Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tiểu tiện nơi công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.71 KB, 27 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT
TẮT

DIỄN GIẢI

1

CTCP

Công ty cổ phẩn

2

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

HN&GĐ


Hôn nhân và gia đình

5

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

6

QĐHC

Quyết định hành chính

7

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................1
Nghị định 155/2016/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường..........................................................................................................................................1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1 Lý do chọn đề tài

Quản lý Nhà nước là một hoạt động quan trọng và cần thiết nhằm quản lý các
mối quan hệ xã hội theo một quy luật nhất định. Chính vì nhu cầu cấp thiết đó, Nhà
nước đã cho ra đời Luật hành chính để quản lý và đảm bảo các mối quan hệ xã hội
trên. Có thể nói, hành chính là phạm vi rất rộng, chúng ta cần tìm hiểu & nghiên cứu
các lĩnh vực của hành chính.
Theo nghị định 155/2016 của chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có việc tiêu tiện nơi công cộng có hiệu lực
từ ngày 01/02/2017 đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường cho người
dân. Tuy nhiên, hơn một năm triển khai thực hiện, nghị định này đã bộc lộc một số khó
khăn trong vấn đề xử phạt và thi hành.
Việc xử phạt hành chính đối với hành vi tiểu tiện nơi công cộng theo Nghị định
số 155/2016/NĐ-CP tuy thực hiện được hơn một năm nhưng vẫn còn thiếu những
hình thức xử phạt cụ thể. Đây cũng là một thách thức lớn đối với toàn thể các Cán bộ
nhà nước cũng như các nhà làm luật, cần phải có những biện pháp mạnh tay, những
văn bản luật hoàn chỉnh và thống nhất trong việc xử phạt. Nhằm răng đe và khắc phục
triệt để tình trạng trên, để có thể mang lại vẻ mỹ quan đô thị và đất nước ngày một tiến
bộ và văn minh hơn.
1

Trong thời gian thực tập tại địa phương, nhận thấy việc xử phạt những hành vi
tiêu tiện nơi công cộng chưa thật sự dứt khoác, còn nhiều hạn chế. Với mong muốn có
thể phản ánh chính xác và chân thật nhất quá trình công tác tại địa phương cho nên tôi
đã chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tiểu tiện nơi công
cộng”. Đây là vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm, có vai trò quan trọng trong
việc xây dựng một mỹ quan đô thị cũng như một đất nước văn minh, sạch đẹp. Do đó,
bản thân tôi cố gắng xây dựng và hoàn thành thật hoàn chỉnh luận văn này, trên tinh
thần nghiêm túc đảm bảo yêu cầu của Nhà trường, thầy cô đề ra trong quá trình học
tập.

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

1

Nghị định 155/2016/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

1


Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích toàn diện về vấn
đề này và đề ra được phương hướng giải quyết nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao ý
thức của người dân.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tình
hình bảo vệ môi trường được cải thiện, nhưng song song đó, ý thức của người dân vẫn
còn kém, vẫn còn rất nhiều những hành vi tiểu tiện nơi công cộng, làm mất vẻ mỹ
quan đô thị. Trong điều kiện như vậy, công tác kiểm tra và xử phạt hành chính vẫn còn
nhiều những thách thức cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học.
2. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài đó là tiếp cận, tìm hiểu các vấn đề về lý luận
trong lĩnh vực xử phạt hành chính, từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp để
công tác xử phạt vi phạm hành chính ngày càng hiệu quả hơn. Đánh giá thực trạng tại
địa phương về hành vi tiểu tiện nơi công cộng. Tìm ra phương hướng đổi mới và đề
xuất các giải pháp nhằm xây dựng một thành phố xanh - sạch - đẹp. Cuối cùng, trên cơ
sở thực trạng đã nêu, tác giả sẽ đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp, nhằm xây
dựng một thành phố sạch đẹp, nâng cao ý thức của người dân tại địa phương.
2.2 Đối tượng nghiện cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là đi sâu vào thực tiễn, phân tích những
điểm còn bất cập. Tìm ra những nguyên nhân, những khó khăn trong xử phạt hành
chính đối với hành vi tiểu tiện nơi công cộng, đưa ra biện pháp khắc phục nhằm nâng

cao ý thức của người dân và mang lại mỹ quan đô thị.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp tổng hợp thống kê
Phương pháp này dựa trên các số liệu từ các bài báo, báo cáo, tờ trình và thực
tiễn xử phạt tại địa phương. Qua đó, giúp tôi hiểu được khái quát hoạt động công tác
xử phạt hành chính.
 Phương pháp so sánh
Từ số liệu đã được thống kê, thấy được thực trạng của việc xử phạt hành chính
về hành vi tiểu tiện nơi công cộng vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, còn so sánh quy định các
văn bản pháp luật qua từng thời kỳ, để tìm ra được điểm mới, điểm tiến bộ của pháp
luật. Song cũng so sánh thêm về vi phạm hành chính và các vi phi phạm pháp luật
khác. Trên cơ sở đó, đánh giá chính xác về lý luận và thực tiễn, đưa ra những đề xuất
hợp lý nhằm khắc phục được hành vi tiểu tiện nơi công cộng.

2


 Phương pháp khác
Lấy ý kiến trực tiếp của nguời có chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm trong
lĩnh vực hành chính hoặc xử phạt hành chính để giúp tôi hiểu sâu hơn về công tác xử
phạt hành chính.
3. Kết cấu bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận thì nội dung của
đề tài được chia làm 2 phần
Chương 1: Khái quát chung về vi phạm hành chính
Chương 2: Quy định của pháp luật về “Xử phạt hành chính đối với hành vi tiểu tiện
nơi công cộng”

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niện về vi phạm hành chính
1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính
3


Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm
quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy đinh
của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
1.1.2 Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
Như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính được cấu thành bởi
bốn yếu tố, bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể.
1.1.2.1 Mặt khách quan
Mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật là chỉ những gì thể hiện ra bên
ngòai của hành vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi
phạm hành chính tức là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm
các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc bị ngăn
cấm được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành
chính, theo đó pháp luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình
thức, biện pháp xử phạt hành chính. Như vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi cá nhân
hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không, bao giờ cũng có những căn cứ
pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ xử phạt bằng
các biện pháp xử phạt hành chính. Không được áp dụng “nguyên tắc suy đoán vi
phạm” hoặc “áp dụng pháp luật tương tự” trong việc xác định vi phạm hành chính. Đối
với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất
phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi
mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác. Thông thường những yếu tố này
có thể là:
o

o
o
o

Thời gian thực hiện hành vi
Địa điểm thực hiện hành vi
Công cụ phương tiện vi phạm
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
1.1.2.2 Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của cấu thành vi phạm pháp luật là những gì thể hiện bên trong
của chủ thể khi có hành vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi
của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức
cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có
đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu
thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô
ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Khi có đủ căn
4


cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng không có khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết luận rằng đã không có vi phạm
hành chính xảy ra.
Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính,
ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt
buộc của một số loại vi phạm hành chính.
Đối với tổ chức vi phạm hành chính, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái tâm
lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm nên không đặt ra vấn đề lỗi đối với
tổ chức vi phạm hành chính. Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần

xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định
của pháp luật bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là đủ. Quan
điểm khác lại cho rằng cần phải xác định lỗi của tổ chức khi vi phạm hành chính thì
mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt vi phạm 7 hành chính đối với tổ chức vi phạm.
Theo quan điểm này, lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi của các thành
viên trong tổ chức đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Về phương diện
pháp luật, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định chung rằng tổ chức
phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra và có nghĩa vụ chấp
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, còn phải có trách nhiệm xác
định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong
khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1.1.2.3 Chủ thể vi phạm hành chính

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng
lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Theo quy
định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người
không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển
hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là:
a). Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành
chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định
người ở độ tuổi này có vi phạm hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi
trong mặt chủ quan của họ. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành
không định nghĩa thế nào là có lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, thông thường người thực hiện hành vi với
lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị
pháp luật cấm đoán nhưng vẫn cố tình thực hiện.

5



b). Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính
trong mọi trường hợp.
c). Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của
pháp luật;
Cá nhân, tổ chức nước ngòai cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia có quy định khác.
1.1.2.4 Khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể của vi phạm hành chính chỉ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ nhưng đã bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại.
Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này
đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy
định và bảo vệ.
Nói cách khác, vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quy tắc
về an toàn giao thông, quy tắc về an ninh trật tự, an toàn xã hội …
1.1.3 Đặc điểm của vi phạm hành chính
Là vi phạm pháp luật hành chính chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý
nhà nước.
Có tính chất nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm hình sự.
Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm
hành chính.
1.1.4 Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm
1.1.4.1 Vi phạm hành chính và tội phạm có những điểm chung sau đây:
a) Vi phạm hành chính và tội phạm đều là vi phạm pháp luật
Cơ sở của vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật của các chủ thể. Nguyên
nhân chủ yếu của vi phạm pháp luật là sự mâu thuẫn giữa yêu cầu của quy phạm pháp

luật do nhà nước đặt ra với lợi ích của người vi phạm, tức chủ thể của hành vi. Mâu
thuẫn đó mang tính chất xã hội, bởi vì cả qui phạm pháp luật và chủ thể hành vi đều có
tính xã hội.

6


Các hành vi vi phạm pháp luật tuy có thể khác nhau về mức độ vi phạm và mức
độ của hậu quả do hành vi gây ra, nhưng chúng có điểm chung nhất đó là tính chất xã
hội – là những thiệt hại, tổn thất về những mặt khác nhau đối với lợi ích của giai cấp,
nhóm xã hội nói riêng và của cả xã hội nói chung. Xuất phát từ những lợi ích của mình
mà Nhà nước đã định ra những qui phạm pháp luật.
Cơ sở của vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ. Song nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa phản ánh đầy đủ
được khái niệm vi phạm pháp luật, bởi không phải bất cứ hành vi trái pháp luật nào
cũng là hành vi vi phạm pháp luật mà chỉ những hành vi trái pháp luật được chủ thể có
đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới
là hành vi vi phạm pháp luật.
b) Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi, nó chỉ được thực hiện bởi
hành vi của con người. Suy nghĩ, tư tưởng khi chưa thể hiện thành hành vi thì dù xấu
đến đâu cũng chưa phải là vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính và tội
phạm nói riêng.
c) Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi trái pháp luật, tức là trái với
yêu cầu cụ thể của pháp luật hay trái với tinh thần của pháp luật. Đã là hành vi trái
pháp luật thì dù là vi phạm hành chính hay tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã
hội. Sự khác nhau giữa chúng chỉ là ở mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
d) Vi phạm hành chính và tội phạm đều được thực hiện bởi hành vi có lỗi của
các chủ thể.
e) Vi phạm hành chính và tội phạm đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được pháp luật quy định chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vi phạm hành

chính và tội phạm khác với các vi phạm đạo đức và vi phạm tôn giáo ở chỗ vi phạm
đạo đức và vi phạm tôn giáo không dược pháp luật quy định). Chủ thể thực hiện vi
phạm hành chính và tội phạm đều bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, việc
áp dụng các biện pháp cưỡng chế đều dựa trên cơ sở, trình tự do pháp luật quy định.
f) Những vi phạm hành chính và tội phạm được thực hiện trong điều kiện:
phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ, theo quy định của pháp luật
hành chính và hình sự, đều được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những
người thực hiện hành vi vi phạm đó.
g) Vi phạm hành chính và tội phạm có những khách thể chung
Giữa vi phạm hành chính và tội phạm giống nhau ở chỗ có những khách thể
chung. Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh và bảo vệ. Điều đó có nghĩa chỉ có những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

7


mới là khách thể của vi phạm pháp luật, không được quy phạm pháp luật điều chỉnh
thì quan hệ xã hội tương ứng không thể trở thành khách thể của vi phạm pháp luật.
Những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị xâm phạm
tới, gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại là khách thể của vi phạm hành chính.
Những quan hệ xã hội đó không chỉ là quan hệ hành chính mà còn nhiều quan hệ pháp
luật thuộc ngành luật khác bảo vệ nhưng vẫn bị xử lý hành chính. Nói một cách khái
quát hơn, khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm hành chính xâm hại tới,
là cái mà pháp luật hướng tới để bảo vệ khỏi sự xâm phạm. Cái đó là những quan hệ
xã hội khách quan chứ không phải là các quy tắc được đặt ra.
Vi phạm hành chính diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cho nên khách
thể của vi phạm hành chính rất đa dạng, phức tạp, được quy định trong rất nhiều văn
bản pháp luật. Khách thể đó là các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực: An ninh quốc
gia, trật tự nhà nước và xã hội, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và

những lĩnh vực khác của trật tự quản lý nhà nước.
1.1.4.2 Vi phạm hành chính và tội phạm có điểm riêng sau đây
a) Mặt chủ quan: Lỗi
Trong bộ Luật Hình sự, nhà làm luật quy định bốn hình thức lỗi, để là lỗi cố ý
trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả. Như vậy do tính
chất nguy hiểm cho 10 xã hội của hành vi của từng trương hợp lỗi là khác nhau, với lại
tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất nên quy đinh bốn hình thức lỗi giúp giải
quyết chính xác các vụ Án hình sự. Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi
là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Các trường hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc
vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả đều xử lí như nhau.
b) Về căn cứ pháp lý
Tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất và được quy định trong bộ luật
hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về ti phạm và hình phạt.
Ngay từ Điều 2 bộ Luật Hình sự đã quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự: “chỉ
người nào phạm một tội được Bộ Luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm
hình sự”. Như vậy bộ luật hình sự là căn cứ pháp lý duy nhất để xem xét một hành vi
vi phạm có bị coi là tội phạm hay không - không có trong luật thì không có tội, “vô
luật bất hình”.
Vi phạm hành chính không được quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà
được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, nghị
quyết, thông tư…luật ở đây là các bộ luật là nguồn của luật hành chính chứ không phải

8


là bộ luật hành chính, ví dụ: hiến pháp, luật tổ chức chính phủ…nguyên nhân mà
chúng ta không có riêng một bộ luật hành chính đơn giản vì nó quá rộng, quá nhiều
lĩnh vực với quá nhiều các văn bản pháp luật và chúng ta không thể pháp điển hóa
thành bộ luật. các văn bản dưới luật ở đây có thể là nghị quyết của Quốc hội, Chính
phủ, Ủy ban thường vụ quốc hội, hội đồng nhân dân; pháp lệnh của ủy ban thường vụ

quốc hội; Nghị định của chính phủ; các Quyết định, Chỉ thị, Thông tư…
c) Về hậu quả pháp lý
Người nào thực hiện tội phạm hay vi phạm hành chính sẽ bị xử lí bằng các biện
pháp cưỡng chế nhà nước để trả giá cho những gì mình đã gây ra cho xã hội.
Tuy nhiên, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nặng nhất, nên phải chịu biện
pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. chỉ có tội phạm mới phải
chịu hình phạt và ngược lại hành vi nào mà phải chịu hình phạt thì hành vi đó là tội
phạm.
Cũng là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhưng ở mức độ ít nghiêm khắc hơn,
người vi phạm hành chính có thể sẽ bị xử phạt hành chính.
1.1.4.3 Mức độ nguy hiểm cho xã hội giữa vi phạm hành chính và tội phạm
a) Mức dộ thiệt hại cho xã hội
Để xác định, đòi hỏi cơ quan cơ thẩm quyền dựa trên sự nhận thức về ranh giới
giữa vi phạm hành chính và tội phạm, đã được quy định cụ thể ở bộ luật hình sự, các
nghị định, thông tư hướng dẫn trong các trường hợp cụ thể. . . mức độ gây thiệt hại
biểu hiện ở dưới các hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị
xâm hại, giá trị hàng hoá phạm pháp…
b) Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần
c) Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi
1.2
Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
1.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình
thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
vi phạm hành chính theo quy định củ pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. (Tham
khảo khoản 2 điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
1.2.2 Đặc điểm
Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, vi phạm hành
chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.


9


Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật. (Điều 38 đến 51 – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Công an nhân dân
Bộ đội biên phòng
Cảnh sát biển
Hải quan
Kiểm lâm
Cơ quan Thuế
Quản lý thị trường
Thanh tra chuyên ngành
Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thuỷ nội địa,
Giám đốc Cảng vụ hàng không
o Toà án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o

Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc,
trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. (Điều 3 – Luật
xử lý vi phạm hành chính 2012)
Kết quả của các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết
định xử phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
1.3 Các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế khác
1.3.1 Hình thức phạt chính
a) Cảnh cáo
Cảnh cáo: Đây là hình thức được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành
chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến 16 tuổi. Hình thức xử phạt cảnh cáo được
quyết định bằng văn bản. (Điều 22 – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
Chỉ được xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc
tổ chức vi phạm hành chính khi:
o Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân đó được văn bản pháp luật quy định có
thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
o Chỉ áp dụng khi cá nhân, tổ chức vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ.
Phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo và hình phạt cảnh cáo

10


Xử phạt cảnh cáo: chỉ mang tính giáo dục, không bị coi là có án tích và không
bị ghi vào lý lịch tư pháp.
Hình phạt cảnh cáo: theo thủ tục tố tụng hình sự sẽ bị coi là có án tích và sẽ bị

ghi vào lý lịch tư pháp.
Phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo và hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với
cán bộ, công chức
Xử phạt cảnh cáo:
o Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính theo quy
định pháp luật.
o Do người có thẩm quyền quyết định áp dụng.
Kỷ luật cảnh cáo:
o Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật
mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
o Do thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức thuộc quyền theo thủ
tục xử lý kỷ luật do pháp luật quy định.
b) Phạt tiền
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến
500.000.000 đồng.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước được quy định như sau:
i) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực
gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh
môi trường; thống kê;
ii) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống
tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường
bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
iii) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và
bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS;
giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công
nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ
và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật
nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa
đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký

kinh doanh;

11


iv) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy
nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã
hội;
v) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám
bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn
nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài
nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công
trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất
bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh
xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ;
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
vi) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai
thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản
lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
vii) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
viii) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác,
sử dụng nguồn tài nguyên nước;
xi) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
x) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục
địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ,
năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò,
khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều
này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa
trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản

phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương
ứng. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều
này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
(Điều 24 – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
c) Trục xuất
Trục xuất là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt
Nam phải rời khỏi Việt Nam. Trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức
phạt bổ sung. Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc là hình
thức phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo phạt hình thức khác. (Điều 27 – Luật xử
lý vi phạm hành chính 2012).

12


1.3.2 Các hình thức phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. (Điều 25 – Luật xử lý vi
phạm hành chính 2012).
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. (Điều 26 –
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
1.3.3 Các biện pháp cưỡng chế thi hành khác
a) Biện pháp phòng ngừa
Căn cứ từ điều 122 đến điều 132 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Được áp
dụng nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà
nước cũng như đảm bảo các an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai,
dịch bệnh, v.v...
Các biện pháp này thông thường được áp dụng để ngăn ngừa những hiểm hoạ
xảy ra đối với sinh mạng và tài sản của công dân, tài sản của nhà nước, xã hội trong
các hoàn cảnh khẩn cấp không liên quan đến những vi phạm pháp luật
b) Biện pháp trưng dụng
Mục đích nhằm trưng mua tài sản của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp

thật cần thiết để đảm bảo an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia.
c) Biện pháp ngăn chặn hành chính
Được áp dụng để dập tắt những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn hậu quả
thiệt hại do chúng gây ra, hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành người có thẩm
quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính: (Điều 119 – Luật
xử lý vi phạm hành chính 2012)
o Tạm giữ người;
o

Áp giải người vi phạm;

o Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề;
o Khám người;
o Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
o Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
o Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian
làm thủ tục trục xuất;

13


o Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý
hành chính;
o Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc trong trường hợp bỏ trốn.
o Các biện pháp cưỡng chế khác. Ví dụ, thực hiện việc cưỡng chế người xây
nhà trái phép, lấn chiếm nhà ở trái phép.

1.4 So sánh giữa vi phạm hành chính với các vi phạm pháp luật khác
1.4.1 Sự khác biệt giữa vi phạm hành chính – hình sự - dân sự
Nội dung

Hành chính

Hình sự

Dân sự

Mối quan hệ

Nhà nước và tổ
chức/cá nhân

Nhà nước và cá
nhân

Tổ chức/cá nhân và
Tổ chức/ cá nhân

Vai trò nhà
nước

Nhà nước có cá biện
pháp cưỡng chế và
chế tài hành chính.

Nhà nước tuy tố
trách nhiệm hình

sự, biện pháp
cưỡng chế và chết
tài hình sự .

Đảm bảo việc thực
hiện đầy đủ các
biện pháp chế tài
dân sự của các bên.

Thủ tục tố tụng

Luật tố tụng hành
chính .

Luật tố tụng hình
sự.

Luật tố tụng dân sự.

CHƯƠNG 2:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI
VỚI HÀNH VI TIỂU TIỆN NƠI CÔNG CỘNG

2.1 Hành vi vi phạm hành chính
2.1.1 Hành vi vi phạm hành chính “tiểu tiện nơi cộng cộng”
Tiểu tiện nơi công cộng gây ra hình ảnh nhếch nhách, mất mỹ quan đô thị và
tạo ra môi trường không được trong sạch – cũng là vấn đề nhức nhối trong thời gian

14



vừa qua. Những hình ảnh phản cảm do người dân thực hiện hành vi tiểu tiện không chỉ
gây ra khó chịu, mà còn là hình ảnh không mấy thiện cảm đối với các nước bạn, làm
xấu đi hình ảnh đất nước Việt Nam. Mặc dù Nhà nước ta đã có những biện pháp xử lý
nặng, nhưng vẫn chưa thật sự xử lý triệt đề vấn đề này. Rất khó để xử phạt cũng như
răn đe làm gương cho toàn xã hội.
Do ý thức của người dân kém, mặc dù Nhà nước ta đã có những khẩu hiệu về
vấn đề xử phạt hành vi tiểu tiện nơi công cộng, và cũng đã xử phạt đối với một vài
trường hợp nhưng hành vi tiểu tiện nơi công cộng vẫn xảy ra thường xuyên, đặc biệt là
nơi tôi thực tập. Tất cả những trường hợp xử phạt do tiêu tiện nơi công cộng đều được
ghi hình lại nhằm làm bằng chứng. Ai cũng có thể vi phạm hành chính về hành vi tiêu
tiện nơi công cộng, nam cũng như nữ.
Nghị định 155/2016/NĐ - CP thay thế cho nghị định 179/2013/NĐ - CP quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực ngày
01/02/2017 đã tăng đáng kể (10lần) so với trước đây, qua đó có thể thấy hành vi tiểu
tiện nơi công cộng đang bị lên án rất mạnh mẽ và sẽ không ngừng bị chế tài nghiêm
khắc nếu không có sự thuyên giảm.
2.1.2 Thẩm quyền xử phạt về hành vi tiểu tiện nơi công cộng
Khác với việc xét xử hành vi phạm tội thẩm quyền được giao cho cơ quan duy
nhất là Toà án, việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ
có thẩm quyền khác nhau thực hiện, bao gồm:
o Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND các cấp
(Tham khảo điều 48, NĐ 155/2016/NĐ – CP)
o Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của công an dân nhân (Điều 49,
NĐ 155/2016/NĐ – CP)
o Thẩm quyền xử phạt hành chính của thanh tra chuyên ngành (Điều 50, NĐ
155/2016/NĐ – CP)
o Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác (Tham khảo điều
41,42,43,44,45 và 47 Luật xử lý vi phạm hành chính).
Như vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tiêu tiện nơi công

cộng sẽ do nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau thực hiện. Do đó, để tránh
khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý vi phạm hành chính, nghị định 155/2016/NĐCP tại điều 52 quy định nguyên tắc thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính như sau:
 Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính
trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương

15


Người có thẩm quyền xử phạt hành chính từ điều 48 đến điều 51 trong
nghị định 155/2016/NĐ-CP có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
thuộc lĩnh vực và ngành mà mình quản lý.
 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tiểu tiện nơi công
cộng của những người được quy định từ điều 48 đến 51 nghị định này là
thẩm quyền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong
trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền
xử phạt cá nhân đối với chức danh đó. Trường hợp phạt tăng thêm đối
với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất
thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt
tiền cao nhất của mẫu chất thải đó. (Tham khảo tại khoản 2, điều 5 nghị
định 155/2016/NĐ-CP)
 Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ
vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi
phạm cụ thể.
2.1.3 Thủ tục xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi tiểu tiện nơi
công cộng
Nghị định 155/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định tăng mức phạt tiền với hành vi
gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng như sau: Phạt tiền
từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ
sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương

mại, dịch vụ, nơi công cộng. (Điểm b, khoản 1, điều 20 nghị định 155/2016/NĐ-CP).
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
đơn giản giúp người có thẩm quyền xử phạt cấp cơ sở có thể nhanh chóng xử lý những
hành vi vi phạm nhỏ, rõ ràng, tránh được sự phức tạp khi lập hồ sơ vi phạm hành chính
hoặc chuyển vụ việc lên cho cấp trên quyết định. Tuy nhiên, trong xu hướng nâng cao
mức phạt tiền như hiện nay, thì mức tiền được xử phạt tối đa theo thủ tục này (Điều 56
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) là từ 250.000 đến 500.000 đồng còn quá thấp
khó có thể áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, đặc biệt như
lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội; giao thông đường bộ…là những lĩnh vực có
số lượng hành vi vi phạm lớn, đa dạng và mang tính phổ thông.
Nếu cá nhân hay tổ chức vi phạm bị phạt tiền từ 250.000 đồng trở lên, thì người
có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc xử phạt như sau: Lập biên bản về hành vi vi
phạm hành chính, biên bản này phải có chử ký của người lập biên bản và người vi
phạm hành chính. Nếu người vi phạm không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản
(Tham khảo khoản 1 Điều 56 - Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) nếu có người

16


làm chứng thì cùng ký vào biên bản (Khoản 3 Điều 58- Luật xử lý vi phạm hành
chính) mỗi bên giữ 01 bản. Nếu vụ vi phạm vượt qua thẩm quyền xử phạt của người
lập biên bản, thì người đó phải gởi biên bản tới người có thẩm quyền xử phạt (Khoản 3
Điều 58 - Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản (Khoản 1
Điều 66 – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012). Nếu vụ vi phạm hành chính có tình
tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày. Trong trường hợp cần thêm
thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo cho
thủ trưởng trực tiếp bằng văn bản, thời gian gia hạn không qua 30 ngày. Nếu thấy có
dấu hiệu tội phạm hình sự thì người có thẩm quyền chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử
lý hình sự giải quyết (Điều 62 - Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 )

Biên bản xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của
người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra
vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật
được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản.
Trong trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt cảnh
cáo còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người
chưa thành niên vi phạm đang học tập. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải
ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người
có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt phải giao biên lai thu tiền phạt
cho người bị xử phạt. (Tham khảo Khoản 2 Điều 58 – Luật xử lý vi phạm hành chính).
2.1.4 Thời hạn, thời hiệu và hình thức xử phạt hành vi tiểu tiện nơi cộng cộng
Thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản (Khoản 1
Điều 66 – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Theo quy định tại Khoản a điểm 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02
năm tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vấn ra quyết định áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính
và Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì hình thức xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi tiểu tiện nơi công cộng sẽ bao gồm: Phạt cảnh cáo; phạt
tiền; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính.

17


2.2 Thực trạng và giải pháp đối với công tác xử lý vi phạm hành chính về hành vi
tiểu tiện nơi công cộng

2.2.1 Thực trạng
Nếu như trước đây, trên các con phố ngõ hẻm chúng ta thường thấy hình ảnh
tiểu tiện diễn ra thì hiện nay tình trạng này hầu như không còn. Đi đến bất cứ con
đường nào trên địa bàn thành phố, chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy những biển
cấm, hay trên những bờ tuờng đều có những dòng chữ “Câm tiểu tiện” được treo ở
những nơi dễ dàng nhìn thấy nhất. Sự nỗ lực, quyết tâm của các ban ngành trong công
tác chống hành vi tiểu tiện nơi công cộng đã mang lại hiệu quả tích cực.
Ngay từ khi mới được ban hành, Nghị định 155/2016 đã nhận được nhiều ý
kiến tích cực từ phía người dân. Anh Nguyễn Thế Hưng (Khương Trung, Hà Nội) cho
biết, các chế tài xử lý hành vi tiểu tiện bữa bãi nơi công cộng như vậy sẽ góp phần
nâng cao ý thức xã hội, đủ sức răn đe để đẩy lùi tình trạng tiểu bậy, cố ý gây mất vệ
sinh môi trường cũng như mất mỹ quan đô thị . Đồng tình với quan điểm xử phạt nặng
song một độc giả cho rằng, trước khi áp dụng phạt cần phải "phủ sóng" nhà vệ sinh
công cộng ở các thành phố lớn. Thành phố nên lắp hệ thống camera giám sát ở những
nơi công cộng, có chế độ thưởng cho người cung cấp thông tin. Ví dụ, với mức phạt 3
triệu đồng với người tiểu bậy sẽ trích cho người cung cấp thông tin một triệu đồng.
"Tôi nghĩ các thành phố sẽ sạch đẹp và vắng bóng người tiểu bậy", người này nêu
quan điểm. (Theo vnexpress.net)
Nhưng song song đó, vẫn còn rất nhiều hành vi tiểu tiện nơi công cộng vẫn xảy
ra thuờng ngày, hầu hết những trường hợp vi phạm bị xử phạt trong thời gian qua tại
khu vực trung tâm thành phố đều là những tài xế taxi, xe buýt, thậm chí là lao động
nghèo, làm nghề bán hàng rong, đạp xích lô, những đối tượng này không thể có số tiến
từ 1.000.000 triệu đồng đến 3.000.000 triệu đồng để đóng phạt. (Theo
baoxaydung.com.vn)
Tuy nhiên, chị Nguyễn Huyền Trang (Đống Đa, Hà Nội) cũng bày tỏ sự băn
khoăn, nghi ngại về thực trạng thiếu hụt nhà vệ sinh công cộng vẫn luôn là vấn đề
nhức nhối của các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội. Bên cạnh đó, những nhà vệ sinh cũ
này thường xuống cấp, mất vệ sinh khiến khiến người dân không khỏi phàn nàn. Do
vậy, để giải quyết gốc rễ vấn đề thì phía chính quyền cũng cần tăng cường lắp đặt thêm
các nhà vệ sinh công cộng mới, cùng trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhân dân.

(Theo baoxaydung.com.vn)
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hà Nội, trên địa bàn hiện có khoảng 400
nhà vệ sinh công cộng, phân bố tại 10 quận nội thành và thị xã Sơn Tây. Trong đó có
gần 270 nhà vệ sinh công cộng nằm ở các ngõ, ngách, phục vụ người dân trong các

18


khu dân cư, khu tập thể. Chỉ có số ít nhà vệ sinh công cộng được phân bổ tại các vườn
hoa, khu vui chơi, công viên… Đa phần nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố
được xây dựng từ lâu, không ít nhà vệ sinh công cộng có tuổi đời trên 20 năm, nay đã
xuống cấp trầm trọng. Trong khi đó, chủ trương cải tạo hoặc xây dựng mới các nhà vệ
sinh công cộng vẫn đang chờ ý kiến của lãnh đạo Thành phố. Nhà vệ sinh công cộng ở
dốc Thọ Lão (quận Hai Bà Trưng) nằm lẩn khuất trong một khu dân cư đông đúc,
không có biển báo, chỉ người dân sống tại đây lâu năm mới biết đến. Tương tự, nhà vệ
sinh công cộng trên phố Nguyễn Công Trứ cũng nằm trong một khu dân cư, nếu đi
ngoài đường thì không thể phát hiện được. (Theo daibieunhandan.vn)
Trong khi đó, có một thực tế đáng chú ý là nhà vệ sinh đặt tại các điểm công
cộng mặc dù đã ít nhưng lại bị chiếm dụng hoặc hoạt động cầm chừng, không hiệu
quả. Điển hình, nhà vệ sinh công cộng nằm trên phố Phủ Doãn và Quán Sứ đang bị các
điểm trông giữ xe máy, ô tô xếp xe chắn hết xung quanh, rất khó để phát hiện. Điều
đáng nói, đa phần các nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố hiện nay đều rất
bẩn do không được vệ sinh, lau rửa thường xuyên, nhiều nơi bốc mùi hôi thối nồng
nặc. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dân đành chấp nhận đi vệ sinh ngoài
đường còn hơn vào nhà vệ sinh công cộng. (Theo daibieunhandan.vn)
Vừa qua, tại Hà Nội vào tháng 2, Công an phường Láng Hạ (quận Đống Đa)
căn cứ hình ảnh camera ghi lại hình ảnh người đàn ông tiểu bậy giữa đường đã lập hồ
sơ và phạt cảnh cáo với mức 200.000 đồng. (Theo vnexpress.net)
Ngày 13.2, Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành xử phạt 3 lái xe taxi mỗi
người 2 triệu đồng về hành vi tiểu tiện tại nơi công cộng. Việc xử phạt trên được nhân

dân Thủ đô rất đồng tình và ủng hộ. Thế nhưng, điều này lại thể hiện sự bất cập trong
việc quy hoạch, sắp xếp nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố. Nhà vệ sinh
công cộng là điều “xa xỉ”. Thậm chí, có những tuyến đường đi cả chục km vẫn không
thấy bóng dáng nhà vệ sinh công cộng nào. Đây cũng là một thực tế mà Hà Nội đang
phải đối mặt. Mặc dù tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh, các tuyến đường mới mở
ngày càng nhiều, nhưng việc bố trí các nhà vệ sinh công cộng thì lại không được chính
quyền quan tâm. (Theo daibieunhandan.vn)
Để giải quyết “bài toán” thiếu nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố,
tháng 8.2016, UBND thành phố đã đồng ý về mặt chủ trương để Công ty Cổ phần
thương mại và truyền thông Vinasing tài trợ 1.000 nhà vệ sinh công cộng cũng như
nhiều trang thiết bị để phục vụ công ích cho người dân. Đổi lại, UBND thành phố
đồng ý về chủ trương để công ty này được khai thác quảng cáo trong phạm vi cho
phép, theo đúng các quy định của pháp luật trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ
giới trên địa bàn thành phố trong thời gian 10 năm để thu hồi vốn. UBND thành phố
cho rằng đề xuất này hoàn toàn phù hợp với chủ trương kêu gọi xã hội hóa đầu tư, huy
19


động mọi nguồn lực của xã hội phục vụ cho phát triển và các hoạt động của thành phố.
(Theo daibieunhandan.vn)
Hy vọng với chủ trương xã hội hóa cũng như chú trọng tới việc quy hoạch, lắp
đặt các nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn toàn thành phố, từ khu vực nội đô tới các
huyện ngoại thành, đặc biệt tại các danh lam, thắng cảnh, khu vui chơi, đồng thời, kết
hợp với việc xử phạt hành chính nghiêm minh, Hà Nội sẽ xóa bỏ hành vi tiểu tiện,
phóng uế tại nơi công cộng, gây mất mỹ quan đô thị trong thời gian không xa. (Theo
daibieunhandan.vn)
2.2.2 Khó khăn, mâu thuẫn trong vấn đề xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
tiểu tiện nơi công cộng
Trên thực tế, mặc dù mức độ tuyên truyền về hành vi tiểu tiện nơi công cộng sẽ
bị phạt tiền từ 1.000.000.000 triệu đồng đến 3.000.000.000 triệu đồng, nhưng nhìn

chung nó chưa thực sự răn đe và đem lại kết quả khả quan, tình trạng tiểu tiện nơi công
cộng vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Lực lượng chức năng cũng không thể cưỡng chế
phương tiện của họ vì không đúng thẫm quyền, hoặc nhiều trường hợp cũng chẳng có
tài sản gì để cưỡng chế. Bắt lao động công ích thì phải lao động trong bao lâu, cơ quan
nào giám sát, những điều này cũng chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Trong quá
trình thi hành nhiệm vụ, các chiến sĩ công an đã bắt gặp nhiều trường hợp không chấp
nhận bị xử phạt đã kháng cự lại gây mất nhiều thời gian làm việc của tổ công tác. Bởi
vậy, tất cả những trường hợp bị phát hiện đều phải ghi hình lại để làm bằng chứng. Đa
phần những trường hợp vi phạm đều làm các nghề như chạy xe ôm, đánh giày, bán vé
số, tài xế xe taxi, xe tải…
Theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP, từ ngày 1/2/2017 hành vi vệ
sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương
mại, dịch vụ, nơi công cộng (gọi tắt là nơi công cộng) sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3
triệu đồng. Tuy nhiên, sau hơn một năm thực hiện các cơ quan chức năng tiến hành xử
phạt, số trường hợp vi phạm bị xử lý vẫn chỉ nhỏ giọt do khó khăn từ nhiều phía.
Thượng úy Phạm Văn Trọng, Phó trưởng Công an Phường Mộ Lao, quận Hà Đông,
Hà Nội cho biết trên đường tuần tra, giả sử có phát hiện ai đó đang tiểu tiện không
đúng nơi quy định cũng khó mà đến gần để “bắt quả tang”. Theo Thượng úy Trọng,
hành vi tiểu tiện chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, nếu ở nơi không có
camera theo dõi, cán bộ chiến sỹ mở được thiết bị riêng để ghi hình thì có khi người vi
phạm đã thực hiện xong hành vi tè bậy. Do vậy, theo Thượng úy Trọng, nếu chỉ nhắc
nhở thôi thì dễ chứ lập biên bản phạt với mức hàng triệu đồng, chắc chắn sẽ có nhiều
người chối tội, đôi co với cán bộ chiến sỹ. “Vậy nên cách tốt nhất là bố trí cán bộ mật
phục ở những nơi thường xuyên xảy ra hành vi này, phạt nghiêm người vi phạm để răn

20


đe người khác khi ấy việc hạn chế tiến tới xóa bỏ tình trạng tiểu bậy mới hiệu quả”,
Thượng úy Phạm Văn Trọng chia sẻ thêm. (Theo baomoi.com)

Về vấn đề này, Trung tá Nguyễn Ngọc Thắng, Đội trưởng đội Môi trường,
Công an Quận Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng, việc xử phạt hành vi tè bậy nơi công
cộng là việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao ý thức của người dân về ứng xử nơi công
cộng. Bởi trước đây nhiều trường hợp người dân khi tham gia giao thông, tắc đường
ngang nhiên tè bậy vào dải phân cách mà không có cơ quan chức năng nào đứng ra xử
lý. Còn theo Trung tá Hoàng Mạnh Thắng, Trưởng Công an Phường Khương Mai,
Thanh Xuân, Hà Nội, vừa qua Công an Phường đã tiến hành xử phạt người đàn ông tè
bậy trên phố Lê Trọng Tấn. Tuy nhiên, theo Trung tá Hoàng Mạnh Thắng, việc xử phạt
người tè bậy này sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn do địa bàn thì rộng, cán bộ tiến hành
công tác lại không nhiều, việc bố trí máy ảnh, camera chưa thể phủ rộng, do vậy việc
xử phạt còn hạn chế. Chưa kể bản thân những người thực hiện hành vi vi phạm chủ
yếu là lao động tự do, xe ôm, bán hàng rong khi bị phạt nếu hoàn cảnh khó khăn khóc
lóc van xin trình bày cũng sẽ khiến cán bộ xử lý... khó nghĩ. Do vậy theo Trung tá
Hoàng Mạnh Thắng, vấn đề cần nhất hiện nay ngoài việc xử phạt là việc xây dựng các
nhà vệ sinh công cộng bởi nếu còn tình trạng khan hiếm nhà vệ sinh công cộng như
hiện nay thì việc xử phạt cũng không có nhiều tác dụng bởi đó thực sự là nhu cầu của
người dân. “Nhiều người nói chấp nhận… tiểu bậy và bị xử phạt còn hơn là hỏng thận
bởi do họ không tìm được nhà vệ sinh công cộng”, Trưởng Công an Phường Khương
Mai nhấn mạnh. (Theo baomoi.com)
Thiết nghĩ, để quy định pháp luật đi vào cuộc sống, làm thay đổi ý thức và hành
vi của người dân cũng cần thời gian và phải thực sự quyết tâm. Thời gian đầu, nên tiến
hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó chú trọng việc tuyên truyền nếp sống văn hóa
cho người dân, tập thói quen cho người dân tuân thủ các quy định. Tiếp đó, việc xử
phạt phải được tiến hành công bằng ở các đối tượng và đồng bộ các địa phương trên cả
nước thì hiệu quả áp dụng pháp luật mới được nâng cao.
Ở một số nước trong khu vực, việc tiểu tiện bừa bãi nơi công cộng sẽ bị xử phạt
hành chính ở mức rất cao. Điển hình như Singapore, nếu xả rác, tiểu bậy sẽ bị phạt đến
1.000 SGD (khoảng 16 triệu đồng), tái phạm sẽ bị phạt 2.000-5.000 SGD và phải lao
động công ích nhiều giờ liền. Ở Kuala Lumpur (Malaysia), nếu vi phạm bị phạt 5.000
RM (hơn 25 triệu đồng), thậm chí nơi cấm tiểu bậy mà vi phạm nhiều lần có thể kết án

tù. (Theo baomoi.com)
Ngày 13/2, Đội Cảnh sát môi trường Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đã ra
quyết định xử phạt hành chính với mức phạt tiền 2 triệu đồng/người đối với 3 tài xế
taxi có hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định. Mức phạt tiền này căn cứ vào quy

21


định tại Nghị định 155/ 2016/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 1/2/2017. Theo quy định
cũ thì mức xử phạt tiểu tiện nơi công cộng là 300 ngàn đồng, còn theo quy định mới
thì mức phạt là từ 1 – 3 triệu đồng, phạt nặng, xử phạt thường xuyên có phải là biện
pháp hữu hiệu để chấm dứt tình trạng tiểu tiện nơi công cộng hiện nay hay không?
Dù còn rất nhiều những vấn đề bất cập cần phải giải quyết trong việc triển khai
nghị định 155 đi vào thực tế cuộc sống. Nhưng phải nhìn nhận rằng, khó nhưng nếu
không làm thì chúng ta sẽ không thể chấn chỉnh thói hư tận xấu tiểu tiện nơi công cộng
của một bộ phận người dân; một đất nước đang hội nhập toàn cầu mạnh mẽ thì không
thể chấp nhận những hình ảnh người dân đứng tiểu bậy nơi công cộng như hiện nay.
(Theo antv.gov.vn)
2.2.3 Một số kiến nghị vả giải pháp xử lý vi phạm hành chính về hành vi tiểu
tiện nơi công cộng
Kiến nghị
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tiểu
tiện nơi công cộng, tác giả đề xuất một số ý kiến như sau:
Tuyên truyền, dán khẩu hiệu trên các tuyến đường, các khu vực nơi công cộng
nhằm nâng cao ý thức cho người dân, để khắc phục được hành vi tiểu tiện nơi công
cộng.
Có sự đầu tư kinh phí hơn nữa cho các nhà vệ sinh công cộng trong các khu vực
đông dân cư và nội ô thành phố để phục vụ nhu cầu của người dân.
Lắp đặt camera giám sát trong các tuyến đường, gần khu vực nơi công cộng,

thưởng cho những ai tố cáo hành vi tiểu tiện nơi công cộng.
Kiên quyết hơn trong việc xử phạt và cưỡng chế thi hành, không bỏ qua cho
những hành vi vi tiểu tiện nơi công cộng cho dù chỉ là vi phạm lần đầu.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát trên tuyến đường và những khu vực nơi công
cộng để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi tiểu tiện nơi công cộng.
Một số giả pháp
Để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tiểu tiện nơi công
cộng; đảm bảo tính rản đe cao, tránh thiên vị trong việc xử phạt hành chính Đảng và
Nhà nước ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Cần phải rà soát, đánh giá lại hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tiểu tiện nơi công cộng. Để từ đó có cách bố trí

22


sắp xếp cán bộ làm công tác nhiệm vụ xử phạt phù hợp với năng lực và trình độ của
mỗi người.
Hoàn thiện các văn bản pháp luật, các nghi định, văn bản hướng dẫn thi hành để
có thể thống nhất trong việc xử phạt hành chính, cũng như cưỡng chế thi hành. Nêu rõ
thẩm quyền của từng bộ phận, ra quyết định xử phạt. Nâng cao hình thức xử phạt, lao
động công ích xã hội để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ một môi
trường sống xanh sạch đẹp và vẻ mỹ quan đô thị.
Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hành vi tiểu tiện nơi công
cộng đến đông đảo các tầng lớp người dân qua các hình thức: tuyên truyền trên các loa
phát thanh, treo các khẩu hiệu cấm tiểu tiện, xử lý công khai các hành vi tiểu tiện để
làm gương…
Trên khắp các tuyến đường, nơi công cộng cần được bố trí them nhiều nhà vệ
sinh công cộng, tránh tình trạng người dân viện lý do không tìm được nhà vệ sinh công
cộng. Tăng cường thêm các camera để ghi lại những hành vi phạm hành chính trên, để
hỗ trợ cho công tác xử phạt hành vi tiểu tiện nơi công cộng.


KẾT LUẬN

Những nội dung trình bày như trên đã cung cấp một phần cho mọi người những
kiến thức, cũng như thực tiễn về Luật Hành chính nói chung và nội dung về “ Xử phạt

23


×