Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tìm hiểu một số chế phẩm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid trên địa bàn tỉnh cà mau và các tương tác thuốc thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.68 KB, 34 trang )

TÓM TẮT

Đề tài "Tìm hiểu một số chế phẩm thuốc giảm đau - kháng viêm không steroid trên
địa bàn Tỉnh Cà Mau và các tương tác thuốc thường gặp". Với các mục tiêu: đại cương
giảm đau - kháng viêm không steroid, tìm hiểu một số chế phẩm thuốc điều trị và các
tương tác thuốc thường gặp của thuốc giảm đau - kháng viêm không steroid trên địa bàn
Tỉnh Cà Mau.
Đầu tiên: đại cương điều trị giảm đau - kháng viêm không steroid, nêu một số thuốc
đặc trưng của nhóm này. Cụ thể về phân loại, chỉ định, chống chỉ định và các tương tác
thuốc thường gặp của nhóm thuốc này.
Tiếp đến: đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các chế phẩm thuốc điều trị giảm đau
- kháng viêm không steroid đang lưu hành tại một số nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn
Tỉnh Cà Mau. Các toa thuốc điều trị giảm đau - kháng viêm không steroid từ các bệnh
viện trên địa bàn Tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 03/9/2018 đến
26/10/2018.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài là thu thập hình ảnh các mẫu chế
phẩm và thu thập hình ảnh các đơn thuốc. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu được
dùng là các thông tin chế phẩm thu thập trực tiếp qua tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, kết
hợp tra cứu qua giáo trình, sách, các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, các thông tin về
tương tác thuốc được kiểm tra qua trang Medscape.com
Qua thời gian đi khảo sát, thu thập số liệu thì bài tiểu luận đã đạt được những mục
tiêu như ban đầu đề ra. Có thể thấy được nhóm thuốc điều trị giảm đau - kháng viêm
không steroid là nhóm đa dạng về dược chất và vẫn đáp ứng tốt hiệu quả cũng như tương
tác thuốc và tác dụng phụ không nguy hiểm.


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC GIẢM ĐAU - KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID


2.1.1. Khái niệm
Thuốc giảm đau - kháng viêm không steroid là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau,
chống viêm không có cấu trúc steroids, không có tác dụng gây nghiện được sử dụng để
điều trị các triệu chứng, bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp như bệnh thấp khớp cấp,
viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy
nến, gút, thoái hóa khớp (hư khớp), thoái hóa cột sống, đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau
thắt lưng cấp hoặc mạn tính, đau thần kinh toạ…
Những thuốc tiêu biểu của nhóm này gồm: aspirin, ibuprofen, naproxen, ketoprofen,
diclofenac kali, diclofenac natri, piroxicam, meloxicam, celecoxib...
2.1.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng
2.1.2.1. Tác dụng hạ sốt
Đặc điểm:
+ Không gây hạ thân nhiệt ở những người bình thường.
+ Chỉ điều trị triệu chứng.
Cơ chế:
Khi vi khuẩn, nấm, độc tố...(gọi chung là chất gây sốt - pyrogen ngoại lai) xâm nhập
vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất các chất gây sốt nội tại. Chất này hoạt hóa men
cylo-oxygenase (COX), làm tổng hợp PG (nhất là PG E1 và E2) từ acid arachidonic của
vùng dưới đồi. PG sẽ gây sốt do làm tăng quá trình tạo nhiệt (rung cơ, tăng hô hấp, tăng
chuyển hóa) và giảm quá trình thải nhiệt (co mạch da...). Thuốc hạ sốt do ức chế COX
làm giảm tổng hợp PG do đó làm giảm quá trình gây sốt nên có tác dụng hạ sốt.
Thuốc làm tăng quá trình thải nhiệt như: giãn mạch da, tăng tiết mồ hôi, và không
tác dụng trên quá trình sinh nhiệt.
2.1.2.2. Tác dụng chống viêm
Đặc điểm:
+ Tác dụng lên hầu hết các loại viêm không kể nguyên nhân.


+ Chỉ ở liều cao mới có tác dụng chống viêm.
+ Thuốc có tác dụng lên thời kỳ đầu của quá trình viêm.

Cơ chế:
Thuốc có tác dụng ức chế sinh tổng hợp PG do ức chế men cyclo-oxygenase (COX)
làm giảm tổng hợp PG.
Thuốc còn làm bền vững màng lysosom do đó hạn chế giải phóng các enzyme của
lysosom trong quá trình thực bào, nên có tác dụng chống viêm.
Ngoài ra, thuốc còn ức chế các chất trung gian hóa học của quá trình viêm như các
kinin huyết tương, ức chế cơ chất của enzyme, ức chế sự di chuyển của bạch cầu, ức chế
phản ứng kháng nguyên - kháng thể.
Riêng nhóm salicylat còn làm tăng giải phóng steroid nên làm tăng tác dụng chống
viêm.
2.1.2.3. Tác dụng giảm đau
Đặc điểm:
+ Thuốc tác dụng lên các cơn đau nông nhẹ, khu trú hoặc lan tỏa như đau đầu, đau
cơ, đau răng, đau khớp. Đặc biệt có tác dụng tốt đối với đau do viêm. Không có tác dụng
lên các đau nội tạng như morphine.
+ Không gây ngủ, không gây khoái cảm, không gây nghiện.
Cơ chế:
Thuốc làm ức chế tổng hợp PGE2α nên giảm tính cảm thụ của các ngọn dây cảm
giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, histamin, serotonin.
Tác dụng giảm đau của thuốc NSAIDs liên quan mật thiết với tác dụng chống viêm.
2.1.2.4. Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu và chống đông máu
Trong màng tiểu cầu có chứa nhiều thromboxan synthetase là enzyme chuyển
endoperocyd của PGG2/H2 thành thromboxan A2 (chỉ tồn tại trong 1 phút) có tác dụng
làm đông vón tiểu cầu. Nhưng ở tế bào nội mạc lại có prostacyclin synthetase là enzyme
tổng hợp PGI2 (prostacyclin) có tác dụng đối kháng với thromboxan A2. Vì vậy tiểu cầu
chảy trong thành mạch bình thường không bị đông vón. Khi nội mạc mạch bị tổn thương
thì PGI2 giảm, mặt khác tiểu cầu tiếp xúc với nội mạc bị tổn thương sẽ giải phóng ra


thromboxan A2 đồng thời phóng ra các giả túc làm dính các tiểu cầu lại với nhau, đó là

hiện tượng ngưng kết tiểu cầu làm cho máu đông lại.
Aspirin ở liều thấp (0,3-1g) làm ức chế mạnh cyclo-oxygennase của tiểu cầu, làm
giảm tổng hợp thromboxan A2 (chất làm đông vón tiểu cầu) nên có tác dụng chống kết
tập tiểu cầu và chống đông máu. Liều cao (>2g) lại ức chế COX của thành mạch làm
giảm tổng hợp PGI2 (prostacyclin - là chất chống đông vón tiểu cầu) nên có tác dụng
ngược lại làm tăng kết tập tiểu cầu và tăng đông máu.nhưng trong đó tác dụng làm giảm
thromboxanA2 là chính.
2.1.3. Tác dụng không mong muốn
2.1.3.1. Rối loạn dạ dày - ruột:
+ Niêm mạc dạ dày ruột sản xuất ra PG (đặc biệt là PGE2), có tác dụng làm tăng tạo
chất nhày và có thể là cả kích thích phân bào để thay thế các tế bào bị phá hủy. Như vậy,
vai trò của PGE là để bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Thuốc NSAID với mức độ khác
nhau ức chế COX làm giảm tổng hợp PG, tạo điều kiện cho HCl và pepsin của dịch vị
gây tổn thương cho niêm mạc khi hàng rào bảo vệ bị suy yếu.
+ Ngoài ra các NSAID còn tác động trực tiếp hủy hoại các tế bào biểu mô tiêu hóa
do phần lớn chúng đều là những acid. Các NSAID còn ức chế sự phân chia của tế bào
biểu mô đường tiêu hóa làm thay đổi lưu lượng máu tới các cơ quan tiêu hóa, làm giảm
thiểu các lớp chất cung cấp năng lượng trong các tế bào niêm mạc và hoạt hóa men 5lipoxygenase làm tăng các Leukotrien - là chất gây hủy hoại tế bào biểu mô của hệ tiêu
hóa - gây thủng ổ loét.
+ Vì vậy phải uống thuốc vào lúc no và không dùng thuốc cho những người có tiền
sử loét dạ dày hành tá tràng.
2.1.3.2. Trên hệ tiết niệu
+ Do ức chế hình thành PGI2 ở thận làm giảm lưu lượng máu nuôi thận, giảm mức
lọc cầu thận, giải phóng các renin, ảnh hưởng tới việc di chuyển ion và trao đổi nước, gây
nên các rối loạn chức năng tiểu cầu thận, viêm thận mô kẽ, hoại tử nhú thận, suy thận cấp
và tăng kali máu.
2.1.3.3. Trên hệ huyết học
+ Hội chứng xuất huyết, làm kéo dài thời gian chảy máu, có thể gây ra hiện tượng
xuất huyết dưới da do ức chế ngưng kết tiểu cầu.



2.1.3.4 Với thai phụ
+ Dễ gây quái thai ở 3 tháng đầu, ở 3 tháng cuối có thể làm tăng thời gian mang thai
vì ức chế PGE, PGF (là chất gây tăng co bóp tử cung), đồng thời có thể ảnh hưởng chức
phận của thai nhất là tuần hoàn và hô hấp
2.1.4. Cách dùng và liều dùng
+ Nên bắt đầu bằng loại thuốc có ít tác dụng không mong muốn nhất, thận trọng ở
các đối tượng có nguy cơ: tiền sử dạ dày, tim mạch, dị ứng, suy gan, suy thận, người già,
phụ nữ có thai... và chỉ định thuốc dựa trên sự cân nhắc giữa lợi và hại khi dùng thuốc.
+ Nên khởi đầu bằng liều thấp nhất, không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu
có hiệu quả. Dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.
+Phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng...
+Không sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều thuốc chống viêm không steroid, vì kết
hợp các thuốc trong nhóm không tăng hiệu quả mà gây tăng tác dụng không mong muốn.
+ Đường tiêm bắp không dùng quá 3 ngày. Nên dùng đường uống do thuốc được
hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Mỗi thuốc có dạng bào chế riêng, do đó đa số các
thuốc uống khi no song một số thuốc có thời gian uống theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
2.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG
2.2.1. Mục đích điều trị: giảm đau, ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa biến chứng, chế
độ sinh hoạt và ăn uống.
+ Dùng thuốc giảm đau - kháng viêm Nsaid
+ Dùng thuốc chống thoái hóa, thúc đẩy tăng trưởng khớp và sụn
+ Dùng thuốc giãn cơ
+ Dùng các nhóm thuốc giúp cột sống khỏe mạnh và các dưỡng chất thiết yếu làm
giảm thoái hóa khớp, sụn.
2.2.2. Chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng như protein, ăn các loại trái cây rau quả
tươi chứa nhiều vitamin A,D,E,K để bảo vệ bao khớp và đầu xương chắc khỏe.



Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường
xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp
vitamin D
Cần tránh những thực phẩm chứa nhiều mỡ,cholesterol, cay nóng, các chất kích
thích và đồ uống có cồn.
2.2.3. Nguyên nhân gây bệnh và Phương pháp điều trị
Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố như tuổi cao, lao động nặng nhọc, tư
thế làm việc sai lệch hoặc không thoải mái. Một số yếu tố khác như tiền sử chấn thương
cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền,…
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong
nhiều năm, cộng thêm sự suy yếu, giảm khả năng chịu lực của cột sống (do mất xương,
do thoái hóa theo tuổi tác,…) sẽ dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn,
mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và
biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây
nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:
- Đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc khi thay đổi
thời tiết, nhiễm lạnh.
- Đau dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.
- Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau.
- Đau có thể kèm theo cảm giác ê ẩm, tê bì vùng thắt lưng, có khi lan xuống vùng
mông, thậm chí xuống tận bàn chân.
- Trường hợp nặng có thể biến dạng, lệch trục, gù vẹo cột sống.
Thoái hóa cột sống thắt lưng không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng
nguy hiểm, tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng lao động. Các biến chứng của thoái hóa
cột sống thắt lưng:
- Đau, hạn chế khả năng vận động
- Biến dạng cột sống, gù, vẹo, còng lưng



- Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, gây ra
đau nhức dọc theo đường của dây thần kinh tọa, khiến người bệnh phải chịu đựng cơn
đau nhức từ thắt lưng xuống đến tận chân.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng sẽ gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nhất
là khi có một tác động như chấn thương, vận động mạnh và sai tư thế,…
- Hậu quả nghiêm trọng mà bệnh gây ra sẽ làm hạn chế khả năng vận động của bệnh
nhân, đi lại khó khăn, để lâu gây teo cơ, bại liệt, làm mất khả năng vận động tự chủ, sống
phụ thuộc.
*Điều trị nội khoa:
- Đau nhiều, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, tránh tất cả những hoạt động gây đau.
Dùng vật lý trị liệu để làm tăng tưới máu tại chỗ cho khớp. Có thể dùng đai cột sống thắt
lưng, thậm chí bó bột để bất động. Ngay sau khi hết đau cấp, phải tập vận động nhẹ
nhàng, phù hợp.
*Điều trị ngoại khoa:
- Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh dư cân béo phì.
- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như ngồi nhiều, đứng
lâu, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.
- Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì
chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng
sinh...
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.
- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại
cột sống.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D,
MK7 và vitamin C,… vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.
- Sử dụng hàng ngày hoặc thành từng đợt (tùy theo độ tuổi) các sản phẩm có chứa
các thành phần như canxi, vitamin D, MK7, chondroitin sulfat,… giúp tăng tái tạo xương,
tái tạo mô sụn.



*Sử dụng thuốc:
Thời gian điều trị: 1 - 4 tuần
Paracetamol 500mg: 1 viên/lần, ngày 2 lần
Celecoxib 200mg: 1 viên/lần, ngày 2 lần
Omeprazol 20mg: 1 viên/ lần, ngày 2 lần
Glucosamin 500mg: 1 viên/ lần, ngày 2 lần
Calci D3 : 1 viên/ lần, ngày 2 lần
Trong thời gian sử dụng thuốc, hạn chế cho thêm các thuốc không cần thiết để tăng
khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Tất cả các thuốc nên được dùng hai lần/ ngày
và uống sau khi ăn ít nhất 30 phút.
2.3. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU - KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID
2.3.1. Aspirin
* Tác dụng và cơ chế:
+Tác dụng hạ sốt: aspirin ức chế prostalgandin synthetase làm giảm tổng hợp
prostalgandin E1 và E2 do ức chế các quá trình sinh nhiệt, tăng cường các quá trình thải
nhiệt và lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt. Ở liều điều trị, thuốc không có tác
dụng hạ thân nhiệt ở người không bị sốt.
+Tác dụng giảm đau: các thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa, vị trí tác dụng là
các receptor cảm giác ngoại vi. Tác dụng tốt các loại đau đặc biệt đau do viêm, không có
tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau sâu trong nội tạng, không ức chế hô hấp.
Thuốc có tác dụng giảm đau theo cơ chế: thuốc làm giảm tổng hợp prostalgandin F2, làm
giảm tính cảm thụ của dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm
như bradykinin, serotonin...
+Tác dụng chống viêm khi dùng ở liều trên 4g/24g: aspirin ức chế COX, ngăn cản
tổng hợp prostalgandin là chất trung gian hóa học gây viêm, do đó làm giảm quá trình
viêm.
Ngoài ra, aspirin còn đối kháng với hệ enzym phân hủy protein, ngăn cản quá trình
biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và đối kháng tác dụng các chất trung gian



hóa học như bradykinin, histamin, serotonin, ức chế hóa hướng động bạch cầu, ức chế sự
di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm.
Liều thấp aspirin còn có tác dụng chố tập kết tiểu cầu và kéo dài thời gian đông máu.
Aspirin ức chế enzym thromboxan synthetase làm giảm tổng hợp thromboxan A2 nên có
tác dụng chống tập kết tiểu cầu.
Aspirin còn có tác dụng trên sự thải trừ acid uric nhưng cũng tùy thuộc vào liều:
Liều 1-2g/ngày hoặc thấp hơn làm giảm thải trừ acid uric qua thận.
Liều trên 2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận.
Tuy nhiên aspirin không dùng làm thuốc điều trị gout và đặc biệt không phối hợp
với thuốc điều trị bệnh gout vì nó làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị bệnh gout khi
dùng đồng thời.
* Dược động học:
Hấp thu: qua đường tiêu hóa, sau khi uống 30 phút bắt đầu phát huy tác dụng, đạt
nồng độ tối đa trong máu sau 2 giờ, duy trì tác dụng điều trị khoảng 4 giờ. Lysine
acetylsalicylate vào cơ thể chuyển thành Lysine và acetylsalicylic.
Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 70-80%. Phân bố tới hầu
hết các mô, qua hàng rào máu não và nhau thai, thể tích phân bố khoảng 0.5L/kg.
Chuyển hóa: chủ yếu qua gan.
Thải trừ: qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa là acid salicyluric và acid gentisic.
Thời gian bán thải khoảng 6 giờ. Thời gian bán thải của aspirin còn thùy thuộc vào pH
nước tiểu

* Chỉ định


Bảng 2.1: Chỉ định và liều dùng của thuốc Aspirin
Chỉ

định


Liều dùng
(mg/ngày)

Chống tập kết
tiểu cầu

Hàng ngày

81mg-100mg

Giảm đau hạ
sốt

3-7 ngày

1000-3000mg

Chống viêm

1-2 tuần

3000-5000mg

*Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp: buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng, mệt
mỏi, mày đay, yếu cơ, khó thở, sốc phản vệ.
Ít gặp: mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt, thiếu sắt, chảy máu ẩn, chảy máu kéo dài, giảm
bạch cầu, độc hại gan, suy giảm chức năng thận, co thắt phế quản.
*Tương tác thuốc:

Dùng đồng thời với aspirin làm giảm nồng độ của indomethacin, naproxen và
fenoproxen.
Dùng aspirin với warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu.
Với thuốc metroxetrate, thuốc hạ glucose máu sulphonylurea, phenytion, làm tăng
nồng độ thuốc này trong huyết thanh và tăng độc tính khi dùng đồng thời với aspirin.
Aspirin làm giảm tác dụng các thuốc điều trị bệnh gout nhứ probenecid và
sulphinpyrazol.
Trong dung dịch nước hoặc nước ethanol, aspirin thủy phân thành acid salicylic và
acetic, tốc độ thủy phân tăng lên ở nhiệt độ cao và phụ thuốc vào pH.

*Thận trọng:


Cần thận trọng khi điều trị đồng thời với các thuốc chống đông máu hoặc khi có
nguy cơ chảy máu khác. Không kết hợp aspirin với các thuốc kháng viêm không steroid
và các glucocorticoid. Khi điều trị cho người bị suy tim nhẹ, bệnh thận hoặc bệnh gan,
đặc biệt khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu, cần quan tâm xem xét cẩn thận nguy cơ
giữ nước và nguy cơ giảm chức năng thận.
Aspirin ức chế COX và sự sản sinh prostaglandin: điều này quan trong với sự đóng
ống động mạch. Aspirin còn ức chế co bóp tử cung, do đó gây trù hoãn chuyển dạ. Tác
dụng ức chế sản sinh prostaglandin có thể dẫn đến đóng sớm ông động mạch tử cung, với
nguy cơ nghiêm trọng tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp sơ sinh. Nguy cơ
chảy máu tăng lên ở cả mẹ và thai nhi, vì asprin ức chế tập kết tiểu cầu ở mẹ và thai nhi.
Do đó, không được dùng aspirin trong 3 tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai.
*Chống chỉ định:
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc, loét dạ dày tá tràng, xuyết huyết tiêu hóa,
rối loạn đông máu, hen phế quản, bệnh gan thận nặng, phụ nữ có thai.
2.3.2. Ibuprofen
*Tác dụng và cơ chế
Ibuprofen là dẫn xuất của acid propionic có tác dụng hạ sốt giảm đau chống viêm.

Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên ít dùng làm thuốc hạ sốt đơn thuần.
Tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh và tác dụng chống viêm xuất hiện tối đa sau 2
ngày điều trị.
Cơ chế tác dụng chống viêm của Ibuprofen là ức chế tổng hợp các chất trung gian
hóa học gây viêm đặc biệt là prostanglandin bằng cách ức chế COX là enzym tổng hợp
protaglandin, Ngoài ra thuốc còn đối kháng hệ enzym phân hủy protein, ngăn cản quá
trình biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và đối kháng tác dụng của các chất
trung gian hoặc như bradykinin, serotonin, histamin, ức chế hóa hướng động bạch cầu, ức
chế sự di chuyển của bạch cầu tới tổ chức bị viêm.
Cơ chế tác dụng giảm đau của Ibuprofen cũng như các thuốc giảm đau chống viêm
không steroid khác, chúng có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa bằng cách làm giảm tổng
hợp prostaglandin F2, làm giảm tích cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các
chất gây đau của phản ứng viêm như Bradykinin, setonin... Tác dụng chống tập kết tiểu
cầu yếu hơn aspirin.
*Dược lực học:


- Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic.
Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức
chế prostaglandin synthetase và do đó ngăn tạo ra prostaglandin, thromboxan và các sản
phẩm khác của cyclooxygenase. Ibuprofen cũng ức chế tổng hợp prostacyclin ở thận và
có thể gây nguy cơ ứ nước do làm giảm dòng máu tới thận. Cần phải để ý đến điều này
đối với các người bệnh bị suy thận, suy tim, suy gan và các bệnh có rối loạn về thể tích
huyết tương.
- Tác dụng chống viêm của Ibuprofen xuất hiện sau hai ngày điều trị. Ibuprofen có
tác dụng hạ sốt mạnh hơn aspirin, nhưng kém indomethacin. Thuốc có tác dụng chống
viêm tốt và có tác dụng giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
*Dược động học:
- Ibuprofen hấp thu tốt ở ống tiêu hóa. Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương
đạt được sau khi uống từ 1 đến 2 giờ. Thuốc gắn rất nhiều với protein huyết tương. Nửa

đời của thuốc khoảng 2 giờ. Ibuprofen đào thải rất nhanh qua nước tiểu (1% dưới dạng
không đổi, 14% dưới dạng liên hợp).
*Chỉ định và liều dùng
Bảng 2.2 Chỉ định và liều dùng của thuốc Ibuprofen
Chỉ

định

Liều dùng
(mg/ngày)

Giảm đau hạ
sốt

3-7 ngày

<1200mg

Kháng viêm
xương khớp

1-3 tuần

>1200mg

*Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp: Sốt, mỏi mệt, chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hoa mắt chóng
mặt, bồn chồn, mẩn ngứa, ngoại ban.
Ít gặp: Phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi,
nổi mày đay, đau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển, lơ mơ, mất

ngủ, ù tai, rối loạn thị giác, thính lực giảm, thời gian máu chảy kéo dài.
*Tương tác thuốc


Ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid khác làm tăng tác dụng phụ của
các kháng sinh nhóm quinolon lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật.
Magnesi hydroxyd làm tăng sự hấp thu ban đầu của ibuprofen; nhưng nếu nhôm
hydroxyd cùng có mặt thì lại không có tác dụng này.
Với các thuốc chống viêm không steroid khác: Tăng nguy cơ chảy máu và gây loét.
Methotrexat: Ibuprofen làm tăng độc tính của methotrexat.
Furosemid: Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của furosemid và
các thuốc lợi tiểu.
Digoxin: Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết tương.
*Thận trọng
Cần thận trọng khi dùng ibuprofen đối với người cao tuổi.
- Ibuprofen có thể làm các transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này
thoáng qua và hồi phục được.
- Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng
có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng ibuprofen.
- Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Không dùng cho phụ nữ có thai trong 3
tháng cuối của thai kỳ.
- Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường được sử dụng ở mẹ cho con
bú.
*Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
- Quá mẫn với aspirin hay với các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm
mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
- Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền

sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).
- Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
- Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu
hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).

2.3.3. Meloxicam


* Tác dụng và cơ chế
Có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm và chống tập kết tiểu cầu, tuy nhiên tác
dụng hạ sốt kém nên meloxicam chủ yếu dùng giảm đau và chống viêm. Meloxicam tan
ít trong mỡ nên thấm tốt vào hoạt dịch và các tổ chức viêm. Thuốc xâm nhập kém vào mô
thần kinh nên ít tác dụng không mong muốn trên thần kinh.
*Dược động học:
Hấp thu: Sau khi uống, Meloxicam có sinh khả dụng trung bình là 89%. Nồng độ
trong huyết tương tỉ lệ với liều dùng: sau khi uống 7.5mg và 15mg, nồng độ trung bình
trong huyết tương được ghi nhận tương ứng từ 0.4 đến 1mg/L và từ 0.8 đến 2mg/L
Phân bố: Meloxicam liên kết mạnh với protein huyết tương, chủ yếu là albumin 99%
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa mạnh, nhất là bị oxy hóa ở gốc methyl của
nhân thiazolyl.
Thải trừ: tỉ lệ sản phẩm không bị biến đổi được bài tiết chiếm 3% so với liều dùng.
Thuốc được bài tiết phân nửa qua nước tiểu và phân nửa qua phân.
Thời gian bản hủy đào thải trung bình là 20 giờ. Tình trạng cân bằng đạt được sau 35 ngày. Độ thanh thải ở huyết tương trung bình là 8ml/phút và giảm ở người lớn tuổi. Thể
tích phân phối thấp, trung bình là 11 lít và dao động từ 30 đến 40% giữa các cá nhân. Thể
tích phân phối tăng nếu bệnh nhân bị suy thận nặng, trường hợp này không nên vượt quá
liều 7.5mg/ngày.
*Chỉ định và liều dùng
Bảng 2.3 Chỉ định và liều dùng thuốc Meloxicam
Chỉ định


Giảm đau, kháng
viêm xương
khớp
Viêm khớp dạng
thấp
Viêm cột sống
dính khớp

Liều dùng
Liều khởi đầu

Liều duy trì

Liều tối đa

7,5mg/lần/ngày

7,5mg/lần/ngày

15mg/lần/ngày

7,5mg/lần/ngày

7,5mg/lần/ngày

15mg/lần/ngày

7,5mg/lần/ngày

7,5mg/lần/ngày


15mg/lần/ngày


*Tác dụng không mong muốn
Khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, ngứa, phát ban, mề đay, choáng
váng, nhức đầu, tăng huyết áp, đỏ bừng mặt, phù niêm.
* Tương tác thuốc
Dùng nhiều thuốc kháng viêm không steroid cùng lúc có thể làm tăng nguy cơ gây
loét và xuất huyết tiêu hóa do tác dụng hiệp đồng. Kết hợp với thuốc uống chống đông
máu tăng nguy cơ xuất huyết. Kết hợp với thuốc lợi tiểu có nhiều khả năng suy thận cấp
ở những bệnh nhân mất nước, bệnh nhân phải được bù nước đầy đủ và theo dõi chức
năng thận trước khi điều trị. Dùng chung với thuốc điều trị cao huyết áp có thể làm giảm
tác dụng hạ huyết áp do ức chế tổng hợp các prostaglandine gây giãn mạch
*Thận trọng
Cần thận trọng dùng thuốc này ở những bệnh nhân có bênh lý đường tiêu hóa trên
hoặc đang điều trị bằng cách thuốc chống đông máu. Phải ngưng dùng Meloxicam ngay
nếu xuất hiện loét dạ dày tá tràng hay xuất huyết đường tiêu hóa.
Thuốc ức chế tổng hợp những prostaglandine có vai trò hỗ trợ cho việc tưới máu
thận. Những bệnh nhân có thể tích và lưu lượng máu qua thận giảm, việc dừng kháng
viêm không steroid có thể nhanh chóng làm lộ rõ sự mất bù trừ của thận, tuy nhiên tình
trạng này có thể hồi phục trở lại trạng thái như trước khi điều trị nếu ngưng dùng kháng
viêm không steroid. Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị phản ứng như trên là: mất nước,
suy tim sung huyết, xơ gan, hội chứng thận hư và bệnh lý thận rõ ràng, đang dùng thuốc
lợi tiểu.
*Chống chỉ định
+ Mẫn cảm với các thành phẩn của thuốc, có khả năng nhạy cảm với các acid
acetylsalicylic và các thuốc kháng viêm không steroid khác.
+Loét dạ dày tá tràng tiến triển
+Suy gan thận nặng

+Phụ nữ có thai và cho con bú

2.3.4. Piroxicam


*Tác dụng và cơ chế
Piroxicam là thuốc chống viêm không steroid, thuộc nhóm oxicam, thuốc có tác
dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Cơ chế tác dụng của thuốc chưa được rõ. Tuy
nhiên cơ chế chung cho các tác dụng nêu trên có thể do ức chế prostaglandin synthetase
và do đó ngăn ngừa sự tạo thành prostaglandin, thromboxan, và các sản phẩm khác của
enzym cyclooxygenase. Piroxicam còn có thể ức chế hoạt hóa của các bạch cầu đa nhân
trung tính, ngay cả khi có các sản phẩm của cyclooxygenase, cho nên tác dụng chống
viêm còn gồm có ức chế proteoglycanase và colagenase trong sụn. Piroxicam không tác
động bằng kích thích trục tuyến yên - thượng thận. Piroxicam còn ức chế kết tụ tiểu cầu.
Vì piroxicam ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận, nên gây giảm lưu lượng máu
đến thận. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người bệnh suy thận, suy tim và suy gan,
và quan trọng đối với người bệnh có sự thay đổi thể tích huyết tương. Sau đó, giảm tạo
thành prostaglandin ở thận có thể dẫn đến suy thận cấp, giữ nước và suy tim cấp.
*Dược động học
Piroxicam được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương
xuất hiện từ 3 - 5 giờ sau khi uống thuốc. Thức ăn và các thuốc chống acid không làm
thay đổi tốc độ và mức độ hấp thu thuốc. Do piroxicam có chu kỳ gan - ruột và có sự
khác nhau rất nhiều về hấp thu giữa các người bệnh, nên nửa đời thải trừ của thuốc trong
huyết tương biến đổi từ 20 - 70 giờ, điều này có thể giải thích tại sao tác dụng của thuốc
rất khác nhau giữa các người bệnh, khi dùng cùng một liều, điều này cũng có nghĩa là
trạng thái ổn định của thuốc đạt được sau thời gian điều trị rất khác nhau, từ 4 - 13 ngày.
Thuốc gắn rất mạnh với protein huyết tương (khoảng 99%). Thể tích phân bố xấp xỉ
120 ml/kg. Nồng độ thuốc trong huyết tương và trong hoạt dịch xấp xỉ bằng nhau khi ở
trạng thái thuốc ổn định (nghĩa là sau 7 - 12 ngày). Dưới 5% thuốc thải trừ theo nước tiểu
ở dạng không thay đổi. Chuyển hóa chủ yếu của thuốc là hydroxyl - hóa vòng pyridin,

tiếp theo là liên hợp với acid glucuronic, sau đó chất liên hợp này được thải theo nước
tiểu.


*Chỉ định và liều dùng
Bảng 2.4 Chỉ định và liều dùng thuốc Piroxicam
Chỉ
Viêm xương khớp
dạng thấp, thoái hóa
khớp
Viêm cột sống dính
khớp, bệnh cơ
xương khớp
Chấn thương, thống
kinh, đau sau phẫu
thuật
Gout cấp

định

Liều dùng
(mg/ngày)
1 - 3 tuần

20 mg

5 - 7 ngày

20 mg


3 - 7 ngày

20 mg

5 - 7 ngày

40 mg

* Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Viêm miệng, chán ăn, đau vùng thượng vị, buồn nôn, táo bón, đau
bụng, ỉa chảy, khó tiêu, phát ban, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, Nhức đầu, khó chịu.
Ít gặp: Chức năng gan bất thường, vàng da; viêm gan; chảy máu đường tiêu hóa,
thủng và loét; khô miệng, giảm tiểu cầu, chấm xuất huyết, bầm tím, suy tủy, Trầm cảm,
mất ngủ, bồn chồn, kích thích, hội chứng thận hư, Sưng mắt, nhìn mờ, mắt bị kích thích,
tăng huyết áp, suy tim sung huyết nặng lên.
*Tương tác thuốc
Khi dùng piroxicam đồng thời với thuốc chống đông loại cumarin và các thuốc có
liên kết protein cao, thầy thuốc cần theo dõi người bệnh chặt chẽ để điều chỉnh liều dùng
của các thuốc cho phù hợp. Vì liên kết protein cao, piroxicam có thể đẩy các thuốc khác
ra khỏi protein của huyết tương.


Không nên điều trị thuốc đồng thời với aspirin, vì như vậy sẽ hạ thấp nồng độ trong
huyết tương của piroxicam (khoảng 80% khi điều trị với 3,9 g aspirin), và không tốt hơn
so với khi chỉ điều trị với aspirin, mà lại làm tăng những tác dụng không mong muốn.
Khi điều trị thuốc đồng thời với lithi, sẽ tăng độc tính lithi do làm tăng nồng độ của
lithi trong huyết tương, vì vậy cần theo dõi chặt chẽ nồng độ của lithi trong huyết tương.
Dùng piroxicam đồng thời với các chất kháng acid không ảnh hưởng tới nồng độ
của piroxicam trong huyết tương.
*Thận trọng

Người cao tuổi.
Rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, suy gan hoặc
suy thận.
Người đang dùng thuốc lợi niệu.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú:
- Thời kỳ mang thai: Không nên dùng piroxicam cho người mang thai.
- Thời kỳ cho con bú: Không nên dùng piroxicam cho phụ nữ cho con bú.
Tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc:Thuốc có thể gây
chóng mặt, buồn ngủ nên cần thận trọng khi dùng piroxicam cho người lái xe hoặc vận
hành máy móc.
*Chống chỉ định
Quá mẫn với piroxicam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Loét dạ dày, loét hành tá tràng cấp.
- Người có tiền sử bị co thắt phế quản, hen, polyp mũi và phù Quincke hoặc mày
đay do aspirin, hoặc một
thuốc chống viêm không steroid khác gây ra.
- Xơ gan.
- Suy tim nặng.


- Người có nhiều nguy cơ chảy máu.
- Người suy thận với mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
2.3.5. Diclofenac
*Tác dụng và cơ chế
Diclofenac potassium có tác động khởi phát nhanh chóng làm cho thuốc đặc biệt
thích hợp trong việc điều trị các chứng đau và viêm cấp tính.
Tác dụng ức chế sinh tổng hợp prostaglandin đã được kết luận qua các thí nghiệm, được
xem như là cơ chế tác dụng cơ bản của thuốc. Prostaglandin giữ vai trò rất lớn trong gây
viêm, đau và sốt.

In vitro, diclofenac không làm giảm sinh tổng hợp proteoglycane trong sụn ở các
nồng độ tương đương với nồng độ được ghi nhận ở người.
Diclofenac potassium được chứng minh có tác động giảm đau mạnh trong những
cơn đau từ trung bình cho đến trầm trọng. Khi có viêm, ví dụ như viêm do chấn thương
hay do can thiệp phẫu thuật, thuốc nhanh chóng làm giảm chứng đau tự nhiên và đau do
vận động, và giảm phù nề do viêm và phù nề ở vết thương.
Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy với đau bụng kinh tiên phát, hoạt chất có
khả năng làm giảm đau và giảm mức độ xuất huyết.
Trong cơn migrain, Diclofenac potassium đã chứng minh làm giảm nhức đầu và cải
thiện các triệu chứng buồn nôn, nôn đi kèm.
*Dược động học
Hấp thu: Diclofenac potassium được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi
uống. Sự hấp thu bắt đầu ngay sau khi uống và lượng hấp thu tương tự như lượng thuốc
được hấp thu từ cùng một liều dưới dạng viên nén diclofenac sodium không tan trong dạ
dày. Nồng độ tối đa trung bình trong huyết tương là 3,8 micromol/l đạt được sau 20-60
phút sau khi uống một viên thuốc 50 mg. Uống thuốc khi ăn không gây ảnh hưởng đến
lượng diclofenac được hấp thu, mặc dù tác dụng khởi đầu và tốc độ hấp thu có thể kéo
dài một ít.
Lượng thuốc được hấp thu có liên quan tuyến tính với liều sử dụng.
Do khoảng một nửa diclofenac bị chuyển hóa trong lần qua gan đầu tiên, do đó diện tích
dưới đường cong nồng độ khi dùng dạng uống hoặc đường trực tràng chỉ bằng khoảng
một nửa so với đường tiêm với liều tương tự.
Dược động của thuốc không thay đổi sau khi dùng nhiều liều liên tiếp. Thuốc không


bị tích tụ nếu được dùng đúng khoảng cách liều được khuyến cáo.
- Phân bố: Lượng diclofenac liên kết với protein huyết tương là 99,7%, chủ yếu với
albumin (99,4%). Thể tích phân phối trong khoảng 0,12-0,17 l/kg. Diclofenac đi vào
trong hoạt dịch, nơi có nồng độ tối đa đo được từ 2 đến 4 giờ sau khi đạt được nồng độ
tối đa trong huyết tương. Thời gian bán hủy đào thải từ hoạt dịch là 3-6 giờ. Hai giờ sau

khi đạt đến nồng độ tối đa trong huyết tương, nồng độ hoạt chất trong hoạt dịch đã cao
hơn nồng độ trong huyết tương, và nồng độ này được duy trì cao hơn so với trong huyết
tương cho đến 12 giờ.
- Chuyển hóa: Chuyển hóa sinh học của diclofenac một phần do sự liên hợp của bản
thân phân tử nhưng phần lớn bởi sự hydroxyl hóa và methoxyl hóa một gốc hoặc nhiều
gốc, tạo nên một vài chất chuyển hóa phenol (3'-hydroxy-, 4'-hydroxy-, 5-hydroxy-, 4',5dihydroxy-, và 3'-hydroxy-4'-methoxy-diclofenac), hầu hết những chất chuyển hóa này
được chuyển thành dạng liên hợp glucuronic. Hai trong số những chất chuyển hóa này có
hoạt tính sinh học, nhưng với mức độ yếu hơn nhiều so với dicloféna
- Thải trừ: Toàn bộ thanh thải toàn thân của diclofenac từ huyết tương là 263 ±
56ml/phút (giá trị trung bình ± SD). Thời gian bán hủy cuối cùng trong huyết tương là 12 giờ. Bốn trong số các chất chuyển hóa, trong đó có hai chất chuyển hóa có hoạt tính,
cũng có thời gian bán hủy ngắn trong huyết tương từ 1-3 giờ. Một chất chuyển hóa là 3'hydroxy-4'-methoxy-diclofenac, có thời gian bán hủy trong huyết tương dài hơn. Tuy
nhiên, chất chuyển hóa này hầu như không có tác dụng.
Khoảng 60% liều dùng được đảo thải qua nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronic
của hoạt chất và của chất chuyển hóa (hầu hết những chất này cũng được chuyển sang
dạng liên hợp glucuronic). Dưới 1% được đào thải dưới dạng không đổi. Phần còn lại
được đào thải đưới dạng chất chuyển hóa theo mật qua phân.
Ở bệnh nhân suy thận, khi dùng liều duy nhất theo phác đồ điều trị thông thường,
không ghi nhận có sự tích tụ hoạt chất thuốc dưới dạng không đổi có thể can thiệp đến
dược động của thuốc. Với độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút, nồng độ trong huyết
tương ở trạng thái bền vững tính được của chất chuyển hóa hydroxyl cao hơn khoảng 4
lần so với ở người thường. Tuy nhiên, các chất chuyển hóa được đào thải hoàn toàn qua
mật.
Ở bệnh nhân viêm gan mãn tính hay xơ gan không mất bù, dược động và chuyển
hóa của diclofenac cũng giống như ở bệnh nhân không có bệnh gan.
*Chỉ định và liều dùng
Bảng 2.5 Chỉ định và liều dùng thuốc Diclofenac


Chỉ định


Liều dùng

Viêm cơ xương khớp

75mg/lần, 2 lần/ngày

Chấn thương, giảm đau

75mg/lần, 2 lần/ngày

Viêm cột sống dính
khớp, thoái hóa khớp

75mg/lần, 2 lần/ngày

Viêm khớp dạng thấp

75mg/lần, 2 lần/ngày

*Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: đau thượng vị, các rối loạn tiêu hóa khác như buồn nôn, nôn mửa, tiêu
chảy, co thắt ruột, khó tiêu, trướng bụng, chán ăn; hiếm: xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu,
phân đen, tiêu chảy có máu), loét dạ dày hay ruột có hay không có xuất huyết hay thủng,
nhức đầu, chóng mặt, choáng váng
Ít gặp: viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, sang thương thực quản, hẹp ruột dạng biểu
đồ, bệnh ở phần đại tràng như viêm kết tràng xuất huyết không đặc hiệu và viêm kết
tràng có loét tăng nặng hơn, táo bón, viêm tụy, rối loạn cảm giác, bao gồm dị cảm, rối
loạn trí nhớ, mất định hướng, mất ngủ, kích thích, co giật, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn
thị giác (nhìn mờ, song thị), giảm thính giác, ù tai, rối loạn vị giác, suy thận cấp, bất
thường tiết niệu như tiểu ra máu và protein niệu, viêm kẽ thận, hội chứng thận hư, hoại tử

nhú thận, đánh trống ngực, đau ngực, cao huyết áp, suy tim sung huyết.
*Tương tác thuốc
Lithium, digoxin: Diclofenac potassium có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương
của lithium hay digoxin.
Thuốc lợi tiểu: như các kháng viêm không steroid khác, Diclofenac potassium có thể
ức chế tác động của thuốc lợi tiểu. Ðiều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali có thể làm
tăng nồng độ kali trong huyết thanh, do đó nên theo dõi khi dùng chung hai loại thuốc
này.
Các kháng viêm không steroid khác: dùng phối hợp các kháng viêm không steroid
có thể làm tăng khả năng xảy ra tác dụng ngoại ý.
Thuốc chống đông máu: mặc dù những thăm dò lâm sàng không cho thấy rằng
Diclofenac potassium tác động lên tính chất chống đông, cũng có những báo cáo riêng
biệt về sự gia tăng nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân dùng đồng thời Diclofenac potassium


và thuốc chống đông máu. Do đó, nên theo dõi cẩn thận những bệnh nhân này.
Thuốc hạ đường huyết: các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Diclofenac potassium có
thể được dùng chung với thuốc hạ đường huyết mà không ảnh hưởng đến tác dụng trên
lâm sàng. Tuy nhiên, có những trường hợp riêng biệt được báo cáo về tác động tăng
đường huyết lẫn hạ đường huyết đòi hỏi phải thay đổi liều lượng của thuốc hạ đường
huyết trong quá trình điều trị với Diclofenac potassium.
Methotrexate: cần cẩn thận nếu thuốc kháng viêm không steroid được dùng dưới 24
giờ trước khi hoặc sau khi điều trị với methotrexate, do nồng độ trong máu của
methotrexate có thể tăng và do đó tăng độc tính.
Cyclosporin: tác động của thuốc kháng viêm không steroid lên prostaglandin thận có
thể làm tăng độc tính của cyclosporin trên thận.
Kháng sinh nhóm quinolone: đã có những báo cáo riêng lẻ về chứng co giật có thể là
do sử dụng đồng thời quinolone và thuốc kháng viêm không steroid.

*Thận trọng

Theo dõi y khoa chặt chẽ ở bệnh nhân có triệu chứng cho thấy có rối loạn tiêu hóa,
hay một bệnh sử gợi đến loét tá tràng hay dạ dày, bệnh nhân bị viêm loét kết tràng hay
bệnh Crohn, và bệnh nhân bị suy gan.
Nên cẩn trọng khi dùng Diclofenac potassium ở bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa
porphyrine ở gan, vì Diclofenac potassium có thể gây bộc phát cơn.
Bệnh nhân bị chóng mặt hay những rối loạn trên thần kinh trung ương như rối loạn
thị giác khi dùng thuốc không nên lái xe hay sử dụng máy móc.
*Chống chỉ định
Loét dạ dày tá tràng.
Quá mẫn đã biết với hoạt chất hay tá dược của thuốc.
Như các kháng viêm không steroid khác, Diclofenac potassium không được chỉ
định cho bệnh nhân có cơn hen, nổi mề đay hay viêm xoang cấp do tác dụng của acid
acetylsalicylic hay những thuốc khác có hoạt tính ức chế tổng hợp prostaglandin.
2.3.6 Naproxen
*Tác dụng


Naproxene là thuốc chống viêm không steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau và
chống viêm, thuộc nhóm giảm đau không gây nghiện có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa
như đau do chấn thương, đau kinh, viêm khớp và các tình trạng cơ xương khác.
*Dược động học
Hấp thu: Sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Naproxène sodique
đạt nồng độ đáng kể trong huyết tương sau 20 phút, và đạt nồng độ tối đa sau khi uống
thuốc khoảng 1-2 giờ. Thức ăn không gây ảnh hưởng đến tiến trình hấp thu của thuốc.
Phân bố: Lượng hoạt chất gắn với proteine huyết tương là 99%.
Chuyển hóa/Ðào thải: Thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 13 giờ. Khoảng
95% liều dùng được đào thải trong nước tiểu dưới dạng naproxène không đổi, chất
chuyển hóa 6-desmethylnaproxene không có hoạt tính hoặc dạng liên hợp của naproxene.

*Chỉ định và liều dùng

Bảng 2.6 Chỉ định và liều dùng thuốc Naproxen
Chỉ định

Liều dùng

Viêm xương khớp
dạng thấp

750mg/lần/ngày

Cứng khớp cột sống

500mg/lần, 2
lần/ngày

Gout cấp tính

750mg/lần, 2
lần/ngày

Chấn thương, giảm
đau

500mg/lần, 2
lần/ngày

*Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, nhức đầu, buồn nôn, phù ngoại vi nhẹ,
ù tai, chóng mặt



Ít gặp: rụng tóc, phản ứng sốc phản vệ, phù mạch, thiếu máu không tái tạo, thiếu
máu tan huyết, viêm màng não vô khuẩn, loạn chức năng nhận thức, viêm phổi tăng bạch
cầu ưa éosine, hoại tử biểu bì, ban đỏ đa dạng, viêm gan, xuất huyết dạ dày-tá tràng
và/hay thủng dạ dày-tá tràng.
*Tương tác thuốc
Dùng đồng thời với probénécide sẽ làm tăng nồng độ naproxène trong huyết tương
và kéo dài thời gian bán hủy sinh học.
Các tương tác thuốc của Naproxene cũng như của các thuốc kháng viêm không
stérọde khác cũng đã được mô tả: giảm tác dụng lợi tiểu của furosémide, giảm thanh thải
lithium ở thận, giảm tác dụng hạ huyết áp của propranolol và các thuốc chẹn bêta khác,
giảm bài tiết methotrexate qua thận.
Naproxene có thể giao thoa với một vài định lượng 17-cetosterọde và 5hydroxyindoacetique trong nước tiểu, nên ngưng tạm thời Naproxene 48 giờ trước khi
làm xét nghiệm chức năng thận. Naproxene gây ức chế có hồi phục sự kết tập tiểu cầu và
kéo dài thời gian chảy máu. Tác dụng này phải được lưu ý đến khi xác định thời gian
chảy máu.
*Thận trọng
Naproxene được khuyên không nên sử dụng ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Naproxene không được sử dụng ở bệnh nhân đang bị loét dạ dày, tá tràng tiến triển
Những phản ứng phụ trên đường tiêu hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bệnh nhân
điều trị bằng thuốc kháng viêm không stérọde. Nguy cơ xuất hiện những phản ứng phụ
này dường như không tùy thuộc vào thời gian điều trị.
Naproxene làm giảm kết tập tiểu cầu và kéo dài thời gian chảy máu. Nên lưu ý đến
tác động này khi thời gian chảy máu được xác định. Khi dùng các loại thuốc này, cần
phải theo dõi các kết quả xét nghiệm về chức năng gan.
*Chống chỉ định
Mẫn cảm với Naproxene. Vì khả năng gây phản ứng chéo, không nên dùng Naproxene ở
những bệnh nhân vốn đã sử dụng aspirine hay thuốc kháng viêm không stérọde khác mà
dẫn đến hội chứng suyễn, viêm mũi hay nổi mề đay.
2.3.7 Ketoprofen

*Tác dụng và cơ chế


×