Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế người dân xã đất mũi, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.33 KB, 50 trang )

TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế
(Livelihood Vulnerability Index – LVI) để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
sinh kế chọn ngẫu nnhcủa cộng đồng cư dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau. Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
phân tầng với cỡ mẫu là 82 hộ dân đang sinh sống trên địa bàn xã Đất Mũi. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sự tổn thương sinh kế của cộng đồng xã Đất Mũi giảm dần theo
các yếu tố mạng lưới xã hội, chiến lược sinh kế, lương thực thực phẩm. Đặc điểm hộ,
nguồn nước , thảm họa tự nhiên, vốn tài chính và sức khỏe. Sự thể hiện tác động của
biến đổi khí hậu tại địa phương ở mức trung bình, sự nhạy cảm/tính dễ tổn thương
trước tác động của biến đổi khí hậu là không quá cao.

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................ii
TÓM TẮT..................................................................................................................................iii
MỤC LỤC..................................................................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................................v
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU..........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài................................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.........................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................2
1.3 Nội dung của đề tài:..............................................................................................................2
1.4 Ý nghĩa của đề tài:................................................................................................................2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................3
2.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu..............................................................................................3


2.1.1 Khái niệm, biểu hiện và nguyên nhân............................................................................3
2.1.1.1 Một số khái niệm....................................................................................................3
2.1.1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới..........................................................3
2.1.1.3 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu..........................................................................6
2.1.2 Xu hướng của biến đổi khí hậu trên thế giới...............................................................10
2.2 Các tác động của biến đổi khí hậu......................................................................................11
2.2.1 Tác động đến nông nghiệp...........................................................................................11
2.2.2 Tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.......................................12
2.2.3 Tác động đến hệ sinh thái rừng, lâm nghiệp................................................................12
2.2.4 Tác động đến các tài nguyên bờ biển: Thủy sản, ngư nghiệp......................................12
2.2.5 Tác động đến tài nguyên nước.....................................................................................13
2.3 Tình trạng biến đổi khí hậu.................................................................................................15
2.3.1 Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam........................................................................15
2.3.2 Xu hướng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam................................................................17
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN...............................................................20
3.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................20
3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................................20
3.2.2 phương pháp phân tích.................................................................................................20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................23
4.2 Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam............................................................................26
4.2.1 Kịch bản thay đổi về nhiệt độ......................................................................................26
4.2.2 Kịch bản thay đổi nước biển dâng...............................................................................27


4.3 Đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư
theo chỉ số LVI.....................................................................................................................28
4.4 Đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của địa phương theo chỉ
số LVI-IPCC.........................................................................................................................32
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH SÁCH B
Bảng 2.1 Bảng số liệu về mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ không khí và
mực nước biển theo các kịch bản BĐKH
Bảng 4.1 Nhiệt độ tang trung bình so với năm 2010 của tỉnh Cà Mau
Bảng 4.2 Nhiệt độ trung bình năm ở tỉnh Cà Mau trong tương lai
Bảng 4.3 Thay đổi lượng mưa (%) theo kịch bản B2, A2
Bảng 4.4 Mực nước biển dâng (cm)
Bảng 4.5 Thống kê diện tích tỉnh Cà mau có nguy cơ ngập theo từng kịch bản nước
biển dâng (ha)
Bảng 4.6 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch
bản phát thải thấp (B1)
Bảng 4.7 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản
phát thải cao (A2)
Bảng 4.8 Mực nước biển dâng (cm) so với thời kì 1980 – 1999
YBảng 4.9 giá trị các yếu tố xã hội của chỉ số LVI xã Đất Mũi
YBảng 4.10 Giá trị các yếu tố đời sống của chỉ số LVI xã Đất Mũi

Bảng 4.11 Các nhân tố IPCC đưa đến tính dễ tổn thương


DANH SÁCH HÌ
Hình 2.1 Biến đổi nhiệt độ theo thời gian4
Hình 2.2 Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến năm 2005
Hình 2.3 Biến đổi mực nước biển theo thời gian
Hình 2.4 Sự gia tăng nhiệt độ của trái đất
Hình 2.5 Thay đổi tham số của quỹ đạo Trái Đất từ 250.000 năm trước đến nay
Y



DANH MỤC VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

KNK

Khí nhà kính

GTLN

Giá trị lớn nhất

GTNN

Giá trị nhỏ nhất

LVI

(Livelihood Vulnerability Index – LVI)
phương pháp đánh giá tổn thương sinh
kế


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay,biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang là một trong những vấn nạn

đáng quan tâm nhất đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Với các biểu hiện chính là sự
gia tăng nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển dâng cao, biến đổi khí hậu được coi là
một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 và có tác động to
lớn đến sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển. Ngay cả khi không phải đối mặt với
biến đổi khí hậu, vùng ven biển đã phải đối mặt với những áp lực hiện tại về phát triển
và những yếu kém trong quản lý. Các tác động do biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ
tiếp tục làm khuếch đại và trầm trọng hơn những áp lực hiện tại đối với vùng ven biển,
từ đó làm tăng thêm các thách thức về quản lý bền vững vùng ven biển trong bối cảnh
nguồn lực có hạn (Trần Thọ Đạt, 2012). Thực tế cho thấy, cộng đồng cư dân ven biển
là đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu do sống trong vùng
địa lý chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai. Hơn nữa , đời sống sinh kế của cư dân ven
biển phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên,do đó các hoạt động nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của cư dân ven biển rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu
và thường không có cơ hội để chuyển đổi ngề nghiệp.
Xã Đất Mũi thuộc huyên Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau nằm ở vị trí cực Nam trên đất
liền của Việt Nam, là một những địa phương duy nhất có cả bờ biển phía Đông và Tây,
chịu tac động trực tiếp của cả hai chế độ thủy triều: bán nhật triều biển đông và nhật
triều biển Tây. Thời gian qua trước tác động của biến đổi khí hậu, địa phương đã trực
tiếp “ gánh chịu” những ảnh hưởng xấu của các biểu hiện cực đoan như lốc xoáy, nước
biển dâng, sạt lỡ, nước mặn xâm nhập sâu,... Mặt khác, dân cư ven biển xã Đất Mũi
chủ yếu sống nhờ vào nguồn lợi từ biển thông qua đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tần suất xảy ra các hiện tượng thiên tai,
bão lũ, sạt lỡ,...ngày càng nhiều. Theo dự báo Đồng bằng sông Cữu Long có nguy cơ
ngập 28% khi nước biển dâng cao 0,7 m( Trần Thị Lan Anh, 2011), trong đó xã Đất
Mũi là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đời sống sinh kế của người
dân sẽ bị tổn thương không nhỏ trước tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy,
đánh giá tổn thương sinh kế của người dân ven biển xã Đất Mũi có ý nghĩa quan trọng.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp lãnh đạo địa phương xây dựng các
chương trình thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, góp phần giúp
cộng đồng cư dân ven biển đảm bảo sinh kế bền vững.

1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sự tổn thương của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của cộng đồng dân
cư xã Đất Mũi và đề ra các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tổn thương của biến
1


đổi khí hậu gây ra góp phần ổn định sinh kế của người dân, phát triển kinh tế xã hội
địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng
đồng dân cư xã Đất Mũi.
- Đánh giá sự hiểu biết và khả năng ứng phó của người dân xã Đất Mũi trước
diễn biến biến đổi khí hậu.
- Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thích nghi vè giảm thiểu sự tổn thương
của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của cộng đồng dân xã Đất Mũi ở hiện tại và trong
tương lai.
1.3 Nội dung của đề tài:
- Khảo sát người dân tại khu vực về tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến
đời sống tại đây ra sao
- Tích hợp các biện pháp ứng phó của người dân và đề xuất giải pháp thích ứng.
1.4 Ý nghĩa của đề tài:
- Giúp cho cơ quan nhà nước hiểu rõ hơn về tính trạng sinh kế của cộng đồng
dân xã Đất Mũi.
- Đánh giá được các biện pháp ứng phó và sinh kế của người dân.
- Đề tài cung cấp những số liệu khoa học giúp cho các nhà quản lý đề xuất giải
pháp cụ thể về tình sinh kế của người dân.
1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Kết quả khảo sát 82 hộ sống ven biển cho thấy chỉ số tổn thương sinh kế LVI,
đặc điểm hộ 0,186; chiến lược sinh kế 0,415; sức khỏe 0,038; mạng lưới xã hội 0,468;

nguồn nước 0,159; vốn tài chính 01,22; lương thực thực phẩm 0,403; thảm họa thiên
nhiên 0,127. Sự thể hiện tác động của biến đổi khí hậu tại địa phương ở mức trung
bình, sự nhạy cảm/tính dễ tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu là không quá
cao.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu
2.1.1 Khái niệm, biểu hiện và nguyên nhân
2.1.1.1 Một số khái niệm
Theo Điều 1, điểm 2 của UNFCCC năm 1992, “ biến đổi khí hậu là sự biến đổi
của khí hậu do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm
thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu
quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được” (Uníed Nations, 1992).
Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm k
Vhả năng bị tổn thương do dao động, biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và vận
dụng các cơ hội do nó mang lại (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi Trường,
2011).
Giảm thiểu là bao gồm các hoạt động riêng lẻ hoặc tập hợp các biện pháp mà
con người có thể làm được nhằm giảm bớt mức phát thải khí nhà kính hoặc tác hại của
thiên tai hoặc biến đổi khí hậu (Lê Anh Tuấn, 2012).
Thích ứng là sự điều chỉnh các hệ thống tụ nhiên và con người để phù hợp với
môi trường mới hoặc môi trường bị thay đổi. Sự thích ứng với biến đổi khí hậu là sự
điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để ứng phó với tác động thực tại hoặc
tương lai của biến đổi khí hậu, do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những mặt có lợi
(Nguyễn Văn Thắng và ctv, 2011).

Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tín tinh cậy về sự
tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa Kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí
nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 2011).
2.1.1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nước cho thấy, Trái Đất đang nóng lên với
sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nước biển, băng và tuyết đã và
đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam Cực thu hẹp
đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao. Theo đánh giá đáng tin cậy nhất thì trong
khoảng thời gian từ năm 1906 đến năm 2005, nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng trong
phạm vi 0,58 – 0,920C, trung bình 0,740C, tăng nhanh trong vòng 50 năm gần đây
(hình 2.1). Sự nóng lên toàn cầu từ giữa thế kỷ 20 là do sự gia tăng của hàm lượng khí
nhà kính do con người gây ra.
(Nguồn: IPCC, 2007)
3

Hình 2.1 Biến đổi nhiệt độ theo thời gian


Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên Trái Đất . Nồng độ các khí trong khí quyển thay đổi
theo chiều hướng tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nồng độ CH 4 tăng
248%, các khí khác cũng có nồng độ tăng đáng kể so với thời kỳ trước công nghiệp
hóa, một số khí như các dạng khác nhau của khí HFC, PFC, SF 6 là những khí chỉ mới
xuất hiện sau cuộc cách mạng công nghiệp.

Kết Hình
quả phân
tíchhướng
cho thấy,
phạm

300 năm
– 8502005
vĩ Bắc, mưa trên
2.2 Xu
biếnnói
đổichung,
một sốtrong
khí nhà
kínhviđến
0
đất liền tăng trong thế kỷ 20, nhưng trong phạm vi 10 vĩ Nam đến 300 vĩ Bắc thì mưa
giảm đáng kể trong 40 năm qua. Trong phạm vi 10 0 -300 vĩ Bắc, có dấu hiệu mưa tăng
trong thời gian từ năm 1900 đến năm 1950, nhưng giảm từ khoảng sau năm 1970.
Những trận mưa lớn xuất hiện thường xuyên hơn. Cường độ những trận mưa bình
4


quân tăng, nhưng có xu thế khô hạn ở các khu vực giữa các lục địa, dẫn đến nguy cơ
hạn hán ở các khu vực này tăng lên. Trên phần lớn các khu vực nhiệt đới và vĩ độ cao,
mưa dữ dội sẽ tăng nhiều hơn so với mưa trung bình.
Bốc thoát hơi tiềm năng sẽ tăng lên ở hầu hết các nơi. Do đó, từ sau năm 1970,
hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão có quỹ đạo bất
thường.
Biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô trên các lục địa và đại dương, dẫn đến
sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Ninô. Các thành phần của chu trình
thủy văn đã có sự biến đổi trong vài thập niên qua, như gia tăng hàm lượng hơi nước
trong khí quyển, mưa thay đổi cả về lượng mưa, dạng mưa, cường độ và các cực trị
mưa, giảm băng tuyết che phủ trên diện rộng, độ ẩm đất và dòng chảy thay đổi.
Tài nguyên nước bị tổn thương và bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu và do

đó gây nên những hậu quả bất lợi đối với loài người và các hệ sinh thái. Dự báo rằng,
vào giữa thế kỷ này, do biến đổi khí hậu nên dòng chảy năm trung bình của sông suối
sẽ tăng lên ở các khu vực vĩ độ vừa và khu vực nhiệt đới khô. Nhiều bằng chứng cho
thấy, dòng chảy năm đã có những thay đổi trên phạm vi toàn cầu với sự gia tăng dòng
chảy ở một số vùng (vĩ độ cao và phần nhiều các nơi ở Mỹ), nhưng lại giảm ở các
vùng khác (như một số nơi ở Tây Châu Phi, Nam Châu Phi và cực nam của Nam Mỹ
(Milly et al., 2005 và nhiều nghiên cứu khác trên phạm vi lưu vực). Sự dao động giữa
các năm của dòng chảy còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của chế độ hoàn lưu trên
quy mô lớn như các hiện tượng: ENSO (El Nino – Sourthern Oscillation), NAO (North
Atlantic Oscillation) và PNA (Pacific – North American). Một nghiên cứu cho rằng,
trong thế kỷ 20, tổng lượng dòng chảy toàn cầu đã tăng lên cùng với sự gia tăng của
nhiệt độ với mức tăng 4%/10C (Labat et al, 2004).
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên với mức tăng trung bình khoảng
1,7 ± 0,5 mm/năm trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, 1,8 ± 0,5
mm/năm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003 và đặc biệt tăng nhanh trong giai
đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 với mức 3,1 ± 0,7 mm/năm (theo IPCC). Sự dâng cao
mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ
trên biển (hình 3).

5


Hình 2.3 Biến đổi mực nước biển theo thời gian (IPCC, 2007)
Chú thích: Recent sea Level Rise: Mực nước biển dâng trong thời kỳ gần đây; Three
Year Average: Trung bình 3 năm; Satellite Altimetry: vệ tinh đo mực nước
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người, biến đổi khí hậu gây hiện tượng di cư của các loài lên
vùng có vĩ độ cao, gây nguy cơ diệt vong cho 1/3 số loài có trên Trái Đất. Theo cảnh
báo của Qũy Động vật hoang dã Thế giới, tình trạng nóng lên của khí hậu Trái Đất nếu

không được kiểm soát có thể đẩy 72% số loài chim trên hành tinh tới bờ vực của sự
tuyệt chủng.
Một số biểu hiện khác:
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Đặc biệt, sự biến đổi
trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên các lục địa và đại dương, dẫn đến sự gia tăng về
số lượng và cường độ hiện tượng El Ninô.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển...
2.1.1.3 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các khí thải nhà kính, các hoạt động khai tác quá mức các bể hấp thụ khí
nhà kính nhưng sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm
hạn chế sự biến đổi khí hậu tại Nghị định Kyoto 1996 ở Nhật Bản đã đưa ra các giải
pháp nhằm hạn chế và ổn định 06 loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2, CH4,
N2O,HFCS,PFCS và SF6-.

6


CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ( than, dầu, khí ) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. Khí CO 2 cũng sinh ra từ
các loại hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
-

- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCS được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.

- PFCS sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.

Hình 2.4 Sự gia tăng nhiệt độ của trái đất
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là
từ bên ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần của hệ
thống khí hậu trái đất, bao gồm:
Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do trái đất tự quay xung quanh trục
của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu kỳ đã diễn
ra. Các thay đổi về chuyển động của trái đất gồm: sự thay đổi của độ lệch tâm có chu
kỳ dao động khoảng 96.000 năm; độ nghiêng trục có chu kỳ dao động khoảng 41.000
năm và tuế sai (tiến động) có chu kỳ dao động khoảng từ 19.000 năm đến 23.000 năm.
Những biến đổi chu kỳ năm của các tham số này làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời
cung cấp cho hệ thống khí hậu và do đó làm thay đổi khí hậu trái đất.

7


Hình 2.5 Thay đổi tham số của quỹ đạo Trái Đất từ 250.000 năm trước đến nay
Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có thể
bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá trình vận
động kiến tạo, phun trào của núi lửa,… Sự biến dạng này làm thay đổi phân bố lục địa
- đại dương, hình thái bề mặt trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố bức xạ mặt
trời trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí
quyển, đại dương. Ngoài ra, các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí
hậu, dòng hải lưu vận chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong
lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO 2
vào khí quyển. Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất: Sự
phát xạ của mặt trời đã có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà và có những thời kỳ
hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô và nóng trên bề mặt trái đất. Ngoài ra, sự xuất

hiện các vết đen mặt trời làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất
thay đổi, năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái
đất. Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong
nhiều năm. Bên cạnh đó, các sol khí do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt trời trở lại vào
không gian, và vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Có thể thấy rằng nguyên
nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là biến đổi từ từ, có chu kỳ rất dài,
vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu trong giai đoạn
hiện nay.
 Hoạt động con người
Biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện tại là do các hoạt động của con người làm
phát thải quá mức các khí nhà kính vào bầu khí quyển. Những hoạt động của con
người đã tác động lớn đến hệ thống khí hậu, đặc biệt kể từ thời kỳ tiền công nghiệp
(khoảng từ năm 1750). Theo IPCC, sự gia tăng khí nhà kính kể từ những năm 1950
chủ yếu có nguồn gốc từ các hoạt động của con người. Hay nói cách khác, nguyên
nhân chính của sự nóng lên toàn cầu trong giai đoạn hiện nay bắt nguồn từ sự gia tăng
khí nhà kính có nguồn gốc từ hoạt động của con người (IPCC, 2013). Kể từ thời kỳ
tiền công nghiệp, con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các
8


nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã phát thải vào khí quyển các
khí gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến làm gia tăng nhiệt độ của trái đất.
Sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính làm giảm bức xạ hồng ngoại thoát từ mặt
đất ra ngoài vũ trụ, làm tăng nhiệt lượng tích lũy của trái đất và dẫn đến sự ấm lên của
hệ thống khí hậu. Sự gia tăng của nhiệt độ bề mặt trái đất kéo theo nhiều thay đổi
khác, như làm giảm lượng băng và diện tích được phủ băng và tuyết, làm thay đổi độ
che phủ bề mặt. Do nước biển và đất có hệ số phản xạ thấp hơn so với biển băng và
tuyết, nên khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời của trái đất sẽ tăng lên. Các đại dương
và bề mặt đất hấp thụ nhiều nhiệt sẽ tiếp tục làm giảm lượng băng và diện tích phủ
băng và tuyết. Các khí nhà kính được khống chế trong Công ước khí hậu bao gồm:

các-bon điôxit (CO2), Mê tan (CH4), Nitơ ôxit (N2O), Hydro fluorocarbons (HFCs),
Perfluorocarbons (PFCs), Sulfur hexafluoride (SF6). Theo báo cáo lần thứ 5 của IPCC,
nồng độ các khí nhà kính như CO 2, CH4, và N2O trong bầu khí quyển đã tăng với một
tốc độ chưa từng có trong vòng 800.000 năm trở lại đây. Nồng độ của CO 2 đã tăng
khoảng 40% so với thời kỳ tiền công nghiệp, chủ yếu là do sự phát thải từ đốt các
nhiên liệu hóa thạch và thay đổi của bề mặt đệm. Đại dương đã hấp thụ khoảng 30%
lượng CO2 do con người thải ra, gây ra sự axit hóa đại dương (IPCC, 2013). Vào năm
2011, nồng độ của các khí nhà kính như CO2, CH4, N2O lần lượt là 391 ppm, 1803
ppb, và 324 ppb, tương ứng với mức tăng lần lượt là 40%, 150% và 20% so với thời
kỳ tiền công nghiệp (IPCC, 2013). Mức tăng trung bình của nồng độ khí nhà kính
trong thế kỷ vừa qua là chưa từng có trong suốt 22.000 năm qua. Từ năm 1759 đến
năm 2011, lượng phát thải CO2 vào khí quyển do sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sản
xuất xi măng là 375 tỷ tấn các-bon (GtC), trong khi chặt phá rừng và các hoạt động
làm thay đổi sử dụng đất thải ra xấp xỉ 180 GtC. Tổng cộng, mức phát thải do con
người vào khoảng 555 GtC (IPCC, 2013).
Trong tổng lượng phát thải CO2 do con người nói trên, khoảng 240 GtC được
tích lũy trong khí quyển, 155 GtC được hấp thụ bởi đại dương và khoảng 160 GtC đã
được tích lũy trong các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn (IPCC, 2013). Sự axit hóa của đại
dương được định lượng hóa bằng sự giảm của nồng độ pH. Độ pH của bề mặt nước
đại dương đã giảm 0,1 từ khi bắt đầu kỷ nguyên công nghiệp, tương ứng với mức tăng
26% của nồng độ ion hydro (IPCC, 2013). Hơi nước (H2O) là chất khí có đóng góp lớn
nhất vào hiệu ứng nhà kính của khí quyển, nhưng hơi nước không phải là chất khí nhà
kính nguy hiểm, vì lượng hơi nước tự nhiên trong khí quyển biến đổi liên tục do có thể
ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa. Ozon (O 3) ở tầng đối lưu: Nguồn O3 nhân tạo chủ
yếu từ động cơ ôtô, xe máy hoặc các nhà máy điện. Trong tầng đối lưu, O 3 là một loại
khí nhà kính mạnh nhưng vì thời gian tồn tại ngắn và biến động theo không gian và
thời gian lớn, nên khó xác định được tác động bức xạ của sự tăng O 3 do hoạt động của
con người. O3 ở tầng đối lưu đóng góp khoảng +0,4 W/m 2 vào bức xạ tác động toàn
cầu. CFC và HCFC: Khác với các chất khí có nguồn gốc tự nhiên, các chất CFC và
HCFC hoàn toàn là sản phẩm do con người tạo ra. Mặc dù lượng khí CFC và HCFC

9


không lớn nhưng có xu hướng tăng lên, gây lo ngại về việc phá hủy tầng ôzôn. Tuy
nhiên, nhờ việc thực hiện Nghị định thư Montreal, nồng độ của các chất khí CFC và
HCFC đang có xu hướng giảm dần. Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí (bụi,
các-bon hữu cơ, sulphat, nitrat,...) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượng bức xạ tác
động tổng cộng trực tiếp là 0,9W/m2.
2.1.2 Xu hướng của biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá của IPCC, BĐKH toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp
trong thế kỷ 21 do lượng phát thải các KNK đang tiếp tục tăng.
- Nồng độ CH4 đạt 1,46 - 3,39 ppm vào năm 2100 (giảm 18% hoặc tăng 91%
so với năm 2006).
- Nồng độ NO2 đạt 0,36 - 0,46 ppm vào năm 2100 (tăng 11 - 45% so với năm
2006).
- Các khí có chứa Flo như HFCs, PFCs, SF6 cũng sẽ tăng đáng kể; Nồng độ
ozôn trong khí quyển sẽ tăng 40 - 60% theo kịch bản phát thải cao. Nếu tính theo các
phương án phát thải thay đổi từ thấp - trung bình - cao thì nồng độ ozôn tăng từ 12 62% vào năm 2100.
Do ảnh hưởng của các khí gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục
tăng và đạt từ 1,4 – 5,80C vào năm 2100.
Nhiệt độ nước biển tăng khoảng 1,5 - 4,5 0C sẽ làm cho mực nước biển dâng
cao 15 - 90 cm. Theo dự đoán, nếu mực nước biển dâng cao 1 m, Bangladesh sẽ mất
17,5% diện tích, đe dọa đến những loài động thực vật ven biển và nguồn nước sạch.
Hà Lan cũng sẽ hứng chịu một hậu quả tương tự với sự biến mất khoảng 6% diện tích.
Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải đối mặt với nguy cơ này trong 50 năm tới. Đáng lo
ngại, theo thông báo của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng cao. Cũng theo tổ chức này, 12,3% diện tích
đất trồng trọt và kèm theo đó gần 1/5 dân số sẽ mất nhà cửa nếu mực nước biển dâng
cao 1 m, 80% diện tích của đảo Majuro Atoll ở Thái Bình Dương bị ngập chìm dưới
nước nếu mực nước biển dâng cao 0,5 m. Ngoài ra, rất nhiều hòn đảo ở Nam Thái

Bình Dương và Ấn Độ Dương như Maldives và French Polynesia có nguy cơ biến mất
nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao. Có khoảng 13 trong số 15 thành phố lớn nhất thế
giới như New York, Tokyo... và rất nhiều thành phố nhỏ khác nằm dọc bờ biển có
nguy cơ ngập lụt khi nước biển dâng. Hơn một thế kỷ qua, xấp xỉ 70% diện tích đất
ven biển bị xâm thực do mực nước biển dâng cao và xói lở.
Dưới đây là bảng số liệu về mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ
không khí và mực nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau.
Bảng 2.1 Bảng số liệu về mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ không khí và
mực nước biển theo các kịch bản BĐKH
10


Trường hợp

Biến đổi của nhiệt độ (0C)
(giai đoạn 2090 – 2099 so
với giai đoạn 1980 – 1999)

Mức dâng cao của mực nước biển
(m) (giai đoạn 2090 – 2099) so với
Giai đoạn 1980 – 1999)

Đánh giá
tốt nhất

Phạm vi có
thể xảy ra

Phạm vi mô hình cơ sở ngoại trừ sự
biến đổi động lực của dòng chảy

băng trong tương lai

Hàm lượng KNK
không đổi ở mức
năm 2000b

0,6

0,3 – 0,9

-

Kịch bản B1

1,8

1,1 – 2,9

Kịch bản A1T

2,4

1,4 – 3,8

0,18 – 0,38

Kịch bản B2

2,4


1,4 – 3,8

0,20 – 0,45

Kịch bản A1B

2,8

1,7 – 4,4

0,21 – 0,48

Kịch bản A2

3,4

2,0 – 5,4

0,23 – 0,51

Kịch bản A1FI

4,0

2,4 – 6,4

0,26 – 0,59

2.2 Các tác động của biến đổi khí hậu
Theo Lưu Ngọc Trịnh (2015) dự báo các hiện tượng cực đoan về khí hậu sẽ

tăng lên về tần số, cường độ và thời gian, bão tố, lũ lụt và hạn hán sẽ nhiều hơn với
cường độ cao hơn. Những tác động của biến đổi khí hậu đến một lĩnh vực chủ yếu
được thể hiện ở các lĩnh vực sau:
2.2.1 Tác động đến nông nghiệp
Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí hậu, mà quan trọng
nhất là bức xạ mặt trời. Thông qua quá trình quang hợp thì năng suất của cây trồng là
một hàm đồng biến với bức xạ mặt trời. Trái đất nóng dần lên dẫn đến thay đổi cấu
trúc mùa màng như rút ngắn mùa lạnh, kéo dài hay rút ngắn mùa mưa. Tất cả các yếu
tố này sẽ tác động đến thời vụ, sâu bệnh, năng suất và sản lượng. Nhìn chung, nông
nghiệp là ngành bị tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng lên có thể
dẫn đến:
- Một số loài cây trồng nhất là các cây Á nhiệt đới có khả năng bị biến mất.
- Mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng có thể bị thay đổi.
- Sản lượng ngũ cốc giảm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là vụ mùa.
Tăng thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, hạn hán, bão, El Nino, cháy rừng, sâu bệnh,...) khắc
nghiệt hơn.
- Chế độ mưa thay đổi ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp,
nhất là những vùng khô hạn.
- Nước biển dâng làm tăng ngập lụt và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng.
11


- Môi trường tự nhiên bị biến dạng, mà nếu không thích nghi kịp, an ninh lương
thực, thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.2.2 Tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học
Các hệ sinh thái trên trái đất cùng với muôn loài là nguồn giá trị kinh tế, môi
trường và văn hóa của loài người. Biến đổi khí hậu sẽ làm dịch chuyển các vùng khí
hậu, các loài sẽ phải thích nghi với các điều kiện khí hậu mới.
- Trước hết do trái đất lên, các ranh giới nhiệt của hệ sinh thái lục địa và nước

ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn, khi ấy các
loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ mô cao hơn hoặc trên những
vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại, các loài ưa lạnh bị thu hẹp lại, hoặc
phải di cư đến nơi khác.
- Một số loài thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu trong khi một số khác
không thích ứng nổi nên bị suy thoái dần. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho khí hậu sẽ trở
nên khắc nghiệt hơn gây hạn hán, lũ lụt, cháy rừng,... sẽ làm các loài có nguy cơ giảm
nhiều hơn nữa.
2.2.3 Tác động đến hệ sinh thái rừng, lâm nghiệp
Biến đổi khí hậu với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến
thảm thực vật rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nhiệt độ cao kết hợp với ánh
sáng dồi dào sẽ biệt, hàm lượng CO2 tăng sẽ góp phần làm tăng sự phát triển hệ sinh
thái rừng, nhưng do độ bốc thoát hơi tăng làm độ ẩm đất giảm, kết quả là chỉ số tăng
trưởng sinh khí của cây rừng có thể sẽ giảm đi.
Nguy cơ diệt của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng
như: trầm hương, hoàng đàn, pơ mu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,... sẽ có thể bị suy kiệt.
Nhiệt độ và mức độ khô hạn tăng sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừn, phát triển sâu bệnh,
dịch bệnh phá hoại cây trồng.
2.2.4 Tác động đến các tài nguyên bờ biển: Thủy sản, ngư nghiệp
Nước mặn lấn sâu vào lục địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài
thủy sản nước ngọt. Rừng ngập mặn bị thu hẹp ảnh hưởng đến hệ sinh thái một loài
thủy sản nước lợ, nước mặn. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển
giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh
vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.
Nhiệt độ nước tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt rõ rệt trong thủy vực
nước đứng, ảnh hưởng đến tập tính sinh học của sinh vật. Do nhiệt độ tăng, một số
loài chuyển đi nơi khác hoặc xuống sâu hơn,... làm cho nguồn thủy sản bị phân tán,
các loài cá nhiệt đới (vốn kém giá trị kinh tế, trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt
đới (có giá trị kinh tế cao) giảm đi hoặc mất hẳn.
12



Cường độ mưa lớn , nồng độ muối giảm đi 10-20% trong một thời gian dài làm
cho các sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhiễm thể 2 mảnh vỏ bị chết hàng loạt
do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Mực nước biển dâng làm cho chế
độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay
đổi cấu trúc và thành phần trữ lượng bổ sung giảm sút nghiêm trọng.
Các loài thực vật nổi, mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi , do
đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên. Hậu quả
là cá di cư đến vùng biển khác (di cư tụ động) và giảm khối lượng thân của cá.
2.2.5 Tác động đến tài nguyên nước
Trước hết biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các vùng.
Nhiệt độ tăng sẽ làm bốc hơi nhiều hơn và do đó mưa sẽ nhiều hơn. Đặc đi điểm mưa
đối với từng khu vực cũng thay đổi. Những thay đổi về mưa sẽ dẫn đến những thay đổi
về dòng chảy của các sông, tần suất và cường độ các trận lũ, hạn hán.
Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi băng tuyết ở nhiều núi cao, dẫn đến tăng dòng
chảy ở các sông và gia tăng lũ lụt. Sau một thời gian khí băng ở trên núi tan hết, nguồn
cung cấp nước sẽ cạn, lũ lụt sẽ giảm và dòng chảy các sông sẽ giảm đi rất nhiều.
Lượng mưa lớn gây trượt lở đất, dẫn đến sự bồi lắng, giảm sức chứa các hồ,
chất lượng nước ở các hồ thay đổi. Những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài có thể ảnh
hưởng đến xã hội với quy mô rộng hơn nhiều so với lũ lụt,... Hạn hán và kèm theo là
sa mạc hóa xảy ra ở nhiều vùng trên thế giới, làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây ra
những thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường,...
- Trên qui mô toàn cầu, BĐKH khuếch đại nguy cơ thiếu nước. Trên qui mô
khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất nước do băng tan và giảm lớp tuyết phủ.
- Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng chảy
giảm 10 - 40 % vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt, bao gồm
những vùng đông dân ở Đông Á, Đông Nam Á và giảm 10 - 30 % ở các khu vực khô
ráo vĩ độ trung bình và nhiệt đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc thoát hơi tăng .
Diện tích các vùng hạn hán tăng lên, tác động đến nhiều lĩnh vực liên quan: Nông

nghiệp, cung cấp nước, sản xuất điện và sức khỏe. - Sẽ có sự gia tăng đáng kể trong
tương lai về các tai biến do mưa nhiều trên một số khu vực, kể cả những khu vực được
dự kiến là lượng mưa trung bình giảm. Nguy cơ lụt lội gia tăng chắc chắn là thách thức
đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng cơ sở và chất lượng nước. Có đến 20% dân cư phải
sống ở những vùng lụt lội gia tăng vào thập kỷ 2080 [11]. Chắc chắn sự gia tăng về tần
số và mức độ nghiêm.

13


 Tác động đối với Châu Phi:
-75 - 250 triệu dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020.
Tác động đối với Châu Á:
- 120 triệu - 120 tỷ dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020. Nguồn nước ngọt ở Trung Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt ở các châu thổ
lớn, giảm đi trong mùa khô. Cùng với sự tăng trưởng dân số và nhu cầu sinh hoạt, điều
đó tác động tiêu cực đến hơn 1 tỷ người vào năm 2050.
- Gia tăng ngập lụt trên các khu vực bờ biển tập trung cao độ dân cư ở Nam Á,
Đông Á, Đông Nam Á.

 Tác động đối với Australia và New Zealand:
Vấn đề an ninh nguồn nước trở nên căng thẳng hơn từ năm 2030.
Tác động đối với Châu Âu:
- Đến thập kỷ 2070, tiềm năng thủy điện của toàn cầu châu Âu giảm khoảng 6%
trong đó Bắc Âu, Đông Âu tăng 15 – 30% và Địa Trung Hải giảm 20 – 50%.
- Vùng núi đối mặt với nạn tuyết lở.
- Lượng tuyết giảm.

 Tác động đối với Châu Mỹ La Tinh:
- 12 – 81 triệu dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020.
- Lượng mưa dao động thất thường, các khối băng nhỏ tan đi, tác động tiêu cực

đến nguồn nước dân dụng, nông nghiệp và sản xuất điện.
- Vào giữa thế kỷ, biến đổi khí hậu dẫn tới việc thay thế rừng nhiệt đới bằng
savana ở miền Đông Amazon. Thực vật bán khô hạn được thay thế bằng thực vật khô
hạn.

 Tác động đối với Bắc Mỹ:
- Nóng lên ở vùng núi phía Tây vào giữa thế kỷ 21, dẫn đến tuyết giảm đi, ngập
lụt mùa đông tăng lên, dòng chảy mùa hè giảm đi.
- Vòa các thập kỷ đầu, năng suất cây trồng dựa vào mưa tăng 5 – 20% nhưng
năng suất các cây trồng khác lại thất thường.
2.2.6 Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Tác động này diễn ra khá phức tạp, mang tính chât tổng hợp của nhiều yếu tố.
Có những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường
xung quanh với cơ thể, có những tác động gián tiếp thông qua các yếu tố khác như
thực phẩm, nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang mầm bệnh,... IPCC đã nêu ra 6 tác
động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến sức khỏe cộng đồng, cụ thể:
14


- Các áp lực về nhệt đới (đợt nắng nóng)
- Các hiện tượng cực trị và thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn)
- Ô nhiễm không khí (bão cát, bão từ)
- Các vấn đề ô nhiễm nguồn nước
- Những vấn đề liên quan đến lương thực và dinh dưỡng.
Có nhiều dạng khác nhau biểu hiện những tác động trực tiếp của biến đổi khí
hậu tới cơ thể con người như:
- Cảm nóng, say nóng. Tỷ lệ cơ thể tăng cao trong những khu vực có hoạt động
căng thẳng, nóng ẩm, bí gió.
- Mất cân bằng về nước và muối dẫn đến hiện tượng suy kiệt thường xảy ra
trong những khu vực thường bị ảnh hưởng mạnh của thời tiết khô nóng, đặc biệt ở các

vùng thấp, do cơ thể bị mất nước nhanh qua việc ra mồ hôi.
2.3 Tình trạng biến đổi khí hậu
2.3.1 Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong 50 năm qua biểu hiện của biến đổi khí hậu đã rõ nét, cụ thể
như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 oC trên phạm vi cả nước; nhiệt độ
mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn
nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo.
- Lượng mưa có xu hướng giảm đi ở phía Bắc, tăng ở phía Nam. Lượng mưa
cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng, nhất là trong những năm gần đây; số ngày mưa
lớn cũng tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung.
- Mực nước biển theo dọc bờ biển Việt Nam đã tăng lên khoảng 20 cm.
- Tần suất xuất hiện các cơn bão mạnh có xu hướng gia tăng. Mùa bão có dấu
hiệu kết thúc muộn hơn và bão có xu thế dịch dần vào phía nam trong những năm gần
đây.
- Lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn ở tất cả các vùng, trong đó miền Trung
thường chịu thiệt hại lớn nhất.
- Ngập do triều cường gia tăng trên diện rộng với mức ngập sâu hơn như ở Cần
Thơ, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Hải Phòng, Vĩnh Long...
- Tình trạng nhiễm mặn vào sâu trong đất liền xảy ra hầu hết ở các tỉnh đồng
bằng ven biển, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

15


- Sạt lở xảy ra nhiều hơn: sạt lở tại các sông, suối trên phạm vi cả nước; sạt lở
bờ biển, ven các đảo do sóng, thuỷ triều, nước biển dâng và dòng hải lưu gây ra; trượt
lở đồi núi, sườn dốc, lún, nứt đất...
- Hạn hán có xu thế tăng lên, tuy mức độ không đồng đều giữa các vùng. Hiện
tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở

Trung Bộ và Nam Bộ.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thời gian qua ở Việt Nam lượng mưa và
phân bố mưa thay đổi, các hiện tượng khí hậu thời tiết cực đoan gia tăng cả về tần
suất, mức độ và qui mô gây ra nhiều tác động tiêu cực, đe dọa nghiêm trọng đến an
ninh lương thực, an ninh sinh thái, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người tài sản, các cơ
sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động xấu đến môi trường.
Lượng mưa và phân bố mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa
mưa và khô hạn vào mùa khô, tăng mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên
nước, càng làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh tài nguyên nước trong bối cảnh tài
nguyên nước ở nước ta đang chịu nhiều áp lực từ các hoạt động phát triển thượng
nguồn trong khi lại đang bị ô nhiễm, suy thoái ở nhiều nơi trước áp lực phát triển kinh
tế xã hội ngày càng tăng.
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm thay đổi nơi cứ
trú, cơ cấu tự nhiên của nhiều loài động thực vật, gây nguy cơ suy giảm đa dạng sinh
học cao do nhiều loại bị biến mất hoặc tuyệt chủng. Nhiệt độ tăng lên còn tác động
trực tiếp đến các lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng,
du lịch, thương mại, y tế cộng đồng…ví dụ như trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu
cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở
miền Bắc có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn vụ đông; vụ mùa kéo dài hơn;
hoặc trong lĩnh vực y tế cộng đồng, nhiệt độ tăng, độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về
nhiệt đối với cơ thể con người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt
là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn,
các côn trùng và vật chủ mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy
giảm…
Biến đổi khí hậu làm thay đổi các cực đoan khí hậu. Các thiên tai như bão, lũ
lụt, lũ quét, sạt lở đất...có tần suất, cường độ, mức độ tác động ngày càng tăng; các đợt
rét đậm, rét hại kéo dài gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng
đồng như phát sinh các đợt dịch bệnh về tiêu hóa, hô hấp, bệnh truyền nhiễm; hạn hán,
xâm nhập mặn còn gây thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân,
về lâu dài có thể phát sinh các vấn đề xã hội như di dân, xung đột sử dụng nguồn nước

khan hiếm...
Theo kết quả nghiên cứu nêu trong Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý
rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí
16


hậu (IMHEN, 2015), chỉ tính trong 15 năm (1996 - 2011), các loại thiên tai như: Bão,
lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm
thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 10.711 người, giá trị
thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Tác động của biến đổi khí
hậu đối với một số ngành, lĩnh vực (thể hiện qua tổn thất tính bằng % GDP cho năm
2010) ước tính vào khoảng 0,5% đối với thủy sản; 0,2% đối với nông nghiệp và năng
suất lao động là 4,4%. Theo một ước tính khác của Chương trình sáng kiến về tính dễ
tổn thương do khí hậu (DARA, 2012) về thiệt hại do cực đoan khí hậu gây ra cho năm
2010 (tính theo GDP), thiệt hại do nước biển dâng vào khoảng 1,5%; nắng nóng và giá
rét khoảng 0,1%; lũ lụt và trượt lở vào khoảng 0,1%...
Theo Kịch bản phát thải trung bình nêu trong Kịch bản biến đổi khí hậu, nước
biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012, vào cuối thế kỷ 21 khí
hậu Việt Nam có những thay đổi như sau:
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tăng từ 2 đến 3 oC trên phần lớn diện tích cả
nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn
so với những nơi khác.
- Về lượng mưa: Lượng mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ, mức tăng phổ
biến từ 2 đến 7%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế
chung là lượng mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng.
- Mực nước biển dâng: Mực nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến
Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng từ
49 đến 64cm; trung bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm.
Nếu mực nước biển dâng cao 1m thì khoảng gần 40% diện tích đồng bằng sông
Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác

thuộc vùng ven biển bị ngập, thành phố Hồ Chí Minh bị ngập trên 20% diện tích;
khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp, trong đó gần 35% dân số thuộc
các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng
và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số
Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9%
hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và tổn
thất khoảng 10% GDP.Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm
trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo và sự phát triển bền vững
của đất nước.
2.3.2 Xu hướng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo Tran Thuc et al. (2016) kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam có sự thay
đổi trong tương lai như sau:
 Về nhiệt độ trung bình
17


- Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình năm, mùa ở tất cả các vùng của Việt
Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986 – 2005), mức tăng phụ thuộc vào
các kịch bản RCP và vùng khí hậu.
- Theo kịch bản RCP4.5 mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3 đến
1,7 C vào giữa thế kỷ 21, từ 1,7 đến 2,4 oC vào cuối thế kỷ. Nhìn chung, nhiệt độ phía
Bắc tăng cao hơn phía Nam . Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ
trung bình năm ở phía Bắc có mức tăng phổ biến từ 2,0 đến 2,3 oC và ở phía Nam từ
1,8 đến 1,9oC. Đến cuối thế kỷ, mức tăng từ 3,3 đến 4,0 oC ở phía Bắc và từ 3,0 đến
3,5oC ở phía Nam.
o

 Về nhiệt độ cưc trị: trong thế kỷ 21, nhiệt độ cực trị có xu thế tăng so với
trung bình thời kỳ 1986 – 2005 ở tất cả các vùng của Việt Nam tất cả các kịch bản.
Theo kịch bản RCP4.5 đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế

tăng từ 1,7 đến 2,7oC, tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, thấp
nhất là khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình
năm vào cuối thế kỷ có xu thế tăng từ 1,8 đến 2,2oC.
 Về lượng mưa năm và mưa cực trị : lượng mưa trung bình năm có xu thế
tăng so với thời kỳ cơ sở ở tất cả các vùng và tất cả các kịch bản. Lượng mưa mùa khô
ở một số vùng có xu thế giảm, mưa cực trị có xu thế tăng. Theo kịch bản RCP4.5, đến
cuối thế kỷ 21 lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng ở hầu hết diện tích cả nước,
phổ biến từ 5 đến 15%. Một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung
Bộ có thể tăng trên 20%. Đối với lượng mưa cực trị, lượng mưa một ngày lớn nhất có
xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam vơi mức tăng phổ biến từ 10 đến 70%. Mức
tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Trung Bộ (từ Thừa thiên – Huế đến Quảng Nam) và
Đông Nam Bộ.
 Về mực nước biển dâng
- Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: 58 cm (33 cm ÷ 83 cm), thấp nhất ở khu vực Móng
Cái đến Hòn Dáu: 53 cm (32 cm ÷ 75 cm). Theo kịch bản RCP8.5, vào cuối thế kỷ 21
mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: 78 cm (52 cm
÷107 cm), thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu: 72 cm (49 cm ÷101 cm).
- Nếu nước biển dâng 1 m, khoảng 17,57% diện tích Đồng bằng sông Hồng, 1,47%
diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,84% diện
tích thành phố Hồ Chí Minh và 4,79% diện tích Bà Rịa –Vũng Tàu có nguy cơ bị
ngập. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao (39,40% diện tích),
trong đó tỉnh Kiên Giang là khu vực có nguy cơ ngập cao ( 39,40% diện tích), trong đó
tỉnh Kiên Giang có nguy cơ ngập cao nhất (75% diện tích). Các đảo có nguy cơ ngập
cao nhất là cụm đảo Vân Đồn, cụm đảo Côn Đảo và Phú Quốc. Nguy cơ ngập đối với

18


những đảo tự nhiên thuộc quần đảo Trường Sa là không lón. Cụm đảo Hoàng Sa có

nguy cơ ngập lớn hơn, lớn nhất là cụm đảo Lưỡi Liềm và Tri Tôn.

19


×