Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa tạp giao năm 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 42 trang )


Trong quá trình học tập, nghiên cứu
chuyên đề tốt nghiệp tôi đã được các
cá nhân và tập thể giúp đỡ rất nhiều
để hoàn thành khóa học cũng như báo
cáo tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến các thầy giáo, các cô giáo trong
Khoa KT&PTNT trường Đại học Kinh Tế Huế
cùng toàn thể các thầy cô giáo trực
tiếp tham gia giảng dạy và tận tình giúp
đỡ tôi trong 4 năm học vừa qua
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Th.Só Phan Thị
Nữ – giáo viên Khoa Kinh tế nông nghiệp
đã hết lòng nhiệt tình giúp đỡ tôi suốt
thời gian thực tập và hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp đại học
Qua đây tôi xin cảm ơn tất cả cán bộ
UBND xã Hồng Lộc, các hộ nông dân
thôn Yên Định đã giúp đỡ rất nhiều và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
nội dung nghiên cứu của mình trong suốt
thời gian thực tập vừa qua. Tôi rất biết ơn
gia đình và bạn bè đã luôn khuyến khích
tôi trong quá trình học tập và rèn luyện .
Nhưng do điều kiện và bản thân có
hạn nên nội dung đề tài sẽ không


tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi
rất mong được sự đóng góp ý kiến của


các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ
lãnh đạo xã và bà con nông dân trong
địa phương để nội dung đề tài đạt kết
quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Dương Đình Taøi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND
THCS
NN
THPT

BQNK
BQLĐ
CN-XD
CSHT
TLSX

Ủy ban nhân dân
Trung học cơ sở
Nơng nghiệp
Trung học phổ thơng
Lao động
Bình qn nhân khẩu
Bình quân lao động
Công nghiệp xây dựng
Cơ sở hạ tầng
Tư liệu sản xuất



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......4
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC...................4
1.1.1. Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế..............4
1.1.1.1. Hiệu quả..................................................................................4
1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế......................................................................4
1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế..................................4
1.1.2. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh
tế sản xuất lúa..........................................................................................5
1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA TẠP GIAO.........................6
1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ của giống lúa Tạp Giao................................6
1.2.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lúa...........................6
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG LÚA TẠP GIAO.....................7
CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA TẠP GIAO
Ở XÃ HỒNG LỘC, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH.......................8
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU....................................8
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................8
2.1.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................8
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình...................................................................8
2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu.......................................................8
2.1.2. Đặc điểm văn hố - xã hội............................................................9
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................9
2.1.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Hồng Lộc...........................9



2.1.3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc năm 2012
...........................................................................................................10
2.1.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật phục vụ đời
sống và sản xuất của xã Hồng Lộc....................................................11
2.1.3.4. Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Lộc qua 3 năm
(2010-2012).......................................................................................13
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói
riêng.......................................................................................................14
2.1.4.1. Thuận lợi...............................................................................14
2.1.4.2. Khó khăn...............................................................................14
2.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA TẠP GIAO NĂM 2012
Ở XÃ HỒNG LỘC, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH......................15
2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất lúa xã Hồng Lộc............................15
2.2.2. Tình hình lao động, trang bị TLSX và sử dụng giống lúa Tạp
Giao năm 2012 của các hộ điều tra.......................................................15
2.2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động..........................................15
2.2.2.2. Diện tích gieo trồng lúa của các hộ điều tra vụ Đơng
Xn năm 2012..................................................................................17
2.2.2.3. Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật.....................................17
2.2.2.4. Tình hình sử dụng giống lúa của các hộ điều tra..................18
2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất giống lúa Tạp Giao vụ Đơng
Xn năm 2012 của các hộ điều tra......................................................19
2.2.3.1. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra.....................................19
2.2.3.2. Diện tích, năng suất, lúa Tạp Giao của các hộ điều tra
năm 2012............................................................................................21
2.2.3.3. Kết quả sản xuất lúa của các hộ điều tra vụ Đông Xuân
năm 2012............................................................................................21
2.2.3.4. Hiệu quả sản xuất lúa Tạp Giao của các hộ điều tra.............22



2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT LÚA CỦA
CÁC HỘ ĐIỀU TRA...............................................................................23
2.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................23
2.3.2. Kinh nghiệm sản xuất lúa lâu đời của người nông dân...............23
2.3.3. Diện tích đất canh tác cịn thấp, chưa tập trung..........................24
2.3.4. Thời tiết bất lợi gây sâu hại và dịch bệnh...................................24
2.3.5. Vấn đề cơ giới hóa cịn yếu kém.................................................24
2.3.6. Vấn đề về giống lúa và thời vụ...................................................25
2.3.7. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và
hiệu quả sản xuất lúa.............................................................................25
2.3.8. Phân tích ảnh hưởng theo lao động.............................................27
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA XÃ HỒNG LỘC HUYỆN
LỘC HÀ - TỈNH HÀ TĨNH.....................................................................29
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ HỒNG LỘC.............................................................................29
3.1.1. Định hướng sản xuất lúa.............................................................29
3.1.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa..................................................29
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
LÚA XÃ HỒNG LỘC HUYỆN LỘC HÀ TỈNH HÀ TĨNH...................30
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật..................................................................30
3.2.2. Giải pháp về đất đai....................................................................31
3.2.3. Giải pháp về công tác khuyến nông............................................31
3.2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn..................................................32
3.2.5. Các giải pháp khác......................................................................32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................36



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất ở xã Hồng Lộc năm 2012.........................9
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc năm 2012........11
Bảng 3: Tình hình CSHT và trang bị kỹ thuật phục của xã Hồng Lộc
.....................................................................................................12
Bảng 4: Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Lộc qua 3 năm
2010-2012...................................................................................13
Bảng 5: Tình hình sản xuất lúa xã Hồng Lộc 2010-2012........................15
Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra xã
Hồng Lộc....................................................................................16
Bảng 7: Diện tích gieo trồng lúa của các hộ điều tra vụ Đơng Xn
năm 2012....................................................................................17
Bảng 8: Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật của các hộ điều tra...........18
Bảng 9: Tình hình sử dụng giống lúa của các hộ điều tra vụ Đơng
Xn năm 2012..........................................................................18
Bảng 10: Chi phí trung gian sản xuất lúa Tạp Giaovụ Đông Xuân
năm 2012 của các hộ điều tra....................................................20
Bảng 11: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Tạp Giao của các hộ
điều tra 2012...............................................................................21
Bảng 12: Kết quả sản xuất lúa của các hộ điều tra vụ Đông Xuân
năm 2012....................................................................................22
Bảng 13: Hiệu quả sản xuất lúa Tạp Giao năm 2012 của các hộ điều tra
.....................................................................................................23
Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả
SX lúa của hộ điều tra................................................................26


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung
cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người
tồn tại và cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp. Trong q trình phát triển
kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về lương thực, thực phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn định xã hội và mức
an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển nông
nghiệp. Từ một quốc gia nghèo đói thiếu lương thực, Việt Nam đã giải
quyết được nhu cầu về lương thực trong cả nước và đứng thứ hai về xuất
khẩu gạo sau Thái Lan qua đó người nơng dân có thêm điều kiện chuyển
sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: cây lúa, cây mía, cây
đậu, cây khoai lang … Cây lúa là cây trồng khá phổ biến ở nước ta nhất là
ở khu vực miền Bắc có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình sinh trưởng và phát triển cây công nghiệp ngắn ngày.
Hồng Lộc là một xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh với hầu hết diện tích đất địa
hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng
nghiệp, diện tích đất nơng nghiệp màu mỡ thuận lợi cho cây trồng phát
triển, hệ thống kênh mương dày đặc phục vụ cho công tác tưới tiêu nước
cho sản xuất. Từ những điều kiện thuận lợi đó giúp cho người dân phát
triển cây lúa,đặc biệt là giống lúa Tạp Giao, mang lại giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, cây lúa cịn là cây trồng đem lại giá trị dinh dưỡng cao và là
sản phẩm để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp làm cho hạn
hán, mưa lũ xảy ra làm cho người nông dân không phản ứng kịp. Hơn nữa,
việc sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, vơi, thuốc BVTV
cịn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm bảo nhiều hộ gia đình cịn sử dụng
giống tự có, quy trình kỹ thuật cịn thụ động bảo thủ theo kiểu truyền


thống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cịn lúng túng. Chính điều
này làm cho hoạt động sản xuất lúa vụ Đông Xuân của người dân địa

phương xã Hồng Lộc chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn, với
đồng vốn bỏ ra. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu
quả sản xuất giống lúa Tạp Giao năm 2012 ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc
Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất lúa và hiệu quả sản
xuất lúa;
- Đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa Tạp Giao năm 2012 ở xã Hồng
Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
- Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc
sản xuất lúa ở địa phương;
- Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và
phát huy những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
giống lúa Tạp Giao trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất giống lúa Tạp Giao.
- Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân người dân trồng lúa Tạp Giao ở xã
Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Hồng Lộc
- Về thời gian: Số liệu thu thập trong giai đoạn 2010-2012, đánh giá hiệu
quả sản xuất giống lúa Tạp Giao năm 2012; đề xuất giải pháp đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Là phương pháp
nhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nó
yêu cầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất
chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách khoa học, khách quan và logic, không

1



phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng và sự
vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo cáo phát
triển kinh tế xã hội, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Hồng
Lộc, UBND huyện Lộc Hà.
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra
phỏng vấn 40 hộ sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu bằng cách xây dựng các
phiếu điều tra căn cứ vào nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra
chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Hệ thống hoá các
số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá theo các
chỉ tiêu qua thời gian.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có
kinh nghiệm, các cán bộ lãnh đạo am hiểu về lĩnh vực này
Trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu tơi đã hết sức cố gắng
nhưng do cịn hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài này
khơng tránh khỏi những thiếu sót kính mong q thầy cơ và bạn đọc góp ý
để đề tài được hoàn thiện hơn.

2


NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC
1.1.1. Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Hiệu quả
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì hiệu quả là một đại lượng

so sánh với thành quả và chi phí thời gian, tài nguyên bỏ ra để đạt được
hiệu quả đó xem cao hay là thấp.
Kết quả là cái mà chúng ta thu được, đạt được, là kết quả của quá trình
lao động.
1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài
lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế phản
ánh chất lượng hoạt động kinh tế.
1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Sau khi xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra, ta tính được
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được biểu hiện bằng số tương đối
cường độ, quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào.
 Dạng thuận (tồn bộ): H=Q/C
 Dạng thuận (cận biên): Hb=∆Q/∆C
 Dạng nghịch (toàn bộ): h=C/Q
 Dạng nghịch (cận biên): hb=∆C/∆Q
Trong đó:
H là hiệu quả
Q là lượng kết quả thu được

3


C là chi phí bỏ ra hoặc các yếu tố đầu vào
∆Q là lượng kết quả tăng thêm
∆C là lượng chi phí hoặc đầu vào tăng thêm.
1.1.2. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa
 Các chỉ tiêu chi phí đầu vào:

Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản
xuất, bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất, không kể công lao động
gia đình và khấu hao sản phẩm nơng nghiệp.
Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chi tiêu bao gồm chi phí trung gian,
khấu hao tài sản cố định và hao phí lao động.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả :
- Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO/ha): Là chỉ tiêu
biểu hiện bằng tiền của tồn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra
trong một thời gian nhất định tính trên 1 ha.
Trong đó:
GO: Tổng giá trị sản xuất
- Giá trị tăng trên một đơn vị diện tích (VA/ha): Chỉ tiêu này là hiệu
số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích
nhất định.
Trong đó:
VA: Giá trị gia tăng
- Năng suất lúa (N): Phản ánh trung bình một năm thu được bao nhiêu
kg lúa trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
N=Q/S
Trong đó:
Q: Tổng sản lượng lúa trong năm;
S: Diện tích gieo trồng lúa;
4


- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho
biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản
xuất.
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết

một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết
trong một đồng giá trị sản xuất thu được có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA TẠP GIAO
1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ của giống lúa Tạp Giao
Tổ hợp lai từ Trân Sán 97A/Quế 99 của tỉnh Quảng Tây -Trung Quốc,
được nhập vào Việt Nam năm 1991.
1.2.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lúa
Giống lúa Tạp Giao cũng như các giống lúa khác,là một trong ba cây
lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngơ và lúa gạo. Trong lúa gạo có đầy
đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngồi ra cịn có các
Vitamin nhóm B và một số thành phần khác.
- Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo. Giá trị nhiệt lượng
của lúa là 3594 Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định
đến độ dẻo của gạo. Hàm lượng amyloza ở lúa gạo Việt nam thay đổi từ 18
- 45% đặc biệt có giống lên tới 54%.
- Prơtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác.
Giống lúa có hàm lượng prơtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%.
Phần lớn các giống Việt nam nằm vào khoảng 7 -8%.
- Lipít: Ở lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo.
- Vitamin: Trong lúa gạo cịn có một số vitamin nhóm B như B1, B2,
B6…Vitamin B1 là 0,45 mg/100hạt. Từ những đặc điểm của cây lúa và giá
trị của nó, lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị và
được tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi là "Hạt gạo là hạt của sự sống".

5


Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống có
năng suất cao, phẩm chất tốt thì lúa gạo ngồi việc sử dụng hàm lượng

lương thực là chủ yếu thì các sản phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiều
trong các lĩnh vực khác nhau.
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG LÚA TẠP GIAO
Là giống cảm ơn, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, có thể cấy được 2
vụ. Nhưng với điều kiện thời tiết của xã Hồng Lộc nói riêng, giống lúa Tạp
Giao chỉ được cấy vào vụ Đông Xuân. Thời gian sinh trưởng vụ xuân muộn
130-135 ngày, vụ mùa110-115 ngày.
Chiều cao cây lúa là 90-110 cm, có đặc tính cứng cây, chịu phân,
chống đổ tốt,đẻ khoẻ, bơng hữu hiệu 70%, gốc tím nhạt. Lá cứng, góc lá
hẹp, màu xanh đậm, lúc nắng có màu tím ở rìa lá. Bơng dài 22-25 cm,
nhiều gié cấp 1,2; tổng số hạt/bông 120-140; Dạng hạt bầu dài, vỏ màu
vàng sáng, mỏ hạt tím. Khối lượng 1.000 hạt 27-28 gram. Khả năng thích
ứng rộng, chống chịu rét, đạo ôn khá, kém chịu nóng, dễ nẩy mầm trên
bông khi gặp mưa hoặc bị úng ngập. Phẩm chất: gạo trong, cơm mềm
không dẻo.

6


CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA TẠP GIAO
Ở XÃ HỒNG LỘC, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hồng Lộc là xã ở vùng Hạ can huyện Can Lộc trước đây và nay là
huyện Lộc Hà. Là vùng bán sơn địa, ở tọa độ: 180,18 vĩ độ bắc, 1050, 54
kinh độ đơng.
Phía bắc xã giáp núi Hồng Lĩnh.
Phía nam có sơng Yến Giang giáp với xã Ích Hậu

Phía đơng giáp xã Tân Lộc
Phía tây nam giáp xã Tùng Lộc
Phía tây giáp xã Phúc Lộc
Phía Đơng nam giáp xã Phù Lưu.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa lý của xã Hồng Lộc có nhiều lợi thế: có núi, có sơng, có
ruộng đồng, đồi bãi, thuận lợi cho sản xuất, chăn nuôi, dân cư đông nhưng
sống quần tụ trên một dải đất rộng nên có điều kiện giao lưu, phát triển
kinh tế. Nghề nghiệp chính của người dân là trồng cây nông, lâm nghiệp.
2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu
Khí hậu thời tiết có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhưng
do dãy núi Hồng Lĩnh chắn ngang, cận kề ở phía bắc nên chịu ảnh hưởng
thời tiết cục bộ, khác với quy luật chung trong vùng. Đặc biệt là hạn hán và
lụt úng rất thất thường. điều này đả tác động không nhỏ đến sản xuất và đời
sống của nhân dân địa phương.

7


2.1.2. Đặc điểm văn hố - xã hội
Tồn xã có 2414 học sinh ở 4 cấp học, chiếm 28% dân số tự nhiên.
Trường mầm non có 480 cháu, tiểu học có 754 em, THCS có 760 em, THPT
có 420 em, có 3 trường học là trường mầm non, trường tiểu học và THCS.
Trường tiểu học và THCS là trường cao tấng, được xây dựng mới
khang trang. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000,
trường THCS đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 2011-2016.
Có 1650 hộ được dùng nước sạch, 2070 hộ dùng điện, 1800 hộ đã có
ti vi, 200 hộ có máy thu thanh. Đội ngũ cán bộ hưởng lương nhà nước có
21 chức danh, trong đó có 12 đại học, 9 trung cấp. 24 cán bộ thôn xóm gồm
mỗi xóm có 2 người là bí thư chi bộ và xóm trưởng.

Hiện nay tồn xã có 7 thơn được bố trí thành 6 vùng nằm 2 bên trục
đường chính của xã, tỷ lệ tăng dân số hằng năm 0,8 %, số nhân khẩu bình
quân trên hộ là 4 người. Tồn xã là thành phần dân tộc kinh có phong tục
tập quán là trồng lúa nước lâu đời. Lao động hiện dơi thừa, nghề phụ ít, chủ
yếu lao động dư thừa đi làm thuê ở các tỉnh phía Nam.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Hồng Lộc
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất ở xã Hồng Lộc năm 2012
2012

Chỉ tiêu
Tổng DT đất tự nhiên
1. Đất sản xuất NN
- Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng cây lâu năm
2. Đất phi NN
- Đất ở
- Đất chuyên dung
- Đất phi NN khác
3. Đất chưa sử dụng
- Đất bằng chưa sử dụng
- Đất đồi có khả năng khai thác
- Núi đá khơng có rừng cây

DT (ha)
2.116,29
1.208,85
545,66
87,09
312,69

62,42
199,82

CC (%)
100,00
57,12
25,78
4,11
14,78
2,95
9,44

594,75
109,53
428,5
56,72

28,10
5,18
20,25
2,68

( Nguồn số liệu UBND xã Hồng Lộc)
8


Nhìn vào bảng số liệu 4 về tình hình sử dụng đất ở xã Hồng Lộc được
thể hiện ở bảng 4 ta nhận thấy:
Diện tích tự nhiên của xã khá lớn với 2.116,29 ha, trong đó hơn 1 nửa là
đất dùng cho sản xuất nơng nghiệp, điều đó cho thấy một thực tế là ở đây tỷ

lao động trong nông nghiệp cịn nhiều. Trong khi đó, đất dành cho phi nơng
nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cịn ít, chỉ 14,78% tổng diện tích tự nhiên. Để phát
triển kinh tế của xã, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã, tăng diện
tích đất phi nơng nghiệp, nhất là giảm tỷ lệ đất chưa sử dụng, những vùng đất
có khả năng sử dụng thì nên tiến hành khai hoang đem vào sử dụng.
2.1.3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc năm 2012
Nhìn vào bảng ta thấy dân số của xã Hồng Lộc năm vừa qua là 8.622
người, được phân bố đều trong 7 thơn, trong đó tổng lao động của xã chiếm
chưa đầy một nửa dân số , với 3.600 người. Đa số nằm trong độ tuổi lao
động với 2.900 người, số cịn lại nằm ngồi độ tuổi lao động, những đối
tượng này là những người già cả về hưu nhưng vẫn phụ giúp con cháu hoặc
những người làm trong nghề nông, quá tuổi lao động nhưng vẫn còn sức
lao động. Dân số của xã đa số làm trong lĩnh vực nơng lâm ngư nghiệp,
chiếm 54%, cịn lại là lao động phi nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ hay làm
công nhân, lao động trong khu vực nhà nước…Tồn bộ xã có 2.100 hộ, chủ
yếu nằm trong diện hộ trung bình, chiếm 51,6%, hộ giàu chiếm tỷ lệ khá
nhỏ, chỉ với 6,9%, còn lại nằm trong diện hộ khá và nghèo đói.
Xã có dân số đơng , tuy nhiên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, do đó tỷ lệ khá giả cịn ít. Cần đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tăng lao động trong lĩnh vực CN-XD và dịch vụ để nâng
cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế của xã nói riêng và cả nước
nói chung.

9


Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc năm 2012
2012
Chỉ tiêu


ĐVT

Số lượng
( người)

Dân số

Người

8.622

Tổng số lao động

Người

3.600

100,00

1. LĐ ngoài độ tuổi

Người

700

19,44

2. LĐ trong độ tuổi

Người


2.900

88,56

- Nam

Người

1.430

49,00

- Nữ

Người

1.470

51,00

- LĐ NN



1.593

54,00

- LĐ phi NN




1.307

46,00

3. Số hộ

Hộ

2.100

100,00

Hộ giàu

Hộ

145

6,9

Hộ khá

Hộ

455

21,7


Hộ trung bình

Hộ

1.084

51,6

Hộ nghèo đói

Hộ

416

19,8

3. BQNK/HỘ

NK/HỘ

4

-

4. BQLĐ/HỘ

LĐ/HỘ

CC (%)


Phân theo giới tính

Phân theo ngành nghề

1,7
( Nguồn thống kê UBND xã Hồng Lộc)

2.1.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật phục vụ đời
sống và sản xuất của xã Hồng Lộc
Phát triển cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng trong công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của đất nước đặc biệt là cơ sở hạ tầng ở nơng thơn.
Tình hình CSHT của xã Hồng Lộc có nhiều thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế xã hội của xã, điều đó được thể hiện qua bảng 7. Nhìn vào
bảng 7 ta thấy:
10


Bảng 3: Tình hình CSHT và trang bị kỹ thuật phục của xã Hồng Lộc
Danh mục

ĐVT

Số lượng

Đường nội xã

Km

22


Tỉnh lộ, huyện lộ

Km

7

Trong đó: nhựa bê tơng

Km

17

1.

Giao thơng

2. Thủy lợi
Số hồ đập

1

Số trạm bơm

Km

4

Kênh mương bêtơng


Km

7

Kênh mương đất

Km

8

Diện tích tưới

Ha

495

Trạm

6

Đường dây cao thế

Km

5

Đường dây hạ thế

Km


18

Số hộ dùng điện

Hộ

2.070

Nước giếng

Hộ

2.000

Sông suối

Hộ

100

Mầm non

Phòng

18

Tiểu học

Phòng


40

THCS

Phòng

22

Phòng y tế

Phòng

7

Số giường bệnh

Giường

8

3. Điện sinh hoạt
Trạm biến áp

4. Nước sinh hoạt

5. Trường học

6. Y tế

(Nguồn: Ban thống kê xã)


11


2.1.3.4. Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Lộc qua 3 năm
(2010-2012)
Để tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Lộc qua 3 năm
2010-2012 chúng ta xem xét bảng 8:
Bảng 4: Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Lộc
qua 3 năm 2010-2012
Chỉ tiêu

ĐVT

2010

2011

2012

1. Tổng thu nhập trên toàn xã

Tỷ đồng

85,5

87,6

87,9


2. Tổng thu nhập bq đầu người

Trđ/ năm

8,7

10,05

10,195

3. Giá trị sản xuất nông nghiệp

Tỷ đồng

45,2

46,6

44,82

4. Giá trị CNXD

Tỷ đồng

19

20.4

21


5. TM-DV

Tỷ đồng

20

21

22,08

( Nguồn: Báo cáo kinh tế hàng năm của xã Hồng Lộc)
Bình quân đất canh tác nông nghiệp , lâm nghiệp hiện nay đối với
khẩu là 0,14 ha, trong đó riêng diện tích lúa nước là 0,06 ha.
Kinh tế phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng
năm là 12,5%. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 là 87,9 tỷ đồng. Trong đó,
Giá trị sản xuất nơng nghiệp: 44,82 tỷ đồng
Giá trị CN- XD : 21,00 tỷ đồng
Thương mại dịch vụ:22,08 tỷ đồng
Bình quân thu nhập đầu người đến năm 2010 đối với thóc là 450kg/
người, đối với giá trị thu nhập là 10.195.000 đồng
Số hộ đói nghèo là 416 hộ= 19,8 %

12


2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng
2.1.4.1. Thuận lợi
Nhìn chung, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, mơi trường của xã có
nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội nhất là phát triển kinh tế
nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trên địa bàn đang được liên tục củng
cố và tăng cường. Các tiến bộ mới về giống cây trồng, con nuôi với năng
suất, chất lượng cao được cơng nhận và đang ứng dụng có hiệu quả. Nhiều
chương trình xã hội khác đang tạo điều kiện cho các hộ đầu tư mạnh hơn
vào sản xuất.
Nhân dân lao động trong xã cần cù chịu khó với nguồn lao động dồi
dào giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, khơng thể không kể tới sự quan tâm
của Huyện uỷ, UBND huyện, các cấp lãnh đạo trong huyện, trong xã có đội
ngũ quản lý nhiệt tình năng nổ, có trách nhiệm biết vận dụng đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.
2.1.4.2. Khó khăn
Diễn biến phức tạp của thời tiết khí hậu, thường bị úng lụt một số đất
trũng bị ngập lúc thu hoạch. Lượng mưa thấp, tổng lượng mưa toàn mùa
chỉ xấp xỉ trung bình nhiều năm..
Giá nơng sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp lại dao động mạnh
theo chiều hướng tăng lên gây khó khăn lớn cho việc đầu tư, thâm canh của
các hộ, gia đình nơng dân.
Nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hoại
mùa màng. Các đối tượng sâu bệnh gây hại vẫn có chiều hướng phát sinh
phức tạp, xuất hiện loại bệnh mới gây hại cho cây trồng (bệnh vàng lùn, lùn
xoắn lá, lùn sọc đen).

13



×