Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những vấn đề còn tồn tại xung quanh hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội và biện pháp khắc phục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.16 KB, 12 trang )

Những vấn đề còn tồn tại xung quanh hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội và biện
pháp khắc phục.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
1
I, Cơ sở lý luận của đề tài 2
1, Hệ thống thoát nước là hàng hóa công cộng 2
2, Thất bại của hàng hóa công cộng 2
II, Nội dung đề tài 3
A, Thực trạng 3
1, Mô tả hệ thóng thoát nước Hà Nội 3
2, Ưu điểm của hàng hóa công cộng là hệ thống thoát nước 4
3, Nhược điềm của hàng hóa công cộng là hệ thống thoát nước 5
B, Giải pháp 7
1, Giải pháp của chính phủ 7
2, Đề xuất của nhóm 9
Lời kết 10

1
LỜI MỞ ĐẦU

Câu chuyên xảy ra là:… “Cơn mưa lớn chưa từng thấy trong vòng 1/4 thế kỷ, kéo
dài suốt đêm 30, cả ngày 31-10 đến tận sáng 2-11 vẫn chưa dứt đã làm cả Hà Nội gần
như ngập chìm trong nước. Hệ thống thoát nước của thành phố tê liệt. Đường thành
sông, giao thông hỗn loạn. Hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều công sở không
có người làm việc. Hàng chục ngàn héc-ta cây vụ đông, diện tích nuôi trồng thủy sản
của thành phố có nguy cơ mất trắng...”
Đó là những thông tin xuất hiện khá dày đặc trên nhiều tờ báo ra sáng ngày 1-11. Ti-
vi liên tục đưa hình ảnh từng đoàn người, xe ngoi ngóp trong biển nước. Nhiều khu dân
cư rơi vào cảnh không điện thắp sáng, không nước sạch. Sinh hoạt của người dân bị đảo
lộn. Chưa kể đến như khó khăn phải khắc phục lâu dài, ngay trong hai ngày nghỉ cuối


tuần này, người dân Hà Nội đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thực phẩm khi tại
các chợ thành phố, người ta tranh nhau mua từng mớ rau, con cá cùng các mặt hàng tươi
sống mặc dù giá cả tăng chóng mặt. Thiệt hại chưa thể tính ngay nhưng cũng phải tới con
số ngàn tỷ. Và đau xót hơn cả là đã có những tổn thất về sinh mạng con người.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, với truyền thống vượt
khó, “là lành đùm lá rách” của các tầng lớp nhân dân, những khó khăn thiệt hại do mưa
úng gây ra chắc chắn sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù cho đây là một
cơn mưa lớn, với thời gian kéo dài chưa từng có suốt mấy chục năm qua, song cũng chỉ
dừng ở mức độ một diễn biến bất thường của thời tiết. Mặt khác tình trạng cứ mưa là
ngập, đường phố thành sông, giao thông tắc nghẽn... không phải là chuyện mới ở Hà
Nội. Vậy mà tác động của nó đến nhịp sống của thành phố đã là không nhỏ, từ hoạt động
sản xuất kinh doanh đến con cá, mớ rau cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình...
Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta đã có sự chuẩn bị thế nào về các phương án đối phó với
những tình huống bất thường, trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, thậm chí trước
thiên tai, bão lụt.
Chọn đề tài về Hệ thống thoát nước Hà Nội xem xét nó dưới góc nhìn của bộ môn
Kinh tế công cộng nhóm 24 mong muốn đem toàn bộ trí lực của mình chung tay với các
sở ban ngành liên quan giải quyết câu hỏi nhức nhối trên.
2
I, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1, Hệ thống cấp thoát nước là hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng
thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời
hưởng thụ lợi ích của nó. Hệ thống thoát nước bao gồm hệ thống ống cống dẫn trong
lòng thành phố, hệ thống sông sông ngòi, các trạm bơm … Hệ thống thoát nước Hà Nội
là do chính phủ cung cấp cho nên tất cả mọi người dân sống trên địa bàn thành phố đều
có quyền sử dụng.

Hệ thống thoát nước Hà Nội là hàng hóa công cộng vì nó mang đầy đủ thuộc tính của

loại hàng hóa này. Hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Điều
này có nghĩa là, khi có thêm một người sử dụng hàng hóa công cộng sẽ không làm giảm
lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Tất cả các hộ gia đình đều đổ nước
thải sinh hoạt vào các ống cống.Việc có thêm ai đó đổ nước thải không ảnh hưởng đến
việc sử dụng của người khác.

Hàng hóa công cộng không có tính loại trừ trong tiêu dùng.Nói như vậy có nghĩa là
không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu
trả tiền cho việc tiêu dùng của mình .Ta thấy rất rõ khi dưới lòng toàn thành phố đã có hệ
thống ống ngầm, có các con sông mọi hộ gia đình đều có thể dẫn đường ống nước thải
của họ tới đó. Vậy hệ thống thoát nước Hà Nội là hàng hóa công cộng.

Nhưng có một thực tế xảy ra, dân số Hà Nội ngày càng tăng mạnh nên lượng nước
thải thải ra càng nhiều. Hệ thống thoát nước có thể được xem như là hàng hóa công cộng
có thể tắc nghẽn.Vì càng nhiều nhà máy, nhiều hộ gia dình xả thải sông ngòi ô nhiễm …
Đặc biệt như qua trận mưa lịch sử vừa rồi toàn thành phố Hà Nội đều bị ngập úng.
2, Thất bại của hàng hóa công cộng
Vấn đề với hàng hoá công cộng là không cá nhân nào có động lực để chi trả cho hàng
hoá công cộng. Do nó không có hiệu quả và luôn không khả thi, để ngăn chặn mọi người
không tiêu dùng một hàng hoá công cộng, mọi người có thể tiếp tục sử dụng nó thậm chí
cho dù họ không trả tiền. Trong một tình huống như vậy, mỗi người có động cơ trở thành
"kẻ ăn không" (free rider) và để những người khác trả tiền cho hàng hoá công cộng. Hiện
tượng này xảy ra còn do bất cứ ai cũng muốn tối thiểu hóa chi tiêu cho một mức độ thỏa
dụng cho trước thế nên có cơ hội không phải trả người ta đương nhiên sẽ không chi trả.
Hậu quả dẫn đến là rất nghiêm trọng. Hàng hóa công cộng có thể không được cung
cấp đầy đủ và đây là tài sản chung nên ý thức bảo vệ rất kém. Thực tế cho thấy tất cả mọi
con sông chảy trong thành phố đều có màu đen, rác thải …ô nhiễm.Đặc biệt như là sông
Tô Lịch, Kim Ngưu...Hơn thế nữa hệ thống thoát nước rất chậm. Chỉ cần Hà Nội có mưa
lượng nhỏ cũng đã có mốt số điểm ngập. Điển hình như trận mưa lịch sử vừa qua cả Hà
Nội chìm trong biển nước, hệ thống cống, mương thoát nước bị quá tải.Trận mưa lịch sử,

gây ngập lụt ở Hà Nội vừa qua đã bộc lộ rõ nét nhược điểm của hệ thống thoát nước
3
thành phố. “Đó chính là do quy hoạch manh mún, vụn vặt, không chú trọng đến cốt
nền... khiến cho hệ thống thoát nước không được liền mạch và thông suốt”.(tiến sỹ Phạm
Sỹ Liên).
II, NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. THỰC TRẠNG
1, Mô tả hệ thống thoát nước Hà Nội
Hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội ra đời từ ngay trong những thập niên 60- 70
của thế kỉ trước. Sau nhiều lần cải tạo và nâng cấp hệ thống này cũng chỉ đáp ứng tiêu
thụ cho các trận mưa khoảng 170mm nước/ 2 ngày. Toàn bộ quy hoạch tổng thể thoát
nước và xử lý nước thải Hà Nội có tổng mức đầu tư hơn 1,1 tỉ USD, được phân kỳ đầu
tư phù hợp với điều kiện kinh tế.
Giai đoạn 1của dự án được phê duyệt và thực hiện từ năm 1998 đã tạo cho hệ thống
thoát nước Hà Nội tương đối hòan chỉnh với gần 40 hồ lớn nhỏ, cùng 4 con sông chảy
vuông góc theo hướng Bắc- Nam đổ ra sông Hồng. Với tổng kinh phí thực hiện dự án I
là 2700 tỷ đồng/3100 tỷ đồng tổng mức đầu tư được duyệt, dự án thoát nước Hà Nội giai
đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư các công trình bao
gồm cụm công trình đầu mối Yên Sở, hồ điều hòa Yên Sở, cải tạo nạo vét 4 sông thoát
nước chính Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu, cải tạo cầu cống gây co thắt dòng chảy trên
mương thoát nước( 10 điểm) và xây dựng các cửa xả và 7 cửa điều tiết, cải tạo nạo vét
nạo vét kè, tách nước thải các hồ Giảng Võ, Thiền Quang, Thành Công, Thanh Nhàn
1,2a,2b, cải tạo và xây dựng 23,9km cống thoát nước, cung cấp dây chuyền thiết bị nạo
vét hệ thống thoát nước, xây dựng 2 trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên, Trúc Bạch,
xây dựng đường và hạ tầng kỹ thuật ven bờ trái sông Tô Lịch.
Giai đoạn 2 của dự án thoát nước đã được khởi công ngày 13/11/2008. Dự án nâng
công suất trạm bơm Yên Sở lên 90m3/s (gấp đôi giai đoạn 1). Công suất của trạm bơm
này sẽ đạt khoảng 8 triệu m3 nước thải/ngày đêm, nhiều điểm úng ngập trên địa bàn sẽ
được giải quyết, trong đó các điểm ngập nặng trong đợt mưa vừa qua như khu vực
phường Định Công và Tân Mai sẽ được cải thiện. Cùng với việc nâng công suất trạm

bơm, Ban quản lý dự án cũng yêu cầu đơn vị tư vấn nghiên cứu giải pháp đảm bảo an
toàn cho trạm bơm Yên Sở không bị ngập lụt( cả giai đoạn 1 và 2), khắc phục nhược
điểm bộc lộ trong trận mưa vừa qua. Ngoài nâng công suất trạm bơm Yên Sở, dự án tập
trung cải tạo kênh thoát nước, trong đó cải tạo thay thế cầu trên sông Tô Lịch, hạ lưu
Kim Ngưu, Lừ, Sét, hồ nội thành Hào Nam, Đống Đa, Phương Liệt, Khương Trung 1,2,
Hố Mẻ và Tân Mai, các hồ điều hòa Linh Đàm, Định Công, Đầm Chuối, Hạ Đình, xây
dựng trạm xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu, cải tạo, xây dựng cống tiểu lưu vực sông Tô
Lịch, Trúc Bạch, Kim Ngưu, Lừ và tiểu lưu vực sông Sét, xây dựng đường công vụ dọc
sông Tô Lịch, Lừ, Sét,chuẩn bị bãi đổ bùn, mua sắm thiết bị nạo vét. Tổng vốn đầu tư
cho giai đoạn này lên tới trên 6300 tỷ đồng, trong đó 76,42% là vốn vay của JIBIC( Nhật
Bản) và 23,58% là vốn đối ứng trong nước và cũng mới chỉ tập trung giải quyết úng
4
ngập và cải thiện môi trường cho lưu vực sông Tô Lịch, chưa tính đến lưu vực sông
Nhuệ.
2, Ưu điểm của hàng hóa công cộng là hệ thống thoát nước
Một đất nước hiện đại,một thủ đô văn minh thì tất yếu phải có một hệ thống thoát nước
hiện đại…Trong những năm qua hệ thống tiêu thoát nước Hà Nội đã gặt hái nhiều thành
tựu đáng kể như sau:
- Tiêu thoát nước thành công với lượng mưa vừa phải,chưa xảy ra ngập úng lớn(trừ
đợt mưa lớn vừa rồi)
- Nạọ vét các con sông,xây dựng lại chúng (như sông Tô Lịch đã được xây dựng lại
làm cho kiên cố,máy bơm Yên Sở luôn hoạt động hoạt động hiệu quả với lượng mưa vừa
phải trong khả năng cho phép)
- Những năm qua,những vấn đề bức xúc về nước sạch, điện chiếu sáng, xử lý úng
ngập, rác thải... được thành phố coi trọng chỉ đạo giải quyết, có nhiều chuyển biến tích
cực. Diện mạo thủ đô ngày càng khang trang, sạch đẹp. Đến nay, quy mô thành phố diện
tích tăng 6 lần, dân số tăng 8 lần so với trước giải phóng.
Công tác xây lắp của trạm bơm Yên Sở là gói thầu đầu tiên được thực hiện trong giai
đoạn 2. Đây là đầu mối quan trọng nhất để xả nước mưa ra sông Hồng. Công tác xây
dựng do Liên danh Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HCC) và Tổng Công ty Cơ điện –

Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi (AGRIMECO) thực hiện dưới sự giám sát của Tư
vấn Nippon Koei - VIWASE. Khi Giai đoạn 2 hoàn thành, dự kiến hiện tượng ngập lụt
sẽ giảm tối thiểu và nếu có xảy ra thì cũng chỉ giới hạn trong vài giờ, nếu cường độ mưa
nằm trong giới hạn thiết kế.
- Thông qua Dự án thoát nước Hà Nội qua giai đoạn 1, nhiều hệ thống sông hồ lớn
của Hà Nội đã hoạt động tốt trở lại. Một số hồ, sông đã được nạo vét, kè bảo vệ, tạo cảnh
quan như hồ Thuyền Quang, Định Công. Các sông Sét, Lừ, Kim Ngưu đã được khơi
thông… Tuy nhiên, như đã nói, để nói chính xác hiệu quả của dự án phải đối chiếu với
mục tiêu giai đoạn 1 mà dự án đề ra. Thực hiện các dự án thoát nước của Hà Nội, sông
Kim Ngưu, sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ đã được nạo vét và xây kè 2 bên bờ sông
làm cho dòng chảy thanh thoát hơn. Việc phủ xanh 2 bên bờ những dòng sông thoát nước
và chống lần chiếm 2 bên bờ sông đã được tiến hành. Công tác tuyên truyền giáo dục vận
động nhân dân không ném rác thải xuống các sông mương thoát nước được phổ biến

Hệ thống cấp thoát nước dưới sự phụ trách của nhà nước là tối ưu hơn so với khi để tư
nhân cung cấp bởi những lý do cơ bản sau:
- Số vốn đầu tư vô cùng lớn: Giai đoạn2 với tổng mức đầu tư Dự án do Ban quản lý
dự án công trình giao thông công chính Hà Nội làm chủ đầu tư;5.100 tỷ đồng, gấp hai lần
tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (2.500 tỷ đồng), trong đó 75% là vốn vay ODA của Nhật
Bản thông qua JBIC, số còn lại là vốn đối ứng trong nước. Với nguồn vốn đầu tư ban đầu
quá lớn như trên,việc thu hồi vốn phải mất 1 khoảng thời gian rất dài( trên 10 năm) , độ
rủi ro cao,xuất hiện nhiều kẻ ăn không (những người không đóng một khoản phí nào vẫn
được hưởng lợi từ công trình đó)…Tư nhân nước mình ko đủ tiềm lực về tài chính,sự
mạo hiểm,trình độ công nghệ.. để đảm nhận.
5

×