Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Phân tích,bình luận bệnh án viêm dạ dày kèm tăng huyết áp đang điều trị tại trung tâm y tế huyện lấp vò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 60 trang )

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Mở đầu
Chúng tôi thực hiện đề tài “ Phân tích, bình luận bệnh án viêm dạ dày kèm tăng
huyết áp trên bệnh nhân viêm dạ dày kèm tăng huyết áp đang điều trị tại Trung Tâm Y
Tế Huyện Lấp Vò” nhằm tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày, bệnh tăng huyết áp. Bệnh án
của bệnh nhân giúp chúng tôi biết được thông tin về triệu chứng lâm sàng, các yếu tố
nguy cơ và cách kê đơn điều trị cũng như việc sử dụng thuốc trong đơn. Song song đó,
chúng tôi cũng muốn phân tích tình hình sử dụng thuốc , các tương tác thuốc có thể
xảy ra trong quá trình điều trị của bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài về căn bệnh “ Viêm dạ dày và tăng huyết áp” chúng tôi đã
thu thập trực tiếp số liệu cũng như thông tin của bệnh nhân. Bên cạnh đó, chúng tôi
còn tìm hiểu thêm từ sách vở, mạng internet để tham khảo thêm về thuốc điều trị, cách
kê đơn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho người bệnh, cách phòng tránh tương tác
thuốc với thức ăn .Sau khi xử lý các số liệu bằng phần mềm word, excell....chúng tôi
tiếp tục thưc hiện đánh giá, nhận xét các xét nghiệm lâm sàng, quá trình sử dụng thuốc
hàng ngày, tình hình chung sử dụng thuốc của bệnh nhân, chế độ ăn uống....
Mục tiêu
Chúng tôi thực hiện phân tích, bình luận bệnh án viêm dạ dày kèm tăng huyết áp trên
bệnh nhân viêm dạ dày kèm tăng huyết áp tại Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò dựa vào
những số liệu, kết quả đã phân tích với mục tiêu :
-Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày kèm tăng
huyết áp theo từng ngày từ ngày 03/04/2018 đến ngày 07/04/2018 tại khoa Nội Tiêu
Hóa tại Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò
-Xét tương tác thuốc trong đơn theo từng ngày.
-Đề xuất can thiệp cùa DS.
Kết quả
- Thuốc được chỉ định phù hợp với chẩn đoán của bệnh nhân, có sự lặp lại thuốc trong
đơn qua các ngày điều trị
- Thời gian, đường dùng, dạng bào chế thuốc được sử dụng thích hợp
- Theo dõi điều trị và kỹ thuật thao tác đưa thuốc hợp lý


- Có 2 tương tác thuốc theo sách Tương Tác Thuốc và Chú Ý Khi Chỉ Định, có 1
tương tác theo trang Medscape.com, và có 3 tương tác thuốc theo trang Drugs.com.
+Tương tác thuốc và thuốc: Cefuroxim ↔ Omeprazol , Omeprazol ↔ Hamigel-S.
+Tương tác thuốc và thức ăn: Paracetamol ↔ rượu , Spironolacton ↔ rượu ,
Amlodipin ↔ nước ép bưởi.
-Bệnh án nên ghi cụ thể địa điểm dùng thuốc như Hamigel-S uống cách 2h.
i


-Bác sĩ có tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc hợp lý và an toàn. Bệnh nhân
được xét nghiệm siêu âm tổng hợp, thăm khám theo dõi huyết áp thường xuyên giúp
cho sức khỏe của bệnh nhân ổn định và cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn.
-Đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp và nhiệt tình làm việc cùng điều kiện trang
thiết bị y tế luôn được đầu tư, cập nhật giúp cho chất lượng dịch vụ của Trung Tâm Y
Tế đảm bảo chất lượng.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI.......................................................................................................iii
MỤC LỤC..................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................1

2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................1
2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................1
2.3 Ý nghĩa đề tài......................................................................................................1
2.4 Bố cục nội dung nghiên cứu................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU..................................................................3
1 BỆNH VIÊM DẠ DÀY.........................................................................................3
1.1 Bệnh viêm dạ dày cấp..........................................................................................3
1.1.1 Đại cương..................................................................................................3
1.1.2 Phân loại...................................................................................................3
1.1.3 Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính thường gặp..................................3
1.1.4 Điều trị......................................................................................................4
1.2 Bệnh viêm dạ dày mạn........................................................................................6
1.2.1 Phân loại...................................................................................................6
1.2.2 Nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính..........................................................6
1.2.3 Nguyên tắc điều trị....................................................................................7
1.2.4 Điều trị cụ thể............................................................................................7
2 BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP.....................................................................................8
2.1 Định nghĩa, nguyên nhân, bệnh sinh và hậu quả..................................................8
2.1.1 Định nghĩa.................................................................................................8
2.1.2 Nguyên nhân............................................................................................8
2.1.3 Cơ chế bệnh sinh.......................................................................................9
2.1.4 Hậu quả của tăng huyết áp........................................................................9
2.2 Chuẩn đoán bệnh tăng huyết áp.........................................................................11
2.2.1 Chuẩn đoán xác định THA......................................................................11
2.2.2 Phân loại bệnh tăng huyết áp theo chỉ số huyết áp..................................12
2.2.3 Xác định các yếu tố nguy cơ...................................................................12
iii


2.3 Xét nghiệm........................................................................................................13

2.3.1 Xét nghiệm thường quy...........................................................................13
2.3.2 Các xét nghiệm bổ sung..........................................................................13
2.3.3 Xét nghiệm sâu tìm nguyên nhân:...........................................................13
2.4 Điều trị tăng huyết áp........................................................................................13
2.4.1 Mục tiêu điều trị......................................................................................13
2.4.2 Nguyên tắc điều trị..................................................................................13
2.4.3 Biện pháp điều trị không dùng thuốc......................................................14
2.4.4 Biện pháp điều trị dùng thuốc.................................................................14
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................17
1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................17
1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................17
1.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................17
1.3 Tiêu chí lựa chọn................................................................................................17
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................17
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................18
3.1 Đánh giá thuốc sử dụng trên bệnh nhân viêm dạ dày kèm tăng huyết áp đang
điều trị tại Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò.............................................................18
3.2 Xét tương tác thuốc...........................................................................................18
3.2.1 Theo sách Tương Tác Thuốc & Chú Ý Khi Sử Dụng..............................18
3.2.2 Theo Drugs.com......................................................................................18
3.2.3 Theo Medscape.com...............................................................................18
4 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU.........................................................................................18
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................19
1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC HÀNG NGÀY............................19
2 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC...................................................34
3 ĐỀ XUẤT CAN THIỆP TOÀN BỆNH ÁN.........................................................34
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................38
1 KẾT LUẬN..........................................................................................................38
2 KIẾN NGHỊ..........................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại mức độ THA theo chỉ số huyết áp.................................................12
Bảng 2.2 Thuốc hạ huyết áp theo đường tĩnh mạch.....................................................15
Bảng 2.3 Chỉ định bắt buộc đối với một số thuốc hạ HA.............................................16
Bảng 4.1 Thuốc sử dụng ngày 03/04/2018...................................................................19
Bảng 4.2 Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân.........................................20
Bảng 4.3 Các tương tác thuốc trong đơn theo sách Tương Tác Thuốc và Chú Ý Khi
Chỉ Định (BYT Việt Nam 2014)..................................................................................21
Bảng 4.4 Các tương tác thuốc trong đơn theo trang MEDSCAPE. COM....................21
Bảng 4.5 Các tương tác thuốc trong đơn theo trang DRUGS. COM...........................22
Bảng 4.6 Thuốc sử dụng ngày 04/04/2018...................................................................24
Bảng 4.7 Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân........................................25
Bảng 4.8 Các tương tác thuốc trong đơn theo sách Tương Tác Thuốc và Chú Ý Khi
Chỉ Định (BYT Việt Nam 2014)..................................................................................26
Bảng 4.9 Các tương tác thuốc trong đơn theo trang MEDSCAPE. COM....................27
Bảng 4.10 Các tương tác thuốc trong đơn theo trang DRUGS. COM.........................27
Bảng 4.11 Thuốc sử dụng ngày 05/04/2018 đến ngày 07/04/2018...............................29
Bảng 4.12 Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân......................................30
Bảng 4.13 Các tương tác thuốc trong đơn theo sách Tương Tác Thuốc và Chú Ý Khi
Chỉ Định (BYT Việt Nam 2014)..................................................................................31
Bảng 4.14 Các tương tác thuốc trong đơn theo trang MEDSCAPE.COM...................31
Bảng 4.15 Các tương tác thuốc trong đơn theo trang DRUGS. COM..........................32
Bảng 4.16 Đánh giá ngày đầu và ngày cuối.................................................................36

DANH MỤC HÌNH
v



Hình 2.1. Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp....................................................................10
Hình 4.1. Tỷ lệ kết quả xét tương tác thuốc ngày 03/04/2018......................................23
Hình 4.2. Tỷ lệ kết quả xét tương tác thuốc ngày 04/04/2018......................................28
Hình 4.3. Tỷ lệ kết quả xét tương tác thuốc ngày 05/04/2018 đến ngày 07/04/2018
..................................................................................................................................... 32

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
vi


Tiếng Việt
(PO)
TTM
THA
HA
BN
ĐMV
DTQGVN
(h)
L
L
HD
DS
Tiếng Anh
HP
ISH
WHO


Đường uống
Truyền tĩnh mạch
Tăng huyết áp
Huyết áp
Bệnh nhân
Động mạch vành
Dược thư quốc gia Việt Nam
Giờ
Lần
Lít
Hướng dẫn
Dược sĩ
Helicobacter Pylori
Hội tăng huyết áp quốc tế
Tổ chức y tế thế giới

vii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Người cao tuổi có tuổi được định nghĩa theo tổ chức y tế thế giới là ≥ 60 tuổi . Định
nghĩa theo các tác giả hoa kỳ là ≥ 65 tuổi. Tuy nhiên theo y học lão khoa, cần phân ra,
người cao tuổi khi từ 60-74 tuổi ( young old) và gọi là rất cao tuổi khi ≥ 85 tuổi( old
old) và gọi là rất cao tuổi khi ≥ 85 tuổi ( very old). Do tiến bộ của y học và kinh tế, số
người cao tuổi càng tăng. Thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy vào năm 2000 có 35 triệu
người(12,4%) ≥ 65 tuổi, con số này sẽ tăng tới 71 triệu (19,6%) vào năm 2030.Viêm
dạ dày là bệnh thường gặp trong dân số chung. Nếu không điều trị đúng cách bệnh sẽ
tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày. Về lâu dài, nếu như viêm dạ
dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt

là khi nguyên gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter Pylori. Tần suất bệnh tăng huyết
áp là 50-60% ở người cao tuổi ≥ 65 tuổi.
Dựa vào thống kê để có thể hạn chế được rủi ro biến chứng do bệnh viêm dạ dày, tăng
huyết áp xảy ra cũng như quan sát theo dõi thực tế từ việc sử dụng thuốc trên bệnh
nhân viêm dạ dày kèm tăng huyết áp đã và đang điều trị nên tác giả đã chọn đề tài
“Phân tích bệnh án viêm dạ dày kèm tăng huyết áp trên bệnh nhân viêm dạ dày kèm
tăng huyết áp đang điều trị Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò”.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, bình luận cụ thể bệnh án viêm dạ dày kèm tăng huyết áp trên bệnh nhân
đang điều trị tại Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò sẽ giúp cho việc điều trị cho bệnh
nhân theo chiều hướng ngày càng tốt hơn.
2.2 Mục tiêu cụ thể
-Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày kèm tăng
huyết áp theo từng ngày từ ngày 03/04/2018 đến ngày 07/04/2018 tại khoa Nội Tiêu
Hóa tại Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò
-Xét tương tác thuốc trong đơn theo từng ngày.
-Đề xuất can thiệp cùa DS
2.3 Ý nghĩa đề tài
Qua nghiên cứu đề tài hi vọng góp một phần trong trung tâm y tế trong việc đánh giá
được thực trạng của bệnh nhân,sự tuân thủ trong quá trình điều trị của bệnh nhân cũng
như đánh giá đươc việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến
nghị cụ thể góp phần cải tiến cho bệnh viện trong thời gian tới,hỗ trợ cho bệnh viện
trong việc đưa ra các phác đồ điều trị ngày càng tốt và phát triển hơn.
1


Tác giả có cơ hội va chạm thực tế khi thực hiện đề tài này,từ đó bổ sung thêm kiến
thức, phát triển và mở rộng các kĩ năng phân tích, bình luận tạo điều kiện vận dụng các
kiến thức bổ ích đã học và những kinh nghiệm thực tiễn đã học giúp ích cho con

đường sự nghiệp của tác giả sau này.
2.4 Bố cục nội dung nghiên cứu
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan về tài liệu.
Chương 3: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1 BỆNH VIÊM DẠ DÀY
(Bệnh Tiêu Hóa Gan-Mật, Hoàng Trọng Thảng)
Viêm dạ dày ( VDD) là một thuật ngữ được dùng một cách rộng rãi nhưng ý nghĩa của
nó nhiều lúc được sử dụng một cách chưa thật chính xác. Trong nhiều trường hợp
chậm tiêu mà không có tổn thương thực thể nào được xác định. Với nhà nội soi, trước
tiên nó gợi ra khi có một sự biến đổi của nếp niêm mạc dạ dày.
Sinh thiết dạ dày cho phép nói lên thuật ngữ chính xác của nó là: viêm dạ dày đặc biệt
là viêm niêm mạc dạ dày. Có 2 loại viêm dạ dày: viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày
mạn tính.
1.1 Bệnh viêm dạ dày cấp
1.1.1 Đại cương
( Cấp Cứu Nội Khoa, Tạ Long )
Viêm dạ dày cấp tính là những phản ứng viêm cấp tính, nông ở niêm mạc dạ dày, do
tác dụng của một yếu tố độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.
Thông thường bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến tạm thời, chỉ vài ngày là phần lớn
tổn thương có thể phục hồi.Cho đến nay, chưa chứng minh được mối quan hệ chuyển
từ viêm dạ dày cấp tính sang viêm dạ dày mạn tính, có người cho là do cơ chế tự miễn.
Tuy nhiên cũng có trường hợp viêm dạ cấp tính do stress có biến chứng chảy máu

nặng, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh nặng, đa chấn thương, bỏng nặng, sau phẫu
thuật lớn, đang được hồi sức tích cực.
1.1.2 Phân loại
( Bệnh Tiêu Hóa Gan-Mật, Hoàng Trọng Thảng )
- Viêm dạ dày cấp do HP.
- Các loại viêm dạ cấp nhiễm khuẩn khác không phải HP.
+Viêm dạ dày cấp do Helicobacter helmmanii.
+Viêm tấy dạ dày ( Plegmonous gastritis)
+Viêm dạ dày cấp do lao.
+Viêm dạ dày cấp do giang mai
-Viêm dạ dày cấp do virus.
-Viêm dạ dày cấp do kí sinh trùng.
-Viêm dạ dày cấp do nấm.
1.1.3 Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính thường gặp
( Điều Trị Học Nội Khoa Tập 1, Phạm Thị Thu Hồ )
- Do uống rượu mạnh .
- Do thuốc chống viêm không steroid ( Aspirin, alnalgyl, piroxicam, diclofenac,
phenylbutazol, Prednisolon).
3


-Viêm dạ dày cấp do vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Viêm dạ dày cấp thoáng qua hoặc kéo dài một số ngày với biểu hiện lâm sàng. Chán
ăn, buồn nôn, nôn, đau thượng vị , có cảm giác nóng rát, cồn cào, ậm ạch vùng thượng
vị, có trường hợp ra máu.
Hình ảnh niêm mạc dạ dày qua nội soi: Niêm mạc đỏ rực, phù nề, có thể có các
chấm đỏ huyết rải rác trên niêm mạc.
1.1.4 Điều trị
( Điều Trị Học Nội Khoa Tập 1, Phạm Thị Thu Hồ )
 Nguyên tắc:

-Cắt các nguyên nhân gây bệnh kể trên nếu có.
-Dùng các thuốc điều trị triệu chứng.
-Tiệt trừ Helicobacter Pylori nếu có nhiễm.
 Dùng thuốc chữa các triệu chứng:
-Thuốc chống co thắt, chống nôn:
+Atropin, Belladon.
+Metoclopramid-HCl ( Primperan).
Viên nén 10mg-Liều dùng ½- 1 viên/ 1 lần.
Ống 1ml- 10mg( 30-40mg/ngày- tiêm TM, tiêm bắp)
+Alverincitrate ( Spasmavernin)
Viên nén 40mg ngày dùng 2-6 viên.
-Thuốc băng bó, bảo vệ niêm mạc dạ dày thuộc nhóm thuốc của muối nhôm và
magnesium, tốt nhất nên dùng dưới dạng keo (gel).
+Phospholugel 12,38 gam- dạng gói.
Liều lượng 1-2 gói/2-3 lần/ ngày uống sau khi ăn.
+Sucrate gel đóng gói 5ml.
Liều lượng 1-2 gói/ 2 lần/ ngày uống trước khi ăn 1 giờ.
+Polisilane gel 15 gam đóng gói.
+Gel de polysilan.
Liều lượng 1-2 gói/ 2 lần ngày.
-Nhóm thuốc ức chế bài tiết dịch vị. Có thể dùng thuốc của nhóm ức chế thụ thể H2 ở
tế bào thành của niêm mạc dạ dày, hoặc thuốc ức chế bơm proton ATPase
+Cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin
+Omeprazol, lansoprazol, Pantoprazol.
-Các thuốc bọc phủ niêm mạc, các thuốc này gắn với protein, hoặc chất nhầy niêm
mạc dạ dày tạo thành màng che chở cho niêm mạc.
+Gastropulgite, Smecta.
+Colloidal Bismith Subcitrat (CBS).
4



+Tripotasium Dicitrat Bismuth (TDS).
( Biệt dược : Trymo, Pylocid, Denol).
-Thuốc kích thích sản xuất chất nhầy và duy trì sự tái sinh của niêm mạc, cải thiện
tuần hoàn của niêm mạc.
+Teprennon ( biệt dược Selbex, Dimixen ).
Viên nén 50mg, liều dùng 100mg-150mg/ngày.
Điều chỉnh liều lượng theo lứa tuổi và mức độ trầm trọng của triệu chứng.
-Các thuốc tiệt trừ Helicobacter pylori.
-Truyền dịch và truyền máu nếu có xuất huyết tiêu hóa, gây tình trạng thiếu máu
 Xử trí: ( Cấp Cứu Nội Khoa , Tạ Long )
 Thể thông thường:
Điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau, các thuốc trung hòa acid (Almaca,
Maalox, Phosphalugol…), chế độ ăn lỏng trong vài ngày, không ăn chua cay, rượu.
Ngừng sử dụng các thuốc gây hại cho dạ dày: aspirin, các thuốc chống viêm phi
steroid, thuốc chữa khớp…
Trong viêm dạ dày cấp tính có liên quan tới Helicobacter Pylori:
-Một thuốc chống loét trong vòng 2 tuần : Tagamet 800mg/ngày hoặc Zantac,
Azantac 300mg/ngày, Pepcidine 40mg/ngày, Pariet 10 mg/ ngày…
-Phối hợp đồng thời với 2 kháng sinh : Amoxicillin 2g/ ngày + Metronidazol 1g/
ngày. Thời gian dùng kháng sinh 7-10 ngày.
Trong viêm dạ dày do nhiễm nấm : Triflucan 50mg uống 1-2 viên/ngày, trong 7-14
ngày, Nizoral viên 200mg uống 1-2 viên/ ngày trong 1-2 tháng; Nystatin viên 500.000
UI uống 8-10 viên/ngày trong 10-15 ngày.
 Thể nặng :
Chủ yếu hồi sức, truyền máu đồng loại, truyền dịch, chống sốc, nội tìm vị trí chảy
máu.
-Dùng các thuốc truyền TM liên tục trong 24 giờ : Tagamet 800-1000mg, Azantac
ống 50mg, 2-4 ống/24 giờ, Losec ống 20mg, 2-3 ống/24 giờ, Pantoloc ống 10mg 1-2
ống/ 24 giờ.

-Có thể dùng các thuốc trung hòa acid uống hoặc đưa vào dạ dày qua sone.
-Cầm máu qua nội soi có thể làm ngừng tạm thời chảy máu.
-Các thuốc kháng sinh phù hợp với bệnh chính.
Dự phòng loét trợt cấp tính ở bệnh nhân sau phẫu thuật lớn hoặc có bệnh nặng nằm
điều trị ở khoa hồi sức tích cực: có thể dùng các thuốc trung hòa acid hoặc Azantac
liên tục trong 24 giờ.
1.2 Bệnh viêm dạ dày mạn
5


1.2.1 Phân loại
( Bệnh Tiêu Hóa Gan-Mật, Hoàng Trọng Thảng )
 Viêm dạ dày mạn bề mặt (viêm niêm mạc dạ dày nông mạn tính)
 Viêm dạ dày mạn teo
- Typ A viêm dạ dày chủ yếu vùng thân có nguồn gốc tự nhiên.
-Typ B : viêm dạ dày mạn chủ yếu vùng hang vị liên đến HP và yếu tố môi
trường.
-Typ AB : viêm dạ dày mạn lan rộng cả vùng hang và thân vị.
- Viêm dạ dày mạn thể không xác định.
 Viêm dạ dày mạn ít gặp mang tính chất đặc hiệu
- Viêm dạ dày lympho bào.
- Viêm dày tế bào tế bào ái toan.
- Viêm dạ dày trong bệnh sarcoid.
-Các viêm dạ dày mô hạt khác.
1.2.2 Nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính
( Điều Trị Học Nội Khoa Tập 1, Phạm Thị Thu Hồ )
Thường do nhiều nguyên nhân, trên cùng một bệnh có thể có sự phối hợp của vài
nguyên nhân. Các nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính được kể đến như sau:
-Nhiễm độc do rượu.
-Do các thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid.

-Viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn Helicobacteur Pylori.
-Vai trò độc hại của thức ăn, của hóa chất, thiếu dinh dưỡng.
-Yếu tố nội tiết : Bệnh suy giáp trạng, bệnh Addison.
-Yếu tố tự miễn dịch.
-Các nguyên nhân kể trên đây thường phải tác động trong một thời gian dài mới có
thể gây nên tổn thương mạn tính cho niêm mạc dạ dày.
Chuẩn đoán viêm dạ dày mạn tính chủ yếu dựa trên kết quả nội dạ dày tá tràng, sinh
thiết niêm mạc xét nghiệm mô bệnh học để xác định, chẩn đoán, phân loại, đánh giá
mức độ tiến triển của bệnh, viêm long, viêm xước, viêm chảy máu, viêm chảy máu,
viêm teo, viêm phì đại)
Dịch vị thay đổi từ vô toan đến thiểu toan và đa toan.

6


1.2.3 Nguyên tắc điều trị
( Điều Trị Học Nội Khoa tập 1, Phạm Thị Thu Hồ )
-Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh vừa nêu ở trên nếu có.
-Diệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori nếu có.
-Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhầy, duy trì sự tái sinh niêm mạc, cải thiện
tuần hoàn niêm mạc.
Điều trị triệu chứng cần tính đến chức năng bài tiết dịch dạ dày, lượng acid clohydric
( vô toan, thiểu toan, tăng toan ). Giai đoạn bệnh ổn định hay đợt tiến triển.
1.2.4 Điều trị cụ thể
( Điều Trị Học Nội Khoa tập 1, Phạm Thị Thu Hồ )
 Chế độ ăn uống trong đợt tiến triển :
-Cần tránh tuyệt đối các thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày. Rượu, bia, thuốc lá,
thức ăn có nhiều gia vị cay chua. Không nên uống nước ngọt có nhiều hơi.
-Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no.
-Nên dùng nước khoáng loại có nhiều Ca++.

 Dùng thuốc trong đợt tiến triển :
 Nhóm thuốc bảo vệ, bọc phủ niêm mạc dạ dày :
- Nhóm thuốc muối bismuth : các tinh thể của muối này kết hợp với glycoprotein của
niêm mạc và dịch dạ dày, củng cố hàng rào bảo vệ niêm mạc chống khuếch tán ngược
H+, kích thích tăng tiết prostaglandin E.
Colloidal Bismuth Subcitrat ( CBS )
Tripotasium Dicitrat Bismith ( TDB )
Biệt dược : Trymo, Pylocid, Denol.
125mg, 120mg viên nén ngày uống 2-4 viên uống nửa giờ trước ăn.
-Nhóm thuốc của muối nhôm và magnesium:
Gastropulgit gói 3 gam ngày 2-4 gói pha trong nước uống trước hoặc sau ăn.
Phosphalugel gói 12,38 uống 1-2 gói/2-3 lần trong ngày sau khi ăn .
 Nhóm thuốc điều chỉnh chức năng vận động dạ dày :
- Thuốc an thần : Seduxen, Rotunda, Stinox.
- Nhóm thuốc chống co thắt co thắt, giảm đau :
Spasmaverin viên nén 40mg, 2-6 viên/ngày.
Spasfon viên bọc đường, viên đặt dưới lưỡi 2-6 viên/ngày.
Metoclopramid HCl ( Primperan ) viêm nén , 1-2 viên/ngày.
Drotaverine HCl ( No-Spa ) viên nén 40mg, 3-6 viên/ ngày.

7


 Nhóm thuốc làm tăng bài tiết, tái niêm mạc cải thiện tuần hoàn của niêm mạc
Teprennon ( Selbex, Dimixen ) :
Viên nén 50mg, 1-3 viên/ngày điều chỉnh liều lượng theo lứa tuổi và mức độ tổn
thương.
 Nhóm thuốc tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori :
-Phối hợp 2 hoặc 3 kháng sinh diệt HP.
Amoxycillin 1-1,5g/ngày chia 2-3 lần dùng trong 7-10 ngày.

Metromidazol 1g/ngày chia 2 lần trong 7-10 ngày.
Tetracyclin 1g/ngày chia 2 lần trong 7-10 ngày.
Tinidazol 1g/ngày chia 2 lần trong 7-10 ngày.
- Phối hợp 2 kháng sinh với muối bismuth :
Amoxycillin + metronidazol + Trymo hoặc Gastostat gồm 3 kháng sinh.
Tetracyclin HCl + Metronidazol + Tripotassium dicitrate bismuth.
Nếu vi khuẩn Helicobacter Pylori kháng thuốc, có thể thay bằng Tinadazol ( biệt dược
Fasigyn ) hoặc Clarythromycin ( Klacid ).
- Phối hợp 2 kháng sinh với một thuốc ức chế bài tiết acid
Amoxycillin + metronidazol + thuốc ức chế thụ H2.
Amoxycillin + metronidazol + thuốc ức chế bơm proton.
 Nhóm thuốc điều chỉnh hỗ trợ tiêu hóa dạ dày-ruột :
- Nếu giảm toan dịch vị có thể cho uống dịch dạ dày 1 thìa canh / 3 lần / ngày
cùng với bữa ăn ( dung dịch acid clohydric 1%, 50ml /3ml / ngày sau khi ăn ).
-Nếu dịch vị nhiều tăng toan dùng các thuốc trung hòa acid, hoặc ức chế bài tiết
acid
-Vitamin B1-B6-B9- Vitamin C.
2 BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
( Sách Bệnh Học, Lê Thị Luyến )
2.1 Định nghĩa, nguyên nhân, bệnh sinh và hậu quả.
2.1.1 Định nghĩa
Tăng huyết áp (Hypertension) là tình trạng tăng huyết tâm thu và / hoặc huyết áp tâm
trương có hoặc không có nguyên nhân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Tăng huyết áp quốc (ISH)-1999 thì tăng
huyết áp (THA) được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp
tâm trương ≥ 90mmHg, hoặc đang sử dụng thuốc chống THA.
2.1.2 Nguyên nhân
90-95% trường hợp là THA không có nguyên nhân, 5% có nguyên nhân.

8



Các nguyên nhân THA có thể là : hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, hẹp
động mạch chủ ( trên chỗ xuất phát động mạch thận ), viêm thận các loại, teo thận bẩm
sinh, u thượng thận, ăn mặn, sinh hoạt bị nhiều stress, di truyền...
2.1.3 Cơ chế bệnh sinh
Huyết áp động mạch được tính theo công thức :
Huyết áp = cung lượng tim x sức cản ngoại vi
Như vậy nếu một trong hai hoặc cả hai yếu tố tăng sẽ làm cho HA tăng cao.
Cung lượng tim phụ thuộc khối lượng máu lưu thông và hoạt động của thần kinh giao
cảm, còn sức cản ngoại biên tăng khi có hiện tượng co mạch. Các yếu tố gây tăng
huyết áp được mô tả theo hình 2.1
2.1.4 Hậu quả của tăng huyết áp
Do tăng sức cản ngoại vi, co mạch nên một loạt hậu quả có thể xảy ra trên các cơ quan
đích ( tim, mắt , thận, não ) :
-Hay gặp nhất là biến chứng tim : thất trái sẽ dần dần phì đại do phải thắng áp lực cao
ở hệ động mạch, cuối cùng là suy tim trái với các hậu quả của nó ( hở van động mạch
chủ, phù phổi,…).
-Giảm cung cấp máu tới các nội tạng có dẫn đến tắc động mạch khi xơ vữa động phát
triển : suy thận, hẹp động mạch võng mạc, phù võng mạc, tắc động mạch não, cơn đau
thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

9


TK giao cảm ↑

Co tĩnh mạch và
tiểu động mạch


↑ ion Na+

Giữ
nước

↑ Hệ renin-angiotensinaldosreron

Tăng mẫn cảm thành
mạch với amin co mạch

Co mạch

↑ Co bóp cơ tim & tần số tim

↑ cung lượng tim

↑ tái hấp thu
Na+

Giữ nước

THA

↑ Sức cản ngoại vi

Hình 2.1. Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp

10



2.2 Chuẩn đoán bệnh tăng huyết áp
Nhiệm vụ của người thầy thuốc khi thăm khám cho bệnh nhân bị THA không chỉ phát
hiện có THA hay không mà còn phải xem xét đến các yếu tố khác nhau : yếu tố nguy
cơ, tiền sử, lối sống, các bệnh mắc kèm, các tổn thương do bệnh THA gây ra… để có
chiến lược điều trị bệnh THA hợp lý, đồng thời ngăn chặn các biến chứng của THA tại
các cơ quan đích ( tim, não, thận, mắt ).
Vì vậy, chẩn đoán THA cần tiến hành qua các bước như sau :
2.2.1 Chuẩn đoán xác định THA
Thường bệnh nhân chưa cảm thấy gì nếu chưa có biến chứng. Triệu chứng chủ quan có
thể gặp là : chóng mặt, nhức đầu, nóng mặt, mệt.
Để chẩn đoán xác định THA phải dựa vào số đo huyết áp của bệnh. Do HA có đặc tính
biến thiên tự nhiên rất nhiều nên chẩn đoán THA cần dựa trên số đo nhiều lần ở nhiều
thời điểm khác nhau.
Khi đo huyết áp cho bệnh nhân, cần lưu ý :
-Để bệnh nhân ngồi nghỉ vài phút trước khi đo.
-Đo HA ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 5 phút, nếu chênh nhau ≥ 5mgHg phải đo lần
thứ 3, lấy trị số trung bình.
-Khi đo, âm xuất hiện đầu tiên ( pha 1 ) xác định được huyết áp tâm thu và khi mất âm
( pha 5 ) xác định được huyết áp tâm trương.
-Đo HA cả 2 tay khi nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh mạch ngoại biên,
( mạch 2 tay không đều nhau, chóng mặt…). Chênh lệch khi huyết áp tối đa ≥ 20
mmHg/ huyết áp tối thiểu ≥ 10 mmHg.
-Nên đo thêm HA ở tư thế đứng với bệnh cao tuổi và bệnh nhân đái tháo đường, bệnh
nhân có thể tụt huyết áp tư thế đứng.
-Đặt bao cuốn kế ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào ( nằm hay ngồi ).

11





2.2.2 Phân loại bệnh tăng huyết áp theo chỉ số huyết áp
Phân loại mức độ THA theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam

(2008)
Bảng 2.1. Phân loại mức độ THA theo chỉ số huyết áp
Phân loại
Tối ưu
Bình thường
Bình thường cao
THA
THA nhẹ
(độ 1)
THA trung bình (độ 2)
THA nặng
(độ 3)
THA tâm thu đơn độc (độ 1)
THA tâm thu đơn độc (độ 2)

Huyết áp
(mmHg)
< 120
120-129
130-139
≥140
140-159
160-179
≥180
140-159
≥160


tâmthu Huyết áp tâm trương
(mmHg)
< 80
80-84
85-89
≥90
90-99
100-109
≥110
<90
<90

Lưu ý: Khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương rơi vào 2 mức độ khác nhau thì
mức độ cao hơn sẽ được lựa chọn.
 Phân loại mức độ THA theo JNC7 (2003)
- Bình thường : HA tâm thu < 120 và HA tâm trương < 80 mmHg.
- Tiền tăng HA : HA tâm thu 120-139 hoặc HA tâm trương 80-90 mmHg.
- Tăng HA giai đoạn 1: HA tâm thu 140-159 hoặc HA tâm trương 90-99 mmHg.
- Tăng HA giai đoạn 2: HA tâm thu ≥ 160 hoặc HA tâm trương ≥ 100 mmHg.
Nếu chỉ phân loại theo chỉ số huyết áp, bản thân mức độ THA chưa đủ để đánh giá
mức độ nặng của bệnh , tiên lượng bệnh, do đó WHO-ISH 1999 đề nghị cần tiếp tục
phân loại THA theo nguy cơ tim mạch ( bảng 3.4). Nguy cơ tim mạch cũng là yếu tố
chính dẫn đến các biến chứng tim mạch , tử vong ở bệnh nhân tim mạch. Yếu tố nguy
cơ tim mạch được đánh giá dựa trên các yếu tố nguy cơ khác, bệnh mắc kèm và tổn
thương cơ quan đích.
2.2.3 Xác định các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ khác dùng để phân độ yếu nguy cơ tim mạch gồm :
-Mức độ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ( độ 3 ).
-Tuổi : nam giới > 55 tuổi, nữ giới > 65 tuổi.

-Hút thuốc lá.
-Rối loạn lipid máu : cholesterol toàn phần > 5 mmol/L, LDL< 3,4 mmol/L.
-Đường huyết lúc đói : 5,6-6,9 mmol/L.
-Rối loạn dung nạp glucose.
-Béo bụng : vòng bụng nam > 102 cm , nữ > 88cm.
12


-Tiền sử gia đình chết sớm do bệnh tim mạch : nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi.
-Hội chứng chuyển hóa : Bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa khi có ≥ 3/5 tiêu chuẩn
sau:
+ Béo bụng : vòng bụng nam > 102 cm, nữ > 88cm.
+Đường huyết lúc đói : 5,6-6,9 mmol/L.
+Huyết áp ≥ 130/85 mmHg.
+HDL : nam < 1mmol/L, nữ < 1,2 mmol/L.
+Triglycerid > 1,7 mmol/L.
2.3 Xét nghiệm
2.3.1 Xét nghiệm thường quy
Điện tâm đồ.
Phân tích nước tiểu.
Đường máu và hematocrid.
Điện giải đồ : K+, Ca++
Mức lọc cầu thận, creatinin huyết thanh.
Định lượng lipid máu.
2.3.2 Các xét nghiệm bổ sung
Định lượng albumin niệu hoặc chỉ số albumin/creatinin.
2.3.3 Xét nghiệm sâu tìm nguyên nhân:
chỉ được chỉ định khi không thể kiểm soát được huyết áp.
2.4 Điều trị tăng huyết áp
2.4.1 Mục tiêu điều trị

-Mức HA mục tiêu : HA < 140/90 mmHg, với bệnh nhân đái thường và bệnh thận
mãn tính thì mức HA mục tiêu < 130/80 mmHg.
-Giảm tối đa các đa biến chứng và tử vong tăng huyết áp gây ra.
-Kiểm soát tốt các yếu nguy cơ và bệnh mắc kèm ( nếu có ).
2.4.2 Nguyên tắc điều trị
-Điều trị sớm và lâu dài.
-Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý.
-Từ từ đưa huyết áp về mức mục tiêu.
-Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp đối tượng bệnh.

13


2.4.3 Biện pháp điều trị không dùng thuốc
Điều chỉnh lối sống nên được tiến hành cho tất cả bệnh nhân, kể cả bệnh nhân cần điều
trị bằng thuốc. Điều chỉnh lối sống bao gồm :
-Ngừng hút thuốc lá.
-Giảm cân nặng ( nếu thừa cân ).
-Tiết chế rượu ( nam : < 20-30g ethanol/ ngày ).
-Hạn chế ăn mặn ( 2,4-6g NaCl/ ngày ), ăn nhiều rau quả.
-Tăng cường hoạt động thể lực ( 30-45 phút ).
2.4.4 Biện pháp điều trị dùng thuốc
 Thuốc hạ huyết áp sẽ tác động vào cơ chế gây tăng huyết áp
 Tăng thải ion Na+ và nước bằng thuốc lợi tiểu.
-Thiazid : benzthiazid, hydrochlorothiazid, indapamid.
-Lợi tiểu giữ kali : furosemid.
-Lợi tiểu giữ kali : amilorid, triamteren.
-Đối kháng aldosteron : aldacton, spironolacton.
 Ngăn cản tác động thần kinh giao cảm.
-Tác dụng ức chế giao cảm ngoại vi : reserpin.

-Tác dụng ức chế giao cảm trung ương : clonidin, methyldopa.
-Thuốc chẹn β giao cảm : atenolol, metoprolol…
-Thuốc chẹn α và β giao cảm : labetalol, carvedilol…
 Gĩan mạch
-Thuốc chẹn kênh calci : nifedipin, amlodipin, nicardipin.
-Thuốc ức chế men chuyển : benazepril, captopril, enalapril, quinapril.
-Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin 2 : candesatan, irbesartan, losartan,
telmisartan.
-Thuốc giãn mạch trực tiếp : hydralazin, minoxidil

14


Bảng 2.2 Thuốc hạ huyết áp dùng qua đường tĩnh mạch ( Nguyễn Lân Việt, 2015 )
Tên thuốc

Bắt đầu tác
dụng
2-5 phút
5-10 phút

Kéo dài

Liều dùng

5-10 phút
15-30 phút

Natri
nitroprusside


Ngay lập tức

1-2 phút

Truyền TM 5-100 mcg/ph
truyền TM khởi đầu 1-2mg/ giờ sau
15 phút, liều truyền tối đa 15 mg/
giờ.
Truyền TM 0,3 mcg/ph tăng dần
0.5mcg/kg/ph sau 10 ph, liều
truyền tối đa 10 mcg/kg/ph.

Esmodol

1-5phút

10 phút

Tiêm TM 500mcg/kg/ph trong phút
đầu, truyền TM 50-100mcg/kg/ph
Liều truyền tối đa 300 mcg/kg ph

Labetalol

5-10 phút

3-6 giờ

Hydralazine


5-10 phút

4-6 giờ

Enalaprilat

5-15 phút

1-6 giờ

Tiêm TM chậm 10-20 mcg trong
vòng 2 phút, lặp lại sau 10-15ph
đến khi đạt tổng liều tố đa 300mcg
truyền TM 0,5-2 mg/phút
Tiêm TM chậm 5-10mg, lặp lại sau
4-6 giờ / lần
Tiêm TM 0,625-1,25 mg, lặp lại 6
giờ/lần

Nitrogkycerin
Nicardipine

Bảng 2.3 Chỉ định bắt buộc đối với một số hạ huyết áp
15


Giãn
mạch,
giảm đau


Chẹn
beta giao
cảm

Ức chế
men
chuyển

Suy tim
Tăng
huyết áp
Nhồi máu cơ
tim
Bệnh ĐMV

X

X

X

X

Suy thận
Dự phòng tái
phát đột quỵ

X


X

X

X

Chống
kết tập
tiểu
cầu

Giảm lipid
máu
nhóm
Statin

X
X

X

X

X

X

X

X


16

X

X

X

X


CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày kèm tăng huyết áp
nhập viện và được điều trị từ ngày 03/04/2018 đến ngày 07/04/2018 tại Trung Tâm Y
Tế Huyện Lấp Vò.
1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
-Địa điểm : tại Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò.
-Thời gian : Từ ngày 03/04/2018 đến ngày 07/04/2018.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
-Bệnh nhân và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày kèm tăng huyết áp
nhập viện .
1.3 Tiêu chí lựa chọn
-Một bệnh nhân mới nhập viện được chẩn đoán là mắc bệnh viêm dạ dày kèm tăng
huyết áp và kèm hồ sơ bệnh án của bệnh nhân này.
-Hồ sơ có đầy đủ thông tin của bệnh nhân viêm dạ dày kèm tăng huyết áp đang điều trị
tại Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò.
1.4 Tiêu chí loại trừ
-Bệnh nhân chuyển khoa

-Bệnh nhân tử vong
-Bệnh nhân bỏ dở điều trị hoặc trốn viện
-Bệnh nhân không có thông tin đầy đủ, rõ ràng
-Bệnh nhân có thai
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp Cohort ( tiến cứu )
Phương pháp này được dùng để quan sát theo dõi, quan sát bệnh nhân từng ngày
để có thể phân tích đối tượng bệnh viêm dạ dày kèm tăng huyết áp đang điều trị tại
Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò, để thực hiện được đề tài bao gồm : Bảng đánh giá
tình hình sử dụng thuốc ; Bảng đánh giá quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân ; Các
tiệu trứng lâm sàng của bệnh nhân theo thời gian . Ngoài ra các dữ liệu thu thập được
còn tham khảo trên sách báo, Internet…cũng như tham khảo thêm ý kiến của giáo viên
hướng viên hướng dẫn.
Để có thể thực hiện được phương pháp nghiên cứu này thì cần chọn duy nhất một
bệnh án của bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò .
Trong suốt quá trình nghiên cứu ngoài sự theo dõi chuyển biến của bệnh nhân là
chính , song song đó việc thu thập các dữ liệu của bệnh án như : lý do nhập viện , kết
quả siêu âm , các xét nghiệm cận lâm sàng , triệu chứng lâm sàng , đơn thuốc của bác
17


sĩ chẩn đoán , các chế độ ăn uống , sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân để có thể trình
bày kết quả nghiên cứu một cách chính xác nhất.
Phương pháp này chỉ chủ yếu tập trung giới hạn không gian nghiên cứu ở khoa
Nội Tiêu Hóa ở bệnh viện nhưng đó cũng là một thế mạnh của phương pháp vì các dữ
liệu thu thập hoàn toàn là sự thật , các số liệu sẽ ít sai số và từ những thực tế sẽ giúp
cho việc nghiên cứu đề tài vững chắc hơn. Bên cạnh giới hạn không gian nghiên cứu
thì phương pháp còn điểm yếu là sự giới hạn bởi thời gian thu thập dữ liệu trong một
thời điểm đã có kế hoạch cố định không thể thay đổi được.
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá thuốc sử dụng trên bệnh nhân viêm dạ dày kèm tăng huyết áp
đang điều trị tại Trung Tâm Y Tế Huyện Lấp Vò
3.2 Xét tương tác thuốc
3.2.1 Theo sách Tương Tác Thuốc & Chú Ý Khi Sử Dụng
3.2.2 Theo Drugs.com
3.2.3 Theo Medscape.com
4 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Tiêu chí lựa chọn

Tiêu chí loại trừ

Xét tương tác thuốc
Kết luận, kiến nghị

Ghi vào phiếu đánh giá tình
hình sử dụng thuốc

Đề xuất can thiệp
Kết luận, kiến nghị

18


×