Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn nghệ thuật tự sự của nguyễn bắc sơn trong bộ tiểu thuyết vỡ vụn (tập i), cuộc vuông tròn (tập II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THÚY

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA NGUYỄN BẮC SƠN
TRONG BỘ TIỂU THUYẾT VỠ VỤN (TẬP I),
CUỘC VUÔNG TRÒN (TẬP II)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THÚY

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA NGUYỄN BẮC SƠN
TRONG BỘ TIỂU THUYẾT VỠ VỤN (TẬP I),
CUỘC VUÔNG TRÒN (TẬP II)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 8 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, tổ Lý
luận văn học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng
dạy, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện,
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời
gian qua.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tạo điều kiện động viên
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Vĩnh Phúc, tháng 8 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là kết quả quá
trình nghiên cứu của bản thân, không trùng khít với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào được công bố trước đó.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn có tham khảo và sử dụng các tư
liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhưng tất cả chỉ để gợi
mở cho tôi các ý tưởng nghiên cứu. Khi sử dụng các trích đoạn, chúng tôi có
chú thích một cách cụ thể, rõ ràng.
Vĩnh Phúc, tháng 8 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Thúy



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
6. Dự kiến đóng góp mới ............................................................................. 12
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 12
NỘI DUNG ..................................................................................................... 13
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH
TRÌNH TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BẮC SƠN .................................... 13
1.1. Khái quát về nghệ thuật tự sự ............................................................... 13
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm nghệ thuật tự sự ............................................................. 16
1.2. Hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn ........................................ 19
1.2.1. Bộ thứ nhất: Luật đời và cha con, Lửa đắng .................................. 19
1.2.2. Bộ thứ hai: Gã Tép Riu ................................................................... 20
1.2.3. Bộ thứ ba: Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II) ....................... 20
Chương 2. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG BỘ TIỂU THUYẾT VỠ VỤN (TẬP I), CUỘC VUÔNG TRÒN
(TẬP II) ........................................................................................................... 22
2.1. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 22



2.1.1. Điểm nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài ................................. 24
2.1.2. Điểm nhìn bên trong ....................................................................... 38
2.1.3. Sự dịch chuyển điểm nhìn ............................................................... 45
2.2. Thế giới nhân vật .................................................................................. 49
2.2.1. Nhân vật trí thức đích thực ............................................................. 51
2.2.2. Nhân vật trí thức sách vở ................................................................ 64
2.2.3. Nhân vật trí thức tha hóa ................................................................ 71
2.2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................ 75
Chương 3. CỐT TRUYỆN, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG BỘ
TIỂU THUYẾT VỠ VỤN (TẬP I), CUỘC VUÔNG TRÒN (TẬP II) ........... 86
3.1. Cốt truyện .............................................................................................. 86
3.1.1. Cốt truyện sự kiện (Cốt truyện liền mạch, tuyến tính).................... 86
3.1.2. Cốt truyện đảo lộn trật tự thời gian ................................................ 89
3.1.3. Cốt truyện về sự giải đố .................................................................. 91
3.2. Ngôn ngữ............................................................................................... 93
3.2.1. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện ............................................................. 93
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật .......................................................................... 96
3.3. Giọng điệu ........................................................................................... 101
3.3.1. Giọng điệu chiêm nghiệm triết lý.................................................. 102
3.3.2. Giọng điệu trữ tình sâu lắng ......................................................... 105
3.3.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ................................................... 108
KẾT LUẬN ................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 115


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Roland Barthes từng nói “Đã có bản thân lịch sử loài ngƣời thì đã
có tự sự” [41, tr.12]. Tự sự ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của xã

hội loài người, nhưng bộ môn nghiên cứu đặc thù của lý luận văn học: tự sự học
thì phải đến những năm 60 của thế kỉ XX mới được nghiên cứu, định hình ở
Pháp và trở thành một lĩnh vực học thuật được phổ biến quan tâm trên thế giới.
Từ khi được giới thiệu vào Việt Nam lý thuyết Tự sự học đã được vận dụng rất
thường xuyên trong lý luận nghiên cứu, phê bình văn học. Lý thuyết này hấp
dẫn các nhà nghiên cứu không chỉ vì nó mới so với các lý thuyết khác đã được
ứng dụng ở nước ta trước đó mà quan trọng hơn đó là tính hiệu quả của nó
trong việc khám phá ý nghĩa của tác phẩm trên cơ sở cấu trúc của văn bản.
1.2. Tiểu thuyết được xem là một thể loại giữ vị trí then chốt, đóng vai
trò là “cỗ máy cái” trong đời sống văn học. Khả năng bao quát hiện thực cả
chiều rộng cũng như chiều sâu khiến tiểu thuyết trở thành thể loại văn học gần
gũi nhất với đời sống con người, là mảnh đất hấp dẫn mời gọi người nghiên
cứu. Nghiên cứu tự sự trong tiểu thuyết không phải là điều mới mẻ, song bằng
việc khảo sát một tác giả cụ thể sẽ góp phần nhận diện tự sự của tiểu thuyết
hôm nay vẫn là một việc hữu ích.
1.3. Nguyễn Bắc Sơn tên thật là Nguyễn Công Bác, quê ở Hữu Bằng,
Thạch Thất, Hà Nội. Ông vốn làm nghề dạy học, sau đó tham gia quân đội rồi
lại quay trở về với nghề giáo rồi làm công tác quản lý giáo dục, công tác quản
lý báo chí xuất bản. Ông bén duyên với văn chương khi đã chín về tuổi đời
nhưng vẫn trẻ về tuổi nghề. Gia nhập làng văn bằng một vài truyện ngắn,
những bài bút kí, tiểu luận và những bài báo, nhưng có lẽ chỉ khi đến với thể
loại tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn mới bung ra nguồn năng lượng sáng tạo dồi
dào được chắt lọc từ vốn sống, từ sự trăn trở với cuộc đời. Với thể loại tiểu


2
thuyết Nguyễn Bắc Sơn đã định hình cho mình một lối đi riêng, một phong
cách riêng độc đáo và vô cùng hấp dẫn.
Được đánh giá là một trong những nhà văn viết tiểu thuyết sung sức
hiện nay, Nguyễn Bắc Sơn luôn làm người đọc tò mò và hứng khởi trước lối

viết chuyên nghiệp, vốn sống dạn dày và ngòi bút dấn thân vào những vấn đề
nóng bỏng của đời sống hiện đại. Mặc dù số lượng tác phẩm chưa nhiều
nhưng với những sáng tác đầy tâm huyết, “nhà văn trẻ tóc bạc Nguyễn Bắc
Sơn” đã liên tục giành được những giải thưởng văn học nghệ thuật. Bộ thứ
nhất gồm hai phần, phần một: Luật đời và Cha con (Giải thưởng Liên hiệp
Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam) được chuyển thể và được người xem bình
chọn là phim Truyền hình nhiều tập hay nhất năm 2010. Phần hai: Lửa đắng
(Giải ba cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam). Bộ thứ hai: Gã Tép Riu
(Giải ba cuộc thi tiểu thuyết lần thứ tư của Hội Nhà văn Việt Nam). Đặc biệt
bộ tiểu thuyết thứ ba - bộ tiểu thuyết mới nhất - gồm hai tập : tập I Vỡ vụn
(xuất bản tháng 12 năm 2015), tập II Cuộc vuông tròn (xuất bản tháng 01 năm
2017) đã một lần nữa khẳng định tài năng, phong cách, chủ kiến của Nguyễn
Bắc Sơn không nhòe lẫn với bất kì ai.
Xuất phát từ những gợi ý trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Bắc Sơn trong bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập
I), Cuộc vuông tròn (tập II) với mong muốn tìm ra những nét mới về nghệ
thuật tự sự trong bộ tiểu thuyết mới nhất của ông, từ đó góp phần khẳng định
những đóng góp của tác giả trên hành trình nỗ lực, làm mới tiểu thuyết Việt
Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Được đánh giá là nhà tiểu thuyết luận đề đang đà sung sức Nguyễn Bắc
Sơn cho ra đời bộ tiểu thuyết Vỡ vụn – tập I vào tháng 12 năm 2015 (Nhà xuất
bản Hội Nhà văn, 402 trang) và Cuộc vuông tròn – tập II vào tháng 01 năm


3
2017 (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 359 trang). Cũng như những bộ tiểu thuyết
trước đó, hai cuốn tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Bắc Sơn được sự đón
nhận tích cực từ phía độc giả. Đã có những bài nghiên cứu, nhận xét đánh giá,
những bài phỏng vấn trực tiếp nhà văn Nguyễn Bắc Sơn với mong muốn có

thể hiểu thấu đáo hơn về tác phẩm.
Những bài nghiên cứu đánh giá về bộ tiểu thuyết này đều đề cập và
phân tích nhiều góc cạnh khác nhau của tác phẩm nhưng với đề tài “Nghệ
thuật tự sự của Nguyễn Bắc Sơn trong bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc
vuông tròn (tập II)” chúng tôi xin chỉ lược trích lịch sử nghiên cứu của vấn đề
trên cơ sở chú trọng những bài viết và những ý kiến liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
2.1. Những bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Bắc Sơn về bộ tiểu thuyết Vỡ
vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II)
Trong bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Việt Văn (09/01/2016) Báo
Lao động, với bài “Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn: “Vỡ vụn” vì mâu thuẫn chính
kiến”. Nguyễn Bắc Sơn chia sẻ nguồn cảm hứng khi viết Vỡ vụn: “Tan vỡ
hôn nhân trong đời thƣờng là khá phổ biến. Khi thời mặn nồng đã qua, mọi
chân tơ kẽ tóc đã biết hết, nếu không thay đổi thì dễ chán, rất dễ “ông ăn chả
bà ăn nem”, anh đi đằng anh, tôi đi đằng tôi….Nhƣng có trƣờng hợp hôn
nhân tan vỡ vì mâu thuẫn chính kiến mà trong văn học còn ít ngƣời đề cập
đến. Có thể là mâu thuẫn về thần tƣợng, về tín ngƣỡng… và nhiều vấn đề
khác” [48]. Nhà văn cũng gợi ý cho bạn đọc về thủ pháp nghệ thuật được sử
dụng trong tác phẩm: bên cạnh tái hiện có đồng hiện, có thay đổi điểm nhìn
để soi chiếu cuộc sống nhiều hơn. Đồng thời quan tâm nhiều hơn đến ngôn
ngữ trong tác phẩm bởi nhân vật thuộc tầng lớp trí thức.
Khi trả lời phỏng vấn của Cao Minh (08/04/2016) Báo Công an nhân
dân, nhà văn có dịp trò chuyện sâu hơn về nội dung của tiểu thuyết Vỡ vụn


4
(tập I): “Vẫn lấy cái gốc là gia đình với những mối quan hệ dằng dịt của nó
nhƣng vẫn ánh xạ những bức xúc của dòng chủ lƣu xã hội hôm nay: Thu, vợ,
PGS. TS dạy sinh viên toàn những điều cao xa, đúng thì rất đúng nhƣng
không thiết thực. Còn Chính, chồng Thu thì hiểu biết sâu sắc cuộc sống, dạy

ngữ văn nhƣng mê say nghiên cứu chính sự/chính trị nên tƣ vấn cho ngƣời
học viên (đã làm luận án Tiến sĩ do vợ mình hƣớng dẫn nay làm đến Chủ tịch
tỉnh) toàn những điều thiết thực, bổ ích, lý thú. Còn trong gia đình thì vợ tuy
chế độ, lƣơng bổng hơn hẳn chồng nhƣng vốn sống lại toàn những điều viển
vông nên chẳng đƣợc tích sự gì. Trong một cuộc tranh luận, chị tự ái vì cho
rằng chồng đã gàn quải mình trong lần hƣớng dẫn học viên làm khóa luận tốt
nghiệp, từ đó tuyệt giao. Vì tƣ duy của chồng là thực tiễn, vợ là duy ý chí, vợ
ngƣỡng mộ thần tƣợng này, chồng ngƣỡng mộ thần tƣợng khác nhƣ hai tín đồ
của hai tôn giáo khác nhau nên tự nhiên hình thành một “khu phi quân sự”
giữa hai phòng riêng” [27]. Song song với câu chuyện hôn nhân và gia đình
là câu chuyện xã hội với muôn mặt phức tạp của đời sống: Vấn đề chạy chức
chạy quyền, lợi ích nhóm, mở trường đại học hay mở lớp dạy nghề… hay cả
chuyện thiếu nước ngọt, nước mặn xâm nhập, nước biển dâng… đều được
nhà văn đề cập đến trong tác phẩm.
Trong bài “Nhà văn Bắc Sơn: “Cảm hứng phụ thuộc vào thái độ sống
của nhà văn với thời cuộc”” của tác giả Việt Văn (Báo Lao động ngày
22/02/2017), nhà văn khẳng định chính tình yêu cuộc sống hiện tại đã định
hướng ngòi bút của ông đến với con đường tiểu thuyết chính luận. Ông đã lựa
chọn vấn đề bao trùm cả cuộc sống đương đại là thể chế, vấn đề xây dựng thể
chế, hoàn thiện thể chế… để đưa vào tiểu thuyết của mình. Dưới ngòi bút sắc
sảo và sự phân tích tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ của mọi vấn đề xã hội, tác
phẩm của ông không chỉ mang giá trị văn học mà còn có chức năng dự báo
cho cả một thời đại.


5
Tính dự báo trong bộ tiểu thuyết này một lần nữa được chính Nguyễn
Bắc Sơn khẳng định trong bài trả lời phỏng vấn báo Công an nhân dân và báo
Ngƣời Hà Nội.
Những bài trả lời phỏng vấn trên của Nguyễn Bắc Sơn giúp cho bạn

đọc có sự hiểu biết cơ bản về nguồn cảm hứng, quan niệm sáng tác, nội dung,
nghệ thuật… của bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I) và Cuộc vuông tròn (tập II).
Tuy nhiên sự hiểu biết mà nhà văn cung cấp cho bạn đọc chỉ là bề nổi của
tảng băng chìm bởi lẽ nhà văn muốn bạn đọc bằng tri thức, vốn sống, vốn
hiểu biết tự trải nghiệm, tự cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm và đồng
sáng tạo với nhà văn.
2.2. Những bài giới thiệu phê bình về bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc
vuông tròn (tập II)
Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II) là hai cuốn tiểu thuyết mới
trình làng của Nguyễn Bắc Sơn vì vậy vẫn chưa có những bài nghiên cứu
chuyên sâu hay những cuộc hội thảo bàn về tác phẩm. Bằng thực tế khảo sát
chúng tôi thấy các bài bài viết của PGS. TS Đoàn Trọng Huy, Bùi Việt
Thắng, Đặng Kiều Sinh, nhà văn Ma Văn Kháng và Nguyễn Tiến Hóa là đáng
chú ý hơn cả.
Trong bài nghiên cứu ““Vỡ vụn” – Tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn
Bắc Sơn”, PGS. TS Đoàn Trọng Huy đã khẳng định là người viết sách thời
thượng, Nguyễn Bắc Sơn đã đưa vào tác phẩm của mình những vấn đề thế sự,
thời sự, những vấn đề nhân sinh và cả chính giới đang hiện hành và đáng
được quan tâm. Tác giả đã đánh giá rất cao tác phẩm và đi vào phân tích
những yếu tố làm nên sự thành công ấy. Theo tác giả tiểu thuyết thành công
đặc sắc chủ yếu là nhờ xây dựng nhân vật bởi “Xây dựng nhân vật thƣờng là
công việc trọng tâm, khó khăn bậc nhất. Hệ thống nhân vật, các mối liên
quan, đặc biệt là tính cách. Nhân vật mang hồn cốt tác phẩm cũng là tiếng


6
lòng tác giả muốn gửi gắm” [4]. Bên cạnh yếu tố nhân vật tác giả còn đánh
giá cuốn tiểu thuyết Vỡ vụn ở các khía cạnh : “Kết cấu truyện đƣợc tổ chức
tinh khéo trong một quy mô đa tầng, đa tuyến, thể hiện tính hiện đại của tiểu
thuyết (…) điểm nhìn trần thuật luôn thay đổi, biến báo. Ngƣời kể chuyện ở

nhiều ngôi, chẳng khác nào các vai diễn trên sân khấu và các màn trình bày
diễn ngôn tự sự” [17], và không thể bỏ qua một đặc điểm quan trọng là tính
chất mở của tác phẩm. Theo tác giả Đoàn Trọng Huy tất cả những yếu tố đó
đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn đầy ám ảnh có bản lĩnh vững vàng của một
tiểu thuyết đồ sộ với 41 chương và khoảng hơn 400 trang.
Trong bài nghiên cứu thứ hai của mình trên Tạp chí Diễn đàn Văn
nghệ Việt Nam “Nguyễn Bắc Sơn tính Cuộc vuông tròn riêng chung” PGS.
TS Đoàn Trọng Huy tiếp tục đi sâu khám phá sự thành công của bộ tiểu
thuyết trên các góc độ hệ thống nhân vật, tính đa thanh của tiểu thuyết, nhiều
điểm nhìn trần thuật, kết cấu đa tầng đa tuyến, kết hợp kể và tả, phân tích tâm
lí, nhiều bình luận trữ tình ngoại đề. Ngôn ngữ giản dị trong sáng sinh động
nhiều sắc thái.
Nếu như PGS. TS Đoàn Trọng Huy đi sâu phân tích yếu tố nghệ thuật
thì tác giả Đặng Văn Sinh lại quan tâm đến cấu trúc mảng khối, hiệu ứng
tương phản và vấn đề tác giả đặt ra, giải quyết nó trong các mối tương quan
xã hội như một triết lý sống của cuốn tiểu thuyết Vỡ vụn. Theo tác giả: “Cấu
trúc mảng trong “Vỡ vụn” đƣợc hiển thị khá rõ qua ba lĩnh vực đặc trƣng:
tình yêu, gia đình và chính trị, trong đó mảng gia đình truyền thống, vốn là đề
tài muôn thuở từng tốn không ít giấy mực của nhiều thế hệ cầm bút, lại đƣợc
tác giả sử dụng phƣơng pháp “kí họa” phác thảo đôi ba nét chấm phá. Trong
khi ấy đề tài chính trị tuy chỉ đƣợc nhấn nhá bằng những diễn ngôn khá
chừng mực nhƣng lại có sức cuốn hút lớp bạn đọc mẫn cảm bằng bút pháp lí
tƣởng hóa” [33]. Bài viết đánh giá cao xu hướng đổi mới rõ rệt ở hình thức


7
của tác phẩm: “Vỡ vụn dƣờng nhƣ đã tiệm cận về mặt hình thức với phƣơng
pháp sáng tác Hậu hiện đại. Bằng chứng là, khi cầm cuốn sách trong tay
chúng ta có đủ sự rung cảm đọc liền một mạch từ trang đầu đến trang cuối
mà không rơi vào tình trạng liếc mắt một cái đọc thoáng mƣơi dòng” [33].

Và đi vào phân tích bản chất của Vỡ vụn: đi từ cái đơn nhất đến cái phổ quát
bắt đầu từ tình yêu, quan hệ vợ chồng rồi cuối cùng xã hội. Yếu tố nghệ thuật
cũng được tác giả đề cập và đánh giá cao trong bài viết đó là: Nguyễn Bắc
Sơn sử dụng lối văn kể giàu sắc thái biểu cảm, ngòi bút linh hoạt khi thường
xuyên hoán vị các ngôi đại từ nhân xưng cũng như đặc trưng ngôn ngữ của
từng nhân vật, thủ pháp đồng hiện và nén thời gian, không gian, xóa nhòa
ranh giới quá khứ, hiện tại, giống như kĩ xảo chồng mờ trong điện ảnh để làm
gia tăng hiệu quả thẩm mĩ.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài “Liệu có hàn gắn được những mảnh
vỡ?” đã chỉ rõ thành công cũng như hạn chế của Vỡ vụn. Tác giả đã phân tích
nét đặc sắc của tiểu thuyết đến từ nhan đề “Vỡ vụn, ngay nhan đề tác phẩm
đã có hấp lực, nó nghiên cứu bằng ngôn ngữ tiểu thuyết cái “mê lộ” của đời
sống đƣơng đại, nó giúp độc giả tri nhận phong cách Nguyễn Bắc Sơn
nghiêng về tâm lý – triết luận”[45] và vấn đề Vỡ vụn hướng tới: “đột kích sâu
vào cái “tế bào xã hội” - gia đình - tiếp tục cảm hứng đã ngời lên trong Gã
Tép Riu, nhƣng nó dung chứa đủ đầy các mâu thuẫn, vấn đề đời sống xã hội”
[45]. Đồng thời Bùi Việt Thắng cũng chỉ ra những mặt mạnh: tính vấn đề,
tính triết luận, tính đối thoại rất rõ, cốt truyện điển hình hấp dẫn, từ vựng khá
phong phú về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… và mạnh dạn chỉ ra một
số mặt hạn chế: kết cấu tuyến tính kết hợp với chương hồi và mỗi chương đều
có “lời rao” làm Vỡ vụn có dáng vẻ “đồ cổ”, hay “bí từ” trong những trường
đoạn miêu tả chuyện ái tình, ham viết đối thoại nhưng đôi khi lại rơi vào vụng
về, thô rám, hay chú ý kể hơn tả khiến độc giả vì bị hối thúc theo những sự
kiện biến cố mà thiếu đi những khoảng lặng cần thiết…


8
Nhà văn Ma Văn Kháng trong bài “Cuộc vuông tròn tính làm sao đây”
– lời giới thiệu cho tập Cuộc vuông tròn đã đánh giá rất cao vấn đề được đặt
ra trong cuốn tiểu thuyết: “Điều dễ nhận ra nhất, sau khi gấp lại cuốn tiểu

thuyết mới này của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn là, muốn hay không, ngƣời đọc
cũng bị đẩy đến tình thế phải đối diện trực tiếp với cuộc sống ngày hôm nay.
Cuộc sống ngày hôm nay với bao trăn trở, bức bối. Cuộc sống ngày hôm nay,
một phức điệu. Cuộc sống ngày hôm nay đang nhất quyết bác bỏ lối suy nghĩ
giản đơn, một chiều vốn là cách tƣ duy nằm trong dòng ý thức hệ truyền
thống. Thay vào đó là lối đánh giá nhiều chiều thậm chí trái chiều, theo nhiều
thang giá trị khác nhau.” [21]. Tác giả ngợi ca “Cái lối kể chuyện tỉ mẩn, kì
khu đến độ quái kiệt vào từng ngóc ngách bí ẩn của cuộc sống và sức liên
tƣởng dồi dào trên cơ sở một hiểu biết sâu rộng và đến nơi đến chốn của nhà
văn”, “sự vận dụng ngôn ngữ linh hoạt và chuyên nghiệp”, “khéo léo kết hợp
với lối nói khẩu ngữ dân gian hóm hỉnh, nghịch ngợm đời thƣờng” [21] của
Nguyễn Bắc Sơn.
Trong bài Cuộc vuông tròn – bài toán nhân sinh trên tạp chí Văn nghệ
quân đội tháng 6 năm 2017, ngay mở đầu bài viết Nguyễn Tiến Hóa đã ca
ngợi sức sáng tạo dồi dào của Nguyễn Bắc Sơn ““Mắn” quá - sòn sòn hơn
một năm cho ra đời một đứa con tinh thần, chứng tỏ độ sung mãn về bút lực
của một nhà tiểu thuyết với giọng điệu riêng khó lẫn với ai đƣợc” [16]. Là
độc giả trung thành của nhà văn trẻ tóc bạc, Nguyễn Tiến Hóa vô cùng khâm
phục: “Nghệ thuật dẫn dụ, cách thắt - mở nút bất ngờ cùng khối lƣợng thông
tin vừa “khủng” vừa đa chiều nhƣ một từ điển sống khiến ngƣời đọc rơi vào
mê trận, thôi thúc sự khám phá đến cùng. Cái đặc biệt của Nguyễn Bắc Sơn là
các tác phẩm đều đi vào những vấn đề đƣơng đại, nóng hổi mang tính thời
cuộc. Những vấn đề nổi cộm của cuộc sống mà soi vào, chúng ta ai cũng thấy
có một phần trong đó, với những va đập dữ dội của các số phận, các thành


9
phần xã hội, từ quan chức cao cấp nhất đến các vị trí đinh ốc nhỏ trong hệ
điều hành của bộ máy cơ chế, đƣợc tác giả mô tả với tiết tấu dồn nén, hối hả
hết công suất” [16]. Mặc dù “Đây là một tiểu thuyết luận đề về tình yêu và

gia đình, nhƣng tác giả không chỉ gửi đến ngƣời đọc những kiến giải về tình
yêu, hôn nhân, hạnh phúc mà cao hơn, nó là thông điệp tƣ tƣởng - nhân sinh
với các vấn đề về đất nƣớc, dân tộc và sự tồn vong của xã hội” [16]. Nguyễn
Bắc Sơn đã cấu trúc phẩm bằng hai tuyến nhân vật, có chính, có phụ, có lớp
lang dài ngắn hợp lý, các nhân vật xuất hiện và kết thúc logic, đúng thời điểm,
không khiên cưỡng gò ép. Hơn nữa “Trong suốt cả chiều dài của bộ tiểu
thuyết 750 trang, tác giả luôn tỉnh táo làm chủ tốc độ tƣ duy, nhƣ một tay lái
xe địa hình dày dạn, vững vàng trong mọi tình huống, không bị rơi vào ngẫu
hứng, sa đà làm mạch truyện bị nghẽn, chệnh hƣớng nhƣ một số cây bút
thƣờng vấp phải. Một điều cần nói: tác giả đã thành công trong nghệ thuật
viết ngắn mà không thiếu, viết dài mà không thừa” [16].
Bên cạnh các bài nghiên cứu trên còn một số bài viết nhỏ đề cập đến
một số khía cạnh của bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II)
cụ thể như sau:
Bài “Tiểu thuyết mới của Nguyễn Bắc Sơn: tiếp tục ngòi bút dấn thân”,
Báo Hà Nội mới ngày 08/01/2017, nhà báo Hà Dương đã khẳng định “ Vỡ
vụn đầy ắp những thông tin đời sống, tri thức nhiều lĩnh vực thể hiện qua
quan điểm, cách sống của các nhân vật, cũng là một phong cách viết, giọng
điệu khá quen thuộc của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Một dạng tiểu thuyết mà
nhà văn là ngƣời dấn thân, nhập cuộc. Không phải sự dấn thân thể hiện ở chỗ
tác giả là ngƣời từng kinh qua các vai trò nhƣ dạy học, quản lý giáo dục,
quản lý báo chí, xuất bản… mà còn ở thái độ sống trọn vẹn với những điều
tƣởng nhƣ nhỏ nhoi trong đời sống” [8]. Theo Hà Dương “ Vỡ vụn cũng có
lối viết linh hoạt hơn các tác phẩm trƣớc khi tạo ra các điểm nhìn khác nhau
từ mỗi nhân vật thay vì chỉ một giọng kể” [8].


10

Khi giới thiệu tác phẩm mới Vỡ vụn nhà báo Công Minh (Báo Dân trí

ngày 02 tháng 08 năm 2016) đánh giá: “Vỡ vụn mới về chủ đề kép: Hôn nhân
tan vỡ vì mâu thuẫn chính kiến và phụ nữ đơn thân. Giữa họ là một ngƣời học
trò cũ Chủ tịch, Bí thƣ tỉnh uỷ, đúng nhƣ nhận xét của nhà văn Ma Văn
Kháng: Nhân vật cán bộ công chức là đặc sản gần nhƣ của riêng Nguyễn Bắc
Sơn. Lối viết tƣởng cũ mà mới ở các điểm nhìn trần thuật khác nhau. Tác giả
giấu ngƣời đọc, mãi đến cuối truyện mới biết danh tính biết nhân vật. Và
cũng đúng nhƣ đánh giá của nhà thơ Trần Đăng Khoa: Nguyễn Bắc Sơn là
một trong những nhà văn sung sức nhất hiện nay” [29].
Trên báo Phụ nữ thủ đô ngày 25 tháng 04 năm 2017 nhà giáo Kiều
Sinh đã đặt ra câu hỏi: “Vì sao Vỡ vụn và Cuộc vuông tròn hấp dẫn ?” Theo
nhà giáo Kiều Sinh yếu tố đầu tiên làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm là đề tài
chính sự, thế sự . Đề tài ấy lại cuốn hút hơn nhờ gây dựng được một nhóm
nhân vật công chức cấp tỉnh đầy góc cạnh. Hai yếu tố cơ bản trên không chỉ
tạo nên thành công cho tác phẩm này mà cả cho tiểu thuyết trước đó của
Nguyễn Bắc Sơn.
Điểm lại những bài nghiên cứu, phê bình, bài báo viết về Nguyễn Bắc
Sơn chúng tôi nhận thấy: Hầu hết các bài viết đều khẳng định vị trí tài năng
của nhà văn và giá trị, sức hấp dẫn của bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc
vuông tròn (tập II). Tuy nhiên vì mới chỉ dừng lại ở mức độ bài nghiên cứu,
bài phỏng vấn hoặc bài báo nên các tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào
nghệ thuật tự sự của bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II)
với đầy đủ các khía cạnh của nó. Chúng tôi xin tiếp thu những ý kiến của
các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo về tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn.
Đó là những gợi mở quý báu để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu trong luận
văn của mình.


11
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ

đặc điểm nghệ thuật tự sự của Nguyễn Bắc Sơn trong bộ tiểu thuyết Vỡ vụn
(tập I), Cuộc vuông tròn (tập II) về các mặt nghệ thuật tổ chức cốt truyện,
nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng
điệu. Qua đó góp phần làm sáng rõ những đặc điểm cơ bản, những nét độc
đáo, đặc sắc của nghệ thuật tự sự trong bộ tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn
Bắc Sơn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những khái niệm cơ bản có liên quan đến nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết.
- Làm sáng tỏ về nghệ thuật tổ chức cốt truyện và nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II).
- Làm sáng tỏ về điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu trong bộ
tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự
sự trong bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II) qua nghệ thuật
tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật, điểm nhìn trần
thuật, ngôn ngữ, giọng điệu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát chủ yếu bộ tiểu thuyết
mới nhất của Nguyễn Bắc Sơn đó là Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II),
đồng thời so sánh với những những sáng tác trước đó của ông và một số tiểu
thuyết của một số tác giả khác cùng thời.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp
sau:


12

5.1. Vận dụng lý thuyết tự sự học, thi pháp học nghiên cứu về nghệ

thuật tự sự trong tác phẩm văn học.
5.2. Phương pháp thống kê – phân loại.
5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp.
5.4. Phương pháp so sánh – đối chiếu.
5.5. Phương pháp hệ thống – loại hình.
6. Dự kiến đóng góp mới
- Lần đầu tiên luận văn nghiên cứu nghệ thuật tự sự của Nguyễn Bắc
Sơn qua bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II) một cách
tương đối hệ thống và toàn diện.
- Từ đó, khẳng định những đặc điểm cơ bản, những nét độc đáo, đặc
sắc của nghệ thuật tự sự qua qua bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông
tròn (tập II) và những đóng góp của nhà văn đối với công cuộc đổi mới tư
duy, nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt Nam đương đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, phần Nội dung
được chia làm ba chương:
Chương 1: Khái quát về nghệ thuật tự sự và hành trình tiểu thuyết của
Nguyễn Bắc Sơn.
Chương 2: Điểm nhìn trần thuật và thế giới nhân vật trong bộ tiểu
thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II).
Chương 3: Cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu trong bộ tiểu thuyết Vỡ
vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II).


13

NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH TIỂU
THUYẾT CỦA NGUYỄN BẮC SƠN

1.1. Khái quát về nghệ thuật tự sự
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Tự sự học là một lĩnh vực tri thức rộng lớn, có lịch sử lâu đời. Chủ
nghĩa hình thức Nga với những tên tuổi V. Shklovsky (1893 - 1984), B.
Eikhenbaum (1886 - 1959), B. Tomashevsky (1890 - 1957)… họ là những
người đã đặt những viên gạch nền móng cho lý thuyết tự sự. Họ đề cập đến
nhiều phương diện cơ bản của cấu trúc tự sự ở các phương diện như: kết cấu
tác phẩm, cốt truyện, nhân vật hay nghệ thuật tổ chức thời gian…
Tuy nhiên để hình thành bộ môn tự học thì phải kể đến Chủ nghĩa cấu
trúc với những tên tuổi như R. Barthes, Tz. Todorov, A. J. Greimas. G.
Genette… Chủ nghĩa cấu trúc đi tìm mô hình cho hình thức tự sự với mục đích
là “nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự” [41, tr.14].
Tiếp theo phải kể đến các nhà tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa như M.
Bakhtin, Y. Lotman, B. Uspensky… Các tác giả này quan tâm đến các
phương thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ sở. Hình thức tự
sự chính là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm.
Nhìn lại quá trình hình thành Tự sự học cho đến nay có thể nhận thấy
những đổi thay hệ hình lý thuyết, các tầng bậc và phương pháp nghiên cứu tự
sự. Có thể chia sự phát triển của Tự sự học thành hai thời kì: thời kì kinh điển
và hậu kinh điển.
+ Tự sự học kinh điển: được hiểu là Tự sự học giai đoạn những năm 60
kéo dài đến khoảng những năm 80 của thế kỉ trước. Tuy thực sự đã trở thành


14
một trào lưu nghiên cứu có tính quốc tế, nhưng vai trò tiên phong vẫn thuộc
về các học giả Pháp bởi rất nhiều khái niệm nền tảng và một số mô hình lý
thuyết của tự sự học kinh điển bắt nguồn từ Cấu trúc luận Pháp. Theo Prince
có thể phân làm ba nhóm:
- Nhóm thứ nhất: các nhà tự sự học chịu ảnh hưởng trực tiếp của V.

Propp, họ tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, đối tượng của trần thuật,
trong đó chú ý xây dựng ngữ pháp của tự sự, chức năng của sự kiện, kết cấu,
logic phát triển của chúng.
- Nhóm thứ hai: tiêu biểu là G. Genette, tập trung nghiên cứu sự triển
khai của diễn ngôn trần thuật như lời kể, cách kể.
- Nhóm thứ ba: tiêu biểu là Prince, S. Chatman và Mieke Bal. Họ cho
rằng cấu trúc diễn ngôn và cấu trúc chuyện đều quan trọng như nhau và chủ
trương nghiên cứu kết hợp cả hai mặt.
Như vậy, Tự sự học kinh điển tập trung vào nghiên cứu cấu trúc của
truyện và diễn ngôn tự sự, mối quan hệ giữa các sự kiện tạo nên truyện (tập
trung vào sự kiện, nhân vật, cách kể, ngôi kể, giọng điệu, điểm nhìn, thời
gian, không gian, tình huống, mô hình tự sự…). Tự sự học kinh điển đã cung
cấp hệ thống khái niệm, phương pháp để không chỉ khai thác các giá trị của
tác phẩm cụ thể mà còn đi sâu nhận thức hình thái kết cấu, quy luật vận động,
sáng tác, phương thức biểu đạt và đặc trưng thẩm mĩ của thể loại tự sự. Thế
nhưng, Tự sự học kinh điển lại coi văn bản tác phẩm là một hệ thống tự thân
khép kín, không có liên hệ với bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
+ Tự sự học hậu kinh điển xuất hiện vào những năm 80, khi Tự sự học
kinh điển bị công kích từ phía chủ nghĩa giải cấu trúc và chủ nghĩa lịch sử, là
một hướng nghiên cứu mở, nó kết hợp với quan niệm phê bình phản ứng
người đọc và hướng nghiên cứu văn hóa đang thình hành, nghiên cứu tự sự
học trong quan hệ với người đọc, với ngữ cảnh và với các lĩnh vự tự sự ngoài
văn học. Tự sự học hậu kinh điển có hai hướng nghiên cứu chính:


15
- Hướng thứ nhất: nghiên cứu đặc trưng chung của tác phẩm tự sự, bất
kể sự khác nhau về phương tiện và thể loại (văn học, truyện tranh, điện ảnh,
truyền hình, báo chí…).
- Hướng thứ hai: từ phân tích cấu trúc tự sự trừu tượng chuyển sang

phân tích cấu trúc tự sự của tác phẩm cụ thể.
Tự sự học hậu kinh điển có thái độ mở và vận dụng nhiều phương pháp
để nghiên cứu văn học, trong khi phân tích văn bản tác phẩm đã chú ý đến
độc giả và tác động của hoàn cảnh lịch sử, tiếp thu một cách có ý thức phương
pháp, góc độ phê bình, phân tích của những trường phái lý luận phê bình, của
các nghệ thuật khác, mở rộng cách nhìn đối với Tự sự học. Ở một góc độ nhất
định, nó đã khắc phục được hạn chế của bản thân. Hình thái mới của tự sự học
hậu kinh điển này thực ra đã bắt đầu được thực hiện ở Việt Nam.
Ở Việt Nam Hội thảo Tự sự học đầu tiên được tổ chức tại trường Đại
học Sư phạm Hà Nội năm 2003 và việc xuất bản cuốn Tự sự học – một số vấn
đề lý luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên đã góp phần chính danh trong
khoa nghiên cứu văn học Việt Nam tên gọi một chuyên nghành nghiên cứu
văn học quan trọng ở Âu – Mĩ, chuyên nghành Tự sự học.
Trong cuốn Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử [41] do Trần
Đình Sử chủ biên, Phan Thu Hiền đã có bài viết “Về lý thuyết tự sự của
Northrop Frye” [41, tr.56-70]. Tác giả giới thiệu Northrop Frye là đại biểu
trọng có ảnh hưởng sắc nhất của lý thuyết Phê bình huyền thoại với quan
niệm cho rằng mục tiêu của văn chương là đạt đến sự giới thiệu, sự trình bày
cuộc sống. Nguyễn Đức Dân giới thiệu về A. Greimas trong bài “Greimas –
Người xây nền cho trường phái kí hiệu học Pháp” [41, tr.39-55] với mô hình
vai hành động, cấu trúc cơ sở của nghĩa, mô hình cấu tạo.
Trong công trình Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử (tập 1 và
tập 2) [42] do nhóm tác giả Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền, Lê Lưu Oanh


16
(đồng chủ biên) đã làm rõ các khái niệm tự sự học như: người kể chuyện,
điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn…
Tiếp theo đó cuốn Dẫn luận thi pháp học [43] Trần Đình Sử đã xác
định vị trí của thi pháp học trong khoa nghiên cứu văn học, đối tượng phạm

trù và phương pháp nghiên cứu thi pháp. Trần Đình Sử đã tập trung đi sâu hệ
thống, cắt nghĩa những khái niệm thuộc về trần thuật như: quan niệm nghệ
thuật về con người, thời gian – không gian nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả,
tính quan niệm và cấu trúc thể loại, cấu trúc của văn bản trần thuật, ngôn từ
nghệ thuật…
Như vậy từ khi ra đời đến nay, Tự sự học không ngừng đổi mới, phát
triển, cung cấp những công cụ, phương pháp quan trọng để nghiên cứu văn
học, đặc biệt là tác phẩm dài hơi như tiểu thuyết. Ở Việt Nam, ngoài những
tác phẩm dịch thuật, các công trình nghiên cứu sâu về nghệ thuật tự sự chưa
nhiều, tuy nhiên bước đầu đã cung cấp một số công cụ hữu hiệu cho người
nghiên cứu.
1.1.2. Khái niệm nghệ thuật tự sự
Theo G. Genette: “Tự sự là trình bày một sự kiện hay một chuỗi sự kiện
có thực hay hƣ cấu, bằng phƣơng tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự”
[13. Tr41]. Như thế, văn bản tự sự có ba đặc điểm: có người kể, có hành động
và có sự kiện được kể ra. Sự kiện là một nền tảng của tự sự, nó tạo nên
chuyện, câu chuyện, cốt chuyện (truyện); không có sự kiện thì không có tự sự.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì tự sự là “phƣơng thức tái hiện đời
sống bên cạnh hai phƣơng thức khác là trữ tình và kịch đƣợc dùng làm cơ sở
để phân loại tác phẩm văn học” [14, tr.385]. Tác phẩm tự sự tái hiện đời sống
trong toàn bộ tính khách quan nhưng tự sự không có ý nghĩa chỉ một loại hình
nghệ thuật.


17
Đặc điểm của tác phẩm tự sự là phản ánh hiện thực thông qua các yếu
tố sự kiện, biến cố và hành vi con người; thường có cốt truyện gắn với hệ
thống nhân vật. Loại hình tự sự thể hiện tâm trạng, tư tưởng của chủ thể thông
qua phản ánh hiện thực khách quan. Nhà văn phải dùng đến các yếu tố như sự
kiện, nhân vật trong một thời gian và không gian nghệ thuật nhất định. Chính

vì thế truyện phải có chuyện và nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người kể
chuyện, các yếu tố nghệ thuật khác như điểm nhìn, ngôn ngữ giọng điệu,…
làm nên những đặc trưng riêng cho loại hình tự sự.
Tự sự học (Narratology) là tên gọi do nhà nghiên cứu người Pháp gốc
Bulgary T.Todorov đề xuất năm 1969 trong cuốn sách Ngữ pháp Câu chuyện
mười ngày. Trong giới nghiên cứu Việt Nam, thuật ngữ Narratology đến nay
vẫn chưa thống nhất về cách dịch. Có nhà nghiên cứu gọi đây là Trần thuật
học, có nhà nghiên cứu gọi đây là Tự sự học. Theo lý giải của GS. Trần Đình
Sử, khái niệm Trần thuật học dù tương đồng với Tự sự học, nhưng trọng tâm
có lúc có phần khác nhau. Trần thuật học nghiêng về nghiên cứu hành vi kể,
lời kể (narration), còn Tự sự học nghiên cứu cả hai mặt: hành vi lời kể và cấu
trúc sự kiện (narrative, discourse hay truyện kể, diễn ngôn kể). GS đề xuất gọi
bộ môn nghiên cứu liên nghành giàu tiềm năng này là Tự sự học, để vừa bao
gồm cả phần lý thuyết cấu trúc văn bản tự sự, cấu trúc sự kiện; vừa bao gồm
cả phần nghiên cứu các hình thức và truyền thống tự sự trong các nền văn học
dân tộc cũng như sự so sánh của chúng với nhau. Gọi là Tự sự học nói lên
được thực chất và tầm bao quát của một bộ môn nghiên cứu liên nghành.
Trong cuốn Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử tác giả đã đưa ra khái
niệm Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa
rộng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói
cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự
nhằm tìm một cách đọc” [41, tr.11]. Nói như vậy, đối tượng chủ yếu của tự sự


18
học là tự sự văn học. Ngày nay Tự sự học trở thành một khuynh hướng học
thuật chứ không đơn thuần là một bộ môn nghiên cứu.
Nghệ thuật tự sự hay nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm tự sự theo
GS. Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học [43]: là một nghệ thuật
đặc biệt, nó đòi hỏi kể sao cho mỗi lúc hứng thú của người đọc gia tăng. Một

cốt truyện đơn giản nhất cũng có thể cấu tạo thành các sự kiện nghệ thuật hấp
dẫn. Nhà văn có thể không kể ngay một lúc tất cả mà có thể cấu tạo lại trật tự
câu chuyện theo một ý nghĩa nào đó. Nhà văn đồng thời với việc tạo lại trật tự
hình thức là việc tạo ra nội dung mới, nói đúng hơn là việc khám phá ra nội
dung mới quyết định việc tạo lại hình thức. Bàn về vấn đề này có nhiều ý kiến
khác nhau tuy nhiên vẫn có điểm thống nhất. Trước hết cần chú ý về khái
niệm nghệ thuật nói chung, nghệ thuật là hình thái đặc thù của ý thức xã hội
và hoạt động của con người nói chung, một phương thức quan trọng để con
người chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực, nhằm mục đích tạo thành
và phát triển các năng lực chiếm lĩnh và cải tạo bản thân và thế giới xung
quanh theo quy luật của cái đẹp. Nhà văn muốn tác phẩm của mình được độc
giả thưởng thức với thái độ tích cực thì phải có nghệ thuật tự sự cho phù hợp.
Thông qua nghệ thuật tự sự nhà văn có thể “hình thành một công chúng biết
hiểu nghệ thuật và có năng lực hƣởng thụ vẻ đẹp” (Mác).
Như vậy tự sự học là “bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên
cứu văn học hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn, thì đó là một bộ
phận cấu thành của hệ hình (paradigme) lý luận hiện đại” [41, tr.11]. Lý
thuyết tự sự học hiện đại đã cung cấp kiến thức giúp người nghiên cứu đi sâu
khám phá cấu trúc tự sự với những vấn đề như: điểm nhìn trần thuật, thế giới
nhân vật, cốt truyện, người kể truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, dòng ý
thức, không gian, thời gian… Trong luận văn chúng tôi chỉ đi sâu một số
phương diện cơ bản của lý thuyết tự sự và vận dụng để tìm hiểu và nghiên cứu
bộ tiểu thuyết Vỡ vụn (tập I), Cuộc vuông tròn (tập II) của Nguyễn Bắc Sơn.


19
1.2. Hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn
Hành trình sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn là cả một quá trình dài tích
lũy kiến thức và kinh nghiệm sống theo như lời tâm sự của nhà văn: “Tôi là
một công chức cần mẫn chăm chỉ, sáng ý trong công việc, nhƣng điều quan

trọng nhất là cái thói quen quan sát, nhận xét, cái lối suy nghĩ đến cùng tận
một sự việc, một hiện tƣợng, hoài nghi, phản biện nó, cái lối tò mò theo dõi
con đƣờng đời của những ngƣời xung quanh (và không ngừng ngẫm nghĩ về
họ), cái lối vơ vào mình những chuyện đẩu đâu… và cộng với một chút vốn
văn chƣơng đƣợc trang bị suốt cả quãng đƣờng đã qua, những điều học hỏi
đƣợc ở bè bạn và thời gian vô biên của một ngƣời hƣu trí đã thôi thúc tôi phải
viết” [22]. Là cây bút đa tài Nguyễn Bắc Sơn đã thử bút với nhiều thể loại văn
học từ truyện ngắn đến bút kí đến cả truyện vừa và tiểu thuyết. Nhưng có lẽ
bạn đọc biết đến Nguyễn Bắc Sơn nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết - thể loại
ông tìm đến khá muộn nhưng lại đem đến thành công rất sớm, thể loại góp
phần khẳng định vững chắc vị trí và tên tuổi của ông trên văn đàn văn học
đương đại.
1.2.1. Bộ thứ nhất: Luật đời và cha con, Lửa đắng
Mặc dù về già mới bén duyên với văn chương nhưng nhà văn Nguyễn
Bắc Sơn đã gây được sự chú ý của dư luận ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay
Luật đời và cha con (2005), Nxb Văn học, Hà Nội. Bộ tiểu thuyết đã gây
tiếng vang trên văn đàn, được tái bản sáu lần trong hai năm và chuyển thể
thành bộ phim truyền hình dài 26 tập mang tên Luật đời, được khán giả vô
cùng yêu thích và bình chọn là phim truyền hình của năm.
Luật đời và cha con là cuốn tiểu thuyết mổ xẻ sự vận động của toàn xã
hội trong quá trình thay đổi cơ chế, một sự vận động đụng chạm đến từng gia
đình, từng số phận. Giọng điệu trần thuật giàu sắc thái biểu cảm, nhân vật
được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn tạo góc cạnh và chiều sâu, cách xây dựng


×