Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Khảo sát hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm tự khai thác tại quận gò vấp thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH
HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN
NƯỚC NGẦM TỰ KHAI THÁC TẠI QUẬN GÒ VẤP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Ths Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hữu Đức

MSSV: 1411090510

Lớp: 14DMT04

TP. Hồ Chí Minh, 2018


Đồ án tốt nghiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH
HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN
NƯỚC NGẦM TỰ KHAI THÁC TẠI QUẬN GÒ VẤP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Ths Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hữu Đức

MSSV: 1411090510

Lớp: 14DMT04

TP. Hồ Chí Minh, 2018
Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan


Đồ án tốt nghiệp
Khoa: VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH


PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm:1):
(1)Nguyễn Hữu Đức
Ngành

MSSV: 1411090510

Lớp: 14DMT04

: Kỹ thuật môi trường

Chuyên ngành : Quản lý môi trường
2. Tên đề tài : Khảo sát hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp
bảo vệ nguồn nước ngầm tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh
3. Các dữ liệu ban đầu : Bản khảo sát sử dụng nước sinh hoạt của người dân
trong quận Gò Vấp trong năm 2016
Các thông tin về nguồn nước ngầm trong những năm gần đây do Sở Tài
nguyên và môi trường Tp HCM công bố
4. Các yêu cầu chủ yếu :
Tổng quan về nước ngầm và các vấn đề liên quan
Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Khảo sát tình tình khai thác và sử dụng nước ngầm hiện nay trên địa bàn quận
Gò Vấp
Đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm trong khu vực nghiên cứu
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng nước ngầm tại các hộ gia đình trên
địa bàn quận Gò Vấp

2) Tự đưa ra đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm trên địa bàn quận Gò
Vấp

Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan


Đồ án tốt nghiệp
Ngày giao đề tài: 07/05/2018

Ngày nộp báo cáo: 30/07/2018

TP. HCM, ngày 27 tháng 07 năm 2018
Chủ nhiệm ngành

Giảng viên hướng dẫn chính

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan


Đồ án tốt nghiệp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cộng trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Ths Lê Thị Vu Lan. Các số liệu, kết quả nêu trong Đồ án là trung
thực và chưa từng được công bố trước đó.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong quá trình làm đồ án đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong bài đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hữu Đức

Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Lời mở đầu cho đồ án tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy, cô trong Viện Khoa học ứng dụng HUTECH đã tận tình giúp đỡ và dạy dỗ
em trong suốt bốn năm học vừa qua. Chính thầy cô đã hỗ trợ tận tình không chỉ
trong học tập mà còn truyền đạt kinh nghiệm sống đáng quý. Đó chính là kinh
nghiệm vô cùng quý giá cho em sau này.
Kế đến em xin cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn của em Ths Lê Thị Vu Lan. Em
cảm ơn cô trong 3 tháng qua đã giúp em rất nhiều trong việc hỗ trợ, góp ý và chỉnh
sửa bài của em rất nhiều lần để em có có một bài Đồ án tốt nghiệp hoàn chỉnh và
có thể tự tin vào bài làm của mình trước Hội đồng trong thời gian tới.
Lời cuối cùng, em xin cảm ơn các anh chị trong Trung tâm nghiên cứu dịch vụ
công nghệ và môi trường (ETC) cũng đã hỗ trợ em trong bài Đồ án tốt nghiệp trên.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hữu Đức

Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................i
1.Đặt vấn đề .......................................................................................................1
2 Tính cấp thiết của đề tài:.................................................................................1
3.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
4.Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................3
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu:..........................................................................4
7. Kết cấu của ĐA/KLTN: .................................................................................4
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ QUẬN GÒ
VẤP ........................................................................................................................... 6
1.Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................... 6
1.1 Tổng quan về địa giới hành chính ........................................................ 6
1.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên .......................................................... 7
1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội: .............................................9
2.Tổng quan về quận Gò Vấp ............................................................................9
2.1 Tổng quan về địa giới hành chính ........................................................ 9
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên ........................................................ 10
2.3 Tổng quan về Kinh tế - Xã hội ........................................................... 12

3.Cơ sở quản lý trong việc quản lý nước ngầm ...............................................13
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................13
3.2. Tình hình xây dựng văn bản QPPL ................................................... 14
3.3. Các cách quản lý cụ thể hiện nay ...................................................... 15
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ..................................................................................................................... 25
1. Quá trình hình thành .................................................................................... 25
2. Đặc trưng nguồn nước ngầm .......................................................................26
3. Các tác động đến nguồn nước ngầm: .......................................................... 31
Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
i
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan


Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG III: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC NGẦM
...................................................................................................................33
1. Kết quả điều tra ............................................................................................ 33
2. Những kết quả đã khảo sát: .........................................................................34
3. Theo khảo sát thực tế khảo sát....................................................................52
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGẦM
TẠI QUẬN GÒ VẤP .............................................................................................. 64
1. Mục tiêu của các đề xuất giải pháp: ............................................................ 64
1.1 Mục tiêu trước mắt: ............................................................................64
1.2 Mục tiêu dài hạn: ................................................................................64
2. Đề xuất giải pháp ......................................................................................... 65
2.1 Về những vấn đề chung ......................................................................65
2.2 Về giải pháp thực tế ...........................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................71
1.Kết luận........................................................................................................71

2. Kiến nghị: ....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..73

Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

ii


Đồ án tốt nghiệp

Danh mục chữ viết tắt
FAO: Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc
QH13: Quốc Hội 13
NDĐ : Nước dưới đất
TT-BTNMT: Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
QĐ-UBND: Quyết định - Ủy Ban nhân dân
ĐCTV : Địa chất thủy văn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

ii


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Sự phân bố nước trên toàn cầu.……………………………………….27
Bảng 3.1: Thống kê sử dụng nước sinh hoạt của người dân quận Gò Vấp………35
Bảng 3.2: Phần trăm sử dụng nước sinh hoạt của người dân quận Gò Vấp……...36
Bảng 3.3: Mục đích sử dụng hai loại nước sinh hoạt và phần trăm theo mục đích
sử dụng……………………………………………………………………………41
Bảng 3.4: Thống kê số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt theo từng loại…………..46
Bảng 3.5: Thống kê mục đích sử dụng nước ngầm của người dân………………48
Bảng 3.6: Thống kê mục đích sử dụng nước máy của người dân………………..50
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp về nước sinh hoạt của người dân Gò Vấp năm
2016………………………………………………………………………………52
Bảng 3.8: Bảng số liệu hộ dân sử dụng nước sinh hoạt…………………………..52
Bảng 3.9: Phần trăm sử dụng nước sinh hoạt của người dân…………………….53
Bảng 3.10: Liệt kê số phiếu khảo sát theo khảo sát thực tế trên địa bàn…………53
Bảng 3.11: Tỷ lệ mục đích sử dụng theo từng nhóm nước………………………54

Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

iv


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ lược về vòng tuần hoàn nước………………………………………25
Hình 2.2: Sự phân bố lượng nước trên Trái Đất………………………………… 27
Hình 2.3: Nước ngầm là một thành phần của vòng tuần hoàn nước……………..29
Hình 2.4 Các tầng và lớp nước duới lòng đất…………………………………… 29
Hình 2.5: Mực nước ngầm hạ xuống mức nghiêm trọng…………………………32
Hình 3.1: Biểu đồ phần trăm sử dụng nước sinh hoạt từ phường 01 đến phường

09…………………………………………………………………………………37
Hình 3.2: Biểu đồ phần trăm sử dụng nước sinh hoạt từ phường 10 đến phường
17………………………………………………………………………………..38
Hình 3.3: Biểu đồ phần trăm mục đích sử dụng nước ngầm từ phường 01 đến
phường 09………………………………………………………………………...42
Hình 3.4: Biểu đồ phần trăm mục đích sử dụng nước ngầm từ phường 10 đến
phường 17………………………………………………………………………..43
Hình 3.5: Biểu đồ phần trăm mục đích sử dụng nước máy từ phường 01 đến
phường 09………………………………………………………………………. 44
Hình 3.6: Biểu đồ phần trăm mục đích sử dụng nước máy từ phường 10 đến
phường 17………………………………………………………………………..45
Hình 3.7: Biểu đồ sử dụng nước sinh hoạt của người dân quận Gò Vấp……….47
Hình 3.8: Biểu đồ sử dụng nước sinh hoạt của người dân quận Gò Vấp………..49
Hình 3.9: Biểu đồ mục đích sử dụng nước máy của người dân quận Gò Vấp….51
Hình 3.10: Biểu đồ phần trăm sử dụng nước sinh hoạt từ phường 01 đến phường
10…………………………………………………………………………………55
Hình 3.11: Biểu đồ phần trăm sử dụng nước sinh hoạt từ phường 10 đến phường
17…………………………………………………………………………………56
Hình 3.12: Biểu đồ phần trăm mục đích sử dụng nước ngầm từ phường 01 đến
phường 09………………………………………………………………………58

Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

v


Đồ án tốt nghiệp
Hình 3.13: Biểu đồ phần trăm mục đích sử dụng nước ngầm từ phường 10 đến
phường 17………………………………………………………………………59

Hình 3.14: Biểu đồ phần trăm mục đích sử dụng nước máy từ phường 01 đến
phường 09………………………………………………………………………60
Hình 3.15: Biểu đồ phần trăm mục đích sử dụng nước máy từ phường 10 đến
phường 17………………………………………………………………………61

Họ và tên:Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

vi


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí
hậu và là mội nhân tố môi trường quan trọng nhất để xác định xem liệu những
vùng đất nào sống được hay không? Còn đối với bản thân con người và các loài
sinh vật trên Trái Đất, nước như là nguồn sống cơ bản nhất của sự sống, nếu thiếu
nước thì tất cả các loài sinh vật sẽ chết vì thiếu nước.Hơn 90% cơ thể con người là
nước,đó chính là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy việc nước là nguồn tài nguyên
rất cần được bảo vệ và duy trì ở mức độ hợp lý.
Bởi nước chính là nguồn sống của con người do đó Con người sử dụng nước phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt hằng ngày. Hiện
nay, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt ngày càng tăng, nước sạch đang
là nỗi bức xúc của nhiều khu vực, của đất nước và nhiều nơi trên thế giới.
Theo Tổ chức FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải sống
trong tình trạng bị thiếu nước.(Biến đổi khí hậu, 2012) [1]
Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch

dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế
kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác
như điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt., nước là thứ không thể thay thế và ai cũng
cần nước để sống.
Do đó việc cần phải làm hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới chính là
bảo vệ nguồn nước,nguồn nước ấy kể cả lộ thiên hay nằm sâu trong lòng đất đều
vô cùng cấp thiết và quan trọng cho những nhu cầu hằng ngày của con người
không chỉ việc sinh hoạt mà còn trong đời sống sản xuất kinh doanh để đáp ứng
nhu cầu của con người trong thời kỳ hiện nay.

2 Tính cấp thiết của đề tài:
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

1


Đồ án tốt nghiệp
Quận Gò Vấp, một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh đang được xem là
quận có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh và ngày càng nhiều người dân tập trung
ở đây để sinh sống và làm việc. Tuy việc sử dụng nước máy hiện nay ở thành phố
chúng ta dần thay thế dần với nước giếng khoan tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hộ
dân trong quận vẫn theo thói quen sử dụng nước ngầm để phục vụ cho sinh hoạt
và sản xuất kinh doanh.Việc người dân khai thác và sử dụng nước ngầm không
theo quy hoạch đã dẫn đến việc nguồn nước ngầm dần dần cạn kiệt và mực nước
ngầm càng ngày càng sâu dẫn đến khai thác hết sức là khó khăn và ngày càng ô
nhiễm do nhiễm các chất độc hại,nhiễm kim loại nặng có trong đất.
Do đó khảo sát và đánh giá việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại khu vực quận
Gò Vấp là hết sức quan trọng và cấp thiết nhằm có được những số liệu cụ thể giúp
việc quy hoạch và quản lý nguồn lợi nước sinh hoạt phục vụ người dân nhằm bảo

vệ nguồn nước tránh được những yếu tố xấu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nước. Duy trì một lượng nước được ổn định để bảo vệ cuộc sống của người dân và
tránh làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, gây ảnh hưởng xấu dến môi trường.
Đề tài trên dựa trên thực trạng nguồn nước ngầm hiện nay đang bị suy giảm và cần
được bảo vệ.

3.Mục đích nghiên cứu
Nắm được thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân nói chung và nước
ngầm khai thác trong dân nói riêng
Đề xuất các giải pháp và đề ra phương hướng quản lý cho phù hợp với điều kiện
khai thác và sử dụng, nhất là việc khai thác và sử dụng trái phép nguồn nước ngầm
hiện nay trên địa bàn quận Gò Vấp.

4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
➢ Sơ lược việc sử dụng nước sinh hoạt ở Tp HCM nói chung và quận Gò Vấp
nói riêng
➢ Đánh giá khách quan về việc sử dụng nước sinh hoạt của người dân trong
quận bằng cách khảo sát thực tế
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

2


Đồ án tốt nghiệp
➢ Tổng hợp số liệu qua khảo sát và xử lý số liệu để đưa ra con số chính xác
nhất
➢ Có những số liệu cụ thể về việc sử dụng 2 loại nước phục vụ cho sinh hoạt
của người dân từng phường trong quận.
➢ Thống kê và lập biểu đồ về sử dụng nước ngầm của từng phường, so sánh

vói số liệu cũ để có cái nhìn về vấn đề cần tìm hiểu.
➢ Xem xét các cách quản lý việc sử dụng và khai thác nguồn nước cấp và
nước ngầm của chính quyền quận và đề xuất giải pháp nhằm giải quyết triệt
để việc sử dụng nước ngầm.

5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 PP tổng hợp, thu thập số liệu: Từ những số liệu đã thống kê trước đó, kế
thừa những thống kê,những cuộc khảo sát trước đó nhằm tạo cơ sở khoa học cho
việc lập luận và đề xuất giải pháp hợp lý. Thu thập những dữ liệu gần đây nhằm
nắm sát thực tế từng phường trong quận qua các năm gần đây
5.2 PP so sánh số liệu: Từ số liệu đã thu thập và khảo sát thực tế đưa ra nhận
định ban đầu thông qua so sánh nhằm có được nhựng nhận định chính xác và thực
tế.
5.3 PP bản đồ: Từ bản đồ hiện trạng sử dụng ta sẽ biết được sự phân bố và phân
vùng thực trạng sử dụng nhằm khảo sát có sự chính xác và tránh dàn trải và thiếu
chính xác. Bản đồ thể hiện chính xác và khách quan về thực trạng.
5.4 PP Khảo sát thực tế: Tiến hành khảo sát thực tế 100 phiếu chính thức tương
ứng với 100 điểm tại 16 phường tại quận Gò Vấp: Mỗi phường khảo sát 6 điểm,
trong đó bốc 4 phường bất kỳ trong quận ta sẽ khảo sát 7 phiếu. Đó phụ thuộc vào
những vị trí mà người dân sử dụng nhiều thì kết quả sẽ bao quát hơn và khách
quan hơn và kể cả tính đến việc khảo sát ngẫu nhiên bất kỳ. Do đó chọn các
phường 09, phường 10, phường 11 và phường 12 sã là 4 phường có 7 phiếu.
Khảo sát xong mỗi phường sẽ tổng kết sơ bộ kết quả và ghi nhận giá trị theo
từng nhóm sử dụng.
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

3



Đồ án tốt nghiệp
5.5 PP chuyên gia: Những ý kiến chỉ đạo,những góp ý của những nhà chính
sách và các nhà quản lý môi trường trong nước, quốc tế cũng như những tổ chức
có uy tín trên thế giới về quản lý tài nguyên nước hiện nay. Xem chúng như những
nền tảng để đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho phù hợp.

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
o Có được những số liệu thực địa rõ ràng cho việc quản lý
o Đề xuất giải pháp giải quyết nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt tại khu vực
quận

7. Kết cấu của ĐA/KLTN:
MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
2 Tính cấp thiết của đề tài:
3.Mục đích nghiên cứu
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
5. Phương pháp nghiên cứu:
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
7. Kết cấu của ĐA/KLTN
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ QUẬN GÒ
VẤP
1.Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh
1.1 Tổng quan về địa giới hành chính
1.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên
1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội:
2.Tổng quan về quận Gò Vấp
2.1 Tổng quan về địa giới hành chính
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên
2.3 Tổng quan về Kinh tế - Xã hội

3.Cơ sở quản lý trong việc quản lý nước ngầm
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

4


Đồ án tốt nghiệp
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý
3.2. Tình hình xây dựng văn bản QPPL
3.3. Các cách quản lý cụ thể hiện nay
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN
1. Quá trình hình thành
2. Đặc trưng nguồn nước ngầm
3. Các tác động đến nguồn nước ngầm:
CHƯƠNG III: SỐ LIỆU VỀ NGUỒN NƯỚC NGẦM TẠI QUẬN GÒ VẤP
1. Kết quả điều tra
2. Những kết quả đã có sẵn:
3. Theo khảo sát thực tế khảo sát
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGẦM
TẠI QUẬN GÒ VẤP
1. Mục tiêu của các đề xuất giải pháp:
1.1 Mục tiêu trước mắt:
1.2 Mục tiêu dài hạn:
2. Đề xuất giải pháp
2.1 Về những vấn đề chung
2.2 Về giải pháp thực tế
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận

2. Kiến nghị:

Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

5


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH VÀ QUẬN GÒ VẤP
1.Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh
1.1 Tổng quan về địa giới hành chính

Hình 1.1: Bản đồ địa giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10010' – 10038’ vĩ độ Bắc
và 106022'– 106054' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp
tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Với tổng diện
tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322
phường - xã, thị trấn. Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến biển là 50 km theo
đường chim bay và cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ. Độ cao trung bình

Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

6



Đồ án tốt nghiệp
cao hơn 6m so với mực nước biển. Bề mặt địa hình cao ở vùng Bắc-Đông và thấp
ở vùng Nam-Tây Nam.[2]
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:


Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.



Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.



Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.



Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.[2]

1.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên

Hình 1.2: Hình ảnh vệ tinh Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hệ thống kênh rạch
trải dài hơn 2.900 ha rất thuận lợi cho việc tưới tiêu và tàu bè đi lại. Nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

7



Đồ án tốt nghiệp
đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng
mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm và mùa khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,550C.
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng
tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết
phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự
nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc
trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành
phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có
tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành
phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi...
hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm
đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một
diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị
xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.[3]
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố
Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai Bắt
nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn,
khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15
tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông
Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ
Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km.
Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố
khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m.
Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở
phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông
Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển

Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là
đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

8


Đồ án tốt nghiệp
Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh
rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, Rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương,
Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh
Ðôi…[4]

1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội:
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ trong tháng ước đạt khoảng gần 84.500 tỷ đồng, tăng 0,9% so tháng trước
và tăng 13% so cùng kỳ. Tính chung năm tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ ước đạt gần 422 nghìn tỷ đồng, tăng gần 12% so cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách năm tháng đầu năm nay đạt hơn 154.300 tỷ đồng, đạt gần 41%
dự toán, tăng gần 5% so cùng kỳ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố trong tháng
ước đạt hơn ba tỷ USD, tăng 8,5% so tháng trước. Tính chung năm tháng đầu năm,
kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 14 tỷ USD, tăng 5,5% so cùng kỳ. Trong đó, thị
trường xuất khẩu một số nước tăng nhanh, như: Hồng Công (Trung Quốc) tăng
hơn 17%; Đài Loan (Trung Quốc) tăng hơn 60%; Indonesia tăng hơn 78%…
Riêng thị trường Mỹ, Philippines, Singapore, Malaysia, Đức… xuất khẩu chậm
lại. Xuất khẩu của một số mặt hàng được duy trì và có mức tăng: Gạo tăng hơn
40%; rau quả tăng hơn 27%; thủy sản tăng gần 23%
Phó Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm cũng nhìn nhận, sản xuất hàng điện tử

tăng rất khá, tăng 111%, cơ khí cũng vậy. Công nghiệp chiếm 24% trong tổng
GRDP của thành phố, xây dựng tăng 4%, cần tính toán ngành ô-tô động cơ chiếm
bao nhiêu trong tổng công nghiệp.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng ước đạt gần bốn tỷ
USD, tăng 8% so với tháng trước.[ 5]

2.Tổng quan về quận Gò Vấp
2.1 Tổng quan về địa giới hành chính
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

9


Đồ án tốt nghiệp

Hình 3.1: Bản đồ quận Gò Vấp
Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở tọa độ
10°50′30″B 106°40′0″Đ.
⚫ Phía Bắc giáp quận 12
⚫ Phía Nam giáp quận Phú Nhuận
⚫ Phía Tây giáp quận 12 và quận Tân Bình
⚫ Phía Đông giáp quận Bình Thạnh.
Tổng diện tích mặt đất tự nhiên 19,74 km² (số liệu năm 2011).
Quận Gò Vấp gồm 16 phường (Không có phường
2): 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17. Trong đó, phường 10 là trung
tâm của quận.[6]

2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức

GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

10


Đồ án tốt nghiệp

Hình 3.2: Quận Gò Vấp chụp từ vệ tinh
Địa hình quận Gò Vấp tương đối bằng phẳng, với độ dốc khoảng 1% và cao trình
biến thiên từ 0,4 -10 m, trong đó khu vực cao nhất là khu vực sân bay Tân Sơn
Nhất,thấp nhất là khu vực ven sông Bến Cát
Vùng quận Gò Vấp có 2 dạng địa hình chính:
1.Vùng bưng: Tiếp giáp với sông Bến Cát, có diện tích khoảng 300 ha, nằm
theo hình vòng cung phía Tây - Phía Bắc - một phần phía Đông. Đây là vùng đất
phèn ít và trung bình, hàm lượng mùn khá, độ phân giải chất hữu cơ kém. Tuy
nhiên đây là vùng đất canh tác của quận.
2.Vùng triền và gò cao: Là loại hình chiếm 70% diện tích đất của quận nên Gò
Vấp có địa hình cao nhất nhì thành phố.Vùng triền gò ở đây có thành phần cơ giới
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

11


Đồ án tốt nghiệp
từ cát pha đến thịt nhẹ, với diện tích khoảng 1600 ha. Đây là vùng đất không phèn,
có mức phân giải hữu cơ cao so với vùng bưng.[7]

2.3 Tổng quan về Kinh tế - Xã hội
Theo báo cáo của UBND Quận Gò Vấp, trong năm 2014, kinh tế trên địa bàn quận

Gò Vấp tiếp tục phát triển ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt kết quả khá. Tốc độ tăng giá
trị sản xuất các ngành kinh tế ước đạt 12,57%, vượt 0,57% so với kế hoạch năm
2014 (kế hoạch năm 2014 là 12%). Giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước thực
hiện đạt 35.579 tỷ đồng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận Gò Vấp theo đúng định hướng của quận,
trong đó ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trong 56,8%, ngành công nghiệp và
xây dựng chiếm tỷ trọng 43,1%, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,1%. Cũng
trong năm 2014, thu ngân sách của quận Gò Vấp ước thực hiện hơn 1.374,4 tỷ
đồng, đạt 119,28% chỉ tiêu pháp lệnh (1.152,18 tỷ đồng).
Về tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015), quận Gò Vấp khẳng định
kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành
và vượt mức kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng cơ cấu
kinh tế từng bước được nâng lên…Cụ thể, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành
kinh tế bình quân tăng 10,83%, trong đó năm 2011 là 7,15%; năm 2012 là 9,71%;
năm 2013 là 11,92%; năm 2014 ước thực hiện là 12,57%.Cơ cấu các ngành kinh tế
chuyển dịch theo đúng hướng "dịch vụ - công nghiệp", thể hiện ở sự thay đổi trong
các năm qua: thương mại - dịch vụ từ 48,33% tăng lên 60,12%, công nghiệp - xây
dựng từ 51,56% giảm còn 39,83%, nông nghiệp từ 0,11% giảm còn 0,05%. Tổng
mức lưu chuyển hàng hoá bán ra thị trường bình quân tăng 21,3%/năm. Kim
ngạch xuất khẩu ước đạt 1.633 triệu USD, tăng bình quân là 7,89%/năm; kim
ngạch nhập khẩu ước đạt 1.381 triệu USD, tăng bình quân là 9,46%.
Đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị quận Gò Vấp cần quan tâm
chú trọng đến công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, gia đình có công,
công tác giải quyết việc làm, dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông, dự báo được thị trường lao động trên địa bàn. [8]
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan

12



Đồ án tốt nghiệp

3.Cơ sở quản lý trong việc quản lý nước ngầm
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài nguyên nước nói chung
Chức năng quản lý nước ngầm thay đổi qua các thời kỳ (Bộ Công nghiệp,Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn,và tới nay là Bộ TNMT).
Ở cấp địa phương hiện nay có Sở TNMT,phòng TNMT các quận/huyện.
CHÍNH PHỦ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND quận

UBND phường

Hình 4.1. Sơ đồ phân cấp bộ máy quản lý nhà nước về nguồn tài nguyên nước
Vai trò và chức năng,nhiệm vụ của các cơ quan quản lý tài nguyên nước:
Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước và mọi hoạt động
bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,phòng chống và khắc phục hậu quả tác
hại do nước gây ra trong phạm vi cả nước được quy định tại Điều 4 Luật Tài
nguyên nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ trình Chính phủ quy định việc phân
công, phân cấp điều tra cơ bản và thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên
nước, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; Tổng hợp số liệu,
Họ và tên: Nguyễn Hữu Đức
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan


13


×