Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học, năm học 2018 – 2019.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.87 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …….
1. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học,
năm học 2018 – 2019.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp trong Giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 5B.
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết.
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong
thời đại ngày nay. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức
cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải
được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành
mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ
rút ngắn thời gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để
làm hành trang bước vào đời. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “Một
số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học, năm học
2018 – 2019.”
*Ưu điểm:
- Giáo viên nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, bên cạnh kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ còn có kiến thức về tâm sinh lý học sinh tiểu học. Một số
giáo viên luôn quan tâm giáo dục kĩ năng sống cho các em.
- Học sinh đa số ngoan, chăm chỉ.
- Nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học và rèn luyện của con em mình.
*Nhược điểm:



-Về phía học sinh: Học sinh ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, khả năng
ứng phó với các tình huống trong cuộc sống chưa tốt, tính tự tin ít, thường nóng
nảy, gây gỗ lẫn nhau.. Kĩ năng giao tiếp hạn chế, môt số em còn rụt rè chưa
mạnh dạn trong học tập cũng như trong các hoạt động.
- Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức, chưa
chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này
nên làm mất sự hứng thú của học sinh.
-Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh chỉ khuyến khích con học kiến thức
mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội
và cách ứng xử trong gia đình. Một số phụ huynh quá nuông chiều con cái, đáp
ứng mọi nhu cầu của con em mình, khiến các em không có kĩ năng tự phục vụ
bản thân.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
- Mục đích chung: “Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5
ở trường Tiểu học, năm học 2018 – 2019” nhằm trang bị cho học sinh những
kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực
tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân
thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ
đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
- Mục đích cụ thể: Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi
trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc.
Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực.
Loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống
và hoạt động hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với
lứa tuổi. Thông qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh sống một
cách an toàn, khoẻ mạnh.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
3.2.2.1. Tên giải pháp:

2


(i) Giải pháp 1: Xác định các yêu cầu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
lớp 5.
(ii) Giải pháp 2: Xác định những kĩ năng cơ bản cần dạy cho học sinh.
(iii) Giải pháp 3: Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động
giáo dục, vui chơi.
(iv) Giải pháp 4: Rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học.
(v) Giải pháp 5: Phối hợp với gia đình, nhà trường, cộng đồng rèn luyện
các kĩ năng sống cơ bản cho các em.
3.2.2.2. Triển khai giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Xác định các yêu cầu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
lớp 5.
Bám sát vào nội dung của giáo dục kĩ năng sống và vận dụng linh hoạt
các nội dung của giáo dục kĩ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp và điều kiện cụ thể của từng môn học.
Xác định rõ các kĩ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh
để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục.
Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích
cực vào quá trình hình thành kĩ năng sống nói chung và các kĩ năng giải quyết
vấn đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tự nhận thức về bản thân, kĩ năng ứng
phó với căng thẳng, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ ...
(ii) Giải pháp 2: Xác định những kĩ năng cơ bản cần dạy cho học sinh.
Cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kĩ năng sống sau đây:
* Nhóm kĩ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:
- Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp và bạn bè,
thầy cô giáo.
- Biết chào hỏi lễ phép ở trường, ở nhà và ở nơi công cộng.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn

Đạo đức, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực
tế, nhiều em thiếu kĩ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu
mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết
3


nói lời xin lỗi khi các em làm sai.
- Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kĩ năng quan
trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nên chúng ta cần rèn luyện thường
ngày.
* Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:
- Các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, kĩ năng quan sát, kĩ năng đưa ra ý kiến
chia sẻ trong nhóm.
- Kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
- Kĩ năng kiểm soát tình cảm – kĩ năng kiềm chế thói hư tật xấu, sở thích
cá nhân có hại cho bản thân và người khác.
- Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập, vui chơi và lao động.
(iii) Giải pháp 3: Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động
giáo dục, vui chơi.
Giáo viên chủ nhiệm phải xác định được vai trò của mình trong việc rèn
kĩ năng sống cho học sinh, lựa chọn phương pháp phù hợp trong việc tổ chức
các hoạt động để gây hứng thú cho các em. Thường xuyên thay đổi các hình
thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm chủ tịch hội đồng tự quản,
nhóm trưởng.
Với học sinh tiểu học, người giáo viên là hình mẫu lý tưởng của học sinh.
Mọi việc làm giáo viên làm đều được học sinh coi là chuẩn mực. Để giữ được
lòng tin đối với học sinh, người giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em
noi theo về cách sinh hoạt, cư xử, nói năng, tác phong, thái độ, tình cảm.
Tạo dựng một bầu không khí vui tươi lành mạnh, đầy lòng thương yêu, tin
cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể lớp. Xây dựng tấm gương về

người tốt, việc tốt trong tập thể để học sinh noi theo. Tuyên dương, khích lệ kịp
thời những học sinh có những việc làm hay, cử chỉ đẹp. Đặc biệt đối với những
học sinh thường hay vi phạm đạo đức thì giáo viên phải luôn gần gũi, quan tâm,
tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Khi các em mắc phải lỗi lầm cần tìm hiểu nguyên
nhân, phân tích, để các em nhận ra khuyết điểm và có hướng sửa chữa. Mặt
khác cần phân công một chức trách hoặc một nhiệm vụ nào đó vừa sức và phù
4


hợp với cá tính và năng lực của em đó trong tập thể để các em phấn khởi. Khi
các em có những biểu hiện tiến bộ, cách ứng xử hay, một cử chỉ đẹp thì giáo
viên cần phải động viên khuyến khích kịp thời dù tiến bộ là rất nhỏ.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã phát động các phong trào: Nói lời hay
làm việc tốt qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi những
người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ
hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi,... tổng kết vào
các tiết sinh hoạt lớp. Tôi theo dõi hằng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi
vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực
hiện tốt sẽ được tặng một phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được
nhận món quà của cô giáo tặng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất
giá trị và hiệu quả, các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn
hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
Giáo viên cần khuyến khích các em vào thư viện đọc sách, báo. Thông
qua những câu chuyện, những bài thơ, bài báo để rèn luyện đạo đức, giúp các
em hoàn thiện mình, biết yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng
thú cho các em qua các câu chuyện, bài văn, bài thơ,... gợi mở tính tò mò, ham
học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở các em.
Rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí lớp học xanh sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn.
Bản thân đã hướng dẫn các em trồng cây xanh và chăm sóc cây xanh
hàng ngày. Tổ chức cho các em chăm sóc vườn hoa cây cảnh giúp học sinh rèn

kĩ năng hợp tác cùng các bạn trong nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân
công. Qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở các em.
Tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập. Các hoạt động chơi đòi hỏi các em
phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng, qua đó nhằm rèn kĩ
năng sống cho các em. Phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi hoạt động
ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình thức như Rung chuông vàng, Đố
vui, ...; Tổ chức cho các em tham quan khu di tích lịch sử ở địa phương, viếng
nghĩa trang liệt sĩ…Khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những
5


suy nghĩ, những quan sát của mình với cô, với bạn một cách thoải mái, tự nhiên
không gò bó, áp đặt.
(iv) Giải pháp 4: Rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học.
*Rèn kĩ năng sống qua môn Tiếng Việt.
Trong chương trình lớp 5, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo
dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Làm báo
cáo thống kê; Tập thuyết trình tranh luận; Kể chuyện được chứng kiến hoặc
tham gia,... Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp
dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao
tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ
chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp. Thông qua các hoạt động học tập,
được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,
học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: "Luyện tập làm đơn" giáo dục học
sinh kĩ năng biết thể hiện sự cảm thông chia sẻ với những nỗi bất hạnh của nạn
nhân chất độc mà da cam; "Tập thuyết trình, tranh luận" giáo dục học sinh kĩ
năng lắng nghe và tôn trọng người cùng tranh luận, thể hiện được sự tự tin khi
nêu lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục từ đó biết cách diễn đạt gãy gọn, bình

tĩnh và tự tin.
* Rèn kĩ năng sống qua môn Đaọ đức.
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành
tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen cho học sinh, giáo viên phải sử dụng
phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh.
Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa
dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm;
phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ
tranh. Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo
nhóm, đóng vai, trò chơi. Thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy
6


học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ
năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ: Khi dạy môn Đạo đức bài: "Em là học sinh lớp 5", "Em yêu Tổ
quốc Việt Nam" tôi tổ chức cho các em đóng vai, thảo luận nhóm. Tôi cho các
em đứng thành vòng tròn đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến. Lúc đầu các em rất
e ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng tôi đã kịp thời
nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi
trường hòa đồng thân thiện nên các em đã thực hiện rất tốt. Các em làm việc tích
cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với
thầy cô một cách tự tin, mạnh dạn.
Ví dụ: Trong bài "Hợp tác với những người xung quanh" giáo dục học
sinh kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc
chung. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các
em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường
xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở
nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em hưng phấn hơn

trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lí trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt
nhóm phải luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó
cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau. Việc rèn luyện các kĩ năng
này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách
chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những
kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết vấn đề.
*Rèn kĩ năng sống qua môn Khoa học.
Giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Khoa học sẽ góp phần chuyển
các kiến thức thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, giúp học sinh biết tự
nhận thức về bản thân, về tự nhiên, xã hội. Vận dụng các kĩ năng đó để ứng phó
phù hợp trong thực tiễn cuộc sống. Tôi cho học sinh cam kết thực hiện những
hành vi tích cực cho bản thân, gia đình và môi trường xung quanh. Từ đó tự
giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và
cộng đồng, phòng tránh các tệ nạn xã hội.
7


Ví dụ: Dạy bài "Phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt" tôi giáo
dục học sinh kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để nhận biết được dấu hiệu, tác
nhân và con đường lây truyền bệnh. Từ đó học sinh biết cách hành động bằng
những việc làm cụ thể như vệ sinh môi trường xung quanh nơi em ở, khi ngủ
cần phải mắc màn,...
Khi dạy bài: "Con người tác động đến môi trường như thế nào?", tôi tổ
chức cho các em thảo luận nhóm, đóng vai, . . . Thông qua hoạt động học tập
nhằm giúp học sinh tự nhận thức những hành vi sai trái của con người đã gây
hậu quả với môi trường rừng, môi trường đất, môi trường nước và không khí. Từ
đó học sinh có ý thức trách nhiệm và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng
trong việc bảo vệ môi trường.
Dạy bài: “Phòng tránh xâm hại tình dục”, tôi tổ chức cho các em liên hệ,
thảo luận, đóng vai,...Giúp học sinh phân biệt được những đụng chạm an toàn và

không an toàn, những hành vi xâm hại tình dục từ đó các em có kĩ năng ứng phó
khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại, xác định được địa chỉ tin cậy để
tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần. Đó là những kĩ năng cần thiết giúp các em biết tự
bảo vệ bản thân mình.
(v) Giải pháp 5: Phối hợp với gia đình, nhà trường, cộng đồng rèn luyện
các kĩ năng sống cơ bản cho các em.
- Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà
trường mà là của cả xã hội, cộng đồng. Vì vậy phải kết hợp cả gia đình, nhà
trường và xã hội mới mong đào tạo được học sinh phát triển toàn diện.
- Giáo viên cần giúp phụ huynh nắm được các kĩ năng sống cơ bản cần có
đối với mỗi học sinh, giúp họ thấy được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng
sống cho con em mình. Từ đó phụ huynh sẽ tạo điều kiện cho các em tham gia
các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội một cách tích cực. Thông qua các kĩ
năng được rèn luyện các em biết cách ứng xử phù hợp trong gia đình, ngoài xã
hội, có kĩ năng tự phục vụ bản thân.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt tình hình của
các em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo
8


dục, rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho các em ở nhà, bàn bạc cách giải quyết
những khó khăn gặp phải.
- Chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động rèn kĩ năng
sống cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp này đã được áp dụng thành công trong việc rèn kĩ năng sống
cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học và có khả năng áp dụng nhân rộng cho
toàn tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng giải pháp:
- Hiệu quả về kĩ thuật:
Giải pháp có nhiều tính mới, đã áp dụng thành công và đem lại hiệu quả
thiết thực trong giáo dục, đặc biệt là trong việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
- Hiệu quả về kinh tế:
Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cả vật chất lẫn tinh
thần trong việc rèn luyện kiến thức và kĩ năng sống cho học sinh, từ đó việc giáo
dục, rèn luyện các em trở nên nhẹ nhàng hơn. Các em biết ứng xử phù hợp, biết
tự phục vụ bản thân mình nên phụ huynh không còn mất thời gian để chăm sóc, rèn
luyện các em, có thời gian tập trung cho công việc và kinh tế. Ngoài hiệu quả về
kinh tế còn có hiệu quả về giáo dục, cụ thể:
+ Trước khi áp dụng giải pháp: Kết quả khảo sát như sau: Học sinh có kĩ
năng tốt: 4 em (chiếm 13,8%); Học sinh có hình thành kĩ năng: 15 em (chiếm
51,7%); Học sinh có kĩ năng chưa tốt: 10 em (chiếm 34,5%).
+ Sau khi áp dụng giải pháp: Học sinh có kĩ năng tốt: 26 em (chiếm
89,7%); Học sinh có hình thành kĩ năng: 3 em (chiếm 10,3 %); Học sinh có kĩ
năng chưa tốt: 0. Kết quả cho thấy học sinh ngoan hơn, tự giác, chủ động, mạnh
dạn hơn, các em đã thể hiện được cách ứng xử hài hòa, phù hợp trong mọi tình
huống, biết tự quản, tự phục vụ, biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Hiệu quả về xã hội:
9


Học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; có
hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật. Huy
động được sự tham gia của cha mẹ học sinh, của các tổ chức, các lực lượng xã
hội trong việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. Đây được xem là bước tiến
quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần tạo
điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường. Các giải pháp này đã xoá dần tư tưởng trường học chỉ chú trọng

truyền đạt kiến thức còn công tác giáo dục kĩ năng sống bị xem nhẹ.
- Hiệu quả về môi trường:
Các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ,
độc lập, mạnh dạn khi giải quyết công việc. Tự giác tham gia vào việc dọn vệ
sinh lớp học và xung quanh khu vực trường sạch sẽ, thường xuyên chăm sóc và
bảo vệ cây xanh trong khuôn viên trường. Bước đầu các em biết tham gia dọn vệ
sinh thôn xóm nơi em ở, trồng cây xanh quanh nhà, giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi
công cộng, biết bảo vệ môi trường.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Đơn xin công nhận sáng kiến cấp cơ sở
- Bảng so sánh số liệu trước và sau khi tác động .
, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Người mô tả

10


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện
Họ và tên: Trần Thanh Phong
Ngày, tháng, năm sinh: 25 – 10 - 1979
Nơi công tác: Trường Tiểu học
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Giáo dục Tiểu học
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học,

năm học 2018 – 2019.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong ngành Giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 6/9/2018
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Về nội dung của giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Xác định các yêu cầu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
lớp 5: Bám sát vào nội dung của giáo dục kĩ năng sống . Xác định rõ các kĩ năng
cần hình thành và phát triển cho học sinh để tích hợp vào hoạt động giáo dục.
(ii) Giải pháp 2: Xác định những kĩ năng cơ bản cần dạy cho học sinh:
Cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kĩ năng sống sau đây:
- Nhóm kĩ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống.
- Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi, giải trí.
(iii) Giải pháp 3: Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động
giáo dục, vui chơi:
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt
lớp, luân phiên nhau cho các em làm chủ tịch hội đồng tự quản, nhóm trưởng.
Tạo dựng một bầu không khí vui tươi lành mạnh trong tập thể lớp. Xây dựng
11


tấm gương về người tốt, việc tốt để học sinh noi theo. Tuyên dương, khích lệ kịp
thời những học sinh có những việc làm hay, cử chỉ đẹp.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã phát động các phong trào: Nói lời hay
làm việc tốt qua cách ứng xử lễ phép,.... Trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các
em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được tặng một phần quà nhỏ.
Rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí lớp học xanh
- sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn. Bản thân đã hướng dẫn các
em trồng cây xanh và chăm sóc cây xanh hàng ngày. Tổ chức cho các em chăm
sóc vườn hoa cây cảnh giúp học sinh rèn kĩ năng hợp tác cùng các bạn trong
nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Qua đó giáo dục ý thức bảo vệ

môi trường ở các em.
Phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp,
các cuộc thi như: Rung chuông vàng, Đố vui, ...; Tổ chức cho các em tham quan
khu di tích lịch sử ở địa phương, viếng nghĩa trang liệt sĩ…
(iv) Giải pháp 4: Rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học.
*Rèn kĩ năng sống qua môn Tiếng Việt: Vận dụng phương pháp như: thực
hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, tổ chức
hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp. Thông qua các hoạt động học tập, được
phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai, học
sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
*Rèn kĩ năng sống qua môn Đaọ đức: Tổ chức cho học sinh thực hiện các
hoạt động học tập như: kể chuyện theo tranh; phân tích, xử lí tình huống; chơi
trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh. Sử dụng nhiều phương
pháp như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi. Thông qua đó, học sinh được thực
hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
*Rèn kĩ năng sống qua môn Khoa học: Giúp học sinh biết tự nhận thức về
bản thân, về tự nhiên, xã hội. Vận dụng các kĩ năng đó để ứng phó phù hợp
trong thực tiễn cuộc sống. Tự giác thực hiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho bản
thân, gia đình và cộng đồng, phòng tránh các tệ nạn xã hội.

12


(v) Giải pháp 5: Phối hợp với gia đình, nhà trường, cộng đồng rèn luyện
các kĩ năng sống cơ bản cho các em.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt tình hình của
các em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo
dục, rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho các em ở nhà.
- Chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động rèn kĩ năng

sống cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Giải pháp này đã được áp dụng thành công trong việc rèn kĩ năng sống
cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học và có khả năng áp dụng nhân rộng cho
toàn tỉnh.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học; Phòng học thoáng mát, đảm
bảo ánh sáng. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đầy đủ.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến:
- Hiệu quả về kĩ thuật: Giải pháp có nhiều tính mới, đã áp dụng thành
công và đem lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục, đặc biệt là trong việc rèn kĩ
năng sống cho học sinh.
- Hiệu quả về kinh tế: Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức
trong việc rèn luyện kiến thức và kĩ năng sống cho học sinh, từ đó việc giáo dục,
rèn luyện các em trở nên nhẹ nhàng hơn. Các em biết ứng xử phù hợp, biết tự
phục vụ bản thân mình nên phụ huynh không còn mất thời gian để chăm sóc, rèn
luyện các em, có thời gian tập trung cho công việc và kinh tế. Ngoài hiệu quả về
kinh tế còn có hiệu quả về giáo dục, cụ thể:
+ Trước khi áp dụng giải pháp: Học sinh có kĩ năng tốt: 4 em (chiếm
13,8%); Học sinh có hình thành kỹ năng: 15 em (chiếm 51,7%); Học sinh có kĩ
năng chưa tốt: 10 em (chiếm 34,5%).
+ Sau khi áp dụng giải pháp: Học sinh có kĩ năng tốt: 26 em (chiếm
13


89,7%); Học sinh có hình thành kỹ năng: 3 em (chiếm 10,3 %); Học sinh có kĩ
năng chưa tốt: 0. Kết quả cho thấy học sinh ngoan hơn, mạnh dạn hơn, các em
đã thể hiện được cách ứng xử hài hòa, phù hợp trong mọi tình huống, biết tự
quản, tự phục vụ, biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Hiệu quả về xã hội: Học sinh có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa.
Huy động được sự tham gia của cha mẹ học sinh, của các tổ chức, các lực lượng
xã hội trong việc giáo dục kĩ năng sống cho các em.
- Hiệu quả về môi trường: Các em tự giác tham gia vào việc dọn vệ sinh
lớp học và xung quanh khu vực trường sạch sẽ, thường xuyên chăm sóc và bảo
vệ cây xanh trong khuôn viên trường. Bước đầu các em biết tham gia dọn vệ
sinh thôn xóm nơi em ở, giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi công cộng.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
........., ngày 10 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn

14


15


PHÒNG GD&ĐT GIỒNG RIỀNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG SO SÁNH SỐ LIỆU KẾT QUẢ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2018 – 2019


Thời gian

Trước khi áp
dụng giải pháp

Sau khi áp
dụng giải pháp So sánh

Nội dung
Tổng số học sinh
Học sinh có kĩ năng tốt
Học sinh có hình thành kỹ
năng
Học sinh có kĩ năng chưa tốt

29

29

4 em (13,8%)

26 em (89,7%)

15 em (51,7%)

3 em (10,3%)

10 em (34,5%)

0


Tăng
75,9%
Giảm
41,4 %
Giảm
34,5 %

Người lập bảng

16



×