Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án sinh 10CB hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.69 KB, 9 trang )

Ngày soạn: 01-03-2008
Lớp dạy: 10A4, 10B2, 10B3, 10B5
Tiết : 24
QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VSV
I. MỤC TIÊU
Học sinh nêu được tóm tắt những đặc điểm chính của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở
VSV và nêu được một số ứng dụng của các quá trình tổng hợp và phân giải này nhằm phục vụ đời sống
và bảo vệ môi sinh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Tranh phóng to các sơ đồ trong SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
I. Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở VSV:
Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS nêu được đạc điểm chung của quá trình tổng hợp ở VSV và ứng dụng của qúa trình
này.
Cách tiến hành: Trên cơ sở phần chuẩn bị trước ở nhà của HS, GV yêu cầu HS:
- Liệt kê các quá trình tổng hợp ở VSV?
Các quá trình đó gồm:
+ Tổng hợp axit amin
+ Tổng hợp Prôtêin
+ Tổng hợp polysaccarit
+ Tổng hợp lipit
+ Tổng hợp Nucleotit, từ đó tổng hợp axit Nuclêic.
- Chỉ ra một số nét độc đáo trong quá trình tổng hợp ở VSV được trình bày trong SGK?
VD:
+ Phần lớn VSV có khả năng tổng hợp tất cả hơn 20 loại axit amin trong khi nhiều động vật, thực
vật không có khả năng này.
+ Ơ một số virut có quá trình phiên mã ngược ( điều này không có ở các nhóm SV khác).
- Phát hiện và trình bày đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở VSV? Đặc điểm đó đã được con
người ứng dụng như thế nào?
( VSV có thời gian phân đôi rất ngắn, vì vậy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hoá vật


chất, năng lượng và sinh tổng hợp các chất diễn ra trong tế bào với tốc độ rất nhanh -> con người sử
dụng VSV để tạo ra các chất axit amin quý như axit Glutamic, lizin, sản xuất Prôtêin đơn bào là loại
Prôtêin tách ra từ tế bào VSV dùng làm thực phẩm hay thức ăn bổ sung cho người và động vật).
II. Đặc điểm quá trình phân giải các chất nhờ VSV:
Hoạt động 2:
Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm chung của quá trình phân giải các chất nhờ VSV và ứng dụng
của các quá trình này.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu các mục 1 và 2 phần II, tìm ra đặc điểm chung của quá trình phân
giải các chất nhờ VSV?
Học sinh phát hiện: Những phức chất ở môi trường được phân giải thành các đơn chất đơn giản
nhờ hệ enzim do VSV tiết ra ( phân giải ngoại bào), sau đó được VSV hấp thụ vào trong tế bào để sinh
tổng hợp các thành phần tế bào hay được phân giải tiếp theo kiểu hô hấp hay lên men.
- Để khắc sâu kiến thức này, GV có thể đặt câu hỏi: Tại sao các chất ấy không được hấp thụ VSV
hấp thụ vào trong cơ thể rồi mới phân giải nhờ hệ Enzim?
Câu trả lời là: Do các chất ấy có trọng lượng phân tử và kích thước quá lớn khiến chúng không đi
qua được thành và màng tế bào, vì vậy chúng phải được phân cách thành những đoạn có trọng lượng
phân tử bé hơn nhờ các Enzim VSV tiết ra ngoài môi trường.
- GV tiếp tục yêu cầu HS chỉu ra những sản phẩm của quá trình phân giải Prôtêin ngoại bào, phân
giải Polysacacrit ngoại bào?
Phân giải ngoại bào
Prôtêin axit amin

Prôtêaza
Polysaccarit Mônôsaccarit
( tinh bột, xenlulozơ….) Enzim
- GV tiếp tục nêu vấn đề: Các sản phẩm tạo ra trong quá trình phân giải ngoại bào do đã có kích
thước nhỏ nêu được VSV hấp thụ vào cơ thể. Hãy cho biết con đường biến đổi tiếp theo của các sản
phẩm này?
+ Axit amin được VSV sử dụng để sinh tổng hợp Prôtêin của cơ thể chúng hoặc tiếp tục bị phân

giải ( quá trình lên man thối).
+ Mônôsaccarit được VSv phân giải tiếp theo con đường hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí hay lên
men.
- GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu mục 1 – phần II, chỉ ra ứng dụng của quá trình phân gải
prôtêin?
HS dễ nhận thấy: Quá trình phân giải Prôtêin do VSV được ứng dụng trong việc sản xuất nước
chấm, nước mắm ( ứng dụng giai đoạn phân giải ngoại bào).
- Dạy ứng dụng của quá trình phan giải polysaccarit:
+ Ở mục lên men etylic: Sơ đồ được trình bày trong SGK thể hiện cả hai giai đoạn phân giả ngoại
bào và phân giải nội bào. GV nêu chỉ rõ cho HS thấy 2 giai đoạn này. Từ sản phẩm tạo thành, GV sử
dụng câu hỏi trong SGK “Khi làm bánh mì, người ta sử dụng nấm mem, vì sao bánh lại xốp?” để HS
phát hiện ra vai trò của CO
2
. Chính các ổ CO
2
được tạo ra trong quá trình phân giải bột mì sẽ nở ra khi
nướng bánh làm cho bánh xốp. GV có thể cho HS kể thêm các ứng dụng quen thuộc khác của quá trình
lên men rượu? (VD: sản xuất rượu etylic, sản xuất rượu vang, sản xuất bia…)
+ Mục lên men lactic: Sơ đồ trình bày trong SGK chỉ thể hiện giai đoạn phân giải nội bào. HS dễ
phát hiện thấy sản phẩm chính của quá trình này là axit lactic. GV có thể sử dụng câu hỏi trong bài : “
Em hãy kể những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lactic lên men” hoặc câu hỏi “Em hãy kể những ứng
dụng của quá trình lên men lactic mà em biết?”.HS dễ dàng phát hiện đó là các quá trình muối chua rau
quả, ủ chua thức ăn gia súc, sản xuất sữa chua…Để khắc sâu thêm, GV có thể lựa chọn quá trình muối
dưa, muối cà đặc biệt gần gũi với các em để khai thác xem việc muối chua như vậy đã đem lại những
giá trị gì? (Tạo lượng sinh khối vi khuẩn có ích, ức chế các vi khuẩn gây thối , gây chua, tạo hương vị
thơm ngon cho sản phẩm, chuyển rau quả về dạng “chính sinh học” do đó mà hiệu suất tiêu hoá cao).
+ Mục phân giải xác thực vật: GV cho HS phát hiện các giá trị của quá trình của quá trình phân
giải này ( làm đất giàu dinh dưỡng, tránh ô nhiễm môi trường) và mặt trái của nó ( làm hỏng thực phẩm,
đồ uống, quần áo, thiết bị có xenlulôzơ). GV cũng có thể cung cấp thêm thông tin: Trong dạ cỏ của động
vật nhai lại có các VSV tiêu hoá các chất giàu xenlulôzơ, chúng sẽ phân giải xenlulôzơ thành các sản

phẩm như glucôzơ, maltôzơ và các động vật nhai lại hấp thụ các sản phẩm này.
Để hệ thống hoá lại nội dung bài học, GV có thể sử dụng ngay phần tóm tắt nội dung bài học được
trình bày trong SGK.
D. CÂU HỎI – BÀI TẬP
- Nêu tóm tắt những đặc điểm chính của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV và ứng
dụng của các quá trình tổng hợp và phân giải này.
- Các câu hỏi và bài tập trong SGK.
Ngày soạn: 09-03-2008
Lớp dạy: 10A4, 10B2, 10B3, 10B5
Tiết : 26
SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được 4 pha cơ bản nuôi cấy vi khuẩn không liên tục và ý nghĩa của từng
pha.
- Nắm được ý nghĩa thời gian thế hệ tế bào(g) và tốc độ sinh trưởng riêng (M). Tốc độ sinh
trưởng riêng sẽ trỏ thành cuặc đại và không đổi trong pha log.
- Nguyên tắc và phương pháp nuôi cấy kiên tục.
2 Kỹ năng
Rèn một số kỹ năng như: thu thập thông tin phát hiện kiến thức, phân tích so sánh khái
quát, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Tranh hình liên quan đến bài, tư liệu về thành tựu nuôi cấy vi sinh vật, đồ thị sinh trưởng của
vi khuẩn có 4 pha.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm sữa chua và muối chua rau quả.
2. Trong tâm
- Nội dung pha sinh trưởng của vi sinh vật
- Ý nghĩa thời gian thế hệ tế bào
3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1
(?) GV sự sinh trưởng ở vi sinh vật là
gì? Khác với sinh trưởnh ở động vật bậc
cao như thế nào?
(?) thời gian thế hệ là gì? Cho ví dụ.
(?) Tại sao nói sự sinh trưởng theo cấp
số?
(?) Số lần phân chia của E. Coli trong 1
giờ là bao nhiêu?
Hoạt động 2:
(?) Thế nào là môi trường nuôi cấy
không liên tục?
I. Tìm hiểu sự sinh trưởng.
1. Sự sinh trưởng ở vi sinh vật
Sự sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào
trong quần thể.
2. Thời gian thế hệ
Là thời gian từ khi xuất hiện 1 tế bào cho đến khi phân
chia (Kí hiệu là g)
Ví dụ: E.coli 20 phút tế bào phân chia 1 lần
Thời gian thế hệ khác nhau tùy loài, điều kiện nuôi cấy.
- Số tế bào trong bình (N) sau n lần phân chia từ No tế
bào ban đầu lag trong một thời gian xác định (t) là:
Nt=No.2
n
-> Tốc độ sinh trưởng riêng đối với 1 chủng vi khuẩn và
ở điều kiện nuối cấy xác định là M
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
1. Nuối cấy không liên tục

- Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh
dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
(?) Đặc điểm sinh trưởng của vi khuẩn
trong môi trường nuôi cấy không liên
tục?
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
(?) Tại sao số lương vk không đổi?
(?) Vì sao số lượng vk giảm?
(?) Làm sao để không xảy ra pha suy
vong?
(?) Ứng dụng? Thu sinh khối thì ngừng
ở pha nào? Thu giống vk?
(?) Thế nào là môi trường nuôi cấy liên
tục?
(?) Ứng dụng?
- Các pha đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy
không liên tục.
a. Pha tiềm phát (pha Lag)
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường
- Số lượng tế bào trong quần thể không tăng
- Enzim cảm ứng được hình thành.
b. Pha luỹ thừa (pha Log)
- Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo
luỹ thừa.
- Hằng số M không đổi theo thời gian và là cực đại đối
với 1 chủng và là điều kiện nuôi cấy.
c. Pha cân bằng
- Số lượng vi sinh vật đạt cực đại, không đổi theo thời
gian là do:
+ 1 số tế bào bị phân huỷ

+ 1 số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia
+ M=0 và không đổi theo thời gian.
d. Pha suy vong
- Số tế bào trong quần thể giảm dần do:
+ Số tế bào bị phân huỷ nhiều
+ Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt
+ Chất độc hại tích luỹ nhiều
2. Nuôi cấy liên tục
* Nguyên tắc phương pháp nuôi cấy liên tục
- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời
lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy
- Điều kiện môi trường duy trì ổn định
* Ứng dụng
- Sản xuất sinh khối để thu nhận Protein đơn bào, các
hợp chất có hoạt tính sinh học như axít amin, các kháng
sinh, các hooc môn…
IV CỦNG CỐ
HS trình bày sơ đồ sinh trưởng (4 pha) của quần thể vi khuẩn trong nuối cấy không liên tục.
Ngày soạn: 15-03-2008
Lớp dạy: 10A4, 10B2, 10B3, 10B5
Tiết : 27
SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
- Phân biệt được các hình thức chủ yếu của ở vi sinh vật nhân sơ đó là: Phân đôi, ngoại bào
tử, bào tử đốt nảy chồi.
- Trình bày được cách sinh sản phân đôi ở vi khuẩn
- Nắm được cách sinh sản ở vi sinh vật đó là: có thể sinh sản bằng cách phân chia nguyên
nhiễm hoặc bào tử vô tính hay hữu tính.
- HS nêu được đặc điểm của một số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của sinh vật.

- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Nêu dược một số ứng dụng mà con người đã sử dụng yếu tố hoá học và lý học để khống
chế vi sinh vật có hại.
- Rèn kỹ năng phân tích kênh hình, kênh chữ, khái quát hệ thống kiến thức, vận dụng thực
tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu ý nghĩa của 4 pha sinh trưởng ở quần thể vi khuẩn?
Vì sao ở pha cấp số (phaLog) M lại là cực đại và không đổi với 1 chủng vi sinh vật trong
điều kiện nuôi cấy cụ thể?
2. Trọng tâm
Phân biệt các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và nhân thật đó là: phân đôi hay sinh
sản bằng bào tử.
3 Bài mới
Nội dung Hoạt động của GV và HS
I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN

1. Sinh sản phân đôi.
- Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt Mezôxôm
- Vòng ADN dính vào hạt Mezôxôm làm điểm
tựa và nhân đôi thành 2 ADN
- thành tế bào và màng sinh chất được tổng
hợpdài ra và dần thắt lại đưa 2 phân tử ADN
về 2 tế bào riêng biệt.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử
- Sinh sản bằng bào tử đốt (xạ khuẩn) phân cắt
phần đỉnh của sợi sinh trưởng thành 1 chuỗi
bào tử
- Sinh sản nhờ nãy chồi (vi khuẩn quang

dưỡng màu đỏ): tế bào mẹ tạo thành 1 chồi ở
cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn
mới.
- Sinh sản bằng ngoại bào tử (vi sinh vật dinh
dưỡng Mê tan): Bào tử được hình thành ngoài
tế bào dinh dưỡng.
Lưu ý:
- Các bào tử sinh dưỡng chỉ có các lớp màng
- Không có vỏ, không có hợp chất can xi
đipicôlinat
* Nội bào tử vi khuẩn: là cấu trúc tạm nghỉ
không phải là hình thức sinh sản
- Nội bào tử được hình thành trong tế bào sinh
dưỡng của vi kuẩn
- Cấu tạo gồm nhiều lớp màng dày, khó thấm
có khả năng chịu nhiệt.
II. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN
THỰC
1. Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử
hữu tính.
* Bào tử hữu tính
Ví dụ: Nấm Mucol
- Hình thành hợp tử do hai tế bào kết hợp với
nhau
- Trong hợp tử diễn ra qúa trình giảm phân
hình thành bào tử kín
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
sau:
Hình
thức

sinh sản
Đặc
điểm
Đại diện
Sinh
sản
của
SV
nhân

Phân đôi
Tạo
thành
bào tử
Phân
nhánh
và nảy
chồi
Sinh
sản
của
SV
nhân
thực
SS bằng
bào tử
vô tính
SS bằng
bào tử
hữu tính

Nảy
chồi
Phân đôi
Vừa SS
vô tính
vừa SS
hũ tính

×