Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Tìm hiểu vai trò,chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Bản Díu - huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.34 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÙ THỊ HOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHỤ
TRÁCH NÔNG NGHIỆP XÃ BẢN DÍU, HUYỆN XÍN MẦN,
TỈNH HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018



Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÙ THỊ HOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU,VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHỤ
TRÁCHNÔNG NGHIỆP XÃ BẢN DÍU, HUYỆN XÍN MẦN,
TỈNH HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Lớp

: K46 – PTNT – N01

Chuyên ngành


: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.s.Trần Việt Dũng

Cán bộ hƣớng dẫn

: Vi Thị Thúy Sâm

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp“Tìm hiểu vai trò,chức năng,
nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Bản Díu,huyện Xín Mần, tỉnh
Hà Giang” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, đƣợc thực hiện dựa
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, tìm hiểu, khảo sát
tình hình thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của thầy giáo ThS. Trần
Việt Dũng. Các số liệu bảng, biểu và những kết quả trong khóa luận là trung

thực, các nhận xét, phƣơng hƣớng đƣa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm
hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, tháng năm 2017
Ngƣời thực hiện

LÙ THỊ HOA


ii

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban
chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn và thầy giáo hƣớng dẫn ThS.
Trần Việt Dũng em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Bản Díu,
huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”.
Để hoàn thành đƣợc khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và
rèn luyện tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hƣớng dẫn ThS. Trần Việt Dũng đã tận tình, chu đáo, hƣớng dẫn
em thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND và
các đoàn thể trong xã Bản Díu đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể
hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em thực tập tại cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, nhƣng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng nhƣ những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa nhận
thấy đƣợc.

Do kiến thức của em còn hạn hẹp nên bài khóa luận này không tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế trong cách hiểu biết, lỗi trình bầy. Em rất mong
nhận đƣợc sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,Ngày .......tháng......năm 2017
Sinh viên

Lù Thị Hoa


iii

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh tế của địa phƣơng qua 3 năm 2015 - 2017 .. 31
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng qua 3 năm 2015 - 2017 .. 32
Bảng 3.3 Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt qua 2 năm 2016 - 2017............... 33
Bảng 3.4 Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2015 - 2017 ....................... 35
Bảng 3.5 Tình hình dân số và lao động xã Bản Díu 2015 - 2017 ................... 37


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bô ̣ máy tổ chƣ́c cấ p xã ......................................................... 51


v


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

CB

Cán bộ

4

PTNT


Phát triển nông thôn

5

HTX

Hợp tác xã

6

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

7

AGPPS

Công ty cổ phần bảo vệ thực vật
An Giang

8

CBNN

Cán bộ nông nghiệp

9


KTXH

Kinh tế xã hội

10

TW

Trung ƣơng

11

BQ

Bình quân

12

CBNNCX

Cán bộ nông nghiệp cấp xã

13

CTX

Chủ tịch xã

14


CĐML

Cánh đồng mẫu lớn

15

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

16

VHTT

Văn hóa trung tâm

17

VH

Văn hóa

18

TDTT

Thể dục thể thao


vi


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
Trang................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập..................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.2.3 Yêu cầu ..................................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện .......................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 5
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 5
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 5
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5
Phần 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 6
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
2.2.1. Bài học kinh nghiệm từ các địa phƣơng ……………………………...21



vii

2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phƣơng khác ................................................. 21
Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP....................................................................... 25
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập ................................................... 25
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của cơ sở thực tập ......................................... 31
3.1.3. Những thành tựu đã đạt đƣợc của cơ sở thực tập ................................. 43
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 44
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 46
3.2.1. Nội dung thực tập và công việc cụ thể .................................................. 46
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập…………………………………………………………………51

3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 62
3.2.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 63
Phần 4 KẾT LUẬN ......................................................................................... 65
4.1. Kết luận .................................................................................................... 65
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 66
4.2.1 Đối với Đảng và Nhà nƣớc. ................................................................... 66
4.2.2. Đối với UBND xã Bản Díu. .................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp ngƣời dân sống ở nông thôn chiếm
tới hơn 70% dân số cả nƣớc. Nông nghiệp là trọng tâm của nền kinh tế Việt

Nam, đóng góp hơn 18% GDP. Nông nghiệp sử dụng đến gần một nửa lực
lƣợng lao động của cả nƣớc với mô hình phổ biến là sản xuất hộ gia đình quy
mô nhỏ.Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam luôn đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc hết sức coi trọng trong các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt
Nam. Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng và chính sách lớn về vấn đề
này tại các Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định phát triển nông - lâm - ngƣ
nghiệp toàn diện theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt
vấn đề nông dân, nông thôn.Mà CBNN là ngƣời trực tiếp thực hiện, triển khai để
hoàn thành đƣợc các nhiêm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho trong việc phát
triển sản xuất nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Hiện nay đội ngũ CBNN ngày
càng khẳng định đƣợc vị trí, phát huy vai trò của mình trong việc tham mƣu cho
cấp trên việc sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân. CBNN với
nhiệm vụ giúp UBND cấp xã tổ chức, hƣớng dẫn thực hiện quy hoạch, chƣơng
trình, kế hoạch,đề án khuyến khích phát triển nông lâm ngƣ nghiệp.Tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
Tuy nhiên hiện nay việc sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều
thách thức nhƣ khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lƣợng của sản phẩm nông
nghiệp Việt Nam còn thấp. Sự gắn kết giữa sản xuất và thị trƣờng trong nông
nghiệp còn rất yếu. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Không chỉ vấn
đề đất đai, áp lực về lao động trong nông nghiệp cũng ngày càng lớn.Về vấn


2

đề vốn, do sản xuất nhỏ lẻ nên nông dân rất thiếu vốn và dù đƣợc ngân hàng,
hay các dự án cho vay để sản xuất thì mức tiền cũng rất thấp, thời gian hoàn
trả ngắn. Đây là những thách thức lớn mà đòi hỏi CBNN cần phải tìm ra giải
pháp để phát triển ngành nông nghiệp nƣớc ta hơn nữa. Do vậy em tiến hành

nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiện vụ của cán bộ phụ
trách nông nghiệp xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ, của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu
quả hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Củng cố kiến thức, nâng cao khả năng tiếp cận cũng nhƣ làm việc trực
tiếp với môi trƣờng thực tế: “Học đi đôi với hành”.
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những nguồn lực, thuận
lợi khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp của xã.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp tại xã Bản Díu.
- Tìm hiểu mức độ thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ phụ
trách nông nghiệp tại xã.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
cán bộ phụ trách nông nghiệp trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
1.2.3 Yêu cầu
Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ:
- Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn
đƣợc phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hƣớng và
chính xác.


3

- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá,
tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm đƣợc.
- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm đƣợc phục vụ cho

công tác học tập và nghiên cứu.
- Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp các thông tin tìm kiếm đƣợc.Sử
dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng những thông tin tìm đƣợc vào
giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.
Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm:
- Hoàn thành tốt công việc đƣợc giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của UBND xã.
Yêu cầu về kỷ luật:
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trƣờng và các
quy định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ngƣời hƣớng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
Yêu cầu về tác phong, ứng xử:
- Luôn giữ thái độ khiêm nhƣờng, cầu thị. Thực tập ngoài trƣờng không
chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập
thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi ngƣời trong cơ quan nhƣng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
Yêu cầu về kết quả đạt được:
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi ngƣời tại cơ quan thực tập.


4

- Thực hiện công việc đƣợc giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lƣợng đào tạo và uy tín của trƣờng.
- Đạt đƣợc các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ đƣợc kinh nghiệm.

- Không đƣợc tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng).
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.
- Không mang đĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virus vào
máy tính.
Yêu cầu khác:
- Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tƣ liệu viết báo cáo.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Bản Díu.
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp xã Bản Díu.
- Tìm hiểu vai trò của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã.
- Tìm hiểu chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã.
- Tìm hiểu nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã.
- Mô tả những công việc cụ thể của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã.
- Giải pháp nâng cao năng lực, chất lƣợng thực tập của sinh viên.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ
cấp đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ sách, Internet, báo cáo tổng kết
của xã, các nghị định, thông tƣ, quyết định của Nhà nƣớc có liên quan đến vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã.
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc
và xử lí công việc của các cán bộ, công chức.


5

- Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập
đƣợc chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có đƣợc thông tin cần thiết
cho đề tài.

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Nghiên cứu tìm hiểu điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Bản
Díu là cơ hội cho sinh viên khảo sát thực tế, áp dụng cơ sở lý thuyết vào thực
tiễn, học hỏi kinh nghiệm truyền thống của địa phƣơng, là hình thức tập luyện
trƣớc khi ra trƣờng.
- Nâng cao kiến thức đã đƣợc học và rút ra kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy đƣợc các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.

Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của bản thân trong
quá trình nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của để tài sẽ đóng góp một phần nào vào việc
đánh giá sát thực hơn về tác động của cán bộ phụ trách nông nghiệp tới sản
xuất nông nghiệp tại xã Bản Díu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà
quản lý, các cán bộ nông nghiệp có thêm những căn cứ để lựa chọn phƣơng
pháp, hoạt động hiệu quả.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án về tìm hiểu
nghiên cứu CBNN tại các địa phƣơng khác.
- Cho thấy những thuận lợi, khó khăn, những điều chƣa làm đƣợc và
cần phải làm ở địa phƣơng để có thể đƣa ra giải pháp phù hợp với CBNN tại
địa phƣơng.
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian thực tập14/08/2017 - 21/12/2017.
- Địa điểm: Xã Bản Díu, huyệnXín Mần, tỉnh Hà Giang.
- Số điện thoại cán bộ nông nghiệp: 01649277357.


6


Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
- Cơ cấu tổ chức của UBND xã [6]:
+ UBND xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự,
Ủy viên phụ trách Công An.
+ UBND xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III
có một Phó Chủ tịch.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã [5]:
+ Xây dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung quy định tại các
khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của
HĐND xã.
+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phƣơng.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nƣớc cấp trên phân
cấp, ủy quyền cho UBND xã.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã: Chủ tịch UBND xã
là ngƣời đứng đầu UBND và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây [5]:
+ Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND xã.
+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm
việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp
trên, của HĐND và UBND xã. Thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an
ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng. Tổ
chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính
mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác


7


của công dân. Thực hiện các biện pháp quản lý dân cƣ trên địa bàn xã theo
quy định của pháp luật.
+ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phƣơng
tiện làm việc và ngân sách nhà nƣớc đƣợc giao theo quy định của pháp luật.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật.
+ Ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND.
+ Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, phòng, chống
cháy, nổ. Áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn
cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nƣớc cấp trên
phân cấp, ủy quyền.
- Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã [3]:
+ Có tinh thần yêu nƣớc sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có
kết quả đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.
+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ, công tâm, thạo việc, tận tuỵ
với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý
thức tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật
thiết với nhân dân, đƣợc nhân dân tín nhiệm.
+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đƣờng lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc. Có trình độ văn hoá,
chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
- Tiêu chuẩn của CBNN xã [3]:



8

+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.
+ Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phƣơng thực hiện có
hiệu quả chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.
+ Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp
yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành
nhiệm vụ đƣợc giao.
+ Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cƣ
trên địa bàn công tác.
- Chức năng của cán bộ cấp xã là làm công tác chuyên môn thuộc biên
chế của UBND cấp xã, có trách nhiệm tham mƣu, giúp UBND cấp xã thực hiện
chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực công tác đƣợc phân công và thực hiện
các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao [7].
- Nhiệm vụ của CBNN cấp xã[7]:
+ Tham mƣu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trƣờng,
xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.
+Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ:
Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây
dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trƣờng
và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn cấp xã.
Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản
lý của UBND cấp xã.



9

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành
chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện
trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động
về đất đai trên địa bàn. Xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp
phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch
UBND cấp xã quyết định hoặc báo cáo UBND cấp trên xem xét, quyết định
theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao.
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: là công dân Việt Nam trong
biên chế, đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật,
làm việc tại HĐND và UBND do đƣợc bầu để giữ chức vụ, hoặc đƣợc tuyển
dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã [6].
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi khai thác cây trồng vật nuôi làm tƣ liệu lao
động chủ yếu tạo ra lƣơng thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm
cả lâm nghiệp, thủy sản [1].
-Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp [9]
- Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn bao gồm cả
việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón chọn lọc, lai tạo giống,
nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao, sản phẩm đầu ra chủ
yếu dùng vào mục đích, thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trƣờng hay



10

xuất khẩu các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng
tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản
phẩm đƣợc chế biến từ ngũ cốc hoặc vật nuôi [9].
Cán bộ nông nghiệp: là ngƣời làm công tác nghiệp vụ chuyên môn
trong một cơ quan hoặc một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các
ngành khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp [6].
- CBNN cấp xã: là những ngƣời trực tiếp chỉ đạo hoặc trực tiếp làm
công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã. Đây là những ngƣời
trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai các hoạt
động nông nghiệp Bản Díu gồm: Lãnh đạo phụ trách nông nghiệp (chủ tịch
UBND xã); cán bộ chuyên môn nông nghiệp cấp xã (CB Khuyến nông cấp xã,
thú y cấp xã, kiểm lâm cấp xã)[6].
- Những yêu cầu cơ bản đối với CBNN cấp xã.
+ Có tinh thần thực sự yêu mến quê hƣơng, biết thƣơng yêu quý trọng
mọi ngƣời đặc biệt là ngƣời nông dân.
+ Có trình độ hiểu biết và đã qua đào tạo nghiệp vụ, có trình độ chuyên
môn về một trong những ngành cơ bản sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng nhƣ:
trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản....
+ Có đạo đức, tác phong lành mạnh, khiêm tốn, kiên trì, chịu khó học
hỏi kinh nghiệm của những bậc lão nông tri điền, các kinh nghiệm hay của
ngƣời khác.
+ Biết làm giàu cho bản thân, gia đình mình và có tinh thần thƣơng
yêu, giúp đỡ những ngƣời xung quanh mình cùng làm giàu.
+ Biết cách tổ chức nông dân thực hiện đúng các yêu cầu của chƣơng
trình dự án nông nghiệp.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập



11

- Cán bộ phụ trách Nông nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì rất
cần đến các quy định của nhà nƣớc, sau đây là một số văn bản pháp lý liên
quan đến nội dung học tập:
- Báo cáo số: 12 V/v báo cáo tháng 11 lĩnh vực nông lâm nghiệp.
- Công văn số: 05/CV-NN V/v thống kê cơ sở sản xuất kinh doanh vật
tƣ nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Công văn số:10/CV-NN V/v thực hiện phát triển kinh tế Hợp tác,
hợp tác xã nông nghiệp năm 2016 và kế hoạch năm 2017.
- Công văn số: 407/UBND – VP V/v triển khai thực hiện công điện số
1566/CĐ-BNN-TCLN ngày 22/02/2017 (về việc tăng cƣờng công tác phòng
cháy, chữa cháy rừng).
- Kế hoạch số: 03/KH-BQLDA V/v triển khai thực hiện trồng cây phân
tán năm 2017.
- Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội Vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của UBND cấp xã về nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ƣơng đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” .
- Quyết định số: 305/QĐ-UBND V/v phê duyệt dự toán kinh phí thực
hiện các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp năm 2017.
- Quyết định số: 387/QĐ-UBND V/v phê duyệt quyết toán kinh phí
cấp bù miễn thu thủy lợi phí năm 2016 huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.



12

- Quyết định số 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tƣớng Chính
Phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà
Giang thời kỳ đến năm 2020.
- Thông tƣ số 04/2009 TT-BNN, hƣớng dẫn nhiệm vụ của cán bộ,
nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
công tác trên địa bàn cấp xã.
- Thông tƣ số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Hƣớng dẫn về chức
trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phƣờng, thị trấn.
- Thông tƣ 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/03/2015 về
hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện.
- Văn bản số: 36/UBND - VP V/v Báo cáo công tác thủy lợi phục vụ
sản xuất nông nghiệp và kế hoạch tƣới năm 2017.
- Văn bản số: 320/UBND - VP V/v phối hợp thực hiện hoạt động
quản lý sử dụng đất trồng lúa năm 2017.
- Văn bản số: 225/UBND - VP V/v triển khai thực hiện kế hoạch nuôi
trồng thủy sản năm 2017.
- Văn bản số: 352/UBND - VP V/v Báo cáo tiến độ sản xuất nông
nghiệp và công tác thủy lợi sản xuất nông nghiệp.
- Văn bản số: 353/UBND - VP V/v triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế
hoạch đào tạo nghề nông nghiệp năm 2017.
- Văn bản số: 378/UBND - VP V/v triển khai thực hiện chỉ đạo cán Bộ
Nông nghiệp và PTNT trong chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
- Văn bản số: 404/UBND - VP V/v triển khai thực hiện hƣớng dẫn
số:03/HD-SNN-STC ngày 03/02/2017 của sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài

chính-Kế hoạch (về việc hƣớng dẫn thực hiện quyết định số 195/QĐ-TTg ngày


13

27/05/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ) quyết định về chính sách hỗ trợ để chyển
đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung
bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ chính của đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông
nghiệp xã:
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức và hƣớng dẫn việc thực hiện
quy hoạch, chƣơng trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tổng hợp, hƣớng dẫn kế hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm. Hƣớng dẫn nông dân thực hiện các biện
pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất
nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch đƣợc phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch, huy động lực lƣợng và tổ chức thực hiện phòng
trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản. Tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo
vệ đê điều, đê bao, bờ vùng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành, bảo
vệ rừng. Phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu
quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng. Biện pháp ngăn
chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ
rừng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành tại địa phƣơng.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát việc xây dựng các công trình
thủy lợi nhỏ, công trình nƣớc sạch nông thôn và mạng lƣới thủy nông. Việc
sử dụng nƣớc trong công trình thủy lợi và nƣớc sạch nông thôn trên địa bàn

theo quy định của pháp luật.


14

- Phối hợp hƣớng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài
nguyên rừng, diễn biến số lƣợng gia súc, gia cầm trên địa bàn cấp xã theo quy
định. Tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngƣ nghiệp.
- Hƣớng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề, làng nghề
truyền thống nông thôn. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
sản xuất và phát triển các ngành, nghề mới nhằm giải quyết việc làm, cải thiện
điều kiện làm việc, sinh hoạt của ngƣời lao động, cải thiện đời sống của nhân
dân địa phƣơng.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý chất lƣợng
sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo
quy định.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động cung
cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Củng cố các tổ
chức dân lập, tự quản của cộng đồng dân cƣ theo quy định.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã
theo quy định.
Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội:
Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội:
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn
trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát
triển. Ở những nƣớc này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy

nhiên ở những nƣớc có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP
nông nghiệp không lớn, nhƣng khối lƣợng nông sản cuả các nƣớc này khá lớn


15

và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con ngƣời
những sản phẩm tối cần thiết đó là lƣơng thực, thực phẩm. Lƣơng thực thực
phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con
ngƣời và phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc. Xã hội càng phát triển, đời
sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu của con ngƣời về
lƣơng thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lƣợng, chất lƣợng và
chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: Sự gia tăng dân số và nhu
cầu nâng cao mức sống của con ngƣời.
- Thực tiễn lịch sử các nƣớc trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát
triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh
lƣơng thực. Nếu không đảm bảo an ninh lƣơng thực thì khó có sự ổn định
chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lí, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ
làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tƣ dài hạn.
Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị:
- Nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển là khu vực dự trữ và cung
cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.
- Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.Thông qua công nghiệp chế biến, giá
trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh
tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trƣờng…
- Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển
kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa,
bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân.
Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể đƣợc tạo ra bằng nhiều cách, nhƣ tiết kiệm của

nông dân đầu tƣ vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ
thu đƣợc do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.


16

Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ:
- Nông nghiệp và nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở
hầu hết các nƣớc đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tƣ liệu tiêu
dùng và tƣ liệu sản xuất. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông
thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lƣợng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát
triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cƣ nông nghiệp, làm tăng
sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng,
thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm của
nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trƣờng thế giới.
Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu:
- Nông nghiệp đƣợc coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn so với
các hàng hóa công nghiệp.Vì thế, ở các nƣớc đang phát triển, nguồn xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên
xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thƣờng bất lợi do giá cả trên thị trƣờng thế giới
có xu hƣớng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên,
tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng
mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và
đô thị. Gần đây một số nƣớc đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại
nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nƣớc.
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường:
- Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của môi trƣờng vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trƣờng tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng

nhiều hoá chất nhƣ phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất
và nguồn nƣớc. Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc
vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… Vì thế trong quá


×