Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Giai pháp nâng cao hiệu quả chữa cháy cho nhà cao tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 84 trang )

1

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình vẽ, đồ thị.
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu....................................................................................3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................3
* Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................4
* Các khái niệm, thuật ngữ.............................................................................4
* Cấu trúc luận văn.........................................................................................5
NỘI DUNG.......................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ CHUNG CƯ SAMSORA
PREMIER VÀ CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG......................6
1.1. Giới thiệu chung về tòa nhà chung cư Samsora Premier.......................6
1.1.1. Thông tin chung----------------------------------------------------------6
1.1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu [1]-------------------------------------7
1.1.3. Quy mô, chức năng [1]--------------------------------------------------7
1.2. Yêu cầu thiết kế.........................................................................................8
1.2.1. Yêu cầu chung-------------------------------------------------------------8
1.2.2. Yêu cầu quy hoạch và kiến trúc---------------------------------------9
1.2.3. Yêu cầu công năng-------------------------------------------------------9
1.2.4. Yêu cầu kỹ thuật--------------------------------------------------------10



2

1.3. Phương án quy hoạch tổng mặt bằng....................................................12
1.3.1. Nguyên tắc bố trí--------------------------------------------------------12
1.3.2. Phương án bố trí tổng mặt bằng------------------------------------12
1.4. Phương án kiến trúc...............................................................................14
1.4.1. Giải pháp mặt bằng----------------------------------------------------14
1.4.2. Giải pháp mặt đứng----------------------------------------------------18
1.4.3. Giải pháp giao thông---------------------------------------------------18
1.5. Phương án cấp điện, chiếu sáng, chống sét...........................................19
1.5.1. Phương án cấp điện----------------------------------------------------19
1.5.2. Chiếu sáng----------------------------------------------------------------19
1.5.3. Giải pháp an toàn-------------------------------------------------------19
1.6. Phương án cấp thoát nước......................................................................20
1.6.1. Cấp nước-----------------------------------------------------------------20
1.6.2. Thoát nước---------------------------------------------------------------22
1.7. Tổng quan về cấp nước chữa cháy cho nhà cao tầng hiện nay............23
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP..........................25
HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY CHO NHÀ CAO TẦNG..............25
2.1. Cơ sở pháp lý...........................................................................................25
2.1.1. Các văn bản pháp luật liên quan------------------------------------25
2.1.2. Các văn bản hướng dẫn thực hiện----------------------------------25
2.1.3. Các tiêu chuẩn, quy phạm--------------------------------------------26
2.1.4. Hồ sơ thiết kế thi công của tòa nhà---------------------------------26
2.2. Cơ sở lý thuyết.........................................................................................27
2.2.1. Các yêu cầu cơ bản hệ thống cấp nước chữa cháy nhà cao tầng
--------------------------------------------------------------------------------------27
2.2.2. Nguyên tắc thiết kế-----------------------------------------------------29



3

2.2.3. Nhu cầu về lưu lượng, áp lực nước cứu hỏa, tính toán các công
trình đơn vị.---------------------------------------------------------------------35
2.2.4. Sơ đồ hệ thống cấp nước chữa cháy--------------------------------39
2.2.5. Các yêu tố ảnh hưởng đến hệ thống chữa cháy------------------47
2.2.6. Phần mềm mô phỏng tính toán thủy lực hệ thống cấp nước
chữa cháy-------------------------------------------------------------------------47
2.3. Cơ sở thực tiễn........................................................................................49
2.3.1. Các đề tài có liên quan-------------------------------------------------49
2.3.2. Các công trình đã thiết kế, xây dựng hệ thống CNCC---------50
2.3.3. Những bài học đúc kết-------------------------------------------------56
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY................57
3.1. Tính toán nhu cầu cấp nước chữa cháy.................................................57
3.1.1. Hệ thống họng nước chữa cháy vách tường----------------------57
3.1.2. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler----------------------------58
3.1.3. Hệ thống chữa cháy ngoài nhà :-------------------------------------58
3.1.4. Hệ thống chữa cháy Drencher---------------------------------------59
3.2. Đề xuất giải pháp sơ đồ hệ thống cấp nước chữa cháy.........................60
3.2.1. Đề xuất sơ đồ hệ thống cấp nước chữa cháy----------------------60
3.2.2. Phân tích và lựa chọn sơ đồ hệ thống cấp nước chữa cháy----63
3.3. Tính toán hệ thống cấp nước chữa cháy................................................65
3.3.1. Tính toán các công trình dự trữ, điều hòa------------------------65
3.3.2. Tính toán thủy lực hệ thống cấp nước chữa cháy---------------66
3.4. Đề xuất giải pháp thiết bị , vật liệu ống;................................................72
3.4.1. Đường ống cấp nước chữa cháy-------------------------------------72
3.4.2. Đầu phun Sprinkler----------------------------------------------------73
3.4.3. Đầu phun quay ngang-------------------------------------------------73
3.4.4. Lăng phun chữa cháy--------------------------------------------------73



4

3.4.5. Vòi phun nước chữa cháy---------------------------------------------74
3.4.6. Cụm van chuyên dụng của hệ thống Spinkler:-------------------74
3.4.7. Công tắc dòng chảy (Flowswicth)-----------------------------------74
3.4.8. Van các loại---------------------------------------------------------------74
3.4.9. Máy bơm chữa cháy----------------------------------------------------76
3.5. Khái toán hệ thống cấp nước chữa cháy...............................................77
3.6. Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành và bảo trì, bảo dưỡng................78
3.6.1. Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành-------------------------------78
3.6.1. Đề xuất giải pháp bảo trì, bảo dưỡng------------------------------78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................81
Kết

luận………………………………………………………………..

……...81
Kiến nghị:..........................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và các khu đô thị nói
riêng tình trạng dân cư đông đúc, quỹ đất hạn hẹp đang diễn ra phổ biến, kéo theo
đó là việc xuất hiện hàng loạt nhà cao tầng, cao tầng. Đây là loại công trình có mật

độ tập trung đông người, có những đặc điểm về PCCC khác với công trình thấp
tầng, diễn biến cháy nổ ở các công trình này rất phức tạp, việc thoát nạn, cứu nạn,
cứu hộ và chữa cháy gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ thiệt hại về người và tài
sản cao.
Nhà càng cao thì diện tích sử dụng càng lớn, dẫn đến mật độ tập trung
đông, lượng chất cháy, vật tư thiết bị hàng hóa cũng tập trung với khối lượng lớn.
Lối ra thoát nạn chính là qua cầu thang, buồng thang bộ (giao thông theo trục
đứng) nên việc di chuyển khó khăn và chậm hơn so với di chuyển theo phương
ngang, dẫn tới thời gian thoát nạn kéo dài. Việc triển khai lực lượng, phương tiện
chữa cháy, cứu nạn cũng như việc cấp nước chữa cháy càng lên cao càng gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những công trình có chiều cao vượt trội và khả
năng hoạt động của xe thang được trang bị của lực lượng CS PCCC thấp hơn cao
độ công trình hoặc máy bơm chữa cháy không đủ công suất để bơm đẩy nước
chữa cháy lên tầng cao. Tại Hà Nội ( tính đến 9/2017 ): hiện có khoảng gần
500.000 nhà ống, trong đó có trên 120.000 nhà có kết hợp kinh doanh dịch vụ,
mặt tiền thường bị bịt kín, thiếu lối thoát nạn... khi xảy ra cháy, nổ sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng về người và tài sản.
Theo thống kê từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ:
trong 9 tháng năm 2017, cả nước xảy ra 3.089 vụ cháy, làm chết 75 người, bị
thương 143 người, thiệt hại về tài sản là 1.507 tỷ đồng và 806 ha rừng. Trong đó
có 22 vụ cháy lớn, gây thiệt hại 1.104,5 tỷ đồng. Điển hình như vụ cháy ở chung
cư Capital Garden Trường Chinh vào khoảng 18h45 ngày 31/5/2017. Chủ đầu tư


2

bàn giao căn hộ cho cư dân về đây sinh sống nhưng chung cư chưa được diễn tập
Phòng cháy chữa cháy cũng như chưa có đầy đủ hồ sơ về nghiệm thu PCCC. Do
đó, khi xảy ra hỏa hoạn, hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chung cư không hề
hoạt động, hệ thống đầu dò khói tự động không hề kích hoạt chuông báo cháy, các

đầu phun chữa cháy tự động không có 1 giọt nước nào. Hay vụ cháy tại chung cư
cao cấp Hồ Gươm Plaza Hà Đông đêm 14/12/2015. Thiết bị sử dụng tại công
trình có chất lượng kém, hiệu quả hoạt động không như yêu cầu.
Địa bàn xảy ra cháy tập trung nhiều ở các quận nội thành (chiếm khoảng
75%). Chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh tế tư nhân và nhà dân (chiếm từ 75% đến
80%). Số vụ cháy lớn chỉ chiếm từ 1- 2% nhưng thiệt hại chiếm khoảng 80-85%
do xảy ra tại các địa điểm tập trung đông người như nhà cao tầng, quán karaoke,
nhà hàng, quán ăn.
Số liệu thống kê cháy nổ những tháng đầu năm 2017 cho thấy tình hình cháy, nổ
đang diễn ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp và khôn lường. Đa số các công
trình đã được xây dựng, lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy nhưng do tính toán,
giải pháp sơ đồ cấp nước không hợp lý. Vì vậy việc thiết kế, xây dựng hệ thống
PCCC là cần thiết và quan trọng đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là các
tòa nhà cao tầng.
Tòa nhà chung cư Samsora Premier thuộc dự án Tổ hợp Trung tâm văn
hóa, Thương mại dịch vụ, Văn phòng và Chung cư cao cấp 105 Chu Văn An do
Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội làm chủ đầu tư. Tòa nhà tọa lạc tại khu
đất số 105 Chu Văn An, Hà Đông, Hà Nội. Samsora Premier là công trình cấp I có
quy mô tường đối lớn: cao 37 tầng nổi và 03 tầng hầm. Diện tích đất nghiên cứu
5.935,1 m2, diện tích đất xây dựng 2.600m2, mật độ xây dựng 43,87%. Tòa nhà
gồm nhiều loại công năng kết hợp như văn phòng, trung tâm thương mại, nhà trẻ,
lớp học, dịch vụ ăn uống, giải trí, gara để xe,… Do vậy, số lượng người đông; tập
trung nhiều hàng hóa, vật liệu là chất cháy; tầng hầm bố trí nhiều hạng mục nguy


3

hiểm, tồn chứa nhiều chất cháy như gara để xe, trạm biến áp; hệ thống kỹ thuật
cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ cao. Do đó thiết kế các hệ thống phải đảm
bảo an toàn, bền vững, phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên và nhu cầu sử

dụng của cộng đồng.
Vì những lý do trên, cần phải xây dựng, đồng bộ các giải pháp PCCC,
trong đó có hệ thống cấp nước chữa cháy, lựa chọn giải pháp thiết kế hệ thống cấp
nước chữa cháy cho tòa nhà cao tầng một cách phù hợp đảm bảo an toàn trong
phòng cháy và hiệu quả trong chữa cháy. Do đó đề tài “Đề xuất giải pháp cấp
nước chữa cháy cho tòa nhà chung cư Samsora Premier 105 Chu Văn An, Hà
Đông, Hà Nội” là hết sức cần thiết.
* Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất phương án, lựa chọn hệ thống cấp nước chữa cháy phù hợp
cho tòa nhà chung cư Samsora Premier.
- Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành hệ thống chữa cháy hiệu quả cho
tòa nhà.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp nước chữa cháy tòa nhà chung cư
Samsora Premier.
- Phạm vi nghiên cứu: Tòa nhà chung cư Samsora Premier.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp mô phỏng.


4

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Dựa trên các cơ sở lý luận, cơ sở lý thuyết đề xuất
được giải pháp hệ thống cấp nước chữa cháy phù hợp cho tòa nhà chung cư
Samsora Premier, 105 Chu Văn An, Hà Đông, Hà Nội.

- Ý nghĩa thực tiễn: Tổng hợp được thực trạng giải pháp cấp nước chữa
cháy tại các tòa nhà chung cư cao tầng tại Việt Nam, làm cơ sở thực tiễn, so sánh,
đánh giá các giải pháp đề xuất cho tòa nhà chung cư Samsora Premier; đồng thời
áp dụng cho các tòa nhà khác có điều kiện tương tự.
* Các khái niệm, thuật ngữ
- Nhà cao tầng:
+ Định nghĩa nhà cao tầng theo Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế [17]:
Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi
công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà
cao tầng.
+ Tiêu chuẩn của tổ chức CTO 01422789-001-2009 “Thiết kế các nhà
cao tầng” đưa ra định nghĩa: “Nhà cao tầng là tòa nhà mà chiều cao tính từ
điểm mốc trên mặt đường dành cho xe cứu hỏa tới điểm mốc phía dưới của
cánh cửa sổ mở trên tường ngoài của tầng trên cùng, không tính tầng kỹ thuật
trên cùng, (trường hợp mật độ kính lắp dày đặc, và không có cửa sổ hay các ô
cửa mở khác trên tầng trên cùng thì tính tới đỉnh trần ngăn tầng cuối cùng) từ
75m trở lên”
+ Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 194 : 2006 [9] "Nhà cao tầng - Công
tác khảo sát địa kỹ thuật" được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 14
/2006/QĐ-BXD ký ngày 24 tháng 5 năm 2006: Nhà cao tầng là nhà ở và các
công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9.
- Theo quy định của QCVN 06:2010/BXD [11]:


5

+ Chiều cao nhà được xác định bằng chiều cao bố trí của tầng trên cùng
không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Còn chiều cao bố trí của tầng được xác định
bằng khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của cửa
sổ mở trên tường ngoài của tầng đó.

+ Tầng hầm: là tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt
mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
+ Hệ thống họng nước chữa cháy cho nhà và công trình [6]: Hệ thống
cấp nước đến các họng nước chữa cháy được lắp đặt sẵn cho nhà và công
trình đảm bảo lưu lượng và cột áp dùng trong chữa cháy.
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà [6]: Hệ thống các thiết bị
chuyên dùng được lắp đặt sẵn ngoài nhà để cấp nước phục vụ cho công tác
chữa cháy.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về tòa nhà chung cư Samsora Premier.
- Chương 2: Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp hệ thống cấp nước chữa
cháy cho nhà cao tầng.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp hệ thống cấp nước chữa cháy cho tòa
nhà chung cư Samsora Premier 105 Chu Văn An, Hà Đông, Hà Nội.


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ CHUNG CƯ SAMSORA
PREMIER VÀ CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
1.1. Giới thiệu chung về tòa nhà chung cư Samsora Premier
1.1.1. Thông tin chung
Tòa nhà chung cư Samsora Premier thuộc dự án Tổ hợp Trung tâm văn
hóa, TMDV Văn phòng và Chung cư cao cấp 105 Chu Văn An do Công ty Cổ
phần Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội làm chủ đầu tư. [1]
Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng tổng hợp CN
Miền Bắc (NAGGECO). [1]

Mục tiêu xây dựng của tòa nhà:
- Đầu tư xây dựng một công trình có chức năng hỗn hợp: Thương mại,
dịch vụ văn phòng kết hợp và căn hộ chung cư;
- Đáp ứng nhu cầu về nhà thương mại trên địa bàn;
- Góp phần kiến tạo không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị ở phía Tây
thành phố Hà Nội.

Hình 1.1: Tổng thể tòa nhà chung cư Samsora Premier [18]


7

1.1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu [1]
- Vị trí địa lý:
Khu đất xây dựng công trình có vị trí tại số 105 đường Chu Văn An,
quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
+ Phía Đông Bắc giáp đường Chu Văn An;
+ Phía Tây Nam giáp đường nội bộ và khu dân cư hiện có.
+ Phía Đông Nam giáp khách sạn Cầu Am;
+ Phía Tây Bắc giáp khu dân cư hiện có.

Hình 1.2: Vị trí của tòa nhà chung cư Samsora Premier [18]
- Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu Thủ đô Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm
là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh,
mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Thủ đô Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng
bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nền nhiệt độ cao.
1.1.3. Quy mô, chức năng [1]
Tòa nhà chung cư cao 37 tầng nổi và 03 tầng hầm.
Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc chính



8

+ Diện tích đất nghiên cứu: 5.935,1 m2
+ Diện tích xây dựng: 2.600m2.
+ Mật độ xây dựng:

43,87%.

+ Tầng cao công trình: 36 tầng.
+ Tổng diện tích sàn: 80,993m2
+ Hệ số sử dụng đất:

13,6 lần.

+ Cấp công trình: Cấp I.
1.2. Yêu cầu thiết kế
1.2.1. Yêu cầu chung
Thiết kế phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp
với điều kiện khí hậu, tự nhiên và nhu cầu sử dụng của cộng đồng.
Thiết kế các căn hộ cần đa dạng về quy mô căn hộ để đáp ứng nhu cầu
ở và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, thuận tiện cho việc sử dụng và
quản lý công trình.
Phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, chống ồn, tầm nhìn cảnh quan
và vệ sinh môi trường đồng thời đảm bảo tính độc lập, khép kín, tiện nghi và
an toàn sử dụng.
Đảm bảo thuận lợi cho người sử dụng tiếp cận với các trang thiết bị và
hệ thống cung cấp dịch vụ như điều hoà không khí, cáp truyền hình, điện
thoại, viễn thông, thu gom rác v.v...

Thiết kế nhà ở cao tầng phải tính đến tác động của động đất và gió bão
như quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành.
Có giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình. Nên
sử dụng hệ kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Hệ kết cấu chịu lực của nhà ở
cao tầng phải rõ ràng, mạch lạc.
Nên lựa chọn giải pháp tổ chức mặt bằng và hình khối nhằm đảm bảo
tăng độ cứng công trình


9

Kết cấu tường bao che bên ngoài nhà phải đảm bảo an toàn, chống
thấm, cách nhiệt và chống ồn.
1.2.2. Yêu cầu quy hoạch và kiến trúc
Giải pháp kiến trúc phải được thiết kế hiện đại, phù hợp với xu thế phát
triển đô thị trong giai đoạn hiện nay và xứng tầm với khu vực trung tâm của
dự án.
Công trình phải được xây dựng đảm bảo theo quy chuẩn, quy phạm
Việt Nam, quy chuẩn ngành và các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành được phép
áp dụng, đảm bảo đúng theo quy định của địa phương.
Hình thức kiến trúc, vật liệu và màu sắc của công trình phải hài hòa với
các công trình trong khu vực, phù hợp với kiến trúc nhà ở Việt Nam.
Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, chống ồn, chống cháy,
tầm nhìn cảnh quan và an toàn sức khỏe của dân cư.
Phù hợp với tổng thể kiến trúc cảnh quan của toàn khu vực.
Các không gian chức năng của căn hộ trong nhà ở cao tầng, bao gồm:
- Sảnh căn hộ;
- Phòng khách- sinh hoạt chung;
- Chỗ làm việc, học tập;
- Các phòng ngủ;

- Phòng ăn;
- Bếp;
- Phòng vệ sinh;
- Chỗ giặt giũ, phơi quần áo;
- Ban công hoặc logia;
- Kho chứa đồ;
1.2.3. Yêu cầu công năng


10

Tổ chức không gian công năng và hình thức kiến trúc công trình có nội
dung cụ thể sau:
- Tầng hầm:
+ Tầng hầm 1 cao 3,9m; có chức năng phòng kỹ thuật, gara để xe với
diện tích xây dựng 5.554m2.
+ Tầng hầm 2, 3 cao 3,2m/tầng; có chức năng phòng kỹ thuật, gara để
xe với diện tích xây dựng 5.554m2.
- Tầng 1: có chiều cao 4,5m; có chức năng sảnh, nhà trẻ, phòng khám,
phòng đa năng, thương mại với diện tích sàn xây dựng 1.786m2.
- Tầng 2 đến tầng 4: có chiều cao 4,5m/tầng; có chức năng thương mại
với diện tích sàn xây dựng 2.600m2/tầng.
- Tầng 5 đến tầng 6: có chiều cao 3,6m/tầng; có chức năng văn phòng
với diện tích sàn xây dựng 2.600m2/tầng.
- Tầng kỹ thuật: có chiều cao 4,5m; có chức năng phòng kỹ thuật,
phòng sinh hoạt cộng đồng với diện tích sàn xây dựng 2.283m2.
- Tầng điển hình từ tầng 7 đến tầng 35: có chiều cao 3,2m/tầng; có chức
năng căn hộ chung cư với diện tích sàn xây dựng 2.283m2/tầng.
- Tổng chiều cao công trình: từ cao độ hè đến cao độ đỉnh mái, đỉnh
tum thang, tầng kỹ thuật là +127,75m.

1.2.4. Yêu cầu kỹ thuật
Công trình phải được thiết kế với phương án kết cấu đơn giản, đảm bảo
tính an toàn, khả năng chịu lực, ổn định lâu dài phù hợp với cấp công trình và
giá thành hợp lý. Khuyến khích phương án tiết kiệm được chi phí đầu tư,
giảm được tiến độ thi công xây dựng, an toàn bền vững.
Vật tư sử dụng chủ yếu phải có sẵn trong nước, dễ thay thế và hợp lý,
mức độ trung bình.


11

Về hạ tầng kỹ thuật: cần đảm bảo sự nối kết đồng bộ giữa hạ tầng kỹ
thuật của dự án với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị.
Đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an
toàn sinh mạng và sức khỏe.
Cầu thang bộ được thiết kế và bố trí phải đáp ứng yêu cầu sử dụng và
thoát người an toàn. Số lượng cầu thang bộ của một đơn nguyên trong nhà ở
cao tầng không được nhỏ hơn 2, trong đó ít nhất có một thang trực tiếp với
tầng 1 và một thang lên được tầng mái.
Chiều rộng thông thuỷ của buồng thang ngoài việc đáp ứng quy định
của tiêu chuẩn phòng cháy. Chiều rộng một vế thang của cầu thang dùng để
thoát người khi có sự cố được thiết kế không nhỏ hơn 1,2m.
Cầu thang ít nhất phải có một phía có tay vịn. Chiều cao tay vịn của cầu
thang tính từ mũi bậc thang không được nhỏ hơn 1,1m.
Trong buồng thang có thể bố trí cửa thu rác, bảng điện, hòm thư... của
từng tầng.
Khoảng cách tính từ cửa căn hộ đến cầu thang hoặc đến lối ra ngoài nhà
không được lớn hơn 25m.
Khi thiết kế cầu thang trong nhà ở cao tầng phải chú ý đến yêu cầu
thoát khói khi xảy ra sự cố.

Hành lang, phòng đệm, sảnh phải có hệ thống thông gió và van thoát
khói tự động mở khi có cháy.
Số lượng thang máy phải phù hợp với yêu cầu sử dụng nhưng không
được ít hơn 2, trong đó có một thang chuyên dụng. Phải bố trí một thang máy
có kích thước cabin dài để chở đồ đạc, băng ca cấp cứu trong trường hợp cần
thiết.
Không gian kỹ thuật trong nhà ở cao tầng được bố trí trong tầng hầm
hoặc tầng kỹ thuật của toà nhà.


12

Khi sử dụng tầng hầm làm tầng kỹ thuật phải có biện pháp thoát nước
và chống thấm hiệu quả.
Cần bố trí lỗ thông gió cho tầng kỹ thuật với tổng diện tích các lỗ thông
gió không nhỏ hơn 1/400 diện tích sàn của tầng kỹ thuật và phân bố đều trên
chu vi tường ngoài. Diện tích của mỗi lỗ thông gió tối thiểu 0,05m2.
Các cửa ngăn chống cháy phải làm bằng vật liệu chống cháy theo như
quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy, chống cháy cho nhà
và công trình.
Tầng hầm được sử dụng làm kỹ thuật, chỗ để xe, bố trí tủ điện và máy
bơm nước cho toà nhà.
Các lối ra từ tầng hầm không được thông với hành lang của toà nhà mà
phải bố trí trực tiếp ra ngoài. Số lượng lối ra không được ít hơn 2 và có kích
thước không nhỏ hơn 0,9m x1,2m.
Phải có giải pháp chống thấm và thông gió cho tầng hầm.
1.3. Phương án quy hoạch tổng mặt bằng
1.3.1. Nguyên tắc bố trí
- Tuân thủ theo chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch chi tiết 1/500 đã
được phê duyệt.

- Tạo dựng một khu dân cư hiện đại có cảnh quan hoàn chỉnh.
- Khả năng tiếp cận giao thông liên hệ thuận tiện với các khu đất xung
quanh.
- Kết hợp hài hoà các không gian trong lô đất.
1.3.2. Phương án bố trí tổng mặt bằng
Thiết kế tổng mặt bằng của công trình tuân thủ các quy định về số tầng,
chỉ giới xây dựng, diện tích đất, diện tích xây dựng và hệ số sử dụng đất trong
quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt, tận dụng tối đa diện tích khu đất.


13

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch [1]
TT
1
2
3
4
5
6

Nội dung
Diện tích khu đất
Diện tích xây dựng
Mật độ xây dựng
Tầng cao công trình
Hệ số sử dụng đất
Tổng diện tích sàn (không bao gồm diện

Chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch

5.935,1 m2
2.600m2
43,87%
36 tầng
13,6 lần
80,993m2

7

tích sàn tầng hầm và tầng kt)
Tổng diện tích sàn (bao gồm diện tích sàn

98.390m2

8
9

tầng hầm và tầng kt)
Chiều cao công trình
Số lượng căn hộ

10
11
12
13
14
15
16

Chiều cao tầng hầm B1

Chiều cao tầng hầm B2,3
Chiều cao tầng 1
Chiều cao tầng 2 đến 4
Chiều cao tầng 5 đến 6
Chiều cao tầng kỹ thuật 1
Khu trạm điện và phòng máy phát điện dự

17

phòng
Tổng chiều cao công trình: từ cao độ hè

127,75m
24 căn hộ/ tầng ĐH
696 căn/ nhà;
3,9m
3,2m/ tầng
4,5m
4,5m
3,6m
4,5m

127,75m.

đến cao độ đỉnh mái, đỉnh tum thang, tầng
kỹ thuật
1.4. Phương án kiến trúc
1.4.1. Giải pháp mặt bằng
Tầng hầm B3 cao 3,2m; có diện tích xây dựng 5.644,2m 2; với chức
năng phòng kỹ thuật, gara để xe, 02 khu giao thông đứng , đường dốc bố trí

cụ thể như sau :
- Khu giao thông đứng số 1 bao gồm 03 thang bộ; 06 thang máy; 02
khu sảnh cho căn hộ và văn phòng.


14

- Khu giao thông đứng số 2 bao gồm 03 thang bộ; 03 thang máy ; 01
khu sảnh cho căn hộ.
- Khu bể nước sinh hoạt, cứu hoả và phòng bơm.
- Khu xử lý nước thải.
- Khu để xe có diện tích 4.419,3 m2 chứa 139 chỗ để xe ôtô.
Tầng hầm B2 cao 3,2m; có diện tích xây dựng 5.644,2m 2 ; với chức
năng phòng kỹ thuật, gara để xe, 02 khu giao thông đứng , đường dốc bố trí
cụ thể như sau :
- Khu giao thông đứng số 1 bao gồm 03 thang bộ; 06 thang máy; 02
khu sảnh cho căn hộ và văn phòng.
- Khu giao thông đứng số 2 bao gồm 03 thang bộ; 03 thang máy; 01
khu sảnh cho căn hộ.
- Khu bể nước sinh hoạt, cứu hoả thông tầng với tầng hầm B3.
- Khu xử lý nước thải thông tầng với tầng hầm B3.
- Khu để xe có diện tích 4.279,3 m2 chứa 132 chỗ để xe ôtô.
Tầng hầm B1 cao 3,9m; có diện tích xây dựng 5.644,2m 2; với chức
năng phòng kỹ thuật, gara để xe, 02 khu giao thông đứng , đường dốc bố trí
cụ thể như sau :
- Khu giao thông đứng số 1 bao gồm 03 thang bộ; 06 thang máy; 02
khu sảnh cho căn hộ và văn phòng.
- Khu giao thông đứng số 2 bao gồm 03 thang bộ; 05 thang máy; 01
khu sảnh cho căn hộ, 01 phòng bảo vệ có diện tích 21,7m 2; 01 phòng điều
khiển có diện tích 27,1m2.

- Khu bể phốt và tách mỡ.
- Khu để xe có diện tích 4.430,4 m2 chứa 1400 chỗ để xe máy.


15

Tầng 1 cao 4,5m; có diện tích xây dựng 2.385m 2 với chức năng các khu
sảnh, nhà trẻ, phòng khám, phòng đa năng, dịch vụ thương mại bố trí cụ thể
như sau :
- Khu giao thông đứng số 1 bao gồm 03 thang bộ; 08 thang máy; 01
khu sảnh cho căn hộ và văn phòng, 01 phòng trực và 01 khu vệ sinh công
cộng.
- Khu giao thông đứng số 2 bao gồm 03 thang bộ; 05 thang máy; 01
khu sảnh cho căn hộ, 01 phòng trực PCCC có diện tích 13,2m2 .
- Khu nhà trẻ có diện tích 258,5m2; kèm theo kho và khu vệ sinh và
liên thông lên tầng 2 bằng 02 cầu thang bộ .
- Khu phòng khám có diện tích 93,7m2; kèm theo kho và khu vệ sinh.
- Khu đa năng có diện tích 146m2.
- 02 khu dịch vụ thương mại có diện tích 165,8m2 và 488m2.
Tầng 2 cao 4,5m; có diện tích xây dựng 2.600m 2 với chức năng các khu
sảnh, nhà trẻ, dịch vụ thương mại bố trí cụ thể như sau :
- Khu giao thông đứng số 1 bao gồm 03 thang bộ; 08 thang máy.
- Khu giao thông đứng số 2 bao gồm 03 thang bộ; 05 thang máy.
- Khu nhà trẻ có diện tích 285,75m 2; kèm theo kho, khu vệ sinh và 02
cầu thang bộ.
- 01 khu dịch vụ thương mại (11 gian hàng ) có diện tích từ 52,39m 2
đến 200,13m2, kèm theo 01 cặp thang tự hành; 02 thang thoát hiểm và 01 khu
vệ sinh công cộng.
Tầng 3,4 cao 4,5m; có diện tích xây dựng 2.600m 2 với chức năng các
khu sảnh, dịch vụ thương mại bố trí cụ thể như sau :

- Khu giao thông đứng số 1 bao gồm 03 thang bộ; 08 thang máy.
- Khu giao thông đứng số 2 bao gồm 03 thang bộ; 05 thang máy.


16

- 01 khu dịch vụ thương mại (15 gian hàng) có diện tích từ 52,39m 2 đến
200,13m2, kèm theo 01 cặp thang tự hành; 02 thang thoát hiểm và 01 khu vệ
sinh công cộng.
Tầng 5,6 cao 3,6m; có diện tích xây dựng 2.600m 2 với chức năng các
khu sảnh, văn phòng bố trí cụ thể như sau :
- Khu giao thông đứng số 1 bao gồm 03 thang bộ; 08 thang máy.
- Khu giao thông đứng số 2 bao gồm 03 thang bộ; 05 thang máy.
- 01 khu văn phòng (06 phân khu) có diện tích từ 207,7m 2 đến
342,12m2, kèm theo 02 khu vệ sinh công cộng ( nam nữ riêng).
Tầng kỹ thuật cao 4,5m; có diện tích xây dựng 2283m 2 với chức năng
các khu sảnh, kỹ thuật, 02 phòng sinh hoạt cộng đồng, bố trí cụ thể như sau :
- Khu giao thông đứng số 1 bao gồm 03 thang bộ; 05 thang máy.
- Khu giao thông đứng số 2 bao gồm 03 thang bộ; 05 thang máy.
- 02 phòng sinh hoạt cộng đồng có diện tích từ 201,9m 2 và 292,6m2,
kèm theo 01 khu vệ sinh công cộng ( nam nữ riêng).
Tầng điển hình từ tầng 7 đến tầng 35: có chiều cao 3,2m/tầng; có chức
năng căn hộ chung cư với diện tích sàn xây dựng 2.283m 2/tầng. Tổng diện
tích sàn xây dựng 61.641m2.
Diện tích kinh doanh 01 tầng điển hình : 1.742,21m2.
Tổng số căn hộ của dự án 696 căn.

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp căn hộ tầng điển hình [1]
TT


Số lượng
T7-T35
Tổng số

Nội dung
Số căn hộ có diện tích dưới 70m

2

(căn)
13

(căn)
377

Tỷ lệ
54%


17

A
59,48
A1
58,17
A2
68,84
A3
68,74
A4

68,63
A5
69,58
A6
67,49
Số căn hộ có diện tích từ 70m2 đến dưới 80m2
B
72,34
B1
80,00
B2
76,39
Số căn hộ có diện tích trên 80m2
C
84,73
C1
88,19
C2
80,92
C3
80,91

2
2
2
2
1
2
2
5

1
2
2
6
1
2
2
1

58
58
58
58
29
58
58
145
29
58
58
174
29
58
58
29

Hình 1.3: Mặt bằng tầng căn hộ điển hình [18]
1.4.2. Giải pháp mặt đứng

21%


25%


18

Mặt đứng chính công trình được thiết kế theo hình thức kiến trúc hiện
đại với những mảng màu bố trí các phân vị đứng và ngang.
Công trình được phân thành 02 khối :
- Khối đế bao gồm các chức năng dịch vụ, thương mại, văn phòng…
với kiến trúc đặc trưng với những mảng màu và kính lớn.
- Khối thân có chức năng căn hộ.
Các mảng màu được phối với nhau trang nhã lặp lại. Mặt bằng công
trình thiết kế đối xứng, sảnh chính khu căn hộ đón hướng đường giao thông
chính, lối xuống tầng hầm dành cho ô tô xe máy bố trí phía hai bên cạnh công
trình, đảm bảo giao thông giữa người đi bộ và ô tô xe máy không bị chồng
chéo. Công trình mang dáng vẻ hiện đại, tổng thể hài hoà với thiên nhiên và
không gian kiến trúc.
1.4.3. Giải pháp giao thông
Giao thông theo chiều đứng bao gồm:
- 02 lõi giao thông đứng bố trí đối xứng nhau.
- Khu giao thông đứng 1 được bố trí 08 thang máy và 03 thang.
- Khu giao thông đứng 2 được bố trí 05 thang máy và 03 thang bộ.
1.5. Phương án cấp điện, chiếu sáng, chống sét
1.5.1. Phương án cấp điện
- Nguồn điện trung thế
Nguồn điện cung cấp cho trạm biến áp công trình sẽ được lấy từ mạch
vòng trung thế khu vực do điện lực địa phương quản lý. Từ tủ hạ thế của trạm
biến áp dẫn đến công trình dùng cáp chôn ngầm đất đến công trình được đặt
trên máng cáp treo trần dẫn đến phòng trung thế đặt tại tầng 1.

Từ tủ trung thế cấp điện cho máy biến áp sử dụng cáp điện trung thế đặt
nổi trong máng cáp.
- Nguồn điện hạ thế


19

Cấp điện hạ thế cấp cho công trình được cấp từ 2 nguồn, một nguồn từ
điện lưới và nguồn điện được cấp từ máy phát điện dự phòng việc chuyển đổi
giữa 2 nguồn thông qua bộ chuyển nguồn tự động ATS (Auto Transfer
Systems)
1.5.2. Chiếu sáng
Công trình sử dụng chiếu sáng chung đồng đều, ngoài ra còn chiếu
sáng sự cố khu tầng hầm, hành lang các khối nhà theo tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 7114-1-2008 và TCVN 7114-3-2008
1.5.3. Giải pháp an toàn
- Nguồn diện dự phòng
Toàn nhà có đặt 2 máy phát điện động cơ diesel 380v/220v giải nhiệt
gió đặt tại phòng kỹ thuật máy phát trên tầng 1, các máy được hòa đồng bộ
qua tủ hòa đồng bộ cấp điện cho các phụ tải ưu tiên như :
+ Chiếu sáng, ổ cắm tầng hầm, khối thương mại, văn phòng, chung cư
+ Chiếu sáng hành lang cầu thang, chiếu sáng sự cố
+ Bơm sinh hoạt, bơm cứu hỏa
+ Thang máy, thang cuốn
+ Quạt tăng áp hút khói hành lang, cầu thang...
Việc chuyển đổi giữa 2 nguồn được thông qua bộ chuyển nguồn tự
động.
- Hệ thống nối đất an toàn điện
Hệ thống điện cho công trình là hệ thống TNS một pha 3 dây 3 pha 5
dây. Toàn bộ ổ cắm điện, bình đun nước nóng, máy điều hòa, vỏ tủ bảng điện,

thang và máng cáp đều được nối đất, nối không an toàn điện, điện trở nối đất
R<1Ω.
1.6. Phương án cấp thoát nước
1.6.1. Cấp nước


20

a. Cấp nước lạnh
Nước sạch từ ống cấp nước thành phố qua đồng hồ tổng vào bể chứa dự
trữ đặt thông tầng trong tầng hầm B3 đến B2 (xem hồ sơ phần ngầm), tại đây
nước sạch được bơm lên bể nước trên mái toà nhà bằng ống đẩy chính D125.
Hệ thống cấp nước được chia làm 2 hệ thống riêng biệt cho 2 tháp
A&B. Hệ thống đường ống cấp nước lạnh cho các điểm dùng nước trong
công trình được thiết kế theo sơ đồ phân vùng cấp nước (cứ 3 đến 4 tầng được
phân thành một vùng).
• Phân vùng cấp nước cho khối căn hộ.
+ Vùng 1: Cấp cho các tầng 35, 34 tầng 33 do bơm tăng áp (đặt trên
mái của tòa nhà)
+ Vùng 2: Nước từ két nước trên mái cấp từ tầng 32 xuống tầng 29.
+ Vùng 3: Nước từ két trên mái cấp từ tầng 28 xuống tầng 26 có đặt
van giảm áp.
+ Vùng 4: nước từ két trên mái cấp từ tầng 25 xuống tầng 23 có van
giảm áp.
+ Vùng 5: nước từ két trên mái cấp từ tầng 22 xuống tầng 19 có van
giảm áp.
+ Vùng 6: nước từ két trên mái cấp từ tầng 18 xuống tầng 15 có van
giảm áp.
+ Vùng 7: nước từ két trên mái cấp từ tầng 14 xuống tầng 11 có van
giảm áp.

+ Vùng 8: nước từ két trên mái cấp từ tầng 10 xuống tầng 7 có van
giảm áp.
+ Vùng 9: nước từ két trên mái cấp từ tầng kỹ thuật xuống tầng 3 có
van giảm áp.


21

+ Vùng10: nước từ két trên mái cấp từ tầng 2 xuống tầng hầm B3 có
van giảm áp.
 Nhu cầu dùng nước
Nước cấp cho dự án đáp ứng cho các nhu cầu sau đây:
+ Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của căn hộ.
+ Nước cấp cho nhu cầu TM & DV.
+ Nước cấp cho nhu cầu khu vực công cộng.
+ Nước cấp cho rửa sàn tầng hầm
 Quy mô tiêu thụ nước
- Tiêu chuẩn dùng nước 1 người 1 ngày cho căn hộ là q=200 l/ngày
đêm.
b. Cấp nước nóng.
Chỉ cấp nước nóng cho khối căn hộ từ tầng 7 đến tầng 35.
Nước nóng cấp cho các căn hộ sử dụng bình đun nước nóng cục bộ
bằng điện dung tích bình 30 lít, 50 lít.
c. Bể chứa nước sinh hoạt.
Vị trí bể chứa nước sinh hoạt phục vụ cho khối căn hộ, khối văn phòng
và dịch vụ công cộng tư vấn kết hợp với bộ môn kiến trúc, kết cấu đặt nổi trên
sàn tầng hầm B3 thông tầng đến sàn tầng hầm B2.
Dung tích bể chứa nước sinh hoạt : Vsh= 600m3.
1.6.2. Thoát nước
Hệ thống thoát nước trong nhà bao gồm:

- Thoát nước xí, tiểu: Nước thải từ các xí, tiểu được thu vào hệ thống
ống đứng u.PVC có đường kính DN200 xuống bể tự hoại bơm về trạm xử lý
nước thải.


×