Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đánh giá tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường, sinh vật và sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.55 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN
MÔI TRƯỜNG, SINH VẬT VÀ SỨC KHỎE
CON NGƯỜI

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THÚY HẰNG

NGUYỄN MINH
MSSV: 1909278

Ngày hoàn thành: Tháng 5/2019


MỤC LỤC
Mục lục..........................................................................................................1
Danh mục bảng..............................................................................................2
Danh mục từ viết tắt.......................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................4
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................5
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................5
1.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................5
1.3.1 Không gian.....................................................................................5


1.3.2 Thời gian........................................................................................5
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận....................................................................................6
2.1.1 Các khái niệm cơ bản.....................................................................6
2.1.1.1 Thuốc BVTV là gì?.....................................................................6
2.1.1.2 Phân loại thuốc BVTV................................................................6
2.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................8
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV...........................9
3.1 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên thế giới.........................................9
3.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam........................................10
3.3 Tác động của thuốc BVTV......................................................................11
3.3.1 Tác động đến môi trường sinh thái.................................................11
3.3.1.1 Môi trường đất.............................................................................11
3.3.1.2 Môi trường khơng khí..................................................................11
3.3.1.3 Mơi trường nước..........................................................................12
3.3.2 Gây mất cân bằng hệ sinh thái........................................................12
3.3.3 Tác động đến con người.................................................................13
3.3.4 Tác động khác................................................................................14
3.3.4.1 Gây thiệt hại về kinh tế................................................................14
3.3.4.2 Hình thành dịch bệnh...................................................................14
3.4 Giải pháp..................................................................................................15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................17
4.1 KẾT LUẬN.............................................................................................17
4.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................19
Tiếng Việt......................................................................................................19
Tiếng Anh......................................................................................................20



DANH MỤC BẢNG
Bản
g
3.1

Tên bảng
Phân nhóm độc qua cách xâm nhập

Trang
06


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Thuốc BVTV

:

Thuốc bảo vệ thực vật

KDTV

:

Kinh doanh thực vật


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nước ta là một nước nông nghiệp, nền nông nghiệp chiếm một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (Douglass, 1984). Thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) là một trong những yếu tố cần để đảm bảo cho việc tăng suất và
làm cho cây trồng xanh tươi, tiêu diệt các sinh vật gây hại cho cây trồng, bảo
vệ mùa màng.
Khi kinh tế phát triển, đi vào sản xuất thâm canh thì vai trị của cơng
tác bảo vệ thực vật lại càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với
giá trị nông sản và bảo vệ môi trường (Rao and Rogers, 2006).
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp là một trong những
biện pháp chủ đạo trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng, được sử
dụng phổ biến ở các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam. Tuy nhiên, thuốc
BVTV còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây hại đến các quần thể sinh
vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích, tiêu diệt tôm cá, phá vỡ cân bằng
sinh thái. Dư lượng của hóa chất BVTV có thể tồn tại trong nơng sản, có thể
tồn tại trong nước mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào mạch nước ngầm, phát
tán theo gió, gây ô nhiễm môi trường.
Thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc
bảo vệ thực vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000
tấn và năm 2005 là 50.000 tấn.
Chỉ tính riêng ở Mỹ, hàng năm thiệt hại cho môi trường sinh thái do
thuốc BVTV gây ra ước tính là 8 tỷ USD. Trên tồn thế giới ước thiệt hại này
có thể lên đến 100 tỷ USD (SK&MT, 2015).
Ở tất cả các nước, tần suất bị nhiễm thuốc BVTV lớn nhất là ở những
người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp và tiếp theo
là những người dân sống cạnh các vùng canh tác phun nhiều thuốc BVTV.
Nông dân phải thao tác trực tiếp với đa số các loại thuốc BVTV nên nguy cơ
bị nhiễm độc ở họ là cao nhât. Các nghiên cứu dịch tễ cho thây ở Mỹ và Châu
Âu tỷ lệ ung thư trong nông dân cao hơn nhiều so với những người không làm
nông nghiệp. Người ta cũng đã phát hiện ra mối liên quan rõ rệt giữa ung thư
phổi với các thuốc trừ sâu có Clo. Mối liên quan giữa bệnh u bạch huyết và

một số loại thuốc diệt cỏ cũng được dẫn chứng (SK&MT, 2015).
Môi trường đang bị hủy hoại, bệnh tật do thuốc BVTV gây ra và các vụ
ngộ độc thuốc BVTV ngày càng gia tăng và những ảnh hưởng nghiêm trọng
khác đang là một vấn đề cấp bách. Vì thế nhằm hiểu rõ hơn về tác hại của
BVTV đến môi trường sống và sức khỏe con người, từ đó có những giải pháp


thích hợp để giảm thiểu tác hại, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, tơi
đã chọn đề tài “Đánh giá tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi
trường, sinh vật và sức khỏe con người”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường, sinh vật
và sức khỏe con người. Từ đó đề xuất biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tác
hại, tránh những rủi ro đáng tiếc của thuốc vệ thực vật gây ra với hệ sinh thái,
sự sống của các loài sinh vật và sức khỏe con người.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
- Đánh giá các tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sinh
thái.
- Đánh giá các tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến sự sống của các
loài sinh vật.
- Đánh giá các tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con
người.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: Việt Nam.
1.3.2 Thời gian: Tháng 05/2019.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Thuốc bảo vệ thực vật.



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Thuốc BVTV là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng
trong nơng nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, phịng trừ và tiêu
diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nơng lâm sản hay để điều hịa,
kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản.
Ở Việt Nam, thuốc BVTV bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng.
2.1.1.2 Phân loại thuốc BVTV
a. Theo nguồn gốc và cấu trúc hóa học:
Thuốc BVTV được sản xuất chủ yếu có 2 nguồn gốc chính đó là hóa
học tổng hợp hoặc có nguồn gốc sinh học.
Thuốc BVTV được tổng hợp hóa học: Là các sản phẩm có thành phần
hoạt chất là các chất hóa học vơ cơ, hoặc hữu cơ tổng hợp và hầu hết đều là
chất độc.
Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học: Là các sản phẩm có nguồn gốc từ
tự nhiên, những chế phẩm sinh học từ các thảo dược hay các chủng vi sinh
được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau. Các sản phẩm này có
tính độc nhẹ hơn so với thuốc hóa học.
Những sản phẩm có nguồn gốc sinh học vốn dĩ là những phương pháp
được sử dụng trong lối canh tác ngày xưa, khi dần ý thức được hậu quả của
các chất hóa học thì các sản phẩm có nguồn gốc sinh học lại được đưa vào tái
sử dụng.
b. Theo mục đích sử dụng
Thuốc BVTV phân loại theo mục đích sử dụng dựa trên các đối tượng

gây hại khác nhau:
Thuốc diệt trừ cỏ dại.
Thuốc trừ sâu, trừ nhện hay côn trùng gây hại.
Thuốc trừ nấm, vi khuẩn hay vi sinh vật gây hại.
Thuốc điều hòa sinh trưởng, phát triển.
c. Phân loại theo dạng thuốc
Dựa vào trạng thái của thuốc BVTV như: Thuốc dạng sữa, thuốc dạng
bột thấm nước, thuốc bột, thuốc dạng hạt, thuốc dạng dung dịch, thuốc dạng
bột tan trong nước, thuốc dạng dung dịch huyền phù, thuốc phun lượng cực
nhỏ.


Về hình thức tác dụng của thuốc BVTV thì có 4 hình thức:
- Thuốc có tác dụng thơng qua tiếp xúc.
- Thuốc có tác dụng vị độc.
- Thuốc có tác dụng nội hấp.
- Thuốc có tác dụng xơng hơi.
d. Phân loại theo cách xâm nhập và nhóm độc:
Đối với động vật và con người thì thuốc BVTV đều là những loại chất
độc.
Theo cách xâm nhập thì có 3 loại: Thuốc vị độc (gây độc qua đường
tiêu hóa), thuốc tiếp xúc (gây độc qua da, qua vỏ bọc của cơ thể), thuốc xơng
hơi (gây ngộ độc qua đường hơ hấp).
Tính độc của thuốc là nói đến khả năng gây độc của một lượng thuốc
nhất định khi xâm phạm vào cơ thể.
- Độc cấp tính: Là loại độc khiến cơ thể biểu hiện triệu chứng (chóng
mặt, tốt mồ hơi, buồn nơn…) ngay khi cơ thể tiếp xúc, hay bị nhiễm phải một
lượng nào đó.
- Độc mãn tính: Là loại độc ngấm dần vào cơ thể, thường khơng có
biểu hiện ngay, mỗi lần tiếp xúc thì lượng độc lại tích lũy thêm một ít và phá

hủy dần cơ thể đến một mức nào đó mới bộc phát và biểu hiện ra ngồi.
- Rất độc: Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và nước ta chia thuốc
BVTV thành 5 nhóm độc, căn cứ vào trị số LD50 (mg/kg).

Bảng 2.1 Phân nhóm độc qua cách xâm nhập
* LD50 là kí hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc
qua da. Những con số trong bảng là trị số biểu thị liều lượng gây chết trung
bình được tính bằng miligam (mg) hoạt chất có thể gây chết 50% số động vật
thí nghiệm (tính bằng kg), khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên bị cho


uống thuốc hoặc phết vào da. Giá trị LD50 biểu thị càng nhỏ thì chứng tỏ chất
đó càng độc.
Quy định trên bao bì các sản phẩm thuốc BVTV đều phải có dấu hiệu
màu để người sử dụng cẩn thận khi sử dụng.
- Vạch màu xanh lá cây là thuốc thuộc nhóm độc rất nhẹ.
- Vạch màu xanh dương là thuốc thuộc nhóm độc nhẹ.
- Vạch màu vàng là thuốc thuộc nhóm độc trung bình.
- Vạch màu đỏ là thuốc thuộc nhóm độc và độc mạnh.
Với những sản phẩm có tính độc rất mạnh còn kèm theo ký hiệu đầu
lâu gạch chéo để cảnh báo nguy hiểm cho người sử dụng, có thể gây chết
người.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần lớn dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng có nguồn từ những bài báo,
tạp chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn của các nhà nghiên cứu có liên quan
đến chất thải nhựa được đăng tải trên Internet. Chính vì thế, để đảm bảo tính
chính xác của số liệu, tơi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
đối chiếu, sử dụng những website đáng tin cậy để lựa chọn và lọc ra những dữ
liệu có tính chính xác cao nhất.



CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
3.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN
THẾ GIỚI
Trên thế giới, thuốc BVTV ngày càng đóng vai trị quan trọng trong
việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực
phẩm. Theo tính toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của
thế kỷ 20, thuốc BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30%
đối với các loại cây trồng chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả (Trương Quốc
Tùng, 2013).
Những năm gần đây theo ý kiến và nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa
học, chuyên gia về nông nghiệp, bảo vệ thực vật, sinh thái quá trình sử dụng
thuốc BVTV ở thế giới trải qua 3 giai đoạn là: 1 - Cân bằng sử dụng (Balance
use): yêu cầu cao, sử dụng có hiệu quả. 2 - Dư thừa sử dụng (Excessise use):
bắt đầu sử dụng quá mức, lạm dụng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến môi trường,
giảm hiệu quả. 3 - Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): quá lạm dụng
thuốc BVTV, tạo nguy cơ tác hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe cộng
đồng, giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn dư thừa sử
dụng từ những năm 80 - 90 và giai đoạn khủng hoảng từ những năm đầu thế
kỷ 21. Với những nước đang phát triển, sử dụng thuốc BVTV chậm hơn (trong
đó có Việt Nam) thì các giai đoạn trên lùi lại khoảng 10 - 15 năm.
Việc sử dụng thuốc BVTV ở thế giới hơn nửa thế kỷ luôn luôn
tăng, đặc biệt ở những thập kỷ 70 - 80 - 90. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc
BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và
năm 2010 khoảng 30 tỷ USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng
lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300% mà năng suất không tăng
(Trương Quốc Tùng, 2013).
Hiện danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại,
ở các nước thường từ 400 - 700 loại. (Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại).

Tăng trưởng thuốc BVTV những năm gần đây từ 2 - 3%. Trong đó, Trung
Quốc tiêu thụ hằng năm 1,5 - 1,7 triệu tấn thuốc BVTV trong năm 2010
(Trương Quốc Tùng, 2013).
Theo Sarazy, Kenmor (2008 - 2011), ở các nước châu Á trồng nhiều
lúa, 10 năm qua (2000 - 2010) sử dụng phân bón tăng 100%, sử dụng thuốc
BVTV tăng 200 - 300% nhưng năng suất hầu như không tăng, số lần phun
thuốc trừ sâu khơng tương quan hoặc thậm chí tương quan nghịch với năng
suất. Lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cịn tác động xấu đến mơi
trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng phá vỡ sự bền vững của phát triển


nơng nghiệp. Lạm dụng hóa chất BVTV làm tăng tính kháng thuốc, suy giảm
hệ ký sinh - thiên địch để lại dư lượng độc trên nông sản, đất và nước, ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường, nhiễm độc người tiêu dùng nông sản. Trong
giai đoạn 1996 - 2000, ở các nước đã phát triển, rất nghiêm ngặt về vệ sinh an
tồn thực phẩm, vẫn có tình trạng tồn tại dư lượng hóa chất BVTV trên nơng
sản như: Hoa Kỳ có 4,8% mẫu trên mức cho phép, cộng đồng châu Âu - EU là
1,4%, Úc là 0,9%. Hàn Quốc và Đài Loan là 0,8 - 1,3%. Do những hệ lụy và
tác động xấu của việc lạm dụng thuốc BVTV cho nên ở nhiều nước trên thế
giới đã và đang thực hiện việc đổi mới chiến lược sử dụng thuốc BVTV,
chuyển từ “Chiến lược sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn” sang “Chiến
lược giảm nguy cơ của thuốc BVTV”.
Chiến lược sử dụng thuốc BVTV mới này đã mang lại hiệu quả ở nhiều
nước, đặc biệt là các nước Bắc Âu, họ đã thành công trong việc giảm thiểu sử
dụng thuốc BVTV mà vẫn quản lý được dịch hại tốt. Trong vòng 20 năm
(1980 - 2000) Thụy Điển giảm lượng thuốc BVTV sử dụng đến 60%, Đan
Mạch và Hà Lan giảm 50%. Tốc độc gia tăng mức tiêu thụ thuốc BVTV trên
thế giới trong 10 năm lại đây đã giảm dần, cơ cấu thuốc BVTV có nhiều thay
đổi theo hướng gia tăng thuốc sinh học, thuốc thân thiện với môi trường, thuốc
ít độc hại (Trương Quốc Tùng, 2013).

3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI VIỆT
NAM
Thuốc BVTV được bắt đầu được sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vào
những năm 1955 từ đó đến nay tỏ ra là phương tiện quyết định nhanh chóng
dập tắt các dịch sâu bệnh trên diện rộng. Do vậy, vai trò của thuốc BVTV là
không thể thiếu được trong điều kiện sản xuất nông nghiệp là nền tảng của
nước ta những năm qua, hiện nay và cả trong thời gian sắp tới.
Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc
sử dụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai
đoạn 1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010. Lượng
hoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg (1981 1986) lên 1,24 - 2,54kg (2001 - 2010). Giá trị nhập khẩu thuốc BVTV cũng
tăng nhanh, năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD. Số loại
thuốc đăng ký sử dụng cũng tăng nhanh, trước năm 2000 số hoạt chất là 77,
tên thương phẩm là 96, năm 2000 là 197, và 722, đến năm 2011 lên 1202 và
3108. Như vậy trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011) số lượng thuốc
BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần.
Trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng TB
của 4 nước lớn dùng nhiều thuốc BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật,
Brazin) trong khi GDP của nước ta chỉ bằng 3,3%GDP trung bình của họ! Số


lượng hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1000 loại trong
khi của các nước trong khu vực từ 400 - 600 loại, như Trung Quốc 630 loại,
Thái Lan, Malasia 400 - 600 loại. Sử dụng thuốc BVTV bình quân đầu người
ở Trung Quốc là 1,2 kg, ở Việt Nam là 0.95 kg (2010) (Trương Quốc Tùng,
2013).
Theo một thống kê khác và mới hơn của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt
Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến
năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 là 50.000 tấn (SK&MT, 2015).
Thực tế, đến năm 2010 cả nước có trên 200 cơng ty sản xuất kinh

doanh thuốc BVTV, 93 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và 28.750 cửa hàng, đại
lý buôn bán thuốc BVTV (Trương Quốc Tùng, 2013). Trong khi hệ thống
thanh tra BVTV ở nước ta lại rất mỏng, yếu, cơ chế hoạt động rất khó khăn;
điều đó làm cho những hệ lụy từ việc sử dụng thuốc BVTV bừa bãi càng thêm
trầm trọng.
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI
TRƯỜNG, SINH VẬT VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Sử dụng thuốc BVTV đem lại hiệu quả tức thời, nhanh chóng nhưng lại
gây ra những hệ quả nghiêm trọng trên nhiều mặt lâu dài về sau. Một phần do
chính bản chất độc hại của thuốc BVTV, một phần là do người sử dụng không
ý thức được tầm nguy hiểm của nó nên bắt đầu lạm dụng, sử dụng thuốc
BVTV một cách vô tội vạ, không kiểm sốt và dùng sai cách. Mặt khác chính
sự quản lý yếu kém từ nhà nước và chính quyền địa phương khiến cho người
dân không ý thức được hành động và tác hại do bản thân gây ra.
3.3.1 Tác động đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường
3.3.1.1 Gây ô nhiễm môi trường đất
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.
Hóa chất bảo vệ thực vật đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các
hạt thuốc bảo vệ thực vật rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất.
Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc rơi
xuống đất, ngồi ra cịn có một số thuốc rải trực tiếp vào đất. Khi vào trong đất
một phần thuốc trong đất được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất
giữ lại. Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học
của đất và qua các tác động của các yếu tố lý, hóa. Tuy nhiên tốc độ phân giải
chậm nếu thuốc tồn tại trong môi trường đất với lượng lớn, nhất là trong đất có
hoạt tính sinh học kém. Những khu vực chơn lấp hóa chất bảo vệ thực vật thì
tốc độ phân giải còn chậm hơn nhiều.
Do tốc độ phân giải chậm của thuốc BVTV trong đất, nó hủy diệt các
sinh vật có lợi lẫn sinh vật có hại có trong đất, gây một số vùng đất bị nhiễm
bệnh, bạc màu, khơ cằn, khơng có chất dinh dưỡng tạo mầm bệnh trong đất.



3.3.1.2 Gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Khi phun thuốc bảo vệ thực vật, khơng khí bị ơ nhiễm dưới dạng bụi,
hơi. Dưới tác động của ánh sáng, nhiệt, gió… và tính chất hóa học, thuốc bảo
vệ thực vật có thể lan truyền trong khơng khí. Lượng tồn trong khơng khí sẽ
khuếch tán, có thể di chuyển xa và lắng đọng vào nguồn nước mặt ở nơi khác
gây ô nhiễm mơi trường.
Rất nhiều loại hố chất bảo vệ thực vật có khả năng bay hơi và thăng
hoa, ngay cả hóa chất có khả năng bay hơi ít như DDT cũng có thể bay hơi
vào khơng khí, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nó có thể vận chuyển
đến những khoảng cách xa, đóng góp vào việc ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
Thuốc BVTV khi bay hơi sẽ tạo thành khí độc gây ảnh hưởng tới q trình hơ
hấp của nhiều loài sinh vật trong hệ sinh thái lẫn con người.
3.3.1.3 Gây ơ nhiễm mơi trường nước
Theo chu trình tuần hồn, hóa chất BVTV tồn tại trong mơi trường đất
sẽ rị rỉ ra sơng ngịi, kênh, rạch hoặc theo các mạch nước ngầm hay do q
trình rửa trơi, xói mịn khiến hóa chất BVTV phát tán ra các thành phần môi
trường nước. Mặt khác, khi sử dụng thuốc BVTV, nước có thể bị nhiễm thuốc
trừ sâu nặng nề do người sử dụng đổ hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất,
nước súc rửa xuống thủy vực, điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng khi
các nơng trường vườn tược lớn nằm kề sông bị xịt thuốc xuống ao hồ. Hóa
chất BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trơi từ những cánh đồng có
phun thuốc xuống ao, hồ, sơng, hoặc do đổ hóa chất BVTV thừa sau khi đã sử
dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu, trừ
bệnh. Ô nhiễm nguồn nước do hóa chất BVTV cũng có nhiều hình thức khác
nhau, từ rửa trôi thuốc từ các cánh đồng có chứa hóa chất BVTV, người sử
dụng đổ hóa chất BVTV thừa, rửa dụng cụ ở các kênh mương hoặc do nuớc
mưa chảy tràn từ các kho hóa chất BVTV tồn lưu.
Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trơi sẽ tích lũy

và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sơng ngịi, ao, hồ… làm ơ nhiễm nguồn
nước. Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong các giếng, ao, hồ, sông, suối cách
nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km. Mặc dù độ hoà tan của hoá chất BVTV
tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi vào nước tưới tiêu, gây ô nhiễm
nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng cửa sông ven biển nơi nước tưới tiêu
đổ vào.
3.3.2 Gây mất cân bằng hệ sinh thái, tác động trực tiếp đến sinh vật
Trong tự nhiên, có các lồi gây hại thì cũng có các lồi có lợi, các lồi
thiên địch để cân bằng hệ sinh thái. Nhưng khi con người sử dụng thuốc
BVTV thì đã tác động một cách tiêu cực, gây mất cân bằng và mất đi sự ổn
định trong tự nhiên.


Thuốc BVTV có tác dụng tiêu diệt các lồi gây hại, nhưng đâu biết
rằng việc làm ấy cũng đã giết chết rất nhiều lồi có lợi. Những loại thiên địch
như ong kí sinh hay cơn trùng bắt mồi, thường nhạy cảm với thuốc hơn những
loài gây hại. Sau khi dùng thuốc, số lượng côn trùng và sâu gây hại chết rất
nhiều, làm các loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác thì lại bị
ngộ độc từ con mồi đã bị trúng thuốc.
Theo Pimetel (1971) để chống lại 1000 loại sâu hại thì thuốc BVTV đã
tác động đến hơn 200.000 lồi sinh vật khơng có hại mà còn quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của con người.
3.3.3 Tác động đến con người
Ngoài tác dụng diệt dịch bệnh, các loại cỏ và sâu bệnh phá hoại mùa
màng, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cũng đã gây nên các vụ ngộ độc cấp
tính và mãn tính cho người tiếp xúc và sử dụng chúng, và cũng là nguyên nhân
sâu xa dấn đến những căn bệnh hiểm nghèo.
Các độc tố trong hóa chất bảo vệ thực vật xâm nhập vào rau quả, cây
lương thực, thức ăn gia súc và động vật sống trong nước rồi xâm nhập vào các
loại thực phẩm, thức uống như: thịt cá, sữa, trứng,… Một số loại hóa chất bảo

vệ thực vật và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có thể gây quái
thai và bệnh ung thư cho con người và gia súc. Con đường lây nhiễm độc chủ
yếu là qua ăn, uống (tiêu hóa) 97,3%, qua da và hô hấp chỉ chiếm 1,9% và
1,8%. Thuốc gây độc chủ yếu là Wolfatox (77,3%), sau đó là 666 (14,7%) và
DDT (8%).
Thơng thường, các loại hóa chất bảo vệ thực vật xâm nhập vào cơ thể
con người và động vật chủ yếu từ 3 con đường sau:
- Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lơng ngồi da;
- Đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống;
- Đi vào khí quản qua đường hơ hấp.
Do đó, những ảnh hưởng này khơng ngững gây ra cho người tiêu dùng
mà cịn gây tác hại với những người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV để canh
tác, cụ thể:
- Đối với người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV trong canh tác:
Trong lúc sử dụng, nếu người canh tác hay người phun chủ quan, không
trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun xịt thuốc thì chắc
chắn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Nếu là loại có độc tính nhẹ thì sẽ khơng nguy hiểm ngay, mà sẽ tích lũy
dần dần rồi đến lúc nào đó, sẽ biểu hiện ra bên ngoài, lúc này cơ thể đã bị các
chất ấy phá hủy rồi. Cịn nếu là loại có độc tính mạnh thì chắc chắn sẽ rất nguy
hiểm đến tính mạng, đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc sau khi phun xịt


thuốc, hay có người tìm đến thuốc BVTV để tự tử, hoặc những đứa trẻ nhỏ
khơng biết gì vơ tình ăn, uống nhầm thuốc dẫn đến ngộ độc rồi tử vong.
Có nhiều loại thuốc BVTV cịn gây ảnh hưởng đến cả các thế hệ sau
này, người sử dụng thì khơng thấy có biểu hiện, nhưng lại gây ra biến đổi di
truyền ở nhiều đời như dị tật hay mắc những căn bệnh hiểm nghèo bẩm sinh.
Điển hình trong cuộc chiến lịch sử của nước ta, Mỹ đã rải xuống một
thứ chất hóa học là chất độc màu da cam hay là hợp chất Dioxin – nguyên

nhân dẫn đến những biến đổi di truyền, mục đích là để làm rụng hết lá cây
nhưng cũng chết biết bao thế hệ tương lai, để lại bao nỗi đau đầy xót xa.
- Đối với người tiêu dùng:
Trước khi thu hoạch, thực phẩm cần phải có thời gian cách ly với
những chất hóa học, nếu khơng cây sẽ khơng kịp chuyển hóa những chất hóa
học ấy, để lại những dư lượng và gây hại cho người dùng.
Khi canh tác, cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng và cả những chất
hóa học, mà cây lại khơng chuyển hóa hết hay khơng thể chuyển hóa được
chúng, thì chúng sẽ tích lũy ở đó cho đến lúc chúng ta nấu ăn. Vậy nên chắc
chắn họ cũng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng, vì dư lượng thuốc khơng chỉ
gây hại khi chúng vượt ngưỡng cho phép. Có thể một số chất sẽ bốc hơi hay tự
hủy khi chúng ta chế biến, nhưng cũng có những chất vẫn còn đọng lại và thế
là chúng ta nạp trực tiếp vào cơ thể những chất độc hại.
3.3.4 Tác động khác
3.3.4.1 Gây thiệt hại về kinh tế
Những nơi sử dụng thuốc BVTV sẽ có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn
so với các nơi không sử dụng thuốc. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc BVTV
nhưng lại khơng có hiệu quả cao, dẫn đến chi phí đầu vào cao trong khi sản
phẩm thì chứa dư lượng khơng được thị trường chào đón, và thế là khơng có
hiệu quả kinh tế.
Việc xuất hiện các dịch hại mới khiến người dân mãi phụ thuộc vào
thuốc BVTV, đe dọa một cách nghiêm trọng cho cả hệ sinh thái, cho sức khỏe
con người.
Hằng năm, nước ta nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành phẩm
với trị giá từ 210 – 774 triệu USD (tình từ năm 2006 đến năm 2010).
Những chi phí để khắc phục sự ô nhiễm đất, ô nhiễm nước do thuốc BVTV
gây ra, và những tổn thất khi các sản phẩm bị tồn đọng lại, khơng thể xuất
khẩu vì có chứa dư lượng của các chất gây hại.
Tính đến năm 2010, thì chi phí hằng năm cho sức khỏe con người trong
nước và các loại nông sản liên quan đến thuốc BVTV khơng được xuất khẩu ở

nước ta ước tính khoảng 700 triệu USD, chưa tính chi phí về mơi trường bị
ảnh hưởng bởi thuốc BVTV.


3.3.4.2 Hình thành dịch bệnh
Sau một thời gian dùng thuốc, những lồi dịch hại chủ yếu trước đó bị
suy yếu, gây hại không đáng kể. Ngược lại, những đối tượng mà bị xem nhẹ
trước đây, gây hại ít thì lại phát triển mạnh lên và thành dịch hại nguy hiểm,
gây tổn thất nặng nề.
Những dịch hại mới rất phức tạp và khó xử lý hơn những lồi trước đó,
và người sản xuất lại tiếp tục nghiên cứu cho ra những sản phẩm phải độc hại
hơn mới có thể diệt trừ được chúng.
Sau khi dùng thuốc BVTV, các dịch hại bị giảm đi số lượng quần thể
một cách nhanh chóng, nhưng chúng sẽ nhanh chóng phục hồi lại với số lượng
nhiều hơn trước chỉ trong thời gian ngắn.
Người trồng lại tiếp tục sử dụng thuốc nhưng phải tăng nồng độ/liều
lượng, tăng số lần dùng thuốc, tăng các chu kỳ dùng thuốc và cứ lặp lại như
vậy. Việc làm này giống như đang huấn luyện cho các đối tượng gây hại vậy,
chúng cứ thích nghi dần và ngày càng phát triển mạnh hơn.
Theo những thống kê trong lịch sử sử dụng thuốc BVTV cho thấy, dịch
hại mới không phải là từ những nơi khác di chuyển đến, mà là dịch hại thứ yếu
có ngay tại địa phương đó, chỉ là chúng bị tác động và dần phát triển hơn mà
thành dịch hại.
Sự hành thành các dịch hại mới là kết quả của sự khác biệt về độ mẫn
cảm và khả năng hình thành tính kháng thuốc giữa các lồi.
Trong khi các lồi gây hại có khả năng sản sinh và phát triển nhanh hơn
thiên địch, mà người trồng thì cứ sử dụng thuốc BVTV liên tục thì đời sống
các sinh vật có ích càng bị đe dọa, môi trường sống càng bị ô nhiễm.
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO CỦA THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT

Để góp phần giảm các rủi ro từ thuốc BVTV cho người dân, nghiên cứu
xin đưa ra một số giải pháp:
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV
cho người dân địa phương. Trong các buổi tập huấn, tuyên truyền cần giành
nhiều thời gian cho việc hướng dẫn người dân về cách thức sử dụng thuốc, sử
dụng sao cho đúng cách, hiệu quả; Cách phân biệt, lựa chọn thuốc có nguồn
gốc sinh học, thuốc thuộc nhóm độc thấp (Nhóm III, nhóm IV) và phải nằm
trong danh mục cho phép sử dụng (Bộ NN&PTNT, 2012).
Đăng tải thông tin tuyên truyền về sử dụng thuốc BVTV trên các
phương tiện thông tin (Đài phát thanh, tivi…), lồng ghép vào các buổi họp ấp,
thôn…
Liên kết với các hộ nơng dân sản xuất giỏi, có uy tín để truyền đạt kinh
nghiệm sản xuất cho các hộ khác, khuyến khích người dân tham gia sản xuất


theo mơ hình “1 phải 5 giảm”, vừa kinh tế vừa giảm rủi ro cho người nơng
dân.
Các cơ quan có liên quan về BVTV lập danh mục tra cứu để nơng dân
có có thể áp dụng vào việc lựa chọn các loại thuốc để trừ được sâu bệnh và
giảm thiểu được rủi ro cho con người và hệ sinh thái. Khi triển khai đồng bộ
các giải pháp trên, thì nơng dân có thể giảm được rủi ro do thuốc BVTV gây
nên, giảm các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất và nước, tăng năng suất,
tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tạo nên một nền nơng nghiệp bền vững.


CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Việc phân tích thực trạng và các nghiên cứu có sẵn về tác động của
thuốc BVTV lên con người và môi trường canh tác sẽ làm cơ sở để từ đó ta

đưa ra các khuyến cáo phù hợp cho người dân trong việc lựa chọn thuốc sao
cho tác động đến con người là nhỏ nhất. Đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp
đối với từng vùng canh tác khác nhau để đạt được sự tối ưu hóa trong quản
chất lượng nơng sản và chất lượng môi trường trong định hướng phát triển bền
vững.
Để giảm thiểu những tác động gây ra bởi thuốc BVTV, việc quan trọng
nhất là phải tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn cho người dân biết cách
sử dụng thuốc, tuân theo nguyên tắc 4 đúng, giáo dục nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường (Đặng Xuân Phi và cộng sự, 2012). Khi người dân có được
nhận thức đúng đắn, biết được những tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng
đồng của ơ nhiễm mơi trường, thì lúc đó người nông dân mới thực sự quan
tâm đến việc bảo vệ môi trường và sử dụng thuốc đúng kỹ thuật.
4.2 KIẾN NGHỊ
1. Cần sớm xây dựng chiến lược sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt
Nam trong 10 - 15 năm tới với các định hướng chủ yếu sau:
- Giảm nguy cơ, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cả về kỹ thuật, sản xuất kinh
tế, bảo vệ mơi trường, an tồn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.
- Đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm xã hội của người sử
dụng thuốc BVTV.
2. Trên cơ sở Luật bảo vệ thực vật và KDTV sẽ được ban hành cần có
nghị định và thơng tư mới riêng về quản lý - sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong đó cần có quy định cụ thể về xây dựng, ban hành và sử dụng danh mục
thuốc bảo vệ thực vật theo các định hướng sau:
- Hạn chế số lượng hoạt chất trong danh mục, rất hạn chế các loại hoạt
chất hỗn hợp, hạn chế số tên sản phẩm cho 1 hoạt chất.
- Hạn chế đăng ký sản phẩm mới cũng như nhập khẩu thuốc bảo vệ
thực vật: đánh giá hiệu quả kỹ thuật đồng thời hiệu quả về môi trường, an toàn
thực phẩm, hiệu quả kinh tế của các hoạt chất lẫn phụ gia. Hạn chế đăng ký



sản phẩm thuộc nhóm độc I, II có thời gian cách ly dài, có độc tính cao với ký
sinh thiên địch và cá. Xem xét tăng phí khảo nghiệm và đăng ký.
- Đổi mới cơ cấu các nhóm thuốc trong danh mục, tăng tỷ lệ thuốc sinh
học lên 30 - 40% trong 5 - 7 năm tới, giảm rõ rệt các loại thuốc thuộc nhóm
độc I và II.
- Thuốc nhập khẩu phải có phiếu xác nhận xuất xứ. Xuất xứ phải phù
hợp với hồ sơ đăng ký. Tăng thuế nhập khẩu với các loại thuốc thuộc diện
khơng khuyến khích sử dụng, miễn thuế đối với loại thuốc khuyến khích sử
dụng, thân thiện mơi trường, ít độc hại.
- Thực hiện ngun tắc “có vào có ra danh mục” để định kỳ sàng lọc
sản phẩm. Định kỳ 3 năm cần rà soát lại sản phẩm, loại bỏ các loại thuốc
không hoặc chưa được sử dụng trên thị trường, thuốc đã bộc lộ nhiều nhược
điểm, hạn chế.
- Xây dựng các danh mục khuyến cáo sử dụng của Trung ương và từng
tỉnh giúp người nơng dân lựa chọn đúng.
3. Xây dựng lộ trình giảm nguy cơ, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ở nước ta từ nay đến năm 2020 theo hướng:
- Giảm thiểu lượng thuốc sử dụng hàng năm khoảng 30 - 40% đặc biệt
trên lúa, rau, chè, quả, vùng nông sản xuất khẩu.
- Giảm số lượng hoạt chất trong danh mục 30 - 40%, số sản phẩm
thương mại cho 1 loại hoạt chất.
- Nâng tỷ lệ thuốc sinh học, thuốc có độ độc thấp (nhóm 4,5), thuốc
thân thiện mơi trường lên 40 - 60%.
4. Tăng cường thanh kiểm tra khâu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khâu
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Củng cố và nâng cao quyền lực của hệ
thống thanh tra chuyên ngành về BVTV, mơi trường và vệ sinh an tồn thực
phẩm. Đặc biệt xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp xã
phường trong quản lý, giám sát, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực

vật. Xây dựng và củng cố về tổ chức và chính sách nội dung hoạt động của
màng lưới dịch vụ bảo vệ thực vật - khuyến nông cơ sở.
6. Thống nhất việc xây dựng ban hành bộ tài liệu huấn luyện về quản
lý, sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chương trình huấn
luyện các quy trình kỹ thuật ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Coi trọng huấn
luyện cán bộ kỹ thuật, nông dân, đại lý bán thuốc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thông tư số
10/2012/BNNPTNT ngày 22/02/2012 về việc ban hành Danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Hà
Nội, 2012.
Đặng Xuân Phi và cộng sự, 2012. Đánh giá rủi ro thuốc BVTV thông
qua chỉ số tác động môi trường trong sản xuất súp lơ ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
SK&MT, 2015. Thuốc bảo vệ thực vật và những hệ lụy của nó đến con
người.
Ngày
10/12/2015.
/>%90C-B%E1%BA%A2O-V%E1%BB%86-TH%E1%BB%B0C-V%E1%BA
%ACT----NH%E1%BB%AENG-H%E1%BB%86-L%E1%BB%A4Y-C
%E1%BB%A6A-N%C3%93-%C4%90%E1%BB%90I-V%E1%BB%9AICON-NG%C6%AF%E1%BB%9CI.aspx. [Ngày truy cập: 20/4/2019].
Trương Quốc Tùng, 2013. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong
nông
nghiệp

Việt

Nam.
Ngày
01/4/2013.
[Ngày truy cập: 25/4/2019].


Tiếng Anh:
1. Douglass, G., 1984. The Meanings of Agricultural Sustainability, in G.
Douglass (ed.), Agricultural Sustainability in a Changing World Order, pp. 329. Boulder: Westview Press.
2. Rao N.H., Rogers P.P., 2006. Assessment of agricultural sustainability,
Current Science, 91, pp. 439- 448.



×