Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tác dụng cải tạo môi trường nước ao nuôi tôm của vi khuẩn bacillus ở các độ mặn khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.14 KB, 36 trang )

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 60 ngày nhằm đánh giá tác dụng cải tạo
môi trường nước nuôi tôm thẻ chân trắng của vi khuẩn Bacillus subtilis ở các độ mặn
khác nhau. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (NT) với các độ mặn khác nhau (10‰;
15‰; 20‰; 25‰) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại trên hệ thống gồm
12 bể nhựa có thể tích nước 60L/bể, PL được bố trí với mật độ 10 con/lít với chiều dài
và khối lượng khô trung bình ban đầu là 0,009 g/con và 1,2 cm/con. Kết quả thí
nghiệm cho thấy vi khuẩn Bacillus subtilis đều phát triển tốt ở các độ mặn, nhưng mật
độ tăng nhanh hơn ở độ mặn 15‰ và 20‰. Các yếu tố môi trường ở nghiệm thức độ
mặn 15%o có xu hướng giảm tốt hơn các độ mặn khác khi bổ sung vi khuẩn Bacillus
subtilis. Sau 60 ngày thí nghiệm, mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong mẫu nước
ương đạt cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 15%o (120 x 10 9 CFU/ml, mật độ vi khuẩn
Vibrio ở tất cả các nghiệm thức đều nằm trong giới hạn cho phép và không ảnh hưởng
đến tôm nuôi.
Tỷ lệ sống của tôm thí nghiệm đạt cao nhất (54,4%) ở NT có độ mặn 15‰, thấp nhất ở
NT độ mặn 10 ‰ (9,5%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các NT còn
lại. Bên cạnh đó, tôm thí nghiệm cũng có sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng
cao nhất ở NT có độ mặn 15‰, kết quả lần lượt là 3,4±0,07 cm và 0,6±0,01 g và thấp
nhất ở NT 25‰ (2,6±0,1cm; 0,4±0,02 g).
Như vậy, vi khuẩn Bacillus subtilis phát triển tốt ở độ mặn 15‰, giúp ổn định môi
trường nước nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng nhanh.
Từ khóa: Bacillus subtilis, độ mặn, tôm thẻ chân trắng

i


MỤC LỤC

ii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng………………………………..11
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa......................................................................15
Bảng 4.1 Sự biến động của nhiệt độ, pH ở các nghiệm thức trong quá trình thí
nghiệm..........................................................................................................................17
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của tôm sau khi kết thúc thí nghiệm...........................................25
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của tôm..............................26

1


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1 Sự biến động của COD trong các lần thu mẫu............................................. 18
Hình 4.2 Sự biến động của TAN trong các lần thu mẫu..............................................19
Hình 4.3 Sự biến động NO2 qua các lần thu mẫu.........................................................20
Hình 4.4 Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong nước.................................................21
Hình 4.5 Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong cặn đáy.............................................21
Hình 4.6 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus trong nước trước khi bổ sung………..22
Hình 4.7 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus sau khi bổ sung ……………………...23
Hình 4.8 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus trong cặn đáy.......................................23
Hình 4.9 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước............................................. 24
Hình 4.10 biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong cặn đáy........................................25

2


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Hiện nay sản lượng tôm đang bị suy giảm do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn

Vibrio hay vi rút. Kháng sinh đã được sử dụng với khối lượng lớn nhằm kiểm soát dịch
bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng này trong nhiều trường hợp thường không mang lại hiệu
quả hoặc làm tăng thêm mầm bệnh. Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản
là chìa khóa giải quyết các vấn đề này.
Theo dự báo của FAO, đến năm 2020 ngành nuôi trồng thủy sản đáp ứng một nửa nhu
cầu về sản phẩm thủy sản, nguyên nhân là do sản lượng thủy sản bị khai thác quá mức.
Nghề nuôi tôm đang được mở rộng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới do
nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng.
Vấn đề dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều nhưng việc sử dụng kháng sinh ngày càng bị
giảm tác dụng do người nuôi sử dụng một cách bừa bãi đã làm cho nghề nuôi tôm
nước ta đang gặp nhiều trở ngại về quản lý môi trường và dịch bệnh. Do đó phát triển
nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường được nhiều nước
quan tâm nhằm giảm thiểu rủi ro về kinh tế người nuôi, và vi sinh vật hữu ích đóng vai
trò quan trọng trong xu thế này. Chúng có vai trò phân hủy chất hữu cơ, cải thiện chất
lượng nước, chuyển hóa các khí độc như NH 3, NO2…sang các dạng không độc hại
khác (Vũ Thế Trụ, 2001).Yasuda và Taga (1980) cho rằng vi khuẩn có lợi không chỉ
được tìm thấy trong thức ăn đơn thuần mà còn có tác dụng kiểm soát, ngăn ngừa một
số bệnh ở cá. Ngoài ra khi bổ sung chế phẩm sinh học vào ao nuôi các chỉ tiêu thủy lí,
hóa, sinh được cải thiện rõ rệt (Đặng Đình Kim và ctv, 2006). Phần lớn các vi khuẩn
được nghiên cứu được định danh bằng quan sát hình dạng, đặc điểm sinh hóa và sinh
học phân tử. Ngày nay sử dụng vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản được tăng
lên mức công nghiệp (Havenaar và Huis, 1992).
Hiện nay, các chế phẩm sinh học với thành phần chính là nhóm vi khuẩn chuyển hóa
đạm như Bacillus sp., Nitrosomonas sp.,...được người nuôi sử dụng ngày càng nhiều
nhằm cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Hiện nay có rất nhiều loại chế phẩm sinh học
được nhà sản xuất khuyến cáo người nuôi thủy sản từ nước ngọt đến nước lợ mặn sử
dụng nhằm cải thiện môi trường nước, giúp gia tăng tỷ lệ sống và nâng cao năng suất
vật nuôi, nhưng đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu nào đánh giá và so sánh tác dụng
của các nhóm vi khuẩn có mặt trong chế phẩm, đặc biệt là nhóm Bacillus sp. khi đưa
vào môi trường nước, nhất là khi người nuôi sử dụng chúng ở rất nhiều giá trị độ mặn

khác nhau. Vì lí do trên, đề tài “Tác dụng cải tạo môi trường nuôi tôm của vi khuẩn
Bacillus ở các độ mặn khác nhau” được thực hiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
3


Xác định độ mặn thích hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn Bacillus, từ đó đề xuất
định hướng sử dụng các nhóm chế phẩm sinh học có thành phần chính là Bacillus
trong xử lý cải thiện môi trường nuôi tôm nước lợ, mặn.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá sự biến động các yếu tố thủy lý hóa như nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan, TAN,
NO2-, NO3- và NH3 khi xử lý bằng vi khuẩn Bacillus ở các độ mặn 10‰, 15‰, 20‰ và
25‰.
Đánh giá sự biến động mật độ vi khuẩn Bacillus ở các độ mặn khác nhau.
Đánh giá sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng khi nuôi ở các độ mặn khác nhau có
bổ sung vi khuẩn Bacillus.

4


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về vi khuẩn Bacillus
Giới: Bacteria
Ngành: Firmicutes
Lớp: Bacilli
Bộ: Bacillales
Họ: Bacillaceae
Giống: Bacillus (Cohn, 1872)

Bacillus là những vi khuẩn gram dương, catalase dương tính, nhóm vi khuẩn này
thường tìm thấy trong môi trường có độ pH biến động cao, sinh trưởng dưới điều kiện
hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc.
Bacillus có hình que, phần lớn những chiếc que này có bào tử trong hình oval có
khuynh hướng phình ra ở một đầu. Bacillus có bao nhầy (giác mạc) được cấu tạo bởi
polypeptit. Việc hình thành bao nhầy giúp cho vi khuẩn B. subtilis có thể dự trữ thức
ăn và tránh bị tổn thương khi gặp khô hạn (Trần Thị Thu Hiền, 2010).
Tất cả các loài thuộc chi Bacillus đều có khả năng dị dưỡng hoặc hoại sinh nhờ sử
dụng các hợp chất hữu cơ đa dạng như đường, acid amin, acid hữu cơ,.. Một vài loài
có thể lên men carbohydrate tạo thành glycerol và butanediol; một vài loài như
Bacillus megaterium thì không cần chất hữu cơ để sinh trưởng, một vài loài khác thì
cần acid amin, vitamin B. Hầu hết các vi khuẩn Bacillus đều là các loài ưa nhiệt trung
bình, nhiệt độ tối ưu là 30-45ºC, nhưng cũng có nhiều loài ưa nhiệt cao với nhiệt độ tối
ưu là 65ºC.
Đa số Bacillus sinh trưởng ở pH = 7, một số phát triển ở pH từ 9-10 như Bacillus
alcalophillus, hay một số loài phát triển ở pH thấp từ 2-6 như Bacillus acidocaldrius.
Bacillus có khả năng sản sinh enzyme ngoại bào (amylase, protease, cellulose…), do
đó chúng được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp, trong bảo vệ môi trường…
Sau đây là một số loài thường gặp trong tự nhiên:
Bacillus subtilis
Bacillus subtilis được nhà khoa học cùng thời với Robert Koch tên là Ferdinand Cohn
phát hiện và đặt tên năm 1872.
Bacillus subtilis được gọi là trực khuẩn cỏ khô vì nó phân bố nhiều trong đất và đặc
biệt là ở cỏ khô. Bacillus subtilis là những vi khuẩn hình que, ngắn, nhỏ, kích thước
(3-5) x 0,6 µm. Chúng phát triển riêng lẻ như những đơn bào ít khi kết thành chuỗi sợi.
Khuẩn lạc khô, vô màu hay xám nhạt, có thể màu trắng hơi nhăn hoặc tạo ra lớp màng
5


mịn trên bề mặt thạch, mép nhăn hoặc lồi lõm nhiều hay ít, bám chặt vào môi trường

thạch.
Bacillus subtilis có khả năng phân hủy pectin và polysaccarit ở mô thực vật và góp
phần gây nên các nốt trên củ khoai tây bị u. Chúng sinh trưởng trên môi trường
nguyên thủy xác định mà không cần bổ sung thêm yếu tố kích thích sinh trưởng. Sự
sinh trưởng phát triển của chúng góp phần làm hỏng các nguyên liệu có nguồn gốc
động thực vật. Bacillus subtilis không sinh trưởng trên thực phẩm có tính axit ở điều
kiện tối ưu, là nguyên nhân gây hư hỏng bánh mì. Phần lớn chúng ta có về đặc điểm
sinh học, hóa sinh, di truyền của các vi khuẩn Gam dương khác đều nhận được từ việc
nghiên cứu Bacillus subtilis.
Bacillus subtilis sinh trưởng tốt nhất ở 36ºC - 50ºC, tối đa khoảng 60ºC. Là loài ưa
nhiệt độ cao. Bào tử Bacillus subtilis hình bầu dục, kích thước 0,6µm – 0,9µm, cũng
có khả năng chịu được nhiệt khá cao. Phân bố không theo nguyên tắc chặt chẽ nào,
lệch tâm, gần tâm nhưng không chính tâm. Chúng phát tán rộng rãi. Chúng là một thể
nghỉ sinh ra vào cuối thời kỳ sinh trưởng phát triển của vi khuẩn. Chúng không có khả
năng trao đổi chất nên có thể sống được từ vài chục hay từ 200 – 300 năm.
Vi khuẩn Bacillus subtilis được xem là vi sinh vật điển hình vì có những đặc tính tiêu
biểu nên đây là một trong những vi khuẩn được sử dụng để sản xuất enzyme và các
chất đặc biệt như amylase, protease, inosine, ribosides, acid amin, subtilisin. Ngoài ra
nhờ khả năng bám dính proton lên bề mặt mà B. subtilis có thể loại bỏ được chất thải
phóng xạ như thorium và plutonium.
Bacillus megaterium
Megaterium có nghĩa là “con thú lớn”. Tế bào của nó khá lớn, khoảng hơn gấp 2 lần
của Bacillus subtilis, chiều ngang (1,2 - 1,5) µm có thể đến 2µm, dài từ 3 – 12 µm, tế
bào chứa nhiều hạt nhỏ và chất dinh dưỡng dự trữ (hạt mỡ, glycogen). Bào tử hình
ovan hay bầu dục, kích thước 1,5 x (0,7 – 1) µm, bào tử lớn nhất có đường kính từ 1,2
đến 1,5 µm. Chúng nằm lệch tâm theo chiều ngang hoặc xiên của tế bào.
Khuẩn lạc tròn đều không thùy, không nếp, mép tròn đều hoặc hơi lượn sóng, trông
giống giọt bạch lạp, lồi nhẵn, nhưng thường có vòng viền quanh đồng tâm trên bề mặt,
màu trắng sữa hay đục. Sinh trưởng trên môi trường đơn giản không cần thêm bất kì
yếu tố sinh trưởng nào. Bacillus megaterium cũng sinh sản ra các enzyme tương tự B.

subtilis, do đó cũng được ứng dụng nhiều trong công nghiệp.
Bacillus mensentericus
Bacillus mensentericus còn được gọi là trực khuẩn khoai tây do nó có mặt chủ yếu trên
khoai tây. Bacillus mensentericus sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 36 45ºC tối đa 50 - 55ºC. pH = 4,5 – 5 thì nó ngừng phát triển. Bacillus mensentericus có
hoạt tính amylase và protease lớn hơn hẳn Bacillus subtilis, nhưng lên men đường lại
6


kém hơn. Trực khuẩn gần giống Bacillus subtilis, mảnh dài hoặc ngắn (3 -10) µm x
(0,5 – 0,6) µm, có thể đứng riêng lẻ hoặc chuỗi dài. Bào tử hình bầu dục và kéo dài 0,5
– 0,9µm, nằm ở vị trí bất kỳ trong tế bào, tế bào Bacillus mensentericus không bị
phình to khi mang bào tử. Khuẩn lạc bám chặt vào môi trường thạch, có khi dính vào
môi trường, mỏng, nhăn nheo, xám nhạt – trắng, có thể màu vàng nâu, hồng hoặc đen
như Bacillus mensentericus niger (đen), Bacillus mensentericus ruber (hồng).
Hai loại trực khuẩn này rất phổ biến trong tự nhiên, chúng lây nhiễm làm hư hỏng thực
phẩm, nhất là thực phẩm có chứa nitơ và các sản phẩm giàu đường (bánh kẹo, hoa
quả) đay cũng là loại được ứng dụng vào ngành công nghệ sản xuất enzyme, protease,
amylase… Ngoài ra nó còn sinh ra một loại hợp chất có hoạt tính kháng với một số vi
khuẩn khác (như Vibrio) gọi là bacterioxin, ở Bacillus subtilis gọi là subtilin hay Irutin
A, B.
Bacillus cereus
Đây là loại có mối quan hệ gần gũi với Bacillus anthracis, Bacillus mycoides, Bacillus
thuringiensis. Bào tử của chúng phát tán khắp nơi trong đất, không khí… Chúng
thường sinh sôi nảy nở trên thực phẩm như cơm và có thể sinh ra độc tố làm cho thực
phẩm hư hỏng. Chúng được áp dụng để sản xuất kháng sinh, giống Bacillus này có độc
tính, gây ngộ độc thực phẩm.
Tế bào Bacillus cereus dày, kích thước (1 – 3) x (3 – 5)µm, có khi dài hơn, chúng đứng
riêng lẻ hay xếp chuỗi. Bào tử hình bầu dục kích thước 0,9 x (1,2 – 1,5) µm nằm lệch
tâm. Khuẩn lạc của Bacillus cereus phẳng, khá khuếch tán, hơi lõm, trắng đục, mép lồi
lõm.

Bacillus pumilus
Bào tử phát tán khắp mọi nơi, thường là B. pumilus có mặt trong đất nhiều hơn B.
subtilis. Khuẩn lạc nhỏ, xung quanh viền lan không ranh giới. Tế bào của nó gần giống
tế bào B. subtilis.
Bacillus polymyxa
Bacillus polymyxa có khuẩn lạc vô màu, phẳng hoặc lồi, trơn, nhầy, lan dần ra xung
quanh, mép đôi khi có thùy.
Tế bào Bacillus polymyxa có kích thước (0,6 – 1) x (2 – 7) µm, đứng riêng lẻ hoặc xếp
thành đôi, chuỗi ngắn. Khi hình thành bào tử tế bào đó sẽ phồng lên hình quả chanh.
Bào tử hình bầu dục kéo dài, trên bề mặt cắt ngang như hình sao. Chúng phát tán rộng,
kích thước dài khoảng (1,7 – 2,6) µm, nằm giữa tế bào. Loại vi khuẩn này làm giảm
pectin và polysaccarit trong cây. Chúng còn có khả năng cố định đạm.
Chúng thường sinh trưởng phát triển trên thực vật đang bị hỏng. Vì vậy người ta
thường phân lập chúng từ thực phẩm. Môi trường kiềm và những môi trường có tính
7


axit yếu phù hợp với loại vi khuẩn này. Chúng là nguồn để sản xuất kháng sinh
polymyxin. Đây là một loại vi khuẩn rất phổ biến và có ích, chủ yếu là cho công
nghiệp.
Bacillus brevis
Khuẩn lạc của chúng màu trắng, đôi khi có sắc vàng, lồi hoặc phẳng lấp lánh, mép
răng cưa giống dạng mỡ đặc. Bacillus brevis là trực khuẩn có kích thước (0,7 - 1) x (3
- 5) µm. Chúng thường đứng riêng lẻ. Bào tử hình bầu dục, có kích cỡ (0,8 - 1) µm,
nằm cuối tế bào làm cho đầu tế bào hơi phồng to lên.
Bacillus brevis tìm thấy và phân lập được chúng từ đất và thực phẩm.
Về nhu cầu dinh dưỡng, Bacillus brevis yêu cầu một hỗn hợp axit amin cho sinh
trưởng và phát triển, không cần bổ sung vitamin.
Bacillus simplex
Hình dạng giống Bacillus cereus, phẳng, khá khuếch tán, với bề mặt hơi xù xì, hơi

lõm, màu đục, mép lồi lõm. Đặc biệt khuẩn lạc của Bacillus simplex có khả năng sinh
sắc tố lục nhạt, vàng và tiết vào môi trường.
Tế bào nhỏ, có kích thước (2-5) x 0,6 µm, thường đứng riêng lẻ không kết thành
chuỗi. Bào tử hình bầu dục, có kích thước (0,6 x 0,9) µm, nằm lệch tâm.
Bacillus lincheniformis
Chúng được áp dụng trong việc sản xuất loại vỏ bao poly D-glutamate và phẩm đỏ
cùng với nhiều chủng khác.
Bào tử chúng phát tán chủ yếu trong đất. Chúng sinh trưởng phát triển trên các loại
thực phẩm. Đặc biệt, chúng có khả năng sản xuất ra bacitracin, một kháng sinh có ích
trong y học, nên chúng được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp.
2.2 Vai trò của Bacillus
Cải thiện chất lượng nước là một trong những vai trò quan trọng của vi sinh vật hữu
ích trong nuôi trồng thủy sản. Verschuere (2000) đã nghiên cứu và công bố vi khuẩn
Bacillus đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến chất lượng nước, do vi khuẩn này
đạt hiệu quả cao trong việc chuyển đổi vật chất hữu cơ thành CO 2 giúp giảm tích lũy
chất hữu cơ và các chất hòa tan.
Mô hình nuôi thâm canh thủy sản thường tích lũy nhiều vật chất hữu cơ ở đáy ao do
thức ăn dư thừa, phân bón và các chất thải khác của thủy sinh vật làm môi trường sống
của vật nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện cho mầm bệnh bộc phát gây thiệt hại lớn trong
nuôi thủy sản kiểm soát chất lượng nước và kiểm soát bệnh là vấn đề rất quan trọng
trong các ao nuôi, nó có quan hệ trực tiếp và ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động của vi
sinh vật (Jory, 1998). Vì vậy, vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong thủy vực giữ vai
trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh chất lượng nước đối với các hệ thống nuôi
8


thủy sản thâm canh (Avnimelech et at., 1995). Hoạt động của vi sinh vật ảnh hưởng
đến chất lượng nước là chủ yếu là sử dụng oxygen, tái tạo lại các dưỡng chất vô cơ và
loại trừ các sản phẩm độc trong trao đổi chất như NH3, NO2-, H2S (Moriarty, 1996).
Một số loài thuộc nhóm vi khuẩn Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis,

Bacillus sp,…) dùng để làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các enzyme (proteasa,
amylaza, xenlulaza) phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự phát triển quá mức
của vi sinh vật gây bệnh do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng giữ cho môi trường
luôn ở trạng thái cân bằng sinh học (Tăng Thị Chính và Đặng Đình Kim, 2006).
Không chỉ vậy bào tử Bacillus cũng được sử dụng như một tác nhân sinh học giúp
giảm bệnh Vibrio trong hệ thống nuôi thủy sản (Skjermo và Vadstein, 1999;
Rengipipat et al., 2000). Theo nghiên cứu của Vaseeharan và Ramasamy (2003), vi
khuẩn B. subtilis có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio harveyi gây
bệnh phát sáng trên tôm, các chất ức chế này có thể là lyzozyme hoặc các enzyme
ngoại bào.
Vi khuẩn hữu ích đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là liên
quan đến sản xuất sơ cấp, phân hủy chất hữu cơ, cải thiện chất lượng nước trong ao.
Chúng còn chuyển hóa các chất độc như amoniac và hợp chất nitơ. Trong thủy vực,
các vật chất hữu cơ không ngừng bị phân hủy bởi các vi sinh vật vì chúng cần các hợp
chất này để làm thức ăn. Các chất hữu cơ được hấp thụ làm tiền chất cho việc xây
dựng cấu trúc cơ thể và tạo năng lượng cho các hoạt động sống. Khi ấy, hợp chất hữu
cơ được sinh vật biến đổi thành các chất nghèo năng lượng và cuối cùng trong những
điều kiện thích hợp thì chuyển hóa ngược lại thành các chất vô cơ ban đầu được gọi là
quá trình vô cơ hóa. Nếu không có vi sinh vật phân hủy hữu cơ thì toàn bộ quá trình
chuyển hóa vật chất trong thủy vực sẽ ngừng lại và sự sống sẽ không tồn tại được
(Đặng Thị Hoàng Oanh, 2005).
2.3 Các nghiên cứu về Bacillus trong nuôi thủy sản
Tại Việt Nam, Bacillus là nhớm vi khuẩn được sử dụng phổ biến làm probiotic vì
Bacillus có khả năng cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh qua cơ chế ngăn cản miễn
dịch cạnh tranh vị trí bám dính và sản sinh ra chất kháng khuẩn (bacteriocins). Hơn
nữa Bacillus còn được ưa chuộng do các thuận lợi như: giá thành rẻ, dễ pha trộn, chịu
được tác động trong quá trình sản xuất (ép viên, nhiệt…), dễ bảo quản, hạn sử dụng
dài (Barbosa et al., 2005)
Vaseeharan 2003 chứng minh được hiệu quả ức chế sự phát triển của vi khuẩn phát
sáng Vibrio harveyi của vi khuẩn Bacillus subtilis trong môi trường nuôi tôm sú, làm

giảm tỷ lệ hao hụt đến 90%.
Theo nghiên cứu của Xiang – Hong et al., (1998), nhóm Bacillus sp. có các cơ chế tác
động như: ngăn chặn sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây bệnh hoặc sản sinh ra các
chất ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây bệnh, cung cấp dinh dưỡng cần thiết
9


cho vật nuôi, cung cấp một số enzyme cần thiết làm nâng cao khả năng tiêu hóa của
vật nuôi, hấp thu hoặc đẩy mạnh quá trình phân hủy chất hữu cơ và chất độc trong môi
trường nước làm cải thiện chất lượng môi trường nước.
Ngoài việc sử dụng vi khuẩn Bacillus thì bào tử của Bacillus cũng được sử dụng như
một tác nhân sinh học giúp giảm bệnh Vibrio trong hệ thống nuôi thủy sản (Skjermo và
Vadstein, 1999: Rengipipat et al., 2000). Bào tử vi khuẩn Bacillus IP6832 đưa vào môi
trường nuôi luân trùng dùng làm thức ăn cho cá bơn (Gatesoupe, 1991). Trên đối
tượng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), thí nghiệm trộn các dòng Vibrio P6,
Vibrio P63 và Bacillus P64 vào thức ăn tôm, kết quả cho thấy cả ba dòng vi khuẩn trên
đều có tác dụng chống lại Vibrio harveyi, riêng dòng Bacillus P64 còn cho thấy vai trò
kích thích hệ thống miễn dịch ở tôm. Meunpol et al., (2002); (Trích dẫn bởi Lâm
Trung Tính, 2009) sử dụng probiotic với dòng vi khuẩn Bacillus S11 trộn vào thức ăn
viên công nghiệp cho ấu trùng tôm sú ăn. Sau khi cho ăn trộn Probiotic trong 1 tháng
thì cấy vi khuẩn Vibrio harveyi rồi sục ozone vào từng bể (0,3333 – 0.341 mg O 3/mL).
Tỉ lệ sống của tôm được xác định sau 6 ngày đạt cao nhất 75% so với nghiệm thức đối
chứng tỷ lệ sống chỉ có 18%.
Balcázar (2003) chứng minh Bacillus làm tăng tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm thẻ
chân trắng do khống chế V. harveyi và virus đốm trắng. Ngoài ra Bacillus subtilis còn
làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các enzyme (protease, 25 amylase, cellulose,
kitanase, lipase) phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự phát triển quá mức của
các vi sinh vật gây bệnh do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, giữ cho môi trường
luôn ở trạng thái cân bằng sinh học (Tăng Thị Chính và Đặng Đình Kim, 2007). Nhờ
vậy mà chúng có tác dụng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác để tái tạo lại hệ vi

khuẩn đường ruột (Lương Đức Phẩm và Hồ Sưởng, 1978).
Nghiên cứu gần đây nhất là: ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus (B-8, B-37, B-38) lên
môi trường và tôm nuôi (Penaeus monodon) trong bể, kết quả cho thấy hiệu quả xử lý
môi trường của chủng vi khuẩn Bacillus B-37 là tốt nhất, tỷ lệ sống của tôm là 93,33%
± 1,65% (Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú, (2010) trích dẫn bởi Trần Văn
Bảo, 2011).
Ảnh hưởng của của vi khuẩn Bacillus (B-41, B67) lên tăng trưởng của tôm nuôi trong
bể, kết quả cho thấy chiều dài và khối lượng tôm cao nhất khi bổ sung vi khuẩn
Bacillus B41 (6,88 g, 10,80 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (Huỳnh Hữu
Điền, Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc phú, 2015)
Ở độ mặn 90‰, việc bổ sung vi khuẩn B. amyloliquefaciensvào môi trường nước nuôi
đã làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong nền đáy, tăng chiều dài, tỉ lệ sống, tỉ lệ bắt
cặp và sinh sản của Artemia franciscana (Ngô Thị Thu Thảo và ctv, 2016).

10


2.4 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
2.4.1 Phân loại
Ngành: Artemiahropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
Tổng họ: Penaeidea
Họ: Penaeidea
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)

Tên tiếng Anh: White leg shrimp
(Nguồn: (trích dẫn Phạm Ngô
Anh Hào)

2.4.2 Phân bố
Tôm Litopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ đông
Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến nam Mêhicô, vùng biển Equado; hiện tôm chân
trắng đã di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như: Trung Quốc, Thailan,
Philippin, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
2.4.3 Tập tính
Ở vùng biển tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu
khoảng 72m, có thể sống ở độ mặn 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 - 34‰,
pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 - 32ºC.
Bảng 2.1 Một số yếu tố môi trường của tôm thẻ chân trắng
Thứ tự
1
2
3
4
5
6
7

Các chỉ tiêu
Độ mặn (‰)
Nhiệt độ (ºC)
pH
Độ kiềm (mg/L)
Oxy hòa tan (mg/L)
NH3 (mg/L)

H2S (mg/L)

Khoảng thích hợp
15 - 30
25 - 32
7,5 – 8,3
4-7
80 - 150
< 0.1
< 0,01

Khoảng chịu đựng
0,5 - 45
16 - 43
6 - 10
3-7
60 - 200
< 0,2
< 0,03

Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp cũng giống như những loài tôm khác, song không đòi
hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú. Tôm thẻ chân trắng có tốc độ sinh
11


trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự
nhiên, sự phát triển của tôm thẻ chân trắng từ giai đoạn tôm bột đến tôm cỡ 40g/con
mất khoảng 180 ngày và là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú.

12



CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện từ tháng 21/03/2018 đến 23/05/2018
Địa điểm: tại trại tại trại thực nghiệm Khoa Sinh học ứng dụng - Đại học Tây Đô
3.2 Vật liệu – phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm
Vi khuẩn Bacillus subtilis
Các vật liệu dùng trong thí nghiệm gồm: 12 thùng nhựa có thể tích 60 lít/ thùng, máy
sục khí, đá bọt, ống dẫn khí, cân điện tử, kính hiển vi, tủ ấm, tủ sấy, nhiệt kế, khúc xạ
kế…
Các dụng cụ khác: đĩa petri, ống falcon, que cấy vi khuẩn, que trải thủy tinh, đèn cồn,
ống nghiệm, bình tam giác, bình định mức, ống đong, đầu cole …
Hóa chất: NaCl, chlorine, cồn 70º, cồn 96º, Na 2S2O3, EDTA, natribicarbonat
(NaHCO3).
Hóa chất phân tích các chỉ tiêu: TAN, NO2-, COD.
Môi trường cấy vi sinh: Môi trường TCBS (Thiosulphate Citrate Bilesalt Sucrose
Agar), môi trường TSA (Trypticase Soy Agar), môi trường NA+ (Nutrient Agar).
Vi khuẩn Bacillus subtilis được cung cấp bởi cơ sở sản xuất CPSH Bio Clear (dạng
gel) do cơ sở sản xuất và kinh doanh chế phẩm sinh học có địa chỉ 38/28 B, đường 3/2,
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng vi khuẩn Bacillus subtilis trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở các độ mặn khác
nhau.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm
Vệ sinh bể và dụng cụ: bể nuôi tôm thẻ chân trắng được khử trùng bằng chlorine
nồng độ 200 ppm và được rửa lại bằng nước sạch, các dụng cụ có liên quan được khử

trùng trước khi sử dụng.
Nguồn nước thí nghiệm: nước sử dụng nuôi thẻ chân trắng ở các độ mặn 10‰, 15‰,
20‰ và 25‰ được xử lý bằng chlorine ở nồng độ 30 ppm. Nước được sục khí mạnh
khoảng 3-4 ngày sau khi xử lý, kiểm tra hàm lượng chlorine dư bằng bộ test chlorine,

13


trung hòa chlorine dư bằng Na2S2O3 trước khi sử dụng. Sau đó sử dụng EDTA nồng độ
10 ppm để hạn chế kim loại nặng trong nước.
Nguồn tôm thí nghiệm: tôm thẻ chân trắng (PL16) được mua từ trại giống tại Cần
Thơ. Tôm được bố trí với khối lượng trung bình là 0,009 g/con và chiều dài trung bình
1,2 cm/con. Tôm được xử lý bằng formol ở nồng độ 30 ppm khoảng 15-30 phút trước
khi bố trí.
Mật độ thả tôm: tôm được thả với mật độ 10 con/L.
Thời gian thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện trong 60 ngày.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với các
độ mặn khác nhau gồm:
Nghiệm thức 1: độ mặn 10‰ (ký hiệu NT 10).
Nghiệm thức 2: độ mặn 15‰ (ký hiệu NT 15).
Nghiệm thức 3: độ mặn 20‰ (ký hiệu NT 20).
Nghiệm thức 4: độ mặn 25‰ (ký hiệu NT 25).
Dịch gel mang vi khuẩn Bacillus subtilis có mật độ 109 CFU/ml, được sử dụng theo
hướng dẫn của nhà sản xuất 1kg dịch gel cho 10.000 m3/nước.
Mật độ vi khuẩn ban đầu trước khi bổ sung được xác định là 2,7x109.
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất 1kg chế phẩm cho 10.000 m 3/ nước, vậy trong thí
nghiệm mỗi lần cần phải bổ sung 0,072 g chia đều cho 12 nghiệm thức.
Vi khuẩn trước khi bổ sung được hòa tan trong bình tam giác có chứa nước cất và đun
ở 40⁰C trong 30 phút rồi chia đều cho tất cả cho các nghiệm thức.

3.3.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm thường xuyên theo dõi hoạt động của hệ thống
sục khí trong thùng nuôi tôm, theo dõi hoạt động của tôm. Trong 10 ngày đầu tôm
được cho ăn bằng thức ăn M2 cho giai đoạn post 16 – post 26 và sau 10 ngày thì tôm
được cho ăn thức ăn supper shrimp của công ty CP, lượng thức ăn cho mỗi nghiệm
thức là như nhau, mỗi ngày cho tôm ăn 4 lần (7 giờ, 11 giờ, 15 giờ và 19 giờ) và 2g/lần
cho ăn.
Vi khuẩn Bacillus subtilis được bổ sung định kỳ vào thí nghiệm 15 ngày/lần ở 30 ngày
đầu và 10 ngày/lần từ tháng thứ 2 cho đến khi kết thúc thí nghiệm.

14


3.3.4 Các chỉ tiêu được theo dõi
3.3.4.1 Xác định mật độ vi khuẩn.
Phương pháp thu mẫu:
Mật độ vi khuẩn Vibrio, Bacillus subtilis, vi khuẩn tổng được xác định định kỳ trong
nước và cặn đáy.
Mẫu nước của các nghiệm thức được thu bằng ống nghiệm đã tiệt trùng, thu cách mặt
nước 20-30 cm, sau đó trữ lạnh 4ºC và phân tích trong 2 giờ.
Vi khuẩn trong mẫu cặn đáy được thu bằng bộ dụng cụ thu mẫu làm bằng ống nhựa đã
tiệt trùng bằng cồn 70º.
Vi khuẩn Vibrio, Bacillus subtilis và vi khuẩn tổng được xác định mật độ trước khi bổ
sung định kỳ Bacillus subtilis 1 ngày. Sau khi bổ sung vi khuẩn 24 giờ, mẫu nước
được thu để xác định mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis.
Phương pháp phân tích vi khuẩn
Vi khuẩn Vibrio sp. được xác định bằng cách đếm số khuẩn lạc trên đĩa petri chứa môi
trường TCBS, vi khuẩn tổng trên môi trường NA + và Bacillus subtilis trên môi trường
TSA.
Lấy mẫu cặn ở đáy thu 1g cặn đáy/bể với 1 mL nước cất, khuấy đều sau đó dùng

phương pháp pha loãng để cấy vi khuẩn.
Pha loãng mẫu:
Chuẩn bị các ống nghiệm chứa 9 mL nước muối sinh lý (0,9 %) thanh trùng ở 121º C
thời gian 15-30 phút.
Dùng pipet hút 1mL nước mẫu cho vào ống nghiệm 1, trộn đều mẫu để có độ pha
loãng 10-1. Từ mẫu đó rút 1 mL cho vào ống nghiệm 2, được mẫu có độ pha loãng
10-2. Tiếp tục rút 1 mL từ ống nghiệm 2 cho vào ống nghiệm 3, mẫu có độ pha loãng
đến cuối thí nghiệm là 10-10.
Phương pháp xác định mật số vi khuẩn: dùng micropipet hút 0,1 mL dung dịch từ các
mẫu pha loãng và dung dịch mẫu nước ban đầu cho vào đĩa môi trường TCBS agar,
TSA+ agar và NA+, dùng que thủy tinh tán đều cho đến khi khô và đánh dấu.
Mẫu được ủ trong tủ ấm với nhiệt độ 37 0C trong thời gian khoảng 24 giờ. Sau khi ủ
đếm số khuẩn lạc có trên đĩa. Số khuẩn lạc tổng cộng được đếm trên những đĩa petri
có số khuẩn lạc >50 và <500 và được tính bằng đơn vị hình thành khuẩn lạc CFU/mL
nước.
Công thức tính mật độ vi khuẩn:
Số tế bào/mL (CFU/mL) =

số khuẩn lạc x hệ số pha loãng x10
V mẫu
15


3.3.4.2 Các yếu tố môi trường thủy lý, thủy hóa
Các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, độ mặn còn các chỉ tiêu COD, TAN, NO 2-, NO3- được thu
cách mặt nước 20 – 30 cm, sau đó trữ lạnh 4ºC, tiến hành phân tích trong 24h.
Bảng 3.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa
Chỉ tiêu

Nhịp thu


Thời gian thu mẫu

Phương pháp phân tích

Nhiệt độ

Mỗi ngày

8h – 14h

Nhiệt kế

pH

Mỗi ngày

8h – 14h

Bộ test pH

COD

7 ngày/ lần

7 – 8 giờ

Oxy hóa chất hữu cơ bằng KMnO4
trong môi trường kiềm


NO2-

7 ngày/ lần

7 – 8 giờ

Diazonium

TAN

7 ngày/ lần

7 – 8 giờ

Indophenol Blue

3.3.4.3 Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm
Tốc độ tăng trưởng khối lượng (W):
W (g)= Wc – Wđ

(1)

Trong đó: Wc là trọng lượng cuối
Wđ là trọng lượng đầu
Trọng lượng ban đầu (Wđ) của tôm thí nghiệm là khối lượng khô của 100 con tôm PL
sau khi sấy ở 105⁰C (2 giờ).
Trọng lượng cuối (Wc) của tôm được xác định là W khô trung bình của 30 con tôm thu
ngẫu nhiên sau khi thu hoạch.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài (L):
L (cm) = Lc – Lđ


(2)

Trong đó: Lc chiều dài cuối
Lđ chiều dài đầu
Chiều dài ban đầu (Lđ) của tôm thí nghiệm được xác định là L trung bình của 30 con
tôm đo ngẫu nhiên.
Chiều dài cuối (Lc) của tôm được xác định là L trung bình của 30 con tôm đo ngẫu
nhiên sau khi thu.
Tỉ lệ sống của tôm: kết thúc thí nghiệm tôm được xác định số cá thể còn lại trong các
nghiệm thức. Tỉ lệ sống của tôm được tính theo công thức:
Tỉ lệ sống của tôm (%) = (số cá thể cuối / số cá thể đầu) x 100

(3)
16


3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng chương
trình Excel 2007, phân tích thống kê Anova 1 nhân tố bằng phần mềm SPSS 20 và viết
bài bằng phần mềm Microsoft Word 2007.

17


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Biến động nhiệt độ và pH
Nhiệt độ
Giá trị trung bình của nhiệt độ trong 60 ngày nuôi tôm thẻ chân trắng được thể hiện

trong Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình sáng và chiều ở cả 4 nghiệm thức không có sự
khác nhau, do thí nghiệm được bố trí trong trại có hệ thống sục khí nên nhiệt độ ít biến
đổi trong quá trình thí nghiệm.
Bảng 4.1 Sự biến động của nhiệt độ, pH ở các nghiệm thức trong quá trình thí
nghiệm
Chỉ tiêu

Buổi sáng
Min

Max

Buổi chiều

Trung bình

Min

Max

Trung bình

Nhiệt độ (oC)

24

27

26,2 ± 0,9


26

29

27,8 ± 0,9

pH

7,2

8,0

7,8±0,3

7,7

8,0

7,9±0,1

Nhiệt độ giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt và dao động từ 26,2 ± 0,9oC vào
buổi sáng và 27,7±1,0 vào buổi chiều. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của giáp xác
dao động từ 25 - 30⁰C (Boyd, 1998). Như vậy, nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm
thích hợp cho sự phát triển của tôm.
Giá trị pH
Giá trị trung bình của pH trong 60 ngày nuôi tôm thẻ chân trắng được thể hiện trong
bảng 4.1 Cả 4 nghiệm thức không có sự chênh lệch pH ở buổi và buổi chiều là do thí
nghiệm được bố trí trong trại có hệ thống sục khí nên nhiệt độ ít biến đổi trong quá
trình thí nghiệm.
Yếu tố pH không có biến động và dao động từ 7,8 -7,9 trong suốt thời gian thí nghiệm.

Theo Chanratchakool et al. (1995) thì pH ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm
nuôi. pH thích hợp cho tôm nuôi từ 7,5 - 8,4 và dao động trong ngày không quá 0,5.
Khi pH thấp sẽ làm tăng tính độc của H 2S, ngược lại độc tính của N-NH3 sẽ tăng cao
khi pH của nước tăng. Khoảng pH thích hợp tôm là từ 7 - 9 (Trương Quốc Phú, 2006).
Như vậy, pH trong thời gian bố trí thí nghiệm thích hợp cho sự phát triển của tôm.
4.2 Biến động các yếu tố thủy hóa
4.2.1 COD
COD là hàm lượng tiêu hao oxy trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, là chỉ số đánh
giá mức độ giàu hữu cơ của nước ao. Hàm lượng COD trong các nghiệm thức dao
18


động từ 6,50 – 38,77 mgO2/L. Sau 60 ngày hàm lượng COD ở nghiệm thức 15‰ đạt
cao nhất là 38,77 và không có sự chênh lệch quá cao so với các nghiệm thức khác.

Hình 4.1 Sự biến động của COD trong các lần thu mẫu
COD tăng nhanh từ lúc bố trí thí nghiệm cho đến ngày thứ 22 và bắt đầu ổn định sau
22 ngày ương. Nguyên nhân COD tăng nhanh ở giai đoạn trước 22 ngày ương là trong
quá trình nuôi thức ăn dư thừa và chất thải của tôm tích lũy theo thời gian không được
rút cặn thay nước. Tuy nhiên, sau ngày ương thứ 22, COD tăng chậm, thể hiện vai trò
phân hủy các hợp chất hữu cơ của vi khuẩn Bacillus subtilis ở các nghiệm thức đã phát
huy tác dụng và giúp COD duy trì giá trị từ (32,1 – 38,8) mgO 2/L giai đoạn từ ngày
ương thứ 22 đến khi kết thúc thí nghiệm.
Theo Boyd (1998) COD trong ao nuôi có thể biến động từ 10 – 200 mgO 2/L, thông
thường là 40 – 80 mgO2/L và mức tốt nhất cho ao nuôi tôm các phải nhỏ hơn 30
mgO2/L. Qua các kết quả trên cho thấy hàm lượng COD của các nghiệm thức vẫn ở
trong giới hạn cho phép đã thể hiện vai trò phân hủy chất hữu cơ có hiệu quả.
4.2.2 TAN
Hàm lượng TAN là tổng hàm lượng NH4+, NH3 có trong môi trường nước. Hàm lượng
TAN trong các nghiệm thức giao động từ 0,26 – 7,80 mg/L. Hàm lượng TAN cao nhất

ở ngày thứ 29 và ở nghiệm thức độ mặn 25‰ là 7,80 mg/L nguyên nhân là do tác
dụng của vi khuẩn Bacillus subtilis bổ sung vào NT 25 đã hết tác dụng làm cho hàm
lượng TAN tăng cao.

19


Hình 4.2 Sự biến động của TAN trong các lần thu mẫu
Hàm lượng TAN tăng dần từ lúc bắt đầu thí nghiệm, bắt đầu giảm ở ngày thứ 15 và
biến động ở các nghiệm thức 10‰, 20‰, 25‰, nguyên nhân là do sau ngày ương thứ
15 thì các nghiệm thức bắt đầu bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis, làm cho hàm lượng
TAN của các nghiệm thức có xu hướng giảm. Khi bắt đầu bổ sung vi khuẩn thì sau
ngày ương thứ 22, hàm lượng TAN ở các NT 10, NT 20, NT 25 tiếp tục có xu hướng
biến động tăng giảm theo chu kỳ bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis. Riêng NT 15 hàm
lượng TAN sau 22 ngày ương đến khi kết thúc thí nghiệm ít biến động và dao động
trong khoảng (0,3 – 1,0) mg/L thắp hơn so với các nghiệm thức còn lại cho thấy vi
khuẩn Bacillus subtilis đã chuyển hóa đạm hữu cơ mạnh tạo ra nhiều NH 4+ và NH3.
Theo Chanratchakool (2003) nhận định hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi tôm
khoảng 0,2 – 2 mg/L. Nhìn chung chỉ trước giai đoạn chưa bổ sung vi khuẩn Bacillus
subtilis thì hàm lượng TAN là khá cao, sau khi bổ sung thì chỉ có nghiệm thức15‰ là
nằm trong khoảng thích hợp.
4.2.3 NO2
N-NO2- có trong thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrate hóa hay phản nitrate hóa.
N-NO2- là dạng đạm ảnh hưởng độc đối với thủy sinh vật. Tác dụng độc hại của nitrite
là thành lập sự oxit hóa tế bào máu và làm giảm sự phân phối oxygen tới các bộ phận
cơ thể tôm. Độ độc của N-NO2- bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: hàm lượng chloride,
pH kích cỡ tôm, tình trạng nhiễm bệnh và lượng oxy hòa tan,… do đó không thể xác
định nồng độ gây chết, nồng độ an toàn của N-NO 2- trong môi trường thủy sản
(Schwedler et al., 1985. Trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006).


20


Hình 4.3 Sự biến động NO2 qua các lần thu mẫu
Hàm lượng N-NO2 trong nước của các nghiệm thức là khá cao và tăng dần cho đến
cuối thí nghiệm chỉ trừ nghiệm thức có độ mặn 10‰ tăng giảm bất thường là do tôm
bị hao nhiều nên phải rút nước nhiều lần và cấp nước lại. Theo Phạm Thị Tuyết Ngân
(2012), trong nuôi tôm nếu bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis sẽ kích thích nhóm
nitrate hóa (Nitrosomonas và Nitrobacter) phát triển tự nhiên do Bacillus tạo ra sản
phẩm NH4+/NH3 làm nguồn dinh dưỡng cho Nitrosomonas và NO2 làm dinh dưỡng cho
Nitrobacter. Do nhóm Nitrosomonas phát triển trong bể và chuyển hóa thành NO 2 nên
làm hàm lượng NO2 khá cao. Theo Whetston el at. (2002) nồng độ NO2 trong ao nuôi
tôm nhỏ hơn 0,23 mg/L được xem là an toàn. Nhìn chung, hàm lượng NO 2 ở các
nghiệm thức đều cao hơn mức thích hợp, tuy nhiên tôm nuôi trong môi trường nước lợ
có hàm lượng Ca2+ và Cl- và có sục khí đã làm giảm độc tính NO2 (Boyd, 1990).
4.3 Biến động mật độ vi khuẩn trong bể nuôi
4.3.1 Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong nước và trong bùn.
Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong nước.
Mật độ vi khuẩn tổng trong nước ở tất cả các nghiệm thức đều tăng dần về cuối thí
nghiệm và biến động từ 0 – 109 x10 9 (CFU/mL). Sau 60 ngày nuôi, mật độ vi khuẩn
tăng nhanh, đạt từ 106 x 109 - 109 x109 (CFU/mL) ở nghiệm thức NT 15, 20, 25, gấp
từ 5,7 – 6,6 lần so với mật độ vi khuẩn sau 50 ngày ương (16-17 x 10 9 CFU/mL). Tuy
nhiên, mật độ vi khuẩn ở nghiệm thức NT 10 thấp hơn rất nhiều so với các nghiệm
thức còn lại, đạt 31x109 (CFU/mL), nguyên nhân là do về cuối thí nghiệm tôm bị hao
hụt, phải thay nước nên ảnh hưởng đến sự mật độ vi khuẩn. Mật số vi khuẩn phụ thuộc
chủ yếu vào sức chứa tối đa và điều kiện dinh dưỡng của môi trường sống, do yếu tố
đầu vào cũng như pH, nhiệt độ,... Theo Anderson (1993), trong nước sạch thì tổng vi
khuẩn nhỏ hơn 103 (CFU/mL), nếu mật độ tổng vi khuẩn vượt quá 10 7 (CFU/mL) sẽ có
hại cho tôm cá nuôi.
21



Hình 4.4 Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong nước
Mật độ vi khuẩn tổng thu được trong nước đều cao hơn thí nghiệm của Phạm Thị
Tuyết Ngân (2010) khi đánh giá ảnh hưởng của mật độ Bacillus subtilis (8, 37,38)
chọn lọc lên môi trường và tôm sú (Penaeus monodon) trong bể. Như vậy với mật độ
vi khuẩn cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm sau khi kết thúc thí nghiệm.
Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong cặn đáy.
Mật độ vi khuẩn khi kết thúc thí nghiệm đều gần như bằng nhau và đều có mật độ cao,
cao nhất là NT 15 213x109. Nguyên nhân là do sự tích lũy thức ăn, mật độ nuôi cao,
chất thải của tôm nuôi và trong quá trình thí nghiệm không thay nước tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Hình 4.5 Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong cặn đáy
22


Mật độ vi khuẩn tổng trong cặn đáy luôn cao hơn trong nước gấp 2 lần qua các đợt thu
mẫu. Nguyên nhân là do trong cặn đáy có điều kiện thích hợp để vi khuẩn phát triển
hơn trong nước như: độ ẩm, dinh dưỡng, mật độ thả...
4.3.2 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong nước và cặn đáy
Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong nước
Theo Verschuere (2000), vi khuẩn Bacillus subtilis đóng vai trò quan trọng trong việc
cải thiện chất lượng nước. Lý do là vi khuẩn này đạt hiệu quả cao trong việc chuyển
đổi vật chất hữu cơ thành CO 2. Balcázar (2003) chứng minh Bacillus subtilis làm tăng
tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng do khống chế V. harveyi và virus đốm
trắng. Ngoài ra Bacillus subtilis còn làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các
enzyme (proteaze, amylaza, xenlulaza) phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự
phát triển quá mức của các vi sinh vật gây bệnh do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh
dưỡng, giữ cho môi trường luôn ở trạng thái cân bằng sinh học (Tăng Thị Chính và

Đặng Đình Kim, 2007). Nhờ vậy mà chúng có tác dụng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn
khác để tái tạo lại hệ vi khuẩn đường ruột (Lương Đức Phẩm, 1978).

Hình 4.6 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong nước trước khi
bổ sung
Mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong nước qua 60 ngày thí nghiệm dao động từ 0 –
90 x 109 CFU/ml, càng về cuối thí nghiệm thì mật độ vi khuẩn ngày càng tăng và đạt
cao nhất ở NT 25 (90x109 CFU/ml) và thấp nhất ở NT 10 (22x109 CFU/ml) ( Hình
4.6).

23


×