Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TS247 DT de thi thu thptqg mon ngu van thpt hong quang lan 2 nam 2019 co loi giai chi tiet 35210 1554456003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.51 KB, 6 trang )

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG
Năm học 2018 - 2019

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
Bài thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I. ĐỌC HIỂU (ID: 328411 )
Đọc đoạn văn bản dưới đây:
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
Để mắt em cười tựa lá bay.
(…)
Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay.

Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời


Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi

1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
Nhìn rõ quê hương, ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì đất nước cần một trái tim!
(Trích bài hát Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui – nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Nhận biết
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 2: Thông hiểu
Mỗi ngày, tác giả đã lựa chọn những điều gì để đem lại niềm vui cho mình? Nhận xét của anh/chị về những
điều đó.
Câu 3: Thông hiểu
Tìm và phân tích hiệu quả biện pháp tu từ được sử dụng trong câu át: “Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống/ Vì đất
nước cần một trái tim”
Câu 4: Thông hiểu
Rút ra thông điệp về cuộc sống có ý nghĩa với bản thân anh/chị sau khi đọc đoạn văn bản trên.
II. LÀM VĂN
Câu 1: (ID: 328420 ) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về chủ đề: Mỗi ngày

chọn một niềm vui.
Câu 2: (ID: 328423 ) Vận dụng cao
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, có hai lần Tô Hoài để cho nhân vật Mị nghĩ về nỗi khổ của mình. Lần thứ
nhất, sau mấy năm Mị làm dâu ở nhà thong lí Pá Tra: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị
tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”. Lần thứ hai, khi bị A Sử trói trong đêm tình mùa xuân:
“Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi … Mị vùng bước đi. Nhưng ta chân đau không cựa
được… Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của Mị trong hai cảnh trên. Từ đó, anh/chị hãy làm nổi bật giá trị nhân đạo của
tác phẩm.

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu
1

2

3

Nội dung
1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phướng thức biểu đạt: Biểu cảm
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn thơ, phân tích
Cách giải:
- Những điều tác giả lựa chọn:
+ Chọn những bông hoa và những nụ cười
+ Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
+ Chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới.
+ Chọn ngồi thật yên, nhìn rõ quê hương, nghĩ lại mình.
- Nhận xét:
+ Những điều mà tác giả lựa chọn là những điều hết sức giản dị trong cuộc sống, nhưng chính từ
những điều giản dị ấy sẽ đem đến niềm vui, hạnh phúc cho mỗi chúng ta.
+ Không chỉ vậy, niềm vui mà ông lựa chọn ông chỉ dừng lại cho chính bản thân mình, mà còn cho
mọi người, cho cuộc đời. Đó chính là lẽ sống đẹp, cống hiến và hi sinh.
3.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học
Cách giải:
- Biện pháp: Hoán dụ (trái tim)
- Phân tích: sử dụng hình ảnh “trái tim” để chỉ con người, chỉ lẽ sống cao thượng, biết hi sinh,
cống hiến cho đất nước. Tác giả đã nhấn mạnh, khẳng định lẽ sống, lý tưởng sống cao đẹp vì con
người vì cuộc đời của mình.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Gợi ý:
- Lẽ sống đẹp, sẵn sàng cố hiến, hi sinh vì người khác, vì cộng đồng.
- Lựa chọn niềm vui sống sẽ làm cuộc đời ý nghĩa hơn.
-…

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: Mỗi ngày chọn một niềm vui
2. Bàn luận
- Cuộc sống là tổ hợp của những cảm xúc, vui sướng, hạnh phúc, hờn giận, phẫn nỗ,… Mỗi con
người sẽ có những thái độ, lựa chọn khác nhau trước những vấn đề của cuộc sống. Để cuộc sống
trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa chúng ta hãy chọn lấy cho mình niềm vui, niềm hạnh phúc.
- Niềm vui ấy có thể là:
+ Đọc một cuốn sách hay, xem một bộ phim hấp dẫn,…
+ Là khi được về bên gia đình nhỏ của mình sau một ngày mệt mỏi
+ Là khi chinh phục được những đỉnh cao
+ Là khi giúp đỡ những người xung quanh

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

3

4

….
Bất cứ điều gì khiến ta cảm thấy hạnh phúc, khi ấy cuộc đời này sẽ trở nên thật đẹp đẽ, ý nghĩa.
- Lựa chọn thái độ sống tích cực, hay những niềm vui cuộc sống chính là điều cơ bản nhất để bạn
và những người xung quanh có một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:

• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là
nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những
miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp
dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện
được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm
ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ
chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng
đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.
• Giới thiệu nhân vật
- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.
- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo
Mị.
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá
Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần
quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
• Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên
▪ Lần thứ nhất
* Vị trí chi tiết: Chi tiết nằm ở phần đầu truyện. Khi Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí
Pá Tra, lúc đầu Mị xuất hiện ý thức phản kháng từ yếu ớt “đêm nào cũng khóc” đến mạnh mẽ “ăn
lá ngón tự tử” nhưng sau đó, khi bố mất, khi đã quen với mọi thứ, Mị chấp nhận số phận bi kịch
của mình.
* Phân tích hình ảnh Mị:
- Ý thức phản kháng mất đi, chấp nhận số phận của mình, sống một cách dật dờ, tàn lụi: Ở lâu
trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.

- Thủ pháp vật hóa: “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” -> Mị trở thành
một cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian. Thời gian được đo bằng khối lượng
công việc, các công việc nối tiếp nhau, việc này chồng lên việc kia.
▪ Lần thứ hai
* Vị trí chi tiết: Chi tiết nằm ở phần giữa của truyện. Trong đêm tình mùa xuân, sau khi uống rượu
và nghe tiếng sáo gọi bạn tình, sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy. Mị bị A Sử trói đứng vào cột
khi muốn đi chơi.
* Phân tích chi tiết:
- Mị vẫn sống trong hơi rượu và tiếng sáo, sức sống tiềm tàng vẫn đang trỗi dậy: Mị vẫn nghe
tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi …
- Ý thức phản kháng vẫn tồn tại: Mị vùng bước đi.
- Ý thức và sức sống tiềm tàng vẫn bị trói buộc buộc bởi những thế lực hữu hình và vô hình:

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Nhưng ta chân đau không cựa được…
- Tự ý thức về thực tại bản thân mình, đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần: Mị thổn thức nghĩ mình
không bằng con ngựa
=> Nhận xét sự thay đổi tâm lý của Mị qua hai lần:
- Sự thay đổi tâm lí nhân vật được miêu tả hết sức hợp lý. Mị từ chỗ bị cái khổ cực làm cho mất đi
ý thức về sự sống đến chỗ bừng lên khao khát sống mãnh liệt. Qua sự thay đổi tâm lý đó ta có thể
thấy tiềm tàng trong con người nhỏ bé ấy là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, nó không hề bị mất đi
do tác động của hoàn cảnh mà chỉ lẩn khuất, chờ thời cơ để bùng lên mạnh mẽ. Mị chính là nhân
vật tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung – họ đều
mang trong mình một sức mạnh bền bỉ, tiềm tàng, mạnh mẽ.

- Qua việc miêu tả tâm lý nhân vật, một lần nữa khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý bậc thầy của
Tô Hoài.
=> Nhận xét về giá trị nhân đạo
- Với việc miêu tả hết sức tinh tế về sự thay đổi tâm lí nhân vật, Tô Hoài đã thể hiện tấm lòng nhân
đạo sâu sắc của mình.
- Trước hết là sự cảm thông cho số phận người phụ nữ mà rộng ra là số phận của những người
nông dân miền núi bị áp bức bóc lột đến cùng cực.
- Không chỉ vậy ông còn lên án, phê phán tội ác của giai cấp cầm quyền, đã cướp đi quyền sống,
hạnh phúc của con người.
- Ngoài ra, ông còn trân trọng, nâng niu những khao khát, sức sống tiềm tàng trong những con
người nông dân miền núi.
• Tổng kết
* Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực : Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ.
- Giá trị nhân đạo:
+ Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền
núi.
+ Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người.
* Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Mị là kiểu nhân vật tâm trạng, A Phủ là kiểu nhân vật
hành động.
- Tác giả thể hiện sở trường tả cảnh, tả phong tục rất thành công:
+ Cảnh: thiên nhiên ngày xuân, cảnh sinh hoạt.
+ Phong tục: cướp vợ, cũng trình ma, phạt vạ…
- Nghệ thuật kể chuyện:
+ Kết hợp nhiều điểm nhìn.
+ Ngôn ngữ đậm chất dân tộc.

5


Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

6

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01



×