Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố, đèn led trong hệ thống thủy canh in vitro đến quá trình nhân giống lan kim tuyến (anoechilus setaceus blume) một loài dược liệu quý hiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 231 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong đồ án tốt nghiệp là công trình nghiên cứu
thực sự của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Thị Lan Anh – giảng viên
trường đại học Công Nghệ TP.HCM. Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu
lý thuyết, tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm Công nghệ
Sinh học Thực vật – Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH, trường Đại học Công
nghệ TP. HCM. Các số liệu, bảng, biểu đồ trong bài là hoàn toàn trung thực.
Đồ án không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, nếu có phát hiện sự gian
lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
TP.HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hà My Phụng Vỹ

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, trong suốt quá trình thực hiện tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô và bạn bè trong Viện Khoa Học Ứng Dụng
HUTECH.
Trước tiên em gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn của tôi
TS. Trịnh Thị Lan Anh, cảm ơn cô đã luôn tận tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi. Nhiệt tình hỗ trợ, động viên cho tôi và bạn bè
để hoàn thiện đồ án một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn, các em trong phòng thí
nghiệm Công nghệ Sinh học Thực vật đã giúp đỡ nhiệt tình, hỗ trợ, đóng góp ý
kiến cho em trong suốt quá trình làm đồ án, giúp em có thể thực hiện tốt đề tài.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Công Nghệ TP. HCM đã hỗ
trợ địa điểm cơ sở vật chất cho tôi hoàn thành đồ án.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã cổ


vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, Ngày 30 tháng 7 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hà My Phụng Vỹ

ii


MỤC LỤC

LỜI CÁM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MUC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. x
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xiv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................. xvii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................. 4
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................ 4
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................. 4
3. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Mục đích Nghiên cứu ......................................................................................... 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 7
7. Các kết quả đạt được của đề tài.......................................................................... 7
8. Kết cấu của đồ án ............................................................................................... 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 9
1.1. Thủy canh ........................................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 9
1.1.2. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống thuỷ canh ................................................ 9
1.1.3. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh ............................................................... 11
iii


1.2. Hệ thống thủy canh in vitro ........................................................................... 12
1.3. Tình hình nghiên cứu về phương pháp thủy canh in vitro ............................ 13
1.4. Giới thiệu về cây lan Kim Tuyến (Anoetochilus setaceus Blume.) .............. 14
1.4.1. Giới thiệu chung về cây lan Kim Tuyến .................................................... 14
1.4.2. Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 17
1.4.2.1. Thân rễ .................................................................................................... 17
1.4.2.2. Thân khí sinh ........................................................................................... 17
1.4.2.3. Rễ ............................................................................................................ 17
1.4.2.4. Lá ............................................................................................................. 18
1.4.2.5. Hoa, quả .................................................................................................. 18
1.4.3. Nhân giống cây Lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) .......... 19
1.4.3.1. Nhân giống bằng hạt ............................................................................... 19
1.4.3.2. Nhân giống bằng cây con ........................................................................ 20
1.4.3.3. Phương pháp giâm cây ............................................................................ 20
1.4.3.4. Nhân giống in vitro ................................................................................. 20
1.5. Tình hình nghiên cứu cây lan Kim Tuyến .................................................... 21
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 21
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 21
1.6. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên sự sinh trưởng và phát triển của cây
lan Kim Tuyến ............................................................................................... 22
1.6.1. Thành phần và thể tích môi trường ............................................................ 22
1.6.2. Giá thể ........................................................................................................ 22

1.6.2.1. Định nghĩa ............................................................................................... 22
1.6.2.2. Agar ......................................................................................................... 23
1.6.2.3. Xơ dừa ..................................................................................................... 23
1.6.2.4. Vỏ trấu ..................................................................................................... 24
iv


1.6.2.5. Bã mía ..................................................................................................... 24
1.6.2.6. Bông gòn ................................................................................................. 25
1.6.2.7. Giá thể film nylon ................................................................................... 26
1.7. Các loại muối kim loại .................................................................................. 27
1.7.1. Bạc nitrate .................................................................................................. 27
1.7.2. Đồng sulfate ............................................................................................... 28
1.8. Các dung dịch nano ....................................................................................... 31
1.8.1. Nano bạc ..................................................................................................... 31
1.8.1.2. Hiệu quả kháng vi sinh vật của nano bạc ................................................ 31
1.8.1.3. Hiệu quả của hạt nano lên sự sinh trưởng và phát triển của thực vật ..... 32
1.8.1.4. Hiệu quả của hạt nano lên quá trình quang hợp ...................................... 34
1.8.1.5. Tính an toàn của nano bạc ....................................................................... 35
1.8.2. Nano chitosan ............................................................................................. 35
1.8.2.1. Ứng dụng nano chitosan.......................................................................... 36
1.8.3. Nano đồng .................................................................................................. 37
1.8.3.1. Hoạt động kháng khuẩn của nano đồng .................................................. 37
1.8.3.2. Cơ chế kháng khuẩn của nano đồng ....................................................... 39
1.8.3.3. Ảnh hưởng nông học của nano đồng ...................................................... 40
1.9. Chitosan......................................................................................................... 41
1.9.1. Công thức cấu tạo ....................................................................................... 41
1.9.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chitosan .............................................. 42
1.9.2.1. Trong công nghiệp .................................................................................. 42
1.9.2.2. Trong y dược học .................................................................................... 42

1.9.2.3. Trong Nông nghiệp ................................................................................. 43
1.10. Hệ thống chiếu sáng đơn sắc ....................................................................... 46

v


1.10.1. Hệ thống chiếu sáng đơn sắc trong nhân giống vô tính thực vật ............. 46
1.10.2. Vai trò của ánh sáng đơn sắc trong nghiên cứu sự tái sinh, sinh trưởng và
phát triển của thực vật ................................................................................... 47
1.11. Giai đoạn ra cây .......................................................................................... 50
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 51
2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành đề tài .......................................................... 51
2.1.1. Địa điểm ..................................................................................................... 51
2.1.2. Thời gian .................................................................................................... 51
2.2. Vật liệu và phương pháp ............................................................................... 51
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 51
2.2.2. Hóa chất sử dụng ........................................................................................ 51
2.2.3. Môi trường nuôi cấy ................................................................................... 52
2.2.4. Thiết bị và dụng cụ ..................................................................................... 52
2.2.5. Điều kiện nuôi cấy ..................................................................................... 52
2.2.6. Mẫu cấy ...................................................................................................... 53
2.2.7. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 53
2.2.8. Giá thể film nylon PE ................................................................................. 54
2.2.9. Hệ thống nuôi cấy ...................................................................................... 54
2.2.9. Hệ thống chiếu sáng ................................................................................... 55
2.2.9.1. Hệ thống chiếu sáng LED đơn sắc .......................................................... 57
2.2.9.2. Hệ thống chiếu sáng đèn LED hỗn hợp .................................................. 57
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 59
2.3.1. Thiết lập hệ thống thủy canh in vitro ......................................................... 59
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 59

2.3.3. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 59

vi


2.3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của bạc nitrate (AgNO3) đến sự tăng
trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro .................................................... 59
2.3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nano bạc đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.)
trong hệ thống thủy canh in vitro .................................................................. 60
2.3.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chitosan đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.)
trong hệ thống thủy canh in vitro .................................................................. 62
2.3.3.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nano chitosan đến sự tăng trưởng
và tạo cây hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.)
trong hệ thống thủy canh in vitro .................................................................. 63
2.3.3.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của CuSO4 đến sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro ................................................................................. 64
2.3.3.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của nano đồng đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.)
trong hệ thống thủy canh in vitro .................................................................. 65
2.3.3.7. Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED đơn sắc
đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (A.
setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro ...................................... 66
2.3.3.8. Thí nghiệm 8: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED hỗn hợp
đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro ............. 67
2.3.3.9. Thí nghiệm 9: Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo

cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.)
trong hệ thống thủy canh in vitro .................................................................. 68

vii


2.3.3.10. Thí nghiệm 10: Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.)
trong hệ thống thủy canh in vitro khi bổ sung thêm nano chitosan............... 69
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 70
3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của bạc nitrate (AgNO3) đến sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn cỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro ................................................................................. 70
3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nano bạc đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro ........................................................................................... 77
3.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chitosan đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro ........................................................................................... 84
3.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của nano chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro . 91
3.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của CuSO4 đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro ........................................................................................... 98
3.6. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của nano đồng đến sự tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro 105
3.7. Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED đơn sắc đến sự tăng
trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro .................................... 112
3.8. Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED hỗn hợp đến sự tăng

trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro .................................... 119
3.9. Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro ............................................................................... 126
viii


3.10. Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro khi bổ sung thêm nano chitosan. .......................... 133
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 140
4.1. Kết luận ....................................................................................................... 140
4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 142
1. Tài liệu tiếng Việt........................................................................................... 142
2. Tài liệu tiếng anh ............................................................................................ 143
3. Tài liệu internet .............................................................................................. 146
PHỤ LỤC

ix


DANH MUC CHỮ VIẾT TẮT
BAP

6 - Benzyl Amino Purin

NAA


Sodium α-naphthaleneaceticd

AC

Alternating Current

MS

Murashige và Skoog (1962)

PLB

protocorm-like body

PE

POLYETHYLENE

SAM

(TIỀN CHẤT CỦA EHTYLENE

ACC

aminocyclopropane-1-carboxylic acid

DNA

Deoxyribonucleic Acid


SARS-Cov

SARS coronavirus

HIV

Human Immunodeficiency Virus

HBV

hepatitis B virus

LED

light emitting diode

UV

Ultraviolet

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần bã mía sau ép đường ........................................................ 25
Bảng 2.1. Khảo sát ảnh hưởng của bạc nitrate (AgNO3) đến sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.)
trong hệ thống thủy canh in vitro .......................................................... 60
Bảng 2.2. Khảo sát ảnh hưởng của nano bạc đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ

thống thủy canh in vitro ........................................................................ 61
Bảng 2.3. Khảo sát ảnh hưởng của chitosan đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro ........................................................................ 63
Bảng 2.4. Khảo sát ảnh hưởng của nano chitosan đến sự tăng trưởng và tạo cây
hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong
hệ thống thủy canh in vitro ................................................................... 64
Bảng 2.5. Khảo sát ảnh hưởng của CuSO4 đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro ........................................................................ 65
Bảng 2.6. Khảo sát ảnh hưởng của nano đồng đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro ........................................................................ 66
Bảng 2.7. Khảo sát ảnh hưởng ánh sáng LED đơn sắc đến sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn chỉnh của cây lan kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.)
trong hệ thống nuôi cấy thủy canh in vitro. .......................................... 67
Bảng 2.8. Khảo sát ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED hỗn hợp đến sự tăng
trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro ............................. 68
Bảng 2.9. Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro ........................................................................ 68

xi


Bảng 2.10. Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro khi bổ sung thêm nano chitosan .................... 69
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của bạc nitrate (AgNO3) đến sự tăng trưởng và tạo cây

hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong
hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ................................... 71
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8
tuần nuôi cấy ......................................................................................... 78
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8
tuần nuôi cấy ......................................................................................... 85
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nano chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8
tuần nuôi cấy ......................................................................................... 92
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của CuSO4 đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8
tuần nuôi cấy ......................................................................................... 99
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nano đồng đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8
tuần nuôi cấy ....................................................................................... 106
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED đơn sắc đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy .......... 113
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy .......... 120
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của
cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ................................................ 127

xii



Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của
cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro khi bổ sung thêm nano chitosan sau 8 tuần nuôi cấy
............................................................................................................. 134

xiii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của bạc nitrate (AgNO3) đến sự tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in
vitro sau 8 tuần nuôi cấy................................................................... 72
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của bạc nitrate (AgNO3) đến sự tăng trưởng của lan
Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy
canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ...................................................... 73
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro
sau 8 tuần nuôi cấy ........................................................................... 79
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in
vitro sau 8 tuần nuôi cấy................................................................... 80
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro
sau 8 tuần nuôi cấy ........................................................................... 86
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro
sau 8 tuần nuôi cấy ........................................................................... 87
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của nano chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in
vitro sau 8 tuần nuôi cấy................................................................... 93

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của nano chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in
vitro sau 8 tuần nuôi cấy................................................................... 94
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của CuSO4 đến khả năng tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in
vitro sau 8 tuần nuôi cấy................................................................. 100
Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của CuSO4 đến khả năng tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in
vitro sau 8 tuần nuôi cấy................................................................. 101
xiv


Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của nano đồng đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro
sau 8 tuần ........................................................................................ 107
Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của nano đồng đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro
sau 8 tuần ........................................................................................ 108
Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED đơn sắc đến sự tăng trưởng
và tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi
cấy................................................................................................... 114
Biểu đồ 3.14. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED đơn sắc đến sự tăng trưởng
và tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi
cấy................................................................................................... 115
Biểu đồ 3.15. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng
và tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần ..... 121
Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng

và tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi
cấy................................................................................................... 122
Biểu đồ 3.17. Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy.................................. 128
Biểu đồ 3.18. Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy.................................. 129
Biểu đồ 3.19. Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro khi bổ sung thêm nano chitosan sau 8 tuần
nuôi cấy .......................................................................................... 135
xv


Biểu đồ 3.20. Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ
thống thủy canh in vitro khi bổ sung thêm nano chitosan sau 8 tuần
nuôi cấy .......................................................................................... 136

xvi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Lan Kim Tuyến .................................................................................... 15
Hình 1.2. Cây (A) và hoa (B) lan kim Tuyến Anoectochilus setaceus Blume .... 19
Hình 1.3. Công thức phân tử của AgNO3 ............................................................ 27
Hình 1.4. Công thức cấu tạo nano chitosan (nguồn Internet) .............................. 36
Hình 1.5. Hình ảnh TEM và SEM của hạt nano đồng tổng hợp từ các phương

pháp khác nhau (nguồn Internet) ........................................................ 38
Hình 1.6. Hình ảnh chụp các hạt nano đồng đang tương tác lên tế bào vi khuẩn,
phá vỡ cấu trúc màng ngoài của tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng (
nguồn Internet).................................................................................... 39
Hình 1.7. Chitin (có 4-10 nghìn gốc N-acetyl-glucosamine) (nguồn Internet) ... 41
Hình 1.8. Chitosan (có 1-4 nghìn gốc glucosamine) (nguồn Internet) ................ 41
Hình 1.9. Olygoglucosamine (có 2- vài chục gốc glucosamine) (nguồn Internet)
............................................................................................................ 42
Hình 1.10. Cơ chế hoạt động của Chitosan (Gueddari, 2004) ............................. 45
Hình 1.11. Cây lan Kim Tuyến trên hệ thống thủy canh mao dẫn ...................... 50
Hình 2.1. Mẫu chồi lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) in vitro
được sử dụng làm nguồn mẫu............................................................. 51
Hình 2.6. Sơ đồ thiết lập giá thể film nylon PE ................................................... 54
Hình 2.8. Quy trình cấy mẫu vào hệ thống thủy canh in vitro ly nhựa PE .......... 55
Hình 2.7. Quy trình thiết lập hệ thống thủy canh in vitro hộp nhựa tròn ............ 55
Hình 2.2. Mô hình thiết kế hệ thống chiếu sáng đèn LED đơn sắc. .................... 57
Hình 2.3. Hệ thống chiếu sáng đèn LED đơn sắc sau khi thiết kế và thi công. ... 57
Hình 2.4. Mô hình hệ thống chiếu sáng LED đỏ kết hợp với LED vàng, LED
xanh dương. ........................................................................................ 57
Hình 2.5. Hệ thống chiếu sáng đèn sáng LED đỏ kết hợp với LED vàng, LED
xanh dương. ........................................................................................ 58
Hình 3.1. Ảnh hưởng của bạc nitrate (AgNO3) đến sự tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in
vitro sau 8 tuần nuôi cấy ..................................................................... 74

xvii


Hình 3.2. Ảnh hưởng của bạc nitrate (AgNO3) đến sự tăng trưởng của lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in

vitro sau 8 tuần nuôi cấy ..................................................................... 75
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................... 81
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................... 82
Hình 3.5. Ảnh hưởng của chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................... 88
Hình 3.6. Ảnh hưởng của chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................... 89
Hình 3.7. Ảnh hưởng của nano chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................... 95
Hình 3.8. Ảnh hưởng của nano chitosan đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................... 96
Hình 3.9. Ảnh hưởng của CuSO4 đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................. 102
Hình 3.10. Ảnh hưởng của CuSO4 đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................. 103
Hình 3.11. Ảnh hưởng của nano đồng đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................. 109

xviii



Hình 3.12. Ảnh hưởng của nano đồng đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau
8 tuần nuôi cấy .................................................................................. 110
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED đơn sắc đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy........ 116
Hình 3.14. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED đơn sắc đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy........ 117
Hình 3.15. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy........ 123
Hình 3.16. Ảnh hưởng của nguồn chiếu sáng LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy........ 124
Hình 3.17. Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của
cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy .............................................. 130
Hình 3.18. Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh của
cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro sau 8 tuần nuôi cấy .............................................. 131
Hình 3.19. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong
hệ thống thủy canh in vitro khi bổ sung thêm nano chitosan sau 8 tuần
nuôi cấy ............................................................................................. 137
Hình 3.20. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong
hệ thống thủy canh in vitro khi bổ sung thêm nano chitosan sau 8 tuần

nuôi cấy ............................................................................................. 138

xix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) thuộc họ Phong lan
(Orchidaceae) là một trong những loại thảo dược quý hiếm của Việt Nam. Theo
khảo sát, nước ta có tới 12 loài lan Kim Tuyến trong đó loài Anoectochilus
setaceus Blume. thường gặp nhất và có giá trị thương mại rất cao, gấp hàng chục
lần so khác các loài khác (Phùng Văn Phê và cộng sự, 2010). Chúng mọc dưới
tán rừng nguyên sinh, hầu hết là nguyên thủy, rậm thường xanh nhiệt đới mưa
mùa cây lá rộng trên sườn núi đá granit, riôlit, phiến sét, ở độ cao 500 – 1600 m,
rải rác thành từng nhóm vài ba cây trên đất ẩm, rất giàu mùn và lá cây rụng.
Trong Đông y, lan Kim Tuyến là loài lan quý được biết đến với nhiều khả
năng trong việc chữa trị các bệnh lao phổi, khô phổi, ho ra máu, thần kinh suy
nhược, tăng cường sức khỏe,... Trong y học, lan Kim Tuyến được sử dụng làm
thuốc trị lao phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp, đau nhức khớp xương, chấn
thương, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản, viêm gan mãn tính, suy nhược
thần kinh; giúp tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng
khuẩn. Bên cạnh ở một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy rằng Lan Kim Tuyến
còn có khả năng ngăn ngừa khối ưu ác tính, dược phẩm hữu ích cho bảo vệ gan,
chống loãng xương, cải thiện trí nhớ,…
Thành phần hóa học của lan kim tuyến bao gồm các chất như quercetin,
isoharmnetin-3-O-beta-D-glucopyranosid,kaempferol-3-O-beta-D-lucopyranosid,
5-hydroxy-3'-4'-7'-trimethoxyflavonol-3-O-beta-D-rutinosid và isorhamnetin-3O-beta-D-rutinosid.
Đặc biệt, cách đây vài năm, rộ lên cơn sốt lan Kim Tuyến khi các đầu mối
Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc mua lại với giá khoảng 3,5 – 4 triệu đồng /1
kg tươi. Vì vậy, rất nhiều người dân đã lặn lội trong rừng sâu, lùng hái lá Lan

Gấm để bán cho các đầu mối thu mua với giá khoảng 500 ngàn đồng 1/kg lá tươi,
dần dần khiến Lan Kim Tuyến khan hiếm, cạn kiệt dẫn đến giá của nó được đẩy
lên cao.
Tuy là loài có khu phân bố rộng nhưng với số lượng cá thể không nhiều,
tái sinh chậm và đòi hỏi điều kiện sống ngặt nghèo ngày càng hiếm. Đã bị khai
1


thác liên tục trong nhiều năm, hiện đã trở nên giảm sút rõ rệt, có nguy cơ bị tuyệt
chủng.
Hiện tại lan Kim Tuyến đã có tên trong sách đỏ Việt Nam trong Danh mục
Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số
32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử
dụng vì mục đích thương mại.
Nhờ vào khả năng dược liệu mà cây lan Kim Tuyến ngày càng bị thu hái
đến mức cạn kiệt. Do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu đượcc thực hiện để
nhân giống loài lan này. Phương pháp được nghiên cứu chủ yếu để nhân giống là
phương pháp nuôi cấy in vitro. Tuy đã có nhiều nghiên cứu nhưng các nghiên
cứu vẫn tiếp tục được thực hiện để nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhất.
Trong nhân giống in vitro thực vật, ánh sáng khác nhau về chất lượng,
cường độ và thời gian chiếu sáng đều có ảnh hưởng lên sự sinh trưởng, phát triển
của thực vật. Tổng lượng ánh sáng mà cây thu nhận trong suốt quá trình chiếu
sáng có tác động trực tiếp lên quang hợp, sự sinh trưởng và năng suất của cây.
Các nghiên cứu trong nước về lĩnh vực nuôi cấy mô hiện nay chủ yếu tập trung
vào nghiên cứu ảnh hưởng của các phytohormone trong quá trình phát sinh hình
thái hay sinh trưởng và phát triển của thực vật mà chưa đi sâu tìm hiểu vai trò của
ánh sáng trong nhân giống in vitro, đặc biệt là nguồn chiếu sáng từ đèn LED
(Light - Emitting Diode). Hiện nay, đèn LED là thiết bị chiếu sáng đầy hứa hẹn
cho các phòng nuôi cấy mô và nâng cao khả năng tăng trưởng sinh học nhờ vào
kích thước nhỏ, cấu trúc rắn, an toàn và tuổi thọ cao.

Chitosan, chất dẫn xuất khử acetyl (deacetylated) của chitin có nguồn gốc
từ vách tế bào của nấm, vỏ của các loài giáp xác, biểu bì của côn trùng và một số
loài tảo đã được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp như là chất thân thiện với
môi trường vì nó dễ dàng phân hủy và không ảnh hưởng sức khỏe con người.
Chitosan và các dẫn xuất của nó là đáp ứng tự vệ của thực vật và được sử dụng
như là hợp chất tự nhiên để chống lại các bệnh tiền và sau thu hoạch
(Uthairatanakij et al., 2007). Thêm vào đó, nhiều báo cáo cho thấy chitosan giúp
gia tăng sự sinh trưởng của cây trồng. Mới đây, chitosan được ghi nhận là chất
kích thích sinh trưởng ở một số loài thực vật, trong đó có cây lan. Trong nhân
2


giống in vitro, chitosan đã được sử dụng và có hiệu quả cải thiện chất lượng cây
con, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự thuần dưỡng cây con ở điều kiện ex
vitro (Nge et al., 2006). Hiệu quả của chitosan lên sự sinh trưởng và phát triển
của lan Dendrobium dưới dạng phun lên cây trồng bên ngoài cũng như bổ sung
vào môi trường nuôi cấy in vitro đã được báo cáo (Chandrkrachang, 2002;
Limpanavech et al., 2003; Nge et al., 2006).
AgNO3 là chất có khả năng điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của
chồi thông qua tác động vào quá trình trao đổi ethylene (Biddington 1992),
AgNO3 ức chế hoạt động của ethylene (Beyer, 1976), nên khi bổ sung chất này
vào môi trường nuôi cấy có thể ức chế việc tổng hợp ethylene hoặc chức năng
của ethylene bằng cách tác động lên quá trình tổng hợp hoặc tác động lên tính
hiệu trao đổi chất (Pua và Chi, 1993), qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Tao và Li (2006) cũng quan sát được hiêu quả khi cho bạc
nitrate lên sự sinh trưởng chồi của loài Torenia Fournieri ở nồng độ 25mg/l.
CuSO4 và Co(NO3)2 có khả năng ức chế tổng hợp ethylene (Lau và Yang,
1976), bên cạnh 2 chất này còn là nguồn kháng ảnh hưởng đến sự phát sinh hình
thái ở thực vật nuôi cấy như tạo rễ bất định. Schwambach và cộng sự (2005)
chứng minh Cu, Co, Ca và Zn trong môi trường nuôi cấy đã có ảnh hưởng đáng

kể đến sự tạo rễ bất định trên đối tượng Eucalyptus globulus Labill.
Vật liệu nano đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trong thập kỷ đầu
tiên của thế kỷ XXI. Công nghệ nano đã cung cấp công cụ và nền tảng kỹ thuật
cơ bản cho việc nghiên cứu và chuyển đổi các hệ thống sinh học (Ruffini,
Roberto, 2009). Công nghệ nano có tiềm năng cách mạng hoá ngành nông nghiệp
và công nghiệp thực phẩm với các công cụ mới cho việc điều trị các bệnh liên
quan đến phân tử, phát hiện bệnh nhanh chóng và tăng cường khả năng hấp thu
các chất dinh dưỡng của thực vật; đồng thời giúp ngành nông nghiệp chống lại
các loại virus và các tác nhân gây bệnh phá hỏng mùa màng (Joseph, Morrison,
2006).
Nhằm duy trì được giống cây lan Kim Tuyến đã có nhiều nghiên cứu thực
hiện về việc nhân nhanh giống cây này bằng phương pháp in vitro. Tuy nhiên
phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế khi làm giảm sức sống của cây nuôi cấy
3


như: độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ không đổi, cường độ dòng photon quang hợp
thấp, nồng độ CO2 dao động lớn, sự hiện diện của đường, muối và chất điều hòa
sinh trưởng ở nồng độ cao trong môi trường,…Nên đã có một số nghiên cứu
nhân giống được thực hiện bằng phương thủy canh in vitro nhằm khắc phục
nhược điểm của nuôi cấy in vitro.
Do đó để bảo toàn được giống cây quý hiếm và nhằm đáp ứng được nhu
cầu của thị trường đối với lan Kim Tuyến. Chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số yếu tố, đèn LED trong hệ thống thủy canh in vitro đến
quá trình nhân giống lan Kim Tuyến (Anoetochilus setaceus Blume.) một loài
dược liệu quý hiếm.” nhằm bảo toàn và phát triển loài dược liệu quý của Việt
Nam.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Xây dựng quy trình nuôi cấy thủy canh in vitro cây lan Kim Tuyến sẽ cung

cấp những cơ sở khoa học cho công tác nhân giống thủy canh in vitro cây trồng
nói chung và cây lan Kim Tuyến nói riêng. Cung cấp cơ sở khoa học cho bảo vệ
nguồn gene lan Kim Tuyến là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay.
Nghiên cứu ảnh hưởng đèn LED đến sự sinh trưởng của cây lan Kim Tuyến cung
cấp cơ sở khoa học để đánh giá ảnh hưởng của đèn LED đến nuôi cấy thủy canh
in vitro lan Kim Tuyến. Bên cạnh đó nhằm đánh giá được ảnh hưởng của muối
kim loại và nano kim loại đến sự tăng trưởng của lan Kim Tuyến.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu quá trình nhân nhanh chồi, rễ cũng như sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn chỉnh sẽ góp phần phần rất lớn trong công tác nhân nhanh lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.). Từ đó, có thể tạo ra số lượng lớn cây
con có chất lượng tốt, làm giảm giá thành, đáp ứng được nhu cầu lan Kim Tuyến
trên thị trường và giúp bảo tồn nguồn dược liệu quý.
3. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và để bảo tồn nguồn cây
quý đã có nhiều các nghiên cứu về nhân nhanh cây lan Kim Tuyến nhưng đều
chủ yếu thực hiện bằng phương pháp nhân giống in vitro.
4


Nguyễn Quang Thạch và Phí Thị Cẩm Niệm (2012), đã thiết lập quy trình
nhân nhanh in vitro hoàn chỉnh loài lan Kim Tuyến Anoectochilus setaceus với
nguyên liệu là chồi và mắt đốt ngang thân. Trương Thị Bích Phượng và Phan
Ngọc Khoa (2013) cũng đã nhân lan Kim Tuyến qua nuôi cấy cụm protocorm
(2,0 × 2,0 mm) được hình thành từ hạt. Trước nhu cầu rất lớn về lan Kim Tuyến
dùng để làm thuốc, thực phẩm chức năng của các công ty dược và người dân,
một số trung tâm nuôi cấy mô đã chuyển hướng nghiên cứu nhân nhanh giống
lan Kim Tuyến in vitro.
Nguyễn Thị Hồng Gấm và cộng sự (2010) đã nghiên cứu nghiên cứu kỹ
thuật nhân nhanh chồi in vitro loài lan Kim Tuyến Anoectochilus roxburghii

(Wall.) Lindl. Sử dụng môi trường để nhân nhanh chồi lan Kim Tuyến in vitro là
Knudson C cải tiến. Thể chồi 8 tuần tuổi từ phôi hạt chín và chồi từ thể chồi cao
từ 2 – 3 cm là phù hợp nhất để nhân nhanh trong môi trường thích hợp Knudson
C cải tiến bổ sung 0,5 mg/l BAP + 0,3 mg/l Kinetin + 0,3 mg/l NAA + 100 ml/l
ND + 100 g/l dịch chiết khoai tây + 20 g/l sucrose + 7 g/l agar + 0,5 g/l AC.
Chow và cộng sự (1982) đã nghiên cứu về nguồn vật liệu sử dụng cho
nhân sinh khối in vitro loài Anoectochilus formosanus rất đa dạng. Năm 1987,
Liu và cộng sự đã chọn chồi đỉnh để nuôi cấy mô. Cũng năm 1987, Ho và cộng
sự, năm 1992, Lee và cộng sự đã sử dụng phôi hạt để làm nguồn vật liệu nuôi
cấy.
Năm 2001, các tác giả Shiau và cộng sự đã nghiên cứu thành công loài lan
Kim Tuyến (Anoectochilus formosanus Hayata.) từ hạt với công thức môi trường
vào mẫu là: 1/2MS + 0,2% than hoạt tính + 8% dịch chiết chuối. Môi trường
được sử dụng để nhân nhanh chồi là: 1/2MS + 0,2% than hoạt tính + 8% dịch
chiết chuối + 2mg/l BAP + 0,5 mg/l NAA.
Trần Thị Hồng Thúy (2014) đã hoàn thiện quy trình nuôi cấy in vitro và
nghiên cứu ảnh hưởng đèn LED đến sự sinh trưởng của cây lan Kim Tuyến.
Các phương pháp nghiên cứu về hệ thống thủy canh in vitro chưa được
nghiên cứu nhiều và vẫn chưa được áp dụng trên cây lan Kim Tuyến. Trong nước
ta chỉ có một số nghiên cứu trên hệ thống này.

5


Về hệ thống thủy canh in vitro thì có rất ít nghiên cứu báo cáo về hệ thống
này trong nhân giống in vitro. Năm 2004, Nhựt và cộng sự đã nghiên cứu về hình
thành củ bi trực tiếp của cây khoai sọ (Colocasia esculenta spp.) cũng như cảm
ứng tăng trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm trong hai hệ thống (1) nuôi
trồng trong đất (2) và nuôi trồng trong hệ thống thủy canh hộp xốp sau 15 hoặc
30 ngày. Nguyen và cộng sự (2005) đã sử dụng hệ thống thủy canh in vitro trong

sản xuất PLB của cây địa lan (Cymbidium spp.).
4. Mục đích Nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của muối kim loại, dung dịch nano kim loại, hệ thống
nguồn chiếu sáng LED, cũng như các loại giá thể đến sự tăng trưởng và tạo cây
hoàn chỉnh từ chồi lan Kim Tuyến nhằm thiết lập môi trường thích hợp nhất cho
sự sinh trưởng và phát triển của chồi, rễ lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume.) trong hệ thống thủy canh in vitro nhằm góp phần nhân nhanh lan Kim
Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.), giúp hạ giá thành và bảo tồn loài dược
liệu quý này của Việt Nam.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Khảo sát ảnh hưởng của bạc nitrate (AgNO3) đến sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong
hệ thống thủy canh in vitro.

-

Khảo sát ảnh hưởng của đồng sulfate (CuSO4) đến sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong
hệ thống thủy canh in vitro.

-

Khảo sát ảnh hưởng của chitosan đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro.

-


Khảo sát ảnh hưởng của nano bạc đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro.

-

Khảo sát ảnh hưởng của nano đồng đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh của lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.) trong hệ thống
thủy canh in vitro.
6


×