Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGÔ GIA LUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CỦA
CÁN BỘ PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP XÃ THỊNH ĐỨC,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Định hướng đề tài

:

Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

:

Kinh tế nông nghiệp

Khoa



:

Kinh tế và PTNT

Khóa học

:

2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGÔ GIA LUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CỦA
CÁN BỘ PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP XÃ THỊNH ĐỨC,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

:


Chính quy

Định hướng đề tài

:

Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

:

Kinh tế nông nghiệp

Khoa

:

Kinh tế và PTNT

Khóa học

:

2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn

:


Th.s Nguyễn Quốc Huy

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

:

Phạm Quang Hải

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Ban Giám Hiệu cùng các thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng
dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn
Quốc Huy đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND và
các đoàn thể trong xã Thịnh Đức đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để em có
thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em thực tập tại cơ quan.
Trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài
một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa nhận thấy được.
Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

NGÔ GIA LUÂN


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 – 2016....... 16
Bảng 3.2: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt qua 4 năm 2014 – 3/2017 ................ 23
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã qua 4 năm 2014 – 3/2017 ......................... 25
Bảng 3.4. Các hoạt động của cán bộ nông nghiệp xã Thịnh Đức trong thời
gian thực tập. ................................................................................................ 29


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt


Nguyên nghĩa

1

BCĐ

Ban chỉ đạo

2

BQL

Ban quản lý

3

CBCC

Cán bộ công chức

4

CBKNCX

Cán bộ khuyến nông cấp xã

5

CBLNX


Cán bộ lâm nghiệp xã

6

CBNN

Cán bộ nông nghiệp

7

CBTYCX

Cán bộ thú y cấp xã

8

CLB

Câu lạc bộ

9

CTV

Cộng tác viên

10

HĐND


Hội đồng nhân dân

11

KHKT

Khoa học kỹ thuật

12

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

13

TP

Thành phố

14

UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1: MỞ ĐẦUO ................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2.Mục tiêu, yêu cầu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
1.2.3. Yêu cầu .............................................................................................................2
1.3.Nội dung và phương pháp thực hiện ...................................................................4
1.3.1.Nội dung thực tập ..............................................................................................4
1.3.2.Phương pháp thực hiện. ....................................................................................4
1.4.Thời gian, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cở thực tập ................................4
Phần 2: TỔNG QUAN.............................................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................5
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ....................................6
2.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................7
2.2.1. Vai trò của nền nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ..7
2.2.2. Những tấm gương điển hình sản xuất nông nghiệp thành công. ................. 10
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ......................................................................... 13
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập .............................................................................. 13
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 13
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 18


v


3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở ...................................................... 20
3.2. Kết quả thực tập................................................................................................ 22
3.2.1.Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Thịnh Đức. ............................................ 22
3.2.2.Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CBNN xã Thịnh Đức............... 27
3.2.3.Mô tả những công việc thực tế của CBNN xã Thịnh Đức. .......................... 30
3.2.4.Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ............................................................ 36
3.2.5.Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách nông nghiệp .... 37
Phần 4: KẾT LUẬN ................................................................................ 39
4.1. Kết luận............................................................................................................. 39
4.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 40
4.2.1 Đối với Đảng và Nhà nước. ........................................................................... 40
4.2.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên. ............................................................................ 41
4.2.3. Đối với UBND thành phố Thái Nguyên.............................................. 41
4.2.4. Đối với UBND xã Thịnh Đức....................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 43


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng trên 80% dân
số sống ở nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp.
Có thể nói nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân của Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực
quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, xuất khẩu nông sản đem lại
nguồn ngoại tệ quan trọng trong nền kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho
người dân, nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hóa các dân tộc.
Nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong những

năm qua ngành nông nghiệp và nông thôn đã gặp hái được nhiều thành tựu
hết sức đáng mừng. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung tự
cấp mà còn trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu
nông sản. Sản xuất nông nghiệp có được những thành công như vậy không
thể không nói tới vai trò tích cực của cán bộ phụ trách nông nghiệp. Cán bộ
phụ trách nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào quá trình đào tạo rèn luyện
tay nghề cho nông dân, tư vấn giúp nông dân nắm bắt được các chủ trương,
chính sách về nông lâm nghiệp của đảng và nhà nước mang lại nhiều kiến
thức và kỹ thuật, thông tin về thị trường. để thúc đẩy sản xuất cải thiện, đời
sống, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Thịnh Đức là một xã miền núi mà sản xuất nông nghiệp đóng vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế xã và chủ yếu bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp… trong đó cán bộ phụ trách nông nghiệp luôn được chính quyền xã
quan tâm đầu tư hỗ trợ, thông qua các trương trình hỗ trợ giống, tập huấn kỹ
thuật cho nông dân, cho vay vốn phát triển sản xuất.


2

Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hiện nay đội ngũ cán bộ nông
nghiệp xã họ đang hoạt động như thế nào, đã phát huy được hết vai trò, năng
lực của mình hay chưa, có giải pháp nào giúp họ nâng cao năng lực của mình
hay không? Xuất phát từ thực tiễn trên em đã chọn xã Thịnh Đức, thành phố
Thái Nguyên để thực hiện đề tài “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên,
Thái Nguyên” để từ đó có những những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề
khó khăn và đưa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về những cán bộ sống và
làm việc cùng dân.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng và những công việc thực tế của
CBNN cấp xã đang thực hiện, từ đó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm phục vụ
cho phát triển năng lực bản thân sau này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của CBNN xã Thịnh Đức.
- Mô tả công việc thực tế của CBNN xã.
- Tham gia thực hiện các công việc cùng với cán bộ.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ những công việc được làm tại cơ sở
thực tập.
- Đề xuất giải pháp để phát triển đội ngũ CBNN.
1.2.3. Yêu cầu
Về chuyên môn nghiệp vụ:
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã Thịnh Đức.
- Tìm hiểu mức độ thực hiện chức năng và hoàn thành nhiệm vụ của
cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Thịnh Đức.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên.


3

Về thái độ, kỹ năng làm việc:
- Cố gắng hoàn thành tốt những công việc được giao.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định nơi thực tập.

- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.

- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị
thực tập.

Yêu cầu về kỷ luật:
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các
quy định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
Yêu cầu về tác phong ứng xử:
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không
chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập
thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
Yêu cầu về kết quả đạt được:
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh
nghiệm.


4

- Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng).
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập
- Không mang đĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virus vào máy tính
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thịnh Đức.
- Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp xã Thịnh Đức.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã.
- Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ CBNN cấp xã
1.3.2. Phương pháp thực hiện.
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp
được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, Internet, báo cáo tổng kết của
xã, các nghị định, thông tư, quết định của Nhà nước có liên quan đến vai trò,
nhiệm vụ, chức năng của cán bộ nông nghiệp xã.
- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
xử lí công việc của các cán bộ, công chức.
- Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập
được chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết
cho đề tài.
1.4. Thời gian, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cở thực tập
- Thời gian thực tập
15/02/2017 - 15/05/2017
- Địa điểm
Xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


5

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: là công dân Việt Nam trong
biên chế, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ hưởng lương từ ngân

sách nhà nước theo quy định của pháp luật, làm việc tại HĐND và UBND.
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi khai thác cây trồng vật nuôi làm tư liệu lao
động chủ yếu tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm
cả lâm nghiệp, thủy sản.
- Cán bộ nông nghiệp: là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn
trong một cơ quan hoặc một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các
ngành khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
- Cán bộ nông nghiệp cấp xã: là những người trực tiếp chỉ đạo hoặc
trực tiếp làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã. Đây là
những người trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai
các hoạt động nông nghiệp cho nông dân.
- Cán bộ nông nghiệp xã Thịnh Đức gồm: lãnh đạo phụ trách nông
nghiệp ( chủ tịch UBND xã); cán bộ chuyên môn nông nghiệp cấp xã ( CB
Khuyến nông cấp xã, thú y cấp xã, kiểm lâm cấp xã).
- Những yêu cầu cơ bản đối với CBNN cấp xã
+ Có tinh thần thực sự yêu mến quê hương, biết thương yêu quý trọng
mọi người đặc biệt là người nông dân.


6

+ Có trình độ hiểu biết và đã qua đào tạo nghiệp vụ, có trình độ chuyên
môn về một trong những ngành cơ bản sản xuất nông nghiệp ở địa phương
như: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản....
+ Có đạo đức, tác phong lành mạnh, khiêm tốn, kiên trì, chịu khó học
hỏi kinh nghiệm của những bậc lão nông tri điền, các kinh nghiệm hay của
người khác.

+ Biết cách tổ chức nông dân thực hiện đúng các yêu cầu của chương
trình dự án nông nghiệp.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban
nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ương đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” .
- Thông tư số 04/2009 TT-BNN, hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ,
nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
công tác trên địa bàn cấp xã.
- Hướng dẫn số 111/PKT – NN&PTNT ngày 22/05/2016 của phòng
Kinh tế UBND TP Thái Nguyên về việc hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ gieo
trồng một số cây trồng chính vụ Mùa năm 2016.
- Thông báo số 37/TB – TKN ngày 23/05/2016 của trạm Khuyến
nông TP Thái Nguyên về việc thông báo giá giống lúa lai, ngô lai, lúa thuần
chất lượng vụ Mùa năm 2016.


7

- Hướng dẫn số 01/HĐ – UBND ngày 04/01/2016 của UBND xã
Thịnh Đức về việc hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2016.
- Hướng dẫn số 07/HĐ – UBND ngày 01/06/2016 của UBND xã
Thịnh Đức về việc hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy lúa vụ Mùa năm 2016.
- Công văn số 74/UBND ngày 14/04/2016 của UBND xã Thịnh Đức
về việc phòng trừ sâu bệnh hại lúa Xuân năm 2016.

- Công văn số 102/UBND ngày 30/05/2016 của UBND xã Thịnh Đức
về việc đăng ký kế hoạch trồng chè năm 2016.
- Công văn số 77/UBND ngày 19/10/2015 của UBND xã Thịnh Đức
về việc thanh toán hỗ trợ giá giống cho diện tích ngô lai vụ Đông năm 2015.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vai trò của nền nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, đang phát triển theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì thế nông nghiệp càng có vai trò quan trọng.
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công
nghiệp và hàng hoá xuất khẩu. Giá trị sản phẩm nông nghiệp là một bộ phận
cấu thành quan trọng của tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP) . Theo số
liệu thống kê năm 2015 bộ phận cấu thành này là 25,4%. Giá trị nông sản xuất
khẩu chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu với 9 trong 15 mặt hàng
xuất chủ yếu của toàn bộ nền kinh tế (gạo, cà phê, cao su, trà, đậu phộng, hạt
điều, rau quả và hải sản).[11]
Nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn lao động
và dân cư cả nước. Trong đó chủ yếu và trực tiếp là lao động nông thôn với
một quy mô dân số còn rất lớn - khoảng trên 58 triệu người, bằng 76,5% so
với cả nước. Giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nghèo đói ở nông thôn
hiện nay rõ ràng là một trọng trách của việc phát triển nông nghiệp.


8

Nông nghiệp là nguồn cung cấp sức lao động cho nhiều mặt hoạt động
kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Nông nghiệp nông thôn là thị trường rộng lớn của hàng hoá công
nghiệp, dịch vụ và hàng nông sản của bản thân nông nghiệp. Nông nghiệp
phát triển vững mạnh sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, góp phần kích cầu để
ngăn chặn tình trạng giảm phát của nền kinh tế.

Nông nghiệp gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, với bảo vệ và
tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên - cái không thể thiếu trong việc xây
dựng một nông thôn văn minh, một đội ngũ nông dân có trí thức.
Với vai trò quan trọng như vậy, nên trong đường lối cách mạng Việt
Nam, Đảng và Bác Hồ luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề “nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nông nghiệp đã đi đầu trong đổi mới và đã góp
phần to lớn vào sự thành công của đổi mới. Nông nghiệp đã và sẽ là một trong
những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất
nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Trong tiến trình
công nghiệp hóa, nông nghiệp cung cấp vốn, lao động, nguyên liệu... cho
công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với
hơn 70% số dân sống ở nông thôn, nguồn sống chính vẫn là thu nhập từ nông
nghiệp. Nhận thức rõ vị trí của nông nghiệp, trong bối cảnh suy giảm kinh tế,
tập trung đầu tư vốn cho nông nghiệp
Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII (khóa X) Ban Chấp
hành T.Ư Đảng về phát triển sản xuất, tăng tiêu dùng, ổn định kinh tế, góp
phần ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trong điều kiện
hiện nay đất nông nghiệp ngày một giảm nhường đất để phát triển công
nghiệp, đô thị hóa, giao thông..., trong khi dân số ngày một tăng, vấn đề an


9

ninh lương thực là một thách thức lớn. Nông nghiệp - nông thôn có vị trí quan
trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện nay nông nghiệp
đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn: Cơ sở vật chất kỹ thuật còn
nghèo, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn chậm, sau hơn 20 năm đổi
mới chúng ta mới chỉ "đưa công nghiệp về làng". Hằng năm vốn đầu tư cho

nông nghiệp còn ít, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn thấp... Sau hai
mươi năm đổi mới, kinh tế phát triển, mức sống dân cư tăng, nhưng mức
chênh lệch thu nhập giữa thành phố, trung tâm công nghiệp với nông thôn từ
hai đến ba lần, thậm chí có nơi gấp tới mười lần, nông thôn, vùng sâu, vùng
xa mức sống rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói cao. Trước tình hình đó, giải pháp
trước mắt, theo chúng tôi cần dành vốn đầu tư cho nông dân sản xuất hàng
hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Bộ, ngành và các địa
phương trên cơ sở dự báo thị trường trong và ngoài nước, khuyến cáo cho
nông dân nên sản xuất sản phẩm gì, chất lượng, quy mô sản xuất. Thực tế lâu
nay nông dân thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường, họ thường hành
động theo phong trào, hoặc theo chỉ đạo một cách máy móc. Đầu tư vốn để
khôi phục, phát triển ngành nghề nông thôn giải quyết việc làm, tạo thu nhập
cho lao động thất nghiệp do suy giảm kinh tế đang dồn về nông thôn. Nghiên
cứu mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để phát
triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển sản
xuất đồng thời cũng là biện pháp kích cầu tiêu dùng. Nước ta với gần 87 triệu
dân hơn 70% số dân sống ở nông thôn, nguồn sống chủ yếu vẫn là thu nhập từ
nông nghiệp, tuy thu nhập thấp nhưng dân cư lại đông là thị trường tiêu thụ
lớn cho sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Bằng các biện pháp kích cầu tiêu
dùng như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, bán hàng trả chậm cũng là biện
pháp tốt để kích cầu tiêu dùng. Về giải pháp lâu dài, đẩy mạnh công nghiệp
hóa nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội
nghị lần thứ VII Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa X. Xây dựng một nền nông
nghiệp hàng hóa, hiện đại kỹ thuật cao, phát triển bền vững; quy hoạch phát


10

triển sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc và mỗi địa phương. Trên
cơ sở xác định sản phẩm có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, nhu cầu của thị

trường trong nước và cho xuất khẩu, nhất là vấn đề an ninh lương thực cho
gần 90 triệu dân trước mắt, tương lai xa là 100, 120 triệu dân. Tăng cường
đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, giao thông thủy lợi, quy hoạch, thiết kế lại đồng ruộng...
Mặt khác, dành nguồn vốn thích đáng cho nghiên cứu khoa học, công nghệ
nuôi cấy mô, công nghệ gen... tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, phát
triển bền vững. Để nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề bảo quản, chế biến nông sản cần được
quan tâm đặc biệt. Tăng cường công tác đào tạo cho nông dân về khoa học,
kỹ thuật, đặc biệt về kinh tế thị trường. Họ biết và tự đưa ra quyết định nên
sản xuất sản phẩm gì, số lượng, chất lượng và bán ở đâu để có hiệu quả kinh
tế cao nhất; Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... cũng cần đổi
mới phương thức hoạt động, phải quán triệt quan điểm "khuyến nông, lâm,
ngư theo định hướng thị trường" để có hiệu lực thật sự".
2.2.2. Những tấm gương điển hình sản xuất nông nghiệp thành công.
2.2.2.1. Điện Biên sản xuất nông nghiệp thành công nhờ ứng dụng khoa học
kỹ thuật.
Trong vòng 10 năm (2005-2015) tỉnh Điện Biên đã tập trung triển khai
có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, góp phần tích cực
làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng
suất, chất lượng. Các ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học
và Công nghệ, Công ty giống nông nghiệp Điện Biên, Trung tâm Khuyến
nông – Khuyến lâm... đã triển khai nhiều danh mục, đề tài, dự án hỗ trợ sản
xuất giống ngô lai F1 – LVN10; dự án hỗ trợ giống lúa cấp I tại một số hợp
tác xã trọng điểm của tỉnh.[15]


11

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện Điện Biên đã phối hợp với

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng dự án thâm canh tăng vụ đạt
cánh đồng 40 triệu đồng/ha. Năm 2004, huyện Điện Biên đưa cây vụ đông vào
gieo trồng trên ruộng 1 vụ, cho năng suất cao. Các xã đã tích cực hướng dẫn
nông dân mở rộng diện tích thâm canh cây trồng vụ đông, chú trọng vào 2 giống
ngô và đậu tương. Theo tính toán, 1ha đất trồng ngô vụ đông cho năng suất 35
tạ, giá bán 2.000 đồng/kg, tổng thu 7 triệu đồng/vụ; đậu tương, năng suất 1,5
tấn/ha, giá bán 6.000 đồng/kg, thu nhập 9 triệu đồng/vụ. Hai vụ lúa + 1 vụ màu
cho thu nhập 40 triệu đồng/ha. Trồng hoàn chỉnh 1.000 ha cây vụ đông, huyện
Điện Biên đã giải quyết công ăn việc làm thời gian nông nhàn (từ tháng 9 – 12)
cho gần 10.000 lao động của 10 xã. Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất
đã giúp đồng bào các dân tộc địa phương xóa đói giảm nghèo. Sản xuất nông
nghiệp thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ của "4 nhà". Sản xuất theo hợp
đồng là hình thức bảo đảm tính ổn định, chủ động tiêu thụ sản phẩm cho nông
dân, chấp hành nghiêm các điều kiện hợp đồng đã ký kết. Có như vậy công tác
xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện
Biên mới phát triển bền vững.
2.2.2.2. Lào Cai thí điểm thành công lien kết 4 nhà trong sản xuất ngô
Để giúp nông dân gỡ khó và sản xuất ngô bền vững, vụ ngô 2014-2015,
Sở NN&PTNT Lào Cai, Trung tâm khuyến nông Lào Cai, Công ty Dekalb
Việt Nam, Công ty CP giống Cây trồng miền Nam (SSC) và Công ty TNHH
MTV An Nghiệp (doanh nghiệp thu mua) đã cùng vào cuộc, hỗ trợ hơn 100
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai thí điểm.
Trong khuôn khổ của chương trình, tỉnh Lào Cai đã trồng thí điểm
trồng 110 ha ngô lai trên địa bàn 5 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường
Khương, Bảo Hà và SiMaCai. Đây là lần đầu tiên, nông dân trên địa bàn tỉnh
và doanh nghiệp cùng “bắt tay” trồng giống ngô lai DK8868 của Dekalb Việt


12


Nam do SSC phân phối trên một diện tích rộng. Sau thu hoạch, Cty An
Nghiệp thu mua toàn bộ sản lượng ngô cho bà con với giá hợp lý. Giống được
bán chịu, sản xuất ra sản phẩm có đơn vị thu mua, bà con góp đất, công chăm
bón. Do được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi như trên nên không có lý do gì
mà người nông dân không tham gia.
Sự vào cuộc của doanh nghiệp từ đầu vào đến tiêu thụ giúp nông dân
yên tâm sản xuất, không chịu sự bấp bênh của thị trường. Trong khi năng suất
bình quân trước đó của tỉnh Lào Cai chỉ đạt 3,65 tấn/ha thì năng suất vụ ngô
2014-2015 trên 110ha trồng giống của Dekalb đã cho năng suất vượt trội,
trung bình 12-13 tấn ngô tươi/ha, tương đương 6-6,5 tấn ngô khô/ha.
2.2.2.3. Hòa Bình gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công tác khuyến nông
Bám sát đặc điểm của một tỉnh vùng cao, thời gian qua, trên cơ sở phát
huy tốt vai trò của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, công tác khuyến nông ở Hòa
Bình đã đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học
kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả.
Tham gia thực hiện mô hình “Nuôi gà thả vườn an toàn” do Trạm
Khuyến nông - Khuyến ngư (KN - KN) huyện Mai Châu tổ chức, từ năm
2013 đến nay, anh Bùi Văn Dũng ở xã Tòng Đậu đã thu lãi lớn từ việc nuôi
gà trong vườn cây ăn quả của gia đình. Vừa kiểm tra đàn gà chuẩn bị xuất bán
cho thương lái, anh Dũng vừa phấn khởi chia sẻ: “Tham gia mô hình, tôi đã
được hỗ trợ một phần chi phí giống gà và vắcxin phòng bệnh. Đặc biệt, tôi
còn được tham gia lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và được cán bộ khuyến
nông xã tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng và chữa các bệnh
thường gặp ở gà. Do đó, đến nay, tuy dự án đã kết thúc song những kiến thức
được chuyển giao vẫn rất bổ ích, giúp tôi mở rộng quy mô chăn nuôi”. Được
biết, với trên 1.000 con gà xuất bán mỗi năm, anh Dũng đã có thu nhập trên
200triệu đồng mỗi năm.


13


Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Thịnh Đức nằm phía Tây Nam của thành phố Thái Nguyên, với
tổng diện tích tự nhiên là 1.612,69 ha. Ranh giới hành chính xã được xác định
như sau:
- Phía Bắc giáp phường Thịnh Đán: phường Tân Lập và xã Quyết Thắng.
- Phía Nam giáp thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên.
- Phía Đông Bắc giáp phường Tân Lập.
- Phía Đông giáp xã Tích Lương.
- Phía Tây giáp xã Phúc Trìu và xã Tân Cương
b) Địa hình, địa mạo
Xã Thịnh Đức có địa hình dạng đồi bát úp, xen kẽ các điểm dân cư và
đồng ruộng. Địa hình của xã nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ
cao trung bình là 6 – 8m. Nhìn chung địa hình của xã thuận lợi cho phát triển
đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp và phát triển hạ tầng.
c) Điều kiện khí hậu
Xã Thịnh Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
mưa nhiều được phân chia làm 04 mùa rõ rệt (xuân- hạ- thu- đông), song chủ
yếu là hai mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với đặc điểm điều kiện khí hậu,
thời tiết như sau:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt đô trung bình năm khoảng 22 – 230C. Chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C,
nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C.



14

- Nắng: Số giờ nắng các năm là 1.588 giờ. Tháng 5 – 6 có số giờ nắng
nhiều nhất khoảng 170 – 180 giờ.
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ
yêu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa các năm, trong đó
tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn
chung không ổn định và có sựu biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7
(mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh
lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 – 17 %.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa
Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Thịnh
Đức nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão.
d) Thuỷ văn
Xã Thịnh Đức không có sông lớn chảy qua, nên chế độ thúy văn chịu
ảnh hưởng của các sông, hồ giáp ranh như: Sông Công và Hồ Núi Cốc. Ngoài
ra trên địa bàn còn có hệ thống kênh, mương, ao hồ nhằm phục vụ cho nhu
cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
e) Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
- Nhóm đất phù sa
Chiếm tỷ lệ ít, có nền địa hình bằng phẳng, được bồi đắp bởi sản
phẩm phù sa. Do biến đổi của thời gian và địa hình, nhóm đất phù sa được
chia thành các loại đất sau:
+ Đất phù sa không được bồi hằng năm trung tính ít chua, thành phần
cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa.



15

+ Đất phù sa ít được bồi hằng năm, trung tính it chua,thành phần cơ
giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng
số nghèo. Tuy nhiên phân bố ở địa hình vàn cao nên đất tơi xốp, thoát nước
tốt, thích hợp với cây màu như khoai tây, rau, ngô, đậu, cây chè…
- Nhóm đất xám bạc màu
+ Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cũ có sản phẩm Feralitic trên
nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói
mòn, rửa trôi.
+ Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cũ có sản phẩm Feralitic, trên
nền cơ giới trung bình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất
dinh dưỡng nghèo.
+ Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm Feralitic và đất dốc tụ bạc màu
không có sản phẩm Feralitic
- Nhóm đất Feralitic
Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu đất phù sa
cổ, cát kết, phiến thạch sét. Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa, đất Feralitic
nâu vàng trên phù sa cổ, đất Feralitic nâu tím phát triển trên phiến thạch sét,
đất Feralitic vàng đỏ phát triển trên sa thạch, răm kết.
- Tình hình sử dụng đất đai.


16

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 – 2016
Năm 2014
Chỉ tiêu

Năm 2015


Năm 2016

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

(ha)

(%)

(ha)

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

1612,69


100

1612,69

100

1612,69

100

1. Đất nông nghiệp

1189,31

73,75

1188,73

73,71

1189,13

73,74

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

806,69

67,83


802,57

67,51

806,64

67,83

- Đất trồng cây hằng năm

579,03

71,78

580,44

72,32

586,62

72,72

- Đất trồng cây lâu năm

227,66

28,22

222,13


27,68

220,02

27,28

1.2. Đất lâm nghiệp

375,26

31,55

373,80

31,45

370,13

31,12

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản

12,36

1,04

12,36

1,04


12,36

1,04

2. Đất phi nông nghiệp

387,07

24,00

388,85

24,11

389,49

24,15

3. Đất chưa sử dụng

36,31

2,25

35,11

2,17

34,07


2,11

(Nguồn: UBND xã Thịnh Đức)


17

- Đất sản xuất nông nghiệp: trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì
đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích lớn hơn đất trồng cây lâu năm. Qua
các năm diện tích đất trồng cây hàng năm có xu hướng tăng lên. Năm 2016
diện tích là 586,62ha tăng 1,1% so với năm 2015. Nguyên nhân là do UBND
xã triển khai mở rộng mô hình cánh đồng một giồng lúa BTE-1và mô hình
trình diễn giống lúa mới và áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa bằng phương
pháp cấy hàng rộng hàng hẹp, bón phân viên nén N – K dúi sâu cho chất
lượng và hiệu quả năng suất cao nên người dân mở rộng diện tích trồng các
giống lúa này.
- Đất lâm nghiệp: giảm nhẹ qua các năm, năm 2014 là 375,26 ha đến
năm 2016 là 370,13 ha ( giảm 1,4 ha) nguyên nhân chủ yếu là do người dân
chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Đất nuôi trồng thủy sản: có diện tích 12,36 ha chiếm 1,04% diện tích
đất nông nghiệp. Do có đặc điểm địa hình vùng núi gặp nhiều khó khăn về
điều kiện tự nhiên so với các vùng trung du và đồng bằng. diện tích này chủ
yếu là nuôi các quy mô hộ gia đình, hiệu quả kinh tế thấp.
- Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp nhìn chung tăng
nhẹ qua các năm gần đây năm 2014 là 387,07 ha năm 2016 là 389,49 ha.
Nguyên nhân của việc tăng là do xây dựng thêm nhà ở, các công trình phục
vụ nhu cầu xã hội như nhà văn hóa thôn, trường học…
- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của các xã có sự thay
đổi đáng kể. năm 2014 là 36,31 chiếm 2,25% trong tổng diện tích đất tự

nhiên, do được khai phá để chuyển qua loại đất khác cho nên năm 2016 diện
tích chỉ còn 34,07 ha.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông
nghiệp là nhánh sông giáp ranh với thành phố Sông Công, kênh đào hồ Núi
Cốc và một hệ thống suối, kênh, mương, ao, hồ, trải đều trên khắp địa bàn xã.


18

- Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt
của nhân dân trong xã. Mực nước ngầm xuất hiện nằm sâu ở các khu đồi từ
15 m đến 25 m.
* Tài nguyên nhân văn
Thịnh Đức là một xã có nhiều dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng,
Dao, Hmông, Sán Dìu, Hoa… tuy nhiên tập trung chủ yếu là dân tộc Kinh từ
nhiều miền quê hội tụ, do vậy phong tục tập quán rất đa dạng, giàu truyền
thống cách mạng, cần cù chịu khó, có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng
động nhiệt tình là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã
Thịnh Đức trở thành xã giàu mạnh - văn minh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Trồng trọt
Căn cứ thực tế tình hình cụ thể của địa phương, Ban chấp hành Đảng
bộ xác định mục tiêu, phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo lấy sản xuất nông
nghiệp làm trọng tâm, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, kinh tế vườn đồi,
kinh doanh dịch vụ chăn nuôi tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Năm 2016, sản lượng lương thực có hạt ước đạt 3807,2 tấn, trong đó sản
lượng lúa đạt 3044,3 tấn; sản lượng ngô đạt 763,2 tấn.

Trong quý I năm 2017 Diện tích lúa đạt: 236ha bằng 100%KH vụ xuân và
bằng 39,8% kế hoạch năm, trong đó lúa lai đạt 107ha, diện tích Ngô đạt 75ha
bằng 102,7% KH vụ xuân và bằng 49,6 % kế hoạch năm
Diện tích chè kinh doanh hơn 200ha, sản lượng chè năm 2016 đạt
2660 tấn. diện tích chè trồng lại và trồng mới năm 2016 là 2,5 ha chủ yếu
là chè lai LDP1.


×