Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Hệ thống lắng Actiflo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 105 trang )

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................2
* Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn...........................................................2
* Cấu trúc luận văn.................................................................................................3
NỘI DUNG............................................................................................................... 4
Chương 1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TẠI NHÀ MÁY
NƯỚC MỘC BẮC...................................................................................................4
1.1. Khái quát chung...............................................................................................4
1.2. Quy mô công suất cấp nước.............................................................................6
1.2.1. Nhu cầu sử dụng nước....................................................................................6
1.2.2. Dự báo dân số tính toán..................................................................................7
1.2.3. Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế....................................................................9
1.2.4. Quy mô công suất cấp nước..........................................................................10
1.3. Nguồn nước khai thác.....................................................................................11
1.3.1. Tổng quan nguồn nước sông Hồng................................................................11
1.3.2. Hàm lượng BOD và COD Cr........................................................................12
1.3.3. Hàm lượng Nitơ Amoni, Nitơ nitrit và Nitơ Nitrat...........................................14
1.3.4. Hàm lượng chất lơ lửng và vi khuẩn..............................................................15


1.4. Trạm bơm cấp I (trạm bơm nước thô)..........................................................15
1.4.1. Vị trí trạm bơm.............................................................................................15
1.4.2. Thông số thiết kế..........................................................................................17
1.4.3. Tuyến ống cấp nước thô từ trạm bơm I tới trạm xử lý......................................17


1.5. Trạm xử lý nước sạch.....................................................................................18
1.5.1. Vị trí trạm xử lý............................................................................................18
1.5.2. Đề xuất phương pháp xử lý cho nhà máy nước Mộc Bắc.................................21
1.5.3. Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý...........................................................24
1.5.4. Xử lý bùn cặn trạm xử lý...............................................................................26
1.5.5. Cao trình công nghệ......................................................................................26
1.5.6. Quy hoạch mặt bằng trạm xử lý.....................................................................28
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ NƯỚC CẤP.....................................................................................................31
2.1. Cơ sở pháp lý trong hoạt động xử lý nước cấp cho đô thị...........................31
2.2. Lý thuyết về keo tụ cặn trong nước thiên nhiên...........................................31
2.2.1. Quá trình keo tụ............................................................................................31
2.2.2. Các phương pháp keo tụ...............................................................................32
2.3. Lý thuyết về lắng nước...................................................................................39
2.4. Một số công trình bể lắng đang được sử dụng tại các nhà máy xử lý nước
cấp ở Việt Nam.......................................................................................................43
2.4.1. Bể lắng ngang..............................................................................................43
2.4.2. Bể lắng đứng................................................................................................47
2.4.3. Bể lắng lớp mỏng.........................................................................................48
2.4.4. Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng...................................................................49


2.4.5. Bể lắng ly tâm..............................................................................................50
2.4.6. Kiểm soát hiệu quả quá trình lắng nước..........................................................51
2.5. Xyclon thủy lực...............................................................................................53
2.6. Một số công trình bể lắng mới.......................................................................56
2.6.1. Công nghệ lắng trong với ngăn tạo bông tiếp xúc............................................56
2.6.2. Bể lắng trong - tuần hoàn..............................................................................57
2.6.3. Bể lắng tia....................................................................................................57
2.6.4. Lắng Lamella kết hợp phản ứng trung tâm và tuần hoàn cặn............................58

2.6.5. Lắng Lamella kết hợp phản ứng xoáy trung tâm và tuần hoàn cặn....................59
2.6.6. Bể lắng Pulsator (lắng động)..........................................................................60
2.7. Hệ thống lắng Actiflo......................................................................................60
2.7.1. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống lắng Actiflo:.................................................60
2.7.2. Giới thiệu hệ thống Lắng Actiflo của Công ty VEOLIA Water.........................62
2.7.3. Dự án sử dụng hệ thống lắng Actiflo trên thế giới và Việt Nam........................64
Chương 3. ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỆ THỐNG LẮNG ACTIFLO NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ LẮNG TRONG DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ NƯỚC CẤP TẠI NHÀ MÁY NƯỚC MỘC BẮC.........................................66
3.2.3. Xác định lượng hóa chất dự trữ.................................................................73
3.2.4. Tính toán bể trộn cơ khí..............................................................................74
3.2.5. Tính toán bể trộn cát...................................................................................76
3.2.6. Tính toán bể phản ứng cơ khí.....................................................................78
3.2.7. Tính toán bể lắng Lamen Actiflo................................................................80
3.2. Dự toán xây lắp và chi phí vận hành bảo trì hệ thống.................................89


3.3. So sánh chi phí với các dự án được thực hiện ở các tỉnh thành khác hoặc
nhà tài trợ khác......................................................................................................95
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lắng
Actiflo..................................................................................................................... 98
3.4.1. Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành...............................................................98
3.4.2. Đề xuất giải pháp bảo trì, bảo dưỡng..............................................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................101
KẾT LUẬN..........................................................................................................101
KIẾN NGHỊ.........................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Xử lý nước cấp có tầm quan trọng rất lớn không chỉ đối với môi trường tự nhiên
mà còn đối với sức khỏe con người. Mức sống người dân ngày một tăng đòi hỏi chất
lượng nước được xử lý cũng tăng theo. Trên thế giới hiện có rất nhiều công nghệ mới
trong lĩnh vực xử lý nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Tại Việt Nam các công nghệ
mới này đang dần được áp dụng và thay thế cho các công nghệ truyền thống.
Tỉnh Hà Nam đã đề ra “Quy hoạch định hướng cung cấp nước sạch tỉnh Hà Nam
đến năm 2030” là Quy hoạch tổng thể của dự án phát triển hạ tầng cấp nước công cộng
cho toàn tỉnh. Theo đó, dân số trong giai đoạn từ 2015 đến 2030 được tính toán để hỗ trợ
làm tiền đề phát triển các dự án nhà máy nước trên toàn tỉnh.
Nhà máy nước Mộc Bắc (thuộc xã Mộc Bắc, về phía Đông Bắc của tỉnh Hà
Nam) và hệ thống cấp nước phân phối của nó dự kiến sẽ cung cấp nước sạch cho gần
120,000 cư dân ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, bao gồm cả KCN Đồng Văn III, nơi mà kì
vọng sẽ trở thành trọng điểm phát triển kinh tế tỉnh.
Với nhu cầu tăng cao về lưu lượng và chất lượng nước sử dụng thì việc cải tạo,
mở rộng, xây mới nhằm nâng công suất các nhà máy nước là điều tất yếu. Cùng với sự
phát triển của khoa học, công nghệ xử lý nước tiên tiến hiện nay, Hà Nam cần phải
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả làm việc của các công trình
trong hệ thống xử lý nước cấp của các nhà máy nước nhất là đối với các nhà máy nước
xây mới.
Trong dây chuyền công nghệ xử lý nước bể lắng có vai trò rất quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng nước xử lý. Do đó, cần phải có giải pháp để nâng cao hiệu quả
lắng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước của các nhà máy nước tại Hà Nam. Công
nghệ lắng Actiflo là một trong những giải pháp hiệu quả đã được áp dụng tại nhiều quốc
gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam.
Để góp phần cho việc đầu tư, quản lý, khai thác hệ thống cấp nước nhà máy
nước Mộc Bắc hiệu quả và tốt hơn, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là



2

“Giải pháp nâng cao hiệu quả lắng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp tại nhà
máy nước Mộc Bắc - Tỉnh Hà Nam bằng công nghệ lắng Actiflo”.
* Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công nghệ xử lý nước cấp đang áp dụng tại nhà máy xử
lý nước cấp Mộc Bắc.
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp áp dụng góp phần
nâng cao hiệu quả lắng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ lắng Actiflo.
- Phạm vi nghiên cứu: Nhà máy xử lý nước cấp Mộc Bắc thuộc xã Mộc Bắc,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp điều tra khảo sát;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Dựa trên các cơ sở lý luận, cơ sở lý thuyết đề xuất được
giải pháp mới (hệ thống lắng Actiflo) nhằm nâng cao hiệu quả lắng trong dây
chuyền công nghệ xử lý nước cấp tại nhà máy nước Mộc Bắc.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá hiệu quả hệ thống lắng Actiflo áp dụng cho nhà
máy xử lý nước cấp Mộc Bắc; đồng thời áp dụng cho các nhà máy xử lý khác có điều
kiện tương tự.
* Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn
Nhà máy nước: Là công trình xây dựng gồm các đơn nguyên, cụm công trình
chức năng khác nhau thực hiện nhiệm vụ xử lý nước đạt yêu cầu trước khi cấp cho

các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp.
Xử lý nước: Là hoạt động sử dụng các biện pháp cơ học, hóa học, lý học,
sinh học để xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt.


3

Dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp: Là các công trình và thiết bị thực
hiện chức năng xử lý nước cấp đạt tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng hệ thống xử lý nước cấp nhà máy nước Mộc Bắc.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của các công nghệ xử lý nước cấp.
- Chương 3: Đề xuất áp dụng công nghệ lắng Actiflo nhằm nâng cao hiệu quả
lắng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp tại nhà máy nước Mộc Bắc.


4

NỘI DUNG
Chương 1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TẠI NHÀ MÁY
NƯỚC MỘC BẮC
1.1. Khái quát chung
* Vị trí địa lý: Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía
Nam thủ đô Hà Nội. Xã Mộc Bắc, có diện tích tự nhiên 10,11km 2, nằm trong tọa độ
địa lý từ 20041’18” vĩ độ Bắc đến 10600’42” kinh độ Đông. [11]
- Phía bắc giáp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
- Phía đông giáp thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
qua sông Hồng và huyện Lý Nhân.

- Phía nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý.
- Phía tây giáp thành phố Hà Nội và huyện Kim Bảng.
- Đơn vị hành chính: 19 xã, 2 thị trấn.
- Huyện Duy Tiên có diện tích tự nhiên là 12.100,35 ha.
- Dân số : Tính đến ngày 31/12/2008: 133.123 người.
Diện tích của huyện chủ yếu là đồng bằng. Huyện Duy Tiên nằm cạnh sông Hồng
và trên địa bàn huyện còn có sông Châu Giang chảy qua.
Huyện có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ
Sông Hồng. Nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và cây vụ đông. Địa hình của huyện được chia
thành 2 tiểu địa hình.
Vùng ven đê sông Hồng và sông Châu Giang bao gồm các xã Mộc Bắc, Mộc
Nam, Châu Giang, Chuyên Ngoại, Trác Văn, Yên Nam, Đọi Sơn...có địa hình cao
hơn, đặc biệt là khu vực núi Đọi, núi Điệp thuộc các xã Đọi Sơn và Yên Nam.
Vùng có địa hình thấp bao gồm các xã nội đồng như Tiên Nội, Tiên Ngoại,
Yên Bắc chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện cao độ phổ biến từ 1,8 - 2,5
m, địa hình bằng phẳng, xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm.


5

* Địa hình: Huyện có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực
châu thổ Sông Hồng. Nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và cây vụ đông. Địa hình của huyện
được chia thành 2 tiểu địa hình. [11]
Vùng ven đê sông Hồng và sông Châu Giang bao gồm các xã Mộc Bắc, Mộc
Nam, Châu Giang, Chuyên Ngoại, Trác Văn, Yên Nam, Đọi Sơn...có địa hình cao
hơn, đặc biệt là khu vực núi Đọi, núi Điệp thuộc các xã Đọi Sơn và Yên Nam.
Vùng có địa hình thấp bao gồm các xã nội đồng như Tiên Nội, Tiên Ngoại,
Tiên Tân, Yên Bắc chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện cao độ phổ biến từ

1,8 - 2,5 m, địa hình bằng phẳng, xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm.
* Khí hậu: Duy Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
mưa nhiều, thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của
gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nắng
và bức xạ mặt trời lớn, thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với
nhiều loại cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện tốt cho thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên,
sự biến động mạnh mẽ với nhiều hiện tượng thời tiết như bão, dông, lượng mưa tập
trung theo mùa ... kết hợp với địa hình thấp gây ra ngập úng cục bộ, một số vùng
đòi hỏi phải có biện pháp phòng tránh kịp thời. [11]
* Thuỷ văn: Duy Tiên có mạng lưới sông, ngòi tương đối dày đặc với 3 con
sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ:
- Sông Hồng có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho
tỉnh Hà Nam qua sông Nhuệ và các trạm bơm, cống ven sông. Chiều dài sông chạy
qua huyện 12 km tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Duy Tiên với tỉnh Hưng
Yên. Hàng năm sông bồi đắp một lượng phù sa tươi tốt cho diện tích đất ngoài đê
bối và cho đồng ruộng qua cống lấy nước tưới Mộc Nam dưới đê sông Hồng.
- Sông Duy Tiên đi qua địa phận huyện từ Bạch Thượng qua đập Phúc ra sông
Châu Giang và nối với sông Đáy tại Phủ Lý dài 28 km, đồng thời là ranh giới tự
nhiên với huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân. Trên sông có cống điều tiết Điệp
Sơn làm nhiệm vụ tưới tiêu cho các vùng đất trong huyện.


6

- Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Hà Nội đi qua Hà Nội và hợp lưu
với sông Đáy tại Phủ Lý. Đoạn qua Duy Tiên dài 13 km, sông có tác dụng tiêu nước
nội vùng đổ ra sông Đáy vào mùa mưa và tiếp nước cho sản xuất vào mùa khô.
Ngoài 3 sông chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi nhỏ với các ao,
hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính
xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn.

Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, độ dốc của các sông nhỏ nên khả năng
tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các con sông chính lên cao
cùng với mưa lớn tập trung thường gây ngập úng cục bộ cho vùng có địa hình thấp
trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Khu vực dự kiến xây dựng nhà máy nước (NMN) là 1 khu đất rộng khoảng
7ha, thuộc địa phận xã Mộc Bắc, về phía Đông Bắc của tỉnh Hà Nam. Khu vực này
được lựa chọn bởi vì vị trí nằm gần nguồn nước Sông Hồng và khu vực có nhu cầu
sử dụng nước lớn như cụm KCN và khu đô thị Duy Tiên.
Nhà máy nước Mộc Bắc sau khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp nước sinh hoạt,
sản xuất cho huyện Duy Tiên và huyện Kim Bảng.
Dự án tăng cường môi trường đầu tư Cấp nước sẽ cụ thể hóa nội dung định
hướng trong Quy hoạch chung xây dựng tỉnh Hà Nam năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
1.2. Quy mô công suất cấp nước
1.2.1. Nhu cầu sử dụng nước
Khu vực tiếp nhận nước sạch của dự án có các loại nhu cầu sử dụng nước
sau:
- Cấp nước cho sinh hoạt của người dân đô thị và nông thôn.
- Cấp nước cho sản xuất công nghiệp tập trung.
- Cấp nước cho giáo dục đào tạo.
- Cấp nước cho các sản xuất và ngành nghề thủ công nhỏ.


7

- Cấp nước cho tưới cây, rửa đường.
- Cấp nước cho công cộng.
- Ngoài các nhu cầu thiết yếu trên, còn có các nhu cầu cấp nước khác như:
cấp nước phục hồi lượng nước cứu hỏa, nước dự phòng ròi rỉ thất thoát, lượng nước

dùng cho bản thân trạm xử lý nước sạch.
1.2.2. Dự báo dân số tính toán
a) Tính toán dân số của tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam đã đề ra “Quy hoạch định hướng cung cấp nước sạch tỉnh Hà
Nam đến năm 2030” là Quy hoạch tổng thể của dự án phát triển hạ tầng cấp nước
công cộng cho toàn tỉnh. Theo đó, dân số trong giai đoạn từ 2015 đến 2030 được
tính toán để hỗ trợ làm tiền đề phát triển các dự án NMN trên toàn tỉnh. Dựa vào đó,
dự đoán quy mô dân số đạt khoảng 825,000 dân cư vào năm 2015, 864,000 trong
năm 2020 và 950,000 trong năm 2030. Tuy nhiên, những con số này có khoảng
cách khác biệt khá lớn so với quy mô dịch chuyển dân số trong vòng 5 năm qua.
Để nghiên cứu kĩ lưỡng những dự đoán dân số được thực hiện bởi tỉnh Hà
Nam, Đoàn Tư vấn sử dụng các dữ liệu dân số trong vòng 5 năm qua lấy từ Sở
Thống kê tỉnh để thực hiện khảo sát dân số của riêng mình. Kết quả thu được có sự
chênh lệch cho với số liệu của tỉnh Hà Nam, chỉ ra rằng dân số tỉnh sẽ tăng nhẹ
trong giai đoạn từ nay trở đi ở tỉ lệ 0.19%. Vì lẽ đó, trong các cuộc trao đổi với tỉnh
Hà Nam, số liệu dự đoán về mức tăng dân số đã được thống nhất dựa trên kết quả
nghiên cứu của Đoàn Tư vấn là 0.19%.
b) Dân số sử dụng nước của dự án
Dự báo dân số tính toán sử dụng nước của dự án được thể hiện trong bảng
1.1.


8

Bảng 1.1. Khu vực dịch vụ và hạ tầng cơ sở tiếp nhận nước từ NMN Mộc Bắc
(Bản hoàn thiện cuối cùng trong Khảo sát)[10]
Huyện

Mục đích


Sinh hoạt hộ gia đình

Huyện Duy Tiên

Khu vực tiếp nhận nước
Thị trấn Đồng Văn

6,505

Xã Duy Minh

6,028

Xã Duy Hải

5,094

Xã bạch Thượng

7,935

Xã Mộc Bắc

5,468

Xã Châu Giang

13,739

Xã Yên Bắc


10,934

Xã Hoàng Đông

7,897

Xã Tiên Nội

6,691

Xã Tiên Ngoại

4,229

Tổng số
Khu chức năng

Dân số

74,520

Khu vực ĐH Nam Cao
Khu thể thao
KCN Đồng Văn I
KCN Đồng Văn II
KCN Đồng Văn III mở rộng

Khu công nghiệp


KCN Hòa Mạc
Khu dân cư mới
Khu nhà thuê của công nhân từ ngoại ô
Các nhà máy quy mô nhỏ
Các doanh nghiệp nhỏ

Huyện Kim Bảng

Sinh hoạt hộ gia đình

Khu công nghiệp
Tổng dân số

Nguyễn Úy

6,928

Lê Hồ

9,022

Đại Cương

7,597

Tượng Lĩnh

7,333

Tân Sơn


10,218

Thụy Lôi

4,585

Ngọc Sơn

6,223

Tổng cộng

51,906

KCN Kim Bảng
126,426


9

1.2.3. Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế
Về dự án NMN Mộc Bắc, một nghiên cứu khả thi đã được Bộ Kinh tế,
Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) thực hiện, và là 1 phần của Nghiên
cứu Hợp tác Kinh tế tại Các nước đang phát triển trong năm tài khóa 2014. Nghiên
cứu tên “Báo cáo khả thi của dự án Nhà máy nước Mộc Bắc tại tỉnh Hà Nam” (sau
đây gọi tắt là “khảo sát METI”) đã được thực hiện để nghiên cứu tính khả thi của dự
án bao gồm việc xây dựng, vận hành và bảo trì hạ tầng xử lý nước Mộc Bắc mới
nhằm giải quyết vấn đề của dịch vụ cấp nước tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Số liệu
khảo sát nhu cầu sử dụng nước trong nghiên cứu METI đã được thẩm định thông

qua các cuộc trao đổi với Sở KH&ĐT, do vậy, khảo sát METI về nhu cầu sử dụng
nước có tính chính xác khá cao, được mô tả ở kết quả dưới đây.
Điều kiện tiền đề để tính toán nhu cầu sử dụng nước:
- Số liệu cơ sở về lượng nước sử dụng là dữ liệu được lấy từ “Quy hoạch
định hướng cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam tới năm 2030”.
- Các nguồn nước khác sẽ được tăng cường cấp cho mục đích sử dụng ở các
KCN, trường đại học và cho các mục đích phát triển khác. Những nguồn ngước này
đã được kiểm định, nằm trong quy hoạch phát triển tỉnh cũng như qua các cuộc trao
đổi với Sở KH&ĐT.
- Phạm vi dịch vụ sẽ được quy định theo phạm vi dự án và đối tượng mục
tiêu sử dụng dịch vụ được mô tả trong Bảng 1.1.
Bảng 1.2 và Bảng 1.3. thể hiện dữ liệu cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia về lượng
nước sử dụng.
Bảng 1.2. Tỉ lệ mục tiêu dịch vụ và tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt [1]
Loại đô thị

Tỉ lệ mục tiêu dịch vụ
2015 2020
2030

Loại II

90%

100%

100%

Loại III, IV, V


80%

90%

100%

Khu đô thị quy
80%
hoạch dự kiến

90%

100%

Nông thôn

70%

100%

50%

Tiêu chuẩn cấp nước (lít/người/ngày)
2015
2020
2030
150L
130L
165L
/người/ngày

/người/ngày
/người/ngày
100L
100-110L
120-130L
/người/ngày
/người/ngày
/người/ngày
100L
100L
120L
/người/ngày
/người/ngày
/người/ngày
70L
70L
100L
/người/ngày
/người/ngày
/người/ngày


10

Bảng 1.3. Tiêu chuẩn tính toán lượng nước tiêu thụ cho mục đích khác tại khu vực
đô thị [10]
Mục đích sử dụng
Mục đích công

Tiêu chuẩn tính toán lượng nước tiêu thụ

2015
2020
2030
10% nước tiêu thụ 10% nước tiêu thụ 10% nước tiêu thụ
cho sinh hoạt
cho sinh hoạt
cho sinh hoạt

Sản xuất quy mô
10% nước tiêu thụ
nhỏ và ngành nghề
cho sinh hoạt
thủ công
22m3/ha/ngày
Công nghiệp tập
(khoảng 40% trong
trung
tổng khu vực)

10% nước tiêu thụ 10% nước tiêu thụ
cho sinh hoạt
cho sinh hoạt

22m3/ha/day
22m3/ha/day
(khoảng 70% trong (khoảng
100%
tổng khu vực)
trong tổng khu vực)
8% nước tiêu thụ

10% nước tiêu thụ 10% nước tiêu thụ
cho sinh hoạt (tăng
cho sinh hoạt
cho sinh hoạt
tỉ lệ nước tái chế)

Tưới cây, rửa
đường

Bù đắp nước thiếu
25% tổng lượng 22% tổng lượng 15% tổng lượng
hụt tại các khu vực
nước tiêu thụ
nước tiêu thụ
nước tiêu thụ
bị rò rỉ
Cho các nhà máy
4% tổng lượng nước cần sử dụng và khu vực bị rò rỉ
nước

1.2.4. Quy mô công suất cấp nước
Bảng 1.4 thể hiện dự báo nhu cầu sử dụng nước đã được Đoàn Tư vấn
nghiên cứu kĩ lưỡng dựa trên những dự đoán từ khảo sát METI. Kết quả thu được,
công suất cấp nước của NMN Mộc Bắc sẽ đạt khoảng 60,000m3/ngđ vào năm 2022.
Nhu cầu sử dụng nước trung bình theo ngày rơi vào khoảng 50,137m3/ngđ, và với
chỉ số ngày cao điểm là 1.2, nhu cầu sử dụng nước ngày cao điểm có thể lên đến
60,164m3/ngđ.
Bảng 1.4. Kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước [10]



11

Hình 1.1. Xu hướng dự đoán nhu cầu sử dụng nước [10]
1.3. Nguồn nước khai thác
1.3.1. Tổng quan nguồn nước sông Hồng
Nguồn nước của Sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc
trước khi chảy vào địa phận Việt Nam và chảy qua 8 tỉnh, cuối cùng dừng ở Vịnh
Bắc Bộ. Sông chảy dọc 1,149 km với sức chứa bao phủ một diện tích 143,700 km 2.
Số liệu thủy lợi cho thấy dòng chảy chủ lực ở cửa sông đạt 2,440m 3/s và dòng chảy
nhỏ nhất đạt 900m3/s. Chất lượng nước tại điểm thu nước mặt cho NMN mới cho
thấy BOD, COD, muối khoáng, kim loại nặng và các chất hữu cơ khác đã tăng nhẹ
kể từ năm 2008, do chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và nước thải công


12

nghiệp từ Hà Nội và khu vực thượng nguồn của tỉnh Hà Nam. Khảo sát chất lượng
nước được thực hiện ở các địa điểm trong Hình 1.2 và Hình 1.3 trong tháng 9, tháng
10 và tháng 11 của khảo sát METI.

Hình 1.2. Địa điểm lấy mẫu nước (lần đầu tiên)[10]

Hình 1.3. Địa điểm lấy mẫu nước (lần thứ 2, thứ 3)[10]
1.3.2. Hàm lượng BOD và COD Cr
Trong mọi cuộc khảo sát, các giá trị BOD và COD Cr đều vượt quá tiêu
chuẩn nước mặt cho phép (tiêu chuẩn về môi trường. Các kết quả từ bình thử
nghiệm thứ 2 cho thấy khoảng 50% thành phần COD sản sinh ra từ các nguyên vật
liệu có thể được xử lý loại bỏ bằng phương pháp kết tủa hóa học.
Tập trung vào mối tương quan giữa COD Cr và TOC, điều này phù hợp với công
thức lý thuyết thực nghiệm của TOC = 1/3 COD Cr. Bảng 1.6 hiện kết quả ước tính



13

nồng độ TOC trong nước thô dựa trên nồng độ COD Cr trong khảo sát đầu tiên
Bảng 1.5.
Bảng 1.5. Kết tủa COD Cr ở từng địa điểm [10]

Bảng 1.6. Nồng độ TOC ước tính dựa trên COD Cr của Sông Hồng [10]

Lượng kết tủa TOC đo được rơi vào trung bình khoảng từ 6.8mg/L 9.2mg/L, đạt tối đa vào khoảng 10.1mg/L-15.2mg/L.
Các chất gây bệnh của TOC là phẩm màu, các chất hóa học nông nghiệp, các
chất hóa học hữu cơ, và những chất này là thành phần hòa tan của tiền chất THM và
các chất dễ bốc hơi, … Quá trình hiệu quả để loại bỏ các chất này bao gồm hình
thức kết tủa hóa học, lọc nhanh và lọc bằng than hoạt tính. Trong quá trình khảo sát
thử nghiệm quá trình này ở phạm vị cho phép, với điều kiện TOC ở mức đã cho, thì
hoàn toàn có thể giảm COD trong quá trình xử lý nước kết hợp hạt than hoạt tính.


14

1.3.3. Hàm lượng Nitơ Amoni, Nitơ nitrit và Nitơ Nitrat
Nồng độ của 3 chất trên thấp hơn tiêu chuẩn cho nước uống, tuy nhiên,
chúng lại là nguyên nhân khiến người ta phải sử dụng các phụ phẩm tẩy trùng hoặc
tẩy mùi. Bảng 1.7 thể hiện nồng độ Nitơ amoni ở từng địa điểm.
Bảng 1.7. Nồng độ NH4-N ở từng địa điểm [10]

Nồng độ trung bình vào khoảng 1.7mg/L-1.9mg/L, và ngưỡng tối đa đạt được
là 1.8mg/l-2.0mg/L. Để giảm thiểu nồng độ Nitơ amoni, cần phải áp dụng phương
pháp điểm gãy khúc clo hóa.

Bảng 1.8 thể hiện tổng giá trị nồng độ Nitơ Nitrit và Nitơ Nitrat ở từng địa
điểm. Nồng độ trung bình vào khoảng 1.1mg/L-1.8mg/L, và ngưỡng tối đa đạt được
là 1.2mg/l-3.0mg/L. Nồng độ của các chất này có thể được xử lý bằng quá trình
tổng hợp kết tủa hóa học, lọc cát và hạt cacbon hoạt tính.
Bảng 1.8. Nồng độ NO2-N và NO3 tại từng địa điểm [10]


15

1.3.4. Hàm lượng chất lơ lửng và vi khuẩn
Ngoài các chất nhiễm bẩn như BOD, COD, TOC, NH 4 - N, NO2 và NO3 thì
các các yếu tố khác cần được kể đến, đó là: hàm lượng cặn lơ lửng (SS, mg/l), độ
màu của nguồn nước và chỉ tiêu vi sinh (tổng Coliform, Ecoly).
Theo nguồn khảo sát của Ngân hàng thế giới WB và đoàn khảo sát của tư
vấn JICA, hàm lượng cặn lơ lửng của nước mặt sông Hồng dao động từ (200 - 3000
mg/l), độ màu vượt quá tiêu chuẩn cho phép, tổng số vi khuẩn (Coliform) và Ecoly
đều vượt quá tiêu chuẩn cần phải được xử lý trong dây chuyền công nghệ đề xuất
trong mục Trạm xử lý.
1.4. Trạm bơm cấp I (trạm bơm nước thô)
1.4.1. Vị trí trạm bơm
Công trình thu nước mặt và trạm bơm nước thô được đặt trên diện tích khu
vực nhà máy gạch đang hoạt động mà tỉnh Hà Nam cho thuê. Do đó, sẽ cần lấy 1
phần diện tích của mỏ cát bên trong nhà máy gạch để phục vụ xây dựng công trình
thu nước đầu vào.
Chi tiết các hạng mục bên trong nhà máy gạch cần sử dụng cho công trình thu nước
mặt và trạm bơm nước thô được tổng hợp trong Hình 1.4 và Bảng 1.9.
Bảng 1.9. Các hạng mục bên trong nhà máy gạch cần được sử dụng [10]
Hạng mục
Chi tiết
Tên các hạng mục và diện tích Kênh dẫn nước, cổng thu, bể lọc sạn, giếng bơm,

sử dụng (khoanh vùng bằng trạm bơm trung chuyển, nhà hành chính, nhà phát
đường màu đỏ)
điện, nhà điều khiển,…. : Tổng diện tích 1.025 ha
Hạng mục và diện tích cần thêm Hồ sơ lắng 6.78 ha
bên cạnh diện tích 1.025 ha ở Diện tích hồ sơ lắng sẽ được quyết định sau khi có
trên (khu vực khoanh vùng bằng xác nhận về độ biến động thường niên của độ đục
đường màu xanh)

nước Sông Hồng


16

Sông Hồng
Ranh giới

Thủ đô Hà Nội

Tỉnh Hà Nam

Hạng mục

Chi tiết

Tên các hạng mục Kênh dẫn nước, cổng thu, bể lọc sạn, giếng bơm, trạm bơm trung
và diện tích sử
chuyển, nhà hành chính, nhà phát điện, nhà điều khiển, v.v…. :
dụng
Tổng diện tích 1.025 ha


Hình 1.4. Diện tích và hạng mục sử dụng cho công trình thu nước mặt và trạm bơm nước thô trong khu vực nhà máy gạch [10]


17

1.4.2. Thông số thiết kế
Chi tiết công trình thu nước mặt được thể hiện trong Bảng 1.10.
Bảng 1.10. Chi tiết công trình thu nước mặt và trạm bơm nước thô [10]
Hạng mục
Công suất thu nước
Diện tích
Thiết bị chính

Mực nước dự kiến
Công trình xây dựng
phụ trợ

Khác

Kiến trúc móng
Hệ thống kiểm soát
máy bơm

Chi tiết
3

60,000m /day
1.025ha
Cổng thu nước, bể lọc cát, giếng bơm, ống dẫn nước thô, trạm
bơm nước thô, nhà phát điện, nhà điều khiển.

Mức ngập:EL +7.00m
H.W.L:EL +3.40m
N.W.L:EL +1.40m
L.W.L:EL -0.6m
Phòng hành chính, nhà phát điện, nhà điều khiển, cổng vào,
phòng vật tư, chỗ để xe, v.v...
Ống dẫn công trình: 1 bộ
Thiết bị bơm chuyển: 1 bộ
Thiết bị điện: 1 bộ
Máy phát dự phòng trường hợp khẩn cấp: 1 bộ
Dự phòng bảo dưỡng: 1 bộ
Cọc bê tông cốt thép (350mm x 350mm): L=40m N=260
Hệ thống kiểm soát áp lực đồng bộ (công nghệ biến tần kiểm
soát tốc độ quay)

1.4.3. Tuyến ống cấp nước thô từ trạm bơm I tới trạm xử lý
Độ dài của hệ thống ống dẫn nước thô nối từ công trình thu nước mặt đến
NMN Mộc Bắc xấp xỉ khoảng 6.6km, sử dụng ống đường kính 800 mm.
Ống thép, ống gang dẻo và ống nhựa sợi cốt sợi thủy tinh vữa được cân nhắc
lựa chọn sử dụng làm ống dẫn nước thô, nhằm tránh tình trạng một khi đường ống
nước thô bị hư hỏng, sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí để tu sửa.
Trên cơ sở so sánh về các yếu tố kỹ thuật, kinh tế phương án lựa chọn cho
tuyến ống cấp nước thô (D = 800mm) làm bằng cốt nhựa sợi thủy tinh vữa (FRPM)


18

1.5. Trạm xử lý nước sạch
1.5.1. Vị trí trạm xử lý
Khu vực dự kiến xây dựng nhà máy nước (NMN) là 1 khu đất rộng khoảng

7ha, thuộc địa phận xã Mộc Bắc, về phía Đông Bắc của tỉnh Hà Nam. Khu vực này
được lựa chọn bởi vì vị trí nằm gần nguồn nước Sông Hồng và khu vực có nhu cầu
sử dụng nước lớn như cụm khu công nghiệp (KCN) và khu đô thị Duy Tiên. Đặt
nhà máy ở đây sẽ thuận tiện cho việc sử dụng các ống đường kính nhỏ và giảm đầu
bơm phân phối. Vì thế, tính toán dựa trên các vấn đề về chi phí và các yếu tố khác,
vị trí này được đề xuất bởi Đoàn Tư vấn và đã được Sở KH&ĐT chấp thuận.

Hình 1.5. Địa điểm thay thế dự kiến xây dựng nhà máy (điểm B) [10]


19

Bảng 1.11. Bảng so sánh các địa điểm thay thế cho NMN [10]
Hạng
mục

Điểm A (Điểm ban
đầu)

Điểm B

Điểm C

Điểm D

Vị trí
phác
thảo

Báo cáo khả thi

(BCKT) METI dựa trên
quy hoạch của tỉnh Hà
Nam

Đất ruộng và
đồng lúa ở khu
vực phía bắc
khu đô thị Duy
Tiên

Bên trong KCN
Hòa Mạc

Near Don Bang
Industrial Zone

Điều
kiện đất

Khoảng 30m từ bề mặt
đến tầng đất xốp

Tương tự điểm
A

Tương tự điểm A

Tương tự điểm
A


Ống dẫn
nước thô
và máy
bơm

Đường kính ống: φ700
Dài (D)=200m
Máy bơm 55kW x 4
máy

Đường kính
ống: φ800
L=4,800m
Máy bơm 90kW
x 4 máy

Đường kính ống:
φ800 L=6,300m
Máy bơm 110kW
x 4 máy

Đường kính
ống: φ900
L=12,900m
Máy bơm
132kW x 4 máy

Ống
phân
phối và

máy bơm

Đường kính tối đa:
φ1200
Máy bơm 200kW x 4
máy

Đường kính tối
đa: φ1000
Máy bơm
200kW x 4 máy

Đường kính tối
đa: φ1000
Máy bơm 200kW
x 4 máy

Đường kính tối
đa: φ900
Máy bơm
200kW x 4 máy

Ưu điểm

:Gần điểm lấy nước
thô đầu vào, do vậy hệ
thống ống dẫn ngắn.
:Hoàn tất đàm phán
việc sử dụng địa điểm.


:So với Điểm
A, đường kính
ống phân phối
sử dụng ở điểm
này sẽ nhỏ hơn

:So với Điểm A,
đường kính ống
phân phối sử dụng
ở điểm này sẽ nhỏ
hơn

: Địa điểm này
là trọng tâm khu
vực tiếp nhận
nước từ NMN
Mộc Bắc, do
vậy hệ thống
ống phân phối
có thể sử dụng
loại ống đường
kính nhỏ hơn so
với các địa điểm
khác.

Nhược
điểm

:Nền đất yếu, do vậy
việc xây dựng nền

móng sẽ tốn nhiều chi
phí hơn
:Sẽ phải sử dụng hệ
thống ống dẫn đường
kính lớn.

Cần đảm bảo
quyền sử dụng
đất khu vực.

Hiện tại 100%
diện tích đất bên
trong KCN Hòa
Mạc đã có các
doanh nghiêp đặt
nhà máy, do vậy
không còn đất
trống xây dựng
NMN. Đồng thời,
đơn vị quản lý là
đơn vị tư nhân,
nên sẽ phát sinh
chi phí thuê đất

:Cần nhiều thời
gian cho công
tác xin giấy
phép đảm bảo
quyền sử dụng
đất.

:Nếu chọn địa
điểm này thì
tổng chiều dài
hệ thống ống
phân phối lắp
đặt sẽ là lớn
nhất, điều này


20

Hạng
mục

Điểm A (Điểm ban
đầu)

Điểm B

Điểm C

Điểm D

hàng tháng nếu
đặt NMN bên
trong khu vực
này.

không khả thi do
tổng chi phí xây

dựng NMN sẽ bị
đội lên nhiều
lần.

Cần đảm bảo
quyền sử dụng
đất khu vực, tuy
nhiên, do địa
điểm chỉ bao
gồm đất ruộng
nên không cần
triển khai công
tác di dân
GPMB. Địa
điểm cũng đáp
ứng được các
tiêu chuẩn Việt
Nam về bảo vệ
môi trường nên
gần như không
có ảnh hưởng
nào đến dân cư.

Địa điểm đã và
đang được sử
dụng với mục
đích cho KCN,
nên sẽ không gặp
vướng mắc trong
khâu GPMB.

Đồng thời địa
điểm cũng đáp
ứng được các tiêu
chuẩn Việt Nam
về bảo vệ môi
trường nên gần
như không có ảnh
hưởng nào đến
dân cư.

Cần đảm bảo
quyền sử dụng
đất khu vực, tuy
nhiên, do địa
điểm chỉ bao
gồm đất ruộng
nên không cần
triển khai công
tác di dân
GPMB. Địa
điểm cũng đáp
ứng được các
tiêu chuẩn Việt
Nam về bảo vệ
môi trường nên
gần như không
có ảnh hưởng
nào đến dân cư.

Chi phí

100
kinh tế
(chi phí
xây dựng
+ chi phí
điện)

93

95

103

Đánh giá

Lựa chọn

Tác động
lên môi
trường
và ảnh
hưởng xã
hội

Địa điểm này hiện đã
được kiểm tra kĩ lưỡng.
Mặc dù ở gần khu dân
cư nhưng địa điểm
hoàn toàn đáp ứng
được các tiêu chuẩn

của Việt Nam về bảo vệ
môi trường nên gần
như không có ảnh
hưởng nào đến dân cư
sinh sống quanh khu
vực.


21

Hình 1.6. Sơ đồ vị trí xây dựng nhà máy nước Mộc Bắc [10]
1.5.2. Đề xuất phương pháp xử lý cho nhà máy nước Mộc Bắc
Quy trình xử lý nước được đề xuất lần này bao gồm 1: kết tủa hóa học, lọc
nhanh với việc châm clo khử trùng (clo sơ cấp, clo trung cấp và hậu châm clo) để
khử tảo, và 2: bể lọc hạt cacbon họat tính để hấp thụ các chất hữu cơ được giải
phóng.
Chất lượng nước sau khi được xử lý theo quy trình này có thể đáp ứng được
theo tiêu chuẩn của Việt Nam về nước uống (QCVN 01: 2009/BYT). Tuy nhiên,
theo hiện trạng chất lượng nước từ Sông Hồng đang bị giảm sút, chạm ngưỡng mà
hệ thống xử lý này không thể nhận diện được độ tinh khiết cần thiết thì cần phải áp
dụng thêm 1 số bước cần thiết..
a) Các vấn đề trong tương lai
- Khảo sát các hiện tượng nước Sông Hồng bị ô nhiễm trước đây.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×