Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Đánh giá công tác quản lý nước mặt tại quận cái răng thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 80 trang )

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phản ánh thực trạng công tác quản lý nhà nước
về khai thác tài nguyên nước mặt trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Vấn đề
về thể chế quản lý và hệ thống văn bản pháp lý quản lý nguồn tài nguyên nước mặt của
Việt Nam được nghiên cứu nhìn nhận trên phương diện tổng quan và cụ thể đối quận Cái
Răng, thành phố Cần Thơ.
Các bên có liên quan được phỏng vấn trực tiếp bao gồm các cơ quan quản lý nhà
nước và các đơn vị khai thác nguồn tài nguyên nước mặt tại địa phương. Kết quả nghiên
cứu đã đánh giá được tính hợp lý khi áp dụng văn bản quản lý nguồn tài nguyên nước mặt
cho địa phương.
Công tác phổ biến các quy định nhà nước về khai thác, bảo vệ và đặc biệt là xin
cấp phép khai thác nước mặt nhıı̀n chung vẫn chưa triển khai chi tiết đến người dân. Bên
cạnh đó, nghiên cứu đã xác định sự trùng lấp trong công tác quản lý giữa các bên có liên
quan được quy định trong văn bản quản lý.
Kết quả sau khi nghiên cứu được tham vấn đến các Sở, ban, ngành ở địa phương,
nhằm hỗ trợ cán bộ quản lý chuyên trách trong công tác tham mưu trình Ủy ban nhân dân
tỉnh ra quyết định ban hành văn bản quản lý tài nguyên nước mặt quận Cái Răng, thành
phố Cần Thơ.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.2 Nội dung nghiên cứu
1.3
1.4

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

CHƯƠNG 2. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU TỔNG QUAN
2.1 Khái niệm quản lý tài nguyên nước
2.1.1 Khái niệm cơ bản về tài nguyên nước
2.1.2 Khái niệm về tài nguyên nước mặt
2.1.3 Khái niệm quản lý tài nguyên nước
2.1.4 Khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước
2.2 Vai trò tài nguyên nước mặt
2.2.1 Vai trò của nước đối với sinh vật
2.2.2 Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật và con người
2.2.3 Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người
2.2.4 Vai trò của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế

2.2.5 Vai trò của nguồn tài nguyên nước mặt cho sản xuất nông nghiệp
2.2.6 Tài nguyên nước với sự phát triển bền vững ở Việt Nam
2.3 Quản lý tài nguyên nước mặt
2.3.1 Công tác quản lý tài nguyên nước mặt trên thế gới
2.3.2 Công tác quản lý tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
2.3.3 Các luật và văn bản dưới luật có liên quan đến quản lý tài nguyên nước
2.3.4 Các công cụ quản lý tài nguyên nước mặt
2.4 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước
2.4.1 Mục đích đánh giá
2.4.2 Cơ sở để thực hiện đánh giá
2.4.3 Các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
2.4.4 Quản lý tài nguyên nước để phát triển bền vững Việt Nam
2.4 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
2.5.1 Các khía cạnh của quản lý tổng hợp tài nguyên nước
2.5.2 Các nguyên tắc của quản lý tổng hợp tài nguyên nước



2.5.3 Hiện trạng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam
2.5.4 Những thách thức trong việc thực hiện các nguyên tắc QLTHTNN
2.5.5 Mục tiêu quản lý tổng hợp tài nguyên nước
2.5.6 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lí tổng hợp tài nguyên nước
2.5.7 Một số văn bản cụ thể về Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước và Quy hoạch
Tài nguyên nước
2.5 Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Quản lý, Tổ chức và Luật
pháp
2.7 Đánh giá “Luật Tài nguyên nước”
2.8 Tổng quan khu vưc nghiên cứu
2.8.1 Lịch sử hình thành
2.8.2 Vị trí địa lý
2.8.3 Điều kiện tự nhiên
2.8.4 Điều kiện kinh tế - xã hội - môi trường quận Cái Răng

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
3.1.2 Địa điểm
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp
3.4.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp
3.5 Xử lý số liệu


DANH SÁCH HÌNH



DANH SÁCH BẢNG


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một loại tài nguyên quí giá và được coi là vĩnh cửu. Không có nước thì
không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi
hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ sản,... (Nguyễn
Thanh Sơn, 2005). Nước là một trong những yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động sống trên
trái đất, đóng góp vai trò vô cùng quan trọng cho cuộc sống của con người, sự phát triển
nền kinh tế - xã hội và cân bằng hệ sinh thái (An et al., 2014). Trong những năm gần đây,
nhiều quốc gia đang phải đối mặt với thách thức do nhu cầu nước ngày càng gia tăng,
trong khi nguồn cung cấp lại hạn chế, hạn hán định kì, cạn kiệt và ô nhiễm (UNDP, 2006).
ĐBSCL là nơi sản xuất lương thực và thực phẩm lớn nhất Việt Nam, đóng góp hơn
53% sản lượng lúa gạo, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và khoảng 75% nguồn trái cây
cho cả nước (Tuan and Tri 2013). Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu
gây tác động tiêu cực đến môi trường như mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên
thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước và đe dọa tính bền vững của hệ thống sinh thái đồng
bằng (Tuấn 2012). Song, môi trường nước mặt ở các khu đô thị đã và đang đối mặt với
tình trạng ô nhiễm trầm trọng (Lê Trình, 1997). Tất cả chất thải từ các khu đô thị đều thải
trực tiếp hay gián tiếp xuống kênh rạch mà không qua một hệ thống xử lý nào dù là xử lý
sơ bộ (Đặng Kim Chi, 1998). Chính các chất thải này đã làm cho các sông rạch chảy qua
thành phố đều bị ô nhiễm, giảm vẻ mỹ quan và ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của
người dân nói riêng và môi trường đô thị nói chung (Lê Huy Bá et al, 2000).
Hiện nay tại thành phố Cần Thơ, tài nguyên nước mặt ngày càng khan hiếm và
thường xuyên trực tiếp chịu các tác động tiêu cực của môi trường và con người. Trong
những năm gần đây, biến động bất thường của thời tiết và khí hậu, việc khai thác nguồn
nước mặt không có kiểm soát trong vùng và trên lưu vực sông Mê Công đã làm tài

nguyên nước mặt ở TP Cần Thơ ngày càng có dấu hiệu giảm về cả chất lượng lẫn khối
lượng. Trong khi đó nhu cầu dùng nước của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dân
cư ngày một tăng cao đòi hỏi (Cục quản lý Tài nguyên nước, 2014).
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá công tác quản lý nước mặt tại
Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” rất cần thiết nhằm góp phần bảo vệ nguồn tài
nguyên nước mặt bền vững và giúp các nhà quản lý có cái nhìn cụ thể trong công tác quản
lý tài nguyên nước mặt tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá cơ chế thực thi và hiệu quả của công tác quản lý nguồn tài nguyên nước
mặt dựa trên “Luật tài nguyên nước” tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý của các bên liên quan.
- Phân tích các mâu thuẫn trong quản lý và khai thác nguồn nước mặt.
- Phân tích cơ chế giải quyết và phòng tránh mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước
mặt và đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
1.3 Nội dung nghiên cứu
-

Phân tích mâu thuẫn trong sử dụng nước mặt và các giải pháp ngăn chặn phòng
tránh
mâu thuẫn đó.
- Đánh giá hiệu quả thực thi sử dụng tài nguyên nước mặt dựa trên sự tham gia của
các bên có liên quan.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Khu vực nghiên cứu của luận văn là 5 phường của quận Cái Răng bao gồm các
phường Lê Bình, Thường Thạnh, Hưng Phú, Hưng Thạnh và Phú Thứ. Đề tài được thực
hiện từ tháng 4/2018 đến 7/2018.

- Đối tượng nghiên cứu: Nước mặt.


CHƯƠNG 2. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU TỔNG QUAN
2.1 Khái niệm quản lý tài nguyên nước
2.1.1 Khái niệm cơ bản về tài nguyên nước
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước, là điều kiện để khai
thác, sử dụng tài nguyên khác và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của các
ngành kinh tế (Trần Yêm và Trịnh Thị Thanh, 1998).
Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và
trong khí quyển, sinh quyển (Nguyễn Thanh Sơn, 2005).
Trong Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
quy định: "Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nguyễn Thanh Sơn,
2005).
2.1.2 Khái niệm về tài nguyên nước mặt
Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh, mương,
khe, rạch, hồ, ao, đầm (Quy chuẩn Việt Nam về nước mặt, 2015).
Nước mặt được bắt nguồn chủ yếu từ lượng mưa và là hỗn hợp của bề mặt nước
chảy và nước ngầm. Các dạng của nước mặt bao gồm sông, ao hồ và sông hồ, hoặc những
dòng suối nhỏ, kênh dẫn có thể bắt nguồn từ các lưu vực sông lớn. Lưu lượng nước phụ
thuộc rất lớn vào cường độ và lưu lượng mưa, thực vật hoặc địa hình (Donald C. Haney,
1997).
Nước mặt là nước được tích trữ lại dưới dạng lỏng hoặc rắn trên mặt đất. Dưới
dạng lỏng ta có thể quy hoạch được nhưng dươi dạng rắn (tuyết hoặc băng giá) nó phải
được biến đổi trạng thái trong các trường hợp sử dụng. Có thể nói rằng tuyết và băng tạo
ra việc dự trữ nước rất có ích nhưng trong thực tế không thể quản lý được (Nguyễn
Thanh Sơn, 2005).
2.1.3 Khái niệm quản lý tài nguyên nước

Theo tài liệu của GWP, quản lý tổng hợp tài nguyên nước được định nghĩa: “Là
một quá trình đẩy mạnh, phối hợp phát triển và quản lý nguồn nước, đất đai và tài nguyên
liên quan, để tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không
phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu” (Ban quản lý lưu vực sông
Hồng – sông Thái Bình, 2013).
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ra đời thay thế cho khái niệm quản lý nguồn
nước truyền thống. Khái niệm này tiếp tục được bổ sung và phát triển, hiện vẫn đang còn


những ý kiến tranh luận. Trong Chương 18 của Chương trình nghị sự 21 định nghĩa:
“Quản lý tổng hợp tài nguyên nước dựa trên nhận thức nước là một bộ phận nội tại của hệ
sinh thái, là nguồn tài nguyên thiên nhiên và là một loại hàng hóa kinh tế và xã hội. Vì
mục đích này, tài nguyên nước cần phải được bảo vệ, có tính đến chức năng của các hệ
sinh thái nước và sự tồn tại mãi mãi của tài nguyên, để có thể thỏa 12 mãn và dung hòa
các nhu cầu về nước cho các họat động của con người” (Cục Thông Tin Khoa học và
Công nghệ quốc gia, 2015).
Michell (1990) đã đưa ra định nghĩa: “QLTHTNN là một quá trình giải quyết các
vấn đề quản lý sử dụng nước gồm các thành phần của chu trình thủy văn, vựơt qua ranh
giới giữa nước, đất và môi trường, tạo lập mối liên hệ nội tại của nước với các chính sách
rộng lớn hơn phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế và quản lý môi trường khu vực”.
Grigg (2008) thì cho rằng: “QLTHTNN là một khuôn khổ được tạo nên cho việc
quy hoạch, tổ chức và kiểm soát hệ thống nước nhằm cân bằng tất cả những quan điểm và
mục tiêu của những người bị ảnh hưởng”.
Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu (GWP, 2000) với mục đích đưa ra một khung
chung về quản lý tài nguyên nước đã định nghĩa “QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh
sự phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để
tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không tổn hại đến sự
bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”.
Định nghĩa trên đã nhấn mạnh QLTHTNN là một quá trình và trong đó khái niệm
“quản lý” phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả “phát triển và quản lý” nhằm đạt tới

3 mục tiêu cơ bản về kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.4 Khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển
và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích
kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững
của các hệ sinh thái thiết yếu (Cục quản lý tài nguyên nước, 2015).
Quản lý tổn hợp nước (IWRM) là một quá trình xúc tiến việc phối hợp quản lý và
phát triển các nguồn nước, đất đai, và các nguồn lực liên quan nhàm tối ưu hóa hiệu quả
kinh tế và phúc lợi xã hội một cách cân bằng mà không phương hại đến tính bền vững của
hệ thống sinh thái trọng yếu” (GWP, 2000).
Quản lý tổng hợp nước mặt và nước ngầm: Tài nguyên nước của lưu vực bao gồm
cả nước mặt và nước ngầm, giữa nước mặt và nước ngầm lại có mối liên hệ thủy lực với
nhau nên việc khai thác quá mức một thành phần nào cũng ảnh hưởng đến thành phần kia.
Vì thế để sử dụng hiệu quả và bền vững, cần phải quản lý tổng hợp cả về số lượng và chất


lượng của nước mặt và nước ngầm, trong đó phải chú ý các biện pháp quản lý và kiểm
soát các nguồn ô nhiễm nước (Cục thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, 2005).
2.2 Vai trò tài nguyên nước mặt
2.2.1 Vai trò của nước đối với sinh vật
Đối với các sinh vật ở cạn, sau nhân tố nhiệt độ, nước (ở cả thể lỏng – dạng nưới
và thể khí - độ ẩm trong không khí) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng. Trong
lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt trái đất luôn luôn gắn liền với môi trường
nước. Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước. Quá trình đấu tranh lên
sống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước; nước cần thiết cho quá trình
sinh sản. Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi trường nước, nước
cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
2.2.2 Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật và con người
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ
thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây

mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức)
Trong có thể người, nước chiếm 60-65% trọng lượng cơ thể trưởng thành, đến 90
% ở phôi, 70% ở trẻ sơ sinh. Trong các mô cứng như xương, răng, móng, nước chiếm 1020%. Đối với các mô, cơ quan, khi lượng nước thay đối tới < 10% sẽ dẫn tới tình trạng
bênh lý.
Nước là môi trường khuyếch tấn cho các chất của tế bào, tại nên các chất lỏng sinh
học như máu, dịch gian bào, dịch não tủy-;
Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa
nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.
Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ
trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể
Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật,
nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật
Vì vây các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước. Một người nặng 60 kg cần cung
cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống bình
thường.
2.2.3 Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người


Đối với nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát triển.
Từ một hạt cải bắp phát triển thành mọt cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần
4.500 lit nước để cho ra 1 kg hạt. Đối với nhiều loại cây trồng thì: nhất nước, nhì phân…
Trong Công nghiệp: để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800
tấn nước.
Đối với VIệt Nam, nước có tầm quan trọng đặc biệt, nước đã cùng với con người
làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc,
của đất nước, đã làm nên các HST nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại
cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới
hiện nay. Nước Việt Nam theo nghĩa đen đúng của nó là nước – H2O (Trương Quang Học,

2011).
2.2.4 Vai trò của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế
Nước là một tài nguyên có những đóng góp quan trọng trong xã hội loài người. Xét
trên khía cạnh kinh tế, nước là đầu vào sản xuất cho hầu hết các ngành sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, du lịch…, khiến hệ thống kinh tế
được vận hành thông suốt và hiệu quả.
Mặt khác, nước cũng là một lực lượng mang tính hủy hoại, mang lại thảm họa cho
con người thông qua các hiện tượng khô hạn, lũ lụt, xói mòn đất đai, sa mạc hóa, bệnh
tật…, gây đình trệ kinh tế và đói nghèo. Xuyên suốt quá trình lịch sử nhân loại, nước còn
là lực lượng gây ra tranh chấp, xung đột giữa các nhóm người sử dụng, giữa các quốc gia,
làm mất an ninh kinh tế - chính trị - xã hội nghiêm trọng ở nhiều nước và nhiều khu vực
trên thế giới. Hiện nay, vấn đề phát triển và quản lý nguồn nước nhằm đảm bảo an ninh
nước đang trở thành trọng tâm của các quốc gia trên thế giới để đạt được tăng trưởng,
phát triển bền vững và giảm nghèo. Đối với các nước phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng
nguồn nước, xây dựng thể chế và năng lực quản lý nguồn nước là nhiệm vụ quan trọng.
Đối với các nước đang phát triển, đầu tư phát triển nguồn nước và quản lý nguồn nước là
ưu tiên hàng đầu. Còn đối với các nước kém phát triển, những thách thức trong việc quản
lý nguồn nước đang khiến các nước này khó đạt được tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo
bền vững.
Xét về mặt cầu, tiêu dùng nước là một loại tiêu dùng đặc biệt, trong đó đối tượng
tiêu dùng có thể là cây cối, động vật, con người, ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp
và nhiều đối tượng khác. Khác với các hàng hóa thông thường, phần lớn nguồn nước tiêu
hao lại không qua kênh tiêu dùng (do biến đổi khí hậu) và nước có thể tái tạo trở lại sau
một thời gian nhất định và ở một địa điểm nhất định. Chính vì vậy, lượng cầu về nguồn
nước rất khó đánh giá bởi nó phụ thuộc vào số lượng đối tượng sử dụng, địa điểm phân
bố, thời gian và chất lượng. Chẳng hạn, đối với con người, lượng cầu về nước cần sử


dụng thường ít nhưng đòi hỏi chất lượng cao. Đối với cây cối, lượng cầu về nước đòi hỏi
tùy thuộc từng loại cây trồng. Có những nơi sẵn có nguồn nước mặt, nhưng cũng có

những địa điểm chỉ có các nguồn nước ngầm cần phải khai thác bằng máy móc. Cầu về
nước cũng khác nhau theo mùa vụ.
Xét về mặt cung, nước là hàng hóa rất khó xác định chính xác nguồn cung bởi nó
phụ thuộc vào các yếu tố như: nguồn nước mặt, nước ngầm… Đối với nguồn nước mặt,
nguồn cung phụ thuộc phần lớn vào khí hậu, trong khi đó khí hậu là hiện tượng thay đổi
rất thất thường và khó dự đoán. Nguồn nước mặt và nước ngầm còn bị phụ thuộc vào rất
nhiều đối tượng sử dụng (các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước), giá trị sử dụng
(tưới tiêu, nước uống), chất lượng nguồn nước (nước sạch hay nước bị ô nhiễm)
….Những đặc trưng khác biệt về cung và cầu nước cho thấy, nước là một hàng hóa dễ sử
dụng, khó kiểm soát và khó đánh giá giá trị. Mặc dù có nhiều chức năng và có các giá trị
kinh tế - xã hội quan trọng, nhưng trong một số khía cạnh nước không phải là một nguồn
tài nguyên truyền thống mang tính chất trao đổi trên thị trường. Trong trường hợp nước
được sử dụng với tư cách là một hàng hóa thương mại, thị trường cũng khó xác định giá
cả của nước bởi nước thường liên quan đến môi trường lịch sử, văn hóa – xã hội và thể
chế nơi mà nó được sử dụng và quản lý. Hơn nữa, mặc dù nguồn nước có thể bị chiếm
đoạt hoặc bị chia sẻ, nhưng nước vẫn có khả năng tái tạo lại. Chính vì thế rất khó để xếp
hạng nước vào thị phần của thị trường hàng hóa.
Ngay từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nước công nghiệp đã tập trung đầu tư
phát triển các đường ống dẫn nước và cơ chế quản lý nước để tạo điều kiện cho tăng
trưởng kinh tế, giảm những rủi ro do nước mang lại và tăng hiệu quả sử dụng nước cho
sản xuất và sinh hoạt. Đối với các nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi
các nước phải đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng nguồn nước như thủy điện, hệ thống
tưới tiêu, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tránh những tổn thương do hạn
hán và lũ lụt mang lại. Tại các quốc gia kém phát triển, do tác động tiêu cực của thời tiết,
cộng thêm sự đầu tư ít ỏi và kém hiệu quả của chính phủ để quản lý nguồn nước, bù đắp
cung – cầu nguồn nước do lũ lụt hoặc hạn hán, những thiệt hại kinh tế do nước là rất lớn.
Do khó xác định cung – cầu về nước, nhiều nước đã không đảm bảo được an ninh nguồn
nước của mình cho phát triển kinh tế -xã hội của đất nước mình (Trần Thị Lan Phương,
2013).


2.2.5 Vai trò của nguồn tài nguyên nước mặt cho sản xuất nông nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu của lưu vực sông Mê - kong trước khi
đổ ra Biển Đông (Trịnh Công Văn, 2009). Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất
lương thực và thực phẩm lớn nhất Việt Nam, đóng góp hơn 53% sản lượng lúa gạo, 65%
sản lượng nuôi trồng thủy sản và khoảng 75% nguồn trái cây cho cả nước (Nguyễn Đình
Anh Tuấn, 2012). Mặc dù vậy, đây là vùng đang chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí


hậu, (Lê Anh Tuấn, 2012) mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng xâm nhập mặn vào khu
vực nội đồng (Smajgl et al., 2015). Trước các tác động của biến đổi khí hậu, Bộ Tài
nguyên và Môi trường ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33 cm và
đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1 mét, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt, nguồn tài
nguyên nước mặt ở đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (Lê Anh
Tuấn, 2014). Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực
nông nghiệp, hiện tượng thiếu nguồn nước ngọt cung cấp cho hệ thống canh tác lúa do
mặn xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng ven biển (Lubna Seal and Mohammed Abdul
Baten, 2012) và hiện trạng xâm nhập mặn đã được dự báo sẽ càng gia tăng về không gian
và thời gian trong tương lai (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012b). Theo các kịch bản
biến đổi khí hậu cho thấy, trong tương lai diễn biến của khí hậu ngày càng theo hướng bất
lợi đối với con người ở đồng bằng sông Cửu Long (Trần Quốc Đạt và Nguyễn Hiếu
Trung, 2012). Việc thay đổi lượng mưa, xâm nhập mặn và sự suy giảm lưu lượng nước
thượng nguồn đã, đang và sẽ làm thay đổi động thái nguồn tài nguyên nước mặt và khả
năng canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long
(Nguyễn Hiếu Trung et al., 2010). Điều đáng quan tâm là xâm nhập mặn ngày càng tăng
nhưng khả năng thích ứng của phần lớn cộng đồng và chính quyền địa phương khu vực
ven biển đồng bằng sông Cửu Long còn thấp. Giảm lưu lượng từ thượng nguồn và mặn
xâm nhập sâu vào đất liền dọc theo kênh rạch được dự báo sẽ còn phức tạp hơn trong
tương lai (Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2013).
2.2.6 Tài nguyên nước với sự phát triển bền vững ở Việt Nam
Tài nguyên nước có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sự sống của sinh vật mà

còn cả trong việc phát triển kinh tế-xã hội.
Nước cho nông nghiệp: nước có vai trò chủ đạo trong những thành tựu đạt được về sản
xuất lúa gạo ở Việt Nam, góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo
đứng đầu thế giới. Hiện nay, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất ở hai vùng
đồng bằng là đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017). Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự
tăng trưởng các sản phẩm cây công nghiệp, như: chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su...
Nước cho năng lượng: Nước cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an
ninh năng lượng của Việt Nam trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng gia
tăng. Tiềm năng thuỷ điện của Việt Nam là khá lớn, tập trung chủ yếu trên lưu vực sông
Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây nguyên. Năm 2010, thuỷ
điện đã đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng điện toàn quốc. Dự báo tổng công suất thuỷ
điện đến năm 2025 là 33.310MW, trong đó trên 80% trong số này là từ các nhà máy thuỷ
điện xây dựng trên các sông của Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).


Nước cho sinh hoạt và vệ sinh: đến nay hầu hết các thành phố, thị xã ở Việt Nam đều có
hệ thống cấp nước tập trung và khoảng 300/635 thị trấn, thị tứ có dự án xây dựng hệ thống cấp
nước tập trung. Tổng công suất thiết kế các nhà máy nước ở các khu vực đô thị đạt khoảng 5,4
triệu m3/ngày, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước của các đô thị. Hịện
nay, với yêu cầu cấp nước cho khoảng 30 triệu người dân cùng với nhu cầu nước cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ sinh môi trường tại các đô thị thì cần khoảng từ 8 đến 10
triệu m3/ngày. Đối với khu vực nông thôn, đến nay có khoảng 62% dân số nông thôn được cấp
nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt
khoảng 30% (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2015).
Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của nước trong sự tăng
trưởng mạnh mẽ về sản lượng nuôi trông thủy sản trong những năm gần đây khi với mức tăng
trưởng bình quân trên 12%/năm, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo
được nhiều cơ hội về việc làm cho người lao động. Tương tự, nước cũng đã góp phần không
nhỏ trong sự phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong thời gian qua

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017).
2.3 Quản lý tài nguyên nước mặt
2.3.1 Công tác quản lý tài nguyên nước mặt trên thế gới
Nước có nhiều vai trò khác nhau. Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong sự
tồn tại và phát triển của con người, và nó cũng là yếu tố quan trọng cấu thành môi trường
khu vực. Hiện nay nhiều vấn đề phức tạp và nghiêm trọng liên quan đến nước đã xuất
hiện trên thế giới. Vì thế, để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi cần thực hiện quản lý tài
nguyên nước tổng hợp trong đó xem xét tất cả yếu tố có liên quan đến tài nguyên nước
trên quan điểm tổng hợp và toàn diện (Ridolfi, 2010).
Nhu cầu về nước ngày càng tăng, tại nhiều quốc gia trên thế giới tài nguyên nước đã
bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng của nguồn nước. Hơn nữa, do tác động của
bbieens đổi khí hậu, tình trạng khan hiếm nước càng thêm trầm trọng hơn (EC, 2000). Do
đó, vấn đề cạnh tranh về nước đang ngày càng trở nên căng thẳng giữa các quốc gia, khu
vực, đô thị, nông thôn, hoặc giữa các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau. Điều đó
khiến cho nước đang dần trở thành một trong những vấn đề chính trị tại nhiều quốc gia
trên thế giới (Annette et al., 2013).
Thế giới đang khủng hoảng nước, không phải do có quá ít nước không đảm bảo
được nhu cầu của chúng ta, mà là cuộc khủng hoảng về quản trị ngành nước. Quản trị
ngành nước đã quá kém, đến mức con người và môi trường bị ảnh hưởng trầm trọng
(Biswas, 2008).
Một cách khái quát, quản trị ngành nước là bao gồm hệ thống chính trị - hành chính
- kinh tế - xã hội có tác động tới quản lý tài nguyên nước và dịch vụ nước. Quản trị ngành


nước có hiệu lực bao gồm cả quản lý tài nguyên nước bền vững và dịch vụ nước hiệu quả
(Đỗ Hồng Phấn, 2014).
Một cách khái quát, quản trị ngành nước là bao gồm hệ thống chính trị - hành chính
- kinh tế - xã hội có tác động tới quản lý tài nguyên nước và dịch vụ nước. Quản trị ngành
nước có hiệu lực bao gồm cả quản lý tài nguyên nước bền vững và dịch vụ nước hiệu quả
(Đỗ Hồng Phấn, 2014).

Hiện nay, trên thế giới có các vấn đề bất cập trong quản trị ngành nước như sau
(Biswas, 2001 và Tortajada et al., 2004):
+ Nhận thức về nước và mức ưu tiên dành cho nước ở các văn bản chính trị là hạn
chế.
+ Quản lý tài nguyên nước kém hiệu quả, khai thác sử dụng thì cục bộ theo từng
ngành sử dụng trong khi tài nguyên nước về bản chất có hiệu ích đa mục tiêu.
+ Tiếp cận chủ yếu từ trên xuống trong khi là vấn đề của địa bàn gắn với cuộc sống
con người; chính quyền địa phương thiếu năng lực quản lý tài nguyên nước .
+ Cơ cấu định giá nước không đủ trang trải chi phí vận hành bảo dưỡng; phân phối
nước không hợp lý, tỉ lệ thất thoát nước cao.
+ Đầu tư cho ngành nước còn thấp, trong đó mới đầu tư cho khai thác sử dụng, chưa
đầu tư tương xứng cho quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+ Thiếu dữ liệu và thông tin kịp thời phục vụ quản lý tài nguyên nước .
+ Thiếu tiêu chí kinh tế xã hội môi trường để phục vụ xét duyệt chính sách, quy
hoạch và dự án tài nguyên nước.
Quản lý tổng hợp nguồn nước không phải là vạch ra một kế hoạch, đó là một quá
trình mà trong đó có sự nỗ lực quản lý tài nguyên nước hiệu quả hơn trên quan điểm quản
lý tổng hợp. Mỗi quốc gia hoặc khu vực đều có những đặc điểm riêng về địa lý và khí
tượng; một lịch sử dùng nước, phong tục tập quán từng vùng, và những nhận định về các
giá trị khác nhau bắt nguồn từ những nhân tố trên. Thêm vào đó mỗi nước mỗi vùng lại có
những hoàn cảnh phát triển kinh tế khác nhau. Do đó, nếu tình hình thực tế và nhận định
về các giá trị của mỗi nước hoặc khu vực không được tôn trọng, khó có thể xây dựng
công tác quản lý tài nguyên nước tổng hợp hiệu quả và phù hợp (Sithole, 2000). Vì vậy
quản lý tài nguyên nước tổng hợp một cách đúng đắn và phù hợp không thể chỉ dựa trên
một quy tắc hay một tiêu chuẩn đơn thuần, chứ chưa nói đến việc áp đặt hệ thống đang
thực hiện tại một quốc gia khác vào đất nước mình. Quản lý tài nguyên nước tổng hợp
cần được thiết lập trên cơ sở các đặc trưng riêng của mỗi nước hay mỗi khu vực (Anne,
1997).
Như vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước không đơn thuần là việc lập quy hoạch,
kế hoạch mà đây là một quá trình, trong đó cần nỗ lực quản lý theo hướng tổng hợp, cần

giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên; giữa đất và nước;


giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khối lượng và chất lượng; giữa thượng lưu và hạ
lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước; giữa các đối
tượng sử dụng nước (Rogers và Hall, 2003).
Hầu hết ở các nước trên thế giới, công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước có nội
dung là ba chân trụ: (1) Tạo môi trường thuận lợi: (i) Chính sách và (ii) Pháp luật; (2)
Khung thể chế: (i) Trung ường – địa phương, (ii) Lưu vực sông và (iii) Công tư kết hợp;
(3) Công cụ quản lý: (i) Đánh giá tài nguyên nước , (ii) Thông tin tài nguyên nước và (iii)
Công cụ phân bổ tài nguyên nước (GWP, 2000). Để thực hiện việc quản lý tổng hợp tài
nguyên nước, hệ thống các tổ chức quản lý và thực hiện đã đựợc thành lập. Tuy nhiên
không nhất thiết phải có một hệ thống pháp luật, một hệ thống hành chính hay một tổ
chức quản lý. Điều này là không khả thi trong một vài trường hợp. Điều cần thiết là thành
lập một hệ thống mà trong đó có sự xét xử công bằng giữa các luật, các hệ thống và các tổ
chức. Khi tiến hành quản lý nước tổng hợp, sự hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức là
rất có lợi. Theo quan điểm này, việc thiết lập quan hệ hợp tác lẫn nhau giữa các quốc gia
và các tổ chức có cùng hoàn cảnh và trình độ trong cùng điều kiện địa lý, khí hậu và việc
sử dụng nguồn nước là rất cần thiết (Hazelton et al., 2002).
Cho đến nay, trên thế giới nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nhiều nước nhất,
chiếm tới 70% lượng nước tiêu thụ (so với 20% dành cho công nghiệp và 10% dùng trong
sinh hoạt đời sống). Nếu không có quy hoạch sử dụng hợp lý, nhu cầu nước cho nông
nghiệp trên toàn thế giới sẽ tăng lên từ 70% đến 90% vào năm 2050, mặc dù sử dụng tài
nguyên nước của một số nước hiện đã chạm đến mức giới hạn. Đồng thời, những thay đổi
về lối sống và thói quen ăn uống đã diễn ra trong nhiều năm gần đây, nhất là gia tăng tỷ lệ
mức tiêu thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa tại những nước vừa giàu lên đã tác động rất lớn
đến tài nguyên nước (Fischhendler và Heikkila, 2010).
Những tác động của hiệu ứng nhà kính, rác thải môi trường, ô nhiễm không khí và
biến đổi khí hậu bởi hiện tượng ElNino đã làm cho nguồn nước ngọt và sạch trên thế giới
ngày càng trở nên cạn kiệt. Chính vì thế, hơn bao giờ hết, tài nguyên nước đang rất cần

được bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng thật hợp lý. Các nước phát triển trên thới giới đã thực
hiện nhiều giải pháp tổng thể nhằm quản lý, phát triển và sử dụng tiết kiệm tài nguyên
nước đạt hiệu quả kinh tế cao (Carew-Reid, 2008). Các vấn đề quản lý tổng hợp tài
nguyên nước trên thế giới được trình bày khái quát ở Bảng 1.1. Kết quả cho thấy rõ
những ví dụ điển hình về những mối liên quan của quản lý tổng hợp tài nguyên nước đến
những vấn đề phát triển chính và những hỗ trợ trong việc giải quyết chúng.


Bảng 1.1: Mối liên quan của quản lý tổng hợp tài nguyên nước đến những vấn đề
phát triển chính trên thế giới

Những vấn đề phát
triển chính

Thích nghi với
biến đổi khí hậu

Những ví dụ về cách Quản
lý tổng hợp tài nguyên
nước liên quan đến vấn đề
phát triển chính

Hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng
và bảo tồn nước thích hợp,
bảo vệ nguồn nước mặt và
nước ngầm với khả năng
phục hồi tốt hơn và biên độ
an toàn lớn hơn.

Giảm nhẹ những

rủi ro thiên tai
(như lũ lụt và hạn
hán)

Hỗ trợ phòng chống thiên tai

Đảm bảo sản xuất
lương thực

Giúp sản xuất hiệu quả các
cây trồng lương thực trong
nông nghiệp tưới tiêu

Những ví dụ về việc thông qua Quản
lý tổng hợp tài nguyên nước như một
yếu tố trong việc giải quyết các vấn
đề phát triển
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí
hậu nhấn mạnh mục tiêu đạt được Quản
lý tài nguyên nước bền vững thông qua
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
(IWRM). Quản trị đất và nước được coi
như những thành phần quan trọng. Việc
áp dụng các biện pháp quản lý mạnh
chưa chắc là cần thiết. Quản lý tổng
hợp tài nguyên nước phát huy hiệu quả
trong lĩnh vực này bởi vì nó được dựa
trên những khái niệm linh hoạt và có
khả năng thích ứng.
Tổ chức Khí tượng Thế giới đã thông

qua cách tiếp cận quản lý lũ tổng hợp
trong khuôn khổ Quản lý tổng hợp tài
nguyên nước và đã xây dựng Chương
trình phối hợp quản lý lũ lụt vào
tháng 11/2000. Các đối tác nước toàn
cầu đã giúp xây dựng Chương trình
n à y và là một đối tác tin cậy.
Hội nghị bàn tròn gồm các Bộ trưởng
Châu Phi đã thảo luận về vấn đề an
ninh lương thực bền vững cùng với Hội
nghị lần thứ 32 của Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp (FAO) được tổ
chức vào tháng 12/2003 tại Rome. Hội
nghị đã đồng ý tất cả các nước châu Phi
cần nâng cao hiệu quả tưới tiêu trong
sản suất lương thực bằng việc áp dụng
cách tiếp cận tổng hợp cho quản lý
nước.


Giảm những
rủi ro về sức khỏe

Giảm những rủi ro về sức
khỏe thông qua việc quản lý
chất lượng nước

Duy trì môi trường
nước lành mạnh


Hỗ trợ việc duy trì các dòng
chảy và những khu bảo tồn
sinh thái

Phối hợp trong
việc quản lý
nước ngọt và
nước biển ven bờ

Những tiến bộ về quản lý
nước ngọt và các vùng ven
biển là liên tục

Nghị định thư về Nước và Sức khỏe của
Công ước Nước đã có hiệu lực vào năm
2007. Nghị định thư yêu cầu các nước
xây dựng mục tiêu về sức khỏe và đưa
ra các biện pháp quản lý nước tốt hơn
để đạt được các mục tiêu. Quản lý
tổng hợp tài nguyên nước được chọn
như là một chỉ tiêu cho việc cải thiện
việc quản lý nước.
Theo Chính sách và Chiến lược Nước
năm 2007, Chương trình nước ngọt của
UNEP đã thúc đẩy và hỗ trợ việc quản
lý hệ sinh thái là một phần không thể
thiếu trong quá trình cải cách Quản lý
tổng hợp tài nguyên nước quốc gia và
khu vực. Việc phân phối các dòng chảy
tối thiểu cho các hệ sinh thái (dòng

chảy môi trường) được thúc đẩy mạnh
mẽ bởi IUCN và có thể được coi như
một phần của khuôn khổ Quản lý tổng
hợp tài nguyên nước.
Quản lý tổng hợp vùng ven biển và lưu
vực sông (ICARM) kết hợp Quản lý
tổng hợp tài nguyên nước và quản lý
tổng hợp vùng ven biển. ICARM được
xác nhận bởi Quỹ môi trường toàn cầu
là một khái niệm cơ bản về danh mục
dự án các vùng nước quốc tế. Tương tự,
việc lồng ghép các hoạt động bảo vệ
vùng ven biển vào các quá trình quản lý
tổng hợp tài nguyên nước quốc gia là
một chiến lược được thông qua bởi các
nước thành viên của Chương trình hành
động toàn cầu về bảo vệ môi trường
biển.

(Nguồn: UNEP, 2009)
2.3.2 Công tác quản lý tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có
sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Theo đó, công tác quản lý đã đặt ra
yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ


tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài
nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài
nguyên thiên nhiên khác - một phương thức quản lý tài nguyên nước đã được áp dụng
thành công ở một số nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý

hiệu quả đang được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng (Yamamoto, 2014).
Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp và toàn diện đã trở thành quan
điểm nhất quán của Việt Nam và đã được thể hiện xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia
về tài nguyên nước năm 2006. Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương
thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước; tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ
chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung
ứng dịch vụ nước; đồng thời, phương thức quản lý này cũng được thể hiện thống nhất
trong các nghị định, quyết định, thông tư cũng như trong việc triển khai chính sách quản
lý tài nguyên nước ở các cấp (Cục quản lý Tài nguyên nước, 2015).
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam phải là một quá trình trong đó đẩy
mạnh sự kết hợp giữa phát triển và quản lý nước, đất và các tài nguyên liên quan nhằm
đạt được lợi ích cao nhất về kinh tế, xã hội mà không ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ
sinh thái cần thiết cho sự sống (World Bank, 1992).
 Công tác xây dựng hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật
Ở cấp trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao trách nhiệm quản lý
thống nhất về tài nguyên nước, môi trường nước; một số Bộ ngành khác được giao trách
nhiệm quản lý, khai thác và sử dụng nước theo mục tiêu phát triển của ngành. Tham mưu
cho Bộ TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước nói trên là Tổng cục môi trường
và Cục quản lý tài nguyên nước.
Ở cấp địa phương, các Sở TN&MT cũng từng bước kiện toàn bộ máy quản lý. Theo
đó, trực thuộc Sở TN&MT có ba đơn vị chức năng nhiệm vụ liên quan đến BVMT nước
và quản lý tài nguyên nước, bao gồm Chi cục BVMT, Phòng tài nguyên nước và Trung
tâm quan trắc môi trường. Tuy nhiên, các tỉnh chưa có quy định cụ thể để phân cấp các
nhiệm vụ quản lý môi trường nước đến cấp huyện. Vì vậy chưa huy động được hết hệ
thống quản lý các cấp để thực hiện quản lý môi trường nước, đặc biệt là công tác bảo vệ
môi trường nước tại địa phương.
 Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý môi trường nước

Ở cấp trung ương, Bộ TN&MT được giao trách nhiệm quản lý thống nhất về tài
nguyên nước, môi trường nước; một số Bộ ngành khác được giao trách nhiệm quản lý,
khai thác và sử dụng nước theo mục tiêu phát triển của ngành. Tham mưu cho Bộ


TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước nói trên là Tổng cục môi trường và Cục
quản lý tài nguyên nước.
Ở cấp địa phương, các Sở TN&MT cũng từng bước kiện toàn bộ máy quản lý.
Theo đó, trực thuộc Sở TN&MT có ba đơn vị chức năng nhiệm vụ liên quan đến BVMT
nước và quản lý tài nguyên nước, bao gồm Chi cục BVMT, Phòng tài nguyên nước và
Trung tâm quan trắc môi trường. Tuy nhiên, các tỉnh chưa có quy định cụ thể để phân cấp
các nhiệm vụ quản lý môi trường nước đến cấp huyện. Vì vậy chưa huy động được hết hệ
thống quản lý các cấp để thực hiện quản lý môi trường nước, đặc biệt là công tác bảo vệ
môi trường nước tại địa phương.
 Công tác thanh tra, kiểm tra và quan trắc môi trường nước
Việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm,đồng
thời cũng phát hiện những tồn tại, yếu kém trong quản lý để tập trung chỉ đạo, khắc phục.
Những năm vừa qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT đối
với môi trường nước ở cấp Trung ương đã được Bộ TN&MT triển khai thường xuyên.
Ngoài ra việc thành lập và đi vào hoạt động của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội
phạm về môi trường đã góp phần điều tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật
về BVMT. Tuy nhiên giữa khối cảnh sát môi trường và Bộ TN&MT vẫn còn những chồng
chéo về chức năng nhiệm vụ.
Mặc dù trong thời gian gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường so
với trước đây nhưng do lực lượng thanh tra, kiểm tra còn mỏng, nguồn nhân lực còn thiếu
,... nên hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chưa đáp ứng được với thực tế. Công tác thanh
tra kiểm tra chỉ mới dừng lại ở việc phát hiện vi phạm, còn chưa quyết liệt trong xử lý vi
phạm.Đồng thời công tác này chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả của công tác
còn hạn chế.

Hoạt động quan trắc môi trường nước mặt được phân công cho nhiều đơn vị thực
hiện. Ở cấp Trung ương, công tác quan trắc môi trường nước mặt do Tổng cục Môi
trường và một số trạm trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia thực hiện. Ở cấp
địa phương cũng xây dựng chương trình quan trắc của địa phương để đánh giá, giám sát
chất lượng môi trường nước. Bên cạnh đó, còn có nhiều chương trình nghiên cứu, quan
trắc môi trường nước do các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế thực hiện.
Ngoài ra, Bộ TN&MT đã đầu tư, lắp đặt các trạm quan trắc nước mặt tự động, liên
tục. Tính đến nay đã có một số trạm quan trắc nước mặt tự động được lắp đặt và vận hành
tại các địa phương như Hà Nam, Lào Cai, Đồng Nai, An Giang, Đăk Lăk.
Mặc dù hoạt động quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước đã được triển
khai mở rộng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Nhiều chương trình quan trắc


còn chồng chéo gây lãng phí kinh phí và nhân lực. Việc lưu trữ số liệu quan trắc cũng bị
phân tán ở nhiều đơn vị khác nhau, gây khó khăn cho việc khai thác. Một vấn đề khác là
chất lượng số liệu quan trắc chưa đáp ứng đủ với yêu cầu thực tế. Vấn đề kinh phí cho
hoạt động quan trắc cả ở cấp Trung ương và địa phương còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu
đặt ra.
 Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức cộng đồng
về tài nguyên nước
Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên
nước được thực hiện thường xuyên với các phương tiện thông tin đại chúng, các trang
thông tin điện tử,... thông qua các hình thức xây dựng các phim, ảnh, băng đĩa các chương
trình hỏi đáp, đối thoại, tọa đàm, phỏng vấn, phóng sự, tổ chức hội thảo tập huấn cho cơ
quan, doanh nghiệp, người dân, xuất bản Bản tin tài nguyên nước… để giải đáp pháp luật,
trao đổi về những vấn đề quan trọng, cấp bách cần giải quyết trong quản lý tài nguyên
nước, tuyên truyền và phổ biến pháp luật về tài nguyên nước (Báo cáo môi trường Quốc
gia 2012).
2.3.3 Các luật và văn bản dưới luật có liên quan đến quản lý tài nguyên nước
Ngay sau khi Luật tài nguyên nước được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông

qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo khẩn
trương xây dựng, trình ban hành tổng số 37 văn bản bao gồm: 05 nghị định của Chính
phủ, 14 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành 18 thông tư. Đây là những công
cụ pháp lý hữu hiệu đóng góp quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên
nước hiệu quả (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang,2005).
 Luật Tài nguyên nước
Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII kỳ họp
thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.
Luật Tài nguyên nước gồm: 10 chương với 79 điều bao gồm: Nhà nước quy định
chung: quy định hình thức sở hữu đối tượng sử dụng, cơ quan quản lý và các mối quan hệ
về tài nguyên nước, đồng thời quy định các hành vi bị cấm.
Bảo vệ tài nguyên nước: quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước của các cơ
quan, tổ chức, chính quyền. Tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ chất lượng nước trong
khai thác sử dụng, sản xuất và trong sinh hoạt bao gồm cả về vấn đề xả nước thải vào
nguồn được đề cập đến trong chương này.
Khai thác, sử dụng tài nguyên nước: quy định quyền của chính phủ trong việc điều
hòa, phân phối tài nguyên nước, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác và
sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác nhau.


Phòng chống, khác phục hậu quả lũ lụt và các tác tác hại do nguồn gây ra gồm 11
điều. Chương trình này quy định trách nhiện quản lý nhà nước của các cơ quan thuộc
chính phủ, UBND các cấp trong việc tổ chức, lập phương án quy hoạch dân cư, phân lũ,
huy động lực lượng. Phần này cũng quy định trqchs nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cơ
quan nhà nước và toàn dân trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và tác
hại khác do nước gây ra. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước: quy định nguyên tắc ứng
xử, trách nhiệm bảo vệ, quyền lợi đất nước. Hợp tác quan hệ trong quản lý, phát triển tài
nguyên nước và giải quyết tranh chấp về nguồn nước.
Điểm đặc biệt của Luật Tài nguyên nước là cách tiếp cận quản lý nguồn nước
mang tính liên ngành và phối hợp. Cách tiếp cận này đã được triển khai thông qua việc

thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước ở cấp quốc gia và các ban quản lý, quy
hoạch lưu vực ở các địa phương. Các cơ quan này là các đơn vị trực thuộc chính phủ và
có nhiệm vụ tư vấn, điều phối và quy hoạch giúp chính phủ.
 Luật Bảo vệ môi trường nước
Bộ Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 gồm 20 chương với 170 điều. Luật
dành chương VII đề cập đến vấn đề bảo vệ nguồn nước bao gồm môi trường nước biển,
nước sông và các nguồn nước khác. Để BVMT nước biển (quy định từ điều 55– 58) luật
đưa ra các nguyên tắc bảo vệ, các hành vi nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguên nước
biển, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển, các hoạt động tổ chức cà ứng phó với
sự cố môi trường biển.
Đối với môi trường nước sông, ngoài các quy định tương tự với môi trường biển,
luật còn quy định trách nhiệm của UBND các cấp đối với bảo vệ nguồn nước trong các
lưu vực sông (Điều 61). Đối với các nguồn nước khác, phục vụ cho thủy điện, sinh hoạt
đô thị, nước dưới đất, nước trong các kênh, rạch, ao, hồ...được quy định trong mục 3
chương VII. Với mục đích ngăn ngừa sự cố ô nhiễm nguồn nước từ các nguồn chất thải
rắn, lỏng được quy định trong chương VIII.
2.4 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước
2.4.1 Mục đích đánh giá
Quản lý tổng hợp lưu vự sông là công tác quản lý mới ở nước ta do vậy với bước
đầu triển khai không khỏi gặp nhiều thách thức và khó khăn. Chính vì vậy, ciệc theo dõi
và xem xét quá trinhg thực hiện quản lý tổng hợp lưu vục soog theo từng gia đoạn là cần
thiêt, qua đó có những sự hiệu chỉnh và bổ sung cần thiết để kết quả, mục tiêu cuối cùng
thu được là tốt nhất. Để môi trường nói chung và chất lượng nước mặt nói riêng ở lưu vực


sông được đảm bảo cả về sô lượng và chất lượng sử dụng cho các hoạt động sản xuất của
khu vucjwj.
2.4.2 Cơ sở để thực hiện đánh giá


 Luật pháp về tài nguyên nước
Bao gồm các văn bản pháp luật về nước và các khía cạnh liên quan đến nước để
thực hiện trên lưu vực sông. Các văn bản pháp luật về nước còn có thể được soạn thảo
dưới dạng điều luật, các quy tắc, các điêug khoản thực hiejn hoặc các quy định về tổ chức
quản lý tài nguyên nước. Chúng được ban hành một cáh chính thức trong các Nghị định,
thông tư, hoặc hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước có thẳm quyền. Ngoài ra
chúng còn bao gồm cả “các quay tắc, quản lý tài nguyên nước nội bộ” của các tổ chức
tham gia quản lý nước trên lưu vực sông.
 Các chính sách về tài nguyên nước
Bao gồm các chính sách liên quan đến khai thác, sử dụng và quản lý bảo vệ tài
nguyên nước. Các chính sách về tài nguyên nước có thể được ban hàh do các cấp quản lý
khác nhau từ trung ương đến địa phương, như là các chính sách về tài nguyên nước quốc
gia của cấp trung ương và các chính sách của câc tỉnh hoặc của tổ chức quản lý lưu vực
sông ỏa cấp địa phương (Cục quản lý tài nguyên nước, 2015).
2.4.3 Các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2016.
QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp chế biến thuỷ sản (thay thế QCVN 11:2008/BTNMT từ ngày 31/12/2015).
QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
(thay thế TCVN 5945:2005 ).
QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu.
QCVN 39:2011/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng lượng
nước dùng cho tưới tiêu.
QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
(sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc
dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm).
QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.



QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo
vệ đời sống thủy sinh.
TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho
phép.
TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt.
TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.
TCVN 6983:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước (Các trang pháp luật
Việt Nam qua nhiều năm).
2.4.4 Quản lý tài nguyên nước để phát triển bền vững Việt Nam
Ở Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có
sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản
lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và
phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước phải
theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài nguyên thiên
nhiên khác - một phương thức quản lý tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một
số nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả đang
được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng.
Công tác quản lý tài nguyên nước không ngừng được tăng cường và đã có những
bước tiến quan trọng trong cơ cấu tổ chức ngành nước từ trung ương đến địa phương với
việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
tài nguyên nước, tách chức năng quản lý khỏi chức năng cung cấp các dịch vụ về nước là
một bước đột phá hết sức quan trọng, đặc biệt là trong năm 2014 đã ban hành Thông tư

liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đồng thời, thể chế về tài nguyên nước cũng
không ngừng được hoàn thiện và kiện toàn để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình
mới: nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã được ban hành, tạo hành
lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên
phạm vi cả nước; công tác sắp xếp tổ chức cũng được chú trọng, Sở Tài nguyên và Môi
trường đã được thành lập tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các đơn


vị chuyên trách trực thuộc để thực hiên nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trên địa bàn;
công tác đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước luôn được
quan tâm, coi trọng và được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp.
Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp và toàn diện đã trở thành quan
điểm nhất quán của Việt Nam và đã được thể hiện xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia
về tài nguyên nước năm 2006 “quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương
thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước; Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ
chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung
ứng dịch vụ nước”; đồng thời, phương thức quản lý này cũng được thể hiện thống nhất
trong các nghị định, quyết định, thông tư cũng như trong việc triển khai chính sách quản
lý tài nguyên nước ở các cấp.
Đặc biệt, gần đây quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện tài nguyên nước đã được
luật hóa và được quy định trong Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 - văn bản pháp
lý cao nhất về lĩnh vực tài nguyên nước. Theo đó, một trong những nguyên tắc quản lý tài
nguyên nước đã được quy định trong Luật là: ”Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo
đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn

hành chính.” và ” Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng
và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng
cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác”. Cùng với nguyên tắc này, Luật cũng đã thể chế các quy
định, biện pháp cụ thể để thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong
các hoạt động quy hoạch, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống tác
hại do nước gây ra,...
Luật tài nguyên nước năm 2012 thay thế cho Luật tài nguyên nước năm 1998 cơ
bản khắc phục được những bất cập, tồn tại của văn bản này đã được đánh giá, tổng kết từ
thực tiễn 13 năm thực hiện, như đối tượng quản lý tài nguyên nước không còn bị bó hẹp
chỉ về chất lượng và số lượng nước mà đã được mở rộng đến việc quản lý cả lòng, bờ bãi
sông cũng như việc thiết lập các công cụ, biện pháp kinh tế trong quản lý tài nguyên
nước. Đồng thời, kế thừa Luật tài nguyên nước năm 1998, một số nội dung đã được quy
định rõ ràng, cụ thể và chi tiết hơn. Ngoài ra, nhiều quy định mới được bổ sung trong
Luật, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu chung về quản lý tài nguyên nước trong giai đoạn
hiện nay và trong thời gian tới. Có thể khái quát những điểm mới trong Luật tài nguyên
nước vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua so với Luật tài nguyên nước năm 1998 như
sau:


×