Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TS247 DT de thi thu thptqg mon ngu van chuyen lam son thanh hoa lan 4 nam 2019 co loi giai chi tiet 36825 1558406471

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.75 KB, 4 trang )

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

ĐỀ KSCL THPT QUỐC GIA LẦN 3

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I. ĐỌC HIỂU (ID: 340395)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Khi con người ngày càng tin vào bản thân, một công thức mới để thu thập tri thức về đạo đức xuất hiện: Tri
thức = Trải nghiệm x Sự nhạy cảm (…)
Thế thì các “trải nghiệm” chính xác là gì? Chúng không phải là dữ liệu thực nghiệm. Một trải nghiệm không
làm từ nguyên tử, song điện tử, protein hay các con số. Thay vào đó, một trải nghiệm là hiện tượng chủ quan tạo
thành từ ba yếu tố chính: cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ. Vào bất kì thời điểm cụ thể nào, trải nghiệm của tôi
cũng cầu thành từ tất cả mọi thứ tôi cảm nhận (nhiệt độ, vui thú, sự căng thẳng,..) mọi xúc cảm tôi cảm thấy
(yêu, giận, sợ…) và bất kì suy nghĩ nào nảy sinh trong đầu tôi.
Thế thì “sự nhạy cảm” là gì? Nó bao gồm hai thứ: Thứ nhất, chú ý đến các cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của tôi.
Thứ hai cho phép những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ đó tác động lên tôi. Thế nhưng tôi cũng nên cởi mở đón


nhận những trải nghiệm mới và cho phép chúng thay đổi quan điểm, hành vi của tôi và thậm chí tính cách của
tôi.
(Theo Hôm Deus – Lược sử tương lai, Dương Ngọc Trà dịch, NXB Thế giới, 2008)
Câu 1: Nhận biết
Theo tác giả, có những yếu tố chính nào tạo nên một trải nghiệm?
Câu 2: Thông hiểu
Anh/chị hiểu như thế nào về công thức: Tri thức = Trải nghiệm x Sự nhạy cảm?
Câu 3: Thông hiểu
Theo anh/chị Trải nghiệm và Sự nhạy cảm có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 4: Thông hiểu
Anh/chị có đồng tình với quan điểm tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi không? Vì
sao?

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

II. LÀM VĂN
Câu 1: (ID: 340400) Vận dụng cao
Từ nội dung đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những
trải nghiệm trong cuộc sống.
Câu 2: (ID: 340401) Vận dụng cao
Xuân Quỳnh đã mở đầu bài thơ Sóng bằng:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Và kết thúc là
Làm sao được tan ra
Thành tram con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 – tập một)
Cảm nhận của anh, chị về khát vọng tình yêu được thể hiện trong hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về sự
chuyển biến trong nhận thức tình yêu của người phụ nữ
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu
1

Nội dung
1.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Yếu tố tạo nên trải nghiệm gồm: cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ.
2.
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
- Có thể hiểu công thức trên là: tri thức là kết quả của những trải nghiệm và sự nhạy cảm. Tri
thức được tìm kiếm và tích lũy bằng cách phải dành nhiều thời gian để trải nghiệm và mài giũa
độ nhạy bén của bản thân.
3.


2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Mối liên hệ là: Trải nghiệm là sự nhạy cảm tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Không thể có
những trải nghiệm nếu thiếu đi sự nhạy cảm. Và trải nghiệm tạo điều kiện cần thiết để sự nhạy
cảm phát triển.
4.
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Học sinh trình bày theo suy nghĩ của bản thân. Có lý giải hợp lý, phù hợp với chuẩn mực đạo
đức của xã hội.
2

Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của trải nghiệm trong cuộc sống.
2. Bàn luận
- Trải nghiệm là những xúc cảm và suy tư lắng lại sau những gì trải qua trong cuộc sống.
=> Trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người
- Ý nghĩa sự trải nghiệm:
+ Trải nghiệm để hiểu mình, khám phá bản thân, phát hiện ưu điểm, nhược điểm.
+ Trải nghiệm để thay đổi bản thân sao cho trưởng thành và hoàn thiện hơn.

+ Trải nghiệm để mở rộng vốn sống, hiểu biết, từ đó biết gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho
cuộc đời.
- Trải nghiệm giúp cuộc sống trở nên phong phú, giàu có và thi vị hơn.

3

Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
1. Giới thiệu chung: về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích
2. Phân tích, cảm nhận
a. Cảm nhận hai đoạn thơ
* 2 Khổ đầu
Khổ 1:
- Hai câu đầu: Tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của
em bằng 4 tính từ “Dữ dội/ dịu êm” “Ồn ào/ lặng lẽ”. Cùng với đó, cách ngắt nhịp 2/3 và sự
luân phiên các thanh bằng trắc đã nhấn mạnh những đối cực trong trạng thái của sóng.
Điều đặc biệt, cách sửu dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối lập ấy vẫn song song tồn
tại, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa.
=> Những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu.
- Hai câu sau: Điều đáng nói nhất ở đây là sự chủ động của người con gái khi yêu, dứt khoát từ
bỏ không gian nhỏ bé, chật hẹp để vươn tới cái rộng lớn, cao cả:

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Đó quả thực là một sự táo bạo.
Khổ 2:
- Những con sóng như những nhịp đập trên lồng ngực của biển khơi và khát vọng tình yêu là
những nhịp đập trong lồng ngực của tuổi trẻ. Các từ “ngày xưa” “ngày sau” khẳng định sự
trường tồn vĩnh cửu của sóng cũng như sự trường tồn vĩnh cửu, bất diệt của tình yêu.
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
=> Khát vọng tình yêu trong hai khổ đầu:
+ Khát vọng vươn tới một tình yêu lớn lao, rộng mở để hiểu mình, khám phá bản thân.
+ Khát vọng tình yêu mãi luôn bất diệt. Chừng nào trái tim còn trẻ, chừng ấy khát vọng yêu vẫn
bồi hồi song vỗ trong lồng ngực,
* Khổ cuối
- Suy nghĩ như thế nhưng thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà thành
khát vọng. Từ nhận thức, khám phá, Xuân Quỳnh đã mang đến giải pháp:
“Làm sao được tan ra
...
Để ngàn năm còn vỗ”
Nhà thơ khao khát tình yêu của mình hoà trong tình yêu của mọi người. “Tan ra” không phải mất
đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn.
=> Khát vọng tình yêu trong khổ cuối: Khá vọng muốn hóa thân vào song để bất từ cùng tình
yêu, để tận hiến cho tình yêu vĩnh hằng.
* Nghệ thuật thể hiện: sáng tạo thành công hình tượng song để bộc lộ và giãu bày khát vọng tình
yêu; thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của song, sự biến chuyến
của cảm xúc; ngôn từ bình dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm.
b. Nhận xét
- Điểm thống nhất: Ở hai đoạn thơ, tình yêu với người phụ nữ luôn mãnh liệt, lớn lao.
- Sự biến chuyển:
+ Biển lớn tình yêu với người phụ nữ trong hai khổ thơ đầu là nơi để hiểu mình, khám phá bản

thân, được sống là chính mình thì đến khổ cuối lại là nơi để được sống hết mình, được hiến dâng
mãi mãi.
+ Sự biến chuyển trong nhận thức về tình yêu qua hai đoạn thơ đã cho thấy sự trưởng thành
trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Đồng thời, qua đây, thấy rõ quan niệm về tình yêu mang
đầy nữ tình của Xuân Quỳnh: yêu đối với bà là được gắn bó và hiến dâng mãi mãi, chở che và
chia sẻ dài lâu.
3. Tổng kết

4

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01



×