Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

GIAO AN 10 TRON BO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.29 KB, 201 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
TIẾT 1 Ngày soạn
Văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (Tiết 1)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1, Kiến thức: Hiểu được một cách khái quát hai bộ phận lớn của VHVN là VHDG và VHV; nắm
được một cách khái quát quá trình phát triển của VHVVN; hiểu được những nội dung thể hioện con
người VN trong văn học.
2, Kỷ năng: Vận dụng kiến thức tìm hiểu các tác giả, tác phẩm sẽ hoc trong chương trình.
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, nêu vấn đề...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV:SGK, giáo án , tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở soạn bài...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp(1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh.
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:((1’)
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:( 18’ )Các bộ phận hợp thành của VHVN
HS theo dõi mục I SGK.
Trình bày cấu tạo của VHVN? Vẽ sơ đồ minh
họa?
Đặc điểm, đặc trưng và các thể loại của VHDG?
Văn học viết ra đời từ khi nào? Chỉ ra sự khác
biệt so với VHDG?
Kể tên các thể loại cơ bản của VH viết VN?
1. Văn học dân gian:
- VHDG là những sáng tác tập thể và truyền
miệng của nhân dân lao động.
- Các thể loại: thần thaọi, sử thi, truyền thuyết, ca


dao, truyện cổ tích...
- Đặc trưng:
+Tính tập thể.
+Tính truyền miệng.
+Gắn bó với sinh hoạt cộng đồng.
2. Văn học viết:
- Là sáng tác của tri thức, ghi lại bằng chữ viết,
mang dấu ấn cá nhân.
+ Chữ Hán: TKX chịu ảnh hưởng của TQ.
+ Chữ Nôm: TKXIII dựa trên chữ Hán.
+Chữ quốc ngữ: đầu TKXX viết bằng chữ cái la
tinh
* Thể loại của văn học viết:
+ TKX - XIX: Văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu.
+ TKXX đến nay: Tự sự, trữ tình, kịch.
b. Hoạt động 2:( 16’ ) Quá trình phát triển của VH viết VN.
Vhọc viết VN phát triển qua mấy thờì kì lớn? Vẽ
sơ đồ minh họa?
Các đặc điểm nổi bật của VHTĐ?
1.Văn học trung đại: từ TK X đến hết TK XIX.
* Văn học chữ Hán: Tồn tại đến cuối TK XIX,
chịu ảnh hưởng của văn học cổ trung đại TQ.
Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao
Bá Quát...
1
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
So với VHTĐ, VHHĐ có điểm gì khác nổi bật?
Các giai đoạn lớn? Thể loại?
* Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh TK XV, đạt
đỉnh cao TK XVIII- XIX

- Thành công trên thể loại truyện thơ, hát nói.
- Gắn liền với truyền thống lớn của VHTĐ: yêu
nước, nhân đạo.
2. Văn học hiện đại: từ đàu TKXX hết TK XX.
- Từ đầu TKXX- CMT8/ 1945 VHVN bước vào
thời kì hiện đại hóa với nhiều đổi mới về đội ngũ,
thể loại, thi pháp...
- Từ 1945 đén naynền văn học mới phát triển dưới
sự lảnh đạo của Đảng, hướng về đại chúng nhân
dân, phản ánh sự nghiệp đáu tranh cách mạng và
xây dựng cuộc sống mới.
- Thể loại: kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí...
IV. CỦNG CỐ: ( 2’) Các bộ phận hợp thành VHVN? Đặc điểm?
Quá trình phát triển của VHVN?
V. DẶN DÒ: ( 2’) Nắm nội dung bài học, tìm dẫn chứng minh họa?
Soạn mục III: Đặc điểm con người VN qua văn học?
2
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
TIẾT 2 Ngày soạn
Văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (Tiết 2)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: ( Như tiết 1 )
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV:SGK, giáo án, tài liệu tham khảo...
2. Chuẩn bị của HS:SGK, vở soạn, vở ghi, sưu tầm tư liệu...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)Vẽ sơ đồ các bộ phận hợp thành VHVN và cho biết đặc điểm của từng bộ
phận cụ thể?
III. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:(1’)
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (34’) Con người Việt Nam qua văn học.
HS theo dõi mục III SGK
Biểu hiện của quan hệ giữa con người với thế giới
tự nhiên trong VHVN?
Cụ thể: VHDG?
VHTĐ?
VHHĐ?
Lấy VD cụ thể minh họa?
Trong quan hệ với quốc gia, dân tộc con người
VN đươc biểu hiện như thế nào ?
Lấy VD?
VD: Nam Quốc Sơn Hà.
Bình Ngô Đại Cáo.
Tuyên Ngôn Độc Lập...
Trong quan hệ xã hội, con người được phản ánh,
biểu hiện như thế nào?
1. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự
nhiên.
+ VHDG:là những hình ảnh tươi đẹp của núi
sông, đồng lúa, cánh cò, trăng, gió, mây, cây đa,
bến nước...
VD:
+ VHTĐ: hình ảnh của tùng, cúc, trúc, mai, người
quân tử, ngư, tiều, canh, mục...thể hiện lí tưởng
thanh cao, không màng danh lợi.
VD:
+ VHHĐ: tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu

đôi lứa...
VD:
2. Con người VN trong quan hệ với quốc gia,
dân tộc.
- VHDG:tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, căm
ghét các thế lực giày xéo quê hương.
- VHTĐ: ý thức về quốc gia, dân tộc, về truyền
thống văn hiến lâu đời.
- Văn học cách mạng: gắn liền với đấu tranh giai
cấp và lí tưởng xã hội.
* Tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền
thống văn hóa dân tộc, ý chí căm thù giặc và tinh
thần dám hi sinh vì độc lập dân tộc.
3. Con người VN trong qaun hệ xã hội.
- Ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
+ VHDG: các ôngTiên, Bụt, hoàng tử
+ VHTĐ: ước mơ về xã hội Nghiêu- Thuấn.
3
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
Tìm dẫn chứng minh họa?
VD: Truyện cổ tích
Thơ Nguyễn Trãi
Truyện Kiều
Chí Phèo
Ý thức về bản thân con người VN được biểu hiện
như thế nào trong văn học?
Lưu ý cái tôi cá nhân ở từng thời điểm cụ thể.
Cái cơ bản trong ý thức cá nhân của con ngưòi
VN là gì?
+ VHHĐ: lí tưởng XHCN.

- Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền, cảm
thông với những người bị áp bức.
* Nhận thức thực tại, phê phán, cải tạo xã hội.
4. Con người VN và ý thức về bản thân.
- Trong đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên
nhiên: đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá
nhân.
- Con người cá nhân được đề cao trong một số
giai đoạn: TKXVIII- XIX, 1930-1945 đó là ý thức
về quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh
phúc và tình yêu.
VD: Thơ Hồ Xuân Hương; Thơ mới...
* Đạo lí làm người: nhân ái, thủy chung, tình
nghĩa, vị tha, đức hi sinh...
IV. CỦNG CỐ: (2’)Biểu hiện cụ thể của con người VN trong văn học?
V. DẶN DÒ: ( 2’) Nắm toàn bộ nội dung bài học, tìm dẫn chứng minh họa.
Chuẩn bị: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
+ Đọc VD SGK, trả lời câu hỏi
+ K/n giao tiếp? Các nhân tố chi phối giao tiếp?
4
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
TIẾT 3 Ngày soạn
Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ(Tiết 1)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1, Kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: K/n; các hoạt động
của quá trình giao tiếp; các nhân tố chi phối sự giao tiếp.
2, Kỷ năng: Biết phân tích, lỉnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp.
3, Thái độ: Có ý thức lựa chon ngôn ngữ phù hợp khi giao tiếp.
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, quy nạp...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV:SGK, giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo...
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở soạn, vở ghi...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh.
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề(1’)
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(25’) Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
GV dùng bảng phụ đưa VD SGK
HS đọc VD
Hoạt động giao tiếp trong đoạn văn trên diễn ra
giữa các nhân vật nào? Hai bên có cương vị và
quan hệ như thế nào?
Các nhân vật đã đổi vai cho nhau như thế nào?
Hành động cụ thể của từng nhân vật?
Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh
nào? Hướng vào nội dung gì?
Mục đích của cuộc giao tiếp? Mục đích đó có đạt
được không?
HS lần lượt trả lời theo các câu hỏi
GV bổ sung và nhận xét sau mỗi câu trả lời.
HS xem lại bài học: Tổng quan VHVN.
Hãy xác định nân vật, hoàn cảnh, nội dung giao
tiếp của bài học?
VD1: SGK
Nhận xét:
a. Nhân vật giao tiếp: vua (bề trên)- bô lão(bề
dưới ).

b. Có sự đổi vai khi giao tiếp:
+ Vua: người nói- người nghe- người nói.
+ Bô lão: người nghe- người nói- người nghe.
* Người nói hỏi- người nghe trả lời( một lần nói-
lần nghe; lần hỏi- trả lời)
c. Hoàn cảnh giao tiếp: tại hội nghị Diên Hồng
khi giặc ngoại xâm chuẩn bị sang chiếm nước ta.
d. Nội dung: bàn chuyện đánh giặc
e. Mục đích: hỏi ý kiến các bô lão về chuyện đánh
giặc, tính sao trước thế giặc.
VD 2: SGK
a. Nhân vật giao tiếp:
+ Giáo viên: có trình độ, hiểu biết, vốn sống...
+ Học sinh: thiếu hiểu biết, ít vốn sống...
b. Hoàn cảnh giao tiếp: có tổ chức, theo kế hoạch
giáo dục của nhà trường.
c. Nội dung giao tiếp: Lỉnh vực văn học(VHVN).
5
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
Mục đích giao tiếp?
Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản đó
có gì nổi bật?
HS lần lượt trả lời, lớp theo dõi bổ sung.
GV nhận xét các câu trả lời của học sinh và bổ
sung nếu cần.
d. Mục đích:
+ Người viết : cung cấp tri thức về VHVN.
+ Người đọc: tiếp nhận.
e. Ngôn ngữ của lỉnh vực KHXH. Kết cấu rõ ràng,
mạch lac, chặt chẽ.

b. Hoạt động 2:(9’) Ghi nhớ
Từ các VD cụ thể, cho biết thế nào là hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Hoạt động giao tiếp bao gồm mấy quá trình cơ
bản?
Các nhân tố cơ bản chi phối hoạt động giao tiếp?
HS
GV tổng kết, gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
- K/n hoạt động giao tiếp.
- Hoạt động giao tiếp bao gồm:
+ Tạo lập văn bản.
+ Lỉnh hội văn bản.
- Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp.
* Ghi nhớ: SGK
IV. CỦNG CỐ:(2’) K/n hoạt động giao tiếp?
Hoạt động giao tiếp bao gồm?
Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp?
V. DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung bài học, làm bài tập 1,2 SGK trang 20-21.
Soạn: Khái quát VHDGVN.
Đặc trưng? Các thể loại? Giá trị của VHDGVN?
6
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
TIẾT 4 Ngày soạn
Văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1, Kiến thức: Nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG Và khái niệm về các thể loại của VHDG.
Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của VHDG trong mối quan hệ với văn học viết và đời
sống văn hóa dân tộc.
2, Kỷ năng: Hệ thống hóa thể loại VHDG, so sánh các thể loại.
3, Thái độ: Có ý thức sưu tầm, say mê tìm hiểu VHDG.

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, phân tích, quy nạp...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo...
2. Chuẩn bị của HS: SGK, soạn bài, sưu tầm tư liệu theo hướng dẫn...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Biểu hiện cụ thể của con người VN trong VHVN?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề(1’)
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(10’) Đặc trưng cơ bản của VHDG.
HS theo dõi mục I SGK.
Đặc trưng nổi bật của tính truyền miệng trong
VHDG?
Tác dụng của tính truyền miệng?
HS:
Đặc trưng của tính tập thể trong VHDG?
GV: Tính tập thể và tính truyền miệng là các đặc
trưng cơ bản của VHDG chi phối quá trình sáng
tác và lưu truyền.
1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ truyền miệng( tính truyền miệng)
- P/a sinh động hiện thực đời sống.
- Phân biệt với văn học viết.
- Gắn liền với quá trình diễn xướng dân gian: nói,
hát, kể...
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác
tập thể( tính tập thể).
- Lúc đầu một người khởi xướng, người khác tiếp

thu, lưu truyền và sáng tác lại làm tác phẩm biến
đổi, phong phú và hoàn thiện thêm.
- Mọi người có thể sửa chữa, bổ sung theo khả
năng của bản thân.
b. Hoạt động 2:(10’) Hệ thống thể loại của VHDG.
HS đọc mục II SGK.
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh:
Kể tên các thể loại của VHDG?
Khái niệm về tưng thể loại cụ thể? Kể tên các tác
phẩm em biết?
HS:
1. Thần thoại.
2. Sử thi.
3. Truyền thuyết.
4.Truyện cổ tích.
5. Truyện ngụ ngôn.
6. Truyện cười.
7
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
GV có thể lấy thêm một số tác phẩm cụ thể minh
họa cho các thể loại.
7. Tục ngữ.
8. Câu đố.
9. Ca dao.
10. Vè.
11. Truyện thơ.
12. Chèo.
c. Hoạt động 3:(14’) Những giá trị cơ bản của VHDG.
HS theo dõi mục III SGK.
Ơ dặc trưng thứ nhất tri thức về đời sông các dân

tộc trong VHDG được biểu hiện cụ thể như thế
nào?
Lấy VD minh họa?
Biểu hiện cụ thể của giá tri giáo dục đạo đức? Lấy
dẫn chứng làm rõ?
HS
VD: Truyện Tấm Cám
Ca dao yêu thương, tình nghĩa.
Giá tri thẩm của VHDG được thể hiện cụ thể như
thế nào? Dẫn chứng?
HS
GV:Mặc dù VHV ra đời và phát triển mạnh
nhưng VHDG vẫn là nguồn nuôi dưỡng, cơ sở
của VHV . Nó phát triển song song cùng văn học
viết, tạo nên sự phong phú, đạm đà bản sắc dân
tộc.
1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phu
về đời sống các dân tộc.
- Tri thức về tự nhiên, xã hội, con người.
- Là kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết
từ thực tiễn.
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo
đức.
- Tinh thần nhân đạo, lạc quan, yêu thương đồng
loại, đấu tranh bảo vệ con người, niềm tin vào con
người.
- Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp:
yêu quê hương, đất nước...
3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần
tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

IV. CỦNG CỐ:( 2’) Đặc trưng cơ bản của VHDG?
Hệ thống thể loại của VHDG?
Những giá trị cơ bản của VHDG?
V. DẶN DÒ:(2’ )Tìm đọc các tác phẩm VHDG liên quan đến các thể loại
Soạn: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Ôn lí thuyết đã học
- Làm bài tập SGK, chú ý bài số 4, 5.
8
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
TIẾT 5 Ngày soạn
Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ( Tiết 2)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: ( Như tiết 3)
B. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, luyện tập, quy nạp...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, sách bài tập, bảng phụ....
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, làm bài tập theo yêu cầu...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)K/n giao tiếp? Các yếu tố chi phối hoạt động giao tiếp?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’)
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(8’) Bài tập 1
GV dùng bảng phụ đưa các bài tập SGK.
HS đọc nội dung bài tập 1 SGK.
Xác định các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao?
GV gợi ý: Nhân vật; hoàn cảnh; mục đích; nội
dung.
HS

HS trả lời tốt, GV ghi điểm.
Bài tập 1:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
+ N/ vât giao tiếp: anh và nàng(nam nữ trẻ tuổi)
+Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng thanh trong
sáng, yên tĩnh, thích hợp với những chuyện tâm
tình.
* Nhân vật anh dùng cách nói bóng bẩy, ngụ ý nói
chuyện kết duyên giữa hai người: tre non(trẻ
tuổi); đủ lá(trưởng thành); đan sàng(chuyện kết
hôn).
* Cách nói tế nhị, dễ hiểu, phù hợp mục đích giao
tiếp.
b. Hoạt động 2:(4’) Bài tập 2
HS đọc nội dung và xác định yêu cầu bài tập 2
SGK.
Xác định các hành động nói cụ thể của cuộc giao
tiếp? Mục đích?
HS
Tình cảm, thái độ và quan hệ trong cuộc giao tiếp
trên?
HS
GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2:
+ Hành động: chào, đáp, khen, hỏi.
+ Câu 1: chào- đáp.
+ Câu 2: khen.
+ Câu 3: hỏi.
* Tình cảm thân mật, gần gủi.

c. Hoạt động 3:(6’) Bài tập 3
HS đọc bài thơ của Hỗ Xuân Hương.
Xác định nội dung giao tiếp? Mục đích giao tiếp?
HS
Nhận xét từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ?
Bài tập 3:
- Nội dung: cuộc đời Hồ Xuân Hương.
- Mục đích: hiểu được những phẩm chất tốt đẹp
của người phụ nữ.
9
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
HS
Để hiểu bài thơ cần căn cứ vào cơ sở nào?( Từ
ngữ, hình ảnh, cuộc đời nhà thơ)
HS
GV tổng kết.
- Phương tiện, từ ngữ: từ xưng hô ( em ); thành
ngữ (bảy nổi ba chìm );hình ảnh tiêu biểu ( tấm
lòng son ).
c. Hoạt động 4:(10’) Bài tập 4
HS làm việc theo nhóm(bàn): Thảo luận viết
thông báo về hoạt động làm sạch môi trường cho
toàn trường biết.
GV lưu ý sự phù hợp giữa lời thông báo với đối
tượng, nội dung, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp...
Các nhóm lần lượt trình bày
Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
Bài tập 4: Viết thông báo về hoạt động làm sạch
môi trường.
c. Hoạt động 5:(6’) Bài tập 5

HS đọc kĩ bức thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày
khai giảng năm học mới đầu tiên của nước
VNDCCH.
Phân tích, làm rõ các nhân tố giao tiếp trong bức
thư?
HS
GV bổ sung nếu cần, ghi điểm nếu học sinh trả lời
tốt.
Bài tập 5:
- Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ- các em học sinh
( lảnh tụ- người bình thường).
- Hoàn cảnh giao tiếp: ngày khai giảng năm học
mới.
- Nội dung: niềm vui của Bác; nhắc nhở, động
viên thế hệ trẻ.
- Mục đích: kêu gọi sự nổ lực, cố gắng của các em
học sinh để xây dựng nước nhà.
- Lời lẻ: chân tình, gần gủi, nghiêm túc khi xác
đinh trách nhiệm cho học sinh.
IV. CỦNG CỐ:(2’)Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục
đích, ngôn ngữ...
V. DẶN DÒ:(2’) Hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập.
Soạn : Văn bản
- Khái niệm văn bản.
- Đặc điểm của văn bản.
10
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
TIẾT 6 Ngày soạn
Tiếng Việt: VĂN BẢN ( Tiết 1)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Nắm được khái niệm văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản.
2, Kỷ năng: Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản.
3, Thái độ: Có ý thức sử dụng văn bản đúng mục đích giao tiếp.
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, quy nạp...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, bảng phụ...
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài theo hướng dẫn, SGK, vở ghi...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp(1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) HS trình bày bài tập 4 SGK trang 21.
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:(1’)
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(20’) Khái niệm, đặc điểm.
GV dùng bảng phụ đưaVD SGK.
Nhận xét về dung lượng giữa các văn bản?
Các văn bản trên được tạo ra trong hoàn cảnh cụ
thể nào? Đề cập đến vấn đề gì? Các vấn đề đó
được triển khai như thế nào trong từng văn bản?
HS
Ở văn bản 3 có gì khác so với văn bản 1 và 2 ( lưu
ý về hình thức ).
Mục đích các văn bản hướng tới?
HS
GV : Mỗi văn bản hướng tới một mục đích nhất
định
Từ các VD em hiểu thế nào là văn bản? Văn bản
có những đặc điểm gì?
HS

GV tổng kết, gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
VD: SGK
Văn bản 1: Kinh nghiệm sống.
+ Gần mực ( xấu )- đen.
+ Gần đèn ( tốt )- sáng.
Văn bản 2: Số phận của người phụ nữ trong xã
hội cũ ( phong kiến ).
- Sử dụng lặp lại mô típ “thân em”.
- Gieo vần cuối câu ( vần chân ), vần lưng.
Văn bản 3: 3 phần.
- Hướng đến kêu gọi toàn dân đứng lên kháng
chiến chống Pháp.
- Hình thức: có nhan đề; kết thúc.
* Ghi nhớ: SGK
+ Khái niệm.
+ Đặc điểm nội dung, liên kết, hình thức, mục
đích.
b. Hoạt động 2:(14’) Các loại văn bản
HS đọc lại 3 văn bản mục I sgk, so sánh vấn đề
được đề cập trong mỗi văbn bản là gì? Thuộc lỉnh
vực nào? Từ ngữ và cách thể hiện có gì khác
nhau?
HS
GV bổ sung sau khi học sinh so sánh.
* Văn bản 1; 2: nghệ thuật - sử dụng từ ngữ
thông thưòng trong cuộc sống, thể hiện thông qua
hình ảnh...
* Văn bản 3: chính luận - từ ngữ mang tính chất
chính trị, có lí lẽ, lập luận.
11

GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
So sánh văn bản 2 và 3 với một bài học cụ thể ở
SGK, giấy khai sinh, đơn xin nghỉ học...
Gợi ý so sánh: nội dung, từ ngữ, cách thể hiện.
HS
Từ các VD cụ thể hãy cho biết phạm vi sử dụng
của từng loại văn bản? Mục đích giao tiếp? Từ
ngữ? Kết cấu ? Trình bày?
HS
Lấy VD cho từng loại văn bản cụ thể
GV tổng kết, nhận xét sau khi học sinh trả lời,
nhấn mạnh đặc điểm từng loại văn bản và VD cụ
thể.
* Đơn, giấy khai sinh, bài học: mang tính khoa
học, tuân theo các khuôn mẫu cụ thể, từ ngữ chính
xác, chặt chẽ...
* Ghi nhớ: SGK
- Văn bản thuộc PCNNSH.
- Văn bản thuộc PCNNKH.
- Văn bản thuộc PCNNHC.
- Văn bản thuộc PCNNCL.
- Văn bản thuộc PCNNBC.
IV. CỦNG CỐ:( 2’) Khái niệm, đặc điểm văn bản?
Các loại văn bản?
V. DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung bài học, làm bài tập1,2,3,4 SGK trang 37.
Chuẩn bị bài viết số 1 nội dung phát biểu cảm nghĩ.
Tham khảo các đề bài và cách làm bài SGK.
12
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
TIẾT 7 Ngày soạn

Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 1.
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
2.Kỷ năng:
3. Thái độ:
B. PHƯƠNG PHÁP:
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV:
2. Chuẩn bị của HS:
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:
b. Hoạt động 2:
c. Hoạt động 3:
IV. CỦNG CỐ:
V. DẶN DÒ:
TIẾT 8 Ngày soạn
CHIẾN THẮNG MTAO- MXÂY ( Tiết 1 )
< Trích Sử thi “Đăm Săn”>
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
13
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
1, Kiến thức: Nhận thức được lẻ sống, niềm vui và hạnh phúc của anh hùng sử thi chỉ có được trong
cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả

và sử dụng ngôn từ.
2, Thái độ: Tôn trọng những giá trị tình cảm cao cả, chống lại cái xấu, cái ác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, phân tích...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo...
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, vở ghi, SGK, tìm đọc sử thi “ Đăm Săn”.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(5’) Trình bày, làm rõ các giá trị cơ bản của VHDG?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề(1’)
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(10’) Tìm hiểu chung
HS nhắc lại khái niệm sử thi đã học.
Sử thi được chia làm mấy loại? Đặc điểm cụ thể
của từng loại? Cho VD?
HS đọc phần tóm tắt SGK, tập tóm tắt theo nội
dung SGK.
1. Khái niệm và phân loại sử thi.
a. Khái niệm: Sử thi là những tác phẩm tự sự dân
gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần ,
nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật
hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều
biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng dân
cư thời cổ đại.
b. Phân loại:
+ Sử thi thần thoại.
+ Sử thi anh hùng.
2. Tóm tắt sử thi “ Đăm Săn”( SGK ).

b. Hoạt động 2:(10’) Đọc, tóm tắt đoạn trích.
GV hướng dẫn đọc: chú ý giọng điệu của từng
nhân vật cụ thể, tên riêng.
HS đọc theo cách phân vai.
Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích?
HS
1. Đọc:
2. Tóm tắt:
Nội dung: Kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây
để cứu vợ Hơ Nhị ( 3 hiệp).
Các nhân vật: Đăm Săn
Mtao Mxây ( tù trưởng sắt )
Tôi tớ
Dân làng
Ông trời
Người kể chuyện
14
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
GV bổ sung nếu cần.
c. Hoạt động 3:(14’) Tìm hiểu đoạn trích
Nguyên nhân của cuộc chiến?
Cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng diễn ra như
thế nào?
GV gơị ý: Qua mấy hiệp, diễn biến của từng
hiệp? Hành động của từng nhân vật?
HS lần lượt trả lời
Hiệp 1:
Hiệp 2:
GV nhận xét, bổ sung.
Kết thúc cuộc chiến như thế nào? Vai trò của

Đăm Săn ra sao? Tiết sau tìm hiểu.
1. Cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng.
* Hiệp đấu thứ nhất:
- Mtao Mxây múa khiên trước và rất kém cỏi.
- Đăm Săn múa ngay sau đó và tài giỏi hơn hẳn:
vượt đồi, chạy qua đông, qua tây...
* Hiệp đấu thứ hai :
- Đăm Săn múa khiên đâm Mtao Mxây nhưng
không thủng.
- Đăm Săn thấm mệt, ngủ mơ, được ông trời bày
cách đánh thắng kẻ thù.
IV. CỦNG CỐ:(2’) Khái niệm sử thi; phân loại?
Tóm tắt sử thi “ Đăm Săn” và đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”
Cuộc chiến giữa hai tù trưởng?
V. DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung bài học
Soạn: Diễn biến của cuộc chiến và kết thúc?
Vai trò của Đăm Săn? Thái đọ của nhân dân?
Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?
TIẾT 9 Ngày soạn
CHIẾN THẮNG MTAO- MXÂY ( Tiết 2 )
< Trích Sử thi “Đăm Săn”>

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: ( Như tiết 8 )
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, đàm thoại...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo...
15
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, vở ghi, SGK, sách tham khảo...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định lớp:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) 1, K/niệm sử thi? Phân loại sử thi?
2, Tóm tắt đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(24’) Tìm hiểu đoạn trích.
GV nhắc lại kiến thức tiết 1: hai hiệp đấu đầu tiên
vẫn chưa phân thắng bại.
Hiệp đấu thứ 3 diễn ra như thế nào? Kết quả?
HS
Qua chiến thắng của Đăm Săn bộc lộ phẩm chất
gì của người anh hùng sử thi?
HS
GV nhấn mạnh kết quả: Đăm Săn thắng lợi vẻ
vang >< Mtao Mxây thất bại thảm hại ( kết quả
của sự hèn nhát, yếu đuối ).
Sau khi chiến thắng tù trưởng sắt, Đăm Săn đã có
những hành động gì? Hành động đó thể hiện đặc
điểm gì của đồng bào Tây Nguyên?
HS
Tại sao các tù trưởng, dân làng khắp nơi đều đến
ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn?
Hình ảnh Đăm Săn lúc này hiện lên như thế nào
so với trước đây?
HS
GV nhấn mạnh ý thức cộng đồng; tầm vóc và vẻ
đẹp của người anh hùng
1.Cuộc chiến giữa hai tù trưởng

* Hiệp đấu thứ ba:
- Đăm Săn dùng chày mòn ném vành tai kẻ địch,
Mtao Mxây tháo chạy.
- Mtao Mxây chạy quanh chuồng lợn, chuồng
trâu, ngã lăn ra đất, bị chặt đầu.
Đăm Săn chiến thắng- vẻ đẹp oai hùng, dũng
mảnh của người anh hùng chiến trận; chàng đã
giành lại được hạnh phúc gia đình, mở rộng bờ
cõi, được cộng đồng nể phục.
2. Cảnh ăn mừng chiến thắng trong cuộc sống
hòa bình.
- Đăm Săn kêu gọi dân làng cùng theo mình.
- Tổ chức lễ ăn mừng lớn: rượu, trâu, lợn, đánh
cồng chiêng...
Cuộc sống, sinh hoạt cộng đồng.
- Đăm Săn đẹp khác thường, uy nghi cường tráng
như một vị thần với sức khỏe vô song.
- Dân làng tập trung đông đủ, hoan hỉ, tự hào về
chiến công người anh hùng Đăm Săn.
b. Hoạt động 2:(5’) Tổng kết
Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích?
HS
GV bổ sung và nhấn mạnh đó cũng là nghệ thuật
của sử thi.
Nội dung của đoạn trích?
HS
GV tổng kết, gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
1. Nghệ thuật:
- Phóng đại, lí tưởng hóa nhân vật.
- Câu văn giàu hình ảnh.

- So sánh.
- Ngôn ngữ trang trọng mang đạm màu sắc của
đồng bào Tây Nguyên; âm điệu hùng tráng.
2. Nội dung: hình ảnh người anh hùng Đăm Săn
có sức mạnh, tài năng, giàu tình cảm...
c. Hoạt động 3:(5’) Luyện tập
HS thảo luận nhóm theo bàn thực hiện yêu cầu * Vai trò của yếu tố thần linh: ( ông trời ) giúp
16
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
phần luyện tập SGK
Vai trò yếu tố thần linh?
Vai trò của con người?
HS thảo luận, trình bày, lớp theo dõi và bổ sung.
GV bổ sung, tổng kết.
nhân vật vượt qua thử thách; làm cho cốt truyện
phát triển đạt được mục đích bày tỏ thái độ, yình
cảm của nhân dân đối với nhân vật chính.
* Vai trò con người:
IV. CỦNG CỐ:(2’)Hình ảnh người anh hùng Đăm Săn?
Nghệ thuật của sử thi?
V. DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung cả hai tiết học, tìm đọc sử thi “Đăm Săn”.
Tiết sau luyện tập về văn bản: Xem lại lí thuyết đã học.
Làm các bài tập SGK.
TIẾT 10 Ngày soạn
VĂN BẢN ( Tiết 2)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được những kiến thức về văn bản.
2. Kỷ năng: Thực hành nhận biết, sắp xếp, diễn đạt hợp logíc.
3. Thái độ: Viết được văn bản hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, thảo luận, quy nạp...

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, sách bài tập, bảng phụ...
2. Chuẩn bị của HS: Làm bài tập SGK, sách bài tập...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Khái niệm văn bản? Đặc điểm của văn bản?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(8’) Bài tập 1
HS theo dõi bài tập 1SGK.
Xác định câu chủ đề? Phân tích làm rõ tính thống
nhất về chủ đề? Sự phát triển về chủ đề trong
đoạn văn thể hiện như thế nào?
Bài tập 1:
- Câu chủ đề: đầu đoạn văn.
“ Giữa cơ thể....với nhau”.
- Các câu tiếp theo cụ thể hóa nội dung câu chủ
17
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
HS:
Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn?
HS dựa trên nội dung đoạn văn để đặt tên phù
hợp.
đề: ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể ( lá
cây )
+ Đậu Hà Lan.
+ Mây.
+ Xương rồng.

+ Lá bỏng.
* Nhan đề: Ảnh hưởng của môi trường sống đến
cơ thể.
b. Hoạt động 2:(6’) Bài tập 2
HS đọc bài tập 2 SGK.
Sắp xếp các câu văn thành văn bản hoàn chỉnh,
đặt nhan đề cho đoạn văn.
HS
Nếu học sinh trả lời tốt, GV ghi điểm.
Bài tập 2:
* Sắp xếp: 1; 3; 5; 2; 4.
* Nhan đề: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc- Tố
Hữu.
c. Hoạt động 3:(10’) Bài tập 3
HS hoạt động theo nhóm:
Viết đoạn văn với nội dung: “ Môi trường của loài
người hiện nay dang bị hủy hoại nghiêm trọng”.
GV gợi ý:
- Rừng bị tàn phá.
- Rác thải sinh hoạt, nhà máy...
-Khí thải các nhà máy.
- Ô nhiễm nguồn nước.
HS viết thành đoạn văn, trình bày
Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
GV đưa câu chủ đề khác, học sinh tập viết đoạn ở
nhà.
Bài tập 3:
Viết đoạn văn với nội dung: “ Môi trường của loài
người hiện nay dang bị hủy hoại nghiêm trọng”.
c. Hoạt động 4:(10’) Bài tập 4

HS tập viết đơn xin học nghề.
Gợi ý:Kiểu văn bản hành chính
- Bố cục ?
- Nội dung?
- Hình thức?
- Lời văn?
HS viết đơn, trình bày trước lớp.
GV nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 4:
Mẫu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ.....
Độc lập- Tự do.....
Cam Chính, ngày...
ĐƠN XIN HỌC NGHỀ.
Kính gửi:
Tôi tên là:
Địa chỉ:
Lí do viết đơn:
Nguyện vọng và cam kết:
Người viết đơn
( Kí, họ tên )
IV. CỦNG CỐ:2’ Cách viết văn bản? Viết đơn?
Đặc điểm của văn bản?
V. DẶN DÒ:2’ Hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập.
Soạn: “ Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy”.
18
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
Đọc, tóm tắt, xác định bố cục.
Tìm hiểu quá trình xây dựng thành của An Dương Vương ?
TIẾT 11 Ngày soạn

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY ( Tiết 1)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể về
thành Cổ Loa; mối tình Mỵ Châu- Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu lạc.
2. Kỷ năng: Rèn kĩ năng tóm tăt, đọc hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ: Nhận thức được bài học giữ nước ngụ ý trong câu chuyện tình yêu.
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, phân tích...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, tranh ảnh minh họa, tài liệu tham khảo...
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh ...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra 15’) Tóm tắt nội dung đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây” và nêu
nội dung của đoạn trích.
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(4’) Tiểu dẫn.
HS nhắc lại khái niệm truyền thuyết đã học và đặc
điểm của truyền thuyết.
GV dùng tranh ảnh giới thiệu về di tích Cổ Loa-
Đông Anh- Hà Nội; đền thờ An Dương Vương;
đền thờ công chúa Mị Châu.
1. Khái niệm truyền thuyết.
- K/n: ( SGK )
- Đặc điểm: nhuốm màu sắc thần kì, thấm đẫm
cảm xúc đời thường.
2. Di tích Cổ Loa:
b. Hoạt động 2:(10’) Đọc hiểu khái quát.

GV kiểm tra việc tự đọc ở nhà của học sinh; giải 1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
19
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
thích thêm một số chú thích SGK.
HS tóm tắt tác phẩm, GV nhận xét, bổ sung.
Tác phẩm có thể chia làm mấy phần cụ thể? Nội
dung từng phần?
HS
GV chốt bố cục 3 phần.
Xác định chủ đề của truyện?
2. Tóm tắt:
3. Bố cục: 3 đoạn
- “Từ đầu... bèn xin hòa”:An Dương Vương xây
thành, chế nỏ thần, bảo vệ vững chắc đất nước.
- “ Không bao lâu...xuống biển”:cảnh nước mất
nhà tan.
- Còn lại: thái độ của nhân dân đối với tưng nhân
vật cụ thể.
4. Chủ đề: Miêu tả quá trình xây thành, chế nỏ
bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch
nước mất nhà tan.
c. Hoạt động 3:(10’) Đọc hiểu chi tiết
HS theo dõi đoạn 1SGK
Quá trình xây thành của An Dương Vương diễn
ra như thế nào?
Công việc cụ thể?
HS
Việc An Dương Vươmg được Rùa Vàng giúp đỡ
có ý nghĩa gì? Qua đó tác giả dân gian muốn bày
tỏ thái độ gì?

HS
Xây thành xong nhà vua còn trăn trở điều gì?
HS
Từ đó em có nhận xét gì về con người An Dương
Vương?
HS
GV: Là người có trách nhiệm, tài năng, đức độ...
1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ thần.
* Xây thành: khó khăn, vất vả.
đầy quyết tâm.
được thần giúp đỡ.
Gian nan, vất vả, gắn liền với công lao của
An Dương Vương .
- Được Rùa vàng giúp đỡ: lí tưởng hóa việc xây
thành.
- Xây thành xong nhà vua lo lắng cách chống
giặc, bảo vệ đất nước.
Được Rùa vàng giúp đỡ nỏ thần- vủ khí tối
tân để đánh bại quân giặc.
An Dương Vương là người có đức,có tài, có ý
thức trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.
IV. CỦNG CỐ:2’ Tóm tắt; bố cục?
Quá trình xây thành và chế nỏ thần của An Dương Vương?
V. DẶN DÒ:2’ Nắm nội dung đã học
Tìm hiểu:Bi kịch của An Dương Vương? Bi kịch của Mị Châu?
Thái độ của nhân dân đối với từng nhân vật cụ thể?
20
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
TIẾT 12 Ngày soạn
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY (Tiết 2)

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: ( Như tiết 11 )
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, đàm thoại...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, tài liệu tranh ảnh minh họa...
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, sưu tầm tư liệu...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Quá trình xây thành và chế tạo nỏ thần của An Dương Vương diễn ra như thế
nào? Nhận xét về yếu tố thần linh trong câu chuyện?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(20’) Đọc hiểu chi tiết
GV nhắc lại kiến tức tiết 1.
Sau khi được Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, có nỏ
thần vua An Dương Vương có giữ được thành
không? Vì sao?
HS
GV gợi ý học sinh tìm bi kịch của An Dương
Vương.
Chi tiết nào thể hiện rõ bi kịch của nhà vua?
HS
GV: Nước mất, nhà tan.
HS thảo luận
Giữa Mị châu và Trọng Thủy có tình yêu thực sự
không? Mị Châu là người đáng thương hay đáng
trách?
HS
1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ thần.

2.Bi kịch của An Dương Vương và Mị Châu.
* Bi kịch của An Dương Vương đối với đất nước:
- Gã con gái cho con trai kẻ thù.
- Cho Trọng Thủy ở rể “ nuôi ong tay áo”
- Có thái độ chủ quan, mất cảnh giác khinh địch,
quá tin vào vủ khí.
Mất nước.
- Tự tay giết con gái ( bị xem là kẻ thù )
- Rẻ nước đi xuống biển.
Bi kịch chua xót, đau đớn đối với An Dương
Vương: nước mất, nhà tan.
* Bi kịch tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thủy.
- Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu thực
sự.
- Mị Châu quá tin yêu chồng nên đắc tội với non
sông.
- Trọng Thủy đối với Mị Châu yêu chân thành;
với đất nước chàng là gián điệp.
21
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
GV: Mị Châu vì quá yêu mà quên nghĩa vụ với
đất nước; Trọng Thủy vì nghĩa vụ với đất nước.
Viêc để Rùa Vàng xuất hiện đúng lúc giúp An
Dương Vương đã cho thấy ước muốn gì của dân
gian?
HS
Cái chết của Mị Châu, Trọng Thủy và việc An
Dương Vương đi xuống biển gợi cho em suy nghĩ
gì?
HS

GV nhấn mạnh đối với từng nhân vật cụ thể.
Mị Châu bị vua cha giết; Trọng Thủy ăn năn,
đau xót, dằn vặt lương tâm.
3. Thái độ của nhân dân đối với từng nhân
vật.
- Rùa vàng: xuất hiện đúng lúc quan trọng trong
cuộc đời An Dương Vương: sáng suốt và trí tuệ.
- An Dương Vương : là người đứng đầu, có công
xây dựng đất nước nên không chết mà rẻ nước
xuống biển.
- Mị Châu:mắc mối oan tình, bị xem là giặc nên bị
chém đầu.
- Trọng Thủy: chết trong hối hận, giày vò giằng
xé giữa tình và hiếu.
b. Hoạt động 2:(6’) Tổng kết
Qua câu chuyện em rút ra được điều gì? Bài hoc
rút ra từ câu chuyện : là chuyện tình yêu hay một
câu chuyện cảnh giác.?
Trọng Thủy có đáng được cảm thông hay đáng
trách?
HS thảo luận, phát biểu.
GV nhấn mạnh bài học rút ra, lưu ý phần ghi nhớ
SGK.
Bài học rút ra:
- Luôn cảnh giác, trước bất kì hoàn cảnh nào cũng
phải phân biệt rõ ràng quan hệ riêng- chung; cá
nhân- cộng đồng; nhà- nước...
- Phải đặt quyền lợi đất nước, tập thể lên trên lợi
ích, quyền lợi cá nhân.
c. Hoạt động 3:(8’) Luyện tập

HS thảo luận yêu cầu bài tập 1SGK.
Em đồng ý với ý kiến nào: tình yêu giả dối; tình
yêu chung thủy hay ý kiến khác... Vì sao?
HS
GV gợi ý: Trọng Thủy đã có sự giằng xé giữa tình
và hiếu, Vậy tình yêu của hàng có phải giả dối
không?
HS theo dõi bài tập 2 SGK
GV gợi ý học sinh làm ở nhà: Đây là đạo lí,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ghi
nhận công ơn, sự đóng góp của ch aông trong việc
xây dựng đất nước.
Bài tập 1:
Bài tập 2:
IV. CỦNG CỐ:2’ Bi kịch của An Dương Vương, Mị Châu?
Thái độ của nhân dân? Bài học rút ra qua câu chuyện?
V. DẶN DÒ:2’ Nắm nội dung bài học, tìm đọc các tác phẩm viết về câu chuyện.
Soạn: Lập dàn ý bài văn tự sự
- Đọc và trả lời câu hỏi mục I SGK.
- Lập dàn ý kể về hậu thân của Chị Dậu.
22
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
TIẾT 13 Ngày soạn
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Biết cách lập dàn ý một bài văn tự sự theo dàn ý chung.
- Nắm được các yêu cầu chủ yếu của lập dàn ý; lựa chọn các nội dung chính để lập dàn ý và sắp xếp
chúng một cách hợp lí, khoa học.
2. Kỷ năng: Lập dàn ý cho bài văn tự sự.
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, hoạt động nhóm...

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo, giáo án...
2. Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài theo hướng dẫn...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các loại văn bản mà em đã hoc ở THCS?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(10’) Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
HS đọc VD SGK.
Trong đoạn văn trên nhà văn Nguyên Ngọc nói về
việc gì?
HS
Cốt truyện được hình thành từ ý tưởng, điểm mốc
nào?
HS: Nhân vật, cảnh vật
Từ những lời kể trên em rút ra được bài học gì khi
lập dàn ý cho bài văn tự sự?
HS
GV: Xác định nhân vật.
Chọn, sắp xếp sự việc, chi tiết.
VD: SGK
Nhận xét:
- Nguyên Ngọc nói về truyện “Rừng xà nu” và
hoàn cảnh ra đời của nó.
- Ý tưởng hình thành từ:
+ Nhân vật anh Đề ( Tnú ), bên cạnh là Dít, Mai.
+Cảnh vật: rừng xà nu.

+ Hình ảnh của những người Tây Nguyên: cụ
Mết- cội nguồn Tây Nguyên; bé Heng- lớp măng
non.
+ Nguyên nhân:bức bách, áp bức, từ nỗi đau riêng
đến nỗi đau của dân tộc.
23
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
b. Hoạt động 2:(16’) Lập dàn ý.
HS đọc yêu cầu SGK.
Kể về hậu thân của chị Dậu sau khi thoát ra khỏi
nhà Nghị Quế?
GV yêu cầu chỉ lập dàn ý.
Phần mở bài: Sau khi chạy ra khỏi nhà Nghị Quế
chị Dậu đi đâu? Chị đã gặp ai? Người đó có tác
động gì đến chị?
HS
Người đó có tác động gì đến chị? Kết quả?
HS
Ngày CMT8 thành công?
HS
GV bổ sung nếu cần.
Từ VD hãy cho biết thế nào là lập dàn ý cho bài
văn tự sự? Dàn ý cụ thể của bài văn tự sự?
HS xem phần ghi nhớ SGK.
Đề: Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách
mạng và được giác ngộ. Trong cuộc tổng khởi
nghĩa tháng 8/1945 chị Dậu dẫn đầu đoàn nông
dân lên cướp chính quyền, phá kho thóc Nhật chia
cho dân nghèo.
a. Mở bài:

- Chị Dậu chạy về hướng làng mình.
- Về đến nhà đêm đã khuya, chị thấy người lạ mặt
có khuôn mặt sáng sủa đang nói chuyện với
chồng.
- Vợ chồng gặp nhau, cùng người lạ bàn chuyện
cách mạng.
b. Thân bài:
- Người khách lạ là cán bộ Việt Minh đến thăm
tình cảnh gia đình chị, giảng giải vì sao dân mình
khổ, muốn hết khổ phải làm gì?
- Người khách thỉnh thoảng ghé thăm, đưa tin,
khuyến khích chị...
- Chị Dậu giác ngộ cách mạng và cùng vận động
những người xung quanh.
- CMT8/1945 bùng nổ, chị dẫn đầu những người
nông dân nghèo, dân công phá kho thóc chia cho
họ.
c. Kết bài:Gia đình chị cùng bà con nông dân vui
mừng đón tin vui; chị đón cái Tý trở về.
* Ghi nhớ: SGK
c. Hoạt động 3:(8’) Luyện tập
HS đọc nội dung và xác định yêu cầu bài tập 1
SGK.
GV gợi ý cách lập dàn bài
- Mở bài?
- Thân bài?
- Kết bài?
HS thực hiện theo yêu cầu.
Bài tập 1:
- Chọn nhan đề.

- Lập dàn ý.
* Mở bài: Kể về những việc từng sa ngã của nhân
vật hoặc của tôi.
* Thân bài:
- Hồi tưởng về những bản chất tốt của mình.
- Tự đấu tranh và được mọi người thân giúp đỡ
tỉnh ngộ.
- Sự vươn lên.
* Kết bài: Suy ngẫm, rút ra bài học.
IV. CỦNG CỐ:2’ Dàn ý của bài văn tự sự?
Yêu cầu khi lập dàn ý?
V. DẶN DÒ:2’ Lập dàn ý bài tập 2 SGK
Soạn: Uylitxơ trở về
24
GIÁO ÁN NGỮ VĂN10 TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
- Đọc, tóm tắt sử thi “Ôđixê”, tóm tắt đoạn trích.
- Xác định bố cục?
TIẾT 14 Ngày soạn
UY LÍT XƠ TRỞ VẾ ( Tiết 1)
< Trích Sử thi “ Ôđixê ”>
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình
của Uylitxơ.
- Phân tích, lí giải được các đối thoại và diễn biến tâm lí nhân vật.
- Hiểu được đặc điểm nghệ thuật của sử thi.
2. Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại, biết vượt khó trong mọi hoàn cảnh.
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, phân tích...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tranh ảnh và tài liệu tham khảo...
2. Chuẩn bị của HS: Sọan bài, tìm đọc sử thi “Ôđixê”...

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây”?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(14) Tiểu dẫn.
HS đọc phần tiểu dẫn SGK.
Trình bày những nét chính về tác giả Hômerơ?
HS
Nguồn gốc của sử thi Ôđixê? Tác phẩm viết về đề
1. Tác giả: Hômerơ.
- Sinh sống bên dòng sông Mêlét, khoảng TK IX-
VIII TCN.
- Nghệ sĩ mù thông thái.
- Tác giả của hai bộ sử thi: Iliát và Ôđixê.
2. Sử thi “Ôđixê”:
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×