Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Để học tốt ngữ văn 11 nâng cao tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.44 KB, 100 trang )

ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 11
TẬP 2


LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
1. Giải nghĩa bốn câu thơ đầu của bài thơ và làm rõ ý thức về hoài bão,
sứ mệnh của nhân vật trữ tình – người thanh niên trước thời cuộc?
Quan niệm về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ.
Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: chủ động xoay chuyển thời
thế. ⇒ một cái tôi đầy tinh thần trách nhiệm, gánh vác giang sơn.
2. Tìm trong hai câu 5 – 6 những từ ngữ thể hiện thái độ quyết liệt và
tình cảm đau đớn của nhà thơ trước thực trạng đất nước. Riêng trong câu
6, nhà thơ đã bày tỏ thái độ nào đối với nền tư tưởng, học vấn cũ của
nước nhà?
Những từ ngữ thể hiện rõ thái độ quyết liệt và tình cảm đâu đớn của nha
thơ trước thực trạng đất nước: “tử hỉ”, “đồ nhuế”, “liêu nhiên”, “diệc si”.
Câu 6: Sách thánh hiền răn dạy đạo đức lễ nghĩa là nhất đạo làm tôi phải
trung với vua. Nhưng thời thế đã thay đổi, vua tài tướng giỏi không còn,
chỉ còn ông vua phản dân hại nước nên trung với vua như vậy là ngu
muội, chẳng có lợi ích gì. Câu thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực,
yêu nước là phải cứu nước.
3. Hai câu 7 – 8 thể hiện mong muốn gì của tác giả?
Dựa theo bản dịch nghĩa, hãy phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng
Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo Câu 7 – 8 thể hiện khát vọng lên
đường với một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ. Vẻ
đẹp hào hùng của hình tượng Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo: : là
hình ảnh hào hùng lãng mạn. Sóng của biển cả hay nhiệt huyết cứu nước
trào dâng chắp cánh cho ý chí vượt đại dương, tìm đường cứu nước thêm
phần hăm hở, tự tin. Tư thế và khát vọng lên đường của chủ thể trữ tình
ở câu kết có một sức truyền cảm mạnh mẽ.



2


4. Theo anh (chị), vì sao bài thơ có được sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với
thế hệ thanh niên yêu nước đầu thế kỉ XX?
Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt. Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng
mạn, sánh ngang cùng vũ trụ. Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với
mọi thử thách. Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

HẦU TRỜI
Tản Đà
1. Thuật lại câu chuyện “hầu Trời” của Tản Đà trong bài thơ và làm rõ
tài hư cấu của tác giả (chú ý phân tích cách tạo tình huống, chọn chi tiết,
dựng đối thoại, bố trí các cảnh, miêu tả tâm lí đa dạng của nhân vật,…)
Lúc canh ba, Tản Đà đang nằm vắt chân ngâm thơ thì có hai cô tiến
xuống mời nhà thơ lên đọc thơ cho Trời nghe. Khi ngâm văn thơ cho
Trời, Tản Đà kể rất chi tiết về cuộc đời viết văn làm thơ của mình. Hư
cấu: Tình huống: được Trời mời lên hầu đọc thơ. Cách đối thoại giữa tác
giả với Tời, Chư tiên rất tự nhiên, không có gì đạo mạo, mà rất ngộ
ngĩnh, bình dân: lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn,…
2. Chuyến “hầu Trời” bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được gì về
bản thân cùng quan niệm mới của ông về văn và nghề văn? Tự cho mình
văn hay, không ai đáng là tri âm với mình ngoài Trời và Chư tiên. Xem
mình là một “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”. Người
hành nghề văn: người nhà Trời xuống hạ giới thực hàng “Thiên lương”,
một sứ mệnh cao cả.
3. Tìm các chi tiết thể hiện ý thức các nhân của tác giả.
“Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn Quê ở Á châu về Địa Cầu Sông Đà
níu Tản nước Nam Việt” Nêu tên những tác phẩm đã được in ấn.

4. Chỉ ra nét cách tân của bài thơ ở giọng điệu và cách dùng các yếu tố
thuộc khẩu ngữ.
3


Giọng điệu hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc. Thể thơ: thất ngôn
trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
5. Nhận xét chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của tác giả.

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
1. Đọc đoạn đối đáp sau và cho biết lập luận bác bỏ được vận dụng theo
thao tác nào?
Bớc-na Sô khi đã nổi tiếng, có một vũ nữ đề nghị ông cưới cô ta với lí
do: "Nếu ông và em lấy nahu thì con của chúng ta sẽ thông minh như
ông và xinh đẹp như em, thật tuyệt vời". Bớc- na Sô hóm hỉnh bác lại:
"Nếu tôi và em lấy nhau, mà con cái chúng ta lại đẹp như tôi và thông
minh như em, thì đáng sợ biết bao!".
Gợi ý: Bớc–na Sô không bác bỏ đề nghị, tức là không bác bỏ luận điểm
mà chỉ bác bỏ cách lập luận. Lập luận của cô vũ nữ chỉ đề cập tới một
khả năng còn Bớc – na Sô vạch ra khả năng thứ hai, là khả năng xấu
hơn.
2. Lập luận để phản bác sai lầm trong luận điểm sau (nêu dàn ý): Có tiền
là có hạnh phúc.
Gợi ý: Tham khảo ý kiến của nhà văn Anh Thác-cơ-rê (sách giáo khoa,
trang 17) để bác bỏ luận điểm trên “Có tiền là có hạnh phúc”.Tất nhiên,
trước hết hay giải thích cho đúng nội dung của luận điểm trên. Câu ấy có
nghĩa là có tiền thì sẽ mua được hanh phúc. Đó chỉ là câu nói nhằm đề
cao sức mạnh vạn năng của đồng tiền. Điều đó có đúng một phần, song
sức mạnh ấy có giới hạn. Thực tế cho thấy không phải cái gì cũng có thể

4


mua được, đặc biệt là hanh phúc. Như thế là bác bỏ luận điểm . cần đưa
ra các dẫn chứng để lập luận bác bỏ có sức thuyết phục.

ĐỌC THƠ

NGHĨA CỦA CÂU
1.
Cam: Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra.
- Vẫn: Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra.
- Liền: Nghĩa tình thái chỉ sự việc xảy ra đồng thời.
- Không thể: Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc.
- Có lẽ: Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc.
- Nên: Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí.
- Không thể không: Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là
một đạo lí.
- Sẽ: Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra.
2.
a. Mất và chắc: Hướng tới sự việc.
Mất → phỏng đoán về nguy cơ chưa chắc chắn xảy ra. Đây còn là sự
đánh giá tiêu cực nên không đi với những trường hợp tích cực.

5


Chắc → phỏng đoán về một sự việc còn nửa tin, nửa nghờ - không hàm
ý tiếu cực hay tích cực, có thể đi với cả hai.
b. Nhỉ và mà: Hướng tới sự việc

Nhỉ → phỏng đoán khả năng sự việc xảy ra chưa chắc chắn
Mà → khẳng định một sự việc để đáp lại một thái độ nghi ngại.
c. Nhỉ và mà: Hướng tới người đối thoại.
Nhỉ → Thân mật, tin chắc vào nhận định của mình, có ý chờ sự đồng
tình của người nghe về nhận định đó.
Mà → hướng tới người dối thoại, thúc giục.
3.
a. Bác ấy đã thưởng cho em tôi ba cuốn sách
b. Bác ấy tính sẽ thưởng cho em tôi ba cuốn sách
c. Hình như bác ấy muốn thưởng cho em tôi ba cuốn sách
d. Bác ấy tính phải thưởng cho em tôi ba cuốn sách
đ. Bác ấy thưởng cho em tôi những ba cuốn sách
e. Bác ấy chỉ thưởng cho em tôi ba cuốn sách

BÀI VIẾT SỐ 5 (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)
1.
Nội dung phân tích một tác phẩm văn xuôi là hết sức phong phú, đa
dạng (phân tích một tác phẩm văn xuôi trọn vẹn, phân tích một đoạn
6


trích, phân tích một nhân vật, phân tích một vấn đề nội dung hoặc nghệ
thuật của tác phẩm, phân tích một chi tiết,…). Tuy nhiên, do thời lượng
viết bài chỉ 1 tiết, nên học sinh trình bày một vấn đề nhỏ nào đó (về nội
dung hoặc nghệ thuật) của tác phẩm. Cách nêu vấn đề cũng theo tinh
thần mới, chủ yếu là nêu đề tài (vấn đề) ít nêu các yêu cầu cụ thể về thao
tác và phương thức biểu đạt (trước thường gọi là kiểu bài)… Việc ra đề
như thế cũng phần nào tránh được thói quen chép nguyên xi bài giảng
của thầy, các bài viết của nhà phê bình hoặc ảnh hưởng văn mẫu,… Các
đề nêu trong sách giáo khoa cho Bài viết số 5 đã được biên soạn theo

tinh thần đó.
Trong các tác phẩm được nêu trong các đề bài đó, có hai tác phẩm
đọc thêm (Nghệ thuật băm thịt gà — Đề 1 và Tinh thần thể dục – Đề 4).
Theo tinh thần mới, đề có thể kiểm tra cả các tác phẩm đọc thêm, vì
những tác phẩm này nằm trong chương trình, có trong sách giáo khoa,
có nội dung và hình thức gần gũi với các tác phẩm học chính thức.
2. Học sinh tự làm.
3. Một số gợi ý về phương hướng giải các đề
Đề 1. – Đoạn trích miêu tả rất tài tình nghệ thuật chia thịt gà của
anh mõ làng (tên là Mới). Người đọc khó hình dung ra nổi một con gà
làm được “hơn hai chục cỗ”, một chiếc sỏ gà pha năm, phao gà pha bốn
“miếng nào cũng có dính một tí mỏ”, “miếng nào cũng có đầu bầu, đầu
nhọn”. Nghệ thuật ấy còn được anh mõ giảng giải lí thuyết và thực hành
một cách thật tuyệt diệu. Ngô Tất Tố đã tả lại cảnh băm thịt gà của anh
mõ một cách thật sinh động “tả như vậy thật như vẽ ra trước mắt” (Vũ
Ngọc Phan).
7


− Qua việc tác giả miêu tả nghệ thuật băm thịt gà trong trích đoạn,
người đọc ai cũng thán phục cái tài điêu luyện, lành nghề của anh mõ,
nhưng đọc xong ngẫm nghĩ mới thấy thật chua xót cho cái “lệ làng” cổ
hủ ấy ; mới thấy “miếng ăn giữa làng” ngày xưa sao nặng nề, khổ nhục
đến thế ; mới thấy sức mạnh ghê gớm của những “lệ làng” mà đến “phép
vua” cũng không thắng nổi,… Phải chăng ấy chính là cái dư âm mang ý
nghĩa phê phán sâu kín mà Ngô Tất Tố muốn chuyển đến bạn đọc ?
Đề 2. – Nhân vật và chi tiết nào trong truyện ngắn Đời.thừa được
cho là có ý nghĩa sâu sắc nhất, học sinh tự chọn theo định hướng nhân
vật hoặc chi tiết ấy phải có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với thiên
truyện.

− Sau khi xác định được nhân vật và chi tiết cụ thể, bài viết cần triển
khai theo lô gích sau : Nhân vật hoặc chi tiết ấy có ý nghĩa sâu sắc ở chỗ
nào ? Cụ thể là ý nghĩa về nội dung là gì ? Nó làm nổi bật tư tưởng, chủ
đề của thiên truyện ở chỗ nào ? Về nghệ thuật, nó có vai trò và tác dụng
như thế nào trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng ?
− Đánh giá chung về giá trị và ý nghĩa của nhân vật hoặc chi tiết ấy.
Đề 3. – Bi kịch, ngoài nghĩa là một thể loại kịch, nghĩa thông thường
của từ này chỉ tình cảnh éo le, mâu thuẫn đến đau thương (Từ điển tiếng
Việt — 2000). Khi nói số phận bi kịch tức là muốn chỉ một con người
mắc vào những mâu thuẫn, nghịch cảnh oan trái, éo le dẫn tới những kết
cục bi đát, đau thương.

8


Nhân vật Vũ Như Tô trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng
là một nhân vật bi kịch. Phân tích và chứng minh tính chất bi kịch của
nhân vật này qua trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Mâu thuẫn giữa
cái tài, ước vọng cao cả, niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp của
Vũ Như Tô với thực tế đầy phũ phàng, ngang trái của xã hội dẫn đến sự
vỡ mộng thê thảm : Cửu Trùng Đài bị đốt, cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm
đều bị đưa ra pháp trường chịu chết…
Đề 4. – Nghệ thuật châm biếm “thường dùng những lời lẽ sắc sảo,
cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của nhũng đối tượng
và những hiện tượng này hay hiên tượng khác trong xã hội” (Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2007). Trong tác phẩm tự sự, nghệ
thuật châm biếm được thể hiện trên nhiều phương diện cụ thể như : tình
huống truyện độc đáo, thủ pháp cường điệu (phóng đại), cách tạo mâu
thuẫn, ngôn ngữ, bút pháp miêu tả,…
− Phân tích nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Công Hoan theo các

biểu hiện cụ thể trên thông qua truyện Tinh thần thể dục.

VỘI VÀNG
Xuân Diệu

9


1. Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.
Bài thơ có thể được chia thành ba đoạn:
Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp
người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
Đoạn 3 (còn lại): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những
giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
2.Đọc toàn bài, anh (chị) có cảm nhận thế nào về nhạc điệu của bài thơ?
Nhạc điệu ấy được tạo ra bằng những thủ pháp gì?
Sự tổng hợp của những cảm xúc nồng nàn, hối hả; nhịp thơ sôi nổi, gấp
gáp; hơi thở dạt dào… Thủ pháp nghệ thuật tạo ra nhạc điệu cho bài thơ:
điệp cú, đảo ngữ, cách ngắt nhịp linh hoạt và có sự chuyển tiếp các thể
thơ khác nhau.
3. Tác giả đã cảm nhận về thời gian như thế nào? Phân tích đoạn từ câu
14 đến câu 24 để làm nổi bật cảm nhận ấy
Cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi
trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm, nên mang nét
riêng của Xuân Diệu rất rõ.
Xuân đường tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân
sẽ già, Xuân Diệu ý thức rất rõ về sự tàn phá của thời gian và thi nhân sợ
sự trôi nhanh của nó. Sự đối lập giữa “đương tới” và “đương qua” ⇒ để
từ đó khẳng định về sự đồng nhất giữa mùa xuân và tác giả:

“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”
Thời gian cướp đi mùa xuân cũng có nghã là cướp mất tuổi trẻ của nhà
thơ. Đây chính là nỗi xót đau và lo lắng của Xuân Diệu:
10


Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thười trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Qua cảm nhận về thời gian – cũng là qua nỗi băn khoăn của Xuân Diệu
trước cuộc đời, ta thấy hiện lên cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cõi đời
mà nhà thơ khao khát. Đó là tình yêu mùa xuân, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc
đời tha thiết như muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc
đời.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả dất trời,
Mùa tháng năm đều rướm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
4. Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc quanh ta được tác giả cảm
nhận và diễn tả một cách hấp dẫn như thế nào? Điều ấy thể hiện quan
niệm gì của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc?
Chính vì yêu tha thiết cuộc sống đời thường xung quanh mình, Xuân
Diệu đã phát hiện ra trong cuộc sống đó những nét đẹp thật tinh tế, đáng
yêu, giàu chất thơ.
Những hình ảnh quen thuộc trong trần thế: hương đồng cỏ nội, của ong
bướm, chim chóc…
5. Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn từ (điệp từ, tính từ,…) trong đoạn
thơ từ câu 31 đến câu 39, qua đó làm nổi bật tuyên ngôn về lẽ sống của
Xuân Diệu.

Điệp từ: tác giả muốn diễn tả cảm xúc mãnh liệt của một thi sĩ. Cái tôi
đã hòa vào cái ta khiến âm điệu của tâm hồn say sưa, chuếch choáng.
11


Tính từ chỉ sắc xuân, trạng thái được dùng khéo léo, chuyển tải được
tình yêu mãnh liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ.
6. Qua bài thơ có thể hình dung cái tôi của Xuân Diệu như thế nào?
Có ý thức về giá trị sống cả thể, ý thức nhân bản, nhân văn rất cao. Một
niềm tha thiết với cuộc sống trần thế, với niềm vui trần thế Một khát
khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt.

ĐÂY MÙA THU TỚI
Xuân Diệu
1.
Đã có quá nhiều bài bình, phân tích, giảng văn về bài thơ Đây mùa thu
tới của Xuân Diệu. Nhưng cho tới nay vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu
khác nhau. Một trong những nguyên nhân do sự cảm nhận và lí giải mặt
ngữ nghĩa của tác phẩm. Bài viết này xin nêu một cách hiểu đói với một
số từ ngữ và hình tượng của bài thơ
Nhiều người cho rằng bài thơ mở đầu đã gợi một nẫu sầu tang tóc đến
đọ héo hắt bi thương. Ấn tượng đó có bởi các chữ “đìu hiu” “chịu tang”
“lệ hàng ngàn” trong hai câu mở đầu:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ hàng ngàn”
Song nếu hiểu hai câu này chỉ có vậy thì khó tránh khỏi có mâu thuẫn
với tiếng reo đầy mâu thuẫn của nhà thơ – chủ thể của cảm xúc trước
toàn cảnh đất trời vào thu rực rỡ nắng vàng ở hai câu tiếp liền sau đó:
“Đây mùa thu tới ! Mùa thu tới !
12



Với áo mơ phai dệt lá vàng.”
2.
Cả bốn câu thơ mở đầu này gợi tả cảnh đất trời vào thu và tâm trạng của
con người lúc thu sang. Cũng cần phải nói rằng người thi nhân ấy là một
con người rất trẻ cả về cảm xúc lẫn tâm hồn. Xuân Diệu sáng tác “ Đây
mùa thu tới” khi ông mới 18 tuổi đời và hồn thơ Xuân Diệu lúc ấy
đương ở vào độ tuổi non tơ rạo rực, sôi nổi, và bồng bột nhất.
Câu thơ thứ ba với điệp ngữ “ Đây mùa thu tới” và dấu chấm than lặp lại
hai lần giống như một tiếng reo vui không kìm nén nổi, bất giác bật ra
khi nhà thơ chợt thấy tín hiệu báo thu sang đầu tiên trên những hạt liễu
rủ.
3.
Những cây liễu rủ bên hồ được tác giả cảm nhận giống như các nàng
thiếu nữ thướt tha, yểu điệu nghiêng mình buông những suối tóc dài.
Trong gió thu lạnh đìu hiu,dáng liễu cũng giống như dáng người "đứng
chịu tang, tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng". Một hình ảnh buồn
nhưng cũng thật là gợi cảm.
Những cành liễu mềm mại, êm đềm rủ xuống chính là dấu hiệu mùa thu
đầu tiên mà Xuân Diệu bất chợt nhận ra một cách ngạc nhiên thích thú.
Đằng sau những tiếng reo hồ hởi của nhà thơ, người đọc có thể hình
dung ra ánh mắt trẻ trung ngơ ngác của ông sững sờ trước vẻ đẹp bất
ngờ của thiên nhiên tạo vật. Bốn câu thơ tả mùa thu mới chớm và tâm
trạng của con người lúc thu sang thật gợi cảm, tươi sáng; tuy có buồn
13


nhưng không hề ảm đạm, héo hắt; buồn mà vẫn đẹp, đẹp bởi sự cảm
nhận tinh tế và mới mẻ những chuyển vận của thiên nhiên cùng bước

đi của thời gian, đẹp bởi màu sắc đường nét tươi sáng, bởi vẻ yểu điệu
thiết tha rất trẻ trung lãng mạn phù hợp với mùa thu mới chớm. ấn
tượng và cảm giác chung trong bốn câu thơ mở đầu này đã chi phối
không khí chung của cả bài thơ.
4.
"Sắc đỏ rũa màu xanh" có thể hiểu là màu đỏ, màu úa vàng của cây lá
mùa thu ngày càng nhiều, lấn dần màu xanh, làm cho lá cây màu xanh
bị rũa, rụng dần đi từng tí một. Còn "Những luồn run rẩy rung rinh lá" là
một câu thơ chứa đựng nhiều biện pháp tu từ, vừa lặp phụ âm R, vừa
dùng đảo ngữ, vừa trộn lẫn cảm giác do cách kết hợp trực tiếp loại từ
"luồng" với đảo ngữ "run rẩy rung rinh lá" khiến cho người đọc thơ như
có thể cảm giác được cả cái run rẩy rùng mình vì ớn lạnh của chính tâm
hồn nhà thơ. Xuân Diệu có tài tả rét, trong Nguyệt cầm, trong Lời kỹ
nữ... và đặc biệt trong Đây mùa thu tới. Đúng ra thi sĩ có tài cảm nhận
cái rét mướt lạnh lẽo theo diệu tâm hồn riêng của mình. Cũng như ở
những câu thơ trên, đây là một câu thơ mới mẻ, đầy ấn tượng.
5.
Xuân Diệu là một nhà thơ rất mới về nhiều phương diện nhưng trước
hết là phương diện ngôn từ. Nhiều cách đặt câu dùng từ của ông nay đã
14


trở thành quen thuộc và phổ biến đối với người Việt Nam nhưng hồi
Xuân Diệu mới xuất hiện, đấy là một cuộc cách tân mạnh dạn. Hãy nghe
một nhận xét khá thú vị của người cùng thời với ông cách đây hơn nửa
thế kỷ: "Ngay lời văn của Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi. Xuân diệu
viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng
Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ.
Nhưng cái bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng
quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn. Ý văn xô đẩy, khuôn

khổ câu văn phải lung lay

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
1.
a. Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi Sử dụng cách bác bỏ luận điểm



Luận điểm cần bác bỏ: Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp.
Luận cứ dung để bác bỏ: Không phải thơ là những lười đẹp
Không phải thơ là những đề tài đẹp

b. Đoạn văn của Đặng Thai Mai bác bỏ luận điểm bằng cách dùng lập
luận phân tích để bác bỏ







Luận điểm cần bác bỏ: Trong sáng tác văn nghệ, lí tính không tham
dự.
Lập luận phân tích dùng để bác bỏ: Lí tính chi phối việc:
Lựa chọn đề tài
Sắp đặt tư tưởng, nghiên cứu hình thức phân tích tài liệu
Vận dụng kinh nghiệm về bút pháp
Lựa chọn hình thức phù hợp với nội dung
15



c. Đoạn văn của Đỗ Kiên Cường Bác bỏ luận điểm bằng cách dùng luận
cứ và lập luận
Luận điểm cần bác bỏ: Có rồi hãy cho
Cách bác bỏ: bài viết có 6 đoạn :
Đoạn 1: Xác định luận điểm cần bác bỏ
Đoạn 2: Chỉ ra thực chất của luận điểm trên là sản phẩm của chủ nghĩa
thực dụng.
Đoạn 3: Dùng luận cứ tỉ lệ dân nước Mĩ ăn bám và luận điểm về mẹ Têrê-da để bác bỏ.
Đoạn 4: Phê phán luận điểm của Ây Ren-đơ là thiếu hiểu biết xã hội và
bản chất nhân văn của xã hội loài người.
Đoạn 5: Khẳng định tính đúng đắn của luận điểm “Giá trị của một người
chính là ở chỗ người đó phục vụ xã hội như thế nào” để gián tiếp bác bỏ
luận điểm “có rồi cho”.
Đoạn 6: Chỉ ra sự thiển cận và phiến diện của chủ nghĩa thực dụng Ây
Ren-đơ
2. Lập dàn ý bác bỏ luận điểm sau:
“Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai”
Gợi ý: Vào đại học thường có một tương lai rất tốt đẹp Vẫn còn có nhiều
con đường khác để đi tới tương lai tốt đẹp. Con đường đi chi phối tương
lai nhưng quan trọng hơn là cách đi như thế nào.
⇒ Khẳng định không chỉ vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai.
3.
Chọn một trong hai thành ngữ sau nhằm bác bỏ ý cũ và tìm ý mới:
16


a. Múa rìu qua mắt thợ
b. Bới lông tìm vết


ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
1. Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ ngiêng về một cảnh sắc, một tâm tình.
Hãy nêu nhận xét về sắc thái khác nhau ở mỗi khổ thơ và mạch liên kết
giữa các khổ.
Cảnh sắc, tâm tình được thể hiện trong mỗi khổ thơ có một sắc thái
riêng. Trong khổ đầu, cảnh hiện lên tươi trong, sắc nét, gieo vào lòng
người một cảm xúc nhẹ nhàng, hân hoan. Sang khổ hai, cảnh trở nên bất
định, mơ hồ, được bao bọc trong một thứ ánh trăng mơ màng, da diết,
biểu hiện nỗi khắc khoải, bất an của một cõi lòng tràn đầy dự cảm về sự
chia lìa. Ở khổ cuối, hư thực dường như không còn phân biệt được,
khoảng cách dù tương đối giữa ngoại cảnh và nội tâm bị xoá đi và người
đọc tưởng như nghe được những tiếng nói trái ngược nhau của một nội
tâm đầy bi kịch.
2. Mỗi khổ thơ trong bài đều chứa đựng câu hỏi. Các câu hỏi ấy đã góp
phần tạo nên âm điệu riêng của bài thơ. Âm điệu ấy đã thể hiện mạch
tâm trạng gì của tác giả?
Mỗi khổ thơ trong bài chứa đựng một câu hỏi. Những câu hỏi này đã
giúp độc giả nhận ra được tiếng nói trữ tình sâu thẳm của bài thơ. Với
câu hỏi đầu tiên vốn có dáng dấp của một lời tự nhắc (“Sao anh không
về chơi thôn Vĩ ?”), ta nghe được niềm xốn xang trong lòng nhân vật trữ
tình khi kỉ niệm về Huế, về thôn Vĩ được đánh thức một cách đột ngột.
17


Câu hỏi thứ hai (“Có chở trăng về kịp tối nay ?”) cho thấy nhân vật trữ
tình đang dần chìm sâu vào mặc cảm về thân phận và tự thấy mình là kẻ
“chậm chân”, “lỡ chuyến” giữa cuộc đời. Câu hỏi xuất hiện cuối bài
(“Ai biết tình ai có đậm đà ?”) chứa đựng một chút hoài nghi, một chút
trách móc, vừa thoáng vẻ cam chịu vừa nhói lên khát vọng sống khôn

cùng.
3. Hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" thật giản dị, cũng thật giàu
sức gợi. Hãy dùng những hiểu biết và trí tưởng tượng của mình để cảm
nhận và tái tạo vẻ đẹp của hình ảnh ấy.
Khổ thơ đầu giống như một bức tranh tuyệt đẹp về vườn thôn Vĩ. Gây ấn
tượng trước hết là hình ảnh hàng cau thẳng vút đang vươn lên để đón
nhận những tia nắng đầu tiên, tinh khiết của buổi mai. Tiếp theo, cả khu
vườn ửng rạng lên trong một thứ ánh sáng huyền ảo như ngọc. Sau
nhành lá trúc, ta thấy thấp thoáng một khuôn mặt chữ điền bình dị, gợi
cảm xúc thân thụộc, đầm ấm. Đằng sau lời thơ tả cái mướt của cây lá
đẫm sương đêm, ta nghe được một tiếng reo trầm trồ, ngỡ ngàng, thán
phục,… Tuy nhiên, bức tranh này cũng đậm màu sắc tượng trưng. Vườn
thôn Vĩ thực chất cũng là “vườn mơ ước”, cõi mơ ước của tác giả.
4. Anh (chị) có cảm nhận gì về ý nghĩa của hai câu thơ: "Gió theo lối gió
mây đường mây - Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay"?
Xét theo lô gích thông thường, hai câu thơ đầu của khổ hai thật vô lí vì
nó diễn tả một điều không xảy ra trong thực tế : gió và mây mỗi thứ đi
mỗi đường chứ không phải là gió thổi mây bay, mây cuốn theo chiều
gió. Thêm nữa, từ buồn thiu cũng như muốn thông báo về một cái gì
khác hơn việc vẽ cảnh dòng nước trôi chậm quạnh hiu. Đặt vào mạch
cảm xúc của bài thơ, ta hiểu hai câu này còn muốn gợi lên tình trạng
phân rẽ, chia lìa trong cuộc đời, trong tình yêu và tình trạng đó đem lại

18


cho nhân vật trữ tình một nỗi buồn lạ lùng, thảm đạm, không có cách gì
làm tan loãng được.
5. Khổ thơ thứ hai có hai câu: "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có
chở trăng về kịp tối nay?". Chữ "kịp" gợi lên điều gì về mối tâm tư đầy

uẩn khúc của tác giả?
Đúng là từ kịp ờ câu “Có chở trăng về kịp tối nay?” mang thông điệp về
một số phận, cho dù tác giả có thể không hoàn toàn ý thức được điều
này. Nhìn bề ngoài, câu thơ khá “tối nghĩa”, tuy vậy, nó đã biểu đạt được
một cách thật “sáng rõ” cảm giác lo âu, bồn chồn, phấp phỏng, nghi ngờ,
… đang dấy lên trong lòng nhân vật trữ tình – thứ cảm giác thường đến
“làm bạn” với những con người có số phận không may mắn hoặc đau
khổ.
6. Câu thơ "Ai biết tình ai có đậm đà?" có chút hoài nghi. Theo anh
(chị), đó là nỗi hoài nghi của sự chán đời hay của niềm tha thiết với cuộc
đời? Tại sao?
Hình ảnh “Áo em trắng quá nhìn không ra” là một hình ảnh thơ đa
nghĩa, gợi nhiều cách lí giải khác nhau. Thực ra, đây không hoàn toàn là
một hình ảnh. Đúng hơn, đây là một cảm giác, cảm nhận. Qua nó, dường
như nhân vật trữ tình tự thú sự bất lực trong việc thu hẹp khoảng cách
giữa mình với những cái gì mơ ước (cũng có thể cái mơ ước đó là cái
vốn thân thuộc nhưng bây giờ đã tuột ra khỏi tầm tay). Màu áo trắng kì
lạ có thể hiểu là biểu tượng của một cái gì thực sự hiện hữu nhưng lại
không thể tri giác được và có sức ám ảnh vô cùng lớn đối với thi nhân.
Lòng yêu đời không phải bao giờ cũng được diễn đạt theo chiều thuận.
Đọc khổ thơ sau cùng ta có thể thấy rõ điều này. Câu hỏi cuối có thoáng
qua một ý trách móc, nghi ngờ, giận dỗi (tất nhiên, không phải là sự
trách móc, nghi ngờ, giận dỗi đối vói một cá nhân cụ thể nào). Tất cả các
cung bậc tình cảm đã nêu không hề nói lên sự lụi tắt của niềm hi vọng.
19


Ngược lại, nó giúp ta nhận ra bản năng sống mạnh mẽ của nhân vật trữ
tình – một con người dù lâm vào tình thế bi đát vẫn không thôi tra vấn,
thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời.


TRÀNG GIANG
Huy Cận
1. Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về âm điệu chung của toàn bài
thơ? Âm điệu ấy đã góp phần thể hiện tâm trạng gì của tác giả trước
thiên nhiên?
Bài thơ được bao trùm bởi âm điệu buồn. Qua âm điệu đó, ta dễ dàng
nhận ra nỗi sầu rất đặc trưng của thơ Huy Cận cùng một kiểu cảm nhận
có màu sắc bi quan về cuộc đời.
2. Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên được thể
hiện trong bài thơ. Câu đề từ :Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" có
mối liên hệ gì đối với hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của tác
giả được thể hiện trong bài?
Với sắc thái trang trọng, cổ kính và với ý nghĩa khái quát vốn có của một
từ Hán Việt, nhan đề Tràng giang hết sức phù hợp với nội dung triết lí
của tác phẩm, đưa tác phẩm vượt lên trên lối miêu tả đơn giản những
yếu tố hữu hình. Sự điệp âm chứa đựng trong từ ghép này còn có khả
năng gợi lên ấn tượng về một cái gì mênh mang, vô tận. Điều đó cũng
thật sự ăn khớp với tính chất của thứ không gian mà bài thơ đã tạo dựng
được.
Với câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, tác giả như muốn
mách bảo trước cùng độc giả rằng: điều sẽ được tập trung thể hiện trong
20


bài là một nỗi bâng khuâng - tức là một thứ cảm xúc man mác và khá
khó hiểu dấy lên trước không gian, trước trời rộng, sông dài. Bức tranh
chiều sông nước đã được tạo hình rất có ấn tượng trong bài thơ, dù điều
cơ bản tác giả muốn hướng tới không phải là tả cảnh. Đặc điểm nổi bật
của nó là buồn, một nỗi buồn toát lên từ sự dàn trải mênh mông của

không gian trong ánh chiều tà, từ tình trạng thiếu vắng những liên hệ
giữa các sự vật, từ sự nhạt nhoà của màu sắc, sự mơ hồ, mong manh của
âm thanh, từ những chuyển động vô hướng của các sự vật bé mọn giữa
một không gian dài, rộng tưởng như vô tận,… Dĩ nhiên, bức tranh này
thấm đẫm tâm trạng, nói đúng hơn, nó chính là tâm trạng tác giả được
vật thể hoá.
3. Hãy phát biểu nhận xét về hình thức tổ chức câu thơ và việc sử dụng
lời thơ trong các cặp câu sau:
- Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
- Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Cả hai cặp thơ trên về hình thức tổ chức câu thơ cũng như sử dụng lời
thơ để có sự vận dụng và phát huy một cách sáng tạo những yếu tố cổ
điểm Đường thi để thể hiện tâm trạng của cái tôi mới.
Cách thức tổ chức câu thơ tuân theo phép đối ngẫu phổ biến của thơ
Đường. Chứng đều là những cặp câu đối nhau. Tuy nhiên, dạng thức
mẫu mực của đối, theo quan niệm cổ điển, là phải đối nhau triệt để: đối
câu, đối ý, đối chữ, đối âm.
Ở đây, Huy Cận chỉ mượn nguyên tắc tương xứng của đối, chứ không
đẩy lên thành đối chọi. Vì thế, câu thơ tạo ra vẻ cân xứng trang trọng,
21


mở ra được nhiều chiều kích vô biên của không gian, mà không gây cảm
giác gò bó, nệ cổ.
Nghĩa là, một nét thi pháp cổ điển Đường thi đã được cách tân để phù
hợp với tâm lí hiện đại. Cách sử dụng lời thơ: có những ngôn từ được
dùng theo lối thơ Đường, cụ thể là học theo lối dùng từ láy, theo lối song
song của Đỗ Phủ ở bài Đăng cao.

4. Hình ảnh "Củi một cành khô lạc mấy dòng" và hình ảnh "Chim
nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa" gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ gì?
Các hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” và “Chim nghiêng cánh
nhỏ: bóng chiều sa” vừa có tính chất tả thực vừa có tính chất tượng
trưng.
Với hình ảnh đầu, tác giả đã nói được rất sâu sắc cảm nhận của mình về
cái tàn tạ của sự sống và sự vô định của kiếp người. Với hình ảnh sau,
tác giả muốn thể hiện nỗi cô đơn, bất lực và sự yếu ớt của con người
trước cuộc sống. Cánh chim vốn đã nhỏ như lại càng nhỏ hơn khi được
đặt trong tương quan với núi mây nặng nề và bóng chiều u ám. Cánh
chim như một bóng dáng lẻ loi đơn độc của sự sống không thể nào
xuyên thủng được bức thành sầu dày đặc.
5. Tạo sao có thể nói tình yêu thiên nhiên ở đây cũng chứa đựng lòng
yêu nước thầm kín?
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là nỗi buồn non nước thể
hiện lòng yêu quê hương đất nước thầm kín của một lớp thanh niên của
chế độ cũ. Cảm hứng xuyên suốt Tràng giang là nỗi buồn miên man vô
tận, là nỗi sầu nhân thế.

22


LUYỆN TẬP VỀ NGHĨA CỦA CÂU
1. Nghĩa tình thái chung của các câu này là đều chỉ khả năng xảy ra
của sự việc. Có thể phân ra ba nhóm : (a) các câu (2), (6) chỉ khả năng
đó là cao ; (b) câu (4) chỉ khả năng đó là thấp ; và (c) gồm các câu còn
lại, không thể cho là có nghĩa chỉ khả năng cao như (a), mà cũng không
thể xếp vào loại khả năng thấp như (b).
2. Khi dùng như một từ tình thái cuối câu, đã diễn đạt ý “cần làm
một việc nào đó trước, rồi mới làm việc khác” ; nào có ý thúc

giục ; nhỉ có sắc thái thân mật, tỏ ý muốn được người đối thoại đồng tình
; đi chỉ sự cầu khiến ; chứ thể hiện ý thúc giục khi thấy người đối thoại
chưa chịu ăn ; mà đưa đến cho câu nói màu sắc năn nỉ.
3. a) Dễ dàng thấy ở câu (a), từ có thể đứng sau chủ ngữ, trong khi ở
câu (b) lại đứng trước chủ ngữ.
b) Ở câu (b) từ có thể chỉ khả năng xảy ra của sự việc trong khi ở
câu (a) chấp nhận một trong ba cách hiểu sau : 1. khả năng xảy ra ; 2.
năng lực của chủ thể và sự được phép.
4. Các câu (a) là trần thuật khẳng định, thể hiện sự đánh giá của
người nói. Trong khi các câu (b) là trần thuật phủ định, thể hiện thái độ
của chủ thể của sự việc.
Những từ ngữ nỡ, đang tâm, đành ờ các câu trên biểu đạt sự việc
được nhận thức như là một đạo lí.

23


TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính

1.
Nhân vật trữ tình của bài thơ là một chàng trai quê thôn Đoài. Đây
là nhân vật trữ tình nhập vai, không trùng với tác giả nhưng không hoàn
toàn đối lập, cách biệt, xa lạ với tác giả. Nội dung cảm xúc được nhân
vật trữ tình bày tỏ trong bài là nỗi tương tư, nỗi nhớ nhung, nỗi khao
khát yêu đương với các sắc thái đa dạng và phức tạp của nó.

2. Những cung bậc của nỗi tương tư mà chàng trai thôn Đoài đã trải
qua : nhớ – tự phân tích nỗi nhớ – tráeh móc, ngờ vực, băn khoăn –
ngậm ngùi thương mình, mong được chia sẻ – đợi chờ phấp phỏng và

khao khát gặp gỡ, sum vầy.

3. Trong quan hộ yêu đương, sự trách móc nhau vẫn thường xảy ra. Ở
đây, lời trách của chàng trai rất thiếu cơ sở : chuyện của hai thôn vốn
thuộc lĩnh vực hành chính, làm sao có thể đồng nhất với chuyện tình yêu
vốn thuộc lĩnh vực của trái tim được. Giữa chúng chẳng có mối liên hộ
tất yếu nào. Thêm vào đó, không sang không phải là chuyện của khoảng
cách địa lí mà là chuyện của khoảng cách tình cảm. Vin vào đó để bắt bẻ
quả không tránh khỏi sự hồ đồ. Tuy nhiên, kẻ đang yêu có bao giờ hiểu
được điều đó. Lí lẽ của một trái tim yêu quả thật khác thường và cũng
thật đáng cảm thông !

4. Hai câu thơ “Ngày qua ngày lại qua ngày – Lá xanh nhuộm đã thành
cây lá vàng” cho thấy rất rõ sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của
24


tác giả. Hai từ ngày, qua được lặp đi lặp lại đầy biến hoá đã diễn tả rất
hay một thực tế không hề biến hoá : hết qua rồi lại qua, tất cả vẫn không
có gì khác ngoài cái ngày vô vị ấy ! Từ lại được cài vào rất nghệ thuật
cũng góp phần biểu đạt sâu sắc thêm cảm giác này ở nhân vật trữ tình.
Trong câu thơ sau, âm điệu của từ nhuộm cũng như hiện tượng đảo vị trí
từ vừa xác nhận dấu ấn rõ rệt của thời gian in trên cây lá, vừa khắc hoạ
thật tài tình tâm trạng nặng nề của kẻ tương tư không làm sao tránh được
sự nhắc nhở thường xuyên của thời gian.
5. Trong bài thơ, Nguyễn Bính đã tạo dựng được một không gian
nghệ thuật riêng phù hợp với mối tình chân quê mà ông nói tới. Ta thấy
bao trùm ở đây hình ảnh của thôn Đoài, thôn Đông với mái đình, giàn
trầu, hàng cau liên phòng cùng những cây lá đổi màu theo bước mùa đi,
… Nhờ nó, người đọc mới có được ấn tượng đặc biệt đến vậy về nỗi

mong nhớ mơ hồ xa xôi, cách tính đếm thời gian theo dấu ấn của mùa
trên cây cỏ, chút ỡm ờ trong cách biểu đạt cảm xúc của chàng trai.
Không gian làng quê lúc này không tồn tại như một bối cảnh thuần tuý
mà tự nó cũng toát lên, cũng hàm chứa một “nội dung” sâu xa.
6. Có một hệ thống hình ảnh cặp đôi tồn tại trong bài thơ : thôn Đoài
– thôn Đông, bến – đò, hoa khuê các — bướm giang hồ, cưu –
giậu (trầu). Hệ thống hình ảnh này thật giàu màu sắc dân gian, biểu đạt
rất hay khát vọng lứa đôi của các đối tượng được giả định là bình dân.
về hình ảnh trầu – cau, ai cũng biết nó gắn liền với chuyện kết duyên,
chuyện cưới hỏi. Đây là hình ảnh cặp đôi được nhắc sau cùng, thể hiện
đúng mạch “đi tới” của tình cảm tương tư và quy luật phát triển của tình
yêu ở người dân quê : tình yêu tất gắn với hôn nhân. Bốn câu cuối của
bài thơ được tổ chức thành các vế song song. Hai câu trên muốn nói :
tiền đề của sự giao kết đã ngầm chứa sẵn trong thực tế khách quan. Nếu
cau hày trầu chỉ trơ trọi một mình thì chúng sẽ mất hết giá trị. Theo áp
lực nghĩa của hai câu đó, dù bài thơ kết thúc bằng một câu hỏi lửng lơ, ta
vẫn đọc ra được “lời đáp” trong mong chờ và tin tưởng : cau thôn Đoài
không nhớ, không làm bạn với trầu không thôn Đông thì còn nhớ, còn
làm bạn với cái gì, với ai được nữa !

25


×