Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

dịch unit 13 lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.5 KB, 1 trang )

Dịch:
Thế vận hội Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức ở Việt Nam từ ngày 5 đến
ngày 13 tháng 12, năm 2003. Mặc dù đó là lần tiên Việt Nam đăng cai sự kiện
thể thao lớn như thế, Thế vận hội Đông Nam Á là một thành công lớn. Thế vận
hội Đông Nam Á thực sự trở thành ngày hội đã gây ấn tượng với những người
say mê thể thao với tinh thần: đoàn kết, hợp tác vì hòa bình và phát triển.
Các vận động viên từ 11 nước tham dự tranh tài ở 32 môn thể thao, và 444 huy
chương vàng đã được trao. Một số đội như bóng bàn, cầu lông, karate, bóng
chuyền, bóng rổ và đô vật tập hợp những đấu thủ hàng đầu trong vùng. Nhiều kỉ
lục Thế vận hội Đông Nam Á đạt gần trình độ quốc tế. Việt Nam đoạt 158 huy
chương vàng đứng đầu vị trí huy chương Thế vận hội Đông Nam Á. Thái Lan
xếp hạng nhì với 90 huy chương vàng, và In-dô-nê-xia xếp thứ ba với chỉ 55
huy chương vàng. Sin-ga-po và Việt Nam là hai quốc gia có người tham dự
được tặng danh hiệu Vận động viên xuất sắc nhất ở môn Bơi lội và Bắn súng.
Đội bóng đá nữ Việt Nam bảo vệ thành công danh hiệu vô địch Thế vận hội
Đông Nam Á. Đội bóng đá nam đoạt huy chương bạc. Ở các bộ môn khác như
karatedo, điền kinh, thể dục thể hình và wushu, các vận động viên trẻ và đầy
sinh lực Việt Nam biểu diễn xuất sắc và đoạt nhiều huy chương Vàng.
Điểm chung cuộc hạng nhất của Việt Nam không có gì ngạc nhiên. Trước tiên,
để chuẩn bị cho Thế vận hội Đông Nam Á, Việt Nam đã thực hiện chương trình
mở rộng cho các vận động viên, bao gồm đào tạo ở mọi phương tiện, trong
nước lẫn ngoại quốc. Thứ hai, với sự ủng hộ mạnh mẽ của đồng bào, các vận
động viên Việt Nam thi đấu với tinh thần cao. Sự thành công của quốc gia
chứng tỏ Việt Nam có thể tổ chức các sự kiện thể thao trên bình diện quốc tế.
Một dự án được đề nghị cho Việt Nam đăng cai Á Vận Hội vào một thời điểm
nào đó trong tương lai.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×