- Luôn tuân theo những quy tắc bạn đặt ra và đừng cho phép mình rơi vào
tình trạng thỏa hiệp.
- Phân định rạch ròi thời gian của bạn, ví dụ: sáng là thời gian dành cho
công việc, buổi tối và cuối tuần là giải trí.
- Luôn là chính mình - những người khác dần sẽ hiểu họ có thể mong đợi ở
bạn điều gì qua chính cách thể hiện của bạn.
Tình trạng "quá tải"
Phải đảm trách quá nhiều vai trò có thể dẫn đến tình trạng quá tải, đây là
một dạng thái quá của sự xung đột trong vai trò.
Nếu bạn là lãnh đạo nhóm, chắc hẳn bạn đã từng đảm trách nhiều vai trò
khác nhau, mà trong đó có những vai trò mâu thuẫn nhau. Bạn có thể:
- Quyết định mức độ ưu tiên, bằng cách đánh giá tầm quan trọng.
- Ủy thác một số vai trò cho người khác.
- Trao đổi với cấp quản lý của bạn về việc giảm bớt một số vai trò trong
bản miêu tả công việc của bạn.
Tình trạng "bị thiếu tải"
Ngược lại với việc bị quá tải là bạn cũng có thể rơi vào tình trạng "thiếu
tải". Điều này xảy ra khi một cá nhân cảm thấy rằng thực ra mình có thể đảm nhận
nhiều vai trò hơn hoặc một vài vai trò lớn hơn.
Việc "thiếu tải" cũng sẽ gây ra tình trạng căng thẳng bởi vì nó sẽ ảnh hưởng
đến hình ảnh cá nhân. Một người sẽ cảm thấy không được tin cậy, không được tôn
trọng và đánh giá đúng mức, chán nản và làm việc không hiệu quả khi phải làm
những việc mà họ cảm thấy quá thấp so với năng lực của mình.

(Dựa theo Business Edge)

×