Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Khảo sát đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây mã đề plantago major l plantaginaceae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 48 trang )

i

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................2
1 THỰC VẬT HỌC...................................................................................................2
1.1 Tên gọi.............................................................................................................2
1.2 Nguồn gốc xuất xứ...........................................................................................2
1.3 Vị trí phân loại.................................................................................................2
1.4 Mô tả thực vật..................................................................................................2
1.5 Phân bố và sinh thái.........................................................................................3
1.6 Bộ phận dùng...................................................................................................3
1.7 Thu hái, chế biến..............................................................................................4
2 HÓA HỌC..............................................................................................................4
2.1 Thành phần hóa học.........................................................................................4
2.2 Định tính (theo Dược điển Việt Nam IV).........................................................6
3 TÁC DỤNG DƯỢC LÝ.........................................................................................6
4 CÔNG DỤNG.........................................................................................................6
4.1 Y học dân gian.................................................................................................6
4.2 Y học hiện đại..................................................................................................6
4.3 Bài thuốc..........................................................................................................6
5 TÍNH VỊ, QUY KINH............................................................................................7
6 MỘT SỐ SẢN PHẨM LƯU HÀNH......................................................................8
Mẫu dược liệu được thu hái tại Phường Tân Hưng, Huyện Thốt Nốt, Thành phố
Cần Thơ vào ngày 12/01/2018.................................................................................10
1 THỰC VẬT HỌC.................................................................................................10
1.1 Mô tả đặc điểm hình thái................................................................................10
1.2 Phương pháp vi học........................................................................................10
2 XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM DƯỢC LIỆU.......................................................................12
3 HÓA HỌC............................................................................................................13


3.1 Phân tích sơ bộ...............................................................................................13
3.2 Sắc ký lớp mỏng............................................................................................20
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM................................................................21
1 THỰC VẬT HỌC.................................................................................................21
1.1 Mô tả lá..........................................................................................................21
1.2 Vi phẫu lá.......................................................................................................21
1.3 Bột dược liệu..................................................................................................25
2 XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM.............................................................................................28


ii
3 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT.................................................29
3.1 Phân tích sơ bộ...............................................................................................29
3.2 Tính phát quang của bột dược liệu.................................................................34
3.3 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.....................................................................35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................37
TIÊU CHUẨN ĐỀ NGHỊ.......................................................................................38
Nhận xét...................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................42
1 KẾT LUẬN...............................................................................................................
2 KIẾN NGHỊ..............................................................................................................


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Axit béo phân lập từ P.major ..............................................................................
Bảng 2. Xác định độ ẩm của dược liệu Mã đề ................................................................30
Bảng 3. Tóm tắt phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật của dược liệu .......................31



iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 1 Sơ đồ phương pháp nhuộm kép đỏ carmin – lục iod...........................................12
Hình 2 Cân hồng ngoại AND MX50 ..............................................................................13
Hình 3 Sơ đồ quy trình chiết dược liệu ..........................................................................15


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao về vật
chất lẫn tinh thần thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú trọng. Để đáp
ứng nhu cầu đó, các loại thuốc tân dược không ngừng ra đời và đem lại hiệu quả điều
trị tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, thuốc tân dược cũng có một
số tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, cùng với xu
hướng hiện nay là “Trở về với thiên nhiên” thì việc tìm ra các loại thuốc chữa bệnh có
nguồn gốc từ thảo dược ngày càng được quan tâm. Việc nghiên cứu này bắt đầu từ
khảo sát đặc điểm thực vật học, thành phần hóa học… đến việc xác định những tác
dụng dược lý sẽ góp phần làm phong phú hơn nguồn dược phẩm trong và ngoài nước.
Mã đề là loài cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên khắp
nước ta. Đây là một dược liệu phổ biến với nhiều tác dụng dược lý có giá trị: lợi tiểu,
chữa ho, kháng sinh, chữa lỵ cấp và mạn tính. Do đó, các vị thuốc từ cây Mã đề đã
được quan tâm nghiên cứu và được tiêu chuẩn hoá trong Dược điển Việt Nam.
Hiện nay, mặc dù cây Mã đề đã được biết nhiều cả về thành phần hoá học và
hoạt tính sinh học, song nó vẫn đang thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
trên thế giới bởi những ưu điểm vượt trội của nó cần được khai thác sâu hơn. Vì vậy,
để góp phần phát triển dược liệu Mã đề (đặc biệt với bộ phận dùng là lá), chúng tôi
tiến hành tiểu luận: “Khảo sát đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây

Mã đề - Plantago major L. Plantaginaceae”.


2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 THỰC VẬT HỌC
1.1 Tên gọi
Tên Việt Nam: Mã đề.
Tên khác: Xa tiền, bông mã đề, mã đề thảo, nhã én dứt (Thái).
Tên khoa học: Plantago major Linnaeus.
Họ: Mã đề (Plantaginaceae).
1.2 Nguồn gốc xuất xứ
Phân bố rộng ở các nước Âu - Á; phổ biến ở nhiều nơi khắp nước ta.
1.3 Vị trí phân loại

1.4 Mô tả thực vật
Mã đề là cây thân thảo, sống lâu năm, thân ngắn.
Lá: mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân
dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá.
Hoa: mọc thành bông có cán dài, xuất phát từ kẻ lá. Hoa đều lưỡng tính, đài 4
xếp chéo, hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thuỳ nằm xen kẽ giữa các
lá đài. Nhị có 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn.


3

Hoa thức:
Hoa đồ:


K4C(4)A4G(2)

Quả: quả hộp, bên trong chứa nhiều hạt nâu đen bóng.
1.5 Phân bố và sinh thái
Mã đề mọc hoang hay được trồng nhiều nơi trên đất nước ta, thường trồng vào
mùa xuân hay mùa thu nhưng tốt nhất vào mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải cho
cây rất to.
Ngoài ra, Mã đề còn được trồng ở Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc, Triều
Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan.
1.6 Bộ phận dùng
Toàn cây trên mặt đất gọi là xa tiền thảo ( Herba Plantaginis), hạt gọi là xa tiền
tử (Semen Plataginis).


4
1.7 Thu hái, chế biến
Thu hái: lá thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hay khô. Hạt thu hái vào tháng
7 – 8. Khi quả chín, thu hái toàn cây, đem về phơi sấy khô, loại bỏ tạp chất, dập và giữ
lấy hạt, rây qua rây và bảo quản.
2 HÓA HỌC
2.1 Thành phần hóa học
2.1.1 Carbohydrat
Thành phần hóa học chính của toàn cây là chất nhầy, hàm lượng trong lá
khoảng 20%, trong hạt có thể đến 40%. Các nhà nghiên cứu Nhật đã chiết xuất chất
nhầy từ P.major dưới dạng tinh khiết với tên “Plantasan” hiệu suất 6,8%. Thành phần
cấu tạo của Platasan gồm có D-xylose, L-arabinose, acid D-galacturonic, L-rhamnose
và D-galactose theo tỉ lệ tương ứng là 15:3:4:2:0,4.
2.1.2 Lipid
Một số axit béo được phân lập từ P.major được hệ thống lại ở bảng dưới đây:
Bảng 1. Axit béo phân lập từ P.major

S
STT

Trong hạt

Trong lá

1

Axit Myristic

Axit Myristic

2

Axit Plamitic

Axit Plamitic

3

Axit Stearic

Axit Stearic

4

Axit Arachidic

Axit Arachidic


5

Axit Behenic

Axit Behenic

6

Axit Oleic

7

Axit Linoleic

8

Axit Linolenic

9

Axit Lignoceric

10

Axit 9-Hydroxy-cis-1octadecenoic

2.1.3 Caffeic và dẫn xuất
Từ dịch chiết methanol P.major đã phân lập được axit caffeic và một số dẫn xuất
của nó.



5
H3C
N

OH

N
O

HO
O

N

N
H3C

HO

CH3

O

axit caffeic
caffein
2.1.4 Flavonoid
Một số flavonoid đã phân lập từ P.major bao gồm: apigenin, quercetin,
scutellarein, baicalein, lutein 7-glucosit, hispidulin 7-glucuronit, luteolin 7-diglucosit,

apigenin 7-glucosit, nepetin 7-glucosit, luteolin 6-hydroxy 4’-methoxy 7-galactosit,
plantaginin, homoplantaginin,…Trong đó, các hoạt chất như planaginin, homoplantaginin
và luteolin 7-glucosit có tác dụng ức chế HIV- reverse transcriptaza (in vitro).
2.1.5 Iridoit glysosit

catalpol
aucubin
Aucubin có tác dụng chống viêm, chống co thắt, giải độc đối với trường hợp ngộ
độc nấm, ức chế virus viêm gan B.
2.1.6 Terpenoid
Một số triterpenoid phân lập được từ lá P.major bao gồm: axit oleanolic, axit
ursolic, 18 β-glycyrrhetinic axit và sitosterol. Axit ursolic ức chế cyclooxygenase-2 và
cyclooxygenase-1 là các enzym xúc tác sinh tổng hợp prostaglandin (in vitro). Do đó hoạt
chất này có tác dụng lợi tiểu, chống ung thư, chống viêm loét và xơ hoá, ức chế hoạt
động của virus HIV (kìm hãm HIV-1 protease). Axit oleanolic có tác dụng sinh học:
chống viêm khớp, chống độc, chống rối loạn gan và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
H3C

CH3

CH3

OH

CH3
CH3

HO

axit oleanolic


O


6
CH3
H3C

CH3

OH

CH3
CH3

O

HO

axit ursolic
Trong Mã đề còn nhiều thành phần khác đã được khảo sát: các axit hữu cơ như
axit cinnamic, p-coumaric, carotenoid, vitamin K, vitamin C, saponin, alkaloid
(plantagonin, indicain), coumarin (esculetin).
2.2 Định tính (theo Dược điển Việt Nam IV)
A. Lấy 1 g bột dược liệu, tiến hành vi thăng hoa, soi kính hiển vi thấy có tinh
thể hình kim.
B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước, đun sôi 1 phút rồi để nguội, lọc.
Lấy 1 giọt dịch lọc nhỏ lên phiến kính, hơ nhẹ trên đèn cồn cho khô, đem soi kính hiển
vi thấy có tinh thể hình vuông và hình chữ nhật.
C. Dưới ánh sáng tử ngoại, bột dược liệu phát quang màu nâu.

3 TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Lá: lợi niệu, chữa viêm nhiễm đường tiết niệu (giống như hạt). Lá giã nát đắp
mụn nhọt.
Bộ phận trên mặt đất: phòng và chữa quai bị (đối với trẻ em). Dịch ép của bộ
phận trên mặt đất có tác dụng chống loét dạ dày và tá tràng.
Hạt: tăng cường bài tiết nước tiểu, tăng bài tiết acid uric, muối NaCl. Chất
glycosid chiết ra từ hạt có tác dụng ức chế trung ho, xúc tiến sự phân tiết ở niêm mạc
đường hô hấp (có thể dùng trấn ho, trừ đàm). Ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn,
ức chế trực khuẩn lỵ.
4 CÔNG DỤNG
4.1 Y học dân gian
Mã đề có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, lợi phế, làm long đờm.
4.2 Y học hiện đại
Thường dùng chữa: (1) Sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu, viêm thận, phù
thủng; (2) Cảm lạnh ho, viêm khí quản; (3) Viêm ruột, lỵ; (4) Viêm kết mạc cấp, viêm
gan; (5) Đau mắt đỏ có màng.
4.3 Bài thuốc
1) Chữa lỵ: Mã đề, mơ lông, cỏ sẹo gà, mỗi vị 20 g, sắc uống.


7
2) Chữa tiểu khó ở người già: Hạt Mã đề 1 chén (dung tích 50 ml), bỏ vào túi,
sắc lấy nước. Dùng nước này nấu cháo lúa kê mà ăn.
3) Chữa đái ra máu: Lá Mã đề, cỏ ích mẫu, giã vắt lấy nước cốt uống.
4) Chữa sưng dương vật: Hạt Mã đề tán nhỏ, mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.
5) Chữa khó tiểu ở trẻ em: Mã đề giã vắt lấy nước, hoà với 1 ít mật ong, uống.
6) Chữa đau mắt: Mã đề giã nát lấy nước cốt, hoà với nước măng tre vòi, lọc
trong, nhỏ mắt.
7) Thuốc lợi tiểu: Hạt Mã đề 10 g , cam thảo 2 g, nước 600 ml. Sắc còn 200
ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

8) Chữa ho đờm: Hạt Mã đề 10 g, cam thảo 2 g, nước 600 ml. Sắc còn 200 ml.
Chia 3 lần uống trong ngày. Có thể thay cam thảo bằng đường.
9) Chữa phù thũng và tiêu chảy kèm sốt, ho và nôn: Hạt Mã đề, ý dĩ sao đều
bằng nhau. Tán bột, uống mỗi lần 10 g, ngày dùng 30 g.
10) Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1-2 nắm, rau má 1 nắm, cỏ nhọ nồi (hay lá phèn
đen) 1 nắm. Sắc đặc, chia làm nhiều lần uống.
11) Chữa sốt xuất huyết: Mã đề 40 g, cỏ nhọ nồi 40 g, rau má (hoặc cát căn) 40
g, rau sam 40 g, kim ngân 30 g, hoa hoè 10 g, thảo huyết minh 10 g. Sắc với
300 ml nước, lấy 100 ml nước đầu uống, sau đó sắc nước thứ 2 và thứ 3,
uống tiếp trong ngày.
12) Chữa bỏng: Nước sắc Mã đề đậm đặc 100% (100 ml = 100 g mã đề khô),
trộn điều với lanolin 50 g, dầu parafin 50 g. Bôi thhuốc mỡ lên vết bỏng rồi
băng lại.
13) Chữa giai đoạn đầu của bệnh lao phổi: Hạt Mã đề 10 g, đảng sâm 16 g, sơn
dược 15 g, ý dĩ 10 g, mạch môn 10 g, hạt mơ Trung Quốc (Prunus mume)
10 g, cam thảo 3 g. Sắc với 600 ml nước, còn lại 200 ml. Chia 2 - 3 lần uống
trong ngày.
14) Chữa đái tháo đường: Hạt Mã đề 6 g, sơn dược 15,5 g, sinh địa 15,5 g, phục
linh 15,5 g, phụ tử 15,5 g, sơn thù du 10 g, trạch tả 10 g, quế 10 g, ngưu tất
10 g, mẫu đơn bì 6 g. Làm thanh viên 2,5 g, mỗi lần uống 4 viên, ngày uống
2 lần. Hoặc sắc 800 ml nước, còn 450 ml, uống 150 ml, ngày 3 lần.
15) Chữa viêm gan mạn tính: Mã đề 12 g, nhân trần 20 g, đảng sâm, ý dĩ mỗi
thứ 16 g , bạch truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g, trư linh 8 g. Sắc uống
mỗi ngày 1 thang.
5 TÍNH VỊ, QUY KINH
Cam, hãn. Vào các kinh can, phế, thận, tiểu trường, bàng quang.


8
6 MỘT SỐ SẢN PHẨM LƯU HÀNH

Cốm Kanguru Fiber Kid

Cốm Kanguru Fiber Kid của công ty cổ phần dược phẩm Amigo Việt Nam số
18 Miếu Đầm, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sản phẩm chứa chất xơ
hòa tan được chiết xuất từ vỏ hạt Mã đề và bột rau cải xoong kết hợp bổ sung vitamin
nhóm B, tạo thành công thức hoàn hảo giúp bổ sung chất xơ, phòng chống táo bón cho
trẻ. Chất xơ hòa tan không bị hấp thu, khi vào đến đường ruột sẽ tạo thành các thể
nhầy, giúp phân mềm và xốp hơn, đồng thời giúp tăng thể tích phân, kích thích tạo nhu
động ruột đẩy phân ra ngoài.
Thành phần:
− Vitafiber (Chiết xuất vỏ mã đề)...................... 1500 mg.
− Bột rau cải xoong........................................... 300 mg.
− Vitamin B1..................................................... 200 mcg.
− Vitamin B3......................................................

3 mg;

− Hương vị táo, Glucoso, Lactose vừa đủ

3 g.

Thực phẩm chức năng OVATA

Thực phẩm chức năng "Thảo dược Ovata" chiết xuất từ vỏ hạt Mã đề chứa 70%
chất xơ hòa tan, 30% chất nhầy và không bị hấp thu bởi cơ thể. Khi gặp nước trong
đường tiêu hóa, thực phẩm chức năng "Thảo dược Ovata" sẽ trương nở giúp giữ nước,


9
tăng thể tích và làm mềm phân, tạo nhuận trường khối kích thích nhu động ruột, giúp

phân trơn, tránh cọ xát thành ruột, giảm đau rát và tránh xuất huyết hậu môn, đẩy chất
thải ra ngoài nhanh chóng và dễ dàng.
Công dụng:
− Điều trị táo bón, trĩ
− Hỗ trợ tiêu hoá
Thực phẩm chức năng BOGINUT

Thành phần 1 viên:
Bột anh đào đen 10:1 (Black cherry fruit), lá húng tây (Thyme leaf), hạt cần tây
(celery seed), lá bạc hà 15:1 (juniper berry), chiết xuất hạt nhãn (longan), chiết xuất
cây bách xù (Juniper berry), chiết xuất ngưu bàng tử (Artium lappa), chiết xuất trạch tả
(Alisma plantago-aquatica), Hạt Mã đề (Semen plantaginis), chiết xuất gừng (Ginger),
chiết xuất rễ cây tầm ma (Sting nettle Root), chiết xuất kim sa (Arnica montana).
Công dụng:
- Ức chế sự hình thành axit uric trong máu, lợi tiểu, tăng đào thải tinh thể axit
uric ở quanh khớp xương, do đó làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
- Chống oxy hóa mạnh bảo vệ các khớp khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do có
hại.
- Giúp chống viêm, giảm đau nhức các khớp xương, hỗ trợ điều trị bệnh gout.
- Tăng cường chức năng của thận, bàng quang, sức khỏe đường tiết niệu.


10

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu dược liệu được thu hái tại Phường Tân Hưng, Huyện Thốt Nốt, Thành phố
Cần Thơ vào ngày 12/01/2018.
1 THỰC VẬT HỌC
1.1 Mô tả đặc điểm hình thái
Tiến hành quan sát trên thực địa với mẫu tươi, chú trọng đến các điểm đặc trưng

như hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị… Tất cả các chi tiết được chụp lại bằng
máy ảnh kỹ thuật số.
1.2 Phương pháp vi học
1.2.1 Khảo sát vi phẫu dược liệu
Cấu tạo giải phẫu của các cơ quan thực vật là một đặc điểm quan trọng trong kiểm
nghiệm dược liệu. Hình dạng và các cấu trúc vi học của vách tế bào có ý nghĩa quan
trọng nhất trong khảo sát vi học. Vì vậy khi quan sát các mẫu, người ta thường loại bỏ
tế bào chất, nhuộm màu màng tế bào để việc quan sát được dễ dàng hơn. Tiêu bản vi
phẫu thực vật được chuẩn bị qua các giai đoạn:
- Chọn mẫu: chọn mẫu tươi. Mẫu được chọn phải chính xác, đại diện, không
chọn mẫu quá già hoặc quá non.
- Cắt vi phẫu: dùng lưỡi lam để cắt mẫu thành các lát thật mỏng. Nếu mẫu có
kích thước nhỏ thì cắt cả thiết diện, kích thước to thì cắt phần đại diện. Mẫu cắt
là lá thường lấy đoạn 1/3 gân giữa kể từ nơi tiếp giáp với cuống và một phần
phiến lá ở hai bên. Nếu là thân thường cắt ở lóng. Nếu là rễ, thường cắt ở phần
giữa, không quá non cũng không quá già.
Có 2 loại phẫu thức được dùng trong kiểm nghiệm dược liệu :
Phẫu thức ngang: thông dụng nhất. Lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc với
trục của mẫu cắt.
Phẫu thức dọc: thường để quan sát ống tiết hay ống nhựa mủ. Lát cắt nằm trong
mặt phẳng song song với trục mẫu cắt. Lát cắt có thể đi qua trục tâm (cắt xuyên tâm)
hay song song với trục tâm (cắt tiếp tuyến).
- Nhuộm vi phẫu: dùng phương pháp nhuộm kép đỏ carmin – lục iod. Vi phẫu
sau khi nhuộm xong có thể bảo quản trong nước cất hay dung dịch glycerin
30%. Phương pháp nhuộm được trình bày trong hình 2.1.


11

Hình 1. Sơ đồ phương pháp nhuộm kép đỏ carmin – lục iod.

-

Quan sát vi phẫu: quan sát bằng kính hiển vi ở các vật kính 4X, 10X, 40X và
ghi nhận các đặc điểm vi học. Dùng máy ảnh để chụp lại.
1.2.2 Khảo sát bột dược liệu
- Chuẩn bị bột để soi: lá sau khi thu hái được phải để riêng, loại bỏ đất cát, rửa
sạch, cắt nhỏ và sấy ở nhiệt độ 60 oC trong 24 giờ, tán nhỏ, nghiền nát hoặc
dùng máy xay. Rây qua rây mịn. Phần còn lại trên rây được tán hoặc xay và rây
tiếp (có thể sấy lại cho dễ xay nếu cần) cho đến khi tất cả dược liệu trở thành
bột mịn (không được bỏ qua phần bột còn lại trên rây).
Trước khi quan sát bột bằng kính hiển vi, phải quan sát bột bằng cảm quan
(màu sắc, mùi vị, độ mịn…) để có thêm yếu tố kiểm nghiệm. Tiêu bản bột dược
liệu được quan sát dưới kính hiển vi và chụp ảnh.


12
-

Cách lên tiêu bản bột soi:
Phương pháp thường: cho một giọt nước cất vào giữa phiến kính, dùng que
sạch trộn đều bột, lấy một ít bột cho vào giữa giọt chất lỏng, khuấy nhẹ để phân tán
bột và đậy lá kính lại. Lấy ngón tay trỏ di nhẹ trên lá kính để các phần tử của bột tách
rời nhau và phân tán đều. Loại bỏ phần bột và nước thừa nằm ngoài lá kính bằng giấy
thấm, lau sạch mặt trên phiến kính và lá kính trước khi soi kính hiển vi.
Trường hợp đặc biệt: đối với tinh bột và các dược liệu chứa nhiều tinh bột (hạt,
củ…), bột thường có màu trắng ngà. Để quan sát cấu trúc các hạt tinh bột có thể giảm
bớt ánh sáng. Nếu không thấy rõ vân và tễ, có thể thêm 1 giọt KOH 5% ở mép lá kính
rồi quan sát ngay, KOH sẽ khuếch tán vào bột làm cho vân và tễ của bột rõ hơn. Nếu
để lâu, hạt tinh bột sẽ bị thủy phân và tan rã.
1.2.3 Bóc tách biểu bi

Lá Mã đề được tách lấy lớp biểu bì bằng cách xé hoặc dùng dao lam tách hay
cạo lấy lớp ngoài cùng và quan sát dưới kính hiển vi. Các bộ phận thường được quan
sát là: tế bào biểu bì, lớp cutin, cấu tạo của lỗ khí, lông che chở, lông tiết…
2 XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM DƯỢC LIỆU
Trong điều kiện bảo quản bình thường, tất cả dược liệu đều chứa một tỉ lệ %
theo khối lượng một lượng nước nhất định, gọi là độ đẩm của dược liệu. Muốn bảo
quản dược liệu tránh hiện tượng lên meo mốc, hoạt chất bị biến đổi thì dược liệu phải
có độ ẩm không vượt quá một giới hạn nào đó (gọi là độ ẩm an toàn). Theo DĐVN IV,
với đa số dược liệu, giá trị này khoảng 13%.
Độ ẩm của dược liệu được xác định bằng phương pháp mất khối lượng do làm
khô bằng cách sử dụng cân phân tích độ ẩm hồng ngoại.

Hình 2. Cân hồng ngoại
Cách tiến hành: trải mỏng khoảng 3 – 5 g dược liệu đã được nghiền mịn lên
đĩa cân sao cho phủ kín mặt đĩa. Cho cân hoạt động ở chế độ sấy với nhiệt độ 105 oC;
cân tự động dừng lại khi độ ẩm thay đổi một lượng nhỏ hơn 0,05% trong một phút.


13
Ghi nhận kết quả độ ẩm hiển thị. Tiếp tục thực hiện với 2 mẫu khác. Độ ẩm của dược
liệu là trung bình cộng kết quả độ ẩm của 3 lần đo.
3 HÓA HỌC
3.1 Phân tích sơ bộ
Các chất trong nguyên liệu lá Mã đề được chiết tách thành 3 phân đoạn với 3
loại dung môi có độ phân cực khác nhau: ete dầu hỏa (kém phân cực), etanol 96% và
nước (phân cực mạnh). Sau đó định tính nhanh các hợp chất trong các phân đoạn bằng
các phản ứng đặc trưng. Quá trình phân tích sơ bộ cần tiến hành theo tuần tự theo các
sơ đồ Hình 2.3



14
DƯỢC LIỆU
(20 G)
Ether dầu x 3 lần
Lắc 15 phút/ lần,
không đun
Bã dược liệu

Dịch chiết ether
dầu

Ethanol 96% x 3 lần.
cách thuỷ 70 độ/ 15 phút
Bã dược liệu

Dịch chiết cồn

Lấy 1/3 lượng dịch chiết cồn
thêm lượng tương đương HCl
10%. Cách thuỷ 100oC/ 30 phút
Dịch chiết cồn thuỷ
phân (trong ether dầu)

Nước x 3 lần
Cách thuỷ 90oC/ 15 phút
Bã dược liệu

Dịch chiết nước
Lấy 1/3 lượng dịch chiết nước
thêm lượng tương đương HCl

10%. Cách thuỷ 100oC/ 30 phút
Dịch chiết nước
thuỷ phân (trong
ether dầu)

Đun cách thuỷ loại bỏ bớt
khoảng 75% cồn trước khi lắc
chiết với ether

Hình 3. Sơ đồ quy trình chiết dược liệu


15
Dịch chiết
ether

Nhỏ lên
giấy mỏng
bay hơi
Ether

Có vết
trong mờ

Chất béo

Bốc hơi
trên chén
sứ. Có mùi
thơm,

Thêm vài
giọt cồn,
Bốc hơi hết
cồn

Bốc hơi
trên chén
sứ đến cắn

Thuốc thử
Carr-Price
màu xanh
chuyển
sang đỏ

Tinh dầu

Acid
sulfuric
đặc
màu
lụcxanh
dương
đậm

Carotenoid

Bốc hơi
trên chén
sứ đến cắn.

Làm phản
ứng
Lieberman
nBurchard

Lớp phân
cách có
màu đỏ
nâu- tím và
vòng màu
lục hay tím
khuyết tán
lên

Triterpenoid

Bốc hơi
đến cắn,
hoà tan
trong nước
acid. Phản
ứng với
thuốc thử
chung
alkaloid

Bốc hơi
trên chén
sứ đến cắn.
Cho tác

dụng với
kiềm, soi
trong UV
365

Có tủa

Tăng
cường độ
phát quang
khi soi UV

Alkaloid

Coumarin

Phản ứng
Borntrager

Bốc hơi
đến cắn
hoà tan
trong cồn.
làm phản
ứng
cyanidin

Dung dịch
kiềm có
màu đỏ


Có màu đỏ

Anthraquinon

Flavonoid


16
Dịch chiết
cồn

Bốc hơi
đến cắn,
hoà tan
trong nước
acid. Phản
ứng với
thuốc thử
chung
alkaloid

Có tủa

Alkaloid

Bốc hơi
đến cắn.
Cho tác
dụng với

TT
RaymondMarthoud

Xanthydrol

Làm phản
ứng
cyanidin

Đun cách
thuỷ 10
phút với
HCl 10%

Thêm vài
giọt HCl
10% và
KOH 10%

Phản ứng
với dung
dịch FeCL3
và dung
dịch gelatin
muối

Bốc hơi tới
cắn. hoà
tan trong
nước, lắc

mạnh

Phản ứng
với thuốc
thử Fehling

Thêm 1 ít
tinh thể
Na2CO3

Tăng
cường độ
phát quang
khi soi UV

Tím với
thuốc thử
RaymondMarthoud.
Đỏ với
Xanthydro
l

Có màu đỏ

Có màu đỏ

Đỏ với
dung dịch
acid, xanh
với dung

dịch kiềm

Xanh rêuxanh đen
với FeCl3
tủa bông
với gelatin
muối

Cột bọt bền
trên 15 phút

Tủa đỏ gạch

Có bọt khí
bay lên

Coumarin

Glycosid
tim

Saponin

Hợp chất
khử

Acid hữu cơ

Bốc hơi
trên chén

sứ đến cắn.
Cho tác
dụng với
kiềm, soi
trong UV
365

Flavonoidϒ-pyron

Flav.
Flav.
-Proanthoc -anthocyani
din
yanidin

Tannin


Dịch chiết
17 cồn
HCl/ cách thuỷ 30 phút, chiết bằng
ether
Dịch chiết ether

Bốc hơi tới cắn.
làm phản ứng
LiebermanBurchard

Bốc hơi tới cắn.
Nhỏ dung dịch

kiềm 10% soi
trong UV 365

Phản ứng
Borntrager

Bốc hơi tới cắn,
làm phản ứng
với thuốc thử
RaymondMarthoud

Phản ứng
cyanidin

Có màu đỏ nâutím. Màu xanh
lục hay tím
khuyếch tán lên
từ lớp phân cách

Tăng cường độ
phát quang trong
UV

Có màu đỏ

Tím với thuốc thử
RaymondMarthoud

Có màu đỏ


Triterpenoid

Coumarin

anthraquinon

Glycosid tim

Flav-γ-pyron


18
Dịch chiết
nước

Bốc hơi
đến cắn,
hoà tan
trong nước
acid. Phản
ứng với
thuốc thử
chung
alkaloid

Có tủa

Alkaloid

Bốc hơi

đến cắn.
Cho tác
dụng với
TT
RaymondMarthoud

Xanthydrol

Tím với
thuốc thử
RaymondMarthoud.
Đỏ với
Xanthydro
l

Glycosid
tim

Bốc hơi tới
cắn, hoà lại
trong cồn
25%. Làm
phản ứng
cyanidin

Có màu đỏ

Flavonoidϒ-pyron

Đun cách

thuỷ 10
phút với
HCl 10%

Thêm vài
giọt HCl
10% và
KOH 10%

Phản ứng
với dung
dịch FeCl3
và dung
dịch gelatin
muối

Bốc hơi tới
cắn. hoà
tan trong
cồn 25%.,
Pha loãng
với nước,
lắc mạnh

Thêm 1 ít
tinh thể
Na2CO3

Có màu đỏ


Đỏ với
dung dịch
acid, xanh
với dung
dịch kiềm

Xanh rêuxanh đen
với FeCl3
tủa bông
trắng ngà
với gelatin
muối

Cột bọt bền
trên 15 phút

Có bọt khí
bay lên

Tannin

Saponin

Acid hữu cơ

Flav.
Flav.
-anthocyani
-Proanthoc
din

yanidin

Bốc hơi tới
cắn, hoà
tan lại
trong cồn
25%. Phản
ứng với
thuốc thử
Fehling

Pha loãng
trong 5 thể
tích cồn
95% hay
aceton

Tủa đỏ gạch Có tủa
bông trằng

Hợp chất
khử

Polyuronid


19
Dịch chiết nước

HCl/ cách thuỷ 30 phút, chiết bằng ether

ethylic
Dịch chiết ether

Bốc hơi tới cắn.
làm phản ứng
LiebermanBurchard

Phản ứng
Borntrager

Có màu đỏ nâutím. Màu xanh
lục hay tím
khuyếch tán lên
từ lớp phân cách

Có màu đỏ

Triterpenoid

Anthraquinon

Bốc hơi tới cắn,
làm phản ứng
với thuốc thử
RaymondMarthoud

Phản ứng
cyanidin

Tím với thuốc thử

RaymondMarthoud

Có màu đỏ

Glycosid tim

Flav-ϒ-pyron


20
3.2 Sắc ký lớp mỏng
3.2.1 Sắc ký lớp mỏng nhóm triterpenoid
Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số triterpenoid phân lập được từ lá P.major
bao gồm: axit oleanolic, axit ursolic có tác dụng ức chế cyclooxygenase-2 và
cyclooxygenase-1 là các enzym xúc tác sinh tổng hợp prostaglandin (in vitro) do đó các
hoạt chất này có tác dụng chống ung thư, chống viêm loét và xơ hoá, ức chế hoạt động
của virus HIV.
Triterpenoid tự do trong lá mã đề có tác dụng dược lý nhưng không đặc trưng
cho việc định tính. Nên chúng tôi đề xuất khảo sát thêm sắc ký lớp mỏng saponin.
Mẫu thư: Lấy khoảng 10 g dược liệu cho vào bình nón có nút mài. Sau đó chiết
với 20 ml ete dầu hỏa trong 15 phút (chiết 2 lần). Gộp dịch chiết lại và loại clorophin
bằng than hoạt. Lấy dịch lọc đem cô cách thủy đến cắn. Cho khoảng 2ml ete dầu hỏa
hòa tan cắn rồi đem chấm sắc ký.
Bản sắc ký: bản mỏng silicagel F254 (Merk) tráng sẵn, kích thước 2,5x10 cm.
Dung môi khai triển là Ete dầu hỏa : Aceton ( 9:1 và 8:2)
Cách tiến hành: Chấm vạch lên bản mỏng. Sau khi triển khai trong bình sắc ký
xong, để khô bản mỏng ngoài nhiệt độ phòng, quan sát và đếm số vạch bằng mắt
thường. Soi UV (365 nm, 254 nm) và hiện vết bằng thuốc thử vanillin - sullfuric.
3.2.2 Sắc ký lớp mỏng nhóm saponin
Mẫu thư: Lấy khoảng 3 g dược liệu cho vào bình nón có nút mài. Đun cách

thủy với 20 ml cồn 70% trong 15 phút. Cô dịch chiết đến cắn, hòa tan cắn với một ít
nước rồi lọc. Cho 10ml dung dịch HCl 10% vào dịch lọc và đun cách thủy ở 100 oC
trong 10 phút. Dịch thủy phân được chiết với 20 ml CHCl 3. Lấy lớp CHCl3 cô đến cắn
rồi hòa tan lại trong 2 ml CHCl3.
Bản sắc ký:bản mỏng silicagel F254 (Merk)tráng sẵn, kích thước 2,5x10 cm.
Dung môi khai triển: CHCl3: MeOH: H2O (65:35:10).
Cách tiến hành: Chấm vạch lên bản mỏng. Sau khi triển khai trong bình sắc ký
xong, để khô bản mỏng ngoài nhiệt độ phòng, quan sát và đếm số vạch bằng mắt
thường. Soi UV (365 nm, 254 nm) và hiện vết bằng thuốc thử vanillin - sullfuric.
Soi UV (365 nm, 254 nm) và hiện vết bằng thuốc thử vanillin - sullfuric.


21

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1 THỰC VẬT HỌC
1.1 Mô tả lá
Lá đơn mọc từ gốc, giống như cái thìa, đỉnh
tù, đáy thuôn hẹp, dài 7 – 10 cm, rộng 5 – 7 cm.
Mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt.
Phiến lá dày, nhẵn, mép nguyên, có 3 – 5 gân hình
cung, lồi nhiều về phía mặt dưới lá. Cuống dài,
hình lòng máng màu xanh lục nhạt, dài 5 – 10 cm,
rộng ra về phía gốc, có màu trắng hoặc tím.

1.2 Vi phẫu lá
Gân giữa: mặt dưới lồi tương ứng với những đường gân. Tế bào biểu bì hình
chữ nhật hoặc hơi đa giác, lớp cutin có răng cưa, rải rác có lỗ khí và ít lông tiết chân
đơn bào, đầu 2 tế bào. Mô dày tròn, mô mềm khuyết nằm bên dưới cung libe gỗ, 4 – 5
lớp tế bào hình gần tròn hoặc hơi đa giác xếp thẳng hàng, tế bào kích thước to. Vùng

mô mềm khuyết còn lại tế bào gần tròn hay đa giác xếp lộn xộn, tế bào kích thước nhỏ
hơn. 3 bó libe gỗ lớn có cấu tạo: gỗ ở trên, libe ở dưới; mô dày tròn tế bào hình đa giác
ở phía trên gỗ (4 -8 lớp tế bào), ở phía dưới libe (4 -6 lớp tế bào); ngoài cùng là vòng
nội bì khung caspary gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật.
Phiến lá: Tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới, lớp cutin có răng cưa,
rải rác có lỗ khí và ít lông tiết chân đơn bào, đầu 2 tế bào. Mô mềm khuyết, tế bào hơi
đa giác hoặc gần tròn kích thước không đều nhau. Trong mô mềm khuyết có 4 – 6 bó
gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới, xung quanh là vòng nội bì khung caspary.


×