Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Khoá luận Khảo sát kiến thức về bệnh viêm phổi trẻ em của phụ huynh có con dưới 5 tuổi tại khoa khám, bệnh viện nhi đồng Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.61 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................i
CAM KẾT KẾT QUẢ.............................................................................................ii
TÓM TẮT................................................................................................................. iii
MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG..............................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH..............................................................................................vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU............................................................................................1
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...............................................................3
2.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ HÔ HẤP...........................................................3
2.1.2. Sinh lý hô hấp.....................................................................................................5
2.2. BỆNH HỌC BỆNH VIÊM PHỔI TRẺ EM.......................................................7
2.2.1. Bệnh viêm phổi...................................................................................................7
2.2.2. Triệu chứng bệnh viêm phổi trẻ em.....................................................................7
2.2.3. Biến chứng bệnh viêm phổi.................................................................................8
2.2.4. Chẩn đoán bệnh viêm phổi..................................................................................9
2.2.5. Điều trị bệnh viêm phổi trẻ em............................................................................9
2.2.6. Chăm sóc bệnh viêm phổi trẻ em......................................................................10
2.2.7. Dự phòng...........................................................................................................11
2.3. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM PHỔI TRẺ EM HIỆN NAY......................11
2.3.1. Tình hình mắc bệnh viêm phổi trẻ em hiện nay trên thế giới.............................11
2.3.2. Tình hình mắc bệnh hiện nay ở Việt Nam.........................................................11
2.4. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ......................................12

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................13
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................13
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu.........................................................................................13
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................13
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................13


3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................13
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................13
3.2.2. Cở mẫu.............................................................................................................. 13
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................13
3.2.6 Sơ đồ khảo sát....................................................................................................19
3.2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.............................................................19
1


3.2.8. Phương pháp kiểm soát sai số...........................................................................19
3.3. Vấn đề y đức........................................................................................................19

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................21
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................21
4.1.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.........................................................21
4.1.2. Kiến thức đúng về bệnh viêm phổi trẻ em của phụ huynh có con dưới 5 tuổi tại
bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ......................................................................................25
4.2. THẢO LUẬN......................................................................................................28
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................28
4.2.2. Kiến thức đúng về bệnh viêm phổi trẻ em của phụ huynh có con dưới 5 tuổi tại
bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018......................................................................29

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................33
5.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................33
5.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................33
5.1.2. Kiến thức đúng về bệnh viêm phổi của phụ huynh có con dưới 5 tuổi tại bệnh
viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018..............................................................................33
5.2. ĐỀ XUẤT............................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................35
PHỤ LỤC A

PHỤ LỤC B

2


DANH SÁCH BẢNG

3


Trang
Bảng 4.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú............................................21
Bảng 4.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi............................................21
Bảng 4.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc................................................22
Bảng 4.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu......................................................22
Bảng 4.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu................................................23
Bảng 4.6 Đối tượng nghiên cứu có biết về bệnh viêm phổi........................................23
Bảng 4.7 Trong gia đình đối tượng nghiên cứu có trẻ bị viêm phổi............................24
Bảng 4.8. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm phổi trẻ em..................................24
Bảng 4.9. Kiến thức đúng về bệnh viêm phổi trẻ em của các đối tượng nghiên cứu...25
Bảng 4.10. Kiến thức đúng của phụ huynh về dấu hiệu và chẩn đoán bệnh viêm phổi
trẻ em.......................................................................................................................... 25
Bảng 4.11. Kiến thức đúng về triệu chứng trong viêm phổi ở trẻ em của các phụ
huynh..........................................................................................................................26
Bảng 4.12. Kiến thức đúng của phụ huynh cách xử trí khi trẻ có dấu hiệu và điều trị
viêm phổi.................................................................................................................... 26
Bảng 4.13. Kiến thức đúng của người nhà về chăm sóc bệnh viêm phổi trẻ em.........27
Bảng 4.14. Kiến thức đúng về cách phòng ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ em của phụ
huynh..........................................................................................................................27
Bảng 4.15. Kiến thức đúng chung về bệnh viêm phổi trẻ em của phụ huynh..............28


4


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình giải phẫu hệ hô hấp trẻ em.................................................................... 3
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................... 20

5


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, đã và đang là một trong những vẫn đề
mang tính chất toàn cầu, thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia, là một trong những
vấn đề mà Tổ chức Y tế thế giới đã có chương trình phòng chống nhiêm khuẩn hô hấp
cấp tính gọi là chương trình ARI ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu và năm 1984 (Nguyễn
Thị Thu và ctv, 2007), Việt Nam đã có chương trình quốc gia phòng chống Nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính trong đó đặc biệt là viêm phổi (Đinh Ngọc Đệ, 2012). Viêm
phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Viêm Phổi là những
kẻ giết người hàng đầu và mỗi ngày trên thế giới. Theo số liệu của Quỹ nhi đồng Liên
hiệp quốc 2016, phân bố tỷ lệ tử vong do nguyên nhân toàn cầu ở trẻ dưới 5 tuổi năm
2004 chiếm 19%. Tuy nhiên con số này không bao gồm tử vong do viêm phổi trong
lần đầu bốn tuần của cuộc đời, giai đoạn sơ sinh (UNICEF, 2006). Năm 2015 viêm
phổi đã giết chết 920136 trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm 16% tổng số trẻ em tử vong dưới 5
tuổi phổ biến nhất là ở Nam Á và vùng cận Sahara ở Châu Phi (WHO, 2016). Trong
số trẻ em dưới 5 tuổi Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân hàng đầu gây viêm
phổi do vi khuẩn và viêm phổi gây ra khoảng 411.000 ca tử vong trong năm 2010 và
335.000 ca tử vong vào năm 2015 trên toàn cầu. Mặc dù Châu Phi chỉ có 23% trẻ em
dưới 5 tuổi trên thế giới nhưng nó chiếm khoảng 43% số ca tử vong ở nhóm tuổi này

do viêm phổi (WHO, 2017).
Các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc cao gấp 5 lần các nước phát triển. Việt Nam
đứng thứ 9 trong 15 nước có tỷ lệ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất. Ước tính tử
vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới là 0.26 trẻ/1000 trẻ sơ sinh sống.
Như vậy hàng năm có khoảng 1,8 triệu trẻ tử vong do viêm phổi và viêm phổi sơ sinh:
Ước tính khoảng 300.000 trẻ sơ sinh viêm phổi hàng năm. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là viêm phổi. Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới
(1990), trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết ( 95%
ở các nước đang phát triển ), trong đó co 4 triệu trẻ em chết vì nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính. Đây là 1 trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở Việt
Nam theo thống kê của các cơ sở y tế viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em
đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng la nguyên nhân tử vong hàng đầu trong
số tử vong ở trẻ em. Theo số liệu báo cáo nắm 2004 của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
và Tổ chức y tế thế giới thì nước ta có khoảng 7,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và với tỷ lệ
tử vong chung là 23% thì mỗi năm có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi
chiếm 12% trường hợp. Như vậy mỗi năm có khoảng 4500 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do
viêm phổi (Nguyễn Thị Xuyên, 2015). Tại bênh viện Nhi đồng I Thành phố Hồ Chí
Minh năm 1981 đến năm 1983 số trẻ vào điều trị viêm phổi chiếm 32,3%, số tử vong
là 15,9% so với tử vong chung. Tại bệnh viện Phú Xuyên (Hà Tây) trong 2 năm 19811


1982 số trẻ vào viện điều trị chiếm 46%, số tử vong 42,3% so với tử vong chung. Một
điều tra tiến hành ở 5 tỉnh phía Nam cho biết số trẻ mắc viêm phổi là 46%, tỷ lệ tử
vong là 40.8% (Đinh Ngọc Đệ, 2012). Tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh theo khảo sát của Lê Tiến Dũng ,có khoảng 41,4% vi khuẩn không đa kháng
và 51,6% là vi khuẩn đa kháng viêm phổi bệnh viện (Lê tiến Dũng và ctv, 2016)
Như các bệnh khác ở trẻ nhỏ, vai trò của người chăm sóc trẻ, thường là phụ huynh
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận biết và xử trí bệnh cho trẻ. Trẻ mắc bệnh
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chỉ có thể điều trị sớm nếu phụ huynh có đầy đủ kiến
thức để nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh, biết cách chăm sóc trẻ. Khi trẻ bệnh nặng,

người mẹ cũng cần phải biết biết các dấu hiệu bệnh nặng hoặc nguy hiểm để đưa trẻ
đến cơ sở y tế tránh dẫn đến những hậu quả xấu và tử vong. Nhận thức ra tầm quan
trọng của bệnh nhiểm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi. Do đó đề tài:
“Khảo sát kiến thức về bệnh viêm phổi trẻ em của phụ huynh có con dưới 5 tuổi
tại khoa khám, bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, năm 2018” được tiến hành với mục
tiêu cụ thể sau:
Xác định tỷ lệ phụ huynh có con dưới 5 tuổi có kiến thức đúng về bệnh viêm
phổi trẻ em tại khoa khám bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, năm 2018.

2


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ HÔ HẤP
2.1.1. Giải phẩu hệ hô hấp
- Hệ hô hấp bao gồm:
+ Mũi
+ Hầu
+ Thanh quản
+ Khí quản
+ Cây phế quản
+ Phế nang
+ Màng phổi

Hình 2.1. Hình giải phẫu hệ hô hấp trẻ em
(Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, 2009)
2.1.1.1. Mũi
- Ở trẻ nhỏ, mũi và khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp vì vậy
sự hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế.
- Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình trụ

giàu mạch máu và bạch huyết, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn
yếu do khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém, trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng.
- Tổ chức hang và cuộn mạch ở tổ chức niêm mạc mũi chỉ phát triển mạnh ở trẻ từ 5
tuổi trở lên đến dậy thì, do đó trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít bị chảy máu cam.
3


- Cách xoang hàm đến 3 tuổi mới phát triển, xoang sàn đã xuất hiện từ khi mới sinh
nhưng tế bào chưa biệt hóa đầy đủ, vì vậy trẻ nhỏ ít khị bị viêm xoang (Nguyễn Gia
Khánh, 2009).
2.1.1.2. Họng-Hầu
- Trực tiếp nối với các khoang mũi, họng hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hướng
thẳng đứng.
- Họng hầu trẻ em có hình phiễu hẹp, sụng mềm và nhẵn. Họng phát triển mạnh nhất
trong năm đầu và tuổi dậy thì.
- Vòng bạch huyết Waldayer cấu tạo gồm:
+ VA (vegation adenoid) - amydal họng.
+ Amydal vòi.
+ Amydal khẩu cái.
+ Amydal dưới lưỡi.
- Đặc điểm:
+ Trẻ dưới 1 tuổi chỉ có VA phát triển, VA dễ viêm nhiễm, xuất tiết phù nề làm
cho trẻ phải thở bằng miệng.
+ Khi các tổ chức bạch huyết này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chức phận
ngoài hô hấp, trẻ phải thở bằng miệng. Thở miệng sẽ không được sâu, không khí
không được sưởi ấm, số lượng không khí trao đổi ít hơn, lồng ngực sẽ kém phát triển
(Nguyễn Gia Khánh, 2009).
2.1.1.3. Thanh, khí, phế quản
- Thanh quản: Khe thanh âm ngắn, thanh đới dài nên trẻ có giọng cao hơn. Từ 12 tuổi
dây thanh đới của trẻ trai phát triển dài hơn trẻ gái nên giọng trai trầm hơn.

- Khí quản: Niêm mạc nhẵn, nhiều mạch máu nhưng tương đối khô vì các tuyến dưới
niêm mạc chưa phát triển, sụn khí quản mềm dễ bị co giãn.
- Phế quản: Phế quản gốc phải to hơn và dốc hơn phế quản gốc trái do vậy dị vật hay
hơn vào phổi phải.
- Đặc điểm chung của thanh, khí, phế quản ở trẻ em là lòng tương đối hẹp, tổ chức
đàn hồi ít phát triển, vòng sụng mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu, vì
vậy trẻ dễ vị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh, khí, phế quản dễ bị phù nề,
xuất tiết và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý.
2.1.1.4. Phổi
- Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi:
+ Sơ sinh: Trọng lượng phổi 50/60g.
+ 6 tháng: Trọng lượng tăng gấp 3 lúc đẻ.
+ 12 tuổi: Trọng lương tăng gấp 10 lần lúc đẻ.
+ Người lớn: Trọng lượng gấp 20 lần trẻ sơ sinh.
4


- Có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẵn cũng nhiều hơn vì vậy
phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái hấp thu các chất dịch trong phế nang nhanh
chóng.
- Tổ chức đàn hồi ít, đặc biệt xung quanh các phế nang và thành mao mạch.
Cách cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém trẻ dễ bị
xẹp phổi, khí phế thủng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi, ho gà.
- Phổi được chia ra làm các thùy, phân cách với nhau bởi những khe, các khe này lách
sâu từ bề mặt của phổi vào tới tận rốn phổi, và được gọi là khe gian thùy. Phổi phải có
2 khe gian thùy, phổi trái có 1 khe gian thùy (Nguyễn Kim Lộc, 2004).
- Rốn phổi gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu và nhiều hạch bạch huyết. Những
hạch này liên hệ với các hạch khác ở phổi, vì vậy bất kì một quá trình viêm nhiễm nào
ở phổi cũng có thể gây phản ứng của các hạch rốn phổi. Các hạch bạch huyết rốn phổi
chia thành 4 nhóm:

+ Nhóm hạch khí quản.
+ Nhóm hạch khí - phế quản.
+ Nhóm hạch phế quản - phổi.
+ Nhóm hạch ở giữa chố khí quản chia đôi.
2.1.1.5. Màng phổi
- Màng phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuổi rất mỏng, dễ bị dãn khi tràn
dịch, tràn khí màng phổi.
2.1.1.6. Lồng ngực
- Hình thể và cấu tạo lồng ngực trẻ em thay đổi nhiều theo tuổi và có những đặc điểm:
- Trẻ sơ sinh:
+ Lồng ngực tương đối ngắn, hình trụ, đường kính trước sau gần như bằng đường
kính ngang.
+ Xương sườn nằm ngang, cơ hoành nằm cao và cơ liên sườn chưa phát triển đầy
đủ.
Do các đặc điểm trên, khi trẻ thở vào lồng ngực ít thay đổi, do đó trẻ nhỏ thở chủ yếu
bằng cơ hoành.
- Trẻ lớn: Khi trẻ biết đi lồng ngực có sự thay đổi:
+ Các xương sườn chếch xuống dưới.
+ Đường kính ngang và tăng nhanh và gấp đôi đường kính trước sau do đó trẻ thở
sâu hơn, nhiều hơn và cũng là điều kiện xuất hiện kiểu thở ngực.
2.1.2. Sinh lý hô hấp
2.1.2.1. Đường thở
- Không khí vào phổi chủ yếu qua đường mũi. Khi thở bằng mũi các cơ hô hấp hoạt
động mạnh, lồng ngực và phổi nở rộng hơn khi thở bằng mồm. Không khí qua mũi
5


được sưởi ấm nhờ các mạch máu và tuyến tiết nhày. Không khí cũng được lọc sạch
khi qua mũi vào phổi.
2.1.2.2. Nhịp thở

Ngay sau khi đẻ, vòng tuần hoàn rau thai ngừng hoạt động, cùng với tiếng khóc chào
đời trẻ bắt đầu thở bằng phổi.
- Trong thời kì sơ sinh và ở trẻ nhỏ trong mấy tháng đầu, do trung tâm hô hấp chưa
hoàn chỉnh và chưa trưởng thành nên nhịp thở dễ bị rối loạn, thở có thể lúc nhanh lúc
chậm, lúc nông lúc sâu.
- Tần số thở nhanh bình thường ở trẻ em giảm dần theo tuổi:
+ Sơ sinh: 40- 60 lần/phút
+ 3 tháng: 40- 45 lần/phút
+ 6 tháng: 35 - 40 lần/phút
+ 1 tuổi: 30 - 35 lần/phút
+ 3 tuổi: 25- 30 lần/phút
+ 5 tuổi: 25 lần/phút
+ 6 tuổi: 20-25 lần/phút
+ 12 tuổi: 20 - 22 lần/phút
+ 15 tuổi: 18 - 20 lần/phút
- Thể tích lưu thông (Vt) là thể tích khí trong một lần hít vào:
+ Ở trẻ sơ sinh đủ tháng: 25ml
+ Ở trẻ 1 tuổi: 70ml
+ Ở trẻ 4 tuổi: 120ml
+ Ở trẻ 8 tuổi: 170ml
+ Ở trẻ 14 tuổi: 300ml
+ Ở người lớn: 500ml
2.1.2.3 Kiểu thở
Thay đổi tùy theo tuổi và giới:
- Trẻ sơ sinh và bú mẹ: Thở cũng là chủ yếu (thở cơ hoành).
- Trẻ 2-10 tuổi: Thở hỗn hợp ngực và bụng.
- Trẻ nhỏ hơn 10 tuổi:
+ Trẻ trai: Chủ yếu thở bằng bụng.
+ Trẻ gái: Chủ yếu thở ngực.
2.1.2.4. Quá trình trao đổi khí ở phổi

- Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ em mạnh hơn ở người lớn vì chuyển hóa cơ bản
ở trẻ em lớn hơn ở người lớn.

6


- Lượng không khí hít vào trong 1 phút trên cùng một đơn vị trọng lượng của trẻ dưới
3 tuổi gấp 2 lần và trẻ 10 tuổi gấp 1,5 lần so với người lớn. Như vậy cơ thể trẻ hấp thu
dưỡng khí trong cùng một đơn vị thời gian tương đối nhiều hơn cơ thể người lớn.
- Lượng O hấp thu được ở trẻ bú mẹ là 10ml/phút/1kg cân nặng, đồng thời CO được
bài tiết ra là 8ml. Ở trẻ lớn chỉ hấp thu được 4ml O . Để đảm bảo nhu cầu oxy cao như
vậy, bộ phận hô hấp trẻ em cũng có một số cơ chế thích nghi.
2.1.2.5. Điều hòa hô hấp
- Cơ chế điều hòa hô hấp ở trẻ em cũng tuân theo quy luật sinh lý như người lớn.
Những cử động hô hấp điều do trung tâm hô hấp điều khiển có tính tự động và nhịp
nhàng.
- Trung tâm hô hấp nằm ở hành tủy và chịu sự điều khiển của vỏ não. Ở trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ trong mấy tháng đầu vỏ não và trung tâm hô hấp chưa phát triển hoàn toàn nên
trẻ dễ bị rối loạn nhịp thở (Nguyễn Gia Khánh, 2009).
2.2. BỆNH HỌC BỆNH VIÊM PHỔI TRẺ EM
2.2.1. Bệnh viêm phổi
- Viêm phổi trẻ em là trình trạng nhiễm trùng bên trong phổi , xuất hiện virus hay vi
khuẩn ở trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi
khuẩn thường gặp là phế cầu khuẩn, một số loại virus cũng gây nên bệnh này.
- Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy
tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày virus
và vi khuẩn có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ
và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể,
giúp đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng hoặc đặt chân được vào
đây.

Những tác nhân gây viêm phổi có thể theo những đường vào sau đây:
- Hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, trong không khí.
- Hít phải vi khuẩn do ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Vi khuẩn theo đường máu từ ổ nhiễm khuẩn xa.
- Nhiễm khuẩn do đường tiếp cận của phổi.
2.2.2. Triệu chứng bệnh viêm phổi trẻ em
2.2.2.1. Khởi phát
- Triệu chứng nhiễm khuẩn: Trẻ thường sốt cao 39-40 độ C, mệt mỏi, bỏ bú, kém ăn.
Trường hợp nặng có biểu hiện nhiễm khuẩn - nhiễm độc, da xanh tái, vã mồ hôi, thể
trạng suy sụp.
- Triệu chứng hô hấp: Ho, sỗ mũi, khó thở, nhịp thở nhanh và nông, cánh mũi phập
phồng, co kéo trên và dưới xương ức, rút lõm lồng ngực. Môi và đầu chi tím nếu suy
hô hấp nặng. Nghe phổi thấy có nhiều ran ẩm nhỏ hạt rải rác hai phế trường.
2

2

2.

7


- Triệu chứng khác: Ngoài biểu hiện nhiễm khuẫn và biểu hiện hô hấp, tim thường đập
nhanh, mạch đều, có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa.
+ Có thể rối loạn tiêu hóa: Nôn ói, tiêu chảy.
+ Các dấu hiệu thực thể ở phổi chưa có biểu hiện rõ (Nguyễn Công Khanh và ctv,
2010).
2.2.2.2. Toàn phát
- Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ: Sốt cao dao động hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ, mệt mõi,
quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn...

- Ho khan hoặc xuất tiết đờm nhiều.
- Nhịp thở nhanh:
Trẻ dưới 2 tháng: >= 60 lần /phút
Trẻ 2-12 tháng: >= 50 lần /phút
Trẻ 1-5 tuổi: >=40 lần /phút.
- Khó thở: Cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút lồng ngực.
- Tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi.
Nhịp thở không đều, rối loạn nhịp thở, cơn ngừng thở.. trong các trường hợp nặng.
- Triệu chứng thực thể:
+ Gõ đục từng vùng xen kẽ khó phát hiện được vì các vùng nhu mô phổi bị viêm
thường nhỏ. Có thể phát hiện được hội chứng đông đặc khi các ổ tổn thương tập
chung dày đặc vào một vùng (Đinh Ngọc Đệ, 2012).
+ Nếu có ứ khí phổi (emphysema) thì gõ trong hơn bình thường.
+ Tần số thở tăng, có co kéo các cơ hô hấp hoặc không, khám phổi có hội chứng
đông đặc. Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt một hoặc hai bên phổi. Ngoài ra có thể có ran
ẩm to hạt, ran ít, ran nổ (Ngô Quý Châu, 2012).
2.2.2.3. Các xét nghiệm cần làm
- Chụp X - quang tim phổi: Có các đám mờ nhỏ không đều, rải rác hai phổi, chủ yếu
tập chung ở vùng rốn phổi. Có thể có hình ảnh các biến chứng như ứ khí phổi, xẹp
phổi, tràn dịch màng phổi...(Nguyễn Công Khanh và ctv, 2010).
- Công thức máu: Số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
- Nếu có suy hô hấp nặng: Do các chất khí trong máu để có cơ sở điều trị hợp lý.
- Xét nghiệm vi khuẩn hoặc virus trong dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản, máu để xác
định nguyên nhân.
2.2.3. Biến chứng bệnh viêm phổi
- Trong các trường hợp viêm phế quản phổi nặng, trẻ có thể bị nhiều biến chứng làm
cho trẻ suy hô hấp ngày càng nặng và dễ tử vong. Những biến chứng thường gặp gồm:
- Suy tim: Là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ nhỏ kèm bệnh tim bẩm
sinh.
8



- Sốc, truỵ mạch do thiếu oxy kéo dài hoặc do nhiễm trùng nặng, làm cho tình trạng
thiếu oxy tổ chức càng trầm trọng.
- Nhiễm trùng huyết.
- Xẹp phổi: Đặc biệt cần chú ý ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vì đường thở của những trẻ này
rất nhỏ, dễ bị bít tắc do phù nề niêm mạc phế quản và xuất tiết dịch trong lòng phế
quản.
- Ứ khí phổi (Emphysem): Ứ khí phế nang làm cản trở nghiêm trọng quá trình trao đổi
khí, nhanh chóng đưa đến suy hô hấp nặng.
- Tràn khí, tràn dịch màng phổi (Nguyễn Gia Khánh, 2009).
2.2.4. Chẩn đoán bệnh viêm phổi
2.2.4.1. Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
- Sốt.
- Ho có đàm.
- Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi.
- Li bì.
- Cánh mũi phập phồng sùi bọt cua (trẻ sơ sinh).
- Rút lõm lồng ngực, co rút cơ liên sườn.
- Nặng: Khó thở nặng, tím tái, rối loạn nhịp thở, ngừng thở...
- Nghe phổi nhiều ran ẩm nhỏ hạt, có thể kèm ran ngáy, ran rít...
- X - quang tim phổi: Có những đám mờ nhìn không rõ (Nguyễn Công Khanh và ctv,
2006).
2.2.4.2. Chẩn đoán nguyên nhân
- Chẩn đoán xác định nguyên nhân dựa vào xét nghiệm cấy vi khuẩn, phân lập virus
từ các bệnh phẩm dịch tỵ hầu, dịch khí phế quản... Tuy nhiên đa số các trường hợp
viêm phế quản phổi thông thường, không nặng, không kéo dài thường chỉ dự đoán
nguyên nhân dựa vào các dấu hiệu chỉ điểm trên lâm sàng.
2.2.4.3. Chẩn đoán các biến chứng
- Xẹp phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, suy tim, nhiễm trùng huyết.

- Xẹp phổi: Thường xuất hiện ở bệnh nhân thở máy, do tắc đàm.
+ Bệnh nhân xuất hiện suy hô hấp, tuy nhiên rì rào bên phế nang phổi bên tổn
thương giảm, áp lực đường thở tăng cao.
- Khi trên lâm sàng nghi ngờ có biến chứng, cần chụp phim X - quang hoặc một số xét
nghiệm khác để chẩn đoán (Nguyễn Thị Xuyên, 2012).
2.2.5. Điều trị bệnh viêm phổi trẻ em
- Điều trị viêm phổi do vi khuẩn chủ yếu là sử dụng kháng sinh sau đó là các điều trị
hỗ trợ khác.

9


2.2.5.1 Vì sao phải dùng kháng sinh cho tất cả các trẻ viêm phổi
- Về nguyên tắc viêm phổi do vi khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị, viêm
phổi do virus đơn thuần thì kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên trong thực tế rất
khó phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay virus hoặc có sự kết hợp giữa virus với vi
khuẩn kể cả dựa vào lâm sàn X - quang hay xét nghiệm khác.
- Ngay khi cấy vi khuẩn âm tính cũng có thể loại trừ được viêm phổi do vi khuẩn. Vì
vậy WHO khuyến cáo nên dùng kháng sinh để điều trị cho tất cả trường hợp viêm
phổi ở trẻ em (Nguyễn Thị Xuyên, 2015).
2.2.5.1 Những điều bà mẹ nên làm khi trẻ bị ho sốt
- Ho sốt là dấu hiệu bình thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
- Khi trẻ bị ho, sốt đơn thuần không dùng kháng sinh.
- Không dùng kháng sinh vì kháng sinh không chữa khỏi ho, sốt đơn thuần mà gây
nhờn thuốc, tốn tiền.
- Khi trẻ có ho cần theo dõi nhịp thở thường xuyên.
- Khi trẻ ho, sốt cần theo dõi để phát hiện dấu hiệu rút lõm lồng ngực.
- Quan sát lồng ngực thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào. Đưa trẻ đi bệnh viện
ngay.
- Khi có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, tức là trẻ đã bị viêm phổi nặng. Cần chuyển trẻ

đến bệnh viện gấp.
- Khi trẻ ho hoặc sốt cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì sữa mẹ giúp cho trẻ mau khỏi
bệnh và là thức ăn tốt nhất cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều hơn khi ho, sốt vì trẻ có thể mất nước khi ho và sốt.
- Cho trẻ ăn tốt hơn giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
+ Cần cho trẻ ăn những loại thức ăn như: Cháo, súp, bột có thịt, cá, dầu, mỡ, rau,
sữa, hoa quả tươi.
- Cần làm sạch, thông mũi khi trẻ chảy nước mũi.
- Cần làm khô, sạch tai khi trẻ bị chảy mũ tai.
+ Khi trẻ chảy nước tai cần làm khô, sạch tai bằng giấy quấn thấm sâu kèn. Đưa
trẻ đến cơ sở y tế nếu chảy nước tai hai tuần.
2.2.6. Chăm sóc bệnh viêm phổi trẻ em
2.2.6.1. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà
- Tiếp tục cho trẻ ăn khi bị bệnh:
Khi mắc bệnh trẻ dễ bị sút cân do ăn ít nên cần phải cho ăn thường xuyên hơn,
ngon hơn và ăn thêm một bữa mỗi ngày trong thời gian một tuần sau khi khỏi bệnh
hoặc cho tới khi cân nặng của trẻ trở lại bình thường. Nếu trẻ còn bú mẹ cần cho trẻ
bú thường xuyên hơn. Cho trẻ ăn (hoặc bú) ít một và nhiều lần trong ngày với các

10


thức ăn giàu dinh dưỡng. Cán bộ y tế cần hướng dẫn bà mẹ những loại thức ăn cụ thể
để cho trẻ em.
- Bồi dưỡng thêm sau khi khỏi:
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng. Vì
vậy, sau khi trẻ bị bệnh, bà mẹ cần cho trẻ ăn thêm những thức ăn có nhiều chất bổ
như trứng, sữa, cá, thịt, cua... như trong khuyến cáo của Chương trình Quốc gia phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em.
- Làm thông thoáng mũi:

Tắc mũi cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ kém ăn hoặc bú kém.
Nếu trẻ bị tắc mũi, trước mỗi lần cho bú cần làm thông thoáng mũi bằng giấy thấm
hoặc vải mềm và sạch quấn sâu kèn. Nếu có dỉ mũi thì nhỏ một giọt nước cho mềm
trước khi lấy ra.
- Tăng cường cho uống:
Khi bị viêm phổi, trẻ thường mất nước do thở nhanh và sốt. Cần cho trẻ uống
nước hoặc cho bú thường xuyên hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất, giúp
cho đờm giải loãng ra và trẻ có thể ho bật đờm ra được. Đồng thời uống nước cũng
làm dịu đau họng (Nguyễn Thị Thu và ctv, 2007).
2.2.7. Dự phòng
Để phòng bệnh viêm phổi cần phải:
+ Tiêm chủng đầy đủ.
+ Giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
+ Bú mẹ ăn uống đủ chất.
+ Tránh tiếp xúc với thuốc lá, thuốc lào, khói bếp.
2.3. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM PHỔI TRẺ EM HIỆN NAY
2.3.1. Tình hình mắc bệnh viêm phổi trẻ em hiện nay trên thế giới
Viêm phổi là dạng viêm đường hô hấp cấp có ảnh hưởng đến phổi. Phổi được tao
thành các túi nhỏ gọi là phế nang chứa đầy không khí khi một người khỏe mạnh thở.
Khi một người bị viêm phổi, phế nang chứa đầy khí mủ và chất lỏng làm cho hơi thở
trở nên đau đớn và hạn chế lượng oxy.
Viêm phổi là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Viêm
phổi đã giết chết 920136 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015, chiếm 16% tổng số trẻ em
tử vong dưới 5 tuổi. Viêm phổi ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình ở mọi nơi, nhưng
phổ biến nhất ở Nam Á và vùng cận Sahara ở Châu Phi (UNICEF, 2016).
2.3.2. Tình hình mắc bệnh hiện nay ở Việt Nam
Ở Việt Nam các nghiên cứu bước đầu của viện bảo vệ sức khỏe trẻ em và khoa
Nhi bệnh viện Bạch Mai, phối hợp với Viện vệ sinh dịch tễ bằng phương pháp chẩn
đoán huyết thanh (phản ứng kết hợp bổ thể) và phương pháp miễn dịch huỳnh quang
11



cho thấy virus gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em đứng hàng đầu là virus
hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial Virus). Sau đó là các loại virus cúm, á cúm và
adenovirus.
Vi khuẩn còn là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
em, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Các loại vi khuẩn thường gặp xếp thứ tự như sau:
- Haemophuilus influenzae
- Streptococcus pneumoniae
- Moracella catarrhalis
- Staphylococus aureus
- Bordetella
- Klebsilla pneumoniae
- Chlamydia trachomatis
- Các loại vi khuẩn khác
Trong các loại vi khuẩn kể trên thì Haemophilus influenzae và Streptococcus
pneumoniae là hai loại vi khuẩn thường gặp nhất và là nguyên nhân chính gây nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em.
Ở Việt Nam, qua nghiên cứu của Viện Lao và Bệnh Phổi (1984) cho thấy trẻ
thường dễ mắc bệnh không phải vào những lúc trời lạnh nhất mà vào những thời điểm
chuyển mùa (Đinh Ngọc Đệ, 2012).
2.4. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Bệnh viện Nhi đồng được thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1979, là bệnh viện
hạng I chuyên ngành Nhi khoa, khám, điều trị chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ
em từ 0-15 tuổi tại Thành phố Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với
quy mô 200 giường bệnh, 16 khoa, phòng và 240 cán bộ công nhân viên trong đó 60%
bác sĩ có trình độ sau Đại học.
Trong những năm qua, bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ luôn phát huy
nội lực, vận dụng triển khai quán triệt các chủ trương, đương lối, luật pháp của Đảng

và Nhà nước từ đó vượt qua nhiều khó khăn thực hiện thắng lợi những chỉ tiêu kế
hoạch được giao. Công tác khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư các trang thiết bị y
tế kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng lực chuyên môn của BS, ĐD, mở rộng nhiều
chuyên khoa sâu như: Sơ sinh, hô hấp, vật lý trị liệu, ngoại nhi, xét nghiệm,...nhờ đó
chất lượng điều trị được tăng lên ngày càng cao. Trong 5 năm qua, bệnh viện có 42
công trình nghiên cứu khoa học, thực hiện được 2 tập kỷ yếu nghiên cứu khoa học với
trên 49 đề tài có giá trị.
Bệnh viện liên kết hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế: VMA, BASAID,
CASCODEM, PHYSIO (Thụy Sĩ),... và các bệnh viện Nhi khu vực phía Nam. Bệnh
12


viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định được uy tín, sự tin yêu của
người bệnh và các đồng nghiệp trên cả nước.

13


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ huynh có con đến khám tại khoa khám bệnh viên Nhi đồng Thành phố Cần
Thơ.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Phụ huynh có con dưới 5 tuổi.
- Những phụ huynh đồng ý tham gia khảo sát.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Phụ huynh không biết chữ
- Phụ huynh bị tâm thần
- Phụ huynh khiếm thị, khiếm thính

3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Khoa khám bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ.
- Thời gian: Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích.
3.2.2. Cở mẫu
Chọn 50 người có con dưới 5 tuổi tại khoa khám bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần
Thơ.
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
- Chọn 50 người đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ.
- Khi tiến hành lấy mẫu, nếu đối tượng nào thuộc tiêu chuẩn loại trừ thì bỏ ra và tiếp
tục lấy mẫu trên những người đủ tiêu chuẩn cho đến khi đủ 50 mẫu.
3.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
- Họ và tên: Ghi cụ thể từng đối tượng khảo sát.
- Tuổi: Ghi cụ thể từng đối tượng khảo sát.
- Dân tộc: Chia thành 2 giá trị
+ Kinh
+ Dân tộc khác (Khmer, Hoa, Chăm,…)
- Khảo sát về nghề nghiệp chia thành 4 giá trị:
+Nông dân
+ Buôn bán, dịch vụ
+ Công chức, viên chức
+ Khác ( Nội trợ, sinh viên, thất nghiệp,…)
14


- Khảo sát trình độ học vấn chia thành 4 giá trị:
+ Tiểu học

+ Trung học cơ sở
+ Trung học phổ thông
+ Trung cấp, cao đẳng, đại học
+ Sau đại học
- Khảo sát thông tin về bệnh viêm phổi ở trẻ chia thành 2 giá trị:
+ Có
+ Chưa
- Khảo sát thông tin trong gia đình có trẻ từng bị viêm phổi chưa chia thành 2 giá trị:
+ Có
+ Chưa
- Khảo sát về nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm phổi trẻ em chia thành 4 giá trị:
+ Tivi, đài phát thanh, trường học
+ Sách, báo, tạp chí, internet
+ Cán bộ y tế cộng đồng, bài giảng
+ Tờ rơi, pa nô, áp phích
3.2.4.2 Nội dung khảo sát
Bộ câu hỏi gồm 19 nội dung, kiến thức đúng về bệnh viêm phổi trẻ em mỗi câu
trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời chưa đúng được 0 điểm.
Các nội dung kiến thức đúng của các phụ huynh về bệnh viêm phổi trẻ em.
- Kiến thức đúng về khái niệm của bệnh viêm phổi trẻ em, gồm 4 giá trị:
+ Là phổi trẻ bị viêm nhiễm, sưng đau, ho, sổ mũi làm trẻ khó chịu, quấy khóc.
+ Là phổi bị chấn thương do tai nạn.
+ Là do dập phổi.
+ Là do trẻ sinh non.
Câu trả lời đúng: Là phổi trẻ bị viêm nhiễm, sưng đau, ho, sổ mũi làm trẻ khó chịu,
quấy khóc.
- Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm phổi trẻ em, gồm 4 giá trị:
+ Do lây qua đường hô hấp do tiếp xúc như: Hắc hơi, ho, hoặc chơi chung đồ
chơi.
+ Ngủ nhiều, ăn nhiều.

+ Mặc quá nhiều quần áo.
+ Do nguyên nhân khác.
Câu trả lời đúng: Do lây qua đường hô hấp do tiếp xúc như: hắc hơi, ho, hoặc chơi
chung đồ chơi.
- Kiến thức về tác nhân gây bệnh viêm phổi trẻ em, gồm 4 giá trị:
15


+ Ăn uống không hợp vệ sinh.
+ Virus, vi khuẩn.
+ Do trẻ sinh non.
+ Do nguyên nhân khác.
Câu trả lời đúng: Virus, vi khuẩn.
- Kiến thức về tính chất đàm viêm phổi trẻ em, gồm 4 giá trị:
+ Màu trắng.
+ Màu vàng.
+ Màu đỏ.
+ Màu rỉ sắt, dịch nhầy, đàm quánh dính.
Câu trả lời đúng: Màu rỉ sắt, dịch nhầy, đàm quánh dính.
- Kiến thức dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi, gồm 4 giá trị:
+ Đau bụng.
+ Ho, khò khè, môi khô, sốt.
+ Tiêu chảy.
+ Ngủ liên tục.
Câu trả lời đúng: Ho, khò khè, môi khô, sốt.
- Kiến thức triệu chứng ho trong viêm phổi trẻ em, gồm 4 giá trị:
+ Ho vừa đến nặng.
+ Ho nhẹ.
+ Ho liên tục.
+ Không ho.

Câu trả lời đúng: Ho vừa đến nặng.
- Kiến thức về rút lõm lồng ngực ở trẻ viêm phổi, gồm 4 giá trị:
+ Phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào.
+ Phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm khi trẻ thở ra.
+ Khi trẻ sinh hoạt bình thường.
+ Chưa có kiến thức về bệnh.
Câu trả lời đúng: Phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm khi trẻ hít vào.
- Kiến thức về triệu chứng sốt trong viêm phổi trẻ em, gồm 4 giá trị:
+ Sốt vừa.
+ Sốt nhẹ.
+ Sốt không đáng kể.
+ Chạm thấy bụng, nách trẻ nóng rát, phản ứng chậm chạp, ngủ li bì và nhiệt độ
cao từ 39 đến 40 độ C.
Câu trả lời đúng: Chạm thấy bụng, nách trẻ nóng rát, phản ứng chậm chạp, ngủ li bì
và nhiệt độ cao từ 39 đến 40 độ C.
16


- Kiến thức về biến chứng trong viêm phổi trẻ em, chia thành 4 giá trị:
+Tiêu chảy.
+ Chán ăn.
+ Buồn nôn.
+ Nhiễm trùng huyết, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, rút lõm lồng ngực.
Câu trả lời đúng: Nhiễm trùng huyết, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, rút lõm lồng
ngực.
- Kiến thức về bệnh viêm phổi trẻ em được chẩn đoán, chia thành 4 giá trị:
+ X - quang, siêu âm.
+ Thử nước tiểu.
+ Thử máu.
+ Xét nghiệm khác.

Câu trả lời đúng: X - quang, siêu âm.
- Kiến thức người nhà cần làm gì khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị viêm phổi, gồm 4 giá
trị:
+ Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.
+ Đưa trẻ về nhà tự điều trị.
+ Điều trị theo sự hướng dẫn của người nhà.
+ Ra nhà thuốc mua thuốc cho trẻ uống.
Câu trả lời đúng: Đưa trẻ di khám bác sĩ chuyên khoa.
- Kiến thức khi trẻ bị viêm phổi người nhà điều trị, gồm 4 giá trị:
+ Mua kháng sinh cho trẻ uống.
+ Để trẻ ở nhà tự chăm sóc.
+ Hạ sốt, vỗ lưng giúp bài tiết đờm, hướng dẫn trẻ ho, vệ sinh và chế độ ăn theo
sự tư vấn của thầy thuốc.
+ Thay đổi chế độ ăn và chế độ ngủ.
Câu trả lời đúng: Hạ sốt, vỗ lưng giúp bài tiết đờm, hướng dẫn trẻ ho, vệ sinh và chế
độ ăn theo sự tư vấn của thầy thuốc.
- Kiến thức chăm sóc trẻ bị viêm phổi, gồm 4 giá trị:
+ Lau mát, hạ sốt (nếu có), vệ sinh mũi miệng, ăn loãng dễ tiêu, dễ nuốt giàu dinh
dưỡng.
+ Cho trẻ ngủ nhiều.
+ Dinh dưỡng hợp lý.
+ Tự mua thuốc về uống.
Câu trả lời đúng: Lau mát, hạ sốt (nếu có), vệ sinh mũi miệng, ăn loãng dễ tiêu, dễ
nuốt giàu dinh dưỡng.
- Kiến thức về chăm sóc sốt khi trẻ bị viêm phổi, gồm 4 giá trị:
17


+ Không làm gì cả.
+ Cho trẻ ngủ nhiều.

+ Lau nước lạnh cho trẻ bớt sốt.
+ Lau mát, hạ sốt cho trẻ, uống nhiều nước ấm và giữ ấm cổ họng cho trẻ.
Câu trả lời đúng: Lau mát, hạ sốt cho trẻ, uống nhiều nước ấm và giữ ấm cổ họng cho
trẻ.
- Kiến thức về chăm sóc ho trong viêm phổi trẻ em, gồm 4 giá trị:
+ Uống nhiều nước ấm, giữ ấm cho trẻ, hướng dẫn cho trẻ ho và tăng cường bú
mẹ.
+ Thay đổi chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
+ Tự ý ra nhà thuốc mua thuốc cho trẻ.
+ Không làm gì cả.
Câu trả lời đúng: Uống nhiều nước ấm, giữ ấm cho trẻ, hướng dẫn trẻ ho và tăng
cường bú mẹ.
- Kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi, gồm 4 giá trị:
+ Ăn nhiều đạm, thức ăn loãng, nhiều dinh dưỡng.
+ Ăn càng nhiều càng tốt.
+ Ăn theo ý thích của trẻ.
+ Ăn theo ý thích của người nhà.
Câu trả lời đúng: Ăn nhiều đạm, thức ăn loãng, nhiều dinh dưỡng.
- Kiến thức về người nhà làm gì để vệ sinh cá nhân cho trẻ, gồm 4 giá trị:
+ Không làm gì cả.
+ Cho trẻ ngủ nhiều.
+ Mớn cơm, thức ăn cho trẻ.
+ Không cho trẻ dùng chung khăn, vật dụng ăn uống khi chưa rửa sạch hoặc chưa
khử khuẩn.
Câu trả lời đúng: Không cho trẻ dùng chung khăn, vật dụng ăn uống khi chưa rửa sạch
hoặc chưa khử khuẩn.
- Kiến thức phòng ngừa viêm phổi cho trẻ, gồm 4 giá trị:
+ Uống nhiều nước ấm, giữ ấm cho trẻ và tăng cường bú mẹ.
+ Ăn thật nhiều các loại trái cây.
+ Không ăn thịt cá.

+ Mặc thoáng cho trẻ.
Câu trả lời đúng: Uống nhiều nước ấm, giữ ấm cho trẻ và tăng cường bú mẹ.
- Kiến thức về vệ sinh môi trường xung quanh để phòng bệnh viêm phổi cho trẻ, gồm
4 giá trị:

18


+ Vệ sinh sạch sẽ, không hút thuốc, cách li trẻ với người bệnh, nơi ở thoáng mát,
tiêm phòng đủ.
+ Không làm gì cả.
+ Để trẻ sinh hoạt bình thường.
+ Chưa có kiến thức về bệnh.
Câu trả lời đúng: Vệ sinh sạch sẽ, không hút thuốc, cách li trẻ với người bệnh, nơi ở
thoáng mát, tiêm phòng đủ.
- Kiến thức đúng chung về bệnh viêm phổi trẻ em.
+ Người có kiến thức đúng chung là người đạt 14-19 câu hỏi.
+ Người có kiến thức chưa đúng là người đạt 0-13 điểm.
3.2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi khảo sát phụ huynh được thiết kế sẵn, nội
dung phiếu khảo sát gồm 2 phần:
- Phần 1: Thông tin chung của đối tượng khảo sát.
- Phần 2: Thông tin kiến thức về bệnh viêm phổi trẻ em.
3.2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Lập danh sách 50 phụ huynh đủ tiêu chuẩn chọn mẫu.
- Chuẩn bị bộ câu hỏi khảo sát.
- Giải thích ý nghĩa, mục đích khảo sát của bộ câu hỏi về đề tài khảo sát và phiếu khảo
sát để đối tượng khảo sát hiểu.
- Tiến hành phát bộ câu hỏi cho phụ huynh tự điền vào sau đó thu lại bộ câu hỏi.
- Thu lại phiếu khảo sát và đánh giá kết quả.


19


3.2.6. Sơ đồ khảo sát
Quá trình khảo sát được thực hiện qua sơ đồ như sau:
Lập danh sách đủ 50 người đủ tiêu chuẩn để chọn mẫu

Chuẩn bị bộ câu hỏi tự điền sẵn có

Giải thích ý nghĩa, mục đích của bộ câu hỏi về đề tài khảo sát cho phụ huynh

Tiến hành phát bộ câu hỏi để phụ huynh tự điền vào sau đó thu lại bộ câu hỏi

Đánh giá kiến thức về bệnh Viêm phổi trẻ em
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu
3.2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2016.
3.2.8. Phương pháp kiểm soát sai số
- Giải thích bộ câu hỏi, nội dung trong bộ câu hỏi cho các phụ huynh được rõ trước
khi điền vào đáp án vào bộ câu hỏi.
- Bộ câu hỏi khảo sát trên 20 đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành trên quần thể
khảo sát, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp mới đưa vào khảo sát chính thức.
- Kiểm tra lại các phiếu, khảo sát sau mỗi ngày khảo sát, với những phiếu thông tin
chưa đầy đủ hoặc không hợp lý sẽ bị hủy hoặc đưa lại đối tượng khảo sát để bổ sung.
3.3. Vấn đề y đức
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung
và mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chính
xác.
- Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe, nêu cao tinh thần tự nguyện tham gia nghiên cứu

không ép buộc hay lợi dụng.
- Đảm bảo trung thực và khách quan trong nghiên cứu.
20


×