Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Khảo sát kiến thức và thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa tiêu hóa, bệnh viện nhi đồng thành phố cần thơ năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.2 KB, 51 trang )

TÓM TẮT
Tiêu chảy là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em dưới 5
tuổi. Tiêu chảy cấp chiếm vị trí thứ hai về tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi sau bệnh
nhiễm khuẩn đường hô hấp (Nguyễn Tuấn Khiêm và ctv., 2011). Bệnh tiêu chảy còn là
nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và tinh thần và là
điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng khác. Kiến thức, thực hành của các bà
mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng và chăm sóc khi trẻ bệnh tiêu chảy
nhằm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở trẻ. Do đó đề tài “Khảo sát kiến thức và thực
hành về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa Tiêu hóa,
bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 2018” được nghiên cứu.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thực hành đúng và tìm
hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi
đồng thành phố Cần Thơ năm 2018.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 314 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa
Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2018
bằng bộ câu hỏi có sẵn.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy có 58,6% bà mẹ có kiến thức chung đúng và có 67,8%
bà mẹ có thực hành chung đúng về bệnh tiêu chảy cấp. Nghiên cứu tìm thấy các mối
liên quan giữa kiến thức và thực hành, định nghĩa tiêu chảy cấp với kiến thức, tình
trạng hiện tại của trẻ với kiến thức, trình độ học vấn với thực hành và tình trạng hiện
tại của trẻ với thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy có 58,6% bà mẹ có kiến thức chung đúng và có 67,8%
bà mẹ có thực hành chung đúng về bệnh tiêu chảy cấp. Nghiên cứu tìm thấy các mối
liên quan giữa kiến thức và thực hành, định nghĩa tiêu chảy cấp với kiến thức, tình
trạng hiện tại của trẻ với kiến thức, trình độ học vấn với thực hành và tình trạng hiện
tại của trẻ với thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp. Cần tăng cường thông tin,
truyền thông – giáo dục sức khỏe đến các bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp.

i



MỤC LỤC
TÓM TẮT..............................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................v
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.........................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
2.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TIÊU CHẢY CẤP......................................................3
2.2. BỆNH HỌC TIÊU CHẢY CẤP.........................................................................3
2.3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP..................................4
2.4. PHÂN LOẠI CÁC MỨC ĐỘ MẤT NƯỚC.......................................................5
2.5. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIÊU CHẢY CẤP................................................6
2.6. ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY CẤP.................................................................7
2.7. CHĂM SÓC........................................................................................................9
2.8. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP..................................................................10
2.9. NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC..................................................10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................12
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................12
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................13
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU................................................................19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................20
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................20
4.2. THẢO LUẬN...................................................................................................28
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................38
5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................38
5.2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................40
PHỤ LỤC............................................................................................................ 43


ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá các mức độ mất nước theo chương trình phòng chống các bệnh
tiêu chảy (CDD)............................................................................................................. 5
Bảng 2.2. Đánh giá các mức độ mất nước theo chương trình hoạt động lồng ghép chăm
sóc trẻ bệnh (IMCI) dùng cho trẻ 2 tháng – 5 tuổi.........................................................5
Bảng 2.3. Đánh giá các mức độ mất nước theo chương trình hoạt động lồng ghép chăm
sóc trẻ bệnh (IMCI) dùng cho trẻ từ 1 tuần – 2 tháng tuổi.............................................6
Bảng 2.4. Lượng ORS cần dùng trong 4 giờ..................................................................8
Bảng 2.5. Số lượng dịch và thời gian truyền theo phác đồ C.........................................9
Bảng 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu....................................................20
Bảng 4.2. Giới tính của trẻ...........................................................................................21
Bảng 4.3. Tiêm phòng sởi ở trẻ....................................................................................21
Bảng 4.4. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp.................................................22
Bảng 4.5. Kiến thức về đường lây truyền tiêu chảy.....................................................23
Bảng 4.6. Kiến thức về nguyên nhân gây tử vong ở trẻ tiêu chảy cấp..........................23
Bảng 4.7. Thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp................................................24
Bảng 4.8. Các loại dung dịch thay thế ORS.................................................................25
Bảng 4.9. Thời điểm rửa tay của bà mẹ........................................................................25
Bảng 4.10. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về bệnh tiêu chảy cấp.............26
Bảng 4.11. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp.........................26
Bảng 4.12. Mối liên quan giữa định nghĩa tiêu chảy cấp và kiến thức.........................27
Bảng 4.13. Mối liên quan giữa tình trạng hiện tại của trẻ và kiến thức........................27
Bảng 4.14. Các yếu tố liên quan đến thực hành về bệnh tiêu chảy cấp........................28
Bảng 4.15. Mối liên quan giữa tình trạng hiện tại của trẻ và thực hành.......................28

iii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ trẻ tiêu chảy ở thời điểm nghiên cứu...................................................21
Hình 4.2. Đánh giá kiến thức chung của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp.........................22
Hình 4.3. Đánh giá thực hành chung của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp........................23
Hình 4.4. Thói quen cho trẻ ăn khi trẻ bị tiêu chảy......................................................24
Hình 4.5. Thói quen sử dụng dung dịch cho trẻ khi bị tiêu chảy..................................25

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

CDD

Chương trình quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy

Ctv

Cộng tác viên

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

IMCI


Chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh

MICS

Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ

ORS

Oresol

THPT

Trung học phổ thông

SDD

Suy dinh dưỡng

TC

Tiêu chảy

TCC

Tiêu chảy cấp

TĐVH

Trình độ văn hóa


TT - GDSK

Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

v


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Tiêu chảy là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và
mọi lứa tuổi, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tiêu chảy có thể làm chậm
phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ và có thể dẫn đến tử vong cho trẻ (Lê Anh Phong và
Phạm Thị Minh Hồng, 2006). Tiêu chảy cấp chiếm vị trí thứ hai về tỷ lệ tử vong ở trẻ
em dưới 5 tuổi do mắc các bệnh nhiễm khuẩn (chỉ sau bệnh nhiễm khuẩn đường hô
hấp) (Nguyễn Tuấn Khiêm và ctv., 2011). Theo ước tính của WHO năm 2017, trên thế
giới có khoảng 500.000 trẻ em tử vong do bệnh tiêu chảy mỗi năm, chiếm 10% tổng số
trẻ em tử vong trên toàn cầu. Ở các nước đang phát triển, tỷ suất mắc và mức độ nặng
đã giảm, nhưng tiêu chảy cấp rất thường gặp và thường là vấn đề nghiêm trọng (Phạm
Thị Ngọc Tuyết và ctv., 2005). Ở Đông Nam Á, tiêu chảy gây ra 8,5% trong số tất cả
các trường hợp tử vong (Nguyễn Thanh Thảo và ctv., 2014).
Theo báo cáo của UNICEF năm 2016, tại Việt Nam tiêu chảy chiếm 5,9% tổng số trẻ
tử vong dưới 5 tuổi. Nhiều năm trở lại đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều cải
thiện, tuy nhiên tiêu chảy vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm. Theo

báo cáo của Bộ y tế năm 2002, tiêu chảy vẫn là một trong năm bệnh truyền nhiễm có
số người mắc cao nhất. Theo Tổng cục Thống kê và UNICEF năm 2014 cho thấy vào
thời điểm trong hai tuần trước lúc điều tra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) có 573 trẻ dưới 5 tuổi thì có 42 (7,4%) trẻ có biểu hiện tiêu chảy.
Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I chuyên ngành Nhi khoa
của vùng ĐBSCL. Bệnh viện chuyên khám, điều trị chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho
trẻ em tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu
Giang,…Tại Cần Thơ, trong những năm gần đây tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ
dưới 5 tuổi còn khá phổ biến do sự hiểu biết, thực hành chăm sóc và việc thực hiện các
biện pháp phòng bệnh của các bà mẹ chưa chính xác dẫn đến nhiều trường hợp tử
vong ở trẻ do bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu
gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và tinh thần và là điều kiện thuận lợi cho
các bệnh nhiễm trùng khác. Bệnh tiêu chảy cấp có thể phòng ngừa được nếu các bà mẹ
có kiến thức tốt về bệnh và thực hành phòng bệnh đúng. Tuy nhiên, hiện nay những đề
tài nghiên cứu về kiến thức và thực hành của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp vẫn còn
ít. Do đó, việc cung cấp kiến thức cho các bà mẹ là việc cần thiết phải làm lúc này.
Qua đó, các bà mẹ sẽ có thực hành đúng về việc xử trí bệnh và phòng ngừa tiêu chảy
cấp cho trẻ với hiệu quả cao hơn nhằm giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh ở trẻ.
Xuất phát từ thực tế trên đề tài: “Khảo sát kiến thức và thực hành về bệnh tiêu chảy
cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng thành


phố Cần Thơ năm 2018” được thực hiện nghiên cứu với 2 mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức và thực hành đúng về bệnh tiêu
chảy cấp tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 2018.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của
các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần
Thơ năm 2018.



CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TIÊU CHẢY CẤP
2.1.1. Định nghĩa tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là đi tiêu phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần trở lên trong ngày (24 giờ) và
kéo dài không quá 14 ngày (Bộ Y tế, 2015).
Chú ý: Quan trọng là tính chất lỏng của phân, vì nếu đi ngoài nhiều lần mà phân bình
thường thì không phải tiêu chảy. Ví dụ: trẻ được bú mẹ hoàn toàn đi ngoài phân sệt là
bình thường (Bộ Y tế, 2009).
2.1.2. Dịch tễ học
2.1.2.1. Đường lây truyền
Bệnh lây truyền qua đường phân – miệng: thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do phân
của người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng (Bộ Y tế,
2009).
2.1.2.2. Các yếu tố nguy cơ
- Tuổi: Trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi
- Mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch (SDD, sởi, HIV/AIDS…)
- Hành vi không tốt của mẹ (cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, cai sữa quá sớm,
không rửa tay trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi tiêu), điều kiện môi
trường sống bị ô nhiễm (Bộ Y tế, 2009).
2.1.2.3. Tính chất mùa
Tiêu chảy thường do vi khuẩn xảy ra vào mùa hè. Tiêu chảy thường do Rotavirus xảy
ra vào mùa đông (Lê Nam Trà và ctv., 2006).
2.2. BỆNH HỌC TIÊU CHẢY CẤP
2.2.1. Nguyên nhân gây tiêu chảy
- Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.
Ngoài ra Adenovirus, Norwalkvirus cũng gây bệnh tiêu chảy.
- Vi khuẩn: E.coli, Shigella, tả hoặc các vi khuẩn khác như Campylobacter Jejuni,
Salmonella…
- Ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporodia, amip
Ngoài các nguyên nhân trên, trẻ em còn có thể bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác

như nhiễm trùng ngoài ruột (nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm
màng não) hoặc tiêu chảy do kháng sinh, dị ứng thức ăn… (Bộ Y tế, 2015).
2.2.2. Cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp
Trong tình trạng bệnh lý, sự hấp thu nước và muối ở ruột non bị rối loạn, nhiều nước
xuống đại tràng, không có khả năng tái hấp thu và gây tiêu chảy (Bộ Y tế, 2009).


2.3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP
2.3.1. Triệu chứng tiêu hóa
- Tiêu chảy: Xảy ra đột ngột, phân lỏng nhiều nước, nhiều lần (10-15 lần/ngày), mùi
chua, phân có thể nhầy. Trường hợp lỵ phân có thể có nước lẫn máu hoặc mũi.
- Nôn: Thường xuất hiện đầu tiên trong trường hợp tiêu chảy do Rota hoặc tiêu chảy
do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày làm trẻ mất nước, Hydro và Clo.
- Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối
các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước (Lê Nam Trà và ctv., 2006).
2.3.2. Triệu chứng mất nước
Khi trẻ bị tiêu chảy, đánh giá tình trạng mất nước cần phải tiến hành trước hết.
- Toàn trạng: Bình thường trẻ tỉnh táo, khi có mất nước sẽ kích thích quấy khóc, có thể li
bì hay hôn mê khi mất nước nặng hoặc sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.
- Khát nước: Cho trẻ uống nước bằng cốc, hoặc bằng thìa và quan sát trẻ
+ Uống bình thường: Trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối uống khi chưa có
biểu hiện mất nước trên lâm sàng.
+ Trẻ khát nước khi uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hay cốc nước hoặc khóc khi
ngừng cho trẻ uống. Trẻ có thể không uống được hoặc uống kém do trẻ li bì hoặc hôn
mê khi bị mất nước nặng.
- Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô. Cần chú ý hỏi so với lúc bình
thường mắt trẻ có trũng không?
- Nước mắt: Quan sát khi trẻ khóc to có nước mắt hay không? Nếu mắt khô, khóc
không có nước mắt là trẻ có mất nước.
- Miệng và lưỡi: Nếu dùng ngón tay khô và sạch sờ trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ

để khám, khi rút ngón tay ra thấy khô đó là khi trẻ bị mất nước.
- Độ chun giãn da: Véo nếp da bụng hoặc đùi sau đó thả ra, nếu thấy:
+ Nếp véo da mất nhanh: Chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng
+ Nếp véo da mất chậm: Có mất nước
+ Nếp véo da mất rất chậm (trên 2 giây): Mất nước nặng.
- Thóp trước: Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình, thóp trước lõm hơn bình thường và rất
lõm khi mất nước nặng.
- Chân tay: Da ở phần thấp của chân, tay bình thường ấm và khô, móng tay có màu
hồng. Khi mất nước nặng, có dấu hiệu sốc thì da lạnh và ẩm, da có nổi vân tím…
- Mạch: Khi mất nước, mạch quay và đùi nhanh hơn, nếu nặng có thể nhỏ và yếu.
- Thở: Tần số tăng khi trẻ bị mất nước nặng do toan chuyển hóa.
- Sụt cân:
+ Giảm dưới 5%: Chưa có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng
+ Giảm 5-10%: Có biểu hiện mất nước vừa và nhẹ


+ Giảm trên 10%: Mất nước nặng
- Tiểu tiện ít, nước tiểu sẫm màu là mất nước. Nếu không tiểu tiện trong 6 giờ là mất
nước nặng. (Lê Nam Trà và ctv., 2006; Đinh Ngọc Đệ và ctv., 2012; Bộ Y tế, 2015)
2.4. PHÂN LOẠI CÁC MỨC ĐỘ MẤT NƯỚC
Bảng 2.1. Đánh giá các mức độ mất nước theo chương trình phòng chống các bệnh
tiêu chảy (CDD) (Bạch Văn Cam và Phạm Văn Quang, 2017; Bộ Y tế, 2009)
Phân loại
Mất nước nặng

Triệu chứng
Hai trong bốn triệu chứng sau:
• Li bì khó đánh thức
• Mắt trũng
• Uống kém hay không uống được

• Dấu véo da mất rất chậm ( >2 giây)
Có mất nước
Hai trong bốn triệu chứng sau:
• Vật vã, kích thích
• Mắt trũng
• Uống háo hức, khát
• Dấu véo da mất chậm
Không mất nước Không có đủ các dấu hiệu của hai
mức độ trên

Điều trị
 Phác đồ C

 Phác đồ B

 Phác đồ A

Bảng 2.2. Đánh giá các mức độ mất nước theo chương trình hoạt động lồng ghép chăm
sóc trẻ bệnh (IMCI) dùng cho trẻ 2 tháng - 5 tuổi (Bộ Y tế, 2015)
Dấu hiệu mất nước
Phân loại mức độ mất nước
Hai trong bốn triệu chứng sau:
 Mất nước nặng
• Li bì khó đánh thức
• Mắt trũng
• Uống kém hay không uống được
• Nếp véo da mất rất chậm
Hai trong bốn triệu chứng sau:
 Có mất nước
• Vật vã, kích thích

• Mắt trũng
• Uống háo hức, khát
• Nếp véo da mất chậm
Không có đủ các dấu hiệu để phân loại
 Không mất nước
mất nước nặng hoặc có mất nước
Bảng 2.3. Đánh giá các mức độ mất nước theo chương trình hoạt động lồng ghép chăm
sóc trẻ bệnh (IMCI) dùng cho trẻ từ 1 tuần – 2 tháng tuổi (Bộ Y tế, 2015)
Dấu hiệu mất nước

Đánh giá tình trạng mất nước


Hai trong các dấu hiệu sau:
 Mất nước nặng
• Li bì hay khó đánh thức
• Mắt trũng
• Nếp véo da mất rất chậm
Hai trong các dấu hiệu sau:
 Có mất nước
• Vật vã, kích thích
• Mắt trũng
• Nếp véo da mất chậm
Không có đủ các dấu hiệu để phân loại
 Không mất nước
mất nước nặng hoặc có mất nước
2.5. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIÊU CHẢY CẤP
2.5.1. Mất nước và điện giải
Chia ra làm 3 loại mất nước:
- Mất nước đẳng trương : Lượng nước và muối mất tương đương

+ Nồng độ Na+ bình thường (130-150 mmol/l)
+ Nồng độ thẩm thấu huyết tương bình thường (275-295 mosmol/l)
+ Mất nghiêm trọng dịch ngoài tế bào gây giảm khối lượng tuần hoàn
- Mất nước ưu trương (tăng natri máu):
+ Mất nước nhiều hơn mất Na+
+ Nồng độ Na+ máu tăng cao (trên 150 mmol/l)
+ Độ thẩm thấu huyết thanh tăng (trên 295 mosmol/l)
+ Trẻ kích thích, khát nước dữ dội, co giật xảy ra khi Na máu tăng trên 165 mmol/l.
- Mất nước nhược trương:
+ Mất muối nhiều hơn mất nước
+ Nồng độ Na+ máu thấp (dưới 130 mmol/l)
+ Độ thẩm thấu huyết tương giảm (dưới 275 mosmol/l)
+ Trẻ li bì, đôi khi co giật.
2.5.2. Nhiễm toan chuyển hóa
pH < 7.2, HCO3− <15 mEq/l, thở nhanh, sâu, môi đỏ.
2.5.3. Thiếu Kali
Do mất K+ trong phân khi bị tiêu chảy đặc biệt là ở trẻ suy dinh dưỡng
- Kali trong máu giảm.
- Trướng bụng, liệt ruột cơ năng, loạn nhịp tim.
- Nhược cơ toàn thân. (Lê Nam Trà và ctv., 2006; Bộ Y tế, 2015)


2.6. ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY CẤP
Sử dụng dung dịch ORS nhằm bù nước và điện giải đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Các trường hợp tiêu chảy nên được dùng ORS và chế độ ăn của trẻ phải đầy đủ các
chất, nhất là chất đạm. Bên cạnh đó, trẻ cần được uống bổ sung kẽm để điều trị.
2.6.1. Bù nước và điện giải
Phác đồ A – Điều trị phòng mất nước
Có 4 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà:
1. Cho trẻ uống thêm dịch

 Hướng dẫn bà mẹ:
- Cho bú nhiều hơn và lâu hơn
- Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, cho uống thêm ORS sau bú mẹ
- Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống một hoặc nhiều loại dung dịch như:
ORS, thức ăn lỏng (nước soup, nước cơm, nước cháo, hoặc nước chín).
Chỉ điều trị ORS tại nhà khi:
- Trẻ đã được bù đủ nước theo phác đồ B hoặc C khi thăm khám
- Trẻ có thể đến tái khám nếu bệnh tiêu chảy nặng hơn.
 Hướng dẫn bà mẹ cách pha và cách cho trẻ uống ORS. Phát cho bà mẹ 2 gói ORS sử
dụng tại nhà.
Cách pha dung dịch ORS: 1 gói ORS + 1 lít nước đun sôi để nguội. Chỉ được sử dụng
trong vòng 24 giờ. Lưu ý rằng phải dùng lượng nước chính xác. Nếu pha không đủ
nước dung dịch sẽ quá đặc gây nguy hiểm. Nếu quá loãng sẽ không đạt được hiệu quả.
 Hướng dẫn bà mẹ cho uống thêm bao nhiêu nước so với bình thường
- Trẻ <2 tuổi: 50–100ml sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ ≥2 tuổi: 100–200ml sau mỗi lần đi ngoài.
Cách cho trẻ uống ORS:
- Cho uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng thìa
- Nếu trẻ nôn, ngưng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn
- Tiếp tục cho trẻ uống đến khi ngưng tiêu chảy.
2. Tiếp tục cho trẻ ăn
3. Bổ sung kẽm
4. Đưa trẻ đến khám nếu có các biểu hiện sau:
- Đi ngoài rất nhiều phân lỏng (đi liên tục), trong phân có máu
- Nôn tái diễn
- Trở nên rất khát
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
- Sốt cao hơn. (Bộ Y tế, 2009; Bạch Văn Cam và Phạm Văn Quang, 2017)



* Lưu ý: Một số chất lỏng có khả năng nguy hiểm và cần tránh khi tiêu chảy. Chất lỏng
nên tránh: Cà phê, nước uống có gas, nước trái cây công nghiệp, trà đường, trà thuốc
(WHO, 2005; Bộ Y tế, 2009).
Phác đồ B – Điều trị có mất nước
Bảng 2.4. Lượng ORS cần dùng trong 4 giờ
Tuổi (*)

≤4 tháng

4 - ≤12 tháng

12 tháng - ≤2 tuổi

2 tuổi - ≤5 tuổi

Cân nặng

<6 kg

6 - <10 kg

10 - <12 kg

12-19 kg

200-400 ml

400-700 ml


700-900 ml

900-1400 ml

Lượng ORS

(*): Chỉ sử dụng tuổi của bệnh nhi nếu không biết cân nặng
Lượng ORS cần uống có thể tính bằng: Cân nặng x 75ml
Nếu trẻ muốn uống thêm nước ORS, có thể cho trẻ uống thêm.
 Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống ORS:
- Cho trẻ uống liên tục từng ngụm
- Nếu trẻ nôn, ngưng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ bú được.
 Sau 4 giờ:
- Đánh giá lại trẻ và phân độ mất nước
- Lựa chọn phác đồ điều trị mất nước phù hợp với bé
- Bắt đầu cho trẻ ăn lại tại bệnh viện.
 Nếu bà mẹ muốn xuất viện:
- Hướng dẫn bà mẹ cách pha dung dịch ORS tại nhà
- Hướng dẫn bà mẹ lượng dung dịch ORS cần phải uống hết trong 4 giờ tại nhà
- Phát đủ số gói ORS cần dùng và phát thêm 2 gói để bù nước theo phác đồ A
- Dặn dò 4 nguyên tắc điều trị tại nhà:
+ Cho trẻ uống thêm dịch
+ Bổ sung kẽm
+ Tiếp tục cho bú
+ Dấu hiệu tái khám ngay. (Bạch Văn Cam và Phạm Văn Quang, 2017)
Phác đồ C – Điều trị mất nước nặng
a) Bù dịch bằng đường tĩnh mạch:
- Truyền dịch tĩnh mạch ngay, dung dịch được sử dụng là Ringer Lactat hoặc nước
muối sinh lý.



Bảng 2.5. Số lượng dịch và thời gian truyền theo phác đồ C
Tuổi

Lúc đầu cho 30 ml/kg

Sau đó truyền 70 ml/kg

Trẻ nhỏ dưới 12 tháng

1 giờ

5 giờ

Trẻ trên 12 tháng – 5 tuổi

30 phút

2 giờ 30 phút

- Truyền lặp lại nếu mạch quay còn yếu hoặc không bắt được.
b) Trường hợp không có khả năng truyền tĩnh mạch ngay trong 30 phút phải chọn
cách bù khác:
- Bù dịch bằng ống thông dạ dày: Số lượng dịch đưa vào qua ống thông dạ dày khoảng
20ml/kg/giờ, nếu đưa nhanh hơn sẽ gây trướng bụng và nôn.
- Nếu không đặt được ống thông dạ dày hoặc không thể truyền tĩnh mạch được cần
phải tiếp tục cho trẻ uống 20 ml/kg/giờ nếu trẻ có thể uống được (1 thìa ORS/ 1 phút).
c) Đánh giá lại bệnh nhân:
- Cần đánh giá sự tiến triển của các triệu chứng mất nước hằng giờ, nếu những dấu

hiệu mất nước không thay đổi hoặc xấu đi, đi ngoài nhiều, phân nhiều nước cần tăng
tốc độ bù dịch và lượng dịch bù.
- Cuối giai đoạn bù nước cần đánh giá lại tình trạng mất nước, nếu còn mất nước nặng
tiếp tục bù nước theo phác đồ C, nếu đã hết dấu hiệu mất nước nặng có thể chuyển
sang phác đồ B hoặc phát đồ A. Trước khi ngưng truyền tĩnh mạch 1 giờ cần cho uống
ORS để chắc chắn có thể bù nước bằng đường uống.
- Nếu có những rối loạn điện giải (tăng hoặc giảm natri máu, tăng hoặc giảm kali máu)
và rối loạn thăng bằng kiềm toan cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp. (Nguyễn
Công Khanh và Nguyễn Thanh Liêm, 2006; Lê Nam Trà và ctv., 2006)
2.6.2. Bổ sung kẽm
- Cho trẻ uống càng sớm càng tốt ngay khi tiêu chảy mới bắt đầu. Nên cho trẻ uống
kẽm lúc đói.
- Cung cấp cho trẻ 20mg mỗi ngày (đối với trẻ ≥6 tháng tuổi) nhằm bổ sung kẽm
(10mg mỗi ngày cho trẻ dưới 6 tháng tuổi) trong 10-14 ngày (WHO and UNICEF,
2004; Bộ Y tế, 2009).
2.7. CHĂM SÓC
Cho trẻ ăn đầy đủ các chất, nhất là chất đạm để thúc đẩy quá trình đổi mới tế bào ruột
và phòng bệnh suy dinh dưỡng bằng cách:
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nhiều lần hơn và lâu hơn
- Tiếp tục cho trẻ ăn những thức ăn thay thế sữa mẹ phù hợp với độ tuổi của trẻ
- Không pha loãng sữa
- Tiếp tục cho trẻ ăn sam hoặc ăn bình thường đối với trẻ lớn


- Thức ăn của trẻ bệnh tiêu chảy phải được nấu nhuyễn, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng,
nhất là chất đạm, giàu vitamin và muối khoáng.
- Khuyến khích cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày
- Sau khi khỏi bệnh, cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong thời gian 2-4 tuần. (Đinh
Ngọc Đệ và ctv., 2012; Bộ Y tế, 2015)
* Những thức ăn nên tránh:

- Không nên cho trẻ ăn những rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc có nhiều chất xơ vì khó
tiêu hóa.
- Nước cháo loãng chỉ có tác dụng bù nước nên chỉ làm cho trẻ có cảm giác no mà
không đủ chất dinh dưỡng.
- Những thức ăn chứa quá nhiều đường có thể gây tiêu chảy thẩm thấu gây tiêu chảy
nặng hơn (Bộ Y tế, 2009).
2.8. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu.
- Cho trẻ ăn bổ sung từ 4–6 tháng.
- Thức ăn phải được nấu kỹ, nghiền nhỏ và ăn ngay sau khi chế biến.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống.
- Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi tiêu và làm vệ sinh.
- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến hoặc bảo quản thức ăn.
- Xử lý phân an toàn, kể cả phân trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
- Chủng ngừa cho trẻ, đặc biệt là bệnh sởi. (Đinh Ngọc Đệ và ctv., 2012; Bộ Y tế,
2015; Trương Thanh Phương, 2009)
2.9. NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp có vai trò rất
quan trọng trong việc chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh tiêu chảy cấp. Điều đó tác động đến
hiệu quả điều trị bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ là
điều cần thiết mà mỗi bà mẹ cần phải hiểu rõ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trong nước và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành
của các bà mẹ trong việc chăm sóc và phòng ngừa về bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ
dưới 5 tuổi.

2.9.1. Nghiên cứu trong nước
Tại miền Bắc nước ta đã có nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Kim Chi (2013) được thực
hiện tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có hiểu biết đúng về



bệnh tiêu chảy rất thấp, chỉ chiếm 18,9%. Cùng với địa điểm đó, tác giả Phan Thị Cẩm
Hằng và Nguyễn Văn Bàng đã thực hiện nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ, kỹ năng
sử dụng Oresol của các bà mẹ có con tiêu chảy cấp” được khảo sát trên 85 bà mẹ từ
tháng 1 đến tháng 5 năm 2007. Kết quả thu được có 21,2% biết sai lượng dịch ORS
cho trẻ uống khi trẻ đang bị TCC, 65,9% không biết cách cho trẻ ăn thêm khi trẻ bị
TCC và có 17,6% các bà mẹ không biết ORS có tác dụng gì.
Trong khi đó, tại miền Trung tác giả Lê Thị Thanh Xuân và cộng tác viên đã tiến hành
nghiên cứu tại hai xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013 cho kết
quả trong 400 đối tượng nghiên cứu chỉ có 31 người (chiếm 7,8%) có kiến thức đạt về
bệnh tiêu chảy cấp. Tác giả Trần Thị Trung Chiến đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu kiến thức của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe trẻ em tại một số xã ở Thừa
Thiên Huế năm 2005” trong đó có kiến thức của bà mẹ về chương trình CDD. Qua kết
quả điều tra về dấu hiệu cần theo dõi khi trẻ bị tiêu chảy được các bà mẹ trả lời nhiều
nhất (chiếm 24,2%) là số lần đi ngoài, triệu chứng phân có máu là rất quan trọng
nhưng chỉ có 7% bà mẹ biết. Qua kết quả đó cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về
bệnh tiêu chảy cấp còn rất thấp. Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Yến
(2012) được thực hiện trên 176 bà mẹ tại khoa Nhi – Nhiễm của Trung tâm Y tế Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa cho kết quả sự hiểu biết chung về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ:
Chỉ có 4% bà mẹ biết thật sự về bệnh tiêu chảy, có 69,3% bà mẹ biết một ít về bệnh
tiêu chảy và có đến 26,7% bà mẹ không biết gì về bệnh tiêu chảy.
Đến miền Nam, tác giả Trương Thanh Phương đã nghiên cứu 407 bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2009, song kết quả tỷ lệ bà
mẹ hiểu biết đúng định nghĩa tiêu chảy 69,8%, phòng ngừa bệnh tiêu chảy 20,4% và
biết xử trí tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy là 75,4%. Nghiên cứu của Bửu Hạnh và cộng tác
viên được thực hiện qua 215 bà mẹ tại Trung tâm Y tế Hòa Thành, Tây Ninh năm 2012
cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về phòng bệnh tiêu chảy chiếm 66,04%.
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức xử lý phân đúng cách còn chưa cao (56,27%) chưa quan tâm
đến việc xử lý phân, chưa nhận thức được phân là nguồn lây và truyền bệnh tiêu chảy.

Tại xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2004 đã được tác giả Lê Hồng Phúc
và Lý Văn Xuân chọn làm địa điểm nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành
của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong xử lý bệnh tiêu chảy cấp trẻ em tại nhà”, kết quả
nghiên cứu này cho thấy rằng trong 335 bà mẹ thì có 26,9% bà mẹ có kiến thức đúng
về xử lý bệnh tiêu chảy cấp tại nhà cho trẻ và chỉ có 17,3% bà mẹ có thực hành đúng
về xử lý tiêu chảy cấp.
2.9.2. Nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ
trong việc chăm sóc và phòng ngừa về bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.


Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp.
Theo báo cáo “Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) Việt Nam” của
Tổng cục Thống kê và UNICEF năm 2014 về vấn đề thói quen cho trẻ ăn và uống
trong thời gian bị tiêu chảy. Kết quả có 23,4% trẻ được cho uống ít hơn bình thường,
về khẩu phần ăn lại có đến 50,2% trẻ được cho ăn ít hơn bình thường. Trong khi đó, tại
quốc gia Pakistan đã có nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ và thực tiễn của các bà mẹ
liên quan đến các yếu tố nguy cơ tiêu chảy và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi” tại huyện
Dadu và Badin do tác giả Aneela Iqbal Khan và cộng tác viên cùng thực hiện nghiên
cứu vào năm 2014. Kết quả đưa ra rằng có đến 55% ở Badin và 53% ở Dadu nói rằng
chế độ ăn uống của trẻ nên ít hơn bình thường trong suốt thời kỳ bị tiêu chảy.
Ở một nghiên cứu khác do V. Prasanna Rani và cộng tác viên nghiên cứu về “Kiến
thức và thái độ của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy, ORS và thực hành dinh dưỡng ở trẻ
dưới 5 tuổi ở vùng nông thôn Ranga Reddy, Telangana” năm 2014 cho thấy rằng có
đến 23 (11%) các bà mẹ trong số 210 bà mẹ đã không cho uống bất cứ gì trong thời kỳ
tiêu chảy. Có 82 (39%) bà mẹ không nhận thức được các tác dụng của kẽm.
Một nghiên cứu đã được tiến hành vào năm 2016 tại quận Fagita Lekoma, vùng Awi,
bang Amhara, Tây Bắc Ethiopia – một quốc gia nằm ở phía đông châu Phi, tác giả
Bogale Kassahun Desta và cộng tác viên đã nghiên cứu về “Kiến thức, thực hành và
các yếu tố liên quan đến việc quản lý tiêu chảy ở người chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi”

cho các kết quả như sau: có 162 (43,8%) người chăm sóc không có kiến thức về quản
lý tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi; 91 (24,6%) người trả lời không biết gì về tác hại của bệnh
tiêu chảy; 64 (17,3%) người chăm sóc không biết sử dụng ORS và có 226 (61,1%)
người chăm sóc cho biết chỉ cho trẻ uống khi trẻ muốn uống.
Các nghiên cứu trên một lần nữa đã khẳng định được rằng kiến thức và thực hành của
các bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi trong và ngoài nước vẫn còn kém.
Điều đó cho thấy rằng các nghiên cứu về bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu về mảng kiến
thức và thực hành được thực hiện ngay lúc này là điều rất cần thiết phải làm để nâng
cao kiến thức của các bà mẹ, qua đó việc thực hành chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy trở
nên có hiệu quả tốt hơn và nhằm giảm tối đa tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi khi bị TCC.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang được điều trị tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng
thành phố Cần Thơ.
3.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu


- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang được điều trị tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng
thành phố Cần Thơ trong thời điểm tiến hành nghiên cứu.
- Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bà mẹ không biết chữ.
- Bà mẹ không thể trả lời phỏng vấn (câm, điếc, rối loạn tâm thần).
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ.
- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2018.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

3.2.2. Mẫu nghiên cứu
3.2.2.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
n = Z2 (1−α/2)

p (1 − p )
d2

Trong đó:
n: Là cỡ mẫu (số bà mẹ có con dưới 5 tuổi cần nghiên cứu)
Z: Là độ tin cậy, chọn Z = 95%
α: Mức ý nghĩa thống kê là 0,05 vì nghiên cứu cần độ tin cậy 95%, nên Z (1−α/2) = 1,96
d: Là sai số tuyệt đối, chọn d = 0,05
p: Là tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng trong việc xử lý trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà (theo
nghiên cứu của Lê Hồng Phúc và Lý Văn Xuân về “Kiến thức, thái độ, thực hành của
bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong xử lý bệnh tiêu chảy cấp tại nhà ở xã Vĩnh An, huyện
Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2004” cho kết quả tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về xử lý
tiêu chảy cấp là 26,9%).
Do đó chọn p = 0,27
Thay vào công thức ta được:
n = (1,96)2

0,27(1 − 0,27)
= 303
0,052

Từ công thức trên tính ra được n = 303


Vì cần ước lượng hao hụt 10% nên cỡ mẫu sẽ khảo sát là 335 bà mẹ có con dưới 5

tuổi. Sau khi tiến hành lấy mẫu thu được 314 phiếu hợp lệ.
3.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
3.2.3. Nội dung nghiên cứu
3.2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Tuổi của bà mẹ được xác định là tuổi dương lịch, chia ra làm 4 nhóm như sau:
+ <18 tuổi
+ 18–30 tuổi
+ 31–40 tuổi
+ ≥41 tuổi
- Dân tộc: Là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm dân tộc, ngôn ngữ, nguồn
gốc lịch sử, chia ra làm 4 nhóm sau:
+ Kinh
+ Hoa
+ Khmer
+ Khác
- Nghề nghiệp: Chia ra làm 5 nhóm như sau:
+ Làm nông
+ Nội trợ
+ Buôn bán
+ Cán bộ công chức
+ Khác
- Trình độ học vấn: Chia ra làm 4 nhóm như sau:
+ Dưới lớp 9
+ Trên lớp 9
+ Cao đẳng, đại học
+ Sau đại học
- Số con trong gia đình: Chia ra làm 3 nhóm như sau:
+ 1 con



+ 2 con
+ >2 con
3.2.3.2. Thang điểm đánh giá kiến thức và thực hành
Tổng số điểm tối đa là 20 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0
điểm.
* Kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Kiến thức đúng: Khi đối tượng trả lời đúng ≥6/10 (tương đương với ≥60%) câu trả lời
phần kiến thức.
Kiến thức chưa đúng: Trả lời đúng <6/10 (tương đương với <60%) câu phần kiến thức.
1. Định nghĩa tiêu chảy:
- Đi tiêu phân lỏng hoặc tóe nước
- Đi tiêu phân lỏng hoặc tóe nước ≥3 lần trong 24h
- Đi tiêu phân lỏng hoặc tóe nước <3 lần trong 24h
Kiến thức đúng khi trả lời “Đi tiêu phân lỏng hoặc tóe nước ≥3 lần trong 24h”
(1điểm).
2. Đường lây truyền của bệnh tiêu chảy:
- Hô hấp
- Da niêm
- Phân – miệng
Kiến thức đúng khi trả lời “Phân – miệng” (1điểm).
3. Dấu hiệu trẻ bị mất nước nặng:
- Sốt nhẹ và li bì
- Trẻ kích thích và không uống được
- Trẻ li bì và không uống được
Kiến thức đúng khi trả lời “Trẻ li bì và không uống được” (1điểm).
4. Thời gian tiêu chảy cấp:
- ≤14 ngày
- 15–20 ngày
- >20 ngày

Kiến thức đúng khi trả lời “≤14 ngày” (1điểm).
5. Tiêu chảy cấp gây mất nước cho trẻ:


- Có
- Không
Kiến thức đúng khi trả lời “Có” (1điểm).
6. Tiêu chảy cấp gây tử vong cho trẻ:
- Có
- Không
Kiến thức đúng khi trả lời “Có” (1điểm).
7. Nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong cho trẻ bệnh tiêu chảy:
- Sốt
- Mất nước
- Xuất huyết
Kiến thức đúng khi trả lời “Mất nước” (1điểm).
8. Bổ sung kẽm khi điều trị tiêu chảy:
- Có
- Không
Kiến thức đúng khi trả lời “Có” (1điểm).
9. Thời gian cai sữa đúng nhất:
- <12 tháng
- ≥12–18 tháng
- >18 tháng
Kiến thức đúng khi trả lời “≥12–18 tháng” (1điểm).
10. Thời gian ăn dặm đúng nhất:
- <4 tháng
- Từ 4–6 tháng
- >6 tháng
Kiến thức đúng khi trả lời “Từ 4–6 tháng” (1điểm).

* Thực hành về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi
Thực hành đúng: Khi đối tượng trả lời đúng ≥6/10 (tương đương với ≥60%) câu trả
lời phần thực hành.
Thực hành chưa đúng: Trả lời đúng <6/10 (tương đương với <60%) câu phần thực
hành.


1. Xử trí khi trẻ bắt đầu tiêu chảy:
- Dùng ngay dung dịch ORS
- Giảm cho trẻ uống nước vì sẽ làm bệnh nặng hơn
- Cho trẻ ăn ít lại
Thực hành đúng khi trả lời “Dùng ngay dung dịch ORS” (1điểm).
2. Biểu hiện phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế:
- Trẻ ăn bình thường
- Trẻ sốt cao
- Trẻ uống bình thường
Thực hành đúng khi trả lời “Trẻ sốt cao” (1điểm).
3. Cách cho trẻ ăn khi trẻ bị tiêu chảy:
- Cho ăn, bú ít hơn bình thường
- Cho ăn, bú bình thường
- Cho ăn, bú nhiều hơn bình thường
Thực hành đúng khi trả lời “Cho ăn, bú nhiều hơn bình thường” (1điểm).
4. Dung dịch tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy:
- Dung dịch ORS
- Nước lạnh
- Nước đun sôi để nguội
Thực hành đúng khi trả lời “Dung dịch ORS” (1điểm).
5. Cách pha dung dịch ORS:
- Đổ hết bột trong gói vào 1 vật đựng sạch + 1 lít nước đun sôi để nguội
- Đổ hết bột trong gói vào 1 vật đựng sạch + ½ lít nước đun sôi để nguội

- Đổ hết bột trong gói vào 1 vật đựng sạch + 1 lít nước suối hoặc nước khoáng
Thực hành đúng khi trả lời “Đổ hết bột trong gói vào 1 vật đựng sạch + 1 lít nước đun
sôi để nguội” (1điểm).
6. Xử trí khi trẻ uống ORS bị nôn:
- Ngưng cho uống luôn
- Ngưng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn
Thực hành đúng khi trả lời “Ngưng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm
hơn” (1điểm).


7. Dung dịch thay thế khi không có ORS:
- Nước cháo muối
- Nước ngọt có gas
- Nước trà đường
Thực hành đúng khi trả lời “Nước cháo muối” (1điểm).
8. Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ:
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Cho trẻ ăn dặm sớm <4 tháng
- Cho trẻ uống thuốc Nam
- Cho trẻ bú bình hoàn toàn
Thực hành đúng khi trả lời “Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu”
(1điểm).
9. Rửa tay trước khi pha dung dịch ORS:
- Có
- Không
Thực hành đúng khi trả lời “Có” (1điểm).
10. Rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn:
- Có
- Không
Thực hành đúng khi trả lời “Có” (1điểm).

3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu và kiểm soát sai số
3.2.4.1. Phương pháp thu thập
Sử dụng bộ câu hỏi để thực hiện thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp kết
hợp với điền câu trả lời của người được phỏng vấn.
Các bước tiến hành thu thập số liệu:
Quá trình thu thập số liệu được tiến hành ngay tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng
thành phố Cần Thơ. Trình tự thực hiện gồm:
- Lập danh sách mẫu nghiên cứu gồm 335 bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
- Tiếp xúc với từng đối tượng: giới thiệu bản thân, giới thiệu về nội dung và mục đích
nghiên cứu của phỏng vấn viên, thời gian thực hiện nội dung phỏng vấn khoảng 30-40
phút.


- Sau khi bà mẹ đồng ý tham gia, phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn theo trình tự các
câu hỏi trong bộ câu hỏi có sẵn, đồng thời tiến hành ghi chép lại nội dung trả lời của
đối tượng được phỏng vấn.
3.2.4.2. Phương pháp kiểm soát sai số
Bộ câu hỏi được sử dụng điều tra thử ở những đối tượng tương tự sau đó chỉnh sửa cho
phù hợp mới đưa vào nghiên cứu chính thức.
3.2.5. Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để điều tra.
3.2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.
- Tính tần số, tỷ lệ phần trăm.
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này dựa trên cơ sở giúp cho mọi người, đặc biệt là các bà mẹ có thêm kiến
thức, thực hành cũng như tăng cường sự hiểu biết và biết cách xử trí khi trẻ bệnh tiêu
chảy cấp, từ đó giúp cho bà mẹ hạn chế được các yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa biến
chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ.
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung và

mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chính
xác.


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua khảo sát 314 bà mẹ có con dưới 5 tuổi về kiến thức và thực hành về bệnh tiêu
chảy cấp cho kết quả như sau:
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1.1. Đặc điểm chung của bà mẹ
Bảng 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm chung

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

0

0

18-30 tuổi

183

58,3

31-40 tuổi

106


33,8

≥41 tuổi

25

8,0

Kinh

310

98,7

Hoa

0

0

Khmer

4

1,3

Khác

0


0

Làm nông

32

10,2

Nội trợ

118

37,6

Buôn bán

130

41,4

Cán bộ công chức

29

9,2

Khác

5


1,6

Dưới lớp 9

21

6,7

Trên lớp 9

187

59,6

Cao đẳng, đại học

99

31,5

Sau đại học

7

2,2

1 con

147


46,8

2 con

146

46,5

>2 con

21

6,7

<18 tuổi

Tuổi

Dân tộc

Nghề nghiệp

Trình độ học vấn

Số con trong
gia đình

Nhận xét: Trong 314 bà mẹ được nghiên cứu có các bà mẹ ở nhóm tuổi 18–30 tuổi
chiếm cao nhất với 58,3% bà mẹ và không có bà mẹ nào dưới 18 tuổi trong thời gian

tiến hành nghiên cứu.
Về dân tộc chiếm đa số là dân tộc Kinh với 98,7%. Nhóm bà mẹ có nghề nghiệp buôn
bán chiếm cao nhất với 41,4%. Thấp nhất là 1,6% với nhóm nghề nghiệp khác.


×