Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TS247 DT de thi thu thptqg mon ngu van thpt dao duy tu ha noi lan 3 nam 2019 co loi giai chi tiet 33419 1552896354

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.8 KB, 6 trang )

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) (ID: 322880)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) “Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng
đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai người khác là bỏ bê gia đình. Và một người ưa
bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày đến
khi mỏi mệt, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm
là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng.
(2) Một người bạn của tôi đeo đuổi việc làm từ thiện. Ban đầu vì lòng trắc ẩn. Rồi vì niềm vui cho chính bản
thân. Rồi như ngọn nến cháy hết mình cho người khác. Ấy vậy mà nhiều lần tôi thấy chị khóc vì những lời
người khác nói về mình. Như vậy đó, kể cả khi hành động hoàn toàn vô vị lợi, cũng không có nghĩa là ta sẽ
ngăn ngừa được những định kiến, gièm pha ác ý. Vậy sao ta không bình thản bước qua nó mà đi?
(3) Thỉnh thoảng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có
sẵn, những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất
là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định
kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.
Sao ta không thể thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?”
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Thông hiểu


Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn số 1? Nêu tác dụng? (0,5 điểm)
Câu 2. Thông hiểu
Việc tác giả kể lại câu chuyện người phụ nữ làm từ thiện “hoàn toàn vô vị lợi” nhưng đã nhiều lần phải khóc “vì
những lời người khác nói về mình”, theo anh/chị nhằm mục đích gì? (0,75 điểm)
Câu 3. Nhận biết
Theo tác giả, “điều tồi tệ nhất” khi chúng ta gặp phải những người tự cho mình quyền được phán xét người khác
theo một định kiến có sẵn là gì? (0,5 điểm)

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Câu 4: Thông hiểu
Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản
thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của người khác hẳn còn tệ hơn nhiều”. Hãy trả lời
bằng một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu. (1,25 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) (ID: 322886) Vận dụng cao
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc “phán xét
người khác một cách dễ dàng”.
Câu 2 (5,0 điểm) (ID: 322887) Vận dụng cao
Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc qua hai đoạn thơ sau:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 68 – 69)
--------------------------------Hết-------------------------*Giám thị coi thi không giải thích gì thêm

Câu
1

2

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Nội dung
1.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học
Cách giải:
- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp cấu trúc
+ Liệt kê: những biểu hiện khác nhau của sự phán xét (Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn
tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt.
Một người thích ở nhà chê bai người khác là bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê
cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống…)
+ Điệp cấu trúc: Một người ….
- Tác dụng: sử dụng biện pháp liệt kê kết hợp với điệp có tác dụng làm rõ, nhấn mạnh những
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01



www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

biểu hiện khác nhau của sự phán xét.
2.
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Mục đích tác giả kể là:
- Khẳng định dù bạn làm việc vô tư, không toan tính vụ lợi đi chăng nữa cũng không thể thoát
khỏi sự phán xét của người đời.
- Đứng trước sự phán xét của người khác, nếu lương tâm mình trong sạch, không cần phải đau
khổ hay sợ hãi mà hãy bình thản bước qua.
3.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học nội dung văn bản
- Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó
4.
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
- Đồng ý với quan điểm của tác giả.
- Lí giải:
– “Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ”
+ Định kiến có thể khiến con người mất đi khả năng nhìn nhận thực tế đủ chính xác.
+ Khi ta có định kiến về chính bản thân mình, chúng ta sẽ tự giới hạn mình lại, không dám vượt
qua “vùng an toàn” - những thói quen mòn cũ, để khám phá cuộc sống và khám phá năng lực
của mình.
+ Nếu ta có định kiến về người khác, ta có thể không thấy được những điều tốt đẹp của họ và
điều đó có thể sẽ khiến ta không có cách cư xử tốt và đúng mực.
– “nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều”:
+ Nhắm mắt tin theo những định kiến của người khác rất dễ khiến ta mất đi cách nhìn nhận của
riêng mình, khó có thể đưa ra ý kiến đúng đắn, có thể làm nảy sinh các mâu thuẫn không đáng

có với những người xung quanh.
+ Bị định kiến của người khác chi phối ta sẽ không dám sống thật với bản thân mình.
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: hậu quả của việc phán xét người khác dễ dàng
2. Giải thích
- Phán xét: nhận xét, đánh giá về sự việc, con người một cách dễ dàng, phiến diện theo quan
điểm cá nhân của mình.
=> Phán xét người khác một cách dễ dàng dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc.
3. Bàn luận vấn đề
- “Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng” vì mỗi người đều có một cách sống
riêng, quan điểm riêng…và không thể dùng cách sống này để làm cơ sở đánh giá một cách sống
khác.
- Hậu quả của việc phán xét người khác dễ dàng:

2

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

+ Khi phán xét người khác dễ dàng sẽ khiến bạn không đánh giá đúng đắn và đầy đủ nhất về đối
tượng, đôi khi còn mắc sai lầm.
+ Hơn nữa mỗi người có hoàn cảnh sống, tính cách, đặc điểm khác nhau ta không nên phán xét
họ.

+ Phán xét không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà còn ảnh hưởng đến chính mình. Phán xét
người khác hình thành nên định kiến, và chúng ta đã tự buông mình vào tấm lưới đầy thành
kiến đó.
- Trong cuộc sống này mỗi cá nhân là một thực thể khác biệt, với biết bao trạng thái, đặc điểm
khác nhau. Hãy sống thật hòa đồng, tôn trọng điểm khác biệt của người khác cũng là tôn trọng
chính bản thân mình.
- Liên hệ bản thân
3

Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng là một nhà thơ khoác áo lính, một gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì chống
Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và bài thơ xuất sắc viết về người lính thời chống
Pháp với bút pháp lãng mạn, tài hoa.
- Bài thơ không chỉ gây ấn tượng với người đọc bởi hình ảnh người lính Tây Tiến anh dũng, hào
hoa mà còn bởi hình ảnh thiên nhiên miền Tây đẹp đẽ, hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi trữ tình, lãng
mạn.


Phân tích hai đoạn trích

* Đoạn 1: Vẻ đẹp của những cung đường Tây Tiến
- Thiên nhiên miền Tây đầy ấn tượng đươ ̣c tác giả tâ ̣p trung bút lực để khắ c ho ̣a là núi cao vực
sâu, là đèo dố c điê ̣p trùng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
+ Những câu thơ chủ yế u dùng thanh trắ c ta ̣o nên những nét vẽ gân guố c, ma ̣nh me,̃ cha ̣m nổ i

trước mắ t người đo ̣c cái hùng vi ̃ và dữ dô ̣i của thiên nhiên
+ Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa
hai triền dốc núi:
- Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm;
- Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống
Nhịp ngắt đã trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc
tạo thành các cung đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến, gợi ra những dãy núi xếp theo
hình nan quạt trải dài khắp miền Tây Bắc. Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối
tiếp nhau, khúc khuỷu gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống.

4

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

+ Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc
tả sự gian nan trùng điệp. Dốc khúc khuỷu vì quanh co, hiểm trở, gập ghềnh khó đi, vừa lên cao
đã vội đổ dốc, cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau. Thăm thẳm không chỉ đo chiều cao mà còn gợi ấn
tượng về độ sâu, cảm giác như hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Heo
hút gơ ̣i ra sự vắ ng vẻ, qua ̣nh hiu của chố n rừng thiêng nước đô ̣c. Từ láy cũng mang đến cho
người đọc cảm tưởng rằng người lính Tây Tiến đã vượt qua vô vàn những đèo dốc để chinh
phục đỉnh núi cao nhất.
- Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “dốc lên… ngàn thước xuống”, những người lính vẫn
thấy được khing cảnh vô cùng lãng mạn, bay bổng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
→ Ở đây, Quang Dũng đã rất tài hoa trong nghệ thuật phối hợp thanh điệu. Đang từ những

thanh trắ c liên tiếp trong 3 câu thơ trên, đột ngột một dòng thơ toàn thanh bằ ng đã cân bằng lại
mạch thơ, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như chưa từng có hành trình trèo đèo vượt dốc nào.
Người lính Tây Tiến dường như quên hết những mệt mỏi, gian khổ, phóng tầm mắt ra xa.
Trong màn mưa phủ kín đất trời, một vài đốm nhà nhỏ ẩn hiện thấp thoáng, bồng bềnh như giữa
biển khơi, thật thi vị, nên thơ, ấ m áp…
Hai chữ “nhà ai” phiếm chỉ thật tình tứ, có lẽ trong tưởng tượng của những người lính Tây
Tiến cũng là những chàng trai Hà thành hào hoa thì chủ nhân của những nếp nhà kia là những
sơn nữ xinh đẹp.
* Đoạn 2: Bốn câu thơ cuối là bức tranh sông nước miền Tây trong chiều sương
- Trước hết là khung cảnh thiên nhiên:
Người đi Châu Mộc chiề u sương ấ y
Có thấ y hồ n lau nẻo bế n bờ
+ Không gian đươ ̣c bao trùm bởi mô ̣t màn sương giăng mắ c trở nên mờ ảo, như hư, như thực.
Sương chiều bảng lảng đầy thi vị, chứ không còn là “sương lấp đoàn quân mỏi” khi màn đêm
buông xuống.
+ Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử, chỉ có màu lau trắng trải dài tít tắp,
phất phơ theo chiều gió thổi, xôn xao ẩn chứa những nỗi niềm của con người… Thiên nhiên
như có linh hồ n, “hồ n lau” hài hòa với “hồ n thơ” của những người liń h đa cảm. Cũng có thể
hiểu “hồn lau” là một ẩn dụ đặc sắc gợi về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hồn hậu của những con
người miền Tây – những người lao động trên sông nước mênh mông.
- Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng đó nổi bật hình ảnh con người:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
+ “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đó là dáng hình mềm mại, uyển chuyển của thiế u nữ
sơn cước trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, ta ̣o nên chấ t thơ làm tiêu tan vẻ dữ dô ̣i
của “dòng nước lũ” hung hañ
+ Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên dòng
nước xiết. “Hoa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào, gợi ra ánh

5


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

mắt lúng liếng tình tứ của những cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung
+ Dường như trong khổ thơ nào của bài thơ cũng thấ p thoáng bóng dáng của người đe ̣p như
vâ ̣y:
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Nhớ ôi Tây Tiế n cơm lên khói
- Mai Châu mùa em thơm nế p xôi (đoạn 1)
- Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiề u thơm (đoạn 3)
→ Hiǹ h ảnh người đe ̣p thấp thoáng trong các khổ thơ đã điể m cho kí ức Tây Tiế n chút lañ g
ma ̣n, mơ mô ̣ng, khiế n cho câu chữ trở nên mề m ma ̣i hơn và lòng người cũng nhe ̣ nhàng hơn…
- Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi đã
cách xa với Tây Tiế n cả về không gian và thời gian…


Tổng hợp, đánh giá

- Cả hai đoạn thơ đều miêu tả bức tranh thiên nhiên về miền Tây vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng;
đồng thời qua đó ta cũng thấy được tình cảm sâu nặng tác giả dành cho miền đất mà mình đã
cùng những đồng đội gắn bó qua năm tháng chiến tranh.
- Hai đoạn trích cũng là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng.

6


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01



×