Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích chuỗi giá trị bò thịt tại huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 96 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VI HỒNG SƠN

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ BÒ THỊT
TẠI HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VI HỒNG SƠN

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ BÒ THỊT
TẠI HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:


8310105

Quyết định giao đề tài:

410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1466/QĐ-ĐHNT ngày 07/12/2018

Ngày bảo vệ:

18/12/2018

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. LÊ KIM LONG
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ BÒ THỊT TẠI
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN” đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng
dùng trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ

rõ nguồn gốc.
Khánh Hòa, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Vi Hồng Sơn

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh - người hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn
thiện Luận văn;
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo
Khoa Kinh tế, Phòng Sau Đại học, Đại học Nha Trang đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này;
Luận văn này được thực hiện với sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương và các
Phòng, ngành của huyện Tân Kỳ, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nghệ An, nhân dân
các đơn vị được lựa chọn nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình điều tra, khảo sát thực địa và nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn sự hỗ
trợ quý báu này. Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ
trợ và giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, gia đình,
tập thể đồng nghiệp, bạn bè động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn.
Khánh Hòa, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Vi Hồng Sơn


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................5
1.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị ................................................................................5
1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................................5
1.1.2. Một số khái niệm dùng trong phân tích kinh tế và chuỗi giá trị ...........................9
1.1.3. Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị.............................................................10
1.1.4. Nghiên cứu chuỗi giá trị ......................................................................................12
1.1.5. Sơ đồ chuỗi giá trị phân tích................................................................................18
1.1.6. Ý nghĩa phân tích chuỗi giá trị ............................................................................18
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò........................................................19
1.2.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ......................................................................19
1.2.2. Nhóm yếu tố đầu vào...........................................................................................19
1.2.3. Nhóm yếu tố thị trường .......................................................................................20
1.2.4. Thu nhập của người tiêu dùng .............................................................................21
1.2.5. Sự tác động của thông tin ....................................................................................21
1.3. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................21
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới ......................................................................................21
1.3.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................................23

v


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 26
2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 26
2.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 26
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 26
2.3.2. Phương pháp chuyên gia ..................................................................................... 26
2.3.3. Phương pháp phân tích kinh tế và chuỗi giá trị................................................... 27
2.3.4. Phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuận trong chuỗi: ...................................... 28
2.3.5. Công cụ phân tích dữ liệu ................................................................................... 30
2.3.6. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ................................................................. 30
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỊT BÒ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TÂN KỲ............................................................................................... 32
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 32
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................... 32
3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - xã hội ................................................................................... 34
3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cơ sở để phát triển ngành chăn
nuôi bò trên địa bàn ....................................................................................................... 35
3.2. Tình hình sản xuất, chăn nuôi bò tại Việt Nam...................................................... 37
3.2.1. Hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam ....................................... 37
3.2.2. Định hướng phát triển ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam ..................................... 39
3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt bò trên địa bàn huyện Tân Kỳ......................... 40
3.3.1. Tổng đàn và sản lượng ........................................................................................ 40
3.3.2. Chế biến và giết mổ............................................................................................. 41
3.3.3. Tiêu thụ................................................................................................................ 41
3.4. Thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại Huyện Tân Kỳ................................................. 42
3.4.1. Thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò tại huyện Tân Kỳ ................ 42
3.4.2. Phân tích kinh tế của các tác nhân....................................................................... 53

3.4.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong chuỗi giá trị thịt bò tại
huyện Tân Kỳ ................................................................................................................ 55
vi


CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................56
4.1. Kết luận...................................................................................................................56
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................56
4.2.1. Hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi bò thịt.....................................................................56
4.2.2. Tổ chức lại hoạt động thu gom............................................................................57
4.2.3. Hoàn thiện công nghệ và hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm giết mổ ......58
4.2.4. Đẩy mạnh giao dịch hợp đồng, phát huy vai trò của tác nhân bán buôn ............58
4.2.5. Đối với cơ quan quản lý nhà nước.......................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
(O)

Cơ hội

(S)

Điểm mạnh

(T)


Nguy cơ

(W)

Điểm yếu

ACIAR

Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế

FAO

Tổ chức Nông lương thế giới

FC

Chi phí cố định (Định phí)

FC

Tổng chi phí

FF

Chi phí khác về tài chính

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân của đất nước


GO

Giá trị sản xuất

GTZ

Tổ chức dịch vụ hợp tác phát triển thuộc Cộng hòa Liên bang Đức

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NVA

Giá trị gia tăng thuần

SWOT

Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức

SXKD


Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

VC

Chi phí biến đổi (Biến phí)

VSATTP

Vệ sinh An toàn thực phẩm

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Chi phí của từng tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò ....................................29
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất bình quân của chăn nuôi bò thịt ...........43
Bảng 3.2: Một số yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng của người thu gom ............44
Bảng 3.3: Thông tin chung của người thu gom.............................................................45

Bảng 3.4: Thông tin cơ bản của các lò mổ ....................................................................47
Bảng 3.5: Phương tiện vận chuyển thịt bò của các lò mổ .............................................48
Bảng 3.6: Chi phí lò mổ tính bình quân trên 1 con bò thịt 300kg.................................49
Bảng 3.7: Cơ cấu các loại thịt và phụ phẩm tính bình quân trên 1 con bò thịt 300kg..........49
Bảng 3.8: Thông tin chung về người bán buôn .............................................................51
Bảng 3.9: Cơ cấu tỷ lệ thịt do tác nhân bán lẻ cung ứng...............................................52
Bảng 3.10: Phân tích kinh tế giữa các tác nhân.............................................................54
Bảng 3.11: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thánh chức chuỗi giá trị trên địa
bàn huyện Tân Kỳ..........................................................................................................55

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức chuỗi giá trị ...............................................................7
Hình 1.2: Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ............................................................ 12
Hình 1.3: Sơ đồ khung phân tích...................................................................................18
Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị bò thịt tại huyện Tân Kỳ.................................................28

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.2: Mức độ quan tâm của người thu gom khi đi mua bò.....................................46
Biểu đồ 3.3: Chia sẻ lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi ................................................54

xi




TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phát triển chuỗi giá trị bò thịt theo hướng
bền vững và khuyến nghị xây dựng mô hình hợp tác liên kết chuỗi giá trị bò thịt tại
huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An thông qua việc áp dụng mô hình chuỗi giá trị của GTZ
Eschborn. Tác giả thu thập dữ liệu, xác định các nhân tố tham gia vào chuỗi giá trị bò thịt:
Trường hợp được nghiên cứu tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nhằm tìm hiểu thực trạng
chuỗi giá trị bò thịt và sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi bò thịt của huyện phát
triển bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế ngành chăn nuôi của địa phương.
Cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị của GTZ (GTZ Eschborn, 2007) được sử
dụng để phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi bò ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Theo đó, chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan
hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến
sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Với
cách tiếp cận này cho phép xác định các tác nhân chính tham gia trong chuỗi, từ đó xác
định sơ đồ chuỗi giá trị, cũng như chức năng và mối quan hệ giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị ngành chăn nuôi bò trên địa bàn.
Thực trạng số liệu về bò thịt trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong giai đoạn 2011 – 2015
tốc độ tăng đàn bình quân 1,8%/năm; dự kiến giai đoạn 2016 – 2020 tăng 2,3%/năm;
quy hoạch đến năm 2020 ổn định là 19.804 con. Toàn Huyện hiện có 5 lò giết mổ tập
trung còn hoạt động, công suất giết mổ đối với bò khoảng 10-15 con/ngày; một số lò
mổ có công suất nhỏ 1- 5 con/ngày hoặc chỉ mổ theo thời vụ.
Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm thịt bò tại huyện Tân Kỳ cho thấy,
mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi được hình thành theo quan hệ văn hoá,
cộng đồng, chưa thực sự có gắn kết chặt chẽ, thiếu trách nhiệm, cam kết trong các giao
dịch thương mại, hợp đồng theo hình thức văn bản. Điều này làm giảm năng lực và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm và các tác nhân tham gia thị trường. Bên cạnh đó,
sự liên kết giữa các tác nhân, mắt xích trong chuỗi không dựa theo nguyên tắc, các hợp
đồng mà chủ yếu là hình thức tự phát là rào cản làm giảm khả năng tăng giá trị của sản
phẩm trong chuỗi giá trị.

Từ khóa: Chuối giá trị, bò thịt, Tân Kỳ, Nghệ An.
v



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Sau 30 năm đổi mới Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển
kinh tế mạnh mẽ với tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người
dân cũng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đạt được trong thời
kỳ đổi mới, nước ta cũng đang phải đối mặt với các thách thức của hầu hết các nền
kinh tế đang phát triển trên thế giới về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và giải
quyết đói nghèo một cách bền vững. Các tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ hàng năm phải
chống chỏi với thiên tại như: Đại hồng thủy, El Nino, rét đậm, rét hại ... Vì vậy, công
tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống của các cộng đồng ngày càng trở nên
cấp thiết và quan trọng. Thực tế cho thấy, công tác xóa đói giảm nghèo chỉ thực sự bền
vững khi có sự tham gia tích cực của cộng đồng, phát huy được những thế mạnh sẵn
có của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện sinh kế của người
dân thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nơi người dân sinh sống.
Nghệ An là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Bắc Trung Bộ, với diện tích
16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ tư cả nước, có tỷ
lệ hộ đói nghèo chiếm 9,55%. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ chăn nuôi và
trồng trọt. Theo số liệu điều tra ngày 01/10/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Nghệ An, tổng đàn bò của Nghệ An năm 2016 là 446.422 con, tại tỉnh
đã và đang có những dự án và chương trình cải tạo và phát triển đàn bò nhằm xóa đói
giảm nghèo. Ngoài việc phát triển về số lượng đàn nhưng chú trọng về sản lượng sản
phẩm thịt bò (thịt xẻ). Nghệ An còn triển khai thực hiện 2 phương pháp: Tăng đàn tại
chỗ bằng sinh sản tự nhiên và nhập đàn bổ sung từ ngoại tỉnh về (chủ yếu bò giống để
cải thiện chất lượng đàn bò địa phương). Có chính sách kêu gọi thu hút các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản để chủ động tạo nguồn

con giống và kiểm soát cải tạo đàn bò.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, nhu cầu tiêu thụ thịt bò của
người dân ngày càng tăng, trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015,
giá trị nhập khẩu thịt đã tăng 113%, cán mốc 205.6 triệu đôla Mỹ vào năm 2015. Giá
trị nhập khẩu thịt bò chứng kiến mức gia tăng đáng kinh ngạc gần 400%, từ 25 triệu
đôla Mỹ năm 2010 lên đến 92.5 triệu đôla Mỹ năm 2014. Với mức tăng trưởng mạnh
mẽ này, giá trị nhập khẩu thịt bò đã tăng lên chiếm 45% tỷ trọng thịt nhập khẩu vào
Việt Nam trong năm 2014,
1


Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 năm 2014 cả
nước nhập khẩu hơn 208.700 con trâu, bò sống tăng 66,2%. Ngoài ra còn nhập 559 tấn
thịt bò không xương, 24.246 tấn thịt bò có xương.
Trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Kỳ, chăn nuôi đã khẳng định vai
trò, vị trí đặc biệt quan trọng; là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, với tổng đàn trâu, bò
là 47.223 con, trong đó đàn bò là 17.676 con (phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ,
2016). Nhiều giống bò mới có năng năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản
xuất như các giống bò ngoại, đã tạo ra khối lượng sản phẩm đủ cung cấp cho nhu
cầu sử dụng trong huyện, ngoại huyện. Chăn nuôi bước đầu đã hình thành vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, như chăn nuôi trâu, bò hàng hóa... Trang trại chăn
nuôi ngày càng phát triển, năm 2016 đã có 53 trang trại, trong đó có một trang trại
nuôi giống bò ÚC với số lượng bò ngoại được nhập về gần 400 vào năm 2014 đến
nay tổng đàn của trang trại đã tăng gần 900 con. Chăn nuôi là nguồn thu nhập
chính của nhiều hộ nông dân, làm giàu kinh tế nông hộ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chăn nuôi còn có những tồn tại,
hạn chế như: Phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức hộ gia đình, quy hoạch phát triển
chăn nuôi chưa hoàn thiện; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, đang xuống cấp
và lạc hậu. Chăn nuôi chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực;
chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao; áp dụng công nghệ mới chưa đồng bộ. Vệ sinh

an toàn thực phẩm chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chưa hình thành chuỗi sản
xuất ra sản phẩm sạch và an toàn.
Những thách thức đó sẽ cản trở phát triển chăn nuôi nếu không được quan tâm
thỏa đáng. Mặc dù vậy, chăn nuôi của huyện là ngành kinh tế đang có nhiều tiềm năng
và lợi thế để phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn; kinh nghiệm và sự sáng tạo
của người dân; diện tích đất tự nhiên, vùng sinh thái tạo sự đa dạng trong phát triển
sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của ngành chăn nuôi bò thịt, để thực
hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ 20 nhiệm kỳ 2015-2020. Từ những vấn đề đặt ra ở trên, tác giả nhận thấy sự cần
thiết nghiên cứu đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị bò thịt tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ
An” để tìm hiểu cụ thể chuỗi gia trị mặt hàng này cũng như vai trò, mối quan hệ và sự
liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị bò thịt tại huyện Tân Kỳ. Từ đó đề xuất, gợi
2


ý giải pháp phát triển chuỗi giá trị bò thịt của địa phương theo hướng bền vững và xây
dựng mô hình hợp tác liên kết chuỗi đạt hiệu quả cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là trên cơ sở tìm hiểu, phân tích chuỗi
giá trị nhằm phát triển chuỗi giá trị bò thịt tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An theo hướng
bền vững và khuyến nghị xây dựng mô hình hợp tác liên kết chuỗi thành công.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định thực trạng về chuỗi giá trị bò thịt và các nhân tố chính trong chuỗi
(bao gồm cả các lợi ích trong chuỗi giá trị) của các hộ sản xuất, quy mô, đại lý/thương
lái, lò mổ, thị trường tiêu thụ, các công ty chế biến
(2) Phân tích sự phát triển của thị trường và sự liên kết giữa các hộ sản xuất, hộ
thu mua/thương lái, lò mổ, thị trường tiêu thụ.
(3) Xác định vai trò của các tác nhân chính trong chuỗi giá trị và đề xuất

khuyến nghị cho xây dựng mô hình hợp tác liên kết chuỗi thành công.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là lý thuyết và
thực tiễn chuỗi giá trị bò thịt trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
- Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình, các gia trại, trang trại chăn nuôi tập
trung, các hộ giết mổ, lò giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt bò.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Tân Kỳ,
tỉnh Nghệ An.
- Thời gian: Thu thập thông tin số liệu thứ cấp từ 2010 – 2016 và điều tra số
liệu sơ cấp từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017. Đề xuất nhóm giải pháp phát triển chuỗi
ngành chăn nuôi bò đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025.
- Giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ giới hạn ở đánh giá thực trạng về
chuỗi giá trị ngành chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện; Xác định các tác nhân chính
trong chuỗi giá trị. Xác định vai trò, phân tích kinh tế của các tác nhân chính trong
chuỗi giá trị và đánh giá sự liên kết giữa các nhân tố trong chuỗi từ đó đề xuất khuyến
nghị cho xây dựng mô hình hợp tác liên kết chuỗi thành công.
3


4. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Về khoa học: Hệ thống hoá về mặt lý luận và thực tiến về chuỗi giá trị, các vấn
đề chăn nuôi bò thịt, vấn đề hợp tác giữa các tác nhân trong mô hình liên kết chuỗi giá
trị bò thịt tại huyện Tân Kỳ.
Thực tiễn: Đề tài nghiên cứu góp phần giúp ngành chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt
ở huyện Tân Kỳ có cái nhìn tổng thể về chuỗi giá trị bò thịt. Đồng thời thấy rõ hơn sự
cần thiết tạo lập mối liên kết chặt chẽ giữa người nuôi, thương lái, các lò giết mổ, các
nhà máy chế biên/xuất khẩu và người tiêu dùng nhằm xây dựng mô hình liên kết chuỗi
thành công.

4



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị
1.1.1. Các khái niệm
a. Khái niệm chuỗi (filière)
Phương pháp ‘filière’ (filière có nghĩa là dòng hoặc chuỗi) bao gồm các trường
phái tư duy và nghiên cứu khác nhau. Ban đầu, phương pháp được sử dụng để phân
tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của
Pháp vào những năm 1960. Phân tích chủ yếu phục vụ như một công cụ để nghiên cứu
mà hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ
chức trong bối cảnh các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú
trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với chăn nuôi
chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng.
Theo Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2001), khái niệm chuỗi (filière) bao
hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của
hàng hóa và xác định những người tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, khái niệm
chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định
lượng và tự nhiên, được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ của
mối quan hệ biến đổi.
b. Chuỗi giá trị
Về mặt lý luận, Porter là người đầu tiên đưa ra khái niệm “chuỗi giá trị” (value
chain) để phân tích lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên đến
khâu cuối cùng trong doanh nghiệp mà chúng tạo ra giá trị cho sản phẩm hoặc dịch
vụ. Các hoạt động tạo giá trị bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ.
Mỗi hoạt động trong chuỗi sẽ tạo thêm một giá trị nhất định cho sản phẩm cung ứng
cho khách hàng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Các hoạt động chính là các hoạt
động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để
cung cấp cho khách hàng, bao gồm: H ậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần ra

ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Các hoạt động hỗ trợ cho các
hoạt động chính bao gồm các hoạt động thu mua, phát triển công nghệ, quản trị
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Phân tích mô hình chuỗi giá trị của
5


Porter (1985) giúp nhận dạng những điểm yếu trong mỗi hoạt động cần cải tiến cũng
như phát hiện các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Porter
(1985) lập luận rằng nếu bản thân mỗi hoạt động có khả năng tạo ra giá trị và sự liên
kết chặt chẽ giữa các hoạt động được vận hành một cách hiệu quả sẽ tạo nên một
nguồn lực mạnh của lợi thế cạnh tranh.
Mô hình phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985) bị giới hạn bởi những hoạt
động tạo giá trị trong phạm vi một doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cho khách hàng.
Với xu hướng tự do hóa thương mại và kinh doanh, cách tiếp cận phân tích chuỗi giá
trị được mở rộng ở phạm vi ngành, địa phương và quốc gia, đặc biệt là cách tiếp cận
chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Kaplinsky (2000), Kaplinsky và Morris (2001),
Gereffi (1994, 1999) and Gereffi and Korzeniewicz (1994) là những người tiên
phong ứng dụng mô hình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Để thống nhất về
mặt lý luận, vào năm 2000 các nhà khoa học từ các chuyên ngành khác khác nhau trên
thế giới đã tổ chức hội thảo 1 tuần lễ ở Bellagio nước Ý và thống nhất sử dụng thuật
ngữ “chuỗi giá trị” cho các nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận chuỗi (Bair, 2009). Năm
2005 giáo sư Gereffi và cộng sự hoàn thiện khung lý thuyết quản trị chuỗi giá trị của
mình và công bố bài báo “quản trị chuỗi giá trị toàn cầu” (the governance of global
value chains) ở tạp chí “Điểm báo Kinh tế Chính trị Quốc tế”.
Với cách tiếp cận toàn cầu, chuỗi giá trị được định nghĩa là tập hợp tất cả
các hoạt động để tạo ra giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng
cuối cùng thông qua những giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất, làm tăng
giá trị và phân phối (Kaplinsky, 2000; Kaplinsky và Morris, 2001). Vì vậy, có thể
nói rằng chuỗi giá trị là tập hợp những hoạt động phức tạp tạo giá trị của toàn bộ các
tác nhân trong chuỗi, xuất phát từ các tác nhân đầu tiên sản xuất nguyên liệu đầu

vào, rồi qua các tác nhân sản xuất tạo ra sản phẩm và cuối cùng là những nhà phân
phối sản phẩm. Trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể có sự tham gia của nhiều công ty,
nhiều ngành giữa các quốc gia với nhau để thực hiện những công đoạn tạo giá trị
khác nhau trước khi chuyển giao sản phẩm hoàn chỉnh đến người tiêu dùng cuối
cùng. Nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa mở rộng theo cách tiếp cận toàn cầu cho
việc phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản.
Một chuỗi giá trị hình thành và tồn tại khi tất cả các bên có liên quan trong
chuỗi vận hành theo mục tiêu tối đa hóa giá trị sinh ra trong chuỗi (Kaplinsky và
6


Morris, 2001; Jacinto và Pomeroy, 2011). Trong bất kỳ chuỗi giá trị nào thì mỗi thành
viên của chuỗi là người mua hàng của người trước và là nhà cung cấp cho người sau,
các thành viên trong chuỗi có chung một mục đích và cùng nhau làm việc để đạt được
mục đích đó. Mỗi thành viên của chuỗi có thể độc lập với nhau, nhưng lại phụ thuộc
lẫn nhau. Mỗi thành viên góp thêm giá trị tại mắt xích cuối của chuỗi bằng cách
đóng góp vào sự thỏa mãn của khách hàng.
Sơ đồ tổ chức chuỗi giá trị
Bao gồm liên kết chuỗi giá trị của nhà cung cấp đầu vào, chuỗi giá trị các nhà sản
xuất, chuỗi giá trị thị trường và chuỗi giá trị của người tiêu dùng (Porter, 1985)
Chuỗi giá trị của

Chuỗi giá trị của
doanh nghiệp

nhà cung cấp

Chuỗi giá trị của
kênh phân phối


Chuỗi giá trị
của người mua

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức chuỗi giá trị
(Nguồn: Porter, 1985)
a. Chuỗi cung ứng
Theo Ganeshan và Harrison (1995), chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển
đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế
biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng. Trong chuỗi cung ứng, sản phẩm đi
qua tất cả các hoạt động theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm luôn có sự thay
đổi về giá cả cũng như giá trị. Như vậy, dựa vào định nghĩa ta thấy rằng chuỗi giá trị
và chuỗi cung ứng không có sự khác nhau vì chúng đều là chuỗi của sự nối tiếp nhau
qua các quá trình và các hoạt động giữa các tác nhân liên quan nhằm tạo ra sản
phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.
Tuy nhiên, sự khác biệt trong cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị đang được
các nhà khoa học quan tâm hơn so với chuỗi cung ứng (Feller và ctv, 2006). Mục
tiêu chính của phân tích chuỗi giá trị là tối đa hóa giá trị tạo ra cho khách hàng và
tối đa hóa lợi ích cho các bên có liên quan cũng như lợi ích trên toàn chuỗi giá trị,
và phát triển bền vững qua thời gian (Feller và ctv, 2006; De Silva, 2011). Trong khi
đó, chuỗi cung ứng trọng tâm vào chi phí và hiệu quả của các hoạt động hậu cần trên
toàn chuỗi. Hay nói cách khác, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối thiểu
hóa chi phí và nguồn lực cung cấp sản phẩm trên cơ sở cắt giảm tới mức có thể các
trung gian và các khoản chi phí trong hoạt động phân phối nhằm đáp ứng nhanh nhất,
thuận tiện nhất và hiệu quả nhất nhu cầu của người tiêu dùng (Feller và ctv, 2006; De
7


Silva, 2011). Trong chuỗi cung ứng, vấn đề được quan tâm là tính hiệu quả của dòng
chảy cung ứng sản phẩm, xuất phát từ hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào, hình
thành sản phẩm và phân phối cho người tiêu dùng một cách nhanh nhất, chính xác

nhất và chi phí thấp nhất (Feller và ctv, 2006). Đối với chuỗi giá trị sự tập trung bắt
đầu từ yêu cầu tối đa hóa giá trị cho người tiêu dùng cuối cùng và lần lượt là các tác
nhân trung gian tham gia cung cấp sản phẩm trong chuỗi giá trị (Kaplinsky và
Morris, 2001). Tuy vây, De Silva (2011) cho rằng một chuỗi cung ứng tốt là cần
thiết để phát triển một chuỗi giá trị bền vững.
Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Một câu hỏi có thể phát sinh khi chuỗi giá trị được nghiên cứu: Chuỗi giá trị và
chuỗi cung ứng khác nhau hay không ?. Về cơ bản chúng giống nhau vì cả hai bao
gồm mạng lưới như nhau của các thành viên, những người có mối liên hệ với các
thành viên khác để cung cấp hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng. Nếu
chúng ta so sánh định nghĩa của một chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị, chúng ta có thể
nhận ra sự giống nhau và khác nhau của chúng. Chuỗi cung ứng, như hàm ý của nó,
tập trung chủ yếu vào hiệu quả và chi phí cung ứng. Chuỗi cung ứng được hiểu là việc
mang nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tới người tiêu
dùng một cách suôn sẻ và tiết kiệm. Mục tiêu đầu tiên của chuỗi cung ứng là đáp ứng
nhu cầu và yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn
lực bao gồm: Việc phân bổ công suất, tài nguyên và lao động. Một chuỗi cung ứng cố
gắng tìm kiếm để làm cho phù hợp nhu cầu với khả năng cung ứng của tài nguyên
khoáng sản. Khía cạnh khác của việc đánh giá một cách lạc quan chuỗi cung ứng bao
gồm việc giữ liên lạc với nhà cung cấp để loại trừ những yếu tố làm đình trệ khâu sản
xuất; chiến lược nguồn lực để tạo nên một sự thăng bằng giữa chi phí nguyên vật liệu
và vận chuyển thấp nhất; phương tiện kỹ thuật “Just in time” để đánh giá một cách lạc
quan dòng chảy sản xuất; duy trì sự phối hợp đúng đắn giữa vị trí công ty và kho hàng
để phục vụ thị trường tiêu dùng, và sử dụng vị trí/sự chỉ định vị trí, phân tích đường
vận chuyển, chương trình động lực và dĩ nhiên, sự lạc quan vận chuyển truyền thống
để tối đa hiệu quả của việc phân phối.
Ngược lại, chuỗi giá trị bố trí sự tập trung của nó vào tổng giá trị cho người tiêu
dùng. Vì thế, mục tiêu của một chuỗi giá trị là tối đa giá trị tại chi phí thấp nhất có thể
cho người tiêu dùng. Do đó, sự khác nhau cơ bản giữa một chuỗi cung ứng và một
chuỗi giá trị là một sự thay đổi cơ bản trong sự tập trung từ việc cung cấp dựa vào

người tiêu dùng. 
8


Do đó chiến lược giảm giá và cắt giảm chi phí không đủ để bảo đảm cho lợi thế
thị trường có thể chống đỡ được trong thời gian dài, nó cần thiết cho công ty để cung
cấp giá trị, cái mà sẽ biện minh cho giá cả sản phẩm. Vì vậy, bản thân chuỗi cung ứng
đã tiến triển để làm cho khớp nguồn cung và giá trị. Dấu hiệu có thể được chú ý trong
định nghĩa một chuỗi cung ứng từ thẻ Global Supply Chain Forum (1998): “Sự hợp lại
thành một hệ thống nhất của quá trình kinh tế cơ bản từ người sử dụng cuối cùng cho
đến người cung ứng đầu tiên cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thông tin, những thứ làm
tăng thêm giá trị cho người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng khác”. Quan điểm một
chuỗi cung ứng phải làm tăng thêm giá trị cho khách hàng đang làm giảm đi sự khác
biệt tương phản giữa một chuỗi cung ứng và một chuỗi giá trị.
1.1.2. Một số khái niệm dùng trong phân tích kinh tế và chuỗi giá trị
Chi phí:
Chi phí gồm: Chi phí cố định (FC) và Chi phí biến đổi (VC):
Chi phí cố định (FC - Định phí): Là những chi phí không thay đổi khi khối
lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi. Nó luôn luôn tồn tại trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Nếu tính trong một đơn vị sản phẩm thì nó lại thay đổi. Ví dụ: Tiền thuê
cửa hàng của một doanh nhân có thể không phụ thuộc vào doanh thu hoặc một nhà
sản xuất đồ may mặc phải trả một khoản tiền thuê mặt bằng cố định, không phụ
thuộc vào sản lượng quần áo ông may được. Đó là chi phí khấu hao (trả dần) vốn đầu
tư cho sản xuất như: Khấu hao tài sản cố định, tiền thuê địa điểm sản xuất, tiền thuê
bảo vệ, lãi suất ngân hàng, chi phí trang thiết bị thực hiện sản xuất.
Chi phí biến đổi (VC - Biến phí): Là những chi phí thay đổi khi khối lượng
sản xuất sản phẩm thay đổi tăng hoặc giảm. Tổng chi phí biến đổi tùy thuộc theo số
lượng đơn vị sản phẩm sản xuất ra, xong khi tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm
thì nó thường ổn định. Là chi phí hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh
như: Nguyên vật liệu, nguồn giống, thức ăn, phân bón, nhân công khi mùa vụ…Chi

phí này thường tăng lên theo tỷ lệ thuận quy mô sản xuất.
Tổng chi phí (TC): Tổng chi phí (TC) = Chi phí cố định (FC) + Chi phí biến
đổi (VC).
Lợi nhuận:
Lợi nhuận trong kinh tế học: Là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ
đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí
cơ hội, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
9


×