Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÂN HỦY YẾM KHÍ CHLORPYRIFOS ETHYL CỦA CỘNG ĐỒNG VI KHUẨN TRÊN ĐẤT CANHTASC CHUYÊN CANH LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÂN HỦY
YẾM KHÍ CHLORPYRIFOS ETHYL CỦA CỘNG ĐỒNG VI KHUẨN
TRÊN ĐẤT CANH TÁC CHUYÊN CANH LÚA
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Mã số: TNCS2014-14
Chủ nhiệm đề tài: NCS. Trương Quốc Tất

Cần Thơ , Tháng 12 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÂN HỦY
YẾM KHÍ CHLORPYRIFOS ETHYL
CỦA CỘNG ĐỒNG VI KHUẨN TRÊN ĐẤT CANH TÁC
CHUYÊN CANH LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Mã số: TNCS2014-14

Xác nhận của trường Đại học Cần Thơ


(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

TRƯƠNG QUỐC TẤT

Cần Thơ, Tháng 12 Năm 2014


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................ 5
DANH SÁCH BẢNG...............................................................................................v
TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................viii
TÓM LƯỢC...........................................................................................................xi
Phần I. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
Chương 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................1
Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................................................................2
2.1 Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật.................................................................2
2.1.2 Mối nguy hại do sử dụng thuốc BVTV

4

2.1.3 Một số con đường chuyển hóa thuốc BVTV trong môi trường 6
2.2 Tổng quan về Chlorpyrifos ethyl

8

2.2.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu và Chlorpyrifos ethyl trên thế giới


8

2.2.2 Tình hình sử dụng Chlorpyrifos ethyl trên các mô hình canh tác9
2.2.3 Tính chất của Chlorpyrifos ethyl

10

2.2.4 Sự phân hủy và chuyển hóa của Chlorpyrifos ethyl trong đất

13

2.3 Sự phân hủy yếm khí các độc chất hữu cơ bởi vi khuẩn

17

2.4 Tổng quan về một số phương pháp sinh học phân tử sử dụng trong
thí nghiệm 20
2.4.1 Phản ứng chuỗi Polymerase 20
2.4.2 Phương pháp điện di biến tính tăng cấp DGGE

21

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP..............................................24
3.1 Phương tiện......................................................................................................24
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.2 Thiết bị thí nghiệm

25


3.1.3 Hóa chất dùng trong thí nghiệm
3.2 Phương pháp

24
25

26

3.2.1 Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng phân hủy Chlorpyrifos ethyl

26

3.2.2 Kiểm tra tính đa dạng của hệ vi khuẩn khử chlor yếm khí trong đất

31

i


3.2.3 Phương pháp thống kê xử lí số liệu 32
Phần 2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................33
4.1. Khảo sát khả năng phân hủy yếm khí Chlorpyrifos ethyl của các hệ vi
khuẩn đất

33

4.1.1 Kết quả đánh giá và so sánh khả năng phân hủy yếm khí Chlorpyrifos ethyl
của 4 hệ vi khuẩn

33


4.1.2 Khảo sát sự hình thành các sản phẩm trung giang của Chlorpyrifos ethyl
38
4.2 Đa dạng vi khuẩn yếm khí phân hủy Chlorpyrifos ethyl trong đất

40

Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................44
1 Kết luận

44

2 Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................45
PHỤ LỤC
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

ii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Vỏ chai thuốc BVTV bị vứt bừa bãi trên đồng ruộng

5

Hình 2.2. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của
thuốc 6
Hình 2.3. Công thức cấu tạo của Chlorpyrifos ethyl


100

Hình 2.4.Một số chế phẩm có chứa Chlorpyrifos ethyl được sử dụng phổ biến tại
Việt Nam

12

Hình 2.5. Con đường chuyển hóa tổng quát của Chlorpyrifos ethyl

17

Hình 2.6. Quá trình cho nhận điện tử trong khử chlor Dioxins 18
Hình 2.7. Thiết bị PCR

20

Hình 3.1. Bố trí thí nghiệm yếm khí

28

Hình 3.2. Trích và làm sạch dịch trích bằng cột Alumina

29

Hình 3.3. Trích DNA bằng bộ Kit PowerSoil(R) DNA Isolation 30
Hình 4.1. Khả năng phân hủy Chlopyrifos ethyl của hệ vi khuẩn CL01 và CL02
34
Hình 4.2. So sánh tốc độ phân hủy Chlorpyrifos ethyl trên 1 ngày giữa các
nghiệm thức của hệ vi khuẩn CL01 và CL02 thời điểm 330-350 ngày36
Hình 4.3. Khả năng phân hủy Chlopyrifos ethyl của hệ vi khuẩn PH01 và PH02

37
Hình 4.4. So sánh tốc độ phân hủy Chlorpyrifos ethyl trên 1 ngày giữa các
nghiệm thức của hệ vi khuẩn PH01 và PH02 thời điểm 330-350 ngày37
Hình 4.5. Tốc độ phân hủy Chlorpyrifos ethyl trên 1 ngày ở nghiệm thức bổ sung
acid hữu cơ và không bổ sung acid hữu cơ giai đoạn 330-350 ngày 37
Hình 4.6. Sơ đồ chuyển hóa của Chlorpyrifos ethyl trong nghiệm thức
bổ sung acid hữu cơ

38

Hình 4.7. Sơ đồ chuyển hóa của Chlorpyrifos ethyl trong nghiệm thức không bổ
sung acid hữu cơ

39

Hình 4.8. Điện di đồ sản phẩm PCR của nhóm vi khuẩn khử chlor Chloroflexi trong
các nghiệm thức mẫu đất PH01 với cặp mồi 338F/1101R
iii

41


Hình 4.9. Điện di đồ sản phẩm PCR của nhóm vi khuẩn khử chlor Chloroflexi trong
các nghiệm thức mẫu đất PH01 với cặp mồi 341F-GC/534R 41
Hình 4.10. Điện di đồ sản phẩm PCR (DGGE) của các nghiệm thức mẫu
đất PH01

42

Hình 4.11. Độ tương đồng của các vi khuẩn nhóm Chloroflexi trong mẫu

đất PH01

43

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại độ độc của thuốc BVTV

3

Bảng 2.2. Phân chia nhóm độc theo WHO

4

Bảng 3.1. Một số đặc tính lý hóa của các loại đất sử dụng trong thí nghiệm...………25

v


TỪ VIẾT TẮT
Chữ tắt
2,4-D

Từ gốc
2,4-Dichlorophenoxyacetic acid

AchE

Bp
BVTV

Acetylcholinesterase
Base pair
Bảo vệ thực vật
California Department of Pesticide

CDPR
CL
ĐBSCL
DCM
DDT
DGGE
DNA
GC/MS
HP/LC
LC50

Regulation’s
Cai Lậy
Đồng bằng sông Cửu Long
Dichloromethane
Dichlodiphenyl trichloetan
Denaturing Gradient Gel Electrophoresis
Deoxyribonucleic acid
Gas Chromatography Mass Spectometry
High Performance Liquid Chromatography
Lethal concentrate


LD50

Lethal Dose 50

LT50
PCR
PH
TCP
TMP

Lethal time
Polymerase Chain Reaction
Phụng Hiệp
3,5,6 - trichloro – 2-pyridinol
3,5,6- trichloro-2-methoxypiridyne

VSV

Vi sinh vật

rRNA
WHO

Ribosomal ribonucleic acid
World Health Organization

vi


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khảo sát khả năng phân hủy yếm khí Chlorpyrifos ethyl của
cộng đồng vi khuẩn trên đất canh tác chuyên canh lúa tại Đồng bằng sông Cửu
Long
- Mã số: TNCS2014-14
- Chủ nhiệm: NCS. Trương Quốc Tất
- Cơ quan: Nghiên cứu sinh ngành Khoa học đất- Bộ môn Khoa học đất- Khoa
Nông nghiệp và sinh học ứng dụng- Trường Đại học Cần Thơ
- Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2014)
2. Mục tiêu:
 Đánh giá khả năng phân hủy Chlorpyrifos ethyl (lên men và khử) của cộng
đồng vi khuẩn yếm khí trên đất chuyên canh lúa tại ĐBSCL.
 Xác định được độ đa dạng của cấu trúc cộng đồng vi khuẩn yếm khí phân
hủy Chlorpyrifos ethyl trên đất chuyên canh lúa.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đi đầu trong nghiên cứu sự phân hủy yếm khí Chlorpyrifos ethyl bởi cộng
đồng vi khuẩn trong đất chuyên canh lúa ở ĐBSCL.
4. Kết quả nghiên cứu:
Thí nghiệm được bố trí trong microcosms chứa 30 mL dung dịch khoáng tối
thiểu, 10 g mẫu đất và Chlopyrifos ethyl (35ppm) trong 450 ngày ở điều kiện yếm
khí. Kết quả cho thấy tất cả các nghiệm thức của bốn cộng đồng vi khuẩn ký hiệu
CL01, CL02, PH01 và PH02 đều có khả năng phân hủy tốt Chlorpyrifos ethyl. Sau
60 ngày ủ, hàm lượng Chlorpyrifos ethyl còn lại trong các nghiệm thức dao động từ
3-82% so với hàm lượng thuốc ban đầu. Sau khi bổ sung Chlorpyrifos ethyl ở thời
điểm 330 ngày, tốc độ phân hủy thuốc đã được gia tăng. Hàm lượng thuốc còn lại
sau 350 ngày ở các nghiệm thức biến động từ 4-68% so với hàm lượng thuốc ban
đầu. Khi so sánh về tốc độ phân hủy Chlorpyrifos ethyl ở thời điểm 20 ngày sau khi
bổ sung thuốc cho thấy tốc độ phân hủy thuốc giữa 2 nghiệm thức bổ sung và không
bổ sung acid hữu cơ khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, cộng đồng vi
khuẩn ký hiệu PH02 có tốc độ phân hủy Chlorpyrifos ethyl cao hơn các cộng đồng

vii


vi khuẩn còn lại trong cùng điều kiện có bổ sung acid hữu cơ. Trong khi đó tốc độ
phân hủy giữa các cộng đồng vi khuẩn thử nghiệm là như nhau trong điều kiện
không bổ sung acid hữu cơ. Sản phẩm trung gian sinh ra trong tiến trình phân hủy
Chlorpyrifos ethyl bởi cộng đồng vi khuẩn đất được xác định là: O,O-dietyl-3, 6dichlo-2 pyridil photphorothioat, 3,5,6 trichloro-2 pyridinol (TCP) và O,O-diethylO (3,5,6-trichloro-2-pyridyl) phosphate (Chlorpyrifos oxon). Kết quả thực hiện
phản ứng PCR và điện di biến tính DGGE đối với mẫu đất PH01 để phân tích gene
16S rRNA của nhóm vi khuẩn Chloroflexi cho thấy sự đa dạng về cấu trúc của cộng
đồng vi khuẩn giữa các nghiệm thức bổ sung, không bổ sung acid hữu cơ và nghiệm
thức đối chứng (không bổ sung Chlorpyrifos ethyl) có độ tương đồng cao, khoảng
90-96%. Như vậy, đã có sự hiện diện của nhóm vi khuẩn kỵ khí có khả năng phân
hủy được Chlorpyrifos ethyl, mở ra tiềm năng cải thiện đất ô nhiễm bằng biện pháp
sinh học.
5. Sản phẩm: Báo cáo phân tích.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
Kết quả nghiên cứu làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về hoạt động
phân hủy thuốc bảo vệ thực vật của cộng đồng vi sinh vật yếm khí trong đất chuyên
canh lúa. Đồng thời nguồn vi sinh vật có thể tiếp tục được nghiên cứu về khả năng
phân hủy yếm khí Chlorpyrifos ethyl ở quy mô nhà lưới.
Ngày

Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

tháng

năm 2014

Chủ nhiệm đề tài


(ký, họ và tên, đóng dấu)
TRƯƠNG QUỐC TẤT

viii


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Investigate of Chlorpyrifos ethyl by anaerobic bacteria
communities from paddy soils in the Mekong Delta.
Code number: TNCS2014-14
Coordinator: Truong Quoc Tat
Implementing institution: Graduate students of Department of Soil ScienceFaculty of Agricultural and Biological Applications- Can Tho University
Duration: from January to December in 2014
2. Objective(s):
 Determize residues of Chlorpyrifos ethyl (fermentation and removal) by
anaerobic bacteria communities from paddy soils in the Mekong Delta.
 Determine the diversity of bacteria community structure at anaerobic
decomposition Chlorpyrifos ethyl from paddy soils.
3. Creativeness and innovativeness:
Forefront of the study of anaerobic decomposition by Chlorpyrifos ethyl in
soil bacteria communities from paddy soils in the Mekong Delta.
4. Research results:
The experiment was set up in microcosms containing mineral minimum (30
ml), soils (10 g) and Chlopyrifos ethyl (35ppm) in 450 days at anaerobic conditions.
The results showed that all treatments were well biodegradable for Chlorpyrifos
ethyl. After 60 days of incubation, the concentration of Chlorpyrifos ethyl rest of
the treatments ranged from 3-82% of the initial concentration. Chlorpyrifos ethyl
decomposition rate was increased after supplementation Chlorpyrifos ethyl. After

350 days of incubation, Chlorpyrifos ethyl concentrations rest of the treatments
ranged from 4-68% of the initial concentration. When comparing the decay speed of
Chlorpyrifos, ethyl experiments showed that there is no significant difference in
statistics between the treatments with and without organic acid supplementation. On
the other hand, bacterial communities (PH02) have higher Chlorpyrifos ethyl
decomposition rate than other bacterial communities under the same conditions
supplemented with organic acid. Meanwhile decay rate among the microbial
ix


communities in the absence of additional organic acids is the same. Intermediate
products generated during the decomposition of Chlorpyrifos ethyl by soil bacterial
communities were determined to include O,O-dietyl-3, 6-dichlo-2 pyridil
photphorothioat, 3,5,6 trichloro-2 pyridinol (TCP) và O,O-diethyl-O (3,5,6trichloro-2-pyridyl) phosphate (Chlorpyrifos oxon). PCR-DGGE results showed
that the structure of bacterial community (PH01) diversity among treatments
complements, does not supplement the organic acid and the control treatment (no
additional Chlorpyrifos ethyl) has a high degree of similarity, 90 -96%. Thus, there
exists the presence of anaerobic bacteria which is capable of degrading Chlorpyrifos
ethyl, and opening up the potential to improve soil contaminated by biological
methods.
5. Products: Analysis Report
6. Effects, technology transfer means and applicability
Results of this study provides basic knowledge for further research about
decomposition of pesticide in paddy soils. At the same time, These bacteria
communities can continue to be studied for anaerobic decomposition of
Chlorpyrifos ethyl at greenhouse.

x



TÓM LƯỢC
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm so sánh khả năng phân hủy Chlorpyrifos
ethyl khi có và không có bổ sung acid hữu cơ trong điều kiện yếm khí bởi các hệ vi
khuẩn trên đất thâm cánh lúa tại Cai Lậy-Tiền Giang và Phụng Hiệp-Hậu Giang.
Thí nghiệm được bố trí trong microcosms chứa 30 mL dung dịch khoáng tối thiểu,
10 g mẫu đất và 35 ppm Chlopyrifos ethyl (tính theo dung dịch) trong 450 ngày
trong điều kiện yếm khí. Kết quả cho thấy bốn hệ vi khuẩn ký hiệu CL01, CL02,
PH01 và PH02 đều có khả năng phân hủy tốt Chlorpyrifos ethyl ở tất cả các
nghiệm thức. Sau 60 ngày ủ, nồng độ Chlorpyrifos ethyl còn lại trong các nghiệm
thức dao động từ 3-82% của nồng độ thuốc ban đầu. Tốc độ phân hủy thuốc đã
được gia tăng sau lần bổ sung Chlorpyrifos ethyl thứ hai. Nồng độ thuốc còn lại
sau 350 ngày ở các nghiệm thức biến động từ 4-68% của nồng độ thuốc ban đầu.
Khi so sánh về tốc độ phân hủy Chlorpyrifos ethyl sau 350 ngày thí nghiệm cho
thấy không có sự khác biệt thống kê giữa 2 nghiệm thức bổ sung và không bổ sung
acid hữu cơ. Mặt khác, hệ vi khuẩn ký hiệu PH02 có tốc độ phân hủy Chlorpyrifos
ethyl cao hơn các hệ vi khuẩn còn lại trong cùng điều kiện có bổ sung acid hữu cơ.
Trong khi đó tốc độ phân hủy giữa các hệ vi khuẩn thử nghiệm là như nhau trong
điều kiện không bổ sung acid hữu cơ. Sản phẩm trung gian sinh ra trong tiến trình
phân hủy Chlorpyrifos ethyl bởi hệ vi khuẩn đất được xác định là: O,O-dietyl-3, 6dichlo-2 pyridil photphorothioat, 3,5,6 trichloro-2 pyridinol (TCP) và O,O-diethylO (3,5,6-trichloro-2-pyridyl) phosphate (Chlorpyrifos oxon). Kết quả thực hiện
phản ứng PCR và điện di biến tính tăng cấp DGGE đối với mẫu đất PH01 để phân
tích gene 16S rRNA của nhóm vi khuẩn Chloroflexi cho thấy sự đa dạng về cấu trúc
của hệ vi khuẩn giữa các nghiệm thức bổ sung, không bổ sung acid hữu cơ và
nghiệm thức đối chứng (không bổ sung Chlorpyrifos ethyl) có độ tương đồng cao,
khoảng 90-96%. Như vậy, đã có sự hiện diện của nhóm vi khuẩn yếm khí có khả
năng phân hủy được Chlorpyrifos ethyl, mở ra tiềm năng cải thiện đất ô nhiễm
bằng biện pháp sinh học.
Từ khóa: Chlorpyrifos ethyl, phân lập, cộng đồng vi khuẩn yếm khí, chuyên canh lúa,

xi



Phần I. MỞ ĐẦU
Chương 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chlorpyrifos ethyl là hoạt chất có tác dụng trừ sâu, rầy phổ rộng thuộc nhóm
lân hữu cơ, được sử dụng khá phổ biến tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Trong quá trình canh tác, nông dân thường sử dụng Chlorpyrifos ethyl quá liều
lượng cho phép, có nơi sử dụng cao gấp 15 lần so với khuyến cáo (Nguyễn Thị Lan
Hương, 2013). Chlorpyrifos ethyl là hoạt chất có tác động ức chế thần kinh cao, gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và một số loài động vật máu nóng khác. Công
thức phân tử của Chlorpyrifos ethyl có 3 gốc chlor và 1 gốc lân trên vòng pyridine.
Nếu các gốc chlor hoặc gốc lân bị loại bỏ thì độc tính cũng như độ bền ban đầu của
Chlorpyrifos ethyl sẽ giảm đáng kể. Trong môi trường yếm khí các hợp chất có
chứa chlor có thể bị khử thông qua quá trình hô hấp ở một số nhóm vi khuẩn khác
nhau. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về việc phân hủy các hợp chất có chứa
chlor như: DDT, Dioxins, PCBs,…Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hợp chất này
có khả năng phân hủy tốt bởi một số loài vi khuẩn trong điều kiện yếm khí. Ở
ĐBSCL, tình trạng ngập nước thường xuyên trên các mô hình thâm canh lúa là điều
kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn yếm khí tham gia vào chu trình biến dưỡng và
phân hủy các độc chất hữu cơ trong đất cũng như trong nước ngầm. Vì vậy, giả
thuyết đặt ra là Chlorpyrifos ethyl cũng có khả năng bị phân hủy tốt như các độc
chất hữu cơ khác, khi có nguồn acid hữu cơ bổ sung. Đây là chất cho điện tử mà vi
khuẩn sử dụng để khử chlor trong phân tử Chlorpyrifos ethyl. Do đó, đề tài “Phân
lập và đánh giá khả năng phân hủy Chlorpyrifos ethyl của cộng đồng vi khuẩn
yếm khí trên đất canh tác chuyên canh lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long” được
thực hiện với mục tiêu: Đánh giá cách thức phân hủy Chlorpyrifos ethyl (lên men
và khử) của cộng đồng vi khuẩn yếm khí trên đất chuyên canh lúa tại ĐBSCL.
Đồng thời xác định được độ đa dạng của cấu trúc cộng đồng vi khuẩn yếm khí phân
hủy Chlorpyrifos ethyl trên đất chuyên canh lúa.

1



Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là một tác nhân hóa học hay sinh học (như virus, vi
khuẩn, xạ khuẩn...) nhằm ngăn cản hoặc tiêu diệt sự phát triển sâu, bệnh. Các đối
tượng tiêu diệt của thuốc bảo vệ thực vật gồm côn trùng, tác nhân gây bệnh, cỏ dại,
động vật thân mềm, các loài chim, vi khuẩn và kí sinh truyền bệnh. Mặc dù thuốc
bảo vệ thực vật có nhiều lợi ích nhưng cũng có một số hạn chế như gây ngộ ở người
và các loài sinh vật không phải đối tượng phòng trừ (Gilden et al., 2010).
Để đánh giá độ độc của một chất, khái niệm về liều lượng độc thường được sử
dụng. Liều lượng độc là lượng chất độc cần có để gây được một tác động nhất định
trên cơ thể sinh vật (đơn vị µg/kg, mg/kg, g/kg). Theo Trần Văn Hai (2009 ) liều
lượng độc có thể bao gồm nhiều mức độ như:
-

Liều lượng gây chết trung bình (LD50 - Medium lethal dose) là liều lượng
chất độc trong những điều kiện nhất định gây chết cho 50% cá thể dùng
trong nghiên cứu.

-

Liều lượng độc là liều gây độc làm cho cơ thể lâm vào tình trạng xấu như
gây hắt hơi, chóng mặt, nhức đầu,…nhưng chưa dẫn đến tử vong.

-

Liều lượng gây chết là liều chất độc nhỏ nhất có thể gây ra cho cơ thể những
biến đổi không thể phục hồi được, dẫn đến tử vong. Liều lượng độc càng nhỏ

thì tính độc của chất độc càng lớn.
Một số chỉ tiêu khác để đánh giá độ độc của một chất như:

-

Nồng độ gây chết trung bình (LC50 - Medium lethal concentrate) là nồng độ
chất độc trong những điều kiện nhất định gây chết cho 50% cá thể dùng
trong nghiên cứu. LC50 được tính bằng mg/L, g/m3.

-

Thời gian gây chết trung bình (LT50 - Medium lethal time) là thời gian gây
chết cho 50% số cá thể dùng trong nghiên cứu, tại một nồng độ hay liều
lượng nhất định. LT50 được tính bằng phút, giờ. Tuy nhiên, chủ yếu dựa vào

2


giá trị LD50 độ độc của một chất được chia làm 4 mức độ như Bảng 2.1 và
2.2.
Bảng 2.1. Phân loại độ độc của thuốc BVTV
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Rất độc
Độc
Độc trung bình
Ít độc

Qua miệng
≤ 20

20 – 200
200 – 2.000

Qua da
≤ 40
40 – 400
400 – 4.000

>2.000

> 4.000

Dạng rắn
Qua miệng
Qua da
≤5
≤ 10
5 – 50
10 – 100
50 – 500
100 – 1.000
> 500

>1.000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)

3



Bảng 2.2. Phân chia nhóm độc theo WHO
Phân nhóm và ký Biểu tượng

Độc tính cấp LD50 (mg/kg) chuột nhà

hiệu

LD50 qua da (mg/kg)

LD50 qua miệng (mg/kg)

Thể rắn

Thể rắn

nhóm độc

Rất độc (I)

Đầu lâu

(Chữ “Rất độc” màu
đen trên dải đỏ)

10

40

50


200

10-100

40-400

50 -500

200-2.000

Vạch đen

100-

400-

500-2.000

2.000 -3.000

không liên tục

1.000

4.000

1.000

4.000


>2.000

>3.000

xương chéo
đen trên nền

Chữ thập đen

“Độc

Thể lỏng

trắng

Độc cao (II)
(Chữ

Thể lỏng

cao”

màu đen trên dải

chéo trên nền
trắng

vàng)
Độc trung bình (III)
(Chữ “Nguy hiểm”

màu đen trên dải

trên nền trắng

xanh nước biển)
Độc nhẹ (IV)
(Chữ

“Cẩn

Không có biểu
thận”

tượng

màu đen trên dải
xanh lá cây)
(Nguồn: Lê Văn Khoa, 2010)

2.1.2 Mối nguy hại do sử dụng thuốc BVTV
Mặc dù phải thừa nhận rằng thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng và khó có
thể thiếu trong quá trình canh tác. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra
nhiều hậu quả như: tiêu diệt nhiều loại côn trùng có lợi, gây mất cân bằng sinh thái
và phát sinh loài kháng thuốc. Vào giữa những năm 70 phát hiện có 35 loài sau đó
tăng lên 67 loài nấm và vi khuẩn kháng thuốc, 19 loài cỏ dại kháng 17 loại thuốc
(Trần Quang Hùng, 1999).
Đặc biệt, thuốc BVTV làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
Khi phun thuốc lên cây trồng có hơn 50% số thuốc phun ra bị rơi xuống đất, chưa

4



kể lượng thuốc được bón trực tiếp vào đất (Trần Quang Hùng, 1999). Thuốc BVTV
có thể gây ô nhiễm môi trường do bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển, cất giữ và sử
dụng, do việc tiêu hủy, xử lý chất thải BVTV không đảm bảo an toàn, do tâm lí sử
dụng thuốc quá liều, thường gấp nhiều lần so với khuyến cáo. Hơn nữa, người dân
lại hay có thói quen rửa dụng cụ phun thuốc ngay tại ruộng, vứt bỏ chai lọ, bao bì
hoặc đổ trực tiếp lượng thuốc dư thừa sau khi phun xuống kênh rạch. Do đó việc
lưu tồn thuốc BVTV trong môi trường là điều khó tránh khỏi.

Hình 2.1. Vỏ chai thuốc BVTV bị vứt bừa bãi trên đồng ruộng

Thuốc BVTV còn gây độc cho người và các loài động vật máu nóng khác.
Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể người bằng các con đường như qua miệng, qua
da, qua hô hấp, gây ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng thường gặp
như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, giảm khả năng thị lực, khó thở hay suy hô hấp.
Lượng thuốc cao có thể gây bất tỉnh hoặc co giật đến chết. Đã có không ít chất ô
nhiễm xâm nhập vào lương thực, trái cây và các loại rau xanh. Mới đây, kết quả
kiểm tra 25 mẫu rau của cục BVTV tại các tỉnh phía Bắc cho thấy có tới 44% mẫu
rau có dư lượng thuốc BVTV, trong đó có 4% có độc chất vượt quá giới hạn cho
phép. Kiểm tra 35 mẫu tại các tỉnh phía Nam cũng phát hiện đến 54% mẫu có dư
lượng thuốc BVTV, trong đó có 8,6% mẫu có dư lượng vượt quá mức cho phép. Ở
nước ta, hằng năm có đến hàng nghìn người bị nhiễm độc thuốc BVTV. Riêng với
ĐBSCL như Bến Tre từ năm 1986-1993 có 1.102 người bị nhiễm độc, trong đó có
208 người chết; ở Tiền Giang có 3.167 người bị nhiễm độc và 333 người chết (Hồ

5


Phương Anh, 2010; Phạm Thành Nhơn, 2005 được trích dẫn từ Trần Anh Đức,

2013).
2.1.3 Một số con đường chuyển hóa thuốc BVTV trong môi trường
Thuốc BVTV khi luân chuyển vào môi trường sẽ được cây hấp thu hay có tác
dụng lên nhiều loài côn trùng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn lượng thuốc còn lại bị
hao hụt trong môi trường. Đặc điểm của thuốc trừ sâu (như tính tan trong nước, xu
hướng hấp thụ vào đất, sự bền bỉ của thuốc) và đặc tính của đất (như hàm lượng sét,
cát và chất hữu cơ) là những thông số quan trọng để xác định động thái của thuốc
trong môi trường (Anoymous, 2009 trích dẫn từ Osman Tiryaki, 2010). Động thái
của thuốc trừ sâu trong đất cũng bị chi phối bởi một loạt các quá trình vật lý, hóa
học và sinh học phức tạp, bao gồm cả sự hấp thụ-phóng thích thuốc từ đất, bay hơi,
phân hủy sinh học, phân hủy hóa học và hấp thụ bởi cây trồng. Ngoài ra, thuốc
BVTV còn bị rò rỉ, rửa trôi và xói mòn do gió. Các quá trình này trực tiếp kiểm soát
việc vận chuyển thuốc trừ sâu, chuyển chúng vào đất, nước, không khí và thức ăn
(Arias-Estevez et al., 2008).
Không khí

Đất

Thuốc bảo vệ
thực vật

Thực
vật
Tồn dư
Thực phẩm

Nước

Động vật


Người

Hình 2.2. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc
(Theo Richardson, 1979; dẫn theo Nguyễn Trần Oánh, 2007)

6


Các yếu tố quan trọng góp phần làm giảm nồng độ thuốc BVTV trong môi
trường là các yếu tố phi sinh học và sinh học. Các yếu tố phi sinh học gồm sự oxi
hóa, sự khử, sự thủy phân và sự quang phân khi gặp ánh sáng mặt trời. Còn yếu tố
sinh học có thể do sự phân hủy từ các hệ vi sinh vật (VSV) đất như nấm, vi khuẩn
hay nhờ vào một số quá trình diễn ra trong thực vật như hiện tượng hòa loãng sinh
học và chuyển hóa thuốc trong cây. Sự hòa loãng sinh học sẽ làm giảm khả năng
bảo vệ của thuốc, nhưng cũng làm giảm lượng chất độc có trong sản phẩm, giảm
nguy cơ gây độc cho người và gia súc. Mặt khác, thuốc BVTV trong cây dưới tác
dụng của enzyme có thể bị chuyển hoá theo nhiều cơ chế thành những hợp chất mới
có cấu trúc đơn giản hay phức tạp hơn, từ đó làm thay đổi hoạt tính sinh học ban
đầu của thuốc. Ví dụ như các thuốc trừ sâu và trừ nấm gốc lân hữu cơ bị phân giải
qua từng bước và sản phẩm cuối cùng là acid phosphoric không độc với nấm bệnh
và côn trùng (Nguyễn Trần Oánh, 2007). Tuy nhiên, yếu tố sinh học làm giảm nồng
độ thuốc quan trọng vẫn là sự phân hủy sinh học của VSV. Hệ VSV đất rất phức tạp,
trong đó có nhiều loài có khả năng phân huỷ các chất hoá học. Theo Brown (1978),
một loại thuốc BVTV có thể bị một hay một số loài VSV phân huỷ. Chẳng hạn như
nấm Trichoderma viridi có khả năng phân huỷ nhiều loại thuốc trừ sâu gốc chlor
hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamate và thuốc trừ cỏ (Matsumura và Boush,1968). Đối với
thuốc trừ cỏ 2,4-D có đến 7 loài vi khuẩn và 2 loài xạ khuẩn cùng phân hủy. Khi
dùng liên tục nhiều năm, một loại thuốc trừ cỏ trên một loại đất thì thời gian tồn tại
của thuốc trong đất ngày càng ngắn. Nguyên nhân của hiện tượng này được
Kaufman và Kearney (1976) giải thích như sau: khi thuốc mới tiếp xúc với đất, các

loài VSV đất có sự tự điều chỉnh, những VSV không có khả năng tận dụng thuốc trừ
cỏ làm nguồn thức ăn sẽ bị thuốc tác động, nên bị hạn chế số lượng hay ngừng hẳn
không phát triển nữa. Ngược lại, những loài VSV có khả năng này sẽ phát triển
thuận lợi và gia tăng số lượng nhanh chóng (Nguyễn Trần Oánh, 2007). Khả năng
phân hủy thuốc BVTV nói chung và thuốc gốc lân hữu cơ nói riêng cũng theo cách
thức tương tự. Khi VSV sử dụng thuốc như nguồn thức ăn cho chúng, độc tính của
thuốc sẽ giảm một cách đáng kể.

7


2.2 Tổng quan về Chlorpyrifos ethyl
2.2.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu và Chlorpyrifos ethyl trên thế giới
Từ khi ra đời, thuốc trừ sâu luôn đóng vai trò quan trọng và không ngừng gia
tăng về số lượng và chủng loại. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có 4,6 triệu tấn
thuốc trừ sâu hóa học phun ra môi trường. Doanh thu cho thuốc trừ sâu của toàn thế
giới luôn tăng qua các năm, tuy nhiên tỉ lệ thuốc trừ sâu lại giảm trong cơ cấu các
nhóm thuốc BVTV. Năm 1960 doanh thu thuốc trừ sâu đạt 310 triệu USD chiếm
36,5% tổng doanh thu bán hóa chất nông nghiệp, năm 1970 là hơn 1 tỉ USD
(37,1%), năm 1980 là 4,03 tỉ USD (34,7%). Kể từ năm 2000, xu hướng dùng thuốc
trừ sâu có dấu hiệu giảm đáng kể so với các nhóm thuốc khác, còn 27,9% và 25%
vào năm 2005. Nhưng doanh thu vẫn tăng khá cao, tương ứng 7,6 và 7,8 tỉ USD.
Châu Âu hiện nay là khu vực tiêu thụ thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới, đứng thứ hai
là Châu Á. Các nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Brazil và Nhật Bản là những
nước sản xuất, đầu tư và sử dụng thuốc trừ sâu lớn hiện nay (Zhang et al., 2011).
Tại một số quốc gia Châu Á tiêu biểu như Trung Quốc, trong những năm 1960
đến những năm 1970, sản xuất chủ yếu các loại thuốc trừ sâu gốc chlor hữu cơ, lân
hữu cơ và thuốc trừ sâu carbamate. Từ năm 1983 Trung Quốc đã gia tăng sản xuất
thuốc lân hữu cơ và carbamate. Tuy nhiên, đến năm 2007, các thuốc lân hữu cơ có
độ độc cao như Parathion, Parathionmethyl, Methamidophos đã bị cấm sử dụng ở

quốc gia này. Tại Nhật Bản, thuốc trừ sâu chủ yếu sử dụng cho sản xuất lúa (chiếm
40%). Hầu hết các loại thuốc trừ sâu đều được xuất khẩu sang các nước Đông Nam
Á và Trung Quốc.
Trong các loại thuốc trừ sâu, Chlorpyrifos ethyl được sử dụng rộng rãi nhất do
tính hiệu quả cao và ổn định của thuốc. Đã có hơn 400 sản phẩm đăng ký được bán
trên thị trường để phục vụ cho mục đích kiểm soát dịch hại nông nghiệp và công
nghiệp (USEPA, 2002). Số lượng Chlorpyrifos ethyl trên toàn cầu từ năm 2002 đến
năm 2006 là 25 nghìn tấn hoạt chất, trong đó 98,5% được sử dụng cho mục đích
nông nghiệp (Eaton et al., 2008). Riêng tại Mỹ, khoảng 10 nghìn tấn hoạt chất
Chlorpyrifos ethyl được sử dụng từ năm 1987-1999 (USEPA, 2000; Donaldson et
al., 2002). Gần đây, tình hình sử dụng Chlorpyrifos ethyl ở quốc gia này đang bị

8


hạn chế: năm 2001 có 7 nghìn tấn hoạt chất được sử dụng, năm 2003 là 5 nghìn tấn,
đến năm 2005 mức sử dụng giảm còn 4,1 nghìn tấn hoạt chất (Grube et al., 2011).
Các thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ khác cũng đang có xu hướng giảm dần
(Gebremariam, 2012).
2.2.2 Tình hình sử dụng Chlorpyrifos ethyl trên các mô hình canh tác
Năm 2009, Chlorpyrifos ethyl là thuốc gốc lân hữu cơ được đăng kí sử dụng
phổ biến nhất nước ta. Chlorpyrifos ethyl có thể được áp dụng trên nhiều đối tượng
cây trồng ở các mô hình canh tác khác nhau. Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị
Lan Hương (2013) về tình hình sử dụng Chlorpyrifos ethyl trên mô hình màu tại
một số huyện thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long (như Chợ Mới-An Giang, Bình
Minh-Vĩnh Long và Cai Lậy-Tiền Giang) cho thấy số lượng sử dụng Chlorpyrifos
ethyl không nhiều, chỉ khoảng 10% trên tổng diện tích khảo sát điều tra. Tuy nhiên,
liều lượng thuốc mà nông dân sử dụng thường gấp nhiều lần so với khuyến cáo.
Trong đó, với thuốc God 550EC, nông dân sử dụng liều lượng cao gấp 15 lần so với
khuyến cáo và gấp 6 lần đối với thuốc Vitashield 18EC. Tại Cai Lậy-Tiền Giang,

liều lượng sử dụng Pertrang 650EC và Dragon 650EC cao gấp 3 và 4 lần so với
khuyến cáo.
Trên mô hình chuyên lúa, kết quả điều tra thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại
ĐBSCL cho thấy nhóm thuốc trừ bệnh conazole là loại thuốc được sử dụng nhiều
nhất chiếm 11,8%. Theo sau là thuốc trừ sâu nhóm cúc tổng hợp Pyrethroids, nhóm
Biopesticides, Carbamates và nhóm kháng sinh tổng hợp, chiếm tỉ lệ lần lượt là 9,8,
8,8, 6,9 và 5,9%. Các loại thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ cũng được sử dụng khá phổ
biến chiếm 5,9%, trong đó thuốc sử dụng thường xuyên là Profenofos và
Chlorpyrifos ethyl ( Phạm Văn Toàn, 2013). Tại Cần Thơ Chlorpyrifos ethyl là một
trong 3 loại thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều trong năm 2009-2010. Vụ Đông Xuân
(2009-2010) và vụ Hè Thu (2010) thuốc có chứa hoạt chất Chlorpyrifos ethyl chiếm
9,19 % và 10,6% trong tổng các loại thuốc BVTV được sử dụng trên toàn tỉnh (Chi
Cục BVTV Cần Thơ, 2010). Trái ngược với các tỉnh ĐBSCL, điều tra tình hình sử
dụng thuốc BVTV (giai đoạn 2010-2011) trên 120 hộ tại huyện Yên Châu-Sơn La
cho thấy Chlorpyrifos ethyl không được sử dụng phổ biến. Diện tích sử dụng

9


Chlorpyrifos ethyl dưới 1% vào các vụ xuân 2010, vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011.
Riêng với vụ mùa 2011 Chlorpyrifos ethyl được sử dụng khá nhiều, có đến 18,54 %
diện tích điều tra có sử dụng thuốc. Người dân cũng luôn có thói quen là sử dụng
thuốc quá liều. Tiêu biểu như Vitashield 40EC được sử dụng cao hơn gấp 2-3 lần,
Victory 585EC cũng vượt gấp 5 lần và Dragon 585EC cũng vượt từ 6-8 lần so với
khuyến cáo (Nguyễn Văn Viên, 2012).
Như vậy, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có một thống kê hoàn chỉnh về tình hình
sử dụng Chlorpyrifos ethyl. Ở các địa điểm khác nhau, Chlorpyrifos ethyl được sử
dụng ít hay nhiều tùy theo tình hình sâu bệnh cũng như sự lựa chọn của nông dân về
loại thuốc cần phòng trị. Hầu hết nông dân đều sử dụng thuốc quá liều lượng
khuyến cáo. Qua điều tra của Phùng Trí Dũng (2013) cũng cho biết nông dân là đối

tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm Chlorpyrifos ethyl
trong quá trình sử dụng và phun thuốc trực tiếp bằng bình phun tay. Nguy cơ phơi
nhiễm tăng lên do dụng cụ bảo hộ lao động nghèo nàn, còn thiếu ý thức trong việc
sử dụng, bảo quản và tiêu hủy hóa chất một cách an toàn. Thực tế, theo kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy phơi nhiễm sau rải ảnh hưởng 33% sức khỏe đối với nông
dân tham gia trực tiếp phun rải Chlorpyrifos ethyl.
2.2.3 Tính chất của Chlorpyrifos ethyl
Một số đặc tính vật lí và hóa học của Chlorpyrifos ethyl:
Chlorpyrifos ethyl là hoạt chất diệt côn trùng gốc lân hữu cơ, còn có tên gọi
khác như Lorsban, Dursban, Sanpyriphos,…Tên thường gọi theo IUPAC là: O,Odietyl-3,5,6-trichloro-2 pyridyl photphorothioat. Chlorpyrifos ethyl có trọng lượng
phân tử 350,62, công thức phân tử là C9H11Cl3NO3PS.

Hình 2.3. Công thức cấu tạo của Chlorpyrifos ethyl

10


Chlorpyrifos ethyl có dạng tinh thể màu trắng, có mùi hydrosulfua nhẹ, tương
tự như mùi của các hợp chất sulfua có trong trứng thối, hành, tỏi và chồn hôi.
Chlorpyrifos ethyl có nhiệt độ nóng chảy 42-45 oC, áp suất hơi 1,87x10-5 mmHg ở
25oC. Do khả năng bốc hơi khá cao nên Chlorpyrifos ethyl được cho là có khả năng
gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, Chlorpyrifos ethyl cũng dễ bị rửa trôi đến các khu
vực lân cận. Cũng như các thuốc gốc lân hữu cơ khác, Chlorpyrifos ethyl tan rất ít
trong nước (1,4mg/L ở 25oC). Theo CDPR, thuốc trừ sâu có độ tan 3mg/L có tiềm
năng thẩm thấu vào mạch nước ngầm, như vậy Chlorpyrifos ethyl có tiềm năng gây
ô nhiễm nước ngầm thấp. Tuy nhiên, ô nhiễm nước ngầm vẫn có khả năng xảy ra do
sự khác nhau của điều kiện môi trường và đặc tính của đất (Tuli, 2013).
Chlorpyrifos ethyl tan tốt trong các loại dung môi hữu cơ, độ tan trong benzen là
7900 g/kg, acetone 6500 g/kg, chloroform 6300 g/kg, cacbondisunfua 5900 g/kg,
dietyl ete 5100 g/kg và methanol 450 g/kg. Độ thủy phân của Chlorpyrifos ethyl

tăng khi độ pH tăng, ngoài ra sự có mặt của ion Cu 2+ cũng giúp gia tăng độ thủy
phân của thuốc (Lê Trường và ctv, 2005).
Đối tượng sử dụng
Chlorpyrifos ethyl thuộc nhóm độc II có tác động nhanh, tính tiếp xúc, vị
độc, xông hơi rất mạnh, không có tính nội hấp và gây độc thần kinh ở mức độ cao
do tác dụng kìm hãm sự tổng hợp enzyme Acetylcholinesterase (AchE). Thuốc có
phổ tác dụng rộng, có thể diệt được nhiều loại côn trùng miệng nhai và miệng chích
hút hại lá, thân, hoa quả cho hơn 100 loại cây trồng bao gồm cây có múi, cây cho
hạt, rau màu, khoai tây, củ cải đường, cây kiểng, đất vườn trồng cỏ hoặc lâm
nghiệp. Chlorpyrifos ethyl còn được sử dụng dạng hỗn hợp với Cypermethrin,
Dimethoat,… Ngoài ra, nó cũng được dùng cho khử trùng gia dụng (gián hại nông
sản, ruồi nhà, mối, muỗi,…) và trên các loài vật nuôi.

11


Hình 2.4. Một số chế phẩm có chứa Chlorpyrifos ethyl được sử dụng phổ biến tại
Việt Nam
Tác hại của Chlorpyrifos ethyl
Việc sử dụng Chlorpyrifos ethyl phổ biến đã gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm
tầng nước mặt, sông suối và ao, hồ. Dư lượng thuốc đã được phát hiện trong bụi nhà
tại Tiểu Bang Washington ở những nồng độ khác nhau, từ 100 đến 400 mg/kg
(Fenske et al., 2002). Tần số phát hiện chất chuyển hóa của Chlorpyrifos ethyl –
TCP trong mẫu nước tiểu được thu thập từ người dân sống ở Mỹ đã tăng từ 82% (n
= 1.000) vào năm 1995 lên 96% (n = 2.000) trong năm 2005 (Hill et al., 1995; Barr
et al., 2005). Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính bao gồm nhức đầu, nhức mỏi cơ,
một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, thuốc cũng gây ảnh hưởng đến
hệ thống sinh sản ở nam giới (Cox, 1995). Đối với thai nhi có các dấu hiệu nhiễm
độc như giảm sự hóa xương, chậm phát triển và giảm trọng lượng bào thai. Tuy
nhiên, những dấu hiệu này chỉ xảy ra khi thuốc đủ liều hoặc trên ngưỡng để gây

những dấu hiệu nhiễm độc rõ ràng ở người mẹ (Tuli, 2013).
Trong cơ thể động vật có vú, Chlorpyrifos ethyl nhanh chóng chuyển hóa
thành 3,5,6 – trichlor- 2- pyridinol rồi thải ra ngoài qua nước tiểu (Cox, 1995 dẫn
bởi Ranjan và Malik, 2008). Độ độc cấp tính ở mức nhẹ đến trung bình với giá trị
LD50 qua miệng từ 60-2000 mg/kg (Barron và Woodburn, 1995). LD 50 qua miệng
đối với chuột từ 135-163 mg/kg và thỏ từ 1.000-2.000 mg/kg. Chlorpyrifos ethyl
tương đối độc với chim, LD50 qua miệng đối với vịt trời là 490 mg/kg.
Chlorpyrifos ethyl có độ độc cao đối với động vật chân đốt (ong mật, bọ rùa,
bọ cánh cứng,…) và còn làm thay đổi thành phần của hệ vi khuẩn sinh vật phù du ở
nồng độ rất thấp 100 ng/L trong nước biển (Tagatz et al., 1982). Trong cây, thuốc
không có tác dụng nội hấp và cũng không xâm nhập qua mô rể. Dư lượng tìm thấy
trong mô cây là chất chuyển hóa 3,5,6 – triclo – pyridin – 2 ol. Một số nghiên cứu

12


×