Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

TỐI ưu hóa QUY TRÌNH sử DỤNG ENZYME để TÁCH CHIẾT ROSMARINIC ACID từ lá xô THƠM (salvia officinalis) BẰNG PHƯƠNG PHÁP đáp ỨNG bề mặt RSM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 75 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH SỬ DỤNG
ENZYME ĐỂ TÁCH CHIẾT
ROSMARINIC ACID TỪ LÁ XÔ
THƠM (Salvia officinalis) BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT
RSM

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN HOÀNG CHINH
Người thực hiện: TRẦN YẾN BÌNH
Lớp: 14060301
Khoá: 18


2
2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


3
3

LỜI CẢM ƠN



4
4

LỜI CAM ĐOAN


5
5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN


6
6

MỤC LỤC


7
7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


8
8

DANH MỤC BẢNG



9
9

DANH MỤC HÌNH


10
10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


11
11

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Khi xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh đó là nhu cầu cuộc sống ngày càng
tăng cao thì các cơ sở vật chất, các công trình kỹ thuật ngày càng hiện đại nhằm đáp
ứng các nhu cầu về thực phẩm, dược phẩm. Tuy nhiên, để đáp ứng được các nhu
cầu thị trường hiện nay thì đã có không ít các mặt hàng không đảm bảo về sức khỏe.
Vì vậy việc tìm đến các sản phẩm sạch, các nguồn dược liệu có lợi cho sức khỏe là
điều mà mọi người đang quan tâm.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu chỉ ra rằng rosmarinic acid trong họ
Lamiaceae là một trong những chất có khả năng kháng oxi hóa mạnh, có thể ngăn
ngừa thiệt hại của các gốc tự do, làm giảm nguy cơ ung thư, xơ vữa động mạch và
rosmarinic acid đã được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ
phẩm[1]. Vì vậy việc tìm ra nguồn thực vật có chứa nhiều rosmarinic acid là điều
thiết yếu.
Xô thơm (Salvia officinalis) là loại thực vật thuộc họ Lamiaceae chứa hàm

lượng rosmarinic acid nhiều nhất trong chi Salvia [2]. Xô thơm đã được nghiên cứu
chuyên sâu về các tác động dược lý của nó như chống ung thư, chống viêm, chống
nhiễm trùng, kháng khuẩn, chống trầm cảm, hạ đường huyết [3].
Tuy nhiên việc tách chiết rosmarinic acid hiện nay chủ yếu sử dụng các loại
dung môi và việc sử dụng môi dung để tách chiết tuy có hiệu quả nhưng có hại cho
môi trường và sức khỏe. Bên cạnh đó, sử dụng dung môi để tách chiết rosmarinic
acid phục vụ trong ngành thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm là vấn đề đáng lo
ngại đến sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì thế việc sử dụng enzyme để tách chiết
rosmarinic acid là một phương pháp mới hữu hiệu, thân thiện với môi trường và sản
phẩm thu được đảm bảo sạch, chất lượng không gây hại đến sức khỏe.
Do đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Tối ưu hóa quy trình sử dụng enzyme
để tách chiết rosmarinic acid từ lá Xô thơm (Salvia officinalis) bằng phương pháp
đáp ứng bề mặt RSM”.


12
12

1.2 Mục

đích

nghiên cứu
Đề tài: “Tối ưu hóa quy trình sử dụng enzyme để tách chiết rosmarinic acid
từ lá Xô thơm (Salvia officinalis) bằng phương pháp đáp ứng bề mặt RSM” với mục
địch xác định các điều kiện tối ưu nhằm tách chiết hàm lượng rosmarinic acid từ lá
xô thơm cao nhất. Ngoài rosmarinic acid, còn xác định khả năng kháng oxi hóa của
dịch chiết thu được.
1.3 Đối tượng và
phạm


vi

nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lá xô thơm (Salvia officinalis) được thu hái từ cây
xô thơm trồng tại số 8 Thảo Điền, Phường Thảo Điền, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
− Khảo sát ảnh hưởng của các loại enzyme lên hàm lượng rosmarinic acid.
− Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme sử dụng lên hàm lượng rosmarinic







acid.
Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nước/mẫu lên hàm lượng rosmarinic acid.
Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lên hàm lượng rosmarinic acid.
Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên hàm lượng rosmarinic acid.
Tối ưu hóa điều kiện tách chiết bằng phương pháp đáp ứng bề mặt RSM.
Khảo sát khả năng kháng oxi hóa của dịch chiết bằng phương pháp DPPH.
Định tính rosmarinic acid trong dịch chiết bằng sắc ký bản mỏng TLC.
1.4 Ý nghĩa khoa
học và thực
tiễn của đề tài
Đề tài có ý nghĩa trong việc phát triển phương pháp “sạch” thân thiện với

môi trường, không gây hại đến sức khỏe, đồng thời xác định được các điều kiện
tách chiết tối ưu để thu được hàm lượng rosmarinic acid cao nhất. Từ đó, cung cấp

nguồn hợp chất phục vụ cho các nghiên cứu dược liệu về sau.


13
13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Giới

thiệu

chung về cây
xô thơm
2.1.1 Tổng quan về cây xô thơm
Xô thơm còn được gọi là Sage, có tên khoa học là Salvia officinalis, nó có
nguồn gốc ở Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông [3].
Phân loại khoa học:






Giới (regnum): Plantae.
Bộ (ordo): Lamiales.
Họ (familia): Lamiaceae.
Chi (genus): Salvia.
Loài (species): S. officinalis.
Xô thơm là một loại dược liệu cổ truyền có các tác dụng hữu ích như điều trị


các rối loạn khác nhau bao gồm co giật, loét, bệnh gút, viêm, chóng mặt, tiêu
chảy[3]. Trong y học cổ truyền ở châu Âu, xô thơm đã được sử dụng để điều trị các
chứng khó tiêu, viêm cổ họng, viêm da, và hỗ trợ điều trị chứng mất nhận thức ở
người cao tuổi. Trong những năm gần đây, xô thơm trở thành nguồn nguyên liệu
nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động dược lý như chống ung thư, chống nhiễm
trùng, chống oxi hóa, chống viêm, kháng khuẩn[3]. Xô thơm cũng có tác dụng
kháng tiết mồ hôi, điều hòa kinh nguyệt và hạ đường huyết, phụ nữ cho con bú
không dung được vì nó kháng tiết sữa.
2.1.2 Đặc điểm hình thái, phân bố và phân loại
Xô thơm là loài cây hương thảo, thường mọc thành bụi, chiều cao từ 60 – 80
cm, được bao phủ bởi những sợi lông tơ. Lá dài và hẹp, màu xanh lục, bề mặt lá
non thường có lông tơ và lá già nhăn nheo không có lông, có răng cưa nhỏ ở rìa
mép lá, và có mùi hương đặc trưng. Hoa thường mọc thành chùm có màu xanh lam
đến tím xếp xen kẽ nhau trên các chồi chính.


14
14

Hình 2.1 Hoa Salvia officinalis
Xô thơm có nguồn gốc từ Trung Đông và Địa Trung Hải. Ngày nay nó đã
được tìm thấy ở châu Âu và Bắc Mỹ [3]. Xô thơm đã được trồng ở một số quốc gia
như: Canada, Argentina, Pháp, Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha [3]. Cây
xô thơm rất thích hợp phát triển và sinh trưởng trong môi trường khô ráo, có đủ ánh
sáng và nhiệt độ ấm áp đặc biệt là tại khu vực vùng núi và nơi rậm rạp, chính vì sự
phân bố rộng rãi nên xô thơm còn có nhiều loài khác nhau, mỗi loài mang một đặc
điểm hình thái và điều kiện sinh sống khác nhau như:
− Xô thơm Bergarrten Sage: có thể sống và phát triển trong môi trường thời
tiết lạnh, nhiệt độ mà cây có thể chịu đựng được dưới 18 0C, được trồng tại
Đức, lá tròn màu xanh xám.


Hình 2.2 Lá Bergarrten Sage
− Xô thơm lá tím (Purpurea hoặc Purpurascens): là một loài đột biến giữa
Salvia farinacea và Salvia officinalis, loài này rất ít khi nở hoa
và cũng có khả năng chịu đựng được nhiệt độ thấp.


15
15

Hình 2.3 Lá Purpurea Sage
− Xô thơm Golden Variegated Sage: cũng là một loài đột biến
từ Salvia officinalis, và cũng ít khi nở hoa, lá có màu lục và
đường viền lá có màu vàng ánh kim, thời gian sinh sống của
loài này thường ngắn và không có khả năng chịu được nhiệt
độ lạnh.

Hình 2.4 Lá Golden Variegated Sage
− Xô thơm 3 màu (Tricolor Sage): điểm đặc trưng của loài này là lá
có 3 màu sắc (xanh, tím, trắng), và loài này có thể sinh
trưởng và phát triển ở vùng có nhiệt độ lạnh tới 20 0C.


16
16

Hình 2.5 Lá Tricolor Sage
2.1.3 Thành phần hóa học trong xô thơm
Xô thơm có các thành phần hóa học như alkaloids, carbohydrate, fatty acid,
phenolic (coumarins, flavonoids, tannins), terpenoids [3]. Thành phần các cấu trúc

hóa học của flavonoids và terpenoids được thể hiện qua Hình 2.6 và Hình 2.7.

Hình 2.6 Các cấu trúc hóa học chính của flavonoids từ xô thơm [3]


17
17

Hình 2.7 Các cấu trúc hóa học chính của terpenoids từ xô thơm [3]
Hầu hết các báo cáo chuyên sâu về thành phần hóa học của xô thơm đều
nghiên cứu về thành phần tinh dầu (chiếm 1 – 2.5%). Các thành phần chính của tinh
dầu là 1,8-cineole (13.03%), α-thujone (13.25%), camphor (17.75%), borneol
(3.72%) và terpinen-4-ol (1.15%). Ngoài ra, các hợp chất flavonoids (chiếm 1 –
3%) có khả năng kháng oxi hóa cao chủ yếu là do rosmarinic acid, carnosic acid,
carnosol, uteolin-7-glucoside, caffeic acid. Do tính chất chống oxi hóa của xô thơm
có thể bảo quản thực phẩm, và đã được nghiên cứu chuyên sâu về các sản phẩm
dược phẩm phục vụ cho sức khỏe vì vậy việc nghiên cứu hàm lượng các chất chống
oxi hóa trong xô thơm là điều thiết yếu. Hàm lượng rosmarinic acid và caffeic acid


18
18

ở một số cây thuộc họ Lamiaceae được xác định bằng phương pháp TLCdensitometric được thể hiện qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Hàm lượng rosmarinic acid và caffein acid ở một số cây thuộc họ
Lamiaceae
Tên loài
Salvia aethiopis L.
S. officinalis L.
S. argentea L.

Thymus serpyllum L.
Melissa o.cinalis L.
Origanum heracleoticum L.
Satureja montana L.
Dracocephalum peregrinum L.
Hyssopus o.cinalis L.

Hàm lượng rosmarinic

Hàm lượng caffein acid

acid (mg/g)
1.80
2.00
1.20
1.10
1.20
2.00
2.60
0.59
0.42

(mg/g)
0.07
0.12
0.09
0.20
0.14
0.22
0.10

0.03
0.09

2.1.4 Tác dụng dược lý của xô thơm
2.1.4.1 Ngăn ngừa ung thư
Việc ngăn ngừa ung thư từ xô thơm đã được báo cáo rằng việc uống trà xô
thơm ngăn chặn các giai đoạn đầu ung thư ruột kết. Dịch chiết lá xô thơm có khả
năng ức chế sự sinh trưởng đối với các dòng tế bào ung thư như: ung thư vú, ung
thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư biểu mô thanh quản, ung thư biểu
mô phổi. Xô thơm có khả năng ngăn ngừa ung thư là do các thành phần các hợp
chất hiện diện trong xô thơm như terpenoids, flavonoids. Trong số các flavanoid thì
rosmarinic acid trong xô thơm đã được nghiên cứu về tác dụng chống ung thư.
Rosmarinic acid ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ưng thư
gan, ung thư phổi, ung thư máu.
2.1.4.2 Đặc tính chống viêm và chống nhiễm trùng
Các nghiên cứu cho thấy xô thơm giúp kiểm soát các cơn đau trong bệnh lý
thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu. Trong số các chiết suất khác nhau của xô thơm
thì chiết xuất với chloroform cho thấy có tác dụng chống viêm nhiều hơn so với
chiết xuất với methanol và tinh dầu, hoạt tính chống viêm đó là do ursolic acid


19
19

trong xô thơm quyết định. Bên cạnh đó, flavonoid và terpenoid là các hợp chất góp
phần vào các hoạt động có hoạt tính chống viêm và chống nhiễm trùng. Ngoài ra,
rosmarinic acid còn có khả năng ức chế biểu bì viêm.
2.1.4.3 Tác dụng sát trùng
Tác dụng diệt khuẩn của xô thơm do các hợp chất terpens và terpenoids được
tìm thấy trong tinh dầu, nó có thể ức chế sự phát triển của, E. coli, Pseudomonas

morgani, Salmonella anatum và Salmonella enteritidis. Ngoài ra rosmarinic acid,
oleanolic và ursilic acid có khả năng ức chế các vi khuẩn kháng thuốc như
Streptococcus kháng penicillin và Staphylococcus aureus kháng methicillin. Bên
cạnh tác dụng kháng khuẩn, xô thơm đã được báo cáo về tác dụng chống nấm,
kháng vi-rút và chống sốt rét.
2.1.4.4 Hiệu ứng nhận thức và tăng cường trí nhớ
Trong các nghiên cứu trên động vật, người ta đã chứng minh rằng chiết xuất
của xô thơm làm tăng khả năng nhận thức ở chuột. Các thử nghiệm lâm sàng đã
chứng tỏ rằng xô thơm tăng cường hiệu quả nhận thức ở cả những người khỏe mạnh
và những bệnh nhân bị chứng mất trí nhớ. Ngoài ra, chiết xuất ethanol của xô thơm
giúp cải thiện trí nhớ ở những người cao tuổi khỏe mạnh. Một thử nghiệm của
Akhondzadeh và cộng sự (2003) khi tiến hành cho các bệnh nhân mắc bệnh
Alzheimer từ nhẹ đến trung bình điều trị trong 4 tháng với dịch chiết hydroalcoholic
của xô thơm, kết quả cho thấy các bệnh nhân cải thiện chức năng nhận thức rõ rệt.
Vì vậy, xô thơm là một nguồn nguyên liệu đầy hứa hẹn cho việc điều trị bệnh
Alzheimer.
2.1.4.5 Độc tính và tác dụng phụ
Một số thử nghiệm lâm sàn báo cáo rằng xô thơm không gây ra tác dụng phụ
nghiêm trọng. Tuy nhiên khi sử dụng thường xuyên với liều lượng cao (hơn 15g lá)
dịch chiết ethanol của xô thơm sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn
như nôn mửa, nhịp tim nhanh, chóng mặt, dị ứng, thậm chí có thể xảy ra hiện tượng
co giật. Camphor, thujone và terpene ketone được coi là các hợp chất độc hại nhất
trong xô thơm. Các hợp chất này có thể gây ra tác dụng độc hại đối với thai nhi và


20
20

trẻ sơ sinh. Do đó tiêu thụ S.không được khuyến cáo trong thai kỳ và phụ nữ cho
con bú.

2.2 Giới thiệu về
rosmarinic
acid
Rosmarinic acid thường được tìm thấy trong các loài thuộc họ Borosmarinic
acidginaceae và phân họ Nepetoideae thuộc họ Lamiaceae. Trong những gần đây
cho thấy sự hiện diện của rosmarinic acid được phân bố ở 26 họ thực vật khác nhau,
từ những nhóm thực vật bậc thấp như rong, rêu cho đến các loài thực vật bậc cao
như cây một lá mầm, hai lá mầm. Bên cạnh việc phát hiện ra rosmarinic acid ở các
loài thực vật khác nhau thì rosmarinic acid còn có một số hoạt động sinh học thú vị
như: kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxi hóa, ngăn ngừa sự phát triển
của bệnh Alzheimer, bảo vệ tim mạch và phòng ngừa ung thư. Vì vậy sự hiện diện
của rosmarinic acid trong cây dược liệu mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe.
2.2.1 Quá trình sinh tổng hợp rosmarinic acid
Rosmarinic acid được phân lập đầu tiên bởi Scarpati và Oriente (1958).
Rosmarinic acid có công thức hóa học là C 18H16O6, là ester của caffeic acid (3,4dihydroxycinnamic acid ) và 3,4-dihydroxyphenyllactic acid được tìm thấy nhiều
trong họ Lamiaceae. . Sự bắt đầu sinh tổng hợp rosmarinic acid là do amino acid Lphenylalanine và L-tyrosine cấu thành. Con đường điều hòa sinh tổng hợp
rosmarinic acid đã được Pertersen và cộng sự (2009) miểu tả một cách chi tiết như
sau:


21
21

Hình 2.8 Con đường sinh tổng hợp axit rosmarinic
Chú thích: PAL = phenylalanine ammonia-lyase; C4H = cinnamic acid 4hydroxylase; 4CL = 4-coumaric acid CoA-ligase; TAT = tyrosine aminotransferase;
HPPR = hydroxyphenylpyruvate reductase; HPPD = hydroxyphenylpyruvate
dioxygenase;

RAS


=

“rosmarinic

acid

synthase”,

hydroxycinnamoyl-


22
22

CoA:hydroxyphenyllactate

hydroxycinnamoyl

transferase;

3-H,

3’-H

=

hydroxycinnamoyl-hydroxyphenyllactate 3- and 3’- hydroxylases.
Nhìn chung sự tổng hợp rosmarinic acid bắt đầu xảy ra với các amino acid
L-phenylalanine và L-tyrosine được chuyển đổi chuyên biệt thành các tiền chất
trung gian là 4-coumaroyl-CoA và 4-hydroxyphenyllactic acid. Sự biến đổi

phenylalanine được xúc tác bởi các enzyme thông qua con đường phenylpropanoid
như phenylalanine ammonia-lyase (PAL), cinnamic acid 4-hydroxylase (C4H), 4coumaric acid CoA-ligase (4CL). Còn tyrosine được chuyển hóa nhờ vào tyrosine
aminotransferase (TAT) thành 4-hydroxyphenylpyruvic acid sau đó được chuyển
thành 4-hydroxyphenyllactic acid nhờ vào hydroxyphenylpyruvate reductase
(HPPR). Hai tiền chất trung gian kết hợp với nhau bởi sự hình thành este và 4coumaroyl-4’-hydroxyphenyllactic acid được hình thành thông qua con đường
rosmarinic acid synthase (RAS). Cuối cùng nhờ vào các nhóm 3 và 3’-hydroxyl
hình thành rosmarinic acid.
Ngoài con đường phenylpropanoid để sinh tổng hợp rosmarinic acid còn có
con đường shikimate để sinh tổng hợp nên các dẫn xuất rosmarinic acid. Dẫn xuất
của rosmarinic acid thường chứa một hoặc hai phân tử rosmarinic acid kết hợp với
các thành phần chất thơm khác từ các loài thực vật bậc cao hơn. Ví dụ như sự liên
kết giữa rosmarinic acid với caffeic acid, giữa rosmarinic acid và lithospermic acid
B.
2.2.2 Hoạt tính của rosmarinic acid
2.2.2.1 Chống oxi hóa
Sự oxi hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số bệnh như ung
thư, tim mạch, tiểu đường và các bệnh về thần kinh. So với các loại thuốc nhân tạo,
các hợp chất tự nhiên ít gây tác dụng phụ trong việc điều trị bệnh. Do đó việc tìm ra
một hợp chất có khả năng chống oxi hóa, mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe là
điều thiết yếu. Trong những năm vừa qua, rosmarinic acid đã được chứng minh rằng
có khả năng chống oxi hóa hữu hiệu. Theo nghiên cứu của Horvathova và cộng sự
(2015) đã tiến hành làm phong phú nước uống của chuột với rosmarinic acid, kết


23
23

quả cho thấy tế bào gan của chuột sản sinh sức đề kháng chống oxi hóa. Nó bảo vệ
tế bào gan chống lại tổn thương lên DNA do dimethoxyl naphthoquinone và
hydrogen peroxide gây ra thông qua việc nâng cao hoạt động của glutathione

peroxidase. Gao và cộng sự (2005) đã nghiên cứu tác dụng chống apoptotic và
chống oxi hóa của rosmarinic acid gây ra bởi H 2O2 trong tế bào astrocytes, kết quả
cho thấy rosmarinic acid làm giảm nồng độ oxi hóa và giảm tổn thương tế bào do
H2O2 gây ra. Ngoài ra, so với caffeic acid và các dẫn xuất có cùng bản chất thì
rosmarinic acid có hoạt tính chống oxi hóa cao, mạnh hơn so với vitamin E.
2.2.2.2 Giảm đau và chống viêm
Theo nghiên cứu của Lucarini và cộng sự (2013) để đánh giá tác động giảm
đau và chống viêm bằng cách sử dụng các xét nghiệm co thắt bụng và sử dụng
carrageenan gây phù chân ở chuột, kết quả cho thấy dẫn xuất rosmarinic acid ở liều
lượng 40 mg/kg cho hoạt động giảm đau và khả năng chống viêm đáng kể.
Rosmarinic acid cũng cho thấy tác dụng chống viêm cấp và mãn tính với liều lượng
100 mg/kg. Tác dụng chống viêm là do các cytokine bị ức chế. Friedman (2015) đã
chỉ ra rằng nồng độ TNF-α, interferon-γ, interleukin-6 và interleukin -12 giảm đáng
kể khi so sánh những động vật bị viêm nhiễm được điều trị bằng rosmarinic acid và
không có rosmarinic acid.
2.2.2.3 Phòng ngừa ung thư
Rosmarinic acid còn có tác dụng ngừa một số loại ung thư như ung thư đại
tràng, gan, dạ dày và vú, cũng như các tế bào ung thư bạch cầu. .Hossan và cộng sự
(2014) đã báo cáo rằng việc sử dụng rosmarinic acid trong các dòng tế bào ung thư
ruột kết (HT-29) đã làm giảm yếu tố phiên mã thông qua sự ức chế hoạt hóa
protein-I (AP-I). Karthikkumar và cộng sự (2015) đã bổ sung rosmarinic acid vào
liệu trình điều trị ung thu ruột kết ở chuột, kết quả cho thấy rosmarinic acid làm
giảm mức độ biểu hiện protein p65 và tăng sinh tế bào qua trung gian NF-kB trong
chế độ điều trị. Hoạt động chống ung thư của rosmarinic acid không chỉ giới hạn ở
đại tràng mà còn bao gồm ung thư da, ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư phổi,
ung thư gan và ung thư buồng trứng. Vai trò có lợi của hợp chất này có thể được


24
24


nâng cao bằng cách sử dụng tại chỗ, rosmarinic acid đã chống lại ung thư da bởi tác
dụng chống oxy hóa và tác dụng chống viêm. Bên cạnh đó, rosmarinic acid đã cải
thiện sự biểu hiện của tyrosinase và tăng nồng độ melanin trong các tế bào khối u ác
tính, cho thấy melanin đóng vai trò chống ung thư da. Ngoài ra, ngày càng có sự
đánh giá cao về tầm quan trọng của rosmarinic acid trong sự hình thành melanin và
rosmarinic acid đã được tìm thấy để tăng hoạt động và biểu hiện của tyrosinase
trong các tế bào u ác tính. Do đó, rosmarininic acid là một yếu tố chống ung thư đầy
hứa hẹn.
2.2.2.4 Bảo vệ thần kinh và chống Alzheimer
Sự hiện diện của rosmarinic acid đã bảo vệ thần kinh giúp giảm và ngăn
ngừa tế bào tổn thương. Các tác dụng bảo vệ thần kinh của rosmarinic acid ở cấp độ
tế bào, tập trung đặc biệt vào các tác dụng chống viêm thần kinh, thoái hóa thần
kinh, nhiễm độc thần kinh và sự oxy hóa. Ghaffari và cộng sự (2014) đã nghiên cứu
tác dụng bảo vệ thần kinh của rosmarinic acid chống lại sự oxy hóa trong các tế bào
N2A và nhận thấy rằng tế bào N2A bị ức chế khi điều trị bằng rosmarinic acid, vì
vậy rosmarinic acid có thể được sử dụng như một yếu tố giảm thoái hóa thần kinh.
Ở chuột, Pereira et al.(2005) đã nghiên cứu ảnh hưởng của rosmarinic acid ở các
hàm lượng 1, 2, 4 và 8 mg/kg lên sự thay đổi hành vi và tác động genotoxic của nó
lên mô não, kết quả cho thấy ở hàm lượng 8 mg/kg rosmarinic acid đã tác động lên
sự vận động của chuột, và ở hàm lượng 1, 2, 4 mg/kg không có sự thay đổi nào
đáng kể.
Sự oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh
Alzheimer. Suy giảm trí nhớ có thể được điều chỉnh bằng cách tiêu thụ rosmarinic
acid hàng ngày,do tác dụng bảo vệ chống độc tính thần kinh của Aβ25-35 có thể được
miêu tả cho quy trình peroxynitrite. Luan và cộng sự.(2013) đã chỉ ra rằng hàm
lượng rosmarinic acid ở mức 50 mg/kg làm giảm tổn thương mô bệnh học, phù não.
Ngoài ra, rosmarinic acid ở hàm lượng 25, 50, 100 và 200 mg/kg giúp làm giảm thể
tích nhồi máu não, giảm hàm lượng nước trong não, nhưng không giảm nồng độ



25
25

đường huyết. Vì vậy, rosmarinic acid là một nguồn nguyên liệu đầy hứa hẹn cho
việc điều trị bệnh Alzheimer.
2.2.2.5 Chống tiểu đường
Mục tiêu chính của điều trị tiểu đường là duy trì nồng độ glucose trong máu,
giảm kháng insulin và cải thiện chức năng tế bào. Hasanein và Zaheri (2014) đã báo
cáo rằng rosmarinic acid có hoạt tính sinh học cao để điều trị bệnh tiểu đường ở
động vật. Rosmarinic acid còn giúp làm giảm sự mất tiểu cầu thận, viêm loét tiểu
cầu thận và giảm sự trương tiểu cầu thận, bên cạnh đó nồng độ creatinine và urea
huyết thanh cũng giảm ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, rosmarinic acid còn
ức chế hoạt tính của α-glucosidase là một cơ chế tiềm năng để kiểm soát bệnh đái
tháo đường. Rosmarinic acid còn ức chế amylase ở tuyến tụy để kiểm soát nồng độ
đường huyết bằng cách giảm lượng glucose giải phóng ra từ tinh bột, do đó
rosmarinic acid có thể được sử dụng như một loại thuốc để điều trị bệnh tiểu đường.
2.2.3 Ứng dụng của rosmarinic acid
Rosmarinic acid là một hợp chất mang lại những tác dụng hữu ích cho sức
khỏe. Vì vậy ngày nay nhiều sản phẩm từ rosmarinic acid được điều chế trong thực
phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm, cụ thể như:
− Trong công nghiệp thực phẩm: rosmarinic acid được sử dụng trong các sản
phẩm từ sữa, bánh kẹo… Ngoài ra rosmarinic acid, còn được sử dụng như
gia vị, nguyên liệu cho các món súp món nướng. Rosmarinic acid cũng
thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm do tính chống oxi hóa và chống
khuẩn của nó.
− Trong lĩnh vực mỹ phẩm: rosmarinic acid được sử dụng để thay thế butyl
hydroxyl anisol (BHA) và butyl hydroxyl toluen (BHT) như một chất chống
oxi hóa. Rosmarinic acid có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da, chống oxi
hóa, tăng độ đàn hồi cho da, chống lão hóa.

− Trong công nghệ dược phẩm: Khả năng chống oxi hóa của rosmarinic acid
được chứng minh mạnh hơn vitamin E giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn
thương cho tế bào,cho nên làm giảm nguy cơ ung thư và xơ vữa động mạch.


×