Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Hệ thống thoát nước một trục nhà cao tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 114 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Sau Đại học - Trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Khoa sau đại học, Khoa Đô thị và toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung, người đã trực tiếp
hướng dẫn khoa học đã hết lòng giúp đỡ và tận tình giảng giải cho tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình làm luận văn, tôi đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của
mình. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công
tác xử lý số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là
không thể tránh khỏi. Do đó, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp
đỡ của các thầy cô giáo cũng như ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng
nghiệp.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn bè đồng
nghiệp, bạn bè trong lớp CH16Đ đã động viên, đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2018
Trịnh Xuân Thành

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và co
nguồn gốc rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trịnh Xuân Thành

MỤC LỤC

2


DANH MỤC KÍ HIỆU
Danh sách các kí hiệu chữ cái dưới đây được sử dụng trong các phân tích
và các phương trình toán học xuất hiện trong luận văn này sẽ rất hữu ích cho
người đọc. Cho đến giờ, các ký hiệu được sử dụng tuân theo tiêu chuẩn ASA
Y10.2-1958, Các kí hiệu chữ cái cho thủy lực học.
Các kí hiệu phổ quát:
A = diện tích mặt cắt ngang
B = đường kính
F = lực
g = gia tốc trọng trường
3


h = cột nước
L = chiều dài
p = áp suất, áp lực
Q = lưu lượng dòng chảy (tốc độ xả thải)
R = bán kính
ρ = khối lượng riêng (khối lượng trên một đơn vị thể tích)

t = thời gian

V = vận tốc trung bình
z = cao độ so với mặt chuẩn
Các chỉ số dưới:
1 = đề cập đến ống đứng/trục đứng thoát nước
2 = đề cập đến ống nhánh nằm ngang
α = đề cập đến không khí
t = đề cập đến các điều kiện tới hạn
v = đề cập đến thông hơi
w = đề cập đến nước
Các số hạng đặc biệt:
Cb = hệ số tổn thất cột áp cho cút cong
CL = hệ số tổn thất cột áp của dòng chảy qua các phụ kiện đường ống và
các vị trí chuyển tiếp mặt cắt ngang
δ

∆E

= hàm số của một vài biến
= năng lượng bị mất trên một thể tích đơn vị của nước do sức

kháng dòng chảy
f = hệ số ma sát Darcy-Weisbach
Fd = lực ly tâm cần thiết để làm cho một khối nước cơ sở chuyển động
theo quỹ đạo đường cong
4


hb = tổn thất do cút cong
hd = cột nước động lực học gây ra bởi sự đổi hướng của dòng
hf = số hạng tổn thất cột áp trong phương trình Darcy-Weisbach được suy

ra từ ma sát
h1 = cột áp thủy lực trong ống đứng thoát nước
h2 = cột áp thủy lực trong ống nhánh ngang được đo bằng cách tham chiếu
đến cao độ của nút kết nối ống nhánh với ống đứng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tính toán diện tích sàn các hạng mục công năng trong dự án
Bảng 1.2 Thống kê diện tích và cơ cấu căn hộ
Bảng 1.3 Tính toán đường kính ống thoát nước xí tiểu
Bảng 1.4 Tính toán đường kính ống thoát nước rửa
Bảng 2.1 Tải lượng tối đa cho các ống đứng của nhà nhiều tầng
Bảng 2.2 Các giá trị của hệ số ma sát f sử dụng để tính toán chiều dài tối đa
cho phép của các ống đứng thông hơi
Bảng 2.3 Kích cỡ và chiều dài của các ống đứng thông hơi
Bảng 2.4 Chiều dài tương đương của ống thông hơi do các điều kiện ở cửa
nước vào

5


Bảng 2.5 Các yếu tố cho tính toán chiều dài tương đương của các ống đứng
thông hơi do các phụ kiện khác nhau và sự thay đổi của mặt cắt ngang gây ra
Bảng 3.1 Tính toán đường kính cho đường ống đứng thoát xí tiểu
Bảng 3.2 Tính toán đường kính cho đường ống đứng thoát rửa
Bảng 3.3 Tính toán đường kính cho đường ống đứng thoát bếp
Bảng 3.4 Tính toán đường kính cho ống thoát máy giặt
Bảng 3.5 Tính toán đường kính cho ống đứng thông hơi thoát xí tiểu
Bảng 3.6 Tính toán đường kính cho ống đứng thông hơi thoát rửa
Bảng 3.7 Tính toán đường kính cho ống đứng thông hơi thoát bếp
Bảng 3.8 Tính toán đường kính cho ống đứng thông hơi thoát máy giặt

Bảng 3.9 Bảng lựa chọn đường kính ống đứng và thông hơi theo QCVC 471999
Bảng 3.10 Chênh lệch về kinh tế đường ống đứng thoát xí
Bảng 3.11 Chênh lệch về kinh tế đường ống đứng thoát rửa
Bảng 3.12 Chênh lệch về kinh tế đường ống đứng thoát bếp
Bảng 3.13 Chênh lệch về kinh tế đường ống đứng thoát giặt
Bảng 3.14 Chênh lệch về kinh tế đường ống đứng thông hơi xí tiểu
Bảng 3.15 Chênh lệch về kinh tế đường ống đứng thông hơi thoát rửa
Bảng 3.16 Chênh lệch về kinh tế đường ống đứng thông hơi thoát bếp

6


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí khu đất xây dựng
Hình 1.2 Bản trắc đạc hiện trạng khu đất
Hình 1.3 Quy hoạch tổng thể mặt bằng
Hình 1.4 Phối cảnh tòa nhà hỗn hợp FLC TWIN TOWER 265 CẦU GIẤY
Hình 1.5 Sơ đồ thu, hố ga bơm chìm nước thải tại các tầng hầm
Hình 1.6 Sơ đồ bố phễu thu nước mưa tầng mái
Hình 1.7 Tầng kĩ thuật 28
Hình 1.8 Hệ thống thu gom nước thải bếp
Hình 1.9 Hệ thống thu gom nước thải loogia – máy giặt
Hình 1.10 Nước thoát máy giặt-loogia gom dẫn về các ống thoát mưa
Hình 1.11 Ống thông hơi kết nối với ống đứng thoát nước tại các tầng lẻ
Hình 1.12 Ống thông hơi thoát xí kết nối và đi lên mái
Hình 1.13 Ống thông hơi phụ tại các nhà vệ sinh công cộng
Hình 1.14 Ống thông hơi cho các trục thoát nước tắm giặt, lavabo
Hình 1.15 Ống thông hơi cho các trục thoát nước bếp
Hình 1.16 Ống thông hơi kết hợp thoát nước cho máy giặt và lô-gia
Hình 2.1 Ống đứng thực tế


7


Hình 2.2 Phương pháp cân bằng áp suất trong ống đứng và các ống nhánh ngang
Hình 2.3 Phương pháp đo lưu lượng không khí trong hệ thống ống thông hơi
Hình 2.4 Ống đứng mô hình
Hình 2.5 Các phương pháp lấy mẫu dòng chảy hỗn hợp không khí-nước trong
ống đứng
Hình 2.6 So sánh các vận tốc tới hạn đo lường và vận tốc tới hạn tính toán
Hình 2.7 Chiều dài tới hạn là một hàm số của vận tốc tới hạn
Hình 2.8 Chiều dài tới hạn là một hàm số của đường kính ống đứng

MỞ ĐẦU
8


* Lý do chọn đề tài
Hiện nay với sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội của Việt Nam
dẫn tới sự đô thị hoa nhanh chong của các thành phố lớn, hàng loạt các khu đô
thị mới được thiết kế với nhiều nhà chung cư cao tầng hiện đại đáp ứng nhu
cầu sống và làm việc của dân cư. Các công trình này được thiết kế và ứng
dụng những hệ thống cấp thoát nước toàn diện, đảm bảo thiết kế đúng theo
tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.
Nhưng qua thực tế sử dụng và nghiên cứu cho thấy mô hình thoát nước
cho nhà chung cư cao tầng đang hạn chế về nhiều mặt, mà nguyên nhân chủ
yếu là chưa nghiên cứu đúng mức. Hệ thống thoát nước trong nhà cao tầng
noi riêng và hệ thống thoát nước trong nhà noi chung của Việt Nam đang áp
dụng TCVN 4474-1987: Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế; Quy
chuẩn 47-1999: Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.

Các Quy chuẩn này co từ rất lâu nên chưa thể đáp ứng được hết các tiêu
chuẩn thiết kế cho các nhà cao tầng, siêu cao tầng ở Việt Nam hiện nay.
Đối với hệ thống thoát nước nhà cao tầng, các vấn đề về độ tin cậy và
an toàn phải được xem xét kĩ lưỡng.Trên thế giới, các tính toán đã được đưa ra
bằng các thí nghiệm để xác định khả năng của các thành phần khác nhau trong hệ
thống thoát nước công trình. Sự phức tạp của các hiện tượng dòng chảy trong các
hệ thống này làm cho no cần thiết phải được đơn giản hoa các điều kiện thử
nghiệm. Nhưng ngược lại điều này lại hạn chế tính hữu hiệu của các kết quả. Do đo,
các bảng tra trong một vài quy chuẩn cấp thoát nước dựa trên kinh nghiệm nhiều
hơn là dựa trên việc thí nghiệm và phân tích hữu hạn. Chắc chắn rằng là các hệ số
an toàn được sử dụng trong việc xây dựng các bảng tải lượng thường rất lớn. Điều
này trực tiếp dẫn đến việc xác định kích thước đường ống quá lớn so với nhu cầu
thực tế của no. Bên cạnh đo dựa vào các bảng tra ta co thể đưa ra các đánh giá

9


về khả năng thoát nước của hệ thống khi đưa vào làm việc thực tế và sau một
thời gian đã sử dung.
Hơn nữa do tính chất đặc trưng và tầm quan trọng của chung cư cao tầng
đối với đời sống dân cư trong các khu đô thị mới ở Hà Nội noi chung và tòa
nhà chung cư FLC TWIN TOWER 265 CẦU GIẤY noi riêng càng cho thấy đề
tài “Nghiên cứu khả năng thoát nước thải sinh hoạt của ống đứng tòa nhà chung
cư FLC TWIN TOWER 265 CẦU GIẤY” là cần thiết.
* Mục đích nghiên cứu
- Xác định sự tương quan dữ liệu thí nghiệm về dòng chảy của nước
thải và không khí thu được trong ống đứng thoát nước thải của một số nghiên
cứu đã triển khai thực nghiệm thành công.
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào việc tính toán vận tốc trong các
ống đứng thoát nước thải và dòng không khí, áp suất thủy khí trong các đường

ống thông hơi.
- Đề xuất điều chỉnh thiết kế ống đứng thoát nước thải và thông hơi cho
tòa nhà chung cư cao tầng FLC TWIN TOWER 265 Cầu Giấy.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng thoát nước thải sinh hoạt
của ống đứng nhà cao tầng.
- Phạm vi nghiên cứu: tòa nhà chung cư FLC TWIN TOWER 265 Cầu
Giấy.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;

10


- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Trong thiết hệ thống thoát nước thải, kích thước và
việc bố trí các thành phần khác nhau của hệ thống phải được tính toán và
đảm bảo rằng lượng nước và chất thải co thể tự chảy bình thường vào ống
đứng thoát nước (bằng trọng lực) mà không tạo ra các áp suất thủy tĩnh quá
lớn và sự dao động áp suất không khí trong các đường ống chảy ngang. Các
lỗ thoát của thiết bị vệ sinh sẽ không làm rút hết nước trong lớp nước ngăn
mùi (hoặc nước trong siphon) của các thiết bị vệ sinh. Bên cạnh đo, các
đường ống đứng trong hệ thống thoát nước phải được xác định đường kính và
bố trí ở độ dốc thích hợp để đạt được vận tốc tự làm sạch. Hơn nữa, việc xác
định nhu cầu tải lượng trong tương lai một cách phù hợp nhưng không quá dư
thừa cũng phải được quan tâm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài co thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các

bạn sinh viên, kĩ sư cấp thoát nước… trong việc thiết kế hệ thống thoát nước
trong nhà cao tầng
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Hiện trạng thiết kế ống đứng thoát nước thải sinh hoạt và
thông hơi của tòa nhà FLC TWIN TOWER 265 Cầu Giấy.

11


- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn tính toán thiết kế ống đứng thoát
nước thải sinh hoạt và thông hơi nhà cao tầng.
- Chương 3: Đề xuất điều chỉnh thiết kế ống đứng thoát nước thải sinh
hoạt và thông hơi cho tòa nhà chung cư cao tầng FLC TWIN TOWER 265
Cầu Giấy.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
* Một số khái niệm có liên quan
a. Hệ thống thoát nước trong nhà [4]
Hệ thống thoát nước trong nhà bao gồm tất cả các đường ống bên trong
các công trình công cộng hoặc tòa nhà, dùng để vận chuyển nước thải, nước
mưa và các chất thải dạng lỏng khác tới điểm xả thải được cấp phép, nhưng
không bao gồm tuyến chính của hệ thống thoát nước đường phố hoặc trạm xử
lý nước thải độ thị.
b. Ống xả nước thải [19]
- Ống xả nước thải chính là phần đường ống thấp nhất của hệ thống thoát
nước mà no tiếp nhận nước thải từ đường ống dứng thoát nước và vận chuyển
no ra cống thoát nước bên ngoài công trình.
- Ống đứng thoát nước là trục đứng của hệ thống thoát nước co thể là

đường ống thoát đen hoặc nước xám, hoặc cả nước đen và nước xám.
- Ống nhánh thoát nước là ống thoát nước nằm ngang, tiếp nhận nước
thải từ một hoặc nhiều thiết bị vệ sinh và dẫn no về ống đứng thoát nước công
trình.
12


c. Ống thông hơi [19]
- Ống thông hơi là một hoặc nhiều đường ống được lắp đặt để lưu thông
không khí trong hệ thống thoát nước.
- Ống thông hơi chính là ống đứng co các ống thông hơi phụ co thể được
kết nối vào no.
- Ống thông hơi phụ bao gôm các ống thông hơi khô nối trực tiếp vào
ống thông hơi chính để hỗ trợ thông hơi trong hệ thống thoát nước, không co
nhiệm vụ thoát nước.
- Ống thông hơi ướt là đường ống thông hơi co nhiệm vụ thoát nước.
d. Nhà cao tầng[14]
- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 đến 16 tầng (cao nhất 50m)
- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (cao nhất 75m)
- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (cao nhất 100m)
e. Nhà siêu cao tầng[14]
- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (cao hơn 100m)

13


CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG ỐNG ĐỨNG THOÁT NƯỚC THẢI VÀ
THÔNG HƠI CỦA CHUNG CƯ FLC TWNTOWER 265 CẦU GIẤY
1.1. Giới thiệu về tòa nhà FLC TWINTOWER
1.1.1. Quy mô tòa nhà [15]

Chung cư FLC Twin Towers - 265 Cầu Giấy co địa điểm tại số 265 Cầu
Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Phía Bắc giáp Đường Cầu Giấy. Phía
TWINTOWER Nam giáp Khu dân cư Thôn Hậu Phường Dịch Vọng. Phía
Đông giáp Khu dân cư Thôn Hậu Phường Dịch Vọng và Ngân hàng đầu tư
phát triển Cầu Giấy. Phía Tây giáp Phố Dịch Vọng.

Hình 1.1: Vị trí khu đất [16]
Đoạn tiếp giáp khu đất với với đường Cầu Giấy co chiều dài khoảng
100m, chiều sâu khu đất khoảng 100m. Trên khuôn viên khu đất hiện co các
công trình từ 1 đến 3 tầng được xây dựng từ năm 1980, hai dãy nhà 1 tầng
mái bê tông đang được sử dụng. Một số nhà lợp tôn làm văn phòng, kho tàng,
còn lại là sân bê tông nội bộ và vườn cây.
14


Diện tích khu đất nghiên cứu 10.629m² trong đo diện tích không nằm
trong chỉ giới đường là 10.329m².

Hình 1.2: Bản trắc đạc hiện trạng khu đất [15]
Quy hoạch tổng mặt bằng được duyệt của dự án được thiết kế và phân
khu chức năng rõ ràng, mạch lạc, thể hiện ý tưởng thiết kế theo phong cách
hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về thẩm mỹ kiến trúc, phù
hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện thi công và điều kiện cung cấp vật liệu tại
địa phương.

15


Hình 1.3: Quy hoạch tổng thể mặt bằng [15]
Yếu tố then chốt trong việc tạo nên một tổ hợp công trình đẹp, sang

trọng và hài hòa chính là sự liên kết và tính bền vững. Trong quá trình thiết kế
và tổ hợp, các phân khu chức năng sẽ được khớp nối với nhau tạo thành một
thể thống nhất. Bên cạnh đo, việc bố trí các không gian cây xanh sân vườn và
tại các tầng tạo thành hình ảnh công trình xanh, thân thiện với môi trường.

16


Hình 1.4: Phối cảnh tòa nhà hỗn hợp FLC TWIN TOWER
265 CẦU GIẤY [16]
Cấu trúc công trình gồm co phần đế công trình cao 5 tầng co công năng
thương mại và nhà trẻ được thiết kế sử dụng các loại vật liệu hiện đại, tạo nên
sự vững chắc cho 2 khối tháp văn phòng 38 tầng và tháp chung cư cao 50 tầng
phía trên. Hai khối tháp sử dụng ngôn ngữ kiến trúc sạch và thống nhất, trong
đo khối văn phòng sử dụng hệ vách kính bao che, còn khối chung cư sử dụng
ngôn ngữ kiến trúc điển hình hoa theo phân vị ngang và dọc, đồng thời cũng
co nhiều điểm nhấn tạo điểm nhìn thị giác tốt cho công trình.

17


Bảng 1.1: Tính toán diện tích sàn các hạng mục công năng trong dự án [15]

18


Bảng 1.2: Thống kê diện tích và cơ cấu căn hộ [15]

Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
-


Nền của khu vực lập dự án co diện tích rộng là 10.629m². Đây là khu
vực tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ cốt +6,18m đến +6,91m.

-

Cấp điện: Công ty Điện lực thành phố Hà nội đã co thỏa thuận cấp điện
cho dự án từ hệ thống trung thế 22kV tại trạm biến áp 110kV hiện co
trong khu vực.

-

Cấp nước: Công ty Nước sạch Hà nội đã co thỏa thuận nguyên tắc sẽ
cấp nước cho dự án Toà nhà hỗn hợp tại số 265 Cầu giấy, nguồn cấp từ
tuyến ống phân phối hiện co trên trục đường Cầu giấy, Quận Cầu Giấy
hiện do Công ty Nước sạch Hà Nội quản lý.

-

Thoát nước: Công ty TNHH NN MTV Thoát nước Hà nội đã đã chấp
thuận về mặt nguyên tắc để hệ thống thoát nước của dự án thoát ra
tuyến cống thoát nước D800 hiện co trên đường Cầu Giấy
1.1.2. Giới thiệu về thiết kế hệ thống thoát nước của tòa nhà[15]
Một số Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm áp dụng thiết kệ kế hệ thống

thoát nước tòa nhà chung cư FLC TWIN TOWER
+ Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình 1999.

19



+ Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên trong T.C.V.N - 4478 - 87.
+ Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên ngoài công trình TCVN- 79572008.
+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt
+ Các tài liệu về ống Cấp thoát nước và máy bơm của Đan mạch, Italy
và Đức ứng với tiêu chuẩn ISO 9001.
+ Tài liệu về thiết bị vệ sinh và đun nước nong của Việt Nam, Italy,
Nhật, Thái Lan.
Ngoài ra việc thiết kế hệ thống thoát nước dựa trên một số yêu cầu của
chủ đầu tư như:
+ Phải sử dụng hệ thống thông hơi đầy đủ. Mỗi lổ xả của nhà vệ sinh và
sàn nhà phải được lắp với ống anti-siphonage, trong khi các bồn rửa mặt và
chậu rửa phải được cung cấp cùng với bộ xả anti-siphonage.
+ Trong nhà bếp phải chia ra phần chất thải và nước thải. Hệ thống được
thiết kế chủ yếu theo dạng trọng lực. Chất thải và nước thải từ nhà vệ sinh sẽ
tập trung về tầng hầm 1, chuyển sang ống vệ sinh và bể kiểm tra để lọai thải
ra theo miệng thoat chính đã được thể hiện trên bản vẽ.
+ Chất thải và nước thải ở tầng hầm sẽ được lọai thải thông qua hệ thống
bơm thoat.
+ Các bơm chìm sẽ được dùng để thoat nước mưa tập trung ở tầng hầm.
+ Tất cả tủ điện điều khiển bơm ở những khu vực thông thường phải làm
bằng kim lọai và co thể khoa được.
20


+ Không co bất kỳ ống thoat chất thải và nước thải nào được phép chạy
bên trên các lọai bể, bơm, hoặc ống dùng cho nước uống.
+ Miệng ống thông hơi không được đặt ở những nơi co thể gây kho chịu
và không được chạy qua những khu vực riêng hay phần mái, khối nhà

+ Khung và nắp được chọn là hình vuông với khỏang không gian mở của
miệng lổ co kích thước 700mm x 700mm, làm bằng gang chịu lực cao cho
khu vực co đường xe chạy, bãi đậu xe hay những khu vực chịu tải trọng cao,
và làm bằng gang chịu lực trung bình cho những bể kiểm tra bên ngòai khác.
+ Một bộ dụng cụ để mở cho từng lọai nắp phải được cung cấp.
Hệ thống thoát nước cho công trình tư vấn đề xuất là hệ thống thoát
nước bao gồm:
+ Hệ thống thoát nước xí, tiểu
+ Hệ thống thoát nước tắm rửa
+ Hệ thống thoát nước bếp + máy giặt
+ Hệ thống thoát nước mưa
Thoát nước rửa:
Nước rửa từ wc các tầng khu căn hộ, wc công cộng và được thu vào các
ống đứng thoát nước rửa, các ống đứng thoát nước rửa được kết nối với nhau
ở tầng kỹ thuật và thoát vào hệ thống xử lý nước thải.
Thoát nước rửa sàn Gara: tầng hầm thoát nước bằng hệ thống rãnh, hố
ga. Tầng bán hầm 1,hầm 1, hầm 2 được thu bằng phễu thu sàn. Nước rửa sàn
khu Gara sẽ được đi qua hố bơm đặt tại tầng hầm 3 sau đo được bơm ra hệ
thống thoát nước ngoài nhà.
21


Hình 1.5 : Sơ đồ thu, hố ga bơm chìm nước thải tại các tầng hầm[19]
Thoát nước bếp:
Nước rửa bếp từ các chậu rửa bếp của các căn hộ được thu vào 1 hệ
thống đường ống riêng biệt , nước rửa bếp này sau khi thu xuống tầng hầm 1
được cho qua ga vớt mỡ, nước thải được tách mỡ sau khi qua các hố ga này
được đưa vào trạm xử lý trước khi bơm thoát ra hệ thống thoát nước thải
thành phố.
Thoát nước xí tiểu

Một hệ thống thoát nước thu gom nước xí, tiểu ở tất cả các tầng trong toà
nhà dẫn về các ống đứng DN125 đặt trong các hộp kỹ thuật, các ống đứng
thoát nước xí tiểu được kết nối với nhau ở tầng kỹ thuật thu về bể xử lý nước
thải trong tầng hầm 2 và 3. Nước thải đã được xử lý sạch đạt mức B1 đúng
theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành (QCVN 08-2008) sau đo được bơm vào
hệ thống thoát nước của thành phố qua hệ thống cống và hố ga.

22


Thoát nước mưa:
Lượng nước mưa mái được xác định theo công thức:
Q = K x F.q5 / 10000
Trong đo
Q : Lưu lượng nước mưa mái (l/s).
F : Diện tích thu nước mưa (m2).
F= Fmái + 0,3 Ftường
Fmái : Diện tích hình chiếu của mái (m2).
Ftường: Diện tích tường đướng tiếp xúc với mái hoặc xây cao trên mái (m2)
K : Hệ số lấy bằng 2
q5: Cường độ mưa (l/s ha ) tính cho địa phương co thời gian mưa 5 phút và
chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm ( p=1 năm) Ở Hà Nội q5 =
484,6 l/s ha

Hình 1.6 : Sơ đồ bố phễu thu nước mưa tầng mái[19]

23


1.2. Hiện trạng thiết kế ống đứng thoát nước thải sinh hoạt và

thông hơi của chung cư FLC TWIN TOWER
1.2.1. Hiện trạng thiết kế ống đứng thoát nước thải sinh hoạt
chung cư FLC TWIN TOWER
Hệ thống thu gom nước thải của chung cư FLC TWIN TOWER được
phân làm hai vùng:
+ Vùng 1 : Thu gom nước thải từ tầng 7 đến tầng 27
+ Vùng 2: Thu gom nước thải từ tầng 29 đến đến tầng 50
+ Tầng 7 và 28 co chức năng làm tầng kĩ thuật

Hình 1.7: Tầng kĩ thuật 28[19]
a.

Hệ thống thoát nước xí tiểu
Hệ thống thoát nước xí tiểu được thiết kế nhằm mục đích thu gom và

truyền dẫn nước thải đen xuống tầng kĩ thuật sau đo ra trạm xử lý nước đặt
dưới tầng hầm. Các ống nhánh thu nước thải trực tiếp từ các xí được thiết kế
với đường kính 110. Sau đo nước thải từ các ống nhánh chảy về các ống đứng
D110 nhằm mục đích dẫn nước thải về tầng kĩ thuật với đường kính ống gom
tại các tầng kĩ thuật là D160.

24


Hệ thống ống đứng thoát xí tiểu bao gồm 40 ống chia làm 20 ống thu
gom nước vùng 1 từ ống TX1A đến TX20A và 20 ống thu gom nước vùng 2
từ ống TX1B đến TX20B.
Hệ thống ống đứng TX1A đến TX 20A kết thúc ở tầng 28 được thu gom
qua các ống UPVC D160 TX1a, TX2a và TX3a.
Hệ thống ống đứng TX1B đến TX 20B kết thúc ở tầng 6 được thu gom

qua các ống UPVC D160 TX1b, TX2b và TX3b.
Hệ thống ống gom TX1a, TX2a, TX3a và TX1b, TX2b, TX3b co chức
năng dẫn nước thải về 3 ống đứng TX1, TX 2, TX3 rồi chảy về khu xử lý tập
trung của tòa nhà.
Bảng 1.3: Tính toán đường kính ống thoát nước xí tiểu[19]
Số lượng thiết

Chiều

bị vệ sinh

dài
Tổng

Ký hiệu ống

ống

đương theo
Chậu

Tiểu

lượng

xí bệt treo

trục

Đường

kính
ống
(mm)

đứng
(m)

Tên

TX1A, 2A, 3A, 4A, 21

ống

5A, 6A, 7A, 8A, 9A,

đứng

10A, 11A, 12A, 13A,
14A, 15A, 16A, 17A,
18A, 19A, 20A

25

63

70

D110



×