Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Khóa luận Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.26 KB, 54 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu ăn mặc, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí của
con người ngày một đòi hỏi ở mức độ cao hơn, chính vì thế du lịch ra đời nhằm đáp ứng cho con
người những nhu cầu thiết yếu đó. Du lịch phát triển dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tài nguyên du
lịch, khách du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch.
Văn hóa đặc trưng của từng vùng miền là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự
thu hút du khách cũng như quá trình phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Việt
Nam ta có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó mỗi dân tộc lại mang những bản sắc văn hóa riêng,
thể hiện ở nếp sống, tín ngưỡng, lễ hội, trang phục, hay những làng nghề truyền thống, điều này
tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam.
Sóc Trăng cũng là một trong những tỉnh thành may mắn có những nét văn hóa đặc trưng
tiêu biểu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sóc Trăng có hệ thống chùa chiềng độc đáo và đặc
sắc không chỉ tiêu biểu cho lối kiến trúc như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, chùa
Khleang, chùa Bốn Mặt; mà còn có các lễ hội văn hóa truyền thống như lễ Ok Om Bok, lễ hội
Chol Chnam Thmay, lễ Dolta; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng đan đát Phú Tân, làng
nghề dệt chiếu, làng nghề làm bánh pía Vũng Thơm. Bên cạnh đó, Sóc Trăng có những tấm gương
anh hùng có những cống hiyến lớn lao cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp công nghiệp hóa đất
nước như: anh hùng Thiều Văn Chỏi, nhà bác học Lương Định Của,… Chính từ sự đa dạng về các
loại hình văn hóa đã tạo nên những nét phong phú về các sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần
mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn.
Hiện nay việc khôi phục, củng cố, và phát triển các cơ sở văn hóa, giá trị truyền thống dân
tộc tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng là việc làm rất cần thiết, góp phần thúc đẩy, từng bước hoàn thiện
khả năng đáp ứng du lịch, đồng thời cũng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người lao động, bên cạnh đó tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống, nhằm quảng bá, giới thiệu
hình ảnh vùng đất và con người Sóc Trăng.
Xuất phát từ những thực trạng trên đây tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Tiềm năng
và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng” nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về những
1




điều kiện, cơ sở phát triển cũng như những thực trạng tồn tại của du lịch văn hóa trong sự phát
triển du lịch chung của tỉnh, đồng thời thông qua đó đưa ra những đề xuất nhằm hướng tới những
giải pháp và phương hướng giúp mang lại hiệu quả cao cho nền du lịch văn hóa của tỉnh nhà trong
việc khai thác tiềm năng du lịch hiện có của mình.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Sóc Trăng cũng được xem là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch văn hóa, nhưng thực tế việc
nghiên cứu chuyên về mảng đề tài này còn khá là hạn chế, tiêu biểu có những tác phẩm nghiên cứu
như:
- “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở tỉnh Sóc Trăng” (2002) của Trần Hồng Liên, trng sách đã đề
cập đến hai vấn đề lớn đó là về dân tộc Khmer và dân tộc Hoa là hai dân tộc sinh sống lâu đời đã
tạo nên nét văn hóa bản địa nơi đây, vấn đề thứ hai đó là vấn đề tôn giáo là tôn giáo Phật giáo Tiểu
thừa đây là tôn giáo chiếm số lượng lớn các phật tử tín đồ của tỉnh. Vì để phát triển hai mảng ngày
càng được tiến bộ và phát huy giá trị sẵn có nên tác giả đã cho ra đời quyển sách nhằm nói lên thực
trạng của hai nhóm dân tộc cũng như là tôn giáo chủ yếu của tỉnh này. Từ đó đưa ra những hướng
giải quyết phù hợp.
- “Di tích lịch sử Sóc Trăng” (2009) của nhiều tác giả, trong sách đề cập tới những di tích
lịch sử tại tỉnh. Giới thiệu khái quát về lịch sử được xây dựng của các di tích, từng giai đoạn lịch
sử mà di tích tồn tại, đặc biệt là di tích có vai trò trong quá trình bảo tồn giá trị văn hóa và phát huy
nét đẹp văn hóa của tỉnh
- “Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (1993) của Trường Lưu, trong
sách đã giới thiệu về việc quá trình hình thành cư dân của người Khmer nơi đây, từ lối sống cách
sinh hoạt đời sống hằng ngày hay trong những lễ hội, lễ tết của dân tộc mà từ đây đã hình thành
nên một phần văn hóa dân tộc Khmer trong 54 dân tộc của Việt Nam.
- “Non nước Việt Nam” ( 2007) của Vũ Thế Bình, khi tham khảo sách đã cho em biết được
vì trí mà tỉnh Sóc Trăng thuộc miền nào của Việt Nam, hiểu thêm về dân tộc, tôn giáo, địa giới
hành chính, đặc biệt đã cung cấp cho em biết về những địa điểm du lịch tiêu biểu nhất của tỉnh
- Hội thảo khoa học “Du lịch Sóc Trăng – Tiềm năng và giải pháp phát triển” được tổ chức

Trong dịp Lễ hội Ok om bok – Đua ghe Ngo lần thứ 3, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long- Sóc
Trăng năm 2017, trong hội thảo đã đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch của
tỉnh Sóc Trăng tìm hướng giải quyết thích hợp để pahst triển du lịch cho tỉnh nhà và đề ra những
hướng phát triển theo hướng bền vững.

2


- Tọa đàm về giải pháp phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng được tổ chức vào ngày 11 - 9 2017 Tại buổi tọa đàm, đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cùng đoàn
Famtrip đã thảo luận về những tiềm năng, giải pháp để góp phần phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng
Tuy nhiên, đến nay chưa có một tài liệu nào nghiên cứu riêng, chi tiết về thực trạng phát
triển du lịch văn hóa tại tỉnh Sóc Trăng, đồng thời chưa đưa ra được những giải pháp mang tính cụ
thể, chi tiết, khả thi cho việc phát triển du lịch tại nơi này
Chính vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch văn hóa
nói riêng và du lịch nói chung của tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu tôi
có dịp vận dụng các kiến thức đã học trên giảng đường vào thực tế, tích lũy thêm kinh nghiệm
cùng những bài học thực tiễn để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và cả tương lai nghề nghiệp sau
này.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Sóc
Trăng dựa trên những tiềm năng, hiện trạng đã tồn tại và phát triển ở các huyện trong địa bàn tỉnh,
với xu hướng hội nhập và kinh tế phát triển như hiện nay thì việc nghiên cứu về du lịch văn hóa là
rất hết sức cần thiết, điều đó mang lại những kết quả to lớn trong quá trình định hướng những giải
pháp phù hợp, khai thác du lịch văn hóa một cách có hiệu quả, đồng thời qua đó quảng bá sản
phẩm du lịch văn hóa, nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Để thực hiện một đề tài Tiểu luận việc xác định được không gian
nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Vì khi xác định đúng không gian nghiên cứu thì trong quá trình

làm đề tài mới tìm đúng tài liêu, khảo sát đạt hiệu quả cao và tìm ra hướng phát triển đúng đắn.
Trong Tiểu luận “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng” thì không
gian nghiên cứu đề tài này là toàn tỉnh Sóc Trăng
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu và thực hiện một đề tài Tiểu luận đòi hỏi cần một quãng thời
gian nghiên cứu tìm tòi kĩ lưỡng thì bài Tiểu luận mới đạt kết quả cao. Với đề tài “Tiềm năng và
thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng” thì việc nghiên cứu thu thập số liệu phải
lấy theo mỗi năm tính từ năm 2010 cho đến 2017.

3


4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm này dựa trên sự tương quan, tác động qua lại với nhau giữa yếu tố lãnh thổ và
vấn đề nghiên cứu, đòi hỏi phải khai thác chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau để đi tới cái nhìn
toàn diện và tổng quát. Đối với đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc
Trăng” thì quan điểm này thể hiện ở sự kết hợp những nét đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa đó,
gắn liền với yếu tố dân cư, địa bàn cư trú, nơi tồn tại những giá trị văn hóa hiện hữu. Chính vì thế
để khai thác hiệu quả đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa của Sóc Trăng, tôi đã vận dụng quan
điểm này để xem xét, đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp cho việc quy hoạch, phát
triển du lịch văn hóa của tỉnh một cách hợp lí và hiệu quả.
4.1.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Đối với bất kì một đối tượng của sự vật hiện tượng nào khi chúng ta muốn hiểu rõ tường tận
về chúng thì việc nghiên cứu từ nguồn gốc, xuất xứ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Vì thế trong việc
thực hiện đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng” thì quan điểm
này giúp tôi có một cái nhìn toàn diện, tổng thể về đối tượng cần nghiên cứu thông qua quá trình
hình thành và phát triển của nó, qua đó có một cách nhìn mới về định hướng tương lai, góp phần
hoàn thiện cũng như củng cố du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng.


4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu nhập và xử lý thông tin
Việc tìm tài liệu liên quan đến đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa
tỉnh Sóc Trăng” đòi hỏi người viết phải biết tổng hợp, lựa chọn và sáng tạo từ các nguồn tài liệu
khác nhau như: sách, báo, Internet,… từ đó thông qua những kiến thức có sẵn có cộng với quá
trình tìm tòi và sáng tạo ta sẽ xử lý những thông tin đó thành những kiến thức cơ bản liên quan đến
đề tài phục vụ cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp khảo sát thực tế
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Sóc Trăng” tôi đã áp dụng phương pháp này là bắt buộc tôi phải trực tiếp đến tận địa bàn nghiên
cứu nhằm thu thập thông tin cần thiết, góp phần khai thác một cách triệt để vấn đề nghiên cứu qua
cái nhìn sinh động và thực tế.
4.2.3. Phương pháp thống kê du lịch
Trong việc thực hiện đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc
Trăng” là phương pháp không thể thiếu trong quá trính nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ
4


chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và qúa trình , đối chiếu biến động, phát triển trong hoạt
động du lịch. Phương pháp này áp dụng để thống kê các hệ sinh thái đặc thù, các tài nguyên du lịch
quan trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; thống kê đánh giá lượng
khách; đánh giá tỷ lệ doanh thu; tỷ trọng và mức tăng trưởng du lịch nói chung để đưa ra bức tranh
chung về hiện trạng trong việc thực hiện đề tài

5. CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH

5


1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm
Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi
liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi,
chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
Tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch diễn ra ở Canada (1991) đã đưa ra định nghĩa về
du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường xuyên
của mình trong một khoảng thời gian được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của
chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động để kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức
di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà
không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu
cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao,
nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều
thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành
kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.
Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau thì du lịch vừa là một dạng hoạt động của con người lại
vừa là một nghành kinh tế, người ta thường ví ngành du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”. Nguồn
khách du lịch tăng lên theo thời gian, đồng nghĩa với doanh thu mang lại từ du lịch cũng tăng theo,
chính vì lẽ đó, ngành kinh tế du lịch đã hình thành và phát triển ngày một mạnh mẽ hơn với nhiều
cách thức và loại hình đa dạng, phong phú.
Đứng trên góc độ kinh tế du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là một ngành kinh

doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: tổ chức, hướng dẫn du lịch: sản xuất, trao đổi hàng hóa và
dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch”.
Trong quá trình hoạt động du lịch các chủ thể có tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, khách
du lịch được đóng vai trò trung tâm của toàn bộ hoạt động du lịch.
Có thể biểu diễn công thức về du lịch như sau:
Du lịch = Đi lại + Lư trú, nghỉ ngơi + Vui chơi, giải trí + Tham quan, tìm hiểu
6


Tổng hợp từ những góc độ nêu trên, có thể định nghĩa về du lịch theo Tổ chức du lịch thế
giới WTO (1994): “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và du lịch đa dạng, liên quan đến việc di
chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí,
nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức,… Và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống”.
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định”
Tóm lại : Du lịch là họat động rời khỏi nơi mình cư trú sang một nơi khác sinh sống, với
thời gian trên một ngày và dưới một năm, trong thời gian đó có thể kết hợp với các hoạt động vui
chơi giải trí tham quan tìm hiểu, và không kiếm tiền tại nơi mình đi du lịch.
1.1.2. Phân loại du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra.
Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí
cơ bản dưới đây.
a. Phân chia theo môi trường tài nguyên:
- Du lịch thiên nhiên
- Du lịch văn hoá
b. Phân loại theo mục đích chuyến đi
- Du lịch tham quan
- Du lịch giải trí

- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch khám phá
- Du lịch thể thao
- Du lịch lễ hội
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch nghiên cứu (học tập)
- Du lịch hội nghị
7


- Du lịch thể thao kết hợp
- Du lịch chữa bệnh
- Du lịch thăm thân
- Du lịch kinh doanh
c. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
- Du lịch quốc tế
- Du lịch nội địa
- Du lịch quốc gia
d.Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
- Du lịch miền biển
- Du lịch núi
- Du lịch đô thị
- Du lịch thôn quê
e. Phân loại theo phương tiện giao thông
- Du lịch xe đạp
- Du lịch ô tô
- Du lịch bằng tàu hoả
- Du lịch bằng tàu thuỷ
- Du lịch máy bay
f. Phân loại theo loại hình lưu trú

- Khách sạn
- Nhà trọ thanh niên
- Camping
- Bungaloue
- Làng du lịch
8


g. Phân loại theo lứa tuổi du lịch
- Du lịch thiếu niên
- Du lịch thanh niên
- Du lịch trung niên
- Du lịch người cao tuổi
h. Phân loại theo độ dài chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày
- Du lịch dài ngày
i. Phân loại theo hình thức tổ chức
- Du lịch tập thể
- Du lịch cá thể
- Du lịch gia đình
i. Phân loại theo phương thức hợp đồng
- Du lịch trọn gói
- Du lịch từng phần
Ngoài ra, còn có các cách phân loại khác như theo lứa tuổi, đối tượng du khách,…
1.1.3. Tài nguyên du lịch
1.1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật du lịch 2005 Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu
tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

1.1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình:

9


Địa hình miền núi thường rất đa dạng và có khả năng thu hút khách du lịch. Có rất nhiều
loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn bắn, leo núi và thể thao, du
lịch mạo hiểm,… Địa hình núi thường có rừng, thác nước và hang động,…Vì vậy, miền núi có
nhiều hướng phát triển du lịch.
Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du lịch biển:
tắm biển, nghĩ biển, du thuyền ra đảo, lăn biển và các loại hình du lịch thể thao. Ngoài ra, biển có
nhiều hải đảo nên khả năng khai thác rất đa dạng.
Địa hình đồng bằng thường đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển du lịch. Tuy
nhiên đồng bằng thường là nơi tập trung sinh sống nên cũng có khả năng phát triển du lịch.
- Khí hậu: Khí hậu còn tạo ra nhịp điệu mùa của du lịch. Thường thì mùa hè là mùa du lịch
của các vùng bãi biển nhiệt đới. Mùa đông lại là mùa của các điểm du lịch thể thao ở các vùng ôn
đới.
- Nước: là môi trường có nhiều loại hình hoạt động du lịch: tắm, bơi lặn, du thuyền, lướt
ván, câu cá, tham quan đáy biển,…
Các hồ nước, thác nước, sông suối,… cũng là những yếu tố có giá trị nhiều mặt đối với du
lịch.
Nguồn nước khoáng còn là tiềm năng để hình thành các khu du lịch nghĩ dưỡng. Trên thế
giới có nhiều điểm du lịch về nước khoáng.
- Tài nguyên sinh vật: cũng có giá trị du lịch rất to lớn. Các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên,… là những nơi còn tồn tại nhiều loài động – thực vật nguyên sinh rất thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
- Tài nguyên du lịch nhân văn được định nghĩa ngắn gọn là các đối tượng, hiện tượng do

con người tạo ra. Bao gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể, tồn tại song song và có mối quan hệ
mật thiết với nhau.
- Di tích lịch sử văn hóa: là những gì tồn tại trong quá khứ. Di tích được chia làm 4 nhóm
chủ yếu: Di tích khảo cổ; Di tích lịch sử; Di tích kiến trúc nghệ thuật; Danh lam thắng cảnh: Danh
lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên
với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học; Lễ hội; Làng nghề thủ công. Các đặc
trưng văn hóa dân tộc: thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, như trang phục, tôn giáo, tín ngưỡng,
10


phong tục tập quán, lễ hội, thói quen sinh hoạt kinh tế, văn hóa nghệ thuật,… chính từ đặc điểm
này mà du lịch cũng rất thu hút.
- Sự kiện văn hóa – thể thao: các yếu tố cơ bản sau đây là những thể hiện: Các hội chợ triễn
lãm; Các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, thi hoa hậu,… cũng là những yếu tố tác động
mạnh mẽ đến sự thu hút du lịch.
- Ngoài ra còn một số nhân tố khác cũng nằm trong nhóm tài nguyên du lịch nhân văn đó là:
Bảo tàng; Công trình kiến trúc và các sản phẩm kinh tế; Các giá trị văn hóa nghệ thuật, ẩm thực.
1.1.4. Chức năng của du lịch
1.1.4.1. Chức năng kinh tế
Từ lâu du lịch được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng”, hay “ngành công nghiệp không
khói”, bởi nó đang là ngành kinh doanh lớn nhất và có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của
nhiều nước cũng như nền kinh tế toàn cầu.
Du lịch mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. Ở các nước du lịch phát triển
thì nguồn ngoại tệ mà du lịch mang lại chiếm tới 20% hoặc cao hơn trong tổng nguồn thu nhập
ngoại tệ của quốc gia đó.
Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng cũng góp phần hình thành những dịch vụ
du lịch mới mẻ, góp phần khai thác các giá trị văn hóa tinh thần, và khai thác một cách có hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên vào sự phát triển kinh tế.
1.1.4.2. Chức năng sinh thái
Du lịch có sự gắn bó và liên hệ mật thiết với môi trường xung quanh nó, thông qua các hoạt

động du lịch mà con người trở nên yêu thiên nhiên và có ý thức hơn trong việc bảo tồn và sử dụng
nó.
Ngày nay việc giáo dục bảo vệ môi trường sinh thái được đưa vào du lịch góp phần đưa du
lịch đến gần hơn với môi trường, việc tiếp xúc với thiên nhiên hùng vĩ, bao la và thơ mộng, tâm lý
con người trở nên thoải mái, dễ chịu và hoàn toàn cân bằng, trong khi phải thường xuyên làm việc
và sinh sống ở thành thị, tiếp xúc với môi trường luôn bị khói bụi và tiếng ồn ô nhiễm. Chính từ
những trải nghiệm này, họ thấy được môi trường thật sự có một ảnh hưởng rất lớn đến chuyến du
lịch mà họ đang hưởng thụ. Điều đó góp phần củng cố và nâng cao tình yêu thiên nhiên và ý thức
giữ gìn môi trường tự nhiên ấy.

11


1.1.4.2. Chức năng văn hóa - chính trị - xã hội
Đối với nhu cầu xã hội ngày một nâng cao thì những đòi hỏi trong hoạt động du lịch cũng
không ngừng tăng lên, du lịch không chỉ góp phần thỏa mãn nhu cầu của con người, mà thông qua
đó còn nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiều biết về nhiều lĩnh vực cho người dân.
Sức khỏe là một vấn đề đáng quan tâm, trong khi đó, du lịch chẳng những giúp nâng cao
sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, mà còn có thể nâng cao thể lực và khả năng lao động.
Du lịch góp phần đáng kể các chi phí của xã hội trong việc khám và chữa bệnh, nâng cao số ngày
làm việc và năng suất lao dộng xã hội.
Đối với sự đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia thì du lịch lại đóng vai trò như chất xúc tác
giúp tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội. Du lịch góp phần tuyên truyền và thực hiện
đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua các chuyến tham quan du lịch đến
Việt Nam, khách nước ngoài sẽ trực tiếp chững kiến những thành tựu của đất nước đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Du lịch còn là nhân tố rất quan trọng góp phần củng cố hòa bình thế giới. Vào năm
1967, WTO đã lấy chủ đề cho năm năm lịch là: “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình”.

1.2. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA

1.2.1. Khái niệm văn hóa
Trong tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa về văn
hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác của con người và môi trường tự
nhiên xã hội của mình”.
Theo nhận định cuả chủ tịch Phạm Văn Đồng lại cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới lĩnh
vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên
quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại và phát triển”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là
một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một

12


nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương
thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Từ những nhận định trên ta có thể thấy rằng văn hóa là những giá trị vật chất tinh thần được
hình thành và sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
1.2.2. Phân loại văn hóa
Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, do vậy, con
người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hoá
như một hệ thống thường được chia làm hai dạng: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
1.2.2.1. Văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất là toàn bộ những gì do công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất
ăn, mặc, ở, đi lại, công cụ sản xuất, phương tiện sản xuất,… nói lên trình độ phát triển của con
người trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thể hiện trình độ chiếm lĩnh và khai thác những vật thể

trong tự nhiên.
Vd: xe, nhà, quần áo, bàn ghế,…
1.2.2.2. Văn hóa tinh thần
Văn hoá tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của
con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ,
văn chương, …
Lĩnh vực Văn hóa tinh thần gồm các thành tố: Văn hóa tư tưởng, Văn hóa giáo dục, Văn hóa
nghệ thuật, Văn hóa lối sống, Văn hóa lễ hội,… Những thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau
tạo thành nền tảng tinh thần xã hội. Vd: âm nhạc, lễ hội, tác phẩm văn học,…
1.2.3. Vai trò của văn hóa
Chức năng giáo dục: là một trong những chức năng quan trọng, tác động một cách có hệ
thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những
phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực của xã hội tạo ra. Do đó, văn hóa đóng vai trò quyết
định tạo nên nhân cách con người.
Chức năng nhận thức: là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hóa. Đối với
con người không có nhận thức thì không thể tạo ra một hành động văn hóa nào. Nâng cao trình độ
nhận thức của con người chính là phát huy những tiềm năng của con người.
Chức năng thẩm mỹ: cùng với nhu cầu thiết yếu của con người, cảm nhận và hưởng thụ cái
đẹp, văn hóa còn đóng vai trò chủ thể để con người tiếp nhận, đồng thời thanh lọc mình vươn tới
cái đẹp, khắc phục những cái xấu của mình, góp phần hoàn thiện bản thân.

13


Chức năng giải trí: đây là một trong những chức năng được thể hiện rõ nét nhất. Ngoài các
hoạt động lao động, sáng tạo, con người còn có những nhu cầu giải trí khác như: tham gia câu lạc
bộ, lễ hội, ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật,…

1.3. DU LỊCH VĂN HÓA VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở
VIỆT NAM

1.3.1. Khái niệm về du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình phổ biến trong du lịch tập trung mối quan tâm đến một quốc gia
hay một vùng đất nào đó chủ yếu dưới góc độ văn hóa.
Du lịch văn hóa bao gồm các tuyến du lịch đến một đô thị có bề dày lịch sử hoặc những
thành phố lớn cùng các công trình văn hóa của nó như: viện bảo tàng, nhà hát,… Hình thức này
cũng bao gồm việc đưa du khách đến những vùng hẻo lánh để dự các lễ hội ngoại trời, đi thăm nơi
ở các danh nhân văn hóa, những công trình kiến trúc hay thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và
ca ngợi qua văn chương, hội họa. Thông thường du khách có những hứng thú thưởng thức các giá
trị văn hóa đi du lịch thường xuyên hơn, ổn định hơn các du khách có những mục tiêu khác.
Du lịch văn hóa còn là loại hình du lịch gắn liền với con người cũng như các giá trị truyền
thống do con người sáng tạo ra. Du lịch văn hóa bao hàm việc hòa nhập vào đời sống cộng đồng
dân cư, tìm hiểu và hòa mình vào những phong tục tập quán, những truyền thống của các dân tộc,
các địa phương.
1.3.2. Đặc trưng loại hình du lịch văn hóa
Với tình hình nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu trì trệ, suy thoái, mặc dù vậy nhưng các
hoạt động du lịch vẫn diễn ra hàng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh những loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, khám phá,
du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm rất có lợi thế của những nước có nền kinh tế đang trên
đà phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.
Du lịch văn hóa phát triển trên cơ sở khai thác những sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống
của dân tộc, kể cả những phong tục và tín ngưỡng,… để tạo sức hút đối với du khách từ khắp nơi
trên thế giới. Đối vơi du khách có sở thích nghiên cứu cũng như khám phá những nét độc đáo của
các dân tộc thì du lịch văn hóa là một lựa chọn thông minh và phù hợp với sở thích, niềm đam mê
của họ.
Du lịch văn hóa gắn liền với một địa phương, một vùng đất, hay một quốc gia, nơi lưu trữ
những giá trị truyền thống, yếu tố văn hóa bản địa. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa
14


chọn những thời điểm lễ hội truyền thống được tổ chức để thực hiện những chuyến tham quan của

mình. Chính vì thế thu hút khách tham quan du lịch chính là tạo ra dòng chảy mới, cải thiện cuộc
sống của người dân địa phương thông qua các sản phẩm của văn hóa lễ hội.
Đồng thời thông qua các hoạt động du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ
chức một cách có nề nếp, lành mạnh, phát huy được giá trị vốn có của nó. Ngày nay việc khôi phục
những làng nghề truyền thống, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ đang được sự quan tâm, đầu tư của
nhà nước. Từ những nguồn thu từ những sản phẩm nàygiúp cải thiện thu nhập của người dân, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giả nghèo.
Du lịch phát triển cũng tạo nên nhiều nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, góp phần
nâng cao ý thức người dân về trách nhiệm cảu mình trong việc giữ gìn và phát huy những di sản
văn hóa.
1.3.3. Phân loại du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển, chủ yếu dựa vào những sản
phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống các dân tộc, hay phong tục và tín ngưỡng,… Sau đây là những
loại hình du lịch văn hóa được nhiều quốc gia khai thác:
- Nhóm 1: Du lịch văn hóa vùng di sản
- Nhóm 2: Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân văn
- Nhóm 3: Du lịch văn hóa những điểm đen
- Nhóm 4: Du lịch văn hóa công viên chuyên đề
Từ 4 nhóm cơ bản trên ta có các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu như sau:
- Thứ nhất: Du lịch văn hóa cảm xúc
-Thứ hai: Du lịch văn hóa sự kiện, lễ hội
- Thứ ba: Du lịch văn hóa di sản
- Thứ tư: Du lịch “ con đường văn hóa”
- Thứ năm: Du lịch văn hóa hiện đại
- Thứ sáu: Du lịch văn hóa nông thôn
- Thứ bảy: Du lịch văn hóa nghệ thuật ăn ngon
15


- Thứ tám: Du lịch văn hóa ngôn ngữ

- Thứ chín: Du lịch làng nghề truyền thống
Chính sự đa dạng các loại hình du lịch văn hóa mà từ đó tạo ra sự thu hút đối với du khách.
Hình thức du lịch văn hóa làm thỏa mãn sở thích khám phá, nghiên cứu đối với đối tượng du khách
quan tâm đến văn hóa, phong tục tập quán của các nước bản địa nơi họ tham quan, nghiên cứu.
1.3.4. Tình hình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam
Trong tình hình hiện nay khi mà ngành du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước thì việc nhà nước quan tâm phát triển du lịch văn hoá ngày càng nhiều hơn. Nhà nước
đã ban hành các văn bản quản lý đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hoá, đặc biệt là việc
phong sắc hiệu và xếp hạng các di tích lịch sử, di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với việc
phát triển du lịch văn hoá, ngoài ra nhà nước còn cho thành lập các công ty du lịch, các Sở du lịch,
Bộ văn hoá - Thông tin với các hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là bán các Tour du lịch văn
hoá với mạng lưới và các chi nhánh văn phòng ngày càng rộng lớn trong cả nước.
Với bề dày lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam có nguồn tài nguyên
nhân văn dồi dào. Đi đến bất kỳ một vùng miền nào của tổ quốc, ta đều bắt gặp các giá trị văn hóa
hiện hữu trong đời sống của con người, đó là cây đa, bến nước, sân đình, lễ hội làng, các phiên chợ
quê,... mang những nét riêng mà ít quốc gia có được.
Cùng với các tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa là một trong những đặc trưng cho phát
triển du lịch của Việt Nam. Giá trị của những di sản văn hóa như di tích lịch sử, công trình kiến
trúc, loại hình nghệ thuật, tập quán, làng nghề,... là những đối tượng cho du khách khám phá tìm
hiểu. Du lịch văn hóa ở Việt Nam được tổ chức dựa trên đặc điểm của địa phương, từng vùng miền
như du lịch vùng Tây Bắc, Đồng bằng Nam Bộ, con đường di sản miền Trung...
Du lịch Việt Nam đang tập trung khai thác các di tích đã được UNESCO công nhận là di sản
thế giới, đây là những điểm thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Quần thể di tích cố đô Huế, nơi
lưu giữ, chứa đựng nhiều giá trị tiêu biểu cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc, bao gồm các công trình
thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga, tráng lệ. Phố cổ Hội An có giá trị rất lớn về mặt kiến
trúc, hầu như các công trình vẫn được giữ nguyên vẹn, thể hiện sự giao thoa của văn hóa bản địa
với Trung Hoa, Nhật Bản. Khu đền tháp Mỹ Sơn là dấu tích còn lại của nền văn hóa và tín ngưỡng
Chămpa xưa. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là minh chứng cho nền văn hiến lâu đời của
người Việt trong suốt chiều dài lịch sử, với nhiều di tích khảo cổ cho thấy đây là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa của nước ta qua nhiều vương triều,...


16


Ngoài ra một loại hình du lịch văn hóa cũng rất được quan tâm, đó là du lịch thăm lại chiến
trường xưa, đối tượng chính để khai thác đó là các điểm, khu vực còn lưu giữ lại các di tích chiến
tranh, ghi dấu tội ác của quân xâm lược như Điện Biên Phủ, Ngã ba Đồng Lộc, địa đạo Củ Chi,
nhà tù Côn Đảo, nghĩa trang Trường Sơn,...
Bên cạnh việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể, hiện nay các giá trị văn hóa phi vật thể
cũng được khai thác vào mục đích du lịch. Việt Nam được coi là cái nôi văn hóa của khu vực Đông
Nam Á, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thế hệ ông cha ta đã sáng tạo ra nhiều loại hình nghệ
thuật mang đặc trưng riêng của văn hóa dân tộc như chèo, tuồng, cải lương, hát then, ca Huế, hát ví
dặm,... mang sắc thái từng vùng miền riêng biệt, những âm hưởng và tình cảm khác nhau. Đặc biệt
một số những loại hình nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể như
ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh
là những sản phẩm văn hóa tiêu biểu cho quá trình phát triển, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với
các dân tộc khác, và là nguồn tài nguyên độc đáo để thu hút khách tham quan.
Hiện nay, ngành du lịch đã phát triển một số tour du lịch bản làng, khai thác các phong tục
tập quán của đồng bào các tộc người, bằng cách đưa khách về các buôn, bản sinh hoạt, ăn ở cùng
với dân, sống theo tập quán nơi họ đến trong một khoảng thời gian, để khách có thể tìm hiểu được
những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của từng tộc người. Loại hình này thích hợp với những
nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt phát triển mạnh ở Sa Pa, và được coi là một hướng
đi mới, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, vừa phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.
Ở Việt Nam lễ hội thường diễn ra quanh năm, nhưng tập trung nhất là vào mùa xuân, phần
lớn các lễ hội gắn liền với các sự kiện lịch sử, tưởng nhớ những người có công đối với đất nước.
Sự đa dạng lễ hội của nước ta vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc, vừa là một trong những sản phẩm du
lịch hấp dẫn du khách.
Festival, được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam, là loại hình du lịch
mới, nhưng lại phát triển rất mạnh, được du khách ưa thích. Nước ta có nhiều festival như Festival
Huế, Festival hoa Đà Lạt, Festival lúa gạo, Festival trái cây, Festival gốm sứ, Festival pháo hoa Đà

Nẵng,... Đây chính là nơi quảng bá hình ảnh về đất nước con người Việt Nam tới bạn bè thế giới
một cách hiệu quả nhất.
Du lịch làng nghề, là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp giữa tham quan, với mua sắm. Việt
Nam có rất nhiều lợi thế cho phát triển, bởi chúng ta có rất nhiều làng nghề nổi tiếng, có lịch sử
hình thành từ lâu đời như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, chiếu Nga Sơn, vàng bạc
Châu Khê,... Trong những năm gần đây du lịch làng nghề thu hút được rất nhiều khách, đặc biệt là
khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
17


Hiện nay, khi xây dựng các chương trình, các loại hình, chúng ta đều đảm bảo phát triển du
lịch theo hướng bền vững. Việc phát triển du lịch bền vững, đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng
đồng, chẳng những không phá hủy hoặc làm suy thoái các nguồn tài nguyên du lịch, mà còn đóng
góp vào sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội, môi trường.
Trong thời gian qua việc định hướng phát triển tràn lan quản lý lỏng lẻo (ví dụ trong du lịch
văn hoá) thì việc công nhận xếp hạng các di tích lịch sử, di sản văn hoá) dẫn đến sự lộn xộn trong
công tác du lịch làm thiệt hại cho Nhà nước và những đơn vị kinh doanh du lịch văn hoá chính
thống, hiện tượng trốn thuế kinh doanh hoặc quá trình giành giật khách hàng bằng mọi giá từ khâu
dịch vụ xét cấp thị thực nhập cảnh, đến khâu vận chuyển, ăn nghỉ,... gây ra nhiều lộn xộn. Nhà
nước chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử di sản văn hoá,
nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đáng giá đang xuống cấp trầm trọng. Các di tích lịch sử văn hoá
không được trông nom, tu bổ, ngược lại ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng. Cơ quan chủ quản
chịu trách nhiệm vẫn làm ngơ và pháp luật chưa nghiêm trị những đối tượng làm tổn hại giá trị văn
hoá. Đồng thời Nhà nước chưa có những chính sách thích đáng hoặc nếu có thì các chính sách đưa
ra vẫn chưa có hiệu lực trong việc đầu tư tái tạo lại các di tích lịch sử văn hoá đã bị mất đi do tàn
phá chiến tranh hoặc còn lại thì không có được vẻ đẹp trang trọng của đền đài thâm nghiêm từ
ngàn xưa để có sức thu hút khách vì "càng những công trình kiến trúc tôn giáo, công trình kiến trúc
cổ, kiến trúc văn hoá sẽ có niên đại càng xa thì càng có sức thu hút du khách".

Tiểu kết chương 1:

Trong việc thực hiện một đề tài tiểu luận để tốt nghiệp, trước khi vào phần trọng tâm vấn đề
mà mình nghiên cứu thì việc đầu tiên phải thực hiện đó là đưa ra những cơ sở chung, những khái
niệm và quá trình thực hiện để hoàn đề tài.
Trong chương 1 em đã trình bày về Cơ sở chung về du lịch để giúp hiểu rõ hơn về khái
niệm du lịch, phân loại du lịch, đặc biệt là đối tượng em nghiên cứu chính của đề tài là Du lịch văn
hóa tỉnh Sóc Trăng, ngoài ra ở chương 1 em còn khái quát sơ lược về tình hình phát triển Du lịch
văn hóa của Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

18


Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH
SÓC TRĂNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ SÓC TRĂNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và nguồn gốc tên gọi
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Sóc Trăng là một tỉnh nằm trong địa bàn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Gắn liền với
quá trình khai phá và hình thành vùng đất này vào thời chúa Nguyễn là những sự thay đổi về tên
gọi cũng như ranh giới hành chính theo biến cố thăng trầm của thời gian ở nhiều giai đoạn khác
nhau.
Trong khoảng hơn 200 năm nay, vào thế kỷ XVII - XVIII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc
của Chân Lạp. Năm 1698, chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng
trong (Nam bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này, lập thành phủ Gia Định.
Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là Cái Bè Dinh), năm 1780 được đặt
tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này
Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).
Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 6 tỉnh, 3 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên
Hòa, Định Tường; 3 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng
thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm
phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý
nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia
Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia toàn Nam kỳ thành 04 khu
vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chính lớn
lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc.
Theo nghị định số 31/NĐ, ngày 21/2/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với
tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.

19


Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII), vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh
Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào
đầu tháng 4/1992 gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu
và thị xã Sóc Trăng.
2.1.1.2. Nguồn gốc tên gọi
Theo dân gian thì tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khơmer. Srok tức là
“xứ”, “cõi”, Kh'leang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. SrokKh'leang là xứ có kho chứa bạc của
nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là : “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó đọc lệch thành Sóc Trăng.
Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh do chữ Sóc biến thành chữ
Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang.
Sau này lại lấy tên Sóc Trăng làm tên gọi chính thức.
2.1.2. Vị trí địa lí
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa Nam sông
Hậu nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ
60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Cách thành phố Hồ Chí Minh 231
km, cách Cần Thơ 62 km.

Tỉnh Sóc Trăng có vĩ độ địa lí như sau:
- 9014’ – 9056’ vĩ Bắc
- 105033’ – 106023’ kinh Đông.
- Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8.3% diện tích
của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).
- Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển
Đông.
- Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh

20


+ Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên
2.1.3.1. Khí hậu
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô
và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864
mm, tập trung nhất từ tháng 8, 9, 10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại
hoa màu phát triển.
2.1.3.2. Đất đai, thổ nhưỡng
Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 322.330 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu
mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành,
bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng,…
Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các
giồng cát tương đối cao từ 1.2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt,
có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ

và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ;
nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất
mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha
thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày,… các loại đất
mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó
chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức
đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.
Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn
trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều
thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du
lịch sinh thái phong phú.
Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung
chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, khu
du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung,... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
2.1.3.3. Đặc điểm địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao tuyệt đối từ 0.4 – 1.5 m, độ
dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo,
cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu
21


địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những
vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và
lùi tạo nên các giồng cát và các vùng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long
Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình
rất thấp, từ 0 – 0.5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời
sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi
triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.
2.1.3.4. Sông ngòi
Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần,

mực triều dao động trung bình từ 0.4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với
các hoạt động sản xuất mà còn ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nhờ vào
địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc
Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp.
2.1.3.5. Sinh vật
Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11.356 ha Trong đó rừng tự nhiên
chiếm 66.5% với các cây như mắm, bần, giá, sú. Diện tích rừng trồng là 33.5% với các loại cây
như tràm, đước, mắm, dừa nước,… Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng
tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Với hệ sinh thái ngập mặn có đường bờ biển dài 72 km và diện tích đồng bằngrộng lớn, Sóc
Trăng có hệ động vật khá phong phú, bao gồm sinh vật nước mặn như tôm,cua, còn có những sinh
vật nước lợ và nước ngọt bao gồm các loại cá đồng, cá biển, cá da trơn,… Trên mặt nước nhiều
sinh vật cũng đang phát triển mạnh như rái cá, khỉ, heo rừng, chim, dơi,… Chính điều này càng
làm cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Sóc Trăng thêm phong phú về thực vật và động vật.
2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người với mật độ dân số
đạt 394 người/km². Trong khi đó, mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Cửu Long là 434
người/km2, chứng tỏ rằng dân cư ở đây còn thưa thớt. Thêm vào đó, là sự phân bố không đồng đều
giữa dân số sống tại thành thị và dân số sống tại nông thôn, giữa dân số nam và dân số nữ.
Các đơn vị hành chính của năm 2010: Sóc Trăng bao gồm 1 thành phố, 10 huyện: Thành
phố Sóc Trăng; Huyện Mỹ Xuyên; Huyện Vĩnh Châu; Huyện Cù Lao Dung; Huyện Kế Sách;
Huyện Mỹ Tú; Huyện Châu Thành; Huyện Ngã Năm; Huyện Trần Đề; Huyện Thạnh Trị; Huyện
Long Phú

22


Về kinh tế, Sóc Trăng là một tỉnh có vị trí ven biển của vùng đồng bằng Sông Cửu Long,
với lịch sử hình thành và phát triển còn khá là non trẻ, nên nền kinh tế chủ yếu thuộc lĩnh vực sau:
Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ.

+ Nông – Lâm – Ngư nghiệp: với diện tích đất nông nghiệp là 276.677 ha, với độ màu mở
cao nên thích hợp để canh tác nền nông nghiệp lúa nước ( chiếm 90% đất canh tác). Diện tích rừng
ven biển của tỉnh là 11.356 ha, thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực
đất nhiễm phèn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nền kinh tế biển. Bên cạnh đó canh tác
thủy hải sản cũng không ngừng khẳng định vị thế của mình, và từng bước chứng tỏ mình là nền
kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện việc làm, tăng thu
nhập và tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
+ Công nghiệp – Xây dựng: với mục tiêu hướng tới phát triển kinh tế nên các ngành công
nghiệp tại Sóc Trăng đang được chú trọng đầu tư và phát triển.
Hiện nay với tỉ trọng trong ngành công nghiệp của tỉnh vẫn còn thấp, chưa cân xứng với
tiềm năng sẵn có nhưng những năm qua tỉnh đã không ngừng đầu tư phát triển chẳng những về quy
mô mà còn đa dạng hóa sản phẩm.
Các ngành công nghiệp đang là thế mạnh của tỉnh là: Công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp mía đường. Bên cạnh đó còn có công
nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và các nghành tiểu
thủ công nghiệp khác.
+ Thương mại – Dịch vụ: một lĩnh vực được xem là khá mới mẻ trong sự phát triển của nền
kinh tế tỉnh nhà, nhưng nhờ có sự đầu tư cũng như chú trọng phát triển mà hiện nay thương mại
dịch vụ đã có những bước phát triển đáng kể. Chính từ những thế mạnh sẵn có về nông sản, thủy
sản để xây dựng và đầu tư đầu mối, thương mại. Bên cạnh đó, tiềm năng về du lịch cũng là một
nhân tố góp phần đa dạng hóa nền kinh tế thương mại dịch vụ, với những hình thức du lịch đa dạng
như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo…

2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG
2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa – nghệ thuật – kiến trúc
Theo thống kê của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có 31 di
tích được công nhận và xếp hạng. Trong đó có 7 di tích lịch sử cấp quốc gia và hơn 10 di tích cấp
tỉnh.
Bảng 2.1 Thống kê các di tích và khả năng thu hút du khách của tỉnh Sóc Trăng
23



ST
T

Tên di tích

Địa chỉ

Khả năng thu hút
du lịch

1

Chùa Khleang

Tố 71 đường Mậu Thân,
khóm 5, phường 6, thành phố
Sóc Trăng

***

2

Chùa Mahatup (chùa
Dơi)

Đường Văn Ngọc Chính (có
bảng chỉ dẫn) thuộc Phường
3, thành phố Sóc Trăng


***

3

Khu căn cứ tỉnh ủy
rừng tràm Mỹ Phước

Xã Mỹ Phước, Huyện Mỹ
Tú, tỉnh Sóc Trăng

**

4

Đình Hòa Tú

Ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú I,
huyện Mỹ Xuyên

*

5

Trường Taberd Sóc
Trăng

Đ. Tôn Đức Thắng, thuộc địa
bàn phường 6, TP. Sóc Trăng


*

6

Miếu bà Chúa Xứ
Mỹ Đông

Ấp Mỹ Đông 1, xã Mỹ Qưới,
huyện Ngã Năm,

*

7

Đền thờ Bác Hồ

Ấp Phủ Thờ, xã An Thạnh
Đông, huyện Cù Lao Dung

**

8

Đình thờ Nguyễn
Trung Trực

Ấp 1, thị trấn Long Phú,
huyện Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng


*

9

Khu du tích lưu niệm
doanh nhân Lương
Định Của

Ấp Ngãi Hội 1, xã Đại Ngãi,
huyện Long Phú…

**

10

Chùa Trà Tim

Trung tâm tp. Sóc Trăng

**

24


11

Thánh thất Cao Đài

52 đường 30/4, Khóm 6, P 3,
TP Sóc Trăng


*

12

Thanh Minh cổ Miếu

Khóm 1, Phường 1, thị xã
Vĩnh Châu

**

13

Thiên hậu cổ Miếu

Ấp Phước Lợi, xã Phú Tân
(Châu Thành)

**

14

Chùa Sê-ray-ca-săng

phường 2, thị xã Vĩnh Châu.

*

15


Chùa Chén Kiểu

Quốc lộ 1A, thuộc xã Đại
Tâm, huyện Mỹ Xuyên

***

286 đường Tôn Đức Thắng,
thuộc phường 5, thành
phố Sóc Trăng

***

(chùa Sro Lon)
16

Chùa Đất Sét

Chú thích:
*** Rất thu hút ;

** Thu hút;

* Chưa thu hút

Sau đây là một số nét sơ lược về các di tích quan trọng của tỉnh:
a. Chùa Kleang
Tọa lạc tại đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, TP. Sóc Trăng, cách Trung tâm chợ
TP. Sóc Trăng khoảng 1 km.

Trong chùa có tủ lưu giữ một số sách cổ. Đặt biệt, chùa còn lưu trữ một bản sao tài liệu ghi
chép từ thư tịch gốc tìm hiểu về địa danh Sóc Trăng, sự kiện xây dựng chùa đầu tiên và các nhân
vật có liên quan trực tiếp đến nhà chùa, vật cổ và hơn 50 tượng Phật làm bằng đồng do Phật tử
cúng chùa.
Trong khuôn viên chùa còn có khu vực dành riêng cho Trường Trung cấp Pali Nam Bộ được
ngân sách nhà nước cấp xây dựng mới, để đào tạo những vị sư cho các chùa cũng như để giảng dạy
văn hóa và dạy chữ Khmer. Ngoài ra, chùa còn là nơi cử hành các nghi thức lễ truyền thống của
dân tộc Khmer: Tết Chôl –Chnăm – Thmây, lễ hội Dolta, Lễ Ok om bok và đua ghe Ngo,...
25


×