Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 83 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ-DU LỊCH
---------------o0o--------------

DƢƠNG THỊ MỸ HẠNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

CầnThơ, 11-2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ-DU LỊCH
---------------o0o--------------

DƢƠNG THỊ MỸ HẠNH
MSSV: 6106668

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn: TRẦN THỊ HOÀNG ANH


CầnThơ, 11-2013


Lời Cảm Ơn

Luận văn tốt nghiệp là bƣớc cuối cùng đánh dấu sự trƣởng
thành của một sinh viên ở giảng đƣờng đại học. Trong quá trình
thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình, em có dịp vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tế và rút ra nhiều kinh nghiệm quý
báu để áp dụng cho công việc của mình sau này, đó cũng là nhờ sự
giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các bạn cùng những ngƣời thân
trong gia đình.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban chủ
nhiệm bộ môn Lịch Sử – Địa Lý – Du Lịch, khoa Khoa Học Xã Hội
& Nhân Văn, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi để em thực hiện luận văn. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô
Trần Thị Hoàng Anh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình trong suốt khoảng thời gian qua.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý ban giám đốc
cùng toàn thể cô chú, anh chị trong Sở Văn Hóa – Thể Thao – Du
Lịch tỉnh Sóc Trăng, thƣ viện Thành Phố Cần Thơ, trung tâm học
liệu Đại Học Cần Thơ, các cô chú quản lý ở các trụ sở xã, huyện
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá
trình thu thập tài liệu, thông tin có liên quan đến đề tài của mình.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến với gia
đình, ngƣời thân và bạn bè, đã động viên, ủng hộ em trong những
lúc khó khăn, căng thẳng nhất.
Do giới hạn về thời gian cũng nhƣ kiến thức hạn hẹp của
mình, vì thế trong quá trình hoàn thành luận văn của mình em
không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Rất mong sự

đóng góp ý kiến chân thành từ phía quý thầy cô cùng toàn thể các
bạn để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Chúc tất cả mọi
ngƣời sức khỏe và thành đạt.
Cần Thơ, ngày…. tháng…năm 2013
Dƣơng Thị Mỹ Hạnh


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu ăn mặc, nghỉ ngơi và vui chơi giải
trí của con ngƣời ngày một đòi hỏi ở mức độ cao hơn, chính vì thế du lịch ra đời nhằm
đáp ứng cho con ngƣời những nhu cầu thiết yếu đó. Du lịch phát triển dựa trên nhiều yếu
tố, bao gồm tài nguyên du lịch, khách du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật, sản phẩm du lịch và
thị trƣờng du lịch.
Văn hóa đặc trƣng của từng vùng miền là một trong những yếu tố hàng đầu quyết
định sự thu hút du khách cũng nhƣ quá trình phát triển du lịch nói chung và du lịch văn
hóa nói riêng. Việt Nam ta có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó mỗi dân tộc lại mang
những bản sắc văn hóa riêng, thể hiện ở nếp sống, tín ngƣỡng, lễ hội, trang phục, hay
những làng nghề truyền thống, điều này tạo nên nét đặc trƣng riêng của mỗi dân tộc, mỗi
vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam.
Sóc Trăng cũng là một trong những tỉnh thành may mắn có những nét văn hóa đặc
trƣng tiêu biểu cho vùng ĐBSCL. Sóc Trăng có hệ thống chùa chiềng độc đáo và đặc sắc
không chỉ tiêu biểu cho lối kiến trúc nhƣ chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, chùa
Khleang, chùa Bốn Mặt; mà còn có các lễ hội văn hóa truyền thống nhƣ lễ Ok Om Bok,
lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Dolta; các làng nghề truyền thống nổi tiếng nhƣ làng đan
đát Phú Tân, làng nghề dệt chiếu, làng nghề làm bánh pía Vũng Thơm. Bên cạnh đó, Sóc
Trăng có những tấm gƣơng anh hùng có những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp cách
mạng, sự nghiệp công nghiệp hóa đất nƣớc nhƣ: anh hùng Thiều Văn Chỏi, nhà bác học
Lƣơng Định Của,… Chính từ sự đa dạng về các loại hình văn hóa đã tạo nên những nét

phong phú về các sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần mang lại cho khách du lịch những
trãi nghiệm thú vị và hấp dẫn.
Hiện nay việc khôi phục, củng cố, và phát triển các cơ sở văn hóa, giá trị truyền
thống dân tộc tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng là việc làm rất cần thiết, góp phần thúc đẩy, từng
bƣớc hoàn thiện khả năng đáp ứng du lịch, đồng thời cũng góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động, bên cạnh đó tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền
thống, nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh vùng đất và con ngƣời Sóc Trăng.
Xuất phát từ những thực trạng trên đây tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng” nhằm mục đích tìm hiểu sâu
hơn về những điều kiện, cơ sở phát triển cũng nhƣ những thực trạng tồn tại của du lịch


văn hóa trong sự phát triển du lịch chung của tỉnh, đồng thời thông qua đó đƣa ra những
đề xuất nhằm hƣớng tới những giải pháp và phƣơng hƣớng giúp mang lại hiệu quả cao
cho nền du lịch văn hóa của tỉnh nhà trong việc khai thác tiềm năng du lịch hiện có của
mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm mục đích phân tích và đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển của
du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng trong sự phát triển du lịch nói chung của tỉnh, đồng thời
thông qua đó, đƣa ra những định hƣớng phát triển phù hợp cùng một số giải pháp nhằm
phát huy những tiềm năng sẵn có, góp phần vào quá trình phát triển du lịch văn hóa nói
riêng và du lịch nói chung của tỉnh Sóc Trăng.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu là tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh
Sóc Trăng dựa trên những tiềm năng, hiện trạng đã tồn tại và phát triển ở các huyện trong
địa bàn tỉnh, với xu hƣớng hội nhập và kinh tế phát triển nhƣ hiện nay thì việc nghiên cứu
về du lịch văn hóa là rất hết sức cần thiết, điều đó mang lại những kết quả to lớn trong
quá trình định hƣớng những giải pháp phù hợp, khai thác du lịch văn hóa một cách có
hiệu quả, đồng thời qua đó quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa, nâng cao giá trị văn hóa
truyền thống của cộng đồng địa phƣơng.

4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Du lịch văn hóa ở Việt Nam có tiềm năng phát triển khá lớn. Với bề dày lịch sử
hơn 300 năm, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi giao thoa văn hóa của 4 dân tộc ViệtHoa- Khơmer- Chăm, chính vì thế từ những nếp sống bình thƣờng, giản dị nhƣng lại
chứa đựng những giá trị nhân văn vô cùng đặc sắc, điều đó thể hiện qua phong tục tập
quán, đời sống văn hóa, nghệ thuật, trong việc thờ cúng, tế lễ, ẩm thực, sản xuất, kiến
trúc nhà ở. Trong đó phải kể đến có vô số những giá trị truyền thống thuộc về văn hóa,
bao gồm cả về vật thể lẫn phi vật thể, dẫu trải qua nhiều thăng trầm nhƣng vẫn hiện hữu
và phát triển đến ngày nay.
Sóc Trăng cũng đƣợc xem là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch văn hóa, nhƣng
thực tế việc nghiên cứu chuyên về mảng đề tài này còn khá là hạn chế, tiêu biểu có những
tác phẩm nghiên cứu nhƣ: “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở tỉnh Sóc Trăng” (2002) của
Trần Hồng Liên, “Di tích lịch sử Sóc Trăng” (2009) của nhiều tác giả, mới đây tác
phẩm “Lịch sử địa phƣơng Sóc Trăng” đƣợc phát hành (2012) nhằm làm cơ sở giảng
dạy cho các em học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ngoài ra các tài liệu


có liên quan về văn hóa của tỉnh cũng đƣợc nhắc đến trong nhiều cuốn sách nhƣ: “Văn
hóa ngƣời Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long (1993) của Trƣờng Lƣu, “Non
nƣớc Việt Nam ( 2007) của Vũ Thế Bình, “Tuyến điểm du lịch Việt Nam” (2006) của
Bùi Thị Hải Yến. “Du lịch ba miền” của Bửu Ngôn và một số quyển sách khác.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch
văn hóa nói riêng và du lịch nói chung của tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, thông qua quá
trình nghiên cứu tôi có dịp vận dụng các kiến thức đã học trên giảng đƣờng vào thực tế,
tích lũy thêm kinh nghiệm cùng những bài học thực tiễn để phục vụ cho quá trình nghiên
cứu và cả tƣơng lai nghề nghiệp sau này.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm này dựa trên sự tƣơng quan, tác động qua lại với nhau giữa yếu tố lãnh
thổ và vấn đề nghiên cứu, đòi hỏi phải khai thác chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau để đi
tới cái nhìn toàn diện và tổng quát. Đối với du lịch văn hóa thì quan điểm này thể hiện ở

sự kết hợp những nét đặc trƣng tiêu biểu của nền văn hóa đó, gắn liền với yếu tố dân cƣ,
địa bàn cƣ trú, nơi tồn tại những giá trị văn hóa hiện hữu. Chính vì thế để khai thác hiệu
quả đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa của Sóc Trăng, tôi đã vận dụng quan điểm này
để xem xét, đồng thời đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp cho việc quy hoạch, phát
triển du lịch văn hóa của tỉnh một cách hợp lí và hiệu quả.
5.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Đối với bất kì một đối tƣợng của sự vật hiện tƣợng nào khi chúng ta muốn hiểu rõ
tƣờng tận về chúng thì việc nghiên cứu từ nguồn gốc, xuất xứ sẽ mang lại hiệu quả cao
hơn. Vì thế quan điểm này giúp tôi có một cái nhìn toàn diện, tổng thể về đối tƣợng cần
nghiên cứu thông qua quá trình hình thành và phát triển của nó, qua đó có một cách nhìn
mới về định hƣớng tƣơng lai, góp phần hoàn thiện cũng nhƣ củng cố du lịch văn hóa tỉnh
Sóc Trăng.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp thu nhập và xử lý thông tin
Việc tìm tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu đòi hỏi ngƣời viết phải biết tổng
hợp, lựa chọn và sáng tạo từ các nguồn tài liệu khác nhau nhƣ: sách, báo, Internet,… từ
đó thông qua những kiến thức có sẵn có cộng với quá trình tìm tòi và sáng tạo ta sẽ xử lý


những thông tin đó thành những kiến thức cơ bản liên quan đến đề tài phục vụ cần thiết
cho quá trình nghiên cứu.
6.2. Phƣơng pháp bản đồ
Để tăng khả năng tin cậy những thông tin đã thu thập, việc sử dụng phƣơng pháp
bản đồ là vận dụng những hình ảnh, sơ đồ cùng bản đồ minh họa đó vào quá trình nghiên
cứu, giúp sản phẩm nghiên cứu thêm sinh động, cụ thể, từ đó nhìn nhận vấn đề một cách
thấu đáo, mang tính khách quan, đúng đắn.
6.3. Phƣơng pháp khảo sát thực tế
Phƣơng pháp này bắt buộc tôi phải trực tiếp đến tận địa bàn nghiên cứu nhằm thu
thập thông tin cần thiết, góp phần khai thác một cách triệt để vấn đề nghiên cứu qua cái
nhìn sinh động và thực tế.



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1.1 Khái niệm, phân loại, chức năng du lịch
1.1.1.1 Khái niệm du lịch
Ngành khoa học về du lịch xuất hiện từ khoảng thế kỷ XX cho đến ngày nay
không ngừng hoàn thiện và phát triển. Hiện nay, du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của
mọi ngƣời trên thế giới, ƣớc tính hàng năm có đến khoảng ba tỷ lƣợt ngƣời đi du lịch.
Ngành du lịch đã trở thành một trong năm ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới.
Thuật ngữ “Tourism” (Du lịch) hiện nay trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ này bắt nguồn
từ tiếng Hy Lạp và trở thành một từ trong tiếng Pháp “Tour”, có ý nghĩa là đi vòng
quanh, đi dạo chơi… Trong tiếng Việt “Du lịch” là một từ Hán Việt, “Du” tức là du khảo,
du ngoạn: “Lịch” là một hành trình.
Đƣợc thành lập tại Hà Lan từ năm 1925, Hiệp Hội các tổ chức du lịch quốc tế (
IUOTO – International of Union Official Travel Organization), từ hàng thập kỷ qua,
khái niệm du lịch vẫn luôn là đề tài mang lại nhiều ý kiến và đƣợc các nhà nghiên cứu
tranh luận.
Theo luật du lịch Việt Nam ( 2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Theo I.I.Pirojnic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời
gian rãnh rổi lien quan tới sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng
xuyên của mình nhằm mục đích nghĩ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”.
Tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch diễn ra ở Canada (1991) đã đƣa ra
định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “Du lịch là các hoạt động của con ngƣời đi tới một nơi
ngoài nơi ở thƣờng xuyên của mình trong một khoảng thời gian đƣợc các tổ chức du lịch

quy định trƣớc, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động để kiếm
tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.


Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau thì du lịch vừa là một dạng hoạt động của con
ngƣời lại vừa là một nghành kinh tế, ngƣời ta thƣờng ví ngành du lịch là “con gà đẻ trứng
vàng”. Nguồn khách du lịch tăng lên theo thời gian, đồng nghĩa với doanh thu mang lại
từ du lịch cũng tăng theo, chính vì lẽ đó, ngành kinh tế du lịch đã hình thành và phát triển
ngày một mạnh mẽ hơn với nhiều cách thức và loại hình đa dạng, phong phú.
Đứng trên góc độ kinh tế du lịch đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Du lịch là một ngành
kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: tổ chức, hƣớng dẫn du lịch: sản xuất, trao
đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch”.
Trong quá trình hoạt động du lịch các chủ thể có tác động qua lại lẫn nhau, trong
đó, khách du lịch đƣợc đóng vai trò trung tâm của toàn bộ hoạt động du lịch.
Có thể biểu diễn công thức về du lịch nhƣ sau:
Du lịch = Đi lại + Lƣu trú, nghĩ ngơi + Vui chơi, giải trí+ Tham quan, tìm hiểu
Tổng hợp từ những góc độ nêu trên, có thể định nghĩa về du lịch theo Tổ chức du
lịch thế giới WTO (1994): “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và du lịch đa dạng, liên
quan đến việc di chuyển tạm thời của con ngƣời ra khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ
nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa, dƣỡng sức… Và nhìn chung là vì những lí do
không phải để kiếm sống”.
1.1.1.2 Phân loại du lịch
Hoạt động du lịch là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp. Để phân du lịch thành
những nhóm khác nhau, các nhà nghiên cứu du lịch ở Việt Nam dựa vào nhiều tiêu chí
khác nhau.
Sau đây là một số cách phân loại du lịch:
Theo mục đích chuyến đi
-

Du lịch tham quan


-

Du lịch nghỉ ngơi

-

Du lịch chữa bệnh

-

Du lịch thể thao

-

Du lịch công vụ


-

Du lịch tôn giáo

-

Du lịch thăm hỏi

Theo phạm vi lãnh thổ
-

Du lịch trong nƣớc


-

Du lịch quốc tế

Theo địa bàn du lịch
-

Du lịch biển

-

Du lịch núi

-

Du lịch nông thôn

-

Du lịch đô thị

Theo phương tiện du lịch
-

Du lịch bằng xe đạp

-

Du lịch bằng ôtô


-

Du lịch bằng máy bay

-

Du lịch bằng tàu hỏa

-

Du lịch bằng tàu thủy

Theo thời gian du lịch
-

Du lịch ngắn ngày

-

Du lịch dài ngày

Theo hình thức tổ chức
-

Du lịch tự do

-

Du lịch có tổ chức


Theo thị trường du lịch
-

Thị trƣờng nhận khách (Du lịch chủ động)


-

Thị trƣờng gửi khách (Du lịch bị động)

Theo tính chất hoạt động du lịch
-

Du lịch khám phá
-

Du lịch mạo hiểm

-

Du lịch chuyên đề

-

Du lịch kết hợp

Theo kiểu lưu trú
-


Khách sạn nhà khách và các cơ sở tƣơng tự

1.1.1.3 Chức năng du lịch
Chức năng kinh tế
Từ lâu du lịch đƣợc mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng”, hay “ngành công
nghiệp không khói”, bởi nó đang là ngành kinh doanh lớn nhất và có vai trò trọng yếu
trong nền kinh tế của nhiều nƣớc cũng nhƣ nền kinh tế toàn cầu.
Du lịch mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. Ở các nƣớc du lịch
phát triển thì nguồn ngoại tệ mà du lịch mang lại chiếm tới 20% hoặc cao hơn trong tổng
nguồn thu nhập ngoại tệ của quốc gia đó.
Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng cũng góp phần hình thành những
dịch vụ du lịch mới mẻ, góp phần khai thác các giá trị văn hóa tinh thần, và khai thác một
cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vào sự phát triển kinh tế.
Chức năng sinh thái
Du lịch có sự gắn bó và liên hệ mật thiết với môi trƣờng xung quanh nó, thông qua
các hoạt động du lịch mà con ngƣời trở nên yêu thiên nhiên và có ý thức hơn trong việc
bảo tồn và sử dụng nó.
Ngày nay việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng sinh thái đƣợc đƣa vào du lịch góp
phần đƣa du lịch đến gần hơn với môi trƣờng, việc tiếp xúc với thiên nhiên hùng vĩ, bao
la và thơ mộng, tâm lý con ngƣời trở nên thoải mái, dễ chịu và hoàn toàn cân bằng, trong
khi phải thƣờng xuyên làm việc và sinh sống ở thành thị, tiếp xúc với môi trƣờng luôn bị
khói bụi và tiếng ồn ô nhiễm. Chính từ những trãi nghiệm này, họ thấy đƣợc môi trƣờng


thật sự có một ảnh hƣởng rất lớn đến chuyến du lịch mà họ đang hƣởng thụ. Điều đó góp
phần củng cố và nâng cao tình yêu thiên nhiên và ý thức giữ gìn môi trƣờng tự nhiên ấy.
Chức năng văn hóa – chính trị - xã hội
Đối với nhu cầu xã hội ngày một nâng cao thì những đòi hỏi trong hoạt động du
lịch cũng không ngừng tăng lên, du lịch không chỉ góp phần thỏa mãn nhu cầu của con
ngƣời, mà thông qua đó còn nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiều biết về nhiều lĩnh vực

cho ngƣời dân.
Sức khỏe là một vấn đề đáng quan tâm, trong khi đó, du lịch chẳng những giúp
nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, mà còn có thể nâng cao thể lực và
khả năng lao động. Theo các nghiên cứu về sinh học cho thấy, nhờ chế độ nghỉ ngơi và
du lịch hợp lí mà bệnh tật của dân cƣ giảm trung bình 30%, bệnh về hô hấp giảm 40%,
bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20% (Crivôsep, Dorin 1981). Nhƣ vậy du
lịch góp phần đáng kể các chi phí của xã hội trong việc khám và chữa bệnh, nâng cao số
ngày làm việc và năng suất lao dộng xã hội.
Đối với sự đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia thì du lịch lại đóng vai trò nhƣ
chất xúc tác giúp tăng cƣờng giao lƣu, mở rộng quan hệ xã hội.
Du lịch góp phần tuyên truyền và thực hiện đƣờng lối, chính sách đối ngoại của
đảng và nhà nƣớc. Qua các chuyến tham quan du lịch đến Việt Nam, khách nƣớc ngoài sẽ
trực tiếp chững kiến những thành tựu của đất nƣớc đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân đƣợc nâng cao.
Du lịch cũng góp phần giáo dục lòng yêu nƣớc, ý thức giữ gìn và phát huy truyền
thống dân tộc. Khi ngƣời Việt Nam đi du lịch khách nƣớc ngoài chúng ta có dịp so sánh
và thấy đƣợc những ƣu điểm và nhƣợc điểm của đất nƣớc mình so với quốc gia khác.
Nhƣ vậy, lòng yêu nƣớc sẽ có cơ sở vững chắc hơn. Mặt khác, mỗi khi đi xa ngƣời ta
thƣờng có tình cảm sâu đậm hơn với những gì mà thƣờng ngày chúng ta thƣờng thấy quá
quen thuộc và quá gần gũi.
Du lịch còn là nhân tố rất quan trọng góp phần củng cố hòa bình thế giới. Vào năm
1967, WTO đã lấy chủ đề cho năm năm lịch là: “Du lịch là giấy thông hành của hòa
bình”.


1.1.2 Khái niệm, phân loại, vai trò tài nguyên của du lịch
1.1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo
của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch , là yếu tố cơ bản để

hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và
các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Có nhiều định nghĩa về tài nguyên du lịch, nhƣng nhìn chung lại tất cả đều phản
ánh đến mức cụ thể những giá trị mang cả yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo có khả năng khai
thác vào du lịch.
1.1.2.2 Phân loại tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: là những đặc điểm bên ngoài của bề mặt đất. Địa hình biểu hiện bằng
các yếu tố nhƣ độ cao, độ dốc, trạng thái,… Ngƣời ta thƣờng chia tổng quát địa hình
thành ba dạng: miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển.
Địa hình miền núi thƣờng rất đa dạng và có khả năng thu hút khách du lịch. Có rất
nhiều loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn bắn, leo núi
và thể thao, du lịch mạo hiểm,… Địa hình núi thƣờng có rừng, thác nƣớc và hang
động,…Vì vậy, miền núi có nhiều hƣớng phát triển du lịch.
Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du
lịch biển: tắm biển, nghĩ biển, du tuỳen ra đảo, lăn biển và các loại hình du lịch thể thao.
Ngoài ra, biển có nhiều hải đảo nên khả năng khai thác rất đa dạng.
Địa hình đồng bằng thƣờng đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển du
lịch. Tuy nhiên đồng bằng thƣờng là nơi tập trung sinh sống nên cũng có khả năng phát
triển du lịch.
Khí hậu: có ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống con ngƣời. Trƣớc hết, trạng thái
của cơ thể con ngƣời gắn liền với các chỉ số sinh khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ ẩm,


những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi để phát triển du lịch nghĩ dƣỡng. Ví dụ ở
Việt Nam, Sapa và Đà Lạt là hai điểm du lịch rất nổi tiếng.
Khí hậu còn tạo ra nhịp điệu mùa của du lịch. Thƣờng thì mùa hè là mùa du lịch

của các vùng bãi biển nhiệt đới. mùa đông lại là mùa của các điểm du lịch thể thao ở các
vùng ôn đới.
Nƣớc: có vai trò rất quan trọng đối với con ngƣời. Du lịch đòi hỏi phải đảm bảo
cung cấp nƣớc cho du khách. Nƣớc còn là môi trƣờng có nhiều loại hình hoạt động du
lịch: tắm, bơi lặn, du thuyền, lƣớt ván, câu cá, tham quan đáy biển…
Các hồ nƣớc, thác nƣớc, sông suối,… cũng là những yếu tố có giá trị nhiều mặt đối với
du lịch.
Nguồn nƣớc khoáng còn là tiềm năng để hình thành các khu du lịch nghĩ dƣỡng. Trên thế
giới có nhiều điểm du lịch về nƣớc khoáng.
Tài nguyên sinh vật: cũng có giá trị du lịch rất to lớn. Các vƣờn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên… là những nơi còn tồn tại nhiều loài động – thực vật nguyên sinh rất
thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc định nghĩa ngắn gọn là các đối tƣợng, hiện
tƣợng do con ngƣời tạo ra. Bao gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể, tồn tại song song
và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Di tích lịch sử văn hóa: là những gì tồn tại trong quá khứ. Di tích đƣợc chia làm 4
nhóm chủ yếu:
-

Di tích khảo cổ

-

Di tích lịch sử

-

Di tích kiến trúc nghệ thuật


-

Danh lam thắng cảnh

Lễ hội: là những hình thức sinh hoạt của cộng đồng của dân cƣ. Lễ hội tuy có
nhiều dạng nhƣng thƣờng bao gồm hai phần liên quan mật thiết với nhau. Lễ hôi có sức
hấp dẫn du lịch rất cao, bởi vậy ngƣời ta thƣờng ví von lễ hội nhƣ một bảo tàng sống của


cộng đồng. điều đặc biệt ở lễ hội là du khách có thể hòa quyện vào không khí sôi động
của phần lễ hội để chính mình cảm nhận chúng một cách chân thực nhất.
Làng nghề thủ công: là những loại hình hoạt động kinh tế xã hội rất đa đạng, ở
nhiều lĩnh vực khác nhau vì thế cũng tạo ra nhƣng sản phẩm hết sức phong phú tạo nên
sự hấp dẫn du lịch.
Các đặc trƣng văn hóa dân tộc: thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣ trang
phục, tôn giáo, tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lễ hội, thói quen sinh hoạt kinh tế, văn
hóa nghệ thuật,… chính từ đặc điểm này mà du lịch cũng rất thu hút.
Sự kiện văn hóa – thể thao: các yếu tố cơ bản sau đây là những thể hiện:


Các hội chợ triễn lãm: Các hội chợ triễn lãm diễn ra rất đa dạng về loại hình và
quy mô. Nó tạo ra khả năng thu hút nhiều đối tƣợng khác nhau đến để mua sắm,
tham quan, chia sẻ hoặc tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trên thế giới hiện nay có rất
nhiều loại lễ hội kết hợp với hình thức triển lãm nhằm mục đích quảng bá thƣơng
hiệu và du lịch lễ hội bia, lễ hội trái cây, lễ hội sôcôla, lễ hội hoa…



Các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, thi hoa hậu,… cũng là những yếu tố
tác động mạnh mẽ đến sự thu hút du lịch.




Ngoài ra còn một số nhân tố khác cũng nằm trong nhóm tài nguyên du lịch nhân
văn đó là:
- Bảo tàng: nơi đây đƣợc xem là những điểm tham qua rất có giá trị nhân văn,
giúp cho du khách tìm hiểu về di tích, con ngƣời, sự kiện lịch sử, với nhứng
chủ đề khá là tập trung và hấp dẫn du khách.
- Công trình kiến trúc và các sản phẩm kinh tế: là những công trình do con
ngƣời tạo ra với tầm cỡ vĩ mô, hoặc một sản phẩm kinh tế đặc trƣng cho một
vùng đất, một quốc gia, hay một khu vực. Ví dụ: các cầu lớn, nhà hát, tháp,
nhà máy thủy điện, các đập và hồ nƣớc nhân tạo, các sản phẩm kinh tế khác.
- Các giá trị văn hóa nghệ thuật, ẩm thực.

1.1.2.3 Vai trò của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch đƣợc xem là một yếu tố cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch.
Nó đóng vai trò quan trọng và góp phần quyết định sự phát triển của du lịch. Hơn thế
nữa, tài nguyên du lịch còn có mối quan hệ mật thiết với môi trƣờng kinh tế xã hội và các


phân hệ khác. Chính vì sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch đã góp phần tạo nên
sự hấp dẫn và thu hút đối với du khách. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng mang
tính quyết định đến quy mô, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm du lịch và hiệu quả hoạt động
của du lịch mang lại.
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, với mục
đích nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy
sự tƣơng tác và quan hệ chặc chẽ giữa các loại tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch.
Tuy nhiên mỗi tài nguyên du lịch không phải chỉ phát triển đƣợc một loại hình du lịch,
mà trên thực tế ta thấy tài nguyên du lịch đóng vai trò là tiền đề để phát triển du lịch, còn
việc phát triển loại hình du lịch nào lại thuộc về tính chiến lƣợc và nghệ thuật kinh doanh

du lịch. Ví dụ, tài nguyên du lịch biển đảo có thể phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ du
lịch nghĩ dƣỡng, thể thao, tham quan, hay tổ chức các lễ hội, festival biển,…
Trong hệ thống lãnh thổ du lịch, tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định, có ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến sự tạo nên các khu du lịch, điểm du lịch, cụm du lịch, tuyến du lịch,
đô thị du lịch và vùng du lịch – tức là những biểu hiện của việc tổ chức các hoạt động du
lịch theo lãnh thổ. Có thể nói rằng mọi quá trình tổ chức lãnh thổ du lịch đều bắt đầu và
kết thúc bằng tài nguyên du lịch.
1.1.3 Môi trƣờng du lịch
1.1.3.1 Khái niệm môi trường du lịch
Môi trƣờng du lịch theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nhân tố về tự nhiên, kinh tế
xã hội và nhân văn trong đó các hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Môi trƣờng có
mối quan hệ mật thiết đối với du lịch. Các hoạt động nhằm phát triển du lịch làm thay đổi
các đặc tính vốn có của môi trƣờng.
Việc khai thác tiềm năng du lịch luôn luôn gắn liền và đồng nghĩa với việc khai
thác các tài nguyên rừng, núi, sông, biển,… và các giá trị văn hóa, nhân văn khác. Ngày
nay, việc đƣa các công trình nhân tạo nhƣ công viên giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hóa
cũng đƣợc xem là cách tập hợp những đặc tính của môi trƣờng tự nhiên vào các công
trình này, trên mô hình của một hang động, một quả đồi, một khu rừng hay một khúc
sông,…
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền
với môi trƣờng, nên môi trƣờng du lịch có tác động tƣơng tác, qua lại với nhau. Vì vậy
muốn phát triển du lịch thì việc quan tâm đến môi trƣờng du lịch là hết sức cần thiết.


1.1.3.2 Phân loại môi trường du lịch
a. Môi trường du lịch tự nhiên
Môi trƣờng tự nhiên là nhân tố cấu thành nên môi trƣờng tự nhiên nói chung, bao
gồm tập hợp các môi trƣờng tự nhiên sống (hữu cơ) và không sống (vô cơ); trong đó có
những đối tƣợng tự nhiên bị con ngƣời tác động và những đối tƣợng tự nhiên chƣa bị con
ngƣời tác động đến, cãi tạo khác nhau, song vẫn bảo tồn đƣợc một phần hoặc toàn bộ các

đặc tính tự phục hồi và phát triển.
Đối với môi trƣờng du lịch tự nhiên, các nhân tố chủ yếu cần đƣợc xem xét là: môi
trƣờng địa chất, môi trƣờng địa chất, môi trƣờng không khí, môi trƣờng sinh học, các sự
cố môi trƣờng. Tất cả những yếu tố này có tác động trực tiếp đến quá trình tồn tại và phát
triển của tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch văn hóa nói riêng.
b. Môi trường du lịch nhân văn
Môi trƣờng kinh tế - xã hội: là một bộ phận của môi trƣờng du lịch nhân văn,
môi trƣờng kinh tế xã hội có phạm vi tác động khá lớn, bao gồm những yếu tố chính sau:
thể chế chính sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ
tầng, môi trƣờng đô thị và công nghiệp, mức sống ngƣời dân, tổ chức xã hội và quản lý
môi trƣờng và yếu tố trật tự, an toàn xã hội.
Môi trƣờng văn hóa – nhân văn: nằm trong yếu tố cấu thành nên môi trƣờng du
lịch nhân văn liên quan trực tiêp đến con ngƣời và cộng đồng, bao gồm các yếu tố dân
cƣ, dân tộc, truyền thống và quan hệ cộng đồng, trình độ văn minh, chất lƣợng cuộc sống
dân cƣ.
Sự phong phú và đa dạng về văn hóa, dân tộc của một quốc gia, một vùng lãnh thổ
nào đó sẽ tạo đƣợc sự hấp dẫn và những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
1.1.3.3 Vai trò của môi trường du lịch
Môi trƣờng du lịch có vai trò quan trọng, góp phần rất lớn đến sự phát triển du lịch
nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Chính từ sự đa dạng về các dạng tài nguyên du
lịch ở mỗi loại môi trƣờng đã làm nên sự phong phú cho các loại hình du lịch để du
khách lựa chọn, trong đó du lịch văn hóa là một mảng quan trọng và thu hút khá đông thị
hiếu của du khách hiện nay.
Môi trƣờng du lịch là nhân tố quyết định sự hình thành, phát triển của các khu,
điểm du lịch dựa trên những tài nguyên du lịch. Trong đó, nhân tố con ngƣời, dân cƣ, dân


tộc là những yếu tố nằm trong môi trƣờng du lịch nhân văn, bên cạnh đó những yếu tố
thuộc về tự nhiên nhƣ môi trƣờng không khí, địa chất, địa mạo lại thuộc mảng môi
trƣờng du lịch tự nhiên. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy và hỗ trợ

nhau trong quá trình hình thành và phát triển du lịch.
1.2

TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA

1.2.1 Khái niệm văn hóa
Trong tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm định
nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tƣơng
tác của con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên xã hội của mình”.
Theo nhận định cuả chủ tịch Phạm Văn Đồng lại cho rằng: “Nói tới văn hóa là
nói tới lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm cả những gì không phải là thiên
nhiên mà có liên quan đến con ngƣời trong suốt quá trình tồn tại và phát triển”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc
sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt
ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”.
UNESCO đã đƣa ra định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa nên đƣợc đề cập
đến nhƣ là một tập hợp của những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của
một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ
thuật, cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Từ những nhận định trên ta có thể thấy rằng văn hóa là những giá trị vật chất tinh
thần đƣợc hình thành và sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài
ngƣời.
1.2.2 Phân loại văn hóa
Theo UNESCO (1986) thì các loại văn hóa đƣợc phân theo các dạng nhƣ sau:
Loại 0: Di sản văn hóa: di tích lịch sử, di sản khai quật, bảo tàng, kỷ niệm.
Loại 1: In ấn và văn học: sách, sách truyền, báo, tạp chí, thƣ viện.



Loại 2: Âm nhạc: lễ hội, nhạc sống, nhà hát, nhà kịch, múa, nghệ thuật biểu diễn
khác, băng đĩa.
Loại 3: Nghệ thuật biểu diễn: biểu diễn lễ hội, biểu diễn ca nhạc, kịch, múa,…
Loại 4: Nghệ thuật hình tƣợng, tranh vẽ: tranh vẽ, tƣợng, sắp đặt, đồ thủ công.
Loại 5: Điện ảnh, chụp hình: ảnh chụp, ảnh nghệ thuật sáng tạo, các loại ảnh khác.
Loại 6: Phát thanh, truyền hình: truyền thanh, truyền hình.
Loại 7: Các hoạt động văn hóa xã hội: các hoạt động liên kết, thói quen xã hội, …
Loại 8: Thể thao, giải trí: các trò chơi thể thao, giải trí.
Loại 9: Thiên nhiên và môi trƣờng: tập quán canh tác trong mối quan hệ với môi
trƣờng tự nhiên, chất lƣợng cuộc sống.
1.2.3 Vai trò của văn hóa
Chức năng giáo dục: là một trong những chức năng quan trọng, tác động một
cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con ngƣời, làm cho con ngƣời
dần dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực của xã hội tạo ra. Do đó,
văn hóa đóng vai trò quyết định tạo nên nhân cách con ngƣời.
Chức năng nhận thức: là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn
hóa. Đối với con ngƣời không có nhận thức thì không thể tạo ra một hành động văn hóa
nào. Nâng cao trình độ nhận thức của con ngƣời chính là phát huy những tiềm năng của
con ngƣời.
Chức năng thẩm mỹ: cùng với nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, cảm nhận và
hƣởng thụ cái đẹp, văn hóa còn đóng vai trò chủ thể để con ngƣời tiếp nhận, đồng thời
thanh lọc mình vƣơn tới cái đẹp, khắc phục những cái xấu của mình, góp phần hoàn thiện
bản thân.
Chức năng giải trí: đây là một trong những chức năng đƣợc thể hiện rõ nét nhất.
ngoài các hoạt động lao động, sáng tạo, con ngƣời còn có những nhu cầu giải trí khác
nhƣ: tham gia câu lạc bộ, lễ hội, ca nhach, biểu diễn nghệ thuật,…


1.3 TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA

1.3.1 Mối tƣơng quan giữa văn hóa và du lịch
1.3.1.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch
Du lịch và văn hóa là hai thực thể gắn bó mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh
thể thống nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Để phân biệt khái niệm Văn hóa du lịch và Du lịch văn hóa, chúng ta tạm chất
nhận cách lí giải nhƣ sau:
Du lịch văn hóa: là loại hình mà điểm đến là các địa chỉ văn hóa, kiến trúc, các lễ
hội truyền thống dân gian,…
Văn hóa du lịch đƣợc hiểu theo hai nghĩa:
Một là: cách ứng xử của cán bộ du lịch trong hoạt động du lịch.
Hai là: trình độ thao tác nghiệp vụ phục vụ trong du lịch.
Văn hóa có vai trò to lớn trong việc đào tạo cũng nhƣ phát triển các loại hình du
lịch và sản phẩm du lịch đặc trƣng phục vụ nhu cầu du khách.
1.3.1.2Khái niệm về văn hóa du lịch và du lịch văn hóa
a. Văn hóa du lịch
Văn hóa là du lịch là một khoa học nghiên cứu về những phƣơng thức khai thác
các giá trị văn hóa phục vụ cho du lịch. Có thể hiểu rằng, văn hóa du lịch chuyên nghiên
cứu về những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống, phong tục
tập quán, ẩm thực từ góc độ du lịch. Nhằm biến những giá trị này thành những phƣơng
thức khai thác vào kinh doanh du lịch.
Theo tiến sĩ Trần Nhoãn: “Văn hóa du lịch là một khoa học nhằm nghiên cứu mọi
giá trị từ các loại hình văn hóa khác nhau, đồng thời tìm công nghệ khai thác tối ƣu để
phát triển du lịch”.
Văn hóa du lịch là sự kết hợp giữa hai yếu tố là văn hóa và du lịch, là kết quả tinh
thần và vật chất do tác động tƣơng hỗ lẫn nhau giữa ba loại:
 Nhu cầu văn hóa và tình cảm tinh thần của chủ thể du lịch (khách du lịch).
 Nội dung và giá trị văn hóa của khách thể du lịch (tài nguyên du lịch)


 Ý thức và tố chất văn hóa của ngƣời môi giới phục vụ du lịch (hƣớng dẫn

viên, thuyết minh viên)
Nếu thiếu đi một trong ba yếu tố này đều không thể tạo ra văn hóa du lịch. Văn
hóa du lịch là một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị văn hóa của toàn bộ hoạt động du
lịch. Văn hóa du lịch tức là nội dung văn hóa do du lịch thể hiện ra, bao gồm văn hóa của
du khách và nhƣng ngƣời làm công tác du lịch tích lũy nên và sáng tạo ra. Bên cạnh đó,
sản phẩm du lịch cũng một phần tạo nên những nét đặc trƣng văn hóa riêng biệt, giúp
hình thành và tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.
b. Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình phổ biến trong du lịch tập trung mối quan tâm đến
một quốc gia hay một vùng đất nào đó chủ yếu dƣới góc độ văn hóa.
Du lịch văn hóa bao gồm các tuyến du lịch đến một đô thị có bề dày lịch sử hoặc
những thành phố lớn cùng các công trình văn hóa của nó nhƣ: viện bảo tàng, nhà hát,…
Hình thức này cũng bao gồm việc đƣa du khách đến những vùng hẻo lánh để dự các lễ
hội ngoại trời, đi thăm nơi ở các danh nhân văn hóa, những công trình kiến trúc hay thắng
cảnh thiên nhiên đƣợc biết đến và ca ngợi qua văn chƣơng, hội họa. Thông thƣờng du
khách có những hứng thú thƣởng thức các giá trị văn hóa đi du lịch thƣờng xuyên hơn, ổn
định hơn các du khách có những mục tiêu khác.
Du lịch văn hóa còn là loại hình du lịch gắn liền với con ngƣời cũng nhƣ các giá
trị truyền thống do con ngƣời sáng tạo ra. Du lịch văn hóa bao hàm việc hòa nhập vào đời
sống cộng đồng dân cƣ, tìm hiểu và hòa mình vào những phong tục tập quán, những
truyền thống của các dân tộc, các địa phƣơng.
1.3.2 Đặc trƣng loại hình du lịch văn hóa
Với tình hình nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu trì trệ, suy thoái, mặc dù vậy
nhƣng các hoạt động du lịch vẫn diễn ra hàng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách
trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh những loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh,
du lịch mạo hiểu, khám phá…. du lịch văn hóa đƣợc xem là loại sản phẩm rất có lợi thế
của những nƣớc có nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc
tế.
Du lịch văn hóa phát triển trên cơ sở khai thác những sản phẩm văn hóa, lễ hội
truyền thống của dân tộc, kể cả những phong tục và tín ngƣỡng,… để tạo sức hút đối với

du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đối vơi du khách có sở thích nghiên cứu cũng nhƣ


khám phá những nét độc đáo của các dân tộc thì du lịch văn hóa là một lựa chọn thông
minh và phù hợp với sở thích, niềm đam mê của họ.
Du lịch văn hóa gắn liền với một địa phƣơng, một vùng đất, hay một quốc gia, nơi
lƣu trữ những giá trị truyền thống, yếu tố văn hóa bản địa. Khách du lịch ở các nƣớc phát
triển thƣờng lựa chọn những thời điểm lễ hội truyền thống đƣợc tổ chức để thực hiện
những chuyến tham quan của mình. Chính vì thế thu hút khách tham quan du lịch chính
là tạo ra dòng chảy mới, cải thiện cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng thông qua các sản
phẩm của văn hóa lễ hội.
Đồng thời thông qua các hoạt động du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống đƣợc khôi
phục, tổ chức một cách có nề nếp, lành mạnh, phát huy đƣợc giá trị vốn có của nó. Ngày
nay việc khôi phục những làng nghề truyền thống, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ đang
đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của nhà nƣớc. Từ những nguồn thu từ những sản phẩm này
giúp cải thiện thu nhập của ngƣời dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm
nghèo.
Du lịch phát triển cũng tạo nên nhiều nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích,
góp phần nâng cao ý thức ngƣời dân về trách nhiệm cảu mình trong việc giữ gìn và phát
huy những di sản văn hóa.
1.3.3 Phân loại du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là xu hƣớng của các nƣớc đang phát triển, chủ yếu dựa vào những
sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống các dân tộc, hay phong tục và tín ngƣỡng,… Sau
đây là những loại hình du lịch văn hóa đƣợc nhiều quốc gia khai thác:
 Nhóm 1: Du lịch văn hóa vùng di sản
 Nhóm 2: Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân văn
 Nhóm 3: Du lịch văn hóa những điểm đen
 Nhóm 4: Du lịch văn hóa công viên chuyên đề
Từ 4 nhóm cơ bản trên ta có các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu nhƣ sau:
 Thứ nhất: Du lịch văn hóa cảm xúc

 Thứ hai: Du lịch văn hóa sự kiện, lễ hội
 Thứ ba: Du lịch văn hóa di sản


 Thứ tƣ: Du lịch “ con đƣờng văn hóa”
 Thứ năm: Du lịch văn hóa hiện đại
 Thứ sáu: Du lịch văn hóa nông thôn
 Thứ bảy: Du lịch văn hóa nghệ thuật ăn ngon
 Thứ tám: Du lịch văn hóa ngôn ngữ
 Thứ chín: Du lịch làng nghề truyền thống
Chính sự đa dạng các loại hình du lịch văn hóa mà từ đó tạo ra sự thu hút đối với du
khách. Hình thức du lịch văn hóa làm thỏa mãn sở thích khám phá, nghiên cứu đối với
đối tƣợng du khách quan tâm đến văn hóa, phong tục tập quán của các nƣớc bản địa nơi
họ tham quan, nghiên cứu.
1.3.4 Tài nguyên và môi trƣờng du lịch để phát triển du lịch văn hóa
1.3.4.1 Tài nguyên du lịch nhân văn
Nếu xét theo một khía cạnh nào đó, có thể xem tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ là
tài nguyên du lịch văn hóa. Tuy nhiên không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là
những tài nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ
du lịch mới đƣợc xem là tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn bao
gồm là những sản phẩm văn hóa, chính vì thế nguông tài nguyên này rất phong phú và
đa dạng, chúng có thể phân thành các dạng chính nhƣ sau:
 Các di tích lịch sử văn hóa
 Các lễ hội
 Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
 Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học
Nói một cách khác tài nguyên du lịch nhân văn chính là những giá trị văn hóa tiêu
biểu của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Những giá trị văn hóa tiêu biểu này, đã góp phần rất
lớn vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trƣng cho một dân tộc, một địa
phƣơng nào đó.

1.3.4.2 Môi trường du lịch nhân văn
Môi trƣờng du lịch nhân văn đƣợc xem là đa dạng, có sức hấp dẫn khi trình độ văn
minh và tri thức của cộng đồng dân cƣ không ngừng tăng lên. Trên cơ sở khai thác những
yếu tố thiêng về bản chất văn hóa bản địa, môi trƣờng du lịch nhân văn tạo điều kiện cho


du lịch văn hóa phát triển. Góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch nhân
văn tồn tại chính trong môi trƣờng du lịch.
1.3.4.3 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến việc phát triển của Du lịch văn hóa
a. Sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Trên thực tế, hoạt động du lịch
mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc, đem đến cho du khách những sản phẩm chứa
đựng các giá trị nhân văn đặc trƣng của từng vùng miền, từng địa phƣơng. Chính vì thế
sản phẩm du lịch ảnh hƣởng rất nhiều đến sự phát triển du lịch văn hóa nói riêng và với
du lịch nói chung.
b. Khách du lịch
Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn đƣợc thỏa
mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các
yếu tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng
tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác. Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
du khách, nhiều loại hình du lịch ra đời, trong đó du lịch văn hóa là một loại hình du lịch
tiêu biểu.
c.Thị trường du lịch
Marketing du lịch là 1 triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu dự đoán tuyển chọn dựa
trên nhu cầu của du khách, nó có thể đem sản phẩm du lịch ra thị trƣờng sao cho phù hợp
với mục đích thu lợi nhuận của các tổ chức.
Theo (Robert lanquar va Roper Hollier): thị trƣờng du lịch là nơi diễn ra hoạt
động trao đổi và mua bán, marketing du lịch là một loạt phƣơng pháp và kỹ thuật đƣợc hỗ
trợ bằng một tinh thần đặc biệt và có phƣơng pháp nhằm thỏa mãn các nhu cầu nói ra hay

không nói ra của khách hàng. Có thể là mục tiêu khiến hoặc những mục đích khác bao
gồm công việc công tác và hợp tác.
Với việc xác định thị trƣờng du lịch hợp lí sẽ giúp hoạt động du lịch diễn ra vơi
hiệu quả cao hơn.
Du lịch văn hóa là xu hƣớng của các nƣớc đang phát triển vì đem lại giá trị lớn
cho cộng đồng xã hội nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, và vì thế mà loại hình du lịch


này trở thành một thị trƣờng lớn cho các nhà đầu tƣ phát triển những mục tiêu kinh doanh
du lịch.


×