SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4
ĐỀ THI HỌC KÌ II- KHỐI 11( Nâng cao)
Năm học 2007- 2008
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan( 3 điểm)
Câu 1: Dòng nào nói không đúng về nhà thơ Tản Đà ?
A. Tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1889, mất năm 1939,người
làng Khê Thượng, huyện Bất bạt, tỉnh Sơn Tây.
B. Bút danh của ông được ghép từ tên ngọn núi và con sông quê hương
. C. Là người luôn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch
D. Là một trí thức Tây học, hoàn toàn không liên quan đến nền học vấn
cũ
Câu 2: Bài thơ Hầu Trời được trích từ tập thơ nào ?
A. Khối tình con I (1916 )
B. Khối tình con II (1918 )
C. Còn chơi (1921 )
D. Thơ Tản Đà (1925 )
Câu 3: Câu nào thể hiện rõ nhất sự tự khen mình của nhà thơ Tản Đà ?
A. Văn dài hơi tốt ran cung mây
B. Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi
C. Đương cơn đăc ý đọc đã thích
D. Trời nghe trời cũng lấy làm hay
Câu 4: Dòng nào nhận xét đúng về chủ đề của bài thơ Hầu trời ?
A. Bộc lộ cái “tôi” tài hoa, phóng túng của nhà thơ
B. Khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời
C. Nêu cảnh khốn khó của nghề văn và thực hành “thiên lương” ở hạ giới
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Bài thơ Tương tư được viết theo thể thơ gì ?
A. Song thất lục bát
B. Lục bát
C. Tự do
D. Thất ngôn
Câu 6: Nối hai cột để thấy diễn biến những sắc thái cảm xúc của nỗi tương tư:
A. 4 dòng thơ đầu(1-4) 1.Giận hờn, trách móc.
B. 4 dòng thơ tiếp(5-8) 2.Băn khoăn, hờn dỗi, than thở.
C. 6 dòng thơ tiếp(9-14). 3. Mơ tưởng, ước vọng xa xôi.
D. 6 dòng thơ cuối (15-20). 4. Nhớ nhung.
Câu 7: Câu nào nhận xét đúng về đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ đầu:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
A. Sử dụng thành công biện pháp so sánh.
B. Ngắt nhịp không bình thường để nhấn mạnh cảm xúc.
C. Sử dụng cùng một lúc hai biện pháp tu từ: hoán dụ và nhân hoá.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 8: Chủ đề của bài thơ Tương tư là:
A. Miêu tả tâm trạng tưong tư của tác giả.
B. Miêu tả tâm trạng tương tư của một chàng trai nông thôn với diễn biến cảm
xúc phức tạp, tinh tế.
C. Miêu tả một tình yêu đơn phương nhưng tha thiết của một chàng trai nông
thôn với thái độ đồng cảm.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 9: Hiệu quả nghệ thuật của việc đặt tiêu đề cho bài thơ Tràng giang?(Huy Cận)
A. Tạo giọng điệu mênh mang xa vắng.
B. Gợi lên hình ảnh một con sông không chỉ dài mà còn rộng.
C. Tạo nên một không khí cổ kính, trang trọng.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 10: Cụm từ nào là một kết hợp từ độc đáo, sáng tạo của nhà thơ Huy Cận ?
A. Lơ thơ cồn nhỏ.
B. Sâu chót vót.
C. Bến cô liêu.
D. Gió đìu hiu.
Câu 11: Khổ 3 của bài thơ Tràng giang thể hịên điều gì?
A. Cảnh vật chìa lìa, đứt đoạn, thiếu vắng hình ảnh sự sống của con người.
B. Cảnh vật thưa thớt, hoang vắng, thiếu âm thanh sự sống con ngưòi.
C. Cảnh vật chuyển động ngược hướng, thiếu vắng hơi ấm sự sống.
D. Cảnh vật mênh mông, vô định thiếu sự chuyển động, kết nối.
Câu 12: Dòng nào nhận xét đúng về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tràng giang?
A. Sử dụng từ Hán Việt.
B. Sử dụng nhiều từ láy.
C. Mô tả tạo vật theo quan hệ tương phản.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Phần 2: Tự luận (7 điểm).
Phân tích bài thơ Vội vàng để thấy được nhân sinh quan tiến bộ, lành mạnh của
nhà thơ Xuân Diệu.Từ đó, anh (chị) hãy liên hệ với lối sống của thanh niên ngày
nay.
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II- KHỐI 11( Nâng cao)
Năm học 2007- 2008
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp
án
D C A D B A-4
B-2
C-1
D-3
C B D B A D
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Yêu cầu học sinh trình bày được các ý sau:
- Giới thiệu những nét chính về nhà thơ Xuân Diêụ
-