Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán độc lập nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

---------------

PHẠM XUÂN ĐÔNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
ĐỘC LẬP - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành: 60340301

TP. HCM, tháng 05/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

---------------

PHẠM XUÂN ĐÔNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
ĐỘC LẬP - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS TRẦN PHƯỚC

TP. HCM, tháng 05/2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN PHƯỚC

PGS.TS. Trần Phước
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh ngày 06 tháng 05 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên

STT

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Chủ tịch

2


PGS.TS. Trần Văn Tùng

Phản biện 1

3

TS. Huỳnh Tấn Dũng

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Văn Dược

5

PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng

Uỷ viên
Uỷ viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHÒNG QLKH-ĐTSĐH

TP.HCM, ngày…… tháng…… năm 2018

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: Phạm Xuân Đông

Giới tính

: Nam

Ngày, tháng, năm sinh

: 10/09/1976

Nơi sinh

: Thanh Hóa

Chuyên ngành

: Kế toán

MSHV


: 1641850005

I – Tên đề tài:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỊCH
VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
II – Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán và đưa ra một số kiến nghị phù hợp để nâng cao chất lượng kiểm toán.
III – Ngày giao nhiệm vụ: 24/07/2017
IV – Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/03/2018
V – Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Phước
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. TRẦN PHƯỚC

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tất cả những nội dung kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được
trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Học viên thực hiện luận văn

Phạm Xuân Đông



ii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Viện Đào tạo sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa
và Quý Thầy, Cô khoa Kế toán Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá trình đào tạo,
nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Trần Phước, người đã tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn đến các anh chị kiểm toán viên, Ban giám đốc các công ty kiểm
toán, Qúy thầy (cô) giáo dạy kiểm toán, các trợ lý kiểm toán và Quý Thành viên
Hội đồng các cấp đã hỗ trợ, trao đổi và chia sẻ, đánh giá và đóng góp ý kiến quý
báu trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo sát và thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn học viên cao học đã nhiệt tình hỗ trợ, động
viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
Tác giả luận văn

Phạm Xuân Đông


iii

TÓM TẮT
Ngày nay, kiểm toán được xem là một nghề “tai mắt” cho công chúng. Các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay các công ty đại chúng phải được kiểm toán để
bảo đảm cho người sử dụng rằng báo cáo tài chính họ phát hành là trung thực và
hợp lý. Điều này đặt ra câu hỏi thế nào là một cuộc kiểm toán có chất lượng tốt?

Vai trò của hoạt động kiểm toán độc lập cũng ngày càng quan trọng, trước
hết đối với doanh nghiệp được kiểm toán, ngoài việc nhận được ý kiến kiểm toán về
tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, doanh nghiệp còn được kiểm toán
viên đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói
chung. Đối với doanh nghiệp kiểm toán thì việc cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất
lượng, làm hài lòng khách hàng sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường kiểm
toán. Với vai trò đó, hoạt động kiểm toán độc đã dần gây dựng được lòng tin của xã
hội đối với nghề nghiệp kiểm toán
Theo Uỷ ban Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế (IAASB), chất lượng kiểm toán
không dễ xác định do nhiều yếu tố đa dạng ảnh hưởng đến chất lượng. Vì vậy, chất
lượng kiểm toán là vấn đề quan trọng cần nhiều sự chú ý hơn. Để hiểu rõ về chất
lượng kiểm toán, cần phải tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán.
Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng kiểm toán như: quy mô công ty kiểm toán, giá phí kiểm toán, dịch vụ phi
kiểm toán, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, đồng
thời khám phá sự tác động của nhân hồ sơ và phương pháp kiểm toán ảnh hưởng
đến chất lượng kiểm toán; so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước và
đưa ra kiến nghị với mục đích nâng cao chất lượng dích vụ kiểm toán độc lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh.


iv

ABSTRACT
Today, the profession of audit is “the eye” of the public. The foreigninvested or public companies must be audited to assure to the users that their
financial statements are true and fair. This raises the question of what is a good
quality of the audit?
The role of independent auditing is also increasingly important, first of all for
audited firms, besides receiving an audit opinion on the truthfulness and rationality

of the financial statements, The auditor makes recommendations to improve the
control system, improve efficiency in financial management in particular and
business operations in general. For auditing firms, providing quality audit services,
satisfying customers will increase the competitiveness in the auditing market. In
that role, independent auditing activities have gradually built up the trust of society
in the audit profession
According to the International Auditing and Assurance Standards Board
(IAASB), audit quality is not easy to define because of many factors affecting
quality. Therefore, audit quality is the significant issue that requires more
considerable attention. Understanding how audit quality is important requires
investing audit quality factors more precisely. Hence, the research objectives of this
thesis are to review the factors affecting audit quality such as size of audit
companies, audit fee, non-audit services, competence of the auditors; It also
explores the impact of multipliers and audit methods that affect audit quality;
compare the results of the study with previous studies and make recommendations
for the purpose of improving the quality of independent auditing in Ho Chi Minh
City.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1

1. Lý do hình thành đề tài .......................................................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .............................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài...........................................6
1.1.1. Nhóm nghiên cứu về chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL .......................6
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
dịch vụ KTĐL .......................................................................................................8
1.1.2.1. Quy mô CTKT .......................................................................................8
1.1.2.2. Giá phí kiểm toán ................................................................................10
1.1.2.3 Nhiệm kỳ kiểm toán .............................................................................11
1.1.2.4. Dịch vụ phi kiểm toán .........................................................................12
1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nước ...........................................................13
1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu trước đây và khoảng trống nghiên
cứu.........................................................................................................................16
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................19


vi

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................20
2.1. Các vấn đề chung ...........................................................................................20
2.1.1. Khái niệm về kiểm toán ............................................................................20
2.1.2. Sự cần thiết của Kiểm toán .......................................................................21
2.2. Tổng quan về chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán độc lập ....................23
2.2.1. Khái niệm chất lượng ...............................................................................23
2.2.2. Khái niệm về chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán độc lập ...............28

2.2.2.1. Chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của khách hàng. ........................29
2.2.2.2. Chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của DNKT ................................31
2.2.2.3. Chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của người sử dụng BCKT (nhà
đầu tư, đối tác, hội nghề nghiệp, công chúng…) .............................................31
2.3. Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................34
2.3.1. Lý thuyết đại diện .....................................................................................34
2.3.2. Vận dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu ................................................34
2.4. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL
...............................................................................................................................35
2.4.1. Nhân tố bên trong .....................................................................................35
2.4.1.1. Nhân tố liên quan đến bản thân DNKT ...............................................36
2.4.1.2. Nhân tố liên quan đến KTV ................................................................42
2.4.2. Nhân tố bên ngoài .....................................................................................44
2.4.2.1. Mục tiêu kiểm toán của khách hàng ....................................................44
2.4.2.2. Các chuẩn mực, quy định pháp lý .......................................................45
2.4.2.3. Sự cạnh tranh trên thị trường ...............................................................45
2.4.2.4. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài ......................................................45
2.5. Khuôn mẫu chất lượng kiểm toán theo Ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm
toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB) .......................................................................46
2.5.1. Lịch sử phát triển của Khuôn mẫu chất lượng kiểm toán ........................46
2.5.2. Nội dung chính của Khuôn mẫu chất lượng kiểm toán ............................47
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................48


vii

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................49
3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................49
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................49
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................49

3.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ........................................................................51
3.3. Nghiên cứu định tính .....................................................................................52
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ...................................................................52
3.3.2. Kết quả thảo luận với chuyên gia .............................................................53
3.3.3. Mô hình nghiên cứu chính thức của luận văn ..........................................54
3.3.4. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................56
3.4. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................56
3.4.1. Xây dựng thang đo ...................................................................................56
3.4.2. Xây dựng bảng câu hỏi .............................................................................67
3.4.3. Phương pháp đo lường và xử lý dữ liệu ...................................................68
3.4.4. Phương pháp khảo sát và mẫu khảo sát ....................................................69
3.4.5. Phân tích hồi quy ......................................................................................70
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................71
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................... 72
4.1. Thực trạng chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính trong
thời gian qua tại Việt Nam ....................................................................................72
4.1.1. Những thành tựu đạt được của ngành Kiểm toán độc lập ........................72
4.1.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính .................................73
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm: ..................................................................75
4.2.1. Kết quả thu thập mẫu. ...............................................................................75
4.2.2. Mô tả cơ cấu mẫu. ....................................................................................76
4.2.3. Kết quả phân tích dữ liệu. .........................................................................78
4.2.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo....................................................78
4.3.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA). .....................................84
4.3.2.3. Kết quả Phân tích hồi quy. ................................................................89


viii

4.3.2.4. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu. ........................................93

4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu thực nghiệm................................................94
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................96
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................98
5.1. Kết luận ..........................................................................................................98
5.2. Hàm ý và Kiến nghị .......................................................................................99
5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................102
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................102
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................104
PHỤ LỤC 1, 2, 3, 4, 5, 6


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AAA

American Accounting Association
(Hiệp hội Kế toán Mỹ)

BCTC

Báo cáo tài chính

CMKiT

Chuẩn mực kiểm toán

CLKT


Chất lượng kiểm toán

CTKT

Công ty kiểm toán

DN

Doanh nghiệp

DNKT

Doanh nghiệp kiểm toán

IAASB

IFAC

The International Auditing and Assurance Standards Board
(Uỷ ban Chuẩn mực Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo Quốc tế)
International Federation of Accountants
(Liên đoàn Kế toán Quốc tế)

KTĐL

Kiểm toán độc lập

KT-KiT


Kế toán kiểm toán

KTV

Kiểm toán viên

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VACPA

Vietnam Association of Certified Public Accountant
(Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam)


x

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Các đối tượng khác nhau sử dụng kết quả kiểm toán .................................... 22
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán tại
Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 51
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ........................................................... 52
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức ..................................................................... 55


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.9: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo ................................................................ 67

Bảng 4.1: Tình hình chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL của các doanh nghiệp
kiểm toán qua kết quả kiểm tra hàng năm ..................................................................... 73
Bảng 4.2. Thống kê kết quả thu thập bảng câu hỏi ........................................................ 76
Bảng 4.3: Thống kê về tuổi tác ...................................................................................... 76
Bảng 4.4: Thống kê về nghề nghiệp .............................................................................. 76
Bảng 4.5: Thống kê về kinh nghiệm làm việc liên quan đến kế toán-kiểm toán ........... 77
Bảng 4.6: Thống kê về tần suất sử dụng BCTC............................................................. 78
Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Quy mô công ty kiểm toán. ............. 79
Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Gía phí kiểm toán. ........................... 80
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhân viên phục vụ. ........................... 80
Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Dịch vụ phi kiểm toán. .................. 81
Bảng 4.11. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Trình độ chuyên môn. .................... 82
Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Đạo đức nghề nghiệp. .................... 82
Bảng 4.13. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Hồ sơ và phương pháp kiểm toán. . 83
Bảng 4.14. Hệ số Cronbach’s Alpha của chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL. ........... 84
Bảng 4.15. Kiểm định KMO và Bartlett ........................................................................ 85
Bảng 4.17. Ma trận xoay nhân tố ................................................................................... 86
Bảng 4.18. Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................. 90
Bảng 4.19. Kiểm định Spearman. .................................................................................. 90
Bảng 4.20. Kết quả ước lượng mô hình ......................................................................... 92
Bảng 4.21. Tóm tắt mô hình........................................................................................... 93
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình ........................................................ 93


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài và gắn liền với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của xã

hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm toán khác nhau đã lần lượt hình thành, trong
đó hoạt động KTĐL là một trong những hoạt động rất phát triển trong nền kinh tế
thị trường.
Vai trò của hoạt động KTĐL cũng ngày càng quan trọng, trước hết đối với
DN được kiểm toán, ngoài việc nhận được ý kiến kiểm toán về tính trung thực và
hợp lý của BCTC, DN còn được KTV đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ
thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng
như hoạt động kinh doanh nói chung. Đối với DNKT thì việc cung cấp hoạt động
kiểm toán có chất lượng, làm hài lòng khách hàng sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh
trên thị trường kiểm toán. Với vai trò đó, hoạt động KTĐL đã dần gây dựng được
lòng tin của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán.
Chính vì vậy mà chất lượng chất lượn ghoạt động kiểm toán độc lập là yếu tố
rất quan trọng cần được tìm hiểu và hoàn thiện nhằm phát huy tốt nhất vai trò kiểm
toán độc lập để đạt chất lượng hoạt động kiểm toán tốt nhất.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kiểm toán nói chung và KTĐL nói riêng từ khi thành lập vào năm
1991 với hai công ty kiểm toán đầu tiên và cho đến năm 2017, cả nước Việt Nam có
khoảng 180 doanh nghiệp kiểm toán hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Việc
ra đời của nghề nghiệp kiểm toán đóng góp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp trên cả nước và góp phần vào sự phát triển chung của nền
kinh tế quốc gia. BCTC đã được kiểm toán bởi các KTV và CTKT là ý kiến đáng
tin cậy về tình hình tài chính của các doanh nghiệp; từ đó thu hút sự tham gia của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì thế, các văn bản pháp luật quy định
đối với nghề nghiệp kiểm toán cũng lần lượt ra đời nhằm tăng tính pháp lý, ràng
buộc và định hướng CTKT hoạt động theo yêu cầu của pháp luật.


2

Mặc dù đã có những văn bản pháp luật quy định về kiểm toán BCTC nhưng

vẫn còn rất nhiều trường hợp CTKT và KTV vô tình hay cố ý làm sai. Căn cứ vào
kết quả kiểm tra tình hình hoạt động năm 2015 của 30 công ty kiểm toán được Hiệp
hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) công bố cũng cho thấy còn
nhiều tồn tại, hạn chế: từ chấp hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đến ký kết hợp
đồng hoạt động và quản lý khách hàng, cũng như quy trình kiểm toán và hồ sơ làm
việc. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến vi phạm trong BCTC
của các doanh nghiệp đã không được CTKT phát hiện, kiến nghị và xử lý kịp thời.
Gần đây nhất năm 2016, Công ty Gỗ Trường Thành (HOSE) liên quan đến gian lận
hàng tồn kho mà Công ty DFK không phát hiện ra... Thông qua các sự kiện này
càng làm cho các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước như Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, Bộ Tài chính, VACPA…lo ngại nhiều hơn về chất lượng hoạt
động kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết, cũng như vai trò của các CTKT
độc lập, nếu các BCTC đã được kiểm toán trở nên không đáng tin cậy.
Các KTV và CTKT độc lập với trách nhiệm xác minh độ tin cậy của các
BCTC, sẽ đưa ra ý kiến về BCTC đã được kiểm toán và cho rằng BCTC không còn
chứa đựng các sai sót trọng yếu, hoặc nếu có thì chúng đều đã được phát hiện và
báo cáo. Thông qua khả năng đảm bảo này của KTV và CTKT, chất lượng cuộc
kiểm toán được đánh giá đạt hoặc chưa đạt yêu cầu.
Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hoạt động KTĐL. Các nghiên cứu trước chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hoạt động KTĐL thành nhóm nhân tố thuộc về KTV, nhóm nhân tố thuộc về
CTKT và nhóm nhân tố bên ngoài. Tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, theo
tìm hiểu của tác giả chỉ có một số nghiên cứu các đặc điểm, tính cách của KTV tác
động đến chất lượng hoạt động KTĐL tại Việt Nam và chưa có nhiều những nghiên
cứu các đặc điểm, quy mô của KTV và CTKT tác động đến chất lượng hoạt động
KTĐL tại Việt Nam.
Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động dịch vụ kiểm toán độc lập – nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phồ



3

Hồ Chí Minh” phản ánh tính cấp thiết, góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được
quan tâm, đồng thời là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán tại các CTKT độc lập qua đó hoàn thiện
hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM trong tiến trình đổi mới hội nhập kinh tế thế
giới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hoạt động KTĐL thông qua khảo sát các đối tượng đang công tác trong
ngành kiểm toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng
hoạt động KTĐL ở thành phố Hồ Chí Minh; qua đó làm cơ sở đề xuất kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL tại các CTKT ở thành phố Hồ Chí
Minh.
 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình chung của chất lượng hoạt động KTĐL khu vực
Tp.HCM hiện nay.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL khu vực
Tp.HCM.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL khu vực
Tp.HCM
 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài tập trung nghiên cứu để
trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
KTĐL khu vực Tp.HCM và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến CLKT?
Câu hỏi 2: Chất lượng hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM hiện nay như thế
nào?
Câu hỏi 3: Căn cứ các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT cần đưa ra những hàm

ý gì nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM?


4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là CLKT và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Với đối tượng khảo sát chính
là các nhân viên chuyên nghiệp đang làm ở các vị trí khác nhau như chủ phần hùn,
chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán và trợ lý kiểm toán trong các DNKT,
các giảng viên dạy Kế toán kiểm toán tại các Trường Đại học khu vực TP.HCM
 Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chỉ thực hiện khảo sát trong phạm vi
TP.HCM và tập trung vào hoạt động KTĐL, không nghiên cứu các loại kiểm toán
khác như kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu định tính
Thông qua các phương pháp đặc thù như phương pháp tổng hợp, thống kê
phân tích số liệu, nguồn tài liệu thu thập từ các báo cáo, thống kê. Phương pháp
nghiên cứu định tính được dùng để khái quát hóa, mô tả các lý thuyết về chất lượng
hoạt động KTĐL, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL
 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định, kiểm chứng
các nhân tố ảnh hưởng đến chất hoạt động dịch vụ kiểm toán độc lập khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tác giả tổng hợp kết quả của các nghiên cứu có liên
quan để từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT, sau đó sử dụng công cụ
khảo sát là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp hoặc qua email hoặc khảo sát trực tuyến
qua công cụ Google Docs đến các đối tượng khảo sát. Các kỹ thuật phân tích thống
kê với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để đưa ra được kết quả
nghiên cứu bao gồm: thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân

tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.


5

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dựa
trên các nghiên cứu trước cả trong và ngoài nước Việt Nam, luận văn có một số
đóng góp cơ bản sau:
- Một là, về mặt lý luận, luận văn hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về chất
lượng kiểm toán và các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán.
- Hai là, về mặt thực tiễn, luận văn đưa ra được mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm toán, tạo một cái nhìn tổng quát về các nhân tố theo 3
nhóm đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán.
Nhờ vào việc nghiên cứu và chỉ ra các nhân tố tác động đến chất lượng
kiểm toán một cách có hệ thống mà luận văn này có thể là tư liệu tham khảo cho các
tổ chức và cá nhân nghiên cứu về hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Hoặc,
luận văn cũng có thể là tư liệu cho nhà lập pháp thay đổi pháp luật để tham khảo,
ngăn ngừa các báo cáo kiểm toán kém chất lượng.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5
chương sau:
-

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất

lượng hoạt động kiểm toán độc lập
-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu


-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

-

Chương 5: Kết luận, giải pháp và hướng nghiên cứu trong tương lai.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL luôn là chủ đề thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, trong đó có các nhà nghiên
cứu ở Việt Nam. Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL đã được thực hiện trên thế giới và Việt
Nam. Việc lược khảo các nghiên cứu này là cơ sở để tác giả xác định được những
khoảng trống nghiên cứu. Các nghiên cứu về chất lượng hoạt động KTĐL được tác
giả chia thành hai nhóm: (i) các nghiên cứu công bố ở nước ngoài; và (ii) các
nghiên cứu công bố trong nước.
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
Các công trình nghiên cứu được công bố ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào
hai hướng nghiên cứu chính. Nhóm thứ nhất đánh giá về chất lượng hoạt động dịch
vụ KTĐL. Trong khi nhóm thứ hai tập trung tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL.

1.1.1. Nhóm nghiên cứu về chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL
Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu tổng hợp của Chadegani (2011) về chủ đề
các dòng nghiên cứu chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán. Nghiên cứu này tổng
hợp lại các nghiên cứu thực nghiệm trong những thập niên vừa qua trên thế giới
nhằm đánh giá những gì các nhà nghiên cứu đã thực hiện được về vấn đề chất lượng
kiểm toán và chỉ ra các hạn chế trong các tài liệu nghiên cứu này. Chadegani (2011)
phân chia những nghiên cứu trong lĩnh vực này thành 07 nhóm:
- Sử dụng công cụ đo lường trực tiếp (sự phù hợp của BCTC với Các
nguyên tắc kế toán được thừa nhận (GAAP - Generally Accepted Accounting
Principles), hay ý kiến về khả năng hoạt động liên tục, hoặc sự phá sản) hoặc gián
tiếp (quy mô, danh tiếng, nhiệm kỳ, phí dịch vụ, khả năng chuyên môn hóa) chất
lượng kiểm toán;
- Các nghiên cứu dựa trên nguồn gốc của sự khác biệt về thể chế giữa các
quốc gia, khác biệt thực hành giữa các cá nhân và khác biệt do chuyên môn hóa;


7

- Các nghiên cứu dựa trên kết quả đầu ra (output) (ý kiến kiểm toán), quá
trình thực hiện (process) (môi trường kiểm toán, quá trình thực hiện, dự đoán doanh
thu và quản trị doanh thu) và dữ liệu đầu vào (input) (nhận thức của KTV và đấu
thầu kiểm toán bắt buộc);
- Các khía cạnh của tổ chức (công ty và đội ngũ kiểm toán);
- Quan điểm hành vi và chất lượng kiểm toán (giảm chất lượng kiểm toán,
lý luận đạo đức, mối quan hệ và quan điểm hành vi, đạo đức của KTV, vốn con
người, chất lượng hoạt động dịch vụ, chất lượng kỹ thuật, danh tiếng, kinh nghiệm,
năng lực, độc lập);
- Các nhận thức khác nhau về chất lượng kiểm toán (nhận thức của cổ đông,
KTV, các nhà phân tích và chủ tịch ủy ban kiểm toán, khách hàng, thanh tra liên
bảng và các nhà báo kinh tế); và

- Các dòng nghiên cứu khác.
Một nghiên cứu gần đây nhất là của Pham Hoa và cộng sự (2014) tạm dịch
là: “Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam”. Nghiên cứu nhằm
mục đích kiểm tra nhận thức của đội ngũ KTV về chất lượng kiểm toán và các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam. Thông qua khảo sát ở
10 CTKT khác nhau, tác giả thu về được 128 bảng trả lời từ đội ngũ nhân viên kiểm
toán. Kết quả khảo sát cho thấy có mối tương quan tích cực giữa quy mô CTKT và
KTV chuyên nghiệp với chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, việc đấu thầu cạnh tranh
(competitive bidding) để tham gia kiểm toán và dịch vụ phi kiểm toán bổ sung cũng
ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Thêm vào đó, nhóm tác giả còn chỉ ra rằng
những KTV không tham gia thỏa thuận kiểm toán dài hạn (long-term audit
engagement) thì đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán kém hơn so với những KTV
tham gia thỏa thuận kiểm toán dài hạn. Cuối cùng, nghiên cứu cũng phát hiện ra
rằng doanh thu của nhân viên và công việc trước đây với khách hàng có ảnh hưởng
tiêu cực đến chất lượng kiểm toán tại Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối
tượng khảo sát là những người quản lý, điều hành và người sử dụng báo cáo, cũng


8

như thêm biến tính cạnh tranh về năng lực của các CTKT để đánh giá toàn diện hơn
chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
dịch vụ KTĐL
1.1.2.1. Quy mô CTKT
Nghiên cứu của DeAngelo (1981b) về quy mô công ty kiểm toán và chất
lượng kiểm toán. Theo DeAngelo, để tồn tại và phát triển CTKT phải nâng cao chất
lượng dịch vụ KTĐL. Tuy nhiên, khi phát triển cần nhắc đến biên độ tăng thêm
(quasi-rents), đó là áp lực kinh tế khiến cho CTKT cân nhắc đến việc cân bằng chất
lượng dịch vụ KTĐL. Cụ thể, CTKT phải xem xét đến việc: (i) có được một đơn vị

biên độ tăng thêm từ một khách hàng cụ thể (do CTKT cố tình giảm chất lượng dịch
vụ KTĐL để duy trì khách hàng); và (ii) dòng các đơn vị biên độ tăng thêm từ nhiều
khách hàng khác có thể bị mất khi những hành vi cố tình làm giảm chất lượng dịch
vụ KTĐL của CTKT bị công chúng phát hiện. Nói cách khác, CTKT nào có càng
nhiều khách hàng (số lượng khách hàng là một trong những tiêu chí đánh giá quy
mô của CTKT) thì càng có khả năng bị mất càng nhiều biên độ tăng thêm trong
trường hợp những sai phạm của KTV bị phát hiện. Như vậy, quy mô (số lượng
khách hàng) của CTKT càng lớn thì họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và
nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL.
Ngoài ra, Dye (1993) đã phân tích sự tác động lẫn nhau giữa CMKiT, các
quy định liên quan trách nhiệm pháp lý và nguồn lực tài chính của công ty kiểm
toán đối với phản ứng và thái độ của công ty kiểm toán trước sự thay đổi của
CMKiT và quy định liên quan trách nhiệm pháp lý. CLKT có mối quan hệ với
nguồn tài chính của công ty kiểm toán. Quy mô công ty kiểm toán càng lớn với
nhiều nguồn lực (deep-pocket) thì có thể thanh toán được tiền phạt trong trường hợp
có kiện tụng, điều này cũng làm tăng điều kiện duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao
và do vậy cũng sẽ làm giảm tối thiểu khả năng xảy ra các việc kiện tụng. Một số
nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý với quan điểm này như Lennox (1999), Shu
(2000). Xét trên hai khía cạnh liên quan đến uy tín và trách nhiệm pháp lý của công


9

ty kiểm toán có thể thấy rằng công ty kiểm toán quy mô càng lớn thì có khuynh
hướng cung cấp chất lượng dịch vụ càng cao hơn. Quan điểm này được Burton
(1986),

ilson và Grimlund (1990), Davis và Simon (1992) chứng minh bằng thực

nghiệm rằng giá phí kiểm toán của các công ty kiểm toán có những sai phạm

thường có mức thấp hơn các công ty khác. Những điều này cho thấy sự mất đi của
“biên độ tăng thêm” là rất lớn khi mà công ty kiểm toán hạ thấp CLKT của dịch vụ
cung cấp. Và nếu số lượng khách hàng (một biến số để đánh giá quy mô của công ty
kiểm toán) của công ty kiểm toán khá lớn thì sự gia tăng mất mát càng nhiều và
điều này sẽ khiến công ty kiểm toán phải duy trì CLKT ở mức cao hơn.
Nghiên cứu của Jong Hag Choi và cộng sự (2010) về quy mô doanh nghiệp
kiểm toán, chất lượng kiêm và giá phí kiểm toán. Nghiên cứu này điều tra về mối
quan hệ của quy mô của DNKT và giá phí kiểm toán đến CLKT. Tác giả đã sử dụng
dữ liệu khảo sát được thu thập từ một mẫu lớn khách hàng của các DNKT từ năm
2000-2005. Kết quả khảo sát cho thấy quy mô của DNKT có ảnh hưởng đáng kể
đến CLKT và giá phí kiểm toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng giá phí
kiểm toán phụ thuộc vào quy mô công ty khách hàng, tính phức tạp và rủi ro của
quá trình kiểm toán.
Công trình nghiên cứu của Chia-Chi Lee (2008) ở Trường Kinh doanh Quốc
tế Đài Loan về sự ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động của các công ty
KTĐL. Đây là công trình nghiên cứu được tác giả thực hiện trong khoảng thời gian
từ năm 1988-2002 thông qua việc phân tích kết quả khảo sát đối với 370 công ty
KTĐL tại Đài Loan. Kết quả nghiên cứu đã nêu ra kết luận đó là quy mô của công
ty kiểm toán có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả hoạt động đặc biệt là trong mối quan
hệ so sánh giữa loại hình các công ty kiểm toán đa quốc gia (international audit
firms), công ty kiểm toán lớn (large-size audit firms), công ty kiểm toán có quy mô
vừa (medium-size audit firms); tuy nhiên lại chỉ ra rằng sự ảnh hưởng này là không
đáng kể trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình công ty kiểm toán có quy mô vừa
với loại hình công ty kiểm toán có quy mô nhỏ (small-size audit firms).


10

Từ những nghiên cứu kể trên cho thấy, chỉ tiêu quy mô DNKT là một trong
những chỉ tiêu rất cơ bản, tiêu biểu để đo lường và đánh giá về chất lượng và hiệu

quả kiểm toán. Chỉ tiêu này thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với chất lượng và
hiệu quả kiểm toán qua nhiều công trình nghiên cứu kể trên.
1.1.2.2. Giá phí kiểm toán
Từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến sự tác động
của giá phí kiểm toán đến chất lượng kiểm toán. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau
song về cơ bản ý kiến cho rằng việc giảm giá phí kiểm toán thường dẫn đến giảm
chất lượng kiểm toán được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình. Giải thích cho điều này
đó là việc hạ thấp chi phí có thể tác động đến quỹ thời gian và chi phí dự phòng cho
cuộc kiểm toán cũng sẽ bị hạ thấp từ đó gây ra áp lực và khó khăn cho KTV trong
việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu do sợ bị mất khách hàng
Đầu tiên là nghiên cứu của DeAngelo (1981) với việc đưa ra mô hình phí và
chi phí kiểm toán. Mô hình này đã góp phần chỉ rõ mối liên hệ giữa chi phí kiểm
toán và mối quan hệ với khách hàng. Cụ thể đó là các công ty kiểm toán thường có
xu hướng ấn định mức giá phí kiểm toán ở năm đầu tiên dưới mức chi phí thực tế
mà công ty bỏ ra để thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai từ việc thực hiện
các hợp đồng này. Điều này cũng tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách
hàng qua đó làm suy giảm tính độc lập của KTV và dẫn đến giảm chất lượng kiểm
toán.
Các nghiên cứu đi sau như của Francis và Simon (1987), Simon và Francis
(1988), Crasswell và Francis (1999) cũng đã cung cấp thêm khẳng định đó là các
công ty kiểm toán thường có xu hướng giảm giá phí kiểm toán cho năm đầu tiên đối
với khách hàng.
Do vậy, phí kiểm toán sẽ tác động đến CLKT là ý kiến được nhiều nhà kinh
tế ủng hộ xuất phát từ nguyên nhân việc giảm phí kiểm toán thường đưa đến giảm
CLKT.


×