Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

So sánh một số chỉ tiêu sinh lý cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau giai đoạn cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.84 KB, 31 trang )

TÓM TẮT
Đề tài: “So sánh một số chỉ tiêu sinh lý cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau giai
đoạn cá giống” được tiến hành từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2018 tại trại thực nghiệm
và phòng thí nghiệm khoa Sinh học Ứng dụng trường đại học Tây Đô. Đề tài được
thực hiện với mục tiêu xác định một số chỉ tiêu sinh lý của cá trê vàng ở các độ mặn
khác nhau. Kết quả ghi nhận: Ngưỡng oxy của cá trê vàng giai đoạn cá giống cao nhất
là 2,81 mg/L ở nghiệm thức 0‰ và thấp nhất là 1,97 mg/L ở nghiệm thức 4‰.
Ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá trê vàng giai đoạn cá giống đạt cao nhất là 41,2
o
C (nghiệm thức 4‰) và thấp nhất là 7,03 oC (nghiệm thức 4‰). Ngưỡng pH trên của
cá trê vàng giai đoạn cá giống đạt cao nhất ở nghiệm thức 4‰ (11,68) và ngưỡng pH
dưới của cá thấp nhất cũng ở nghiệm thức 4‰ (2,7).

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................ i
TÓM TẮT.................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................vi
GIỚI THIỆU................................................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu.............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................................1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................2
2.1 Đặc điểm sinh học cá trê vàng..............................................................................2
2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái........................................................................2
2.1.2 Phân bố và môi trường sống..............................................................................3
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng........................................................................................3


2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng........................................................................................3
2.1.5 Đặc điểm sinh sản..............................................................................................4
2.2 Một số nghiên cứu về chỉ tiêu sinh lý...................................................................4
2.2.1 Môi trường sống và tập tính sinh thái................................................................4
2.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH......................................................................4
2.2.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ..................................................................................4
2.2.2.3 Ảnh hưởng của pH..........................................................................................5
2.2.3 Ảnh hưởng của các chỉ tiêu sinh lý trong giai đoạn phôi và cá bột cá trê vàng. 5
2.2.3.1 Đối với giai đoạn phôi trứng cá trê vàng........................................................5
2.2.3.2 Đối với giai đoạn cá bột cá trê vàng...............................................................6
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................7
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài..................................................................7
3.2 Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................7
3.2.1 Dụng cụ.............................................................................................................7
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................7
3.2.3 Nguồn nước nghiên cứu....................................................................................7
3.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................7
3.3.1 Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh thái ở các độ mặn khác nhau..........................7
2


3.3.1.1 Xác định ngưỡng oxy.....................................................................................8
3.3.1.3 Xác định ngưỡng pH......................................................................................9
3.4 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................10
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN....................................................................11
4.1 Kết quả xác định ngưỡng oxy.............................................................................11
4.2 Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ......................................................................12
4.3 Kết quả xác định ngưỡng pH..............................................................................13
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................15
5.1 Kết luận..............................................................................................................15

5.2 Đề xuất...............................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................16
PHỤ LỤC A................................................................................................................. A
PHỤ LỤC B................................................................................................................. C

3


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Kết quả xác định ngưỡng oxy của cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau.......11
Bảng 4.2 Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ của cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau 12
Bảng 4.3 Kết quả xác định ngưỡng pH của cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau........13

4


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê vàng.....................................................................2
Hình 3.1 Hình ảnh bố trí thí nghiệm ngưỡng oxy..........................................................8
Hình 3.2 Hình ảnh bố trí thí nghiệm ngưỡng nhiệt độ...................................................9
Hình 3.3 Hình ảnh bố trí thí nghiệm ngưỡng pH.........................................................10

5


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Hiện nay nghề nuôi cá nước ngọt là một trong những nghề đóng vai trò quan trọng
trong việc cung cấp nguồn đạm động vật cho con người, đem lại thu nhập đáng kể cho

người dân Việt Nam nói chung, Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Trong đó, cá trê
vàng (Clarias macrocephalus) là một trong những đối tượng thủy sản nước ngọt quan
trọng trong nghề nuôi thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho hộ nuôi thủy sản.
Cá trê là loài có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt vì cơ thể cá trê có cơ
quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được khí trời và pH thấp. Cá có đặc
tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật, trong tự nhiên cá ăn côn trùng, giun ốc, tôm
cua, cá… Ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn
nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ, cá trê là loài thủy sản dễ nuôi, thời
gian nuôi ngắn, kỹ thuật nuôi đơn giản, cá trê vàng thịt ngon, giá bán cao, thị trường
tiêu thụ lớn và đây là đối tượng thủy sản được người nuôi thủy sản quan tâm. Hiện nay
giống cá trê vàng cũng được sản xuất nhân tạo thành công nhưng nhìn chung phần lớn
giống cá trê vàng chủ yếu được sản xuất và nuôi ở các vùng nước ngọt. Trong khi đó
các vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì việc sản xuất giống cá trê vàng không được quan
tâm và hầu như giống cá trê vàng không được sản xuất tại những vùng có nguồn nước
nhiễm mặn. Để cung cấp thêm thông tin về khả năng sản xuất giống cá trê vàng, nhiều
nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu để bảo vệ phát triển loài cá này và cũng cho
nhiều thông tin liên quan đến sự thích ứng của cá trê vàng với các yếu tố quan trọng
như nhiệt độ, pH, oxy cũng như thông tin về sự thích ứng của loài này với độ mặn
trong quá trình sản xuất giống, ương nuôi và nuôi thương phẩm. Xuất phát từ yêu cầu
thực tế đó và để cung cấp thêm thông tin về khả năng chịu đựng của cá trê vàng ở các
điều kiện môi trường khác nhau nên đề tài “So sánh một số chỉ tiêu sinh lý cá trê
vàng ở các độ mặn khác nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định ngưỡng nhiệt độ, pH, oxy trên cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau.
1.3 Nội dung nghiên cứu
So sánh sự ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu sinh lý của cá trê vàng (ngưỡng oxy,
nhiệt độ, pH).

1



CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá trê vàng
2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng được phân loại
như sau:
Ngành: Chodrata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias macrocephalus

Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê vàng
(Nguồn: Tepbac)

Cá trê vàng có đầu rộng, dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng.
Miệng cá không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn,
cứng. Có 4 đôi râu 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới. Mắt nhỏ, nằm
ở mặt lưng của đầu và gần chóp mõm. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu cá có hai lỗ
thóp, một lỗ nằm phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phía trước gốc mấu
xương chẩm. Mấu xương chẩm tròn rộng. Lỗ mang hẹp, xương nắp mang kém phát
triển. Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Cơ gốc vi
phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn đầu đều có răng cưa
hướng xuống. Vi đuôi tròn chẻ hai. Mặt lưng của thân có màu xám đến nâu đen và
nhạt dần xuống mặt bụng, mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân cá mỗi bên có 10
hàng chấm nhỏ nằm vắt ngang thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993).


2


2.1.2 Phân bố và môi trường sống
Cá trê vàng là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Chúng
phân bố ở Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam (Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cá trê vàng sống ở trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước có độ mặn
thấp (độ mặn < 5‰), phát triển tốt trong môi trường có độ pH khoảng 5,5– 8,0 (Bạch
Thị Quỳnh Mai, 2004). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể chịu đựng môi
trường khắc nghiệt có nhiệt độ từ 11 – 39 oC; pH từ 3,5 – 10,5; hàm lượng oxy hòa tan
thấp 1 – 2 mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Nói chung cá trê vàng là loài sống đáy, thích nơi tối tăm bụi rậm nên râu rất phát triển
để tìm mồi. Chúng sống được ở môi trường chật hẹp, dơ bẩn, hàm lượng oxy hòa tan
thấp thậm chí bằng 0 nhờ có cơ quan hô hấp phụ là hoa khế (Dương Thúy Yên và Vũ
Ngọc Út, 1991).
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê là loài cá ăn tạp, thiên về chất hữu cơ. Khi còn ở giai đoạn cá bột và cá hương,
cá trê cũng thể hiện tính hung dữ như cá tra (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm,
2009). Trong tự nhiên, cá Trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá... ngoài ra trong điều
kiện ao nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến
thủy sản, chất thải từ lò mổ (Dương Nhựt Long, 2003).
Cá mới nở từ trứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau 48 giờ
cá mới tiêu hết noãn hoàn, cá bột từ ngày thứ 3 trở đi bắt đầu ăn được trứng nước và
có thể ăn được các loài giáp nhỏ. Khi cá có kích cỡ 4 – 6 cm cá có thể ăn được trùn
chỉ. Từ cỡ 4 – 6 cm trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phế phẩm
như đầu vỏ tôm và các thức ăn tinh khác như cám, bắp, bột cá... (Bạch Thị Huỳnh Mai,
2004).
Cá trê thường hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào chiều tối hoặc ban đêm vào lúc trời gần
sáng (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá trê vàng là loài có tốc độ tăng trưởng chậm. Sau 5 – 6 tháng nuôi đạt cỡ thương
phẩm 150 – 250 g/con (Đoàn Hữu Nghị, 2013).
Cá trê vàng giai đoạn cá hương, cá giống lớn nhanh về chiều dài, sau đó cỡ 15cm trở
đi tăng nhanh về khối lượng. Cá 1 năm tuổi trong tự nhiên có khối lượng trung bình
400 – 500 g/con ( Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).
Sức lớn của cá phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn được
cung cấp, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).
3


4


2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Cá trê vàng thành thục sinh dục lần đầu tiên khi được 8 tháng tuổi, mùa vụ sinh sản
của cá Trê vàng bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 – 9, nhưng tập trung từ tháng 5 – 7
(Phạm Minh Thành, 2005).
Trong điều kiện nuôi, cá có thể sinh sản 4 – 6 lần trong năm. Nhiệt độ để cá sinh sản
tốt từ 25 – 32 oC. Sức sinh sản của cá trê vàng thấp khoảng 60.000 – 80.000 trứng/kg
cá cái. Sau khi cá sinh sản xong có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có
thể tham gia sinh sản trở lại. Trứng cá trê thuộc dạng trứng dính và có tập tính làm tổ
đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 – 0,5m (Dương Nhựt Long, 2003).
2.2 Một số nghiên cứu về chỉ tiêu sinh lý
2.2.1 Môi trường sống và tập tính sinh thái
Theo Nguyễn Văn Kiểm, 2004 ở nhiệt độ 28 – 29 oC trứng cá tra, cá trê nở sau 26 – 28
giờ, nhưng khi nhiệt độ tăng 30 – 31 oC thì thời gian nở còn 22 – 25 giờ.
Cá trê vàng có phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 12 – 39 oC (Vũ Ngọc Út – Dương Thúy
Yên, 1991 được trích dẫn bởi Danh Thanh Tùng).
Do cá trê vàng có thể sống trong điều kiện thiếu oxy (do có cơ quan hô hấp khí trời)

khoảng oxy dao động từ 0,32 – 4 ppm phù hợp với tập tính sống của cá trê vàng.
Cá có thể sinh sống, sinh trưởng và thành thục trong điều kiện pH = 4 – 4,5 thường pH
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá là 7–8.
2.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH
2.2.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Mỗi loài sinh vật có khoảng nhiệt thích hợp riêng mang tính đặt trưng cho loài
(Pravdin, 1973). Trong phạm vi nhiệt độ thích ứng, có sự tương quan chặc chẽ giữa
thời gian của các quá trình phát triển của cơ thể vào nhiệt độ. Thường thì cá nhiệt đới
và cận nhiệt đới rộng nhiệt hơn cá ôn đới và cá ở vĩ độ cao, cá biển cũng hẹp nhiệt hơn
cá nước ngọt (Nikonsky, 1964).
Nhiệt độ tăng thì thời gian nở của trứng rút ngắn và ngược lại, nhưng khi nhiệt độ tăng
gần tới cực đại của nhiệt độ thích ứng thời gian nở chênh lệch không đáng kể.Ảnh
hưởng của nhiệt độ ở thời kỳ phôi vị, hình thành các đốt cơ và thời kỳ phân đuôi tách
khỏi noãn hoàng rõ ràng hơn so với các thời kỳ khác của quá trình phát triển phôi (Võ
Thị Thùy Trang, 2009)
Sự phát triển phôi cá rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của nhiệt độ. Khi các điều kiện
môi trường thích ứng thì sự thay đổi của nhiệt độ có ảnh hưởng quyết định tới sự phát
triển của phôi. Khi nhiệt độ 30 – 31 oC tỉ lệ dị hình của phôi 60 – 70% và tỉ lệ phôi
chết trước khi nở 50 – 60%. Trong khi giới hạn thích hợp của nhiệt độ (28 ± 2,0 oC)
5


nhưng biên độ thay đổi lớn (Nhiệt độ >2 oC) đều có ảnh hưởng tới sự phát triển phôi
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Theo Trương Quốc Phú (2006) nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm vùng nhiệt đới nằm
trong khoảng 25 – 32 oC. Tuy nhiên cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 20 – 35
o
C.
2.2.2.2 Ảnh hưởng của oxy
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) thì trong từng giai đoạn phát triển của phôi nhu cầu

oxy sẽ khác nhau, đồng thời tùy theo đặc điểm của từng loại trứng mà nhu cầu oxy
cũng khác nhau. Những loại trứng bán trôi nổi, có hàm lượng carotenoid thấp thường
cần môi trường có hàm lượng oxy hòa tan cao hơn so với loại trứng có hàm lượng
carotenoid cao hơn.
Tuy nhiên hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 2 ppm thì phôi sẽ chết ngạt. Để
đảm bảo cho phôi phát triển bình thường thì hàm lượng oxy trong nước thấp nhất phải
từ 3 – 4 ppm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5 mg/L.
2.2.2.3 Ảnh hưởng của pH
Hầu hết các loài cá đều không có khả năng phát triển trong môi trường có pH quá cao
hoặc quá thấp (pH < 5 hoặc pH > 8). Nhưng điều quan trọng hơn cả là pH phải ổn
định, bất kì một thay đổi nào dù rất nhỏ về pH cũng làm cho trứng ngừng phát triển.
Do vậy nguồn nước cung cấp cho quá trình ấp (Nguyễn Văn Kiểm, 2004) pH của hầu
hết các ao cá nước ngọt từ 6 – 9 và đây là khoảng pH mà cá có tốc độ tăng trưởng tốt
nhất.
2.2.3 Ảnh hưởng của các chỉ tiêu sinh lý trong giai đoạn phôi và cá bột cá trê vàng
2.2.3.1 Đối với giai đoạn phôi trứng cá trê vàng
Theo nghiên cứu của Võ Thị Thùy Trang (2009) về sự ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy,
pH lên cá thát lát còm và cá trê vàng giai đoạn phôi và cá bột nhận thấy rằng ngưỡng
nhiệt độ của phôi cá trê vàng được xác định ở ngưỡng trên là 41,5 oC và ở ngưỡng dưới
là 11,3 oC. Trong quá trình thí nghiệm nhận thấy: nếu nhiệt độ càng tăng cao thì thời
gian nở của trứng chưa kịp hình thành đầy đủ các cơ quan của cơ thể thì trứng đã nở,
vì thế tỷ lệ dị hình tăng cao hoặc trứng không nở được do không đủ cơ quan.
Cũng trong thí nghiệm trên, ngưỡng pH của phôi cá trê vàng được xác định nằm trong
khoảng từ 3,8 – 9,2 (ngưỡng trên và ngưỡng dưới). Qua nghiên cứu nhận thấy: pH quá
cao hay quá thấp thì tỷ lệ nở thấp, tỷ lệ dị hình cao. Vì pH làm tê liệt chức năng trao
đổi chất và làm biến tính lớp màng nhày bên ngoài của trứng cá, do đó pH quá cao hay
quá thấp thì khả năng chịu đựng của phôi cá sẽ giảm đi đáng kể.

6



Về hàm lượng tiêu hao oxy, đối với cá trê vàng ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu
oxy cũng khác nhau, thường ở giai đoạn càng nhỏ thì nhu cầu oxy càng cao và ngược
lại. Hàm lượng tiêu hao oxy của phôi cá trê vàng trong thí nghiệm của Võ Thị Thùy
Trang (2009) được xác định nằm trong khoãng: 1,5 – 2 (mgO2/trứng/giờ).
2.2.3.2 Đối với giai đoạn cá bột cá trê vàng
Theo nghiên cứu của Võ Thị Thùy Trang (2009), ngưỡng nhiệt độ của cá bột cá trê
vàng được xác định ở ngưỡng trên và ngưỡng dưới lần lượt là 42,1 oC và 11,5 oC. Một
số tài liệu cho biết cá trê vàng sống ở nhiệt độ rộng, thích hợp ở nhiệt độ 28-32 oC là cá
cỡ nhỏ. Cá nuôi được ở nhiệt độ cao và môi trường nước bẩn, thích nghi với môi
trường nước có nhiệt độ biến đổi rộng từ 10-40 oC. Cá trê vàng có phạm vi nhiệt độ
thích hợp từ 12-39oC (Vũ Ngọc Út – Dương Thúy Yên, 1991 được trích dẫn bởi Danh
Thanh Tùng).
Trong quá trình nghiên cứu ngưỡng pH nhận thấy: khi pH quá cao hoặc quá thấp sẽ
làm rối loạn các chức năng hoạt động của cá con. Trong đó trung tâm điều khiển mọi
hoạt động là hệ thần kinh, khi hệ thần kinh bị rối loạn hoặc tê liệt do ảnh hưởng của
hoạt chất, chúng sẽ khó có khả năng phục hồi lại bình thường mọi hoạt động. Do đó cá
hoạt động yếu đi và chết ở pH cao hoặc thấp. Ở kết quả nghiên cứu của Võ Thị Thùy
Trang (2009) cho thấy ngưỡng trên pH của cá trê vàng là 9,3 và ngưỡng dưới pH của
cá trê vàng là 3,5. Ở giá trị này cá chết 50% số con. Nhiều tài liệu cho biết cá con có
thể sống và hoạt động ở pH dao động là 6,0-6,5, tốt nhất là 6,5-8.
Oxy hoà tan trong nước là chất đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật thủy sản,
đối với cá trê vàng ở giai đoạn càng nhỏ thì ngưỡng Oxy càng lớn, vì ở giai đoạn nhỏ
cá hô hấp nhiều hơn, khoảng cách giữa hai lần hô hấp nhanh hơn ở cá lớn, cho nên sức
chịu đựng của cá nhỏ đối với sự thiếu hụt Oxy sẽ kém hơn so với cá lớn. Qua đó có thể
nói ngưỡng Oxy là hàm lượng Oxy hòa tan trong nước thấp nhất làm cho cá chết ngạt.
Theo nghiên cứu cũa Võ Thị Thùy Trang (2009) sau 3 lần thí nghiệm cho kết quả
ngưỡng oxy của cá bột cá trê vàng lần lượt là: 1,04; 1,1 và 1,0. Từ kết quả phân tích
trên có một số nhận xét: Oxy là yếu tố quyết định sự sống của cá, tình trạng sức khỏe,
cũng như tất cả mọi hoạt động khác của cá. Cho nên trong quá trình ương nuôi cá nhất

thiết không cho phép sự thiếu Oxy xảy ra, nghĩa là không được để Oxy trong môi
trường đạt đến ngưỡng gây chết cá.

7


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2018.
Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm và Phòng thí nghiệm khoa
Sinh học ứng dụng trường đại học Tây Đô.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ
Máy đo pH, cân điện tử.
Nhiệt kế, cốc thủy tinh 1L, ống đong.
Bình tam giác 2L, bình kín 2L.
Xô nhựa, thau nhựa.
Hóa chất và dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm.
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên đối tượng là cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai
đoạn cá giống, khối lượng trung bình của cá khoảng 11,8g/con
3.2.3 Nguồn nước nghiên cứu
Nguồn nước được dùng trong thí nghiệm được lấy từ hệ thống nước máy của trường.
Nước mặn dùng để bố trí thí nghiệm có độ mặn khoảng 70 - 80‰.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức có độ mặn khác nhau.
3.3.1 Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh thái ở các độ mặn khác nhau
Thí nghiệm xác định chỉ tiêu sinh thái được tiến hành ở các độ mặn khác nhau gồm 3
nghiệm thức.

Nghiệm thức 1: nghiệm thức đối chứng 0‰.
Nghiệm thức 2: nghiệm thức 2‰.
Nghiệm thức 3: nghiệm thức 4‰.
Cá được thuần với độ mặn xác định bằng cách tăng 1‰/ngày cho tới khi đạt độ mặn
mục tiêu. Khi đạt được độ mặn mục tiêu, cá được giữ ổn định ở độ mặn đó trong 3
ngày. Sau đó tiến hành thí nghiệm xác định các chỉ tiêu về ngưỡng oxy, nhiệt độ, pH.
8


Trong quá trình thí nghiệm cá được cho ăn bình thường 2 lần/ngày, thức ăn là loại thức
ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng độ đạm là 42%N.
Bảng 3.1 Phương pháp thuần độ mặn cá trê vàng
Độ mặn (‰) theo ngày

Nghiệm thức
1

2

3

4

5

Kết thúc

NT1 (0‰)

0


0

0

0

0

0

NT2 (2‰)

0

0

1

2

2

2

NT3 (4‰)

0

1


2

3

4

4

3.3.1.1 Xác định ngưỡng oxy
Cá được bố trí xác định thí nghiệm là cá được thuần ở 3 độ mặn nêu trên.
Ngưỡng oxy được xác định theo phương pháp bình kín ở điều kiện nhiệt độ tự nhiên
thích hợp cho cá sống.
Cho cá vào bình kín 2 vòi. Cụ thể là cho 4 cá thể vào bình kính 2L đã chứa sẵn 1L
nước được thuần với độ mặn xác định. Sau khi thả cá vào, 2 vòi được bịt kín không
cho không khí lọt vào.

Hình 3.1 Hình bố trí thí nghiệm ngưỡng oxy
(Nguồn: tự chụp)

Xác định hàm lượng oxy tại thời điểm có 50% số cá chết. Thu mẫu nước vào chai nút
mài nâu (không để xuất hiện bọt khí trong lọ), cố định mẫu bằng 1ml KMnO 4 và 1ml
dung dịch Kl – NaOH, đậy nắp lọ, lắc đều. Sau đó phân tích mẫu theo phương pháp
Winkler tại phòng thí nghiệm khoa Sinh học Ứng dụng – trường Đại học Tây Đô.
Công thức tính ngưỡng oxy:
DO (mg/L)=
Chú thích:
Vtb: thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 0,01N (mL) trong các lần chuẩn độ.
9



N: nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na2S2O3 đã sử dụng.
8: đương lượng gam của oxy.
1000: hệ số chuyển đổi mg.
Vm: thể tích mẫu nước phân tích (mL).
3.3.1.2 Xác định ngưỡng nhiệt độ
Cá bố trí thí xác định ngưỡng nhiệt độ là cá được thuần ở 3 độ mặn (0‰, 2‰, 4‰).
Cho 4 con cá dùng để thí nghiệm vào bình tam giác 2L đã chứa sẵn 1L nước được
thuần với độ mặn xác định trong điều kiện cung cấp đủ oxy cho cá.

Hình 3.2 Hình bố trí thí nghiệm ngưỡng nhiệt độ
(Nguồn: tự chụp)

Đặt bình tam giác vào thau chứa nước 10L. Điều chỉnh nhiệt độ môi trường gián tiếp
qua thau đựng dụng cụ chứa cá bằng nước nóng (xác định ngưỡng trên) hoặc nước đá
(xác định ngưỡng dưới), theo nguyên tắc 1 giờ không thay đổi quá 2 oC. Trong đó dụng
cụ chứa cá có đặt nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ.
Quan sát và ghi nhận khi có 50% số cá chết.
3.3.1.3 Xác định ngưỡng pH
Tương tự ngưỡng oxy và nhiệt độ, cá bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng pH là cá được
thuần ở 3 độ mặn (0‰, 2‰, 4‰).
Ngưỡng pH trên: thí nghiệm được bố trí trong bình tam giác 2L đã chứa sẳn 1L nước
được thuần với độ mặn xác định, số lượng cá thả là 4 con/bình và ở pH bình thường,
lập lại 3 lần. Tăng pH bằng cách dùng NaOH 1N cứ 1 giờ tăng lên 0,5 pH và quan sát
hoạt động của cá cho đến khi cá chết 50% thì ghi nhận lại ngưỡng pH trên (đo pH
bằng máy đo pH).
Hình 3.3 Hình bố trí thí nghiệm ngưỡng pH

10



(Nguồn: tự chụp)

Ngưỡng pH dưới: bố trí tương tự ngưỡng pH trên nhưng hạ pH bằng cách cho
H3PO41N cứ 1 giờ hạ xuống 0,5 pH và quan sát hoạt động của cá cho đến khi cá chết
50% thì ghi nhận lại ngưỡng pH dưới (đo pH bằng máy đo pH).
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng phần
mềm MicrosoftExcel, phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 và viết bài bằng
phần mềm MicrosoftWord.

11


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả xác định ngưỡng oxy
Oxy hoà tan trong nước là chất đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật thủy sản.
Ngưỡng Oxy là hàm lượng Oxy hòa tan trong nước thấp nhất làm cho cá chết ngạt (Võ
Thị Thùy Trang, 2009).
Kế quả xác định ngưỡng oxy của cá trê vàng giai đoạn cá giống ở các độ mặn khác
nhau trong thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 4.1
Bảng 4.1 Kết quả xác định ngưỡng oxy của cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau
Nghiệm thức

Ngưỡng oxy (mg/L)

0‰

2,81±0,272b


2‰

2,33±0,101a

4‰

1,97±0,122a

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn, các trị số trong cùng một cột
có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Qua kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.1 cho thấy: ở giai đoạn cá giống, cá trê vàng có
ngưỡng oxy giảm dần theo từng độ mặn khác nhau, cụ thể hàm lượng oxy ở độ mặn
0‰ (2,81 mg/L) cao hơn độ mặn 2‰ (2,33 mg/L) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê so với hàm lượng oxy ở độ mặn 4‰ (1,97 mg/L). Từ đó cho thấy khi độ mặn càng
tăng thì ngưỡng oxy của cá càng giảm.
Quan sát hoạt động của cá trong quá trình thí nghiệm cho thấy khi hàm lượng oxy
giảm xuống cá hoạt động bất thường, tần số hô hấp tăng, cá chao đảo lên xuống và bơi
lên miệng bình liên tục. Khi ngưỡng oxy gần đạt đến ngưỡng gây chết thì cá ít hoạt
động và có hiện tượng lật ngang cơ thể.
So sánh với kết quả nghiên cứu trước trên một số đối tượng khác cho thấy, ngưỡng oxy
của cá Tra giai đoạn cá giống là 1,74 mg/L ở độ mặn 0‰ và ở độ mặn 5‰ là 1,08
mg/L (Bảo Xuân, 2014), ngưỡng oxy của cá trê lai giai đoạn cá bột là 1,4 mg/L (Ngô
Thị Trúc Ny, 2012), ngưỡng oxy của cá trắm cỏ (kích cở 2 – 3 cm) ở nhiệt độ 25 oC là
1,92 mg/L thì đều cho kết quả là thấp hơn so với cá trê vàng. Như vậy, khả năng chịu
đựng môi trường có nồng độ oxy thấp của cá trê vàng thấp hơn những loài cá vừa nêu
trên.
Ở giai đoạn càng nhỏ thì ngưỡng Oxy càng lớn, vì ở giai đoạn nhỏ cá hô hấp nhiều
hơn, cho nên sức chịu đựng của cá nhỏ đối với sự thiếu hụt Oxy sẽ kém hơn so với cá

lớn. Trong quá trình hô hấp thì cá cần phải có oxy, nếu không có oxy thì cá sẽ không
thực hiện được quá trình hô hấp. Do đó cá sẽ chết do thiếu oxy để thở. Nên khi hàm
12


lượng oxy bị giảm thấp thì quá trình trao đổi chất của cá sẽ không còn ổn định, cá hoạt
động nhanh tiêu hao nhiều năng lượng: tần số hô hấp tăng và cá sẽ tiêu thụ nhiều oxy,
nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu oxy, sau một thời gian cá sẽ bị chết ngạt do ngạt
thở (Võ Thị Thùy Trang, 2009).
Từ kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét: oxy là chất rất quan trọng trong nước, là
yếu tố quyết định sự sống của cá, tình trạng sức khỏe, sinh trưởng và phát triển. Khi độ
mặn càng tăng thì ngưỡng oxy của cá càng giảm. Vì vậy, trong quá trình ương nuôi cá
không nên để cho sự thiếu hụt oxy xảy ra, nghĩa là không để cho oxy trong môi trường
đạt đến ngưỡng gây chết.
4.2 Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ
Cá là động vật biến nhiệt nên sự biến động nhiệt độ của môi trường đều ảnh hưởng tốt
hoặc xấu đến đời sống của chúng. Cá trê vàng là một trong những loài cá đặc trưng
cho vùng nhiệt đới, cho nên nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của cá
(Võ Thị Thùy Trang, 2009).
Kế quả xác định ngưỡng nhiệt độ của cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau được thể
hiện ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ của cá trê vàng ở các độ mặn khác
nhau
Nghiệm thức
(độ mặn)

Ngưỡng trên

Ngưỡng dưới


0‰

39,2 ± 0,289a

8,30 ± 0,173c

2‰

40,2 ± 0,252b

7,43 ± 0,115b

4‰

41,2 ± 0,264c

7,03 ± 0,580a

Ngưỡng nhiệt độ (oC)

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn, các trị số trong cùng một cột
có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

 Các giá trị của ngưỡng nhiệt độ trên của cá trê vàng ở giai đoạn cá giống tăng dần từ
ngưỡng độ mặn 0‰ (39,2 oC) đến ngưỡng độ mặn 2‰ (40,2 oC) và ngưỡng độ mặn
4‰ (41,2 oC). Từ đó cho thấy ở cá trê vàng, khả năng chịu đựng nhiệt độ trên tăng dần
khi tăng độ mặn từ 0‰ đến 4‰ và khi so sánh kết quả bằng thống kê thì giữa các
nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05.
 Các giá trị của ngưỡng nhiệt độ dưới của các trê vàng ở giai đoạn cá giống giảm dần
khi tăng độ mặn của nước từ 0‰ đến 4‰. Cụ thể, ở độ mặn 0‰ thì giá trị trung bình

ngưỡng nhiệt độ dưới của cá trê vàng là 8,30 oC và ở độ mặn 2‰ và 4‰ có giá trị lần
lượt là 7,43 oC và 7,03 oC. Khi cá ở ngưỡng độ mặn cao (ngưỡng không gây chết) thì

13


có thể chịu nhiệt độ thấp tốt hơn ở ngưỡng độ mặn thấp và khi so sánh thống khác biệt
có ý nghĩa ở mức p<0,05.
Từ kết quả trên cho thấy cá trê vàng là loài thuộc nhóm cá rộng nhiệt, có khả năng
chịu đựng được nhiệt độ trong phạm vi rộng. Phạm vi nhiệt độ đó cũng tăng dần khi
độ mặn trong môi trường nước tăng lên. Cụ thể, phạm vi nhiệt độ của cá ở độ mặn 0‰
(8,30 – 39,2 oC) thấp hơn so với ở độ mặn 4‰ (7,03 – 41,2 oC).
Quan sát hoạt động của cá trong quá trình thí nghiệm nhận thấy khi nhiệt độ tăng lên
thì cá tăng cường bơi lội nhưng khi gần đến ngưỡng gây chết thì cá hoạt động ít đi,
cường độ hô hấp giảm. Khi giảm nhiệt độ thì cá giảm bơi lội và khi nhiệt độ gần đạt
đến ngưỡng gây chết thì cá nằm im, hầu như không hoạt động. Điều đó cho thấy hoạt
động của cá không bình thường khi nhiệt độ tăng cao hay giảm thấp.
Theo nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2003), ngưỡng nhiệt độ trên của cá tra và cá
basa (khối lượng 1,14 -1,22g) lần lượt là 40,8 oC và 40,3 oC, ngưỡng nhiệt độ dưới của
hai loài là 16,7 oC. Điều này cho thấy, so với hai loài trên thì khả năng chịu đựng nhiệt
độ của cá trê vàng tốt hơn. Mặt khác, khi so sánh phạm vi ngưỡng nhiệt độ với cá trê
lai giai đoạn cá bột (Ngô Thị Trúc Ny, 2012) cho kết quả ngưỡng trên là 41,1 oC gần
tương đương nhau và ngưỡng dưới là 10,5 oC thì thấp hơn so với cá trê vàng. Từ
những kết quả trên cho thấy, ở các loài cá khác nhau thì khả năng chịu đựng nhiệt độ
đều khác nhau và khác nhau theo từng giai đoạn phát triển.
4.3 Kết quả xác định ngưỡng pH
pH là yếu tố vô sinh nhưng rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, hoạt
động và sinh lý của cá. Vì nước là môi trường sống chủ yếu của cá, do đó nếu pH của
môi trường nước quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và
phát triển của cá.

Kết quả xác định ngưỡng pH cá trê vàng giai đoạn cá giống ở các độ mặn khác nhau
được ghi nhận trong Bảng 4.3
Bảng 4.3 Kết quả xác định ngưỡng pH của cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau
Nghiệm thức
0‰
2‰
4‰

Ngưỡng pH
Ngưỡng trên

Ngưỡng dưới

11,1 ± 0,100a
11,4 ± 0,763b
11,7 ± 0,030c

3,31 ± 0,166b
2,86 ± 0,090a
2,70 ± 0,137a

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn, các trị số trong cùng một cột
có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

14


Từ số liệu Bảng 4.3 cho kết quả ngưỡng pH trên của cá trê vàng ở độ mặn 0‰ là 11,1,
ở độ mặn 2‰ là 11,4 và ở độ mặn 4‰ là 11,7. Từ đó cho thấy ngưỡng pH trên của cá
trê vàng tăng dần khi tăng ngưỡng độ mặn từ 0‰ lên 4‰ và khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa 3 nghiệm thức (p<0,05).
Cũng từ số liệu Bảng 4,3 cho thấy kết quả ngưỡng pH dưới của cá trê vàng giai đoạn
cá giống qua từng ngưỡng độ mặn lần lượt là: 3,31; 2,86; 2,70. Qua đó cho thấy
ngưỡng pH dưới của cá trê vàng giảm dần qua từng ngưỡng độ mặn. Nghiệm thức 2‰
và 4‰ khác biệt không có ý nghĩa, tuy nhiên có ý nghĩa so với nghiệm thức 0‰.
So sánh với một số đối tượng khác, theo Đỗ Minh Nhựt (2010) ngưỡng pH trên và
dưới của cá mè trắng giai đoạn cá bột là 9,1 và 3,7, theo Ngô Thị Trúc Ny (2012)
ngưỡng pH trên và dưới của cá trê lai giai đoạn cá bột lần lượt là 10 và 3,5. Như vậy,
có thể thấy các đối tượng trên có kết quả phạm vi về ngưỡng pH thấp hơn so với cá trê
vàng.
Từ các kết quả trên cho thấy cá trê vàng giai đoạn cá giống cũng là loài cá rộng pH, có
thể sống được ở môi trường khắc nghiệt khi pH giảm xuống thấp hoặc tăng lên cao.
Qua quá trình thí nghiệm và thu thập số liệu nhận thấy phạm vi ngưỡng pH của cá tăng
dần khi tăng độ mặn từ 0‰ (3,31 – 11,1) lên độ mặn 4‰ (2,70 – 11,7). Từ kết quả đó
cho thấy giữa pH và độ mặn có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Theo nhận định của
Nguyễn Văn Kiểm (2004) khả năng chịu đựng với pH của cá sẽ tăng dần theo giai
đoạn phát triển của cơ thể và ổn định giai đoạn cá giống.
Quan sát cá trong quá trình thí nghiệm nhận thấy khi pH càng tăng cao hay giảm
xuống thấp thì cá đều ít hoạt động, giảm cường độ hô hấp, da bị lở loét và có hiện
tượng bị tuột nhớt. Khi càng đến ngưỡng gây chết thì cá tuột nhớt ngày càng nhiều, cơ
thể không còn hoạt động và có hiện tượng lật ngang cơ thể.
Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp, sẽ làm rối loạn chức năng hoạt động của cá
con. Tác động chủ yếu của pH là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến
làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước giữa cơ thể với môi trường ngoài (Trương
Quốc Phú, 2006). Ngoài ra trung tâm điều khiển mọi hoạt động là hệ thần kinh cũng bị
ảnh hưởng khi hệ thần kinh bị rối loạn hoặc tê liệt do ảnh hưởng của hóa chất, chúng
sẽ khó có khả năng phục hồi lại bình thường mọi hoạt động. Do đó cá hoạt động yếu đi
và chết ở pH cao hoặc thấp (Võ Thị Thu Trang, 2009).

15



CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Ngưỡng oxy của cá trê vàng giai đoạn cá giống cao nhất là 2,81 mgO 2/L và thấp nhất
là 1,97 mgO2/L. Ngưỡng nhiệt độ trên của cá trê vàng giai đoạn cá giống là 41,2 oC.
Ngưỡng nhiệt độ dưới của cá trê vàng giai đoạn cá giống là 7,03 oC. Ngưỡng pH trên
của cá trê vàng giai đoạn cá giống là 11,7. Ngưỡng pH dưới của cá trê vàng giai đoạn
cá giống là 2,70. Ngưỡng oxy, ngưỡng pH dưới và ngưỡng nhiệt độ dưới giảm dần khi
độ mặn tăng, ngược lại ngưỡng pH trên và ngưỡng nhiệt độ trên tăng dần khi độ mặn
tăng
5.2 Đề xuất
Bố trí thí nghiệm xác định khả năng chịu đựng cá trê vàng ở các mức độ mặn cao hơn
Thử nghiệm nuôi cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bạch Thị Huỳnh Mai, 2004. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Bùi Thị Thanh Tuyền, 2012. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá
giống (Pangasianodon hypothalamus) sinh sản nhân tạo ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Luận văn cao học, trường Đại học Cần Thơ.
Chung Lân, 1965. Sinh vật học và sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật.
Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Tủ sách Đại
học Cần Thơ.
Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lam Mỹ Lan, 2014. Giáo trình kỹ thuật nuôi
cá nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ

Dương Thúy Yên, 2003. Khảo sát môi trường ao nuôi cá trê thâm canh. Tạp chí khoa
học thủy sản, 29: 39-45
Đoàn Hữu Nghị, 2013. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng thương phẩm. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp.
Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai và cá trê vàng. Nhà xuất bản Đà
Nẵng.
Huỳnh Hiếu Lộc, 2009. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu sinh lý,
tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Bống Tượng (Oxyeleotris marinoratus) giai đoạn
giống. Luận Văn tốt nghiệp cao học, ngành nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Cần
Thơ
Lê Như Xuân, Từ Thanh Dung, Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh
Tâm, 1994. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi các loài cá có giá trị kinh tế ở vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sở khoa học và công nghệ môi trường An Giang xuất
bản.
Lê Thị Hồng Xuyến, 2013. Ảnh hưởng của yếu tố độ mặn lên tỷ lệ sống, tăng trưởng
và huyết học của cá tra nuôi (Pangasianodon hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp
Đại học, ngành sư phạm sinh học, trường Đại học Cần Thơ.
Nikonsky G.V, 1964. Sinh thái học cá Nguyễn Văn Thái, Trần Định Trọng và Mai
Đình Yên dịch. Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Ngô Thị Trúc Ny, 2012. Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh thái cá trê lai giai đoạn phôi, cá
bột – Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô.
Nguyễn Chí Lâm, Đỗ Thị Thanh Hương, Vũ Nam Sơn và Nguyễn Thanh Phương,
2011. Ảnh hưởng của độ mặn lên thay đổi sinh lý và tăng trưởng của cá tra
17


(Pangasianodon hypophthalmus) giống. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần
Thơ
Nguyễn Thị Bảo Xuân, 2014. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh thái của cá tra giai đoạn
cá hương và cá giống. Khóa luận tốt nghiệp đại học – Khoa Sinh học ứng dụng –

Trường Đại học Tây Đô.
Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá
nước ngọt – Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô.
Nguyễn Văn Kiểm và Trang Văn Phước, 2011. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh
trưởng, tỷ lệ sống và biến đổi áp suất thẩm thấu cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis).
Tạp chí khoa học, trường Đại học cần Thơ.
Nguyễn Văn Kiểm, 2004. So sánh một số đặc trưng hình thái, sinh thái-sinh hóa và di
chuyền 3 loại hình cá chép (chép vàng, chép trắng, chép hung) ở Đồng Bằng sông
Cửu Long. Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp – Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần
Thơ.
Nguyễn Văn Kiểm, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt – Khoa
Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Pravdin I. F, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà
Nội.
Phạm Hiếu Ngởi, 2014. Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng trong ao đất với
các loại thức ăn khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp đại học – Khoa Sinh học ứng dụng
– Trường Đại học Tây Đô.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất
cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Phạm Minh Thành, 2005. Giáo trình nuôi thủy sản đại cương – Khoa Thủy Sản –
Trưởng Đại học Cần Thơ.
Phạm Văn Dức, 2014. Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá chạch bùn Đài
Loan (Misgurnus anguillicaudatus, Cantor 1842) giai đoạn phôi, cá bột và cá
hương. Khóa luận tốt nghiệp đại học – Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học
Tây Đô.
Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá
kinh tế nước ngọt và phòng trị bệnh cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Phan Vĩnh Thịnh, 2013. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng
trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp cao học,
ngành nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.


18


Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994. Sinh học và kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi cá Trê – Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Trần Thị Thúy An, 2009. Ảnh hưởng của kích thích tố lên quá trình sinh sản cá trê
vàng đực (Clarias macrocephalus) – Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Trần Trường Giang, 2008. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sinh lý, sinh trưởng
cá bống kèo (Pseudapocrytes lanceolatus, Bloch 1801). Luận văn thạc sĩ, ngành
nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước – Khoa Thủy Sản –
Trường Đại học Cần Thơ.
Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Huỳnh Trường Giang, 2006. Quản lí chất
lượng nước ao nuôi thủy sản. Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng
Bằng sông Cửu Long.
Võ Thị Thùy Trang, 2009. Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH lên cá thát lát còm và cá
trê vàng giai đoạn phôi và cá bột – Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.

19


PHỤ LỤC A
A1. Kết quả xác định ngưỡng oxy
Ngưỡng oxy (mg/L)

Lần lặp lại

0‰


2‰

4‰

1

2,72

2,44

2,08

2

2,6

2,24

2

3

3,12

2,32

1,84

Trung bình


2,81 ± 0,272b

2,33 ± 0,101a

1,97 ± 0,122a

A2. Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ
Ngưỡng nhiệt độ (oC)
Ngưỡng xác
định

Ngưỡng trên

Ngưỡng dưới

Lần lặp lại

0‰

2‰

4‰

1

39

40


41

2

39

40,2

41,1

3

39,5

40,5

41,5

Trung bình

39,16 ± 0,289a

40,23 ± 0,252b

41,2 ± 0,264c

1

8,2


7,5

7

2

8,2

7,5

7,1

3

8,5

7,3

7

Trung bình

8,3 ± 0,173c

7,43 ± 0,115b

7,03 ± 0,58a

A



×