Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp tân thành, xã tân phước hưng, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 50 trang )

1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêu chảy là một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc cũng như tử vong rất cao,
đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam [2], [6], [9].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính , tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong trẻ
em trên toàn thế giới. Hàng năm ước tính vẫn còn 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi bị
tiêu chảy, và không dưới 3,5 triệu trẻ tử vong vì tiêu chảy. Trung bình mỗi trẻ dưới
5 tuổi mắc từ 3,3 – 9 đợt tiêu chảy trong 1 năm [23], [30].
Ở Việt Nam, tình hình tiêu chảy cũng tương tự như ở các nước đang phát triển,
tiêu chảy vẫn còn là một bệnh phổ biến ở nước ta nói chung và đồng bằng sông
Cửu Long nói riêng, tỷ lệ mắc cao và do chết vẫn còn. Việc điều trị và dự phòng
bệnh tiêu chảy không phải là nhiệm vụ riêng của ngành Y tế mà cần có sự hợp tác
chặt chẽ của các Ban ngành, Đoàn thể và đặc biệt là toàn thể nhân dân. Trong đó
quan trọng nhất là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi vì đây là người trực tiếp chăm sóc
cho con mình. Việc bồi dưỡng kiến thức, thái độ và hướng dẫn thực hành về phòng
chống bệnh tiêu chảy vô cùng cần thiết đối với những đối tượng này. Bởi vì với
kiến thức, thái độ và thực hành đúng để phòng ngừa tiêu chảy cấp trẻ em là yếu tố
quan trọng nhất để giảm tỷ lệ tiêu chảy trẻ em và giảm thiểu mức độ tử vong trẻ
em do tiêu chảy [2], [8], [10], [12].
Tỉnh Hậu Giang sau khi được tái thành lập năm 2004 là một tỉnh nghèo, huyện
Phụng hiệp là một huyện vùng sâu có diện tích tự nhiên 485,28 Km
2
, dân số
209,856 người, có 12 xã và 2 thị trấn với trên 90% dân số sống bằng nghề nông,
cây trồng chủ yếu là mía và cây ăn trái; tỷ lệ hộ nghèo 22,5%, trình độ dân trí còn
thấp, hầu hết người dân có thói quen sử dụng nước sông lắng phèn để ăn uống và
sinh hoạt; số lượng trẻ em dưới 5 tuổi là 19.095 trẻ chiếm tỷ lệ 9,09% dân số, nên


2


tiêu chảy ở trẻ em vẫn còn là vấn đề phải quan tâm. Huyện Phụng Hiệp có 126 ấp
trong đó ấp Tân Thành xã Tân Phước Hưng với số dân là 2509 người, được bao
quanh bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt bị ô nhiễm trầm trọng nên tiêu chảy là
một vấn đề quan tâm hàng đầu của y tế địa phương. Với phân bố dân cư chủ yếu
làm nghề nông, trình độ văn hóa thấp, sử dụng nước sinh hoạt ô nhiễm…thì việc
phòng bệnh tiêu chảy trẻ em một cách có hiệu quả cần thiết phải trang bị cho các
bà mẹ có con nhỏ về kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành phòng chống bệnh
tiêu chảy tại nhà [1], [24], [25].
Tuy nhiên, thực trạng các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Ấp Tân Thành, xã Tân
Phước Hưng huyện Phụng Hiệp có kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống
bệnh tiêu chảy hiện nay như thế nào? Ngành y tế cần biết trang bị những kiến thức,
thái độ và kỹ năng thực hành nào cho những bà mẹ này? Đó là lý do chúng tôi
tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát Kiến thức, Thái độ và Thực hành về
phòng chống Bệnh tiêu chảy của Bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại ấp Tân thành,
xã Tân Phƣớc Hƣng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2008”. Đề tài
nghiên cứu nhằm các mục tiêu cụ thể dưới đây:
1. Đánh giá tỷ lệ bà mẹ Tân thành, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp
có kiến thức, thái độ đúng về phòng chống bệnh tiêu chảy và các yếu tố liên quan
(như tuổi, nghề nghiệp, học vấn, số con, hoàn cảnh kinh tế, nguồn thông tin…).
2. Xác định tỷ lệ bà mẹ Tân thành, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp
thực hành đúng về phòng chống bệnh tiêu chảy và các yếu tố liên quan (như tuổi,
nghề nghiệp, học vấn, số con, hoàn cảnh kinh tế, nguồn thông tin…).
3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. KHÁI NIỆM VỀ TIÊU CHẢY VÀ TIÊU CHẢY TRẺ EM
Bệnh tiêu chảy được định nghĩa là: người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong
ngày, chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
nhưng thường gặp ở trẻ em, tỷ lệ tử vong cao và chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Một
trường hợp được xem là tiêu chảy trẻ em khi trẻ đi tiêu 3 lần trở lên, đi tiêu phân
lỏng hay phân đàm máu trong khoảng thời gian 24 giờ [2], [6], [9].
Biểu hiện đầu tiên là người bệnh đau bụng, đi ngoài liên tục, phân nhiều
nước, mất nước, có thể bị sốt nhẹ, li bì hoặc hôn mê. Bệnh sẽ diễn biến nặng hơn
với các biểu hiện cơ thể suy kiệt, mắt trũng, nôn mửa Có trường hợp bị mất nước
và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong [12], [16], [18],
[19].
Bệnh dễ phát sinh thành dịch do nguy cơ lây chéo cao. Tình trạng lây chéo
không chỉ xảy ra ở bệnh viện mà còn xảy ra ở gia đình. Thậm chí, có gia đình cả
nhà đều bị bệnh tiêu chảy do khâu vệ sinh, phòng chống kém. Đây chính là nguyên
nhân khiến bệnh tiêu chảy bùng phát thành dịch rất nhanh.
1.1.1. Các thể lâm sàng của tiêu chảy cấp
Theo tổ chức thế giới thống nhất có 5 thể lâm sàng [23], [30].
1.1.1.1. Tiêu chảy cấp:
Là thể hay gặp nhất chiếm 80%, có đặc điểm tiêu phân lỏng nhiều nước,
không quá 5 ngày, có thể gây tử vong chủ yếu do mất nước và điện giải, đáp ứng
tốt nhất với điều trị bằng ORS, thể này là mục tiêu chính của chương trình quốc gia
phòng chống tiêu chảy .
4



1.1.1.2. Tiêu chảy kéo dài:
Là tình trạng tiêu chảy cấp không đáp ứng với điều trị thông thường và kéo
dài trên 7 ngày, trung bình có từ 3 - 5 % tiêu chảy cấp chuyển thành tiêu chảy kéo

dài do các yếu tố thuận lợi sau đây.
- Trẻ không được bú mẹ nhất là sửa non ( các trường hợp tiêu chảy sơ sinh
thường do lúc ra đời không được bú mẹ); trẻ nhủ nhi ở tuổi ăn dặm, trẻ suy giảm
miễn dịch sau sởi.
Ngoài ra tiêu chảy cấp có thể kéo dài do 2 nguyên nhân hay gặp là chưa giải
quyết được nguyên nhân gây tiêu chảy và sai sót điều trị, sử dụng thuốc cầm ỉa
(Tanin, tô mộc, sản phẩm có thuốc phiện) lạm dụng kháng sinh hoặc chọn kháng
sinh không phù hợp, không duy trì chế độ ăn, bù nước và điện giải không đúng
hoặc không đủ.
1.1.1.3. Hội chứng lỵ :
Được định nghĩa là tiêu chảy có máu, chiếm 10%, nguyên nhân do nhiễm
trùng. Hội chứng lỵ thường kéo dài 1 -2 tuần, khó điều trị vì vi trùng dễ kháng
thuốc, dễ gây biến chứng và tử vong.
- Trong chương trình phòng chống tiêu chảy của tổ chức y tế thế giới khuyên
dùng kháng sinh khi có phân đàm máu.
1.1.1.4. Tiêu chảy mãn:
- Rất ít gặp với 3 thể trên, nguyên nhân không do vi khuẩn, chủ yếu do bẩm
sinh và di truyền như bệnh viêm quánh miễn dịch.
5


- Ngay sau khi sinh trẻ bị tiêu chảy gây chậm phát triển thể chất. Tìm hiểu
tiền sử , bệnh sử và phân tích các chất trong phân có thể giúp chẩn đoán nguyên
nhân .
1.1.4.5. Tiêu chảy dị ứng:
- Trẻ bị tiêu chảy do các phản ứng viêm ở các niêm mạc ruột non thường
thấy trong các biểu hiện lâm sàng của bệnh tự miễn.
- Sinh thiết thấy miêm mạc ruột bị phù nề, xuất tiết, chứa đầy tế bào viêm
như tế bào Lympho, đại thực bào, bạch cầu ái toan, bệnh đáp ứng tốt với thuốc
kháng viêm .

- Tiêu chảy là do sự kém hấp thu và tăng xuất tiết ở ruột, dẩn đến cơ thể trẻ
bị mất nước và điện giải, khối lượng nước và điện giải mất nước trong tiêu chảy
cấp dễ gây nên tử vong nếu không được bù nước điện giải kịp thời.
1.1.2. Tiêu chảy ở trẻ em
Khi mắc bệnh tiêu chảy, trẻ em thường có các triệu chứng như: ói, đi tiêu tóe
nước, có lúc có máu, sốt, đau bụng, bụng chướng Bệnh tiêu chảy vốn không quá
nguy hiểm, tuy nhiên do một số người thiếu hiểu biết nên đã dẫn đến những hậu
quả nặng nề. Tiêu chảy trẻ em sẽ rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không
được bù nước và chất điện giải đã bị mất theo phân [6], [12].
Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết, Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng II Thành
phố Hồ Chí Minh, cho biết, tiêu chảy là một trong 10 bệnh có tỷ lệ trẻ mắc phải
cao nhất Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do trẻ dùng thực
phẩm nhiễm khuẩn vì không được bảo quản tốt. Ngoài ra, việc cho trẻ ăn uống
không đúng giờ, không đúng liều lượng; thực phẩm có hàm lượng đạm cao; hàm
lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên rau củ quả quá lớn cũng là nguyên
nhân gây tiêu chảy [6], [12].
6


Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng II khẳng định, tỷ lệ trẻ nhập viện vì
bệnh tiêu chảy rất cao so với các bệnh khác. Và số lượng không thay đổi nhiều qua
các năm. Mỗi năm có gần 7.000 bệnh nhi nhập viện này vì bệnh tiêu chảy. Hơn
90% trong số đó là trẻ các quận, huyện ngoại thành, chiếm 30% số giường bệnh
nội trú. Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi [12].
Trẻ em thường mắc bệnh tiêu chảy. Câu hỏi đặt ra do đó là tần số các vi
khuẩn này ờ trẻ em mắc bệnh tiêu chảy ra sao. Để trả lời câu hỏi này, Isenbarger và
đồng nghiệp theo dõi và phân tích 1655 trẻ em ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong
vòng 12 tháng. Trong thời gian theo dõi, có 2160 ca bệnh tiêu chảy; tính trung bình
mỗi em mắc tiêu chảy khoảng 1,3 lượt trong 12 tháng. Trong số ca bệnh tiêu chảy,
65% bị nhiễm vi khuẩn Shigella (loại S. flexneri) [26].

Trong một nghiên cứu ở Hà Nội mới công bố trên tập san nhiễm trùng học
quốc tế, các nhà nghiên cứu phân tích số liệu từ 587 trẻ em mắc bệnh tiêu chảy và
249 em không mắc bệnh (nhóm chứng). Trong nhóm tiêu chảy, 41% xảy ra ở trẻ
em dưới 1 tuổi. Phân tích vi sinh cho thấy Rotavirus hiện diện trong 47% trường
hợp, kế đến là E. coli (22,5%), Shigella spp (khoảng 5%) và Bacteroides fragilis
(khoảng 7%). Đáng chú ý là trong nghiên cứu này các nhà nghiên cứu không phát
hiện một trường hợp nào với vi khuẩn V. cholerae và Salmonella [26].
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ do ăn uống không sạch sẽ, do thay đổi
khẩu phần ăn, ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn lạ khiến trẻ không tiêu hoá
được.
Những trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ đang ở trong
tình trạng bị suy giảm miễn dịch tạm thời (sau khi bị sởi, bị AIDS ) cũng có nguy
cơ mắc tiêu chảy cao. Tập quán ăn uống, chăm sóc của người lớn cũng là nguyên
nhân gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em. Nhất là cho trẻ bú bình không được
rửa sạch hoặc cho uống lại sữa đã uống trước đó vài tiếng…
7


Cho bé ăn dặm sớm khi chưa qua 4 tháng tuổi khiến không tiêu hoá được
dẫn đến bị tiêu chảy. Nhiều trường hợp trẻ còn bị tiêu chảy do dùng kháng sinh
không hợp lý [20].
Theo Bác sĩ Trương Ngọc Dương, Khoa Nhi viện Quân y 103, nguyên nhân
gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ do ăn uống không sạch sẽ, do thay đổi khẩu phần ăn, ăn
phải thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn lạ khiến trẻ không tiêu hoá được [20].
1.1.3. Nguyên nhân gây tiêu chảy:
Tiêu chảy xảy ra do những nguyên nhân sau [27], [28]:
- Do nhiễm khuẩn và nhiễm virus là nguyên nhân hàng đầu gây ỉa chảy ở cả
trẻ em và người lớn. Có thể ỉa chảy bởi nhiễm các loại vi khuẩn (như trực khuẩn E.
coli, vi khuẩn Salmonella, các vi khuẩn kỵ khí, tụ cầu khuẩn ), do nhiễm các loại
ký sinh trùng (amip, trichomonas ) và do nhiễm virus (adenovirus, enterovirus,

rotavirus ).
Trong một nghiên cứu đặc biệt về các trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn
Shigella gây ra tại một số nước Á châu, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng ở Việt
Nam, trong số 11.419 cas tiêu chảy, 72% có nhiễm vi khuẩn S.flexneri và 26%
S.sonnei. Ở Trung Quốc, Indonesia, Pakistan và Bangladesh cũng có tỷ lệ tương tự
như nước ta. Ngược lại, ở Thái Lan, trong số 8.612 cas tiêu chảy, 15% bị nhiễm
S.flexneri và 85% bị nhiễm S.sonnei. Việc xét nghiệm vi khuẩn này không khó và
đã được phát triển nhưng quan trọng hơn đã có vắc-xin phòng chống bệnh.
Một báo cáo mới đây của tổ chức Y tế thế giới (WHO) [23], [30] cho thấy,
80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường 50%
số bệnh nhân trên thế giới và 25.000 người chết hàng ngày do các bệnh này. 40%
các ca tử vong do bệnh sốt rét và 94% các ca tử vong do bệnh tiêu chảy có thể
tránh được nếu có những quản lý tốt hơn về môi trường.
8


Năm 2002, một nghiên cứu thuần tập (prospective study) được thực hiện ở
tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian 1/1995 đến 9/2001, các nhà nghiên cứu ghi nhận
548 bệnh nhân, trong số này có 471 người lớn và 57 trẻ em.
Phân tích vi sinh học cho thấy trong số 548 trường hợp tiêu chảy, có 53%
dương tính với vi khuẩn V. parahemolyticus.
Năm 2008, tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã diễn ra đại hội quốc tế về các
bệnh truyền nhiễm lần thứ 13, với sự tham dự của 2.000 bác sĩ, giáo sư và các cơ
quan thông tấn báo chí đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tại đại hội, báo cáo
tham luận của các chuyên gia cho biết: nhiễm Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu
gây ra các bệnh lý liên quan đến tiêu chảy ở trẻ nhũ nhi. Hằng năm trên thế giới có
25% - 55% số trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy và viêm dạ dày, ruột phải nhập viện là do
nhiễm Rotavirus. Bình quân mỗi năm thế giới có hơn 661 ngàn trẻ em tử vong vì
viêm dạ dày - ruột do nhiễm Rotavirus, trong đó 90% trường hợp xảy ra ở châu Á
và châu Phi. Riêng tại các quốc gia châu Á, mỗi năm có khoảng 171 ngàn trẻ bị tử

vong bởi tiêu chảy do nhiễm Rotavirus, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 2 tuổi.
Kết quả nghiên cứu trên 10.708 trẻ nhũ nhi tại các quốc gia châu Á cho thấy,
việc chủng ngừa cho trẻ (đặc biệt trẻ từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi) đã mang lại hiệu
quả cao (96,1%) trong phòng ngừa viêm dạ dày - ruột, tiêu chảy bởi tác nhân
Rotavirus nói trên. Theo một nghiên cứu mới đây của Bệnh viện Nhi Đồng 1,
Rotavirus là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5
tuổi. Cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ tới khám ở bệnh viện, 1/65 trẻ phải điều trị nội trú và
1/293 trẻ sẽ tử vong. Gánh nặng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus đặc biệt ảnh
hưởng tới trẻ dưới 2 tuổi với tần suất mắc bệnh cao nhất là từ 6-24 tháng tuổi [2].
Hằng năm trên toàn thế giới ước tính có 125 triệu trẻ em bị tiêu chảy do Rotavirus,
trong đó hơn 610.000 trẻ tử vong vì mất nước nặng. 82% số ca tử vong này ở các
nước đang phát triển như Ấn Độ, châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á [23].
9


- Do các rối loạn thành ruột: các bệnh viêm nhiễm, các khối u, dị tật có thể
là nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp nhiều lần hoặc mãn tính.
- Do thực phẩm: thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc…Bệnh có thể sớm biểu hiện
ngay sau vài giờ ăn những thực phẩm này.
- Do stress và lo lắng: Những yếu tố tinh thần cũng là nguyên nhân gây nên
rối loạn tiêu hóa.
1.1.4. Phòng chống bệnh tiêu chảy.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới Hàng năm trên thế giới có khoảng
12 triệu trẻ em chết trước tuổi 5, và trong số này 70% chết vì những nguyên nhân
liên quan đến bệnh tiêu chảy. Như vậy, các số liệu trên cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi
cần phải được đặc biệt theo dõi để ngăn ngừa bệnh bộc phát ở qui mô cộng đồng
[2].
Năm 1978 chương trình phòng chống tiêu chảy được tổ chức y tế thế giới và
UNICEF đề xướng, từ năm 1983 Việt Nam trở thành chương trình quốc gia, với
các hình thức tuyên truyền tại cộng đồng và việc sử dụng dung dịch ORS và các

dung dịch khác tại nhà đã làm giảm tỷ lệ chết trẻ em từ 1,24% năm 1987 xuống
còn 0,37% năm 1990 (theo báo cáo của chương trình quốc gia phòng chống tiêu
chảy) [30].
Các nguyên tắc cơ bản để phòng chống bệnh tiêu chảy:
- Không bao giờ được quên những quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dưới
đây:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước bữa ăn
- Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày)
- Nếu cảm thấy không yên tâm về nước uống, hãy dùng trà thay cho nước
lọc, hoặc mua những chai nước tinh khiết được đóng chai an toàn.
10


- Không uống nước với đá nếu không biết rõ nguồn gốc của của loại đá này.
- Tránh ăn những món ăn như rau sống, cá hoặc thịt sống, hoa quả không gọt
vỏ.
- Không ăn thức ăn để lâu ngày, ôi thiu…
- Tránh để rơi vào tình trạng stress, lo âu
- Không uống nhiều rượu và ăn các gia vị cay.
1.2. CHĂM SÓC KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY
1.2.1. Cho trẻ ăn và bú nhiều hơn thƣờng ngày
Nhiều nghiên cứu cho thấy các bà mẹ thường quan niệm, trẻ bị tiêu chảy phải
kiêng ăn thịt, cá, chất tanh, đường, sữa thậm chí chỉ cho trẻ ăn cháo muối trắng
là một quan niệm sai lầm. Vì như vây, trẻ bị mất nước lại không đủ chất dinh
dưỡng khiến cơ thể càng kiệt quệ hơn, không đủ sức chống đỡ lại bệnh tật. Tốt
nhất là cho trẻ ăn uống bình thường, ăn những thức ăn dễ tiêu, chia làm nhiều bữa
nhỏ và vệ sinh thân thể sạch sẽ [6], [12].
Nếu trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn và mỗi cữ bú lâu hơn. Cho trẻ ăn
thành nhiều bữa, và thêm ít nhất 2 bữa so với những ngày không bệnh. Ăn uống
chậm. Nếu trẻ còn bú bình, tốt nhất nên dùng muỗng đút sữa chậm.

Về thực phẩm, nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm, đừng quên nhóm dầu, mỡ. Thức ăn
cần nấu nhừ. Cho trẻ ăn thêm trái cây tươi như chuối, nho, cam, xoài, mãng cầu.
Nói chung các thức ăn hàng ngày của trẻ trước tiêu chảy đều có thể dùng, nếu phù
hợp lứa tuổi. Không kiêng ăn, không kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa.
Thường thì bạn không cần phải đổi sữa, nhưng trong một số ít trường hợp có
thể bác sĩ sẽ cho đổi một loại sữa đặc biệt, khi đó bạn hãy đổi sữa cho trẻ và hiếm
khi trẻ phải dùng loại sữa này quá hai tuần.
11


Tuyệt đối không được bắt trẻ nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức
sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù trẻ tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu
hơn 70% chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn sớm sẽ có tác dụng tốt lên tiến trình của bệnh.
Bạn cũng nên ăn và uống thêm để “có sức” mà lo cho trẻ.
Khi trẻ bị tiêu chảy chắc chắn trẻ sẽ không cảm thấy ngon miệng khi ăn. Tuy
nhiên, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết nhằm mang lại
năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trẻ có thể được cho ăn những món ăn
thường ngày nhưng phải được đảm bảo an toàn, không nhiễm khuẩn. Không nên
cho trẻ ăn những thực phẩm gây cảm giác buồn nôn, khó chịu…Nếu trẻ bị tiêu
chảy kèm với nôn, hãy cho trẻ uống một chút nước.
1.2.2. Dùng dung dịch ORS đúng :
Nguyên nhân tử vong ở trẻ tiêu chảy cấp chủ yếu do mất nước và điện giải.
Trẻ càng đi ngoài nhiều thì lượng nước sinh lý trong cơ thể mất đi càng nhiều, vì
thế, cần phải bù ngay lượng nước đã mất bằng cách cho trẻ uống nước Oresol.
Cũng cần chú ý, phải pha Oresol theo đúng qui định, uống đúng liều lượng
hướng dẫn, tránh tình trạng gây rối loạn nước và điện giải khiến bệnh càng nặng
hơn.
ORS (theo tổ chức y tế thế giới và UNICEF) là một hỗn hợp được gọi là
muối bù dung dịch bằng đường uống .
Thành phần 1 gói ORS gồm :

- Natriclorua : 3,5g
- Natricarbonat : 2,5g hoặc Trisodiumcitrate 2,9g
- KaliChorua : 1,5g
- Glucoza : 20g
+ Dung dịch ORS: khi hòa tan hỗn hợp ORS trong nước gọi là dung dịch ORS.
12


+ Sử dụng dung dịch ORS đúng ( theo TCYTTG ), 1 gói ORS ( bột trắng mịn,
khô) pha trong 1.000 ml nước sôi để nguội khuấy đều cho tan; dung dịch đã pha
chỉ dùng trong vòng 24 giờ, cho trẻ uống dung dịch ORS ngay sau khi bị tiêu chảy.
+ Các dung dịch khác :
- Nước cháo muối:
Thành phần gồm 1 nắm gạo và 1 nhúm muối kèm 1 lít nước đun sôi đến
nhừ.
- Nước dừa tươi: một trái dừa tươi lấy nước cho uống.
- Nước chín, nước canh rau, nước súp, nước cơm.
1.2.3. Biết khi nào cần đƣa trẻ đến cơ sở y tế
Các triệu chứng ở trẻ bị tiêu chảy thường sẽ giảm sau 5-12 ngày, trẻ bắt đầu
chơi, đòi ăn trở lại và lúc này cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong ít nhất
hai tuần để “phục hồi” sức khỏe.
Một số ít trẻ bị tiêu chảy có thể diễn biến phức tạp, vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy,
cần phát hiện những diễn biến không thuận lợi và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y
tế ngay để được xử trí kịp thời. Đó là lúc Trẻ bỏ ăn, bỏ bú; Trẻ mệt, bệnh nhiều
hơn; Trẻ rất khát nước; Trẻ ói liên tục; Trẻ sốt; Trẻ tiêu phân có máu; Trẻ li bì, khó
đánh thức; Trẻ có co giật
Không nên tự cho trẻ uống thuốc cầm ỉa hoặc ăn các lá và quả chát như lá
nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh Có thể sau khi uống, trẻ sẽ cầm ỉa ngay nhưng
thực ra, điều này rất nguy hiểm vì nó làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí
nặng hơn do các virus, vi khuẩn được thải hồi chậm.

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc vì nguyên nhân tiêu chảy chủ yếu do virus,
hoặc do hoá chất nhiễm khuẩn, bệnh thường khỏi sau vài ngày điều trị, chủ yếu bù
nước và điện giải mà không cần phải sử dụng thuốc. Một số trường hợp phải sử
13


dụng kháng sinh nhưng phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc
chuyên khoa [6], [12].
1.3. TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY TRẺ EM Ở ĐỊA PHƢƠNG
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang năm 2007 toàn
tỉnh có 6.184 trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy [1], [24].
Huyện Phụng hiệp có 19.095 trẻ dưới 5 tuổi, trẻ mắc tiêu chảy là 1.260 (theo
báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Phụng hiệp năm 2007). Bệnh viện Đa
khoa Phụng hiệp năm 2007 tiếp nhận 150 trẻ mắc tiêu chảy phải bù dịch chiếm tỷ
lệ 12,44% trẻ mắc tiêu chảy đến khám tại bệnh viện huyện
Tuy nhiên từ năm 2004, việc ngưng cung cấp ORS nên các điểm cấp tại các
ấp không còn nữa cùng với hạn chế kiến thức của các bà mẹ về sử dụng ORS, dung
dịch tự pha chế, thậm chí không cho trẻ uống khi bị tiêu chảy; Thực trạng trên vẫn
còn tồn tại ở tỉnh Hậu Giang nói chung và huyện Phụng hiệp nói riêng.
Rõ ràng thực trạng các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Ấp Tân Thành, xã Tân
Phước Hưng huyện Phụng Hiệp có kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống
bệnh tiêu chảy hiện nay có khả năng liên hệ đến tình trạng ỉa chảy trẻ em tại địa
phương. Ngành y tế thật sự cần phải biết trang bị những kiến thức, thái độ và kỹ
năng thực hành phòng chống ỉa chảy trẻ em cho những bà mẹ có con nhỏ. Việc
thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát Kiến thức, Thái độ và Thực hành về phòng
chống Bệnh tiêu chảy của Bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp Tân thành, xã Tân
Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2008” là một nghiên cứu
thiết thực, quan trọng cho y tế địa phương để có thể kiểm soát tốt bệnh ỉa chảy trẻ
em trên địa bàn.
14




Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Toàn bộ bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại ấp Tân Thành, xã Tân Phước
Hưng, Huyện Phụng Hiệp.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng
- Tiêu chuẩn đưa vào: Toàn bộ bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang sống tại ấp Tân
Thành xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng Hiệp.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những bà mẹ không thể tiếp cận (vắng nhà từ 3 lần trở
lên, từ chối trả lời phỏng vấn) hoặc không thể trả lời câu hỏi của người phỏng vấn
(những người mắc bệnh tâm thần, câm điếc, bệnh giai đoạn nặng), hoặc những bà
mẹ không trực tiếp nuôi con (có người nuôi giùm do bận đi làm)
2.1.2. Kiểm soát sai lệch chọn lựa đối tƣợng nghiên cứu
Nếu bà mẹ vắng nhà 1 lần hoặc 2 lần, nhân viên điều tra phải quay lại phỏng
vấn sau. Nếu vắng nhà từ 3 lần trở lên xem như không tính.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Theo phương pháp nghiên cứu ngang mô tả có phân tích [11].
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Theo cách tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu ngang mô tả, chúng tôi sử dụng
công thức [11]:

2
d
p)qp(1
α/2

2
ZN



15


Trong đó:
N: Cỡ mẫu cần tìm.
p: Lựa chọn p = 0,7.
d: Khoảng sai lệch giữa tỷ lệ thu được và tỷ lệ trong quần thể.
Ta chọn: d = 0,05.
: Với mức ý nghĩa thống kê 0,05 thì ta có Z
/2
= 1,96
Thay số liệu vào ta sẽ có:

246
2
05,0
)8,00,8(1
2
96,1N 




Kết quả cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu là 246 người được điều tra. Để
đảm bảo kết quả chúng tôi nâng cỡ mẫu điều tra lên 20% nên cỡ mẫu sẽ là:

N = 246 x 120% ≈ 300
Vậy, cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi là 300 bà mẹ có con nhỏ tại Ấp
Tân thành, xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang.
2.3. CHỌN MẪU
2.3.1. Địa bàn nghiên cứu
Ấp Tân thành, xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang.
2.3.2. Cách chọn mẫu
Chọn toàn bộ các bà mẹ có con nhỏ tại Ấp Tân thành, xã Tân Phước Hưng,
Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang.
2.4. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
16


Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ có con nhỏ tại Ấp Tân
Thành, xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang dựa vào phiếu
điều tra (xem phần phụ lục) [3], [4], [5], [7]:
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp những hiểu biết về kiến thức, đồng thời
tìm hiểu thái độ, hành vi của các bà mẹ có con nhỏ đối với bệnh tiêu chảy.
- Quan sát và phỏng vấn trực tiếp về thực trạng, tình hình thực tế phòng
chống bệnh tiêu chảy của người được điều tra.
2.5. CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ
2.5.1. Biến số [13], [14], [15], [16], [17]:
- Tuổi : biến số định tính gồm 3 giá trị (dưới 20 tuổi, từ 20 – 40 tuổi , trên 40)
- Nghề nghiệp: biến số danh định gồm 4 giá trị (nội trợ, buôn bán, công nhân viên,
nghề khác).
- Học vấn : biến số định tính gồm 3 giá trị (Mù chữ , Cấp 1 và cấp 2, Từ cấp 3 trở
lên)
+ Mù chữ: không biết đọc, không biết viết
+ Cấp 1 và cấp 2: từ lớp 1 đến lớp 9
+ Từ cấp 3 trở lên: từ lớp 10 đến lớp 12, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau Đại

học
- Số con: biến số định lượng không liên tục gồm 4 giá trị (1 con, 2 con, 3 con , từ 4
con trở lên)
- Độ tuổi của đứa con nhỏ nhất : biến số danh định gồm 4 giá trị (dưới 6 tháng,
từ 6 tháng – dưới 12 tháng, từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, từ 24 tháng đến dưới 5
tuổi)
- Hoàn cảnh kinh tế: biến số danh định gồm 4 giá trị (Giàu, Khá, Trung bình,
Dưới trung bình) [21].
17


+ Giàu : từ 4 triệu đồng/ tháng trở lên
+ Khá : từ 2 - đến dưới 4 triệu đồng/tháng
+ Trung bình : từ 1 – dưới 2 triệu đồng /tháng
+ Dưới trung bình : dưới 1 triệu đồng/ tháng
2.5.2. Các chỉ số [13], [14], [15], [16], [17]:
- Nguồn thông tin về tiêu chảy: Tivi, Radio, báo chí, tranh, áp-phích, nhân viên y
tế, người thân ,hàng xóm
- Kiến thức về bệnh tiêu chảy:
 Độ trầm trọng: là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và Sai
+ Đúng: khi bà mẹ trả lời bệnh tiêu chảy là một bệnh nguy hiểm.
+ Sai: khi bà mẹ trả lời bệnh tiêu chảy là một bệnh không nguy hiểm
 Đƣờng lây truyền: là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và Sai
+ Đúng: khi bà mẹ trả lời bệnh tiêu chảy lây qua đường tiêu hóa.
+ Sai: khi bà mẹ trả lời bệnh tiêu chảy lây qua đường hô hấp, đường da, hoặc
đường khác
 Kiến thức về dùng thuốc: là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và Sai
+ Đúng: khi bà mẹ khi trả lời không tự dùng Kháng Sinh hoặc Thuốc Cam Ỉa
cho con khi con bị tiêu chảy.
+ Sai: khi bà mẹ trả lời có tự dùng Kháng Sinh hoặc Thuốc Cầm Ỉa cho con khi

con bị tiêu chảy
 Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị tiêu chảy nặng cần đƣa đến cơ sở y tế
Là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và Sai. Bà mẹ cần biết một trong các triệu
chứng của ỉa chảy trẻ em thể nặng, đó là:
* Có biểu hiện khát nước
18


* Nôn liên tục nhiều lần
* Có sốt
* Có máu trong phân
* Đi ngoài nhiều , phân tóe nước
+ Đúng: Bà mẹ có kiến thức đúng về những dấu hiệu nặng của bệnh tiêu chảy
khi trả lời đúng từ 1 ý trở lên.
+ Sai: khi bà mẹ không trả lời được ý nào ở trên hoặc khác.
 Các loại dung dịch có thể sử dụng tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy: là biến nhị
giá gồm 2 giá trị Đúng và Sai.
+ Đúng: khi bà mẹ có chọn ORS hoặc bú sữa mẹ (nếu trẻ dưới 6 tháng), hoặc
dùng nước cháo muối.
+ Sai:khi bà mẹ không trả lời được ý nào ở trên hoặc trả lời khác.
 Cách cho trẻ ăn, hoặc uống (bú) tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy:
Là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và Sai.
+ Đúng: khi bà mẹ cho trẻ ăn hoặc uống (bú) như mọi ngày hoặc hơn nếu được
+ Sai: khi bà mẹ chọn giảm khẩu phần hoặc giảm số bữa ăn xuống, hoặc chỉ
cho ăn cháo trắng hoặc không nên cho ăn gì cả.
- Thái độ về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy: là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng
và Sai.
+ Đúng: khi bà mẹ đồng ý rằng đa số trẻ bị tiêu chảy là do ăn phải thức ăn, hoặc
nước uống bị nhiễm bẩn.
+ Sai: khi bà mẹ trả lời không đồng ý hoặc không ý kiến.

- Thái độ về vệ sinh tay cho trẻ : là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và Sai
19


+ Đúng: khi bà mẹ đồng ý rằng: Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và rửa tay cho trẻ
sau khi đi vệ sinh
+ Sai: khi bà mẹ trả lời không đồng ý hoặc chỉ đồng ý 1 trong 2 ý trên hoặc
không ý kiến.
- Thái độ về vệ sinh ăn uống và ở cho trẻ: là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và
Sai
+ Đúng: khi bà mẹ đồng ý rằng: Cho trẻ ăn chín và uống sôi và ở sạch
+ Sai: khi bà mẹ trả lời không đồng ý hoặc chỉ đồng ý 1 hoặc 2 trong 3 ý trên
hoặc không ý kiến.
- Thái độ về sự cần thiết tìm hiểu bệnh tiêu chảy: là biến nhị giá gồm 2 giá trị
Đúng và Sai
+ Đúng: khi bà mẹ cho rằng cần thiết.
+ Sai: khi bà mẹ cho là không cần thiết.
- Cách pha và sử dụng gói ORS tại nhà: là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và
Sai
+ Đúng: khi bà mẹ pha một gói ORS với 1 lít nước và phải được sử dụng trong
vòng 24 giờ.
+ Sai: khi bà mẹ trả lời không đủ 2 ý trên.
- Cách pha dung dịch ORS: Là biến nhị giá với 2 giá trị đúng và sai.
+ Đúng : Khi bà mẹ pha với nước chín để nguội.
+ Sai: Khi bà mẹ pha với nước suối, nước dừa, nước khác.
- Lƣợng nƣớc pha gói ORS: là biến nhị giá gồm 2 giá trị đúng và sai.
+ Đúng: Khi bà mẹ pha với 1 lít nước.
+ Sai: Khi Bà mẹ pha với số lượng khác.
- Thời gian sử dụng dung dịch ORS: Là biến nhị giá gồm 2 giá trị đúng và sai.
20



+ Đúng: Khi Bà mẹ trả lời trước 24h
+ Sai: Khi Bà mẹ trả lời sau 24h.
- Nguồn cung cấp ORS : Là biến nhị giá gồm 2 giá trị đúng và sai:
+ Đúng: Khi Bà mẹ trả lời là tại trạm y tế, nhà thuốc tây, đại lý thuốc tây, ghe
hàng, cửa hàng dược, Bệnh viện.
+ Sai: Không biết.
- Thói quen đi vệ sinh: là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và Sai
+ Đúng: khi bà mẹ cho con đi vào bô, hoặc đi cầu tiêu hoặc tã.
+ Sai: khi bà mẹ cho con đi vệ sinh ra nền đất.
- Cách vệ sinh cho trẻ sau khi đi tiêu: là biến nhị giá gồm 2 giá trị Đúng và Sai
+ Đúng: khi bà mẹ chọn rửa bằng nước và có xà phòng
+ Sai: khi bà mẹ chọn lau bằng giấy vệ sinh hoặc rửa bằng nước không xà
phòng hoặc khác.
- Sử dụng nƣớc trong ăn uống: là biến danh định gồm 3 giá trị (nước máy, nước
mưa, nước giếng)
- Loại nƣớc thƣờng dùng cho trẻ uống tại nhà: là biến nhị giá gồm 2 giá trị
Đúng và Sai
+ Đúng: khi bà mẹ chọn nước đun sôi để nguội .
+ Sai: khi bà mẹ chọn nước từ vòi không đun sôi.
- Thói quen rửa tay bằng xà phòng trƣớc khi nấu ăn: là biến nhị giá gồm 2 giá
trị Đúng và Sai
+ Đúng: khi bà mẹ trả lời Có
+ Sai: khi bà mẹ trả lời Không

21


2.6. THU THẬP THÔNG TIN

2.6.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Dùng phương pháp phỏng vấn và khảo sát trực tiếp tại thực địa hộ gia đình.
Điền các thông tin thu được vào phiếu điều tra.
2.6.2. Ngƣời thu thập thông tin
- Cán bộ trạm y tế xã. Người dẫn đường là cộng tác viên Y tế (nhân viên Y tế
thôn - tổ).
- Tập huấn cho điều tra viên về các kỹ thuật thu thập số liệu.
2.7. KIỂM SOÁT SAI LỆCH THÔNG TIN
- Thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu.
- Người thu thập thông tin phải được tập huấn.
- Tiến hành phỏng vấn thử 5 người phụ nữ để chỉnh sửa nội dung cho phù hợp
- Mỗi bộ câu hỏi sau khi được phỏng vấn phải được xem xét hoàn chỉnh. Nếu
những phiếu không đạt yêu cầu sẽ được phỏng vấn lại .
2.8. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện từ tháng 01/2008 đến tháng 1/2009
2.9. VẤN ĐỀ Y ĐỨC
Không vi phạm y đức vì nghiên cứu này không ảnh hưởng đến sức khỏe,
tâm lý của những người tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu đảm bảo bí mật cho
người cung cấp tin, luôn cẩn thận với những vấn đề nhạy cảm như: tôn giáo, chính
trị, văn hóa…
2.10. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Sử dụng phần mềm EPI INFO 6.04
- Các bước tiến hành thống kê và xử lý số liệu: Tạo bảng câu hỏi từ EPED, nhập
số liệu vào ENTE DATA, đọc kết quả và nhận định từ ANALYSIS of DATA [11].
22


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐẶC TÍNH MẪU NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu: (n=300)
Nội dung
Nhóm
Tần số
Tỷ lệ %
Tuổi
< 20
3
1
20- 40
265
88,33
> 40
32
10,67

Nghề nghiệp

Nội trợ
182
60,67
Buôn bán
50
16,67
Công nhân viên
15
5
Nghề khác
53

17,67
Trình độ học vấn
Mù chữ
3
1
Cấp 1 và cấp 2
197
65,67
Cấp 3
100
33,33
Số con
1 con
165
55
2 con
92
30,67
3 con
40
13,33
Từ 4 con trở lên
3
1
Độ tuổi của đứa
con nhỏ nhất
Dưới 6 tháng
51
17
Từ 6- dưới 12 tháng

96
31,67
Từ 12-dưới 24 tháng
102
34
Từ 24 tháng –dưới 5 tuổi
51
16,67
Hoàn cảnh kinh tế
Giàu
32
10,67
Khá
118
39,33
Trung bình
123
41,00
Dưới trung bình
27
9,00
Tổng cộng
300
100
23


1.00%
88.33%
10.67%

< 20 tuổi
20-40 tuổi
> 40 tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố lứa tuổi của mẫu nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ thuộc nhóm tuổi từ 20-40 tuổi chiếm cao nhất
(88,33%), tiếp theo là nhóm trên 40 tuổi (10,83%) và thấp nhất là nhóm dưới 20
tuổi (0,83%)



Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Đa số các bà mẹ là nội trợ (60,67%), buôn bán (16,67%) và nghề
khác (17,67%) chiếm tỉ lệ cao hơn công nhân viên (5%)
Tỷ lệ %
Nghề
nghiệ p
24



1.00
65.67
33.33
Mù chữ
Cấp 1và 2
Cấp 3

Biểu đồ 3.3. Phân bố trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu

Nhận xét: Hầu hết bà mẹ chỉ học đến cấp 1 và cấp 2 (65,67%). Số bà mẹ học
từ cấp 3 trở lên chiếm khoảng 33,33%. Chỉ có 1% bà mẹ mù chữ.


Biểu đồ 3.4. Phân bố số con của mẫu nghiên cứu

Nhận xét: Bà mẹ có 1 con chiếm đa số (55%),kế đến là bà mẹ có 2 con
(30,67%). Bà mẹ có 3 con (13,33%) và 4 con trở lên (1%) chiếm tỉ lệ thấp.

Tỷ lệ %
Nghề
nghiệ p
25


17.11%
31.88%
16.78%
34.23%
< 6 tháng
6- < 12 tháng
12- <24 tháng
24- < 5 tuổi

Biểu đồ 3.5. Phân bố theo độ tuổi nhỏ nhất của con theo mẫu nghiên cứu

Nhận xét: Số bà mẹ có con từ 6-dưới 12 tháng (31,67%) có tỷ lệ gần bằng
với bà mẹ có con từ 12-dưới 24 tháng (34,17%). Nhóm tỉ lệ thấp hơn thì số bà mẹ
có con dưới 6 tháng (17%) có tỷ lệ xấp xỉ với bà mẹ có con từ 24 tháng –dưới 5
tuổi (16,67%).

10.67%
39.33%
41.00%
9.00%
Giàu
Khá
Trung binh
Dưới trung bình

Biểu đồ 3.6. Phân bố theo hoàn cảnh kinh tế của mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Mức sống khá (39,33%) và trung bình (41,00%) chiếm đa số.
Giàu (10,67%) và dưới trung bình (9%) chiếm ít hơn với tỷ lệ ngang nhau.

×