1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt Chú thích
BVTV Bảo vệ thực vật
CLĐ Công lao động
GO Gross output
GTGT Giá trị gia tăng
HĐND Hội đồng nhan dân
HTX Hợp tác xã
IC Chi phí trung gian
THHV Thanh hao hoa vàng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
UBND Ủy ban nhân dân
VA Value Added
1
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
2
3
DANH MỤC CÁC HÌNH
3
4
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên triệt để là sự thay đổi
không lường trước được của khí hậu, môi trường ngày càng ô nhiệm. Đây là
mối đe dọa lớn đến sức khỏe và đời sống của con người. Con người ngày
càng mắc phải nhiều loại bệnh nguy hiểm nhất là căn bệnh ung thư tàn ác.
Chính vì vậy khi xã hội phát triển, đời sống của con người đã được cải thiện
thì họ luôn hướng tới tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sạch và
an toàn đối với sức khỏe của họ. Thuốc chữa bệnh cho con người cũng vậy
hiện nay có rất nhiều loại thuốc chiết xuất từ thảo dược vì các loại thuốc chiết
xuất từ thảo dược ít gây ra các tác dụng phụ hoặc có gây ra thì cũng không
quá nguy hiểm đến tính mạng của con người, nó không làm ảnh hưởng đến
khả năng làm việc của thận.
Thanh hao hoa vàng (THHV) là một loại dược liệu quý ở VN. Khoa
học đã chứng minh trong thành phần của cây thanh hao hoa vàng có chất
artemisinin có tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét thể vô tính trong hồng cầu.
Chất này cũng có khả năng chữa ung thư vú và bệnh bạch cầu, chỉ cần cho
bệnh nhân ung thư uống hoặc tiêm artemisinin hay dẫn chất của nó. Với bệnh
ung thư vú, 8 giờ sau khi dùng artemisinin, 75% tế bào ung thư đã bị tiêu diệt,
sau 16 giờ thì hầu hết các tế bào ung thư bị tiêu diệt, các tế bào bình thường
không bị ảnh hưởng. Với bệnh bạch cầu, artemisinin tiêu diệt các bạch cầu bị
bệnh mà không ảnh hưởng đến tế bào lành. Ở liều điều trị, artemisinin và các
dẫn chất của nó không độc hại, kể cả với phụ nữ có thai và người suy gan, thận.
Với đà phát triển của ngành y học như hiện nay thì các nhà khoa học đã và
đang nghiên cứu và tìm ra nhiều công dụng còn tiềm ẩn của THHV để phục vụ
cho cho việc chữa bệnh của con người.
Hiện nay cây THHV được người dân trồng ở nhiều nơi như: Sóc
Sơn, thủ đô Hà Nội, Thanh Hóa, Bắc Cạn Thập chí người dân ở tỉnh Hà
Tây cũ còn trồng THHV vào những diện tích hoa màu hay thuê thêm đất
để trồng THHV .
4
5
Người đã nhận thấy lợi ích của THHV mang lại và là địa phương có điều
kiện thuận lợi để phát triển mô hình trồng THHV như điều kiện thổ nhưỡng,
nước tưới, thời tiết Bên cạnh đó xã Đồng Ích có vị trí địa lý khá thuận lợi đó
là có con đường liên tỉnh 305 chạy qua nền đường rộng trung bình 6,5 m, đã
trải nhựa đạt tiêu chuẩn cấp IV thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ
THHV. Đặc biệt công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Kim chuyên sản xuất thuốc
chống sốt rét từ cây thanh hao hoa vàng được đặt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Vì vậy mà trong những năm gần đây diện tích trồng THHV trong địa bàn xã
ngày càng mở rộng.
Vậy hiệu quả kinh tế cây THHV mang lại là như thế nào? Có mang lại
lợi ích kinh tế cao hơn các cây trồng khác không? THHV có cải thiện thu
nhập, đời sống của người dân có tăng lên? Tại sao diện tích trồng THHV lại
tăng lên như vậy? Trong quá trình trồng THHV người dân gặp phải những khí
khăn gì? Đề tài của tôi tập trung trả lời các câu hỏi nêu trên và trên cơ sở đó
tìm các giải pháp giải quyết những khó khăn tồn đọng, tôi đã tiến hành chọn
và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây thanh hao hoa
vàng tại xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình trồng cây THHV tại xã
Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở đó đưa ra những giải
pháp nhằm phát triển mô hình trồng cây THHV.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng phát triển của cây THHV tại xã Đồng Ích,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2010 và năm 2011.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất THHV tại xã Đồng Ích, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2010 và năm 2011.
- Phân tích tác động của mô hình trồng THHV đời sống xã hội của
người dân trong xã.
- Đánh giá tính bền vững của mô hình trồng THHV.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản
xuất thanh hao hoa vàng tại xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
5
6
1.3. Ý nghĩa của đề tài
* Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng
như được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học khác
nhau như: nguyên lý phát triển nông thôn, kinh tế phát triển nông thôn, phát
triển cộng đồng, khuyến nông theo định hướng thị trường… khi đó có nâng
cao chất lượng và hiệu quả học tập của mỗi sinh viên.
- Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen và trải nghiệm thực tế để hoàn
thiện bản thân hơn cả về kiến thức, kỹ năng và ngày càng tự tin hơn trong
công việc cũng như trong cuộc sống.
- Là cơ hội tốt để sinh viên tiếp xúc với người dân nông thôn nhiều hơn
từ đó hiểu và thông cảm với nông dân hơn. Qua đó có thể phần nào giúp
người nông dân trong công tác xoá đói giảm nghèo.
* Trong thực tiễn sản xuất
- Là cơ sở để người dân có thể so sánh hiệu quả cây THHV mang lại so
với các loại cây trồng khác, cân nhắc có nên tiếp tục sản xuất cây thanh hao
hoa vàng nữa hay không? Hay có nên đưa cây THHV vào sản xuất là cây
trồng chính không?
- Là cơ sở để xã đưa ra những định hướng cho việc chỉ đạo phát triển
giống cây trồng chủ đạo.
6
7
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Mô hình
2.1.1.1. Khái niệm mô hình
Trong đời sống, kinh tế, xã hội có nhiều các hoạt động rất đa dạng,
phong phú và phức tạp nên người ta sử dụng rất nhiều phương pháp và công
cụ nghiên cứu để tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Các công cụ và phương pháp
nghiên cứu có những ưu điểm riêng và nó phù hợp với từng điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể khác nhau. Mô hình là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu và
là công cụ được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì người ta có những quan niệm, nội
dung và cách hiểu khác nhau về mô hình. Theo góc độ tiếp cận về mặt vật lý
học thì mô hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật
nghiên cứu thì mô hình được coi là mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một
vật để trình bày và nghiên cứu. Khi mô hình hóa đối tượng nghiện cứu thì mô
hình sẽ được trình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận
biết được đối tượng nghiên cứu. Mô hình được coi là hình ảnh quy ước của
đối tượng nghiên cứu và cũng là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quan hệ
hay tình trạng kinh tế.
Như vậy, mô hình có những quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó tùy
thuộc vào góc độ tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô
hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu.
Trong thực tế để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các
mối quan hệ hay ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô
hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình đặc trưng cho một
điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung
cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để
mô phỏng và trình bày khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng
7
8
đối tượng nghiên cứu, người ta thường chung quan điểm thống nhất đó là: Mô
hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản
ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng
nghiên cứu.
Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, gọi là
các đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hóa dịch vụ mới, gọi là
đầu ra. Nói ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hàng hóa các đầu vào - yếu
tố sản xuất là việc chuyển hàng hóa đầu ra là hàng hóa và dịch vụ. [2]
Như vậy trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung
kinh tế của sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh
tế, ngoài những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: mô hình sản xuất là hình
mẫu trong sản xuất thể hiện được sự kết hợp của các nguồn lực trong điền kiện
sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế.
Vai trò của mô hình: Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương
pháp mô hình hoá là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các
nhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối ưu hoá hệ thống. Nhờ các mô hình ta
có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của các số liệu quan sát được và các giả định
rút ra. Nó giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp. Và một mục tiêu khác
của mô hình là giúp ta lựa chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp
ta chọn phương pháp tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát
huy hiệu quả những gì nông dân đó có.
2.1.1.2.Các nhân tố trong mô hình trồng THHV
* Chủ thể sản xuất:
Mô hình sản xuất nói chung và mô hình sản xuất THHV nói riêng là
một chỉnh thể thống nhất, mọi tác động vào mô hình đều có xu hướng tập chung
vào chủ thể sản xuất. Do đó, chủ thể sản xuất là bộ phận giữ vai trò chủ đạo trong
tất cả các hoạt động của mô hình, chủ thể ở mô hình sản xuất THHV là các hộ và
các thành viên tham gia mô hình sản xuất THHV. Chủ thể trực tiếp điều tiết các
hoạt động sản xuất và đưa ra các quyết định của mô hình.
* Khách thể sản xuất:
Là đối tượng tiếp nhận hành động của chủ thể. Khách thể có thể tác
động trở lại đối với chủ thể. Khách thể có thể tác động nhất định tới sự tồn tại
8
9
và phát triển của mô hình. Khách thể là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm. Khách
thể của mô hình sản xuất THHV là hệ thống tư liệu lao động (công cụ sản
xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ) và đối tượng lao động THHV.
2.1.2. Đánh giá mô hình
2.1.2.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá dự án là một hoạt động của công tác quản lý nhằm tìm ra kết
quả và nguyên nhân nào dẫn đến việc hoàn thành hay không hoàn thành dự
án. [1]
Đánh giá dự án là một trong những hoạt động quan trọng của quá trình
thực hiện các dự án phát triển. Đây là quá trình khẳng định đúng đắn, hiệu
quả và ảnh hưởng của dự án đối với các mục tiêu dự án có thể thực hiện ở
nhiều giai đoạn khác nhau của chu trình dự án. [1]
Như vậy, đánh giá dự án là khâu cuối cùng của chu trình dự án. Đánh
giá là xem xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành
công và tác động (về kinh tế, xã hội, môi trường, ) của dự án so với mục tiêu
đề ra. [1]
2.1.2.2. Các nội dung của đánh giá
Tùy theo các mục đích khác nhau mà có thể xác định các nội dung đánh
giá khác khác nhau. Trong đánh giá có các nội dung sau:
* Đánh giá tính thích hợp của dự án.
Đánh giá tính thích hợp của dự án là xem xét dự án có ý nghĩa và có
phù hợp với nhu cầu của các bên tham gia cũng như điều kiện cụ thể của địa
phương không. Một dự án được coi là thích hợp khi:
Thứ nhất, dự án đáp ứng được nhu cầu của người hưởng lợi. Vì một dự
án phát triển nông thôn được xây dựng dựa trên những nhu cầu cấp thiết cần
giải quyết của chính những người hưởng lợi chứ không phải người thiết kế dự
án. Do đó, xem xét tính thích hợp của dự án là phải xem xét trên cơ sở mục
tiêu của dự án đối với nhu cầu, lợi ích mà người hưởng lợi.
Thứ hai, dự án phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư. Mục tiêu của các
nhà đầu tư trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Vậy tính thích hợp của dự
án phải đáp ứng mục tiêu đầu tư của nhà đầu tư. Đó là cải thiện thực trạng của
nông thôn về sản xuất, môi trường nông thôn, nâng cao năng lực cộng đồng
dân cư nông thôn.
9
10
Thứ ba, dự án phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của địa
phương, của vùng và cao hơn nữa là của Nhà nước.
Thứ tư, dự án phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa
phương. Một dự án nhất thiết phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương, nếu không phù hợp dự án sẽ không được người dân địa phương
chấp nhận, hoặc việc thực hiện dự án đó trên địa bàn sẽ gây khó khăn cho địa
phương, thập chí còn tổn hại, càn trỏ sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn. [1]
* Đánh giá kết quả dự án
Đánh giá kết quả dự án là xem xét dự án được kết quả như mong muốn
hay không. Các kết quả đạt được của dự án được thể hiện qua các chỉ tiêu:
Thứ nhất, mục tiêu trước mắt của dự án có đạt được như mong muốn?
Thứ hai, mức độ đóng góp củ đầu ra đối với mục tiêu trước mắt.
Thứ ba, ảnh hưởng của những giả định đối với mục tiêu dự án.
Đánh giá hiệu quả của dự án
Đánh giá hiệu quả của dự án là xem xét việc sử dụng các nguồn lực đầu
vào để tạo nên các đầu ra của dự án có hiệu quả không? Các kết quả đạt được
có tương xứng với mức đầu tư không? Hiệu quả cần xem xét trên các khía
cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường. Trong đó dự án phát triển nông thôn
rất chú trọng đến khía cạnh xã hội và môi trường. Việc đánh giá hiệu quả của
dự án càn chú ý đến các nội dung sau:
- Thứ nhất, các đầu vào có được sử dụng triệt để không?
- Thứ hai, các đầu vào có được phân bố và sử dụng đúng yêu cầu
không?
- thứ ba, chất lượng và số lượng của các đầu vào có đúng yêu cầu
không?
- Thứ tư, dự án có hiệu quả gì về kinh tế, xã hội và môi trường. [1]
* Đánh giá tác động của dự án
Đánh giá tác động của dự án là hoạt động của đánh giá dự án khi kết
thúc dự án. Đánh gia tác động nhằm vào việc xác định một cách chung hơn,
liệu dự án có tạo ra những tác động mong muốn tới các cá nhân, họ gia đình
và các các thể chế, liệu những tác động có phải do việc thục hiện dự án mang
10
11
lai không. Các đánh giá tác động cũng có thể phát hiện những hậu quả không
dự kiến trước, có thể là tích cực hay tiêu cực tới những đối tượng hưởng thụ.
Trong đó, tác động là những thay đổi có tính tổng thê lâu dài đối với cộng
đồng nhờ vào việc sử dụng các kết quả của dự án.
Đánh giá tác động căn cứ vào các mục tiêu của dự án. Tác động thường
xem trên nhiều phương diện khác nhau như tác động về mặt kinh tế, văn hóa
xã hội, thậm chí tác động cả về chính sách như góp phần thay đổi chính
sách phát triển. [1]
* Đánh giá tính bền vững của dự án.
Đánh giá tính bền vững của dự án là xem xét các kết quả của dự án có
thể bền vững sau khi dự án kết thúc không và xác định những yếu tố ảnh
hưởng đế sự bền vững của dự án. Nội dung chủ yếu trong đánh giá tính bền
vững của dự án:
- Các hoạt động hoặc tác động của dự án có thể tiếp tục phát huy sau
khi dự án kết thúc và sự hỗ trợ của bên ngoài không nữa.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của kết quả dự án là gì?
Khi đánh giá tính bền vững, căn cứ để xem xét không chỉ là các mục
tiêu cảu dự án mà còn phải xen xét tính bèn vững trên tất cả các thành phần
khác của dự án (đầu vào, hoạt động, đầu ra/đầu vào).
Đánh giá dự án không bền vững, căn cứ để khẳng định lại tính đúng
đắn của dự án mà quan trọng hơn là tìm ra các cơ hội để thực hiện dự án ở
giai đoạn tiếp theo. [1]
2.1.1.7. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng của các hoạt
động kinh tế, chất lượng các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai
thác hợp lý và khơi dậy các tiềm năng sẵn có của con người và tự nhiên để
phục vụ lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan, so sánh giữa lượng
kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí
bỏ ra là giá trị các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả về
tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng
11
12
đó một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh
tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn
lực đầu tư.
Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối
(thương số) giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết
quả đó. Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử
dụng các nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh hiệu quả kinh tế của
các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này là
không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung.
Cách đánh giá khác nhau về hiệu quả kinh tế là được đo bằng hiệu số
giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Như vậy quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ
không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mục đích và yêu
cầu của đất nước, vùng, một số ngành sản xuất cụ thể mà được đánh giá theo
những góc độ khác nhau cho phù hợp.
2.1.1.8. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất THHV
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất THHV là tương quan so sánh giữa
lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định
của THHV đạt được. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải xem xét
và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối và lượng tương đối qua đó biết được
khối lượng, quy mô mà người sản xuất đạt được cũng như kết cấu tốc độ phát
triển của THHV. Tuy nhiên khi tiến hành sản xuất chúng ta cần căn cứ vào
mục tiêu do xã hội đặt ra bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì điều
quan tâm nhất của các nhà sản xuất ra THHV với chi phí ít nhất mà hiệu quả
đem lại là cao nhất.
Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh kết quả sản xuất thu được
với lượng chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Thể hiện qua công thức thứ
nhất của hiệu quả sau:
H=Q/C Max
Trong đó: H là hiệu quả sản xuất
Q là kết quả sản xuất
C là tổng chi phí sản xuất
12
13
Ý nghĩa: công thức này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bao
nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận.
Hiệu quả kinh tế là tối ưu khi đưa ra giá trị chỉ tiêu đó đạt cực đại (H
đạt giá trị cực đại thì tăng Q hoặc giảm C hoặc đồng thời tăng Q và giảm C là
phương pháp khả thi làm cho lợi nhuận của người sản xuất THHV tăng và chi
phí sản xuất giảm đi, tạo lòng tin cho người sản xuất.
Trong công thức trên ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí sản xuất
THHV với kết quả sản xuất thu được, hiệu quả sản xuất có mối quan hệ tỷ lệ
với kết quả sản xuất. Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng nghiên cứu mà
chúng ta lựa chọn chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp. Các chỉ tiêu gồm có: Hiệu
quả sử dụng một đồng vốn hay một đồng chi phí, hiệu quả một đơn vị diện
tích, hiệu quả một đơn vị lao động đầu tư. Nâng cao hiệu quả kinh tế là làm
tăng lượng giá trị của các tiêu chí trên.
Kết quả kinh tế sản xuất THHV được xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả đạt được của sản xuất THHV và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Thể hiện qua dạng công thức thứ 2 của kết quả kinh tế sau:
H=Q-C
Công thức này cho ta nhận biết được quy mô hiệu quả của đối tượng
nghiên cứu. Nó được thể hiện bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào
phạm vi tính toán.
Hiệu quả kinh tế sản xuất THHV được xác định bằng tỷ số giữa phần
tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó hay là mối quan hệ tỷ số kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.
Thể hiện qua công thức thứ ba của hiệu quả kinh tế:
H= (Q
t
-Q
0
)/(K
t
-K
0
) Max
Trong đó:
- Q
t
và
Q
0
là lượng kết quả ở 2 thời kỳ hay có nội dụng kinh tế khác nhau.
- K
t
và K
0
là lượng chi phí ở 2 thời kỳ có nội dung kinh tế khác nhau.
- H là hiệu quả kinh tế sản xuất THHV so sánh giữa 2 thời kỳ hay có
nội dung kinh tế khác.
Ý nghĩa: công thức này cho biết một đồng chi phí bổ sung tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận bổ sung.
13
14
Công thức thứ 3 của hiệu quả kinh tế có nội dung rất quan trọng đặc biệt
được sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến độ kỹ thuật và vốn đầu tư.
2.1.1.9. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Diện tích, năng suất, sản lượng THHV.
- Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ của cải vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường một năm), đây là tổng thu
của hộ.
GO= ∑Qi*Pi
Trong đó: Q
i
: là khối lượng sản xuất loại i.
P
i
: là giá của sản phẩm loại i.
- Chi phí trung gian (IC): chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật
chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá tình sản xuất kinh doanh
của từng cá nhân. Chi phí trung gian được thể hiện qua công thức sau:
IC=∑ C
j
*G
j
Trong đó: C
j
: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j.
G
j
: đơn giá đầu vào thứ j.
Trong sản xuất THHV C
j
là: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
chi phí khác (chi phí thủy lợi, tiền làm đất, công cụ dụng cụ sản xuất ), tiền
thuê lao động ngoài, đất trồng THHV, tiền thuê đất (trong các hộ điều tra
không có hộ nào thuê lao động ngoài, thuê đất để trồng THHV nên tiền thuê
lao động, tiền thuê đất bằng 0, thuế đất nông nghiệp được miễn phí, tôi không
hoạch toán trong đề tài này), G
j
là: đơn giá các chi phí trung gian trong sản
xuất THHV.
- Giá trị gia tăng: VA (Value Added): là phần giá trị gia tăng thêm của
một quá trình sản xuất kinh doanh. AV được thể hiện bằng công thức:
VA=GO-IC
Các bộ phận của giá trị gia tăng VA bao gồm:
Chi phí công lao động (W): W là một bộ phận của giá trị gia tăng. Sử
dụng phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tài tôi sử dụng đơn
giá tính ngày công lao động do người dân cung cấp.
Khấu hao TSCĐ: do trong sản xuất THHV TSCĐ có giá trị không lớn
nên tôi không tính phần khấu hao TSCĐ vào đề tài.
14
15
- Lợi nhuận: TPr = GO-TC
Trong đó: GC là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí
- Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng
nhiều phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu khác nhau, Phương pháp thường
dùng là:
- Tính hiệu quả theo chi phí trung gian:
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC
Qua chỉ tiêu này ta thấy bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu lại
được bao nhiêu giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế
càng cao.
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (T
VA
): tỷ xuất GTGT
theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản
xuất kinh doanh, T
VA
được thể hiện bằng công thức:
T
VA
=VA/IC
Qua chỉ tiêu này cho thấy: cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ
thu được bao nhiêu đồng GTGT, T
VA
càng lớn thì sản xuất nông nghiệp càng
có hiệu quả cao. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất.
+ Tỷ xuất giá trị lợi nhuận theo chi phí trung gian (T
TPr
):
T
TPr
=TPr/IC
- Tính hiệu quả kinh tế theo công lao động
Năng suất lao động: là số lượng hoặc giá trị của yếu tố đầu ra trong một
đơn vị thời gian.
Năng suất lao động = GO/CLĐ
Về phương pháp tính toán: đáng lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là việc
xác định chính xác lượng hao phí sức lao động. Thông thường, để tính toán
chính xác được công lao động người ta quy đổi từ mỗi ngày công theo quy
định 8 giờ làm việc bằng một công lao động.
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: VA/CLĐ
+ Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo công lao động: TPr/CLĐ
15
16
- Khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động là để nâng cao thu
nhập, số việc làm được tạo ra bởi phát triển sản xuất THHV.
- Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi cách nghĩ và cách làm của người dân.
- Góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà
nước về xóa đói, giảm nghèo, bại trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hóa gia đình Số
hộ nghèo giảm, số hộ giàu tăng lên do sự phát triển sản xuất THHV.
- Góp phần xây dựng một môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng.
2.1.1.10. Vai trò của THHV
* Vai trò đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng được sử dụng những loại thuốc chiết xuất từ cây
THHV có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện với môi trường để chữa các bệnh
do vi rút hay vi khuẩn gây nên mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
* Vai trò đối với người sản xuất
Trồng THHV người dân có thể tận dụng chỗ đất xấu, đồi gò kém năng
suất để góp phần nâng cao thu nhập.
Sản xuất THHV sẽ tạo ra giống cây trồng mới góp phần vào công tác
chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Sản xuất THHV mạng lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân,
bình quân 1 sào canh tác 1 năm cho thu nhập là 1.767,15 nghìn đồng, trừ các
khoản chi phí đi thì lợi nhuận thu được là 882,35 nghìn đồng.
* Vai trò đối với cộng đồng
THHV cũng là một loại cây xanh nên nó sẽ giúp ích cho việc hút bụi
hay làm sạch không khí và cải tạo môi trường xung quanh. Vậy trồng THHV
giúp cho cộng đồng có môi trường trong lành và con người sẽ cảm thoải mái
và khỏe mạnh để tham gia vào các hoạt động sản xuất cũng như giải trí.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất thanh hao hoa vàng ở Việt Nam
2.2.1.1. Huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây
Hơn 10 năm trước, cây thanh hao hoa vàng được người dân ở xã Sơn
Công - Ứng Hoà đem về trồng trên vùng đất bãi ven sông Đáy. Thấy được
hiệu quả kinh tế mà cây trồng này mang lại, vài năm trước, nhiều xã ven
16
17
sông Đáy của Ứng Hoà đã chọn cây thanh hao hoa vàng là cây trồng chủ
lực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đem lại thu nhập cao cho
nhiều hộ nông dân. [6]
Thực tế cho thấy, các vùng trồng thanh hao hoa vàng đều có thu nhập
cao hơn nhiều so với cấy lúa, từ năm 2004 đến nay, trung bình 1 sào cho thu
nhập 3 triệu đồng/năm. Vì vậy, cây thanh hao hoa vàng được lan rộng ra các
tỉnh: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam và ở Hà Tây, Ứng Hoà là địa phương
có diện tích trồng thanh hao hoa vàng lớn nhất, tập trung tại các xã: Sơn
Công, Viên Nội, Viên An [6]
Xã Sơn Công là địa phương đi đầu trong phong trào trồng cây thanh
hao hoa vàng và cũng là nơi có diện tích trồng nhiều nhất huyện Ứng Hoà.
Ông Lê Xuân Dân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm 1992, HTX nông
nghiệp Vĩnh Thượng đã mạnh dạn đưa cây thanh hao hoa vàng về trồng trên
vùng đất bãi ven sông Đáy. Thời gian đầu còn mang tính thử nghiệm, hơn nữa
giai đoạn này thị trường tiêu thụ còn bó hẹp, nên diện tích trồng tại Sơn Công
còn ít, nhiều người dân cũng chưa mặn mà cho lắm đối với cây thanh hao hoa
vàng. Sau năm 1995, thị trường tiêu thụ bắt đầu được mở rộng, mặc dù giá
bán vẫn thấp nhưng so với cấy lúa thì trồng cây thanh hao hoa vàng mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn, nên phát triển mở rộng từ thôn Vĩnh Thượng đã lan
sang cả 3 thôn còn lại của xã là Vĩnh Hạ, Nghi Lộc, Hoàng Dương. Từ diện
tích vài chục mẫu những năm trước, đến năm 2005 diện tích cây thanh hao
hoa vàng đã tăng lên 150 mẫu, rồi năm 2006 đã là 320 mẫu (chiếm gần 50%
diện tích của toàn huyện). Qua tìm hiểu được biết, toàn xã có 1.000/1.200 hộ
tham gia trồng cây thanh hao hoa vàng, hộ trồng ít nhất khoảng 1 sào, hộ
trồng nhiều nhất khoảng 4-5 mẫu, đặc biệt có nhiều hộ còn đi thuê hàng chục
mẫu đất ở các tỉnh như: Hoà Bình, Hà Nam, Ninh Bình để trồng. Nhiều hộ gia
đình ở Sơn Công đã trở thành triệu phú từ trồng cây thanh hao hoa vàng như:
Hộ ông Đỗ Văn Thanh, Nguyễn Văn Hùng (thôn Vĩnh Thượng), Lê Xuân
Chúc (thôn Hoàng Dương) mỗi năm thu vài chục triệu đồng. Trao đổi với
những người dân trồng thanh hao hoa vàng cho thấy, cây thanh hao hoa vàng
mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với nhiều loại cây trồng khác, bởi năng
suất trung bình 1 sào đạt khoảng 150kg lá đã phơi khô, với giá bán như năm
17
18
2005 là 15-16 nghìn đồng/kg, trừ mọi chi phí thu lãi hơn 1,5 triệu đồng/sào.
Hơn nữa, diện tích đất trồng cây thanh hao hoa vàng hệ số sử dụng đất quay
vòng đến 3 lần/năm: Thời điểm trồng cây thanh hao hoa vàng xung quanh tiết
lập xuân, sau khoảng 6 tháng thì thu hoạch xong, người dân tiếp tục trồng
được rau màu vụ hè thu và vụ đông. Thực tế ở Sơn Công năm 2005 cho thấy,
nhiều diện tích cao hạn, người dân áp dụng mô hình luân canh trồng 1 vụ
thanh hao hoa vàng, 1 vụ lúa mùa, 1 vụ rau màu đông. Như vậy, với các mô
hình luân canh như trên, một 1 ha cho thu nhập trên 80 triệu đồng/năm. [5]
Bên cạnh xã Sơn Công, một số xã vùng bãi ven sông Đáy của huyện
ứng Hoà như: Viên Nội, Viên An, Phù Lưu cũng có diện tích trồng cây thanh
hao hoa vàng lớn. Hiện nay, người dân tại các địa phương này đã chủ động
được cây giống, nắm bắt được kỹ thuật chăm bón, đồng thời với đặc tính của
cây thanh hao hoa vàng có thể thu hoạch rải ra nhiều lần (thu hoạch lá 4-6
lần/vụ), không cần tập trung 1 khoảng thời gian nhất định nên rất thuận lợi để
các hộ dân phân bố lao động hợp lý. Được biết, khoảng 4-5 năm trở lại đây thị
trường tiêu thụ thanh hao hoa vàng rất lớn, giá bán hàng năm tăng dần (1 kg
lá khô có giá bán từ 7-8 nghìn đồng năm 2003, lên 11-14 nghìn đồng năm
2004 và 15-16 nghìn đồng năm 2005), người dân không phải lo “đầu ra”, chỉ
cần thu hoạch xong là có người đến tận nhà thu mua. Từ hiệu quả kinh tế mà
cây thanh hao hoa vàng mang lại, cộng với đặc tính chịu hạn khá, các địa
phương nên mở rộng diện tích canh tác cây thanh hao hoa vàng trong quá
trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. [6]
2.2.1.2. Huyện Cẩm Thuỷ tỉnh Thanh Hoá
Tin từ phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Thuỷ cho biết: năm 2006 diện tích
gieo trồng cây thanh hao hoa vàng của huyện tăng lên 350 hecta (gấp hơn hai lần
so với năm 2005). Huyện đã ký hợp đồng với công ty TNHH dược phẩm Sao
Kim sẽ trồng 251 hecta và cung cấp lá thanh hao hoa vàng cho công ty nay.
Nhưng nhân dân của 19/20 xã, thị trấn trong huyện đã trồng vượt 100 héc ta so
với kế hoạch. Đặc biệt, bà con nhân dân đã mạnh dạn đưa vào gieo trồng cây
Thanh hao trên các loại đất như: đất bãi, đất đồi và đất một vụ lúa. [7]
18
19
2.2.2. Tình hình sản xuất thanh hao hoa vàng ở tỉnh Vĩnh Phúc
Nhận thấy Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng lớn về diện tích đất nông
nghiệp, năm 1998 Công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Kim chuyên sản xuất
thuốc chống sốt rét từ cây thanh hao hoa vàng, đóng trên địa bàn tỉnh đã kết
hợp với Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc đưa cây thanh hao hoa vàng vào trồng
trên diện rộng ở các huyện như Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh… Qua
những năm đầu đưa vào trồng thử nghiệm, cây thanh hao hoa vàng dần khẳng
định được ưu thế so với các cây trồng khác và đã chiếm được cảm tình của
người nông dân, bởi đây là cây dễ trồng, dễ sống, ít phải bỏ công chăm bón
mà lại cho năng suất cao. So với cây lạc hoặc đậu tương, cây thanh hao hoa
vàng cho thu nhập cao gấp 1-1,5 lần. Cùng trên diện tích, nếu người dân trồng
lạc hay đậu tương thì phải bỏ nhiều công sức ra chăm bón, tiền phân, tiền
giống, cuối vụ lạc, đậu tương tốt cũng chỉ thu được tối đa 500.000 đồng.
Nhưng cũng trên diện tích đó, cây thanh hao hoa vàng cho thu nhập từ
700.000 đồng đến 1 triệu đồng. Chính vì những ưu điểm về lợi nhuận mà cây
thanh hao hoa vàng phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh đã trồng được gần 200 ha cây thanh hao hoa vàng, trong đó huyện Lập
Thạch trồng được 35 ha, huyện Mê Linh trồng 50 ha, huyện Bình Xuyên
trồng được 52 ha… Một lợi thế nữa khi bà con trồng cây thanh hao hoa vàng
là có thể kết hợp trồng xen canh với các cây trồng khác như cây ớt hoặc rau…
Vì thế càng tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, nhiều hộ gia đình đã có
của ăn, của để và giàu lên nhờ trồng thanh hao hoa vàng. Theo kinh nghiệm
của bà con nông dân ở đây thì cây thanh hao hoa vàng chỉ trồng được một vụ
trong năm, sau 4 tháng sẽ cho thu hoạch. Thời gian trồng bắt đầu từ tháng 1 là
tốt nhất, bởi đây là loại cây ưa lạnh, hợp với khí hậu vụ đông xuân nước ta.
Cách chăm bón cây thanh hao hoa vàng cũng không khó. Ngoài lượng phân
chuồng bón lót lúc mới trồng, trong quá trình cây phát triển, bà con cũng
chăm sóc tương tự như là lạc, đỗ [8]
Ông Đỗ Ngọc Vân, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sao Kim để khuyến
khích bà con nông dân tiếp cận với cây trồng mới, đơn vị đã chủ động bỏ ra
hoàn toàn vốn, giống, hỗ trợ về kỹ thuật trồng cho từng hộ gia đình, người dân
19
20
chỉ phải bỏ công ra trồng, chăm sóc và thu hoạch. Cuối vụ, công ty cử người vào
tận xã để thu mua sản phẩm, thanh toán cho người trồng. [8]
Cây thanh hao hoa vàng đã được trồng rải rác ở tỉnh từ năm 1991 tại
huyện Tam Dương, Tam Đảo, Mê Linh, Bình Xuyên nhưng diện tích không lớn,
do Công ty TNHH Kim Long phối hợp với hộ nông dân tổ chức sản xuất và tiêu
thụ. Năm 2003, diện tích đạt 190 ha, năm 2004, diện tích đạt 283,2 ha (với giá
bán sản phẩm từ 5.000 - 7.000 đồng/kg lá khô). Riêng năm 2005, diện tích trồng
883 ha, năng suất trung bình đạt 80 - 100kg lá khô/sào, chi phí sản xuất thấp
(dưới 100 ngàn đồng/sào), giá bán cao (13.000 - 15.000 đồng/kg), hiệu quả trồng
thanh hao đạt trung bình 1,2 - 1,3 triệu đồng/sào, cao hơn một số cây trồng khác
như: lúa, ngô, đậu tương. Vì vậy, với sự năng động, nhanh nhạy của của người
nông dân Vĩnh Phúc, năm 2006, nông dân tự phát mở rộng diện tích lên tới
4.126 ha. Trong đó, chỉ có trên 400 ha là có hợp đồng tiêu thụ, còn lại khoảng
90% diện tích không có tổ chức, đơn vị nào đứng ra ký kết hợp đồng cho nông
dân. [8]
Năm 2011 diện tích THHV trong toàn tỉnh Vĩnh phúc là 273,4 ha, năng
suất của THHV là 27,92 tạ/ ha, Sản lượng THHV đạt 763,1 tấn. [3]
20
21
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ trồng thanh hao hoa vàng tại xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi không gian
- Địa bàn xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2.2. Phạm vi thời gian
- Đề tài được thực hiện từ ngày 6/1/2012 đến ngày 19/5/2012 với số
liệu được dùng để phân tích lấy từ năm 2009 đến năm 2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu.
- Thực trạng sản xuất thanh hao hoa vàng tại xã Đồng Ích, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất cây thanh hao hoa vàng, lúa và ngô.
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất THHV
- Phân tích tác động xã hội và tính bền vững của việc sản xuất thanh
hao hoa vàng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu
quả sản xuất THHV tại xã Đồng Ích, Lập Thạch, Vĩnh Phúc trong những năm
tiếp theo.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp:
Nguồn số liệu thứ cấp là số liệu đã công bố bao gồm các thông tin về
tình hình sản xuất thanh hao hoa vàng ở Việt Nam được thu thập từ các báo
cáo, tạp chí, các trang website của chính phủ và các bộ ngành
21
22
Số liệu sơ cấp
Phương pháp dùng để thu thập số liệu sơ cấp bao gồm:
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi hỏi trực tiếp hộ
nông dân, với bộ câu hỏi này số liệu thu thập có thể tổng hợp vào các bảng
biểu từ đó đưa ra những nhận định về liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
hàng ngày của người dân để rút ra những kết luận liên quan đến nội dung
nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp đánh giá hiện tượng
kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ
hữu cơ gắn bó ràng buộc với nhau, chúng có tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn
nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Qua phương pháp này có thể thấy
được kinh tế - xã hội nông thôn trong mối quan hệ giữa các vùng khác, cũng
như thấy được các yếu tố nội tại ở kinh tế - xã hội nông thôn tạo ra một tổng
thể hoàn chỉnh.
Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu các sự vật,
hiện tượng trong thời điểm lịch sử cụ thể. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng không
phải là bất biến mà có sự vận động, hình thành và phát triển khác nhau tại
những giai đoạn lịch sử khác nhau. Những lý luận và thực tiễn được xem xét
trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ thấy rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng
theo thời gian quá khứ, hiện tại và cả xu hướng trong tương lai.
* Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh để xác định xu hướng và biến động của các chỉ
tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng
hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc
phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung
cần nghiên cứu.
* Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính
toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân
22
23
trong ngành hàng THHV cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách
khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh
một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển sản xuất thanh hao hoa vàng
của xã Đồng Ích trong những năm qua.
* Phương pháp thống kê phân tích kinh tế
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu
mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Từ kết quả tài liệu thu thập
được tôi sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như xác định các chỉ số, so sánh, đối
chiếu và cân đối các chỉ tiêu, nội dung, các biểu, các hiện tượng để làm cơ sở
cho phân tích và phát triển xu hướng trong sản xuất thanh hao hoa vàng.
3.3.3. Phân tích xử lý số liệu
Việc xử lý kết quả điều tra cần được tiến hành bằng các phương pháp
nghiên cứu lý thuyết như: Phân tích tư liệu, tổng hợp tư liệu, Phương pháp
thống kê, so sánh và đối chiếu
Nhưng thông tin thu thập thông qua tiếp xúc, nói chuyện với các chủ hộ
và các thành viên trong hộ cần được chọn lọc và phân tích sao cho phù hợp
với nội dung nghiên cứu.
Những thông tin liên quan đến năng suất, sản lượng để tính thu nhập,
chi phí, hiệu quả cần được tổng hợp, xử lý trên máy tính thông qua bảng tính
Excel, chính xác và đạt hiệu quả cao.
3.3.4. Phương pháp điều tra cụ thể
Điều tra bằng phiếu điều tra là phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
được áp dụng trong các nghiên cứu xã hội. Thông qua việc phát và thu phiếu điều
tra ta thu được những thông tin khách quan về nhận thức, thái độ hành vi, trạng
thái tồn tại các điều kiện có liên quan đến phạp vi nghiên cứu.
Chọn hộ điều tra để phản ánh một cách trung thực,chính xác nhất tình hình
kinh tế của các hộ trồng THHV tại xã Đồng Ích huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
từ đó suy rộng ra toàn xã.
Toàn xã có 7 thôn chia làm 3 tiểu vùng khác nhau. Đặc điểm của 3 tiểu
vùng là:
Tiểu vùng 1 (gồm có: thôn Hoàng Chung và thôn Xuân Đán): vùng có
đường 305 đi qua, giao thông thuận lợi, địa hình bằng phẳng.
23
24
Tiểu vùng 2 (gồm có: thôn Hạ Ích và thôn Tân Lập): vùng chỉ có đường
liên thôn, xã trung tâm xã, giao thông đi lại khó khăn.
Tiểu vùng 3 (gồm có: thôn Đại Lữ, thôn Viên Luận và thôn Bì La):
Vùng này chỉ có đường liên thôn, địa hình đồi gò nhấp nhô, nhưng đã được bê
tông hóa và gần khu trung tâm của xã.
Vì vậy để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất tình hình kinh
tế của các hộ trồng THHV tại xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
từ đó suy rộng ra toàn xã tôi đã tiến hành điều tra 50 hộ trên 4 thôn đại diện
cho 3 tiểu vùng.
Bảng 3.1: Bảng mẫu điều tra
Tiểu vùng Thôn Số lượng hộ Mẫu chọn
Tiểu vùng 1 Hoàng Chung 15 15
Tiểu vùng 2 Hạ Ích 15 10
Tiểu vùng 3
Viên luận 10 10
Đại Lữ 10 15
Tổng 50 50
Trên cơ sở điều tra chọn 4 thôn, chọn 50 hộ đại diện cho xã tiến hành
lập phiếu điều tra.
24
25
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
* Vị trí địa lý
Xã Đồng Ích nằm ở phía Đông Nam của huyện Lập Thạch, cách trung
tâm huyện khoảng 6 km. Tổng diện tích tự nhiên là 1246,48 ha. Địa giới hành
chính của xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Bàn Giản
- Phía Nam giáp xã Đình Chu
- Phía Đông giáp xã An Hoà và Hoàng Đan của huyện Tam Dương
- Phía Tây giáp xã Tử Du và Tiên Lữ
Trên địa bàn xã có 2 tuyến giao thông chính là đường cao tốc Nội Bài-
Lào Cai hiện nay đang trong quá trình thi công và đường tỉnh305 chạy qua,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá của địa
phương. [5]
* Địa hình
Xã Đồng Ích là vùng trung du thuộc khu vực miền núi phía bắc. Địa hình
tương đối bằng phẳng, có sự đan xen giữa các đồi gò thấp, vùng đồng bằng, khu
vực thấp trũng và hệ thống ao, hồ, đầm xen kẽ, với 3 dạng địa hình đặc trưng:
- Địa hình đồi gò thấp: khu vực này chiếm khoảng 3% tổng diện tích tự
nhiên, là phần diện tích của các đồi gò thấp phân bố chủ yếu ở khu vực phía
Bắc và khu phía tây bắc của xã, độ dốc trung bình từ 8-15%. Dạng địa hình
này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây
nguyên liệu sản xuất giấy như keo, bạch đàn
- Địa hình vùng đồng bằng: khu vực này chiếm khoảng 75% tổng diện
tích tự nhiên. Dạng địa hình này có độ dốc < 3%, toàn bộ là diện tích khu vực
đồng ruộng canh tác, thích hợp cho việc trồng lúa nước và cây màu ngắn ngày
như lạc, đậu, đỗ
25