Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MÔDUN 41 THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.79 KB, 10 trang )

MÔDUN 41: PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG VỚI CỘNG ĐỒNG CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
Thời gian học 2 tháng. Từ tháng 11, tháng 12 năm 2019
Nội dung 1: MỤC ĐÍCH PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CỘNG ĐỒNG, CÁC TỔ
CHỨC XÃ HỘI ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các
tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
CÂU HỎI 1: cỘNG ĐỒNG LÀ GÌ?
Cộng đồng là một quần thể cùng loại sống tập trung và tương tác lẫn nhau. Hay
nói cách khác là một từ dung để chỉ một nhóm người có cùng sở thích hoặc cùng
cư trú trong một vùng lãnh thổ nhất định. Trong cồng đồng thường có những quy
tắc chung thống nhất thực hiện. Ở nông thôn có cộng đồng thôn, xóm, làng, xã.
Ví dụ: Như cộng đồng dân cư thôn – làng chẳng hạn là một quần thể những
người cùng chung sống trong thôn-làn. Họ sống và thực hiện các hành vi, ứng xử
một cách thống nhất theo luật pháp của nhà nước. Và những quy ước, hưởng
ứng của làng đã được toàn dân trong thôn đó chấp nhận và thực hang ngày.
Câu hỏi 2: Vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc phối hợp để
giáo dục trẻ mầm non như thế nào?
Để cho tất cả những gì tốt đẹp của cộng đồng được lưu giữ, những làng nghề do
cha ông để lại không bị mai một, để thế hệ trẻ có thể vừa phát triển theo xu thế
tiên tiến hiện đại mà vẫn phát huy được những truyền thống tốt đẹp đã có thì
trách nhiệm của cộng đồng phải tham gia giáo dục là rất cần thiết; Trong đó giáo
dục mầm non là cấp học đầu tiên quan trọng. Trách nhiệm của cộng đồng trong
tham gia phối hợp mầm non không chị là giáo dục trẻ về truyền thống văn hóa
dân tộc, về bản sắc văn hóa địa phương mà cộng đồng có trách nhiệm tham gia
xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, ủng hộ và thống nhất với nhà trường về
nội dung giáo dục trẻ cũng như có trách nhiệm trong việc huy động mọi nguồn lực
trong cộng đồng có thể giúp đỡ nhà trường tạo them điều kiện thuận lợi cho hoạt
động giáo dục trẻ.



Hoạt động 2: Tìm hiểu tổ chức xã hội, liệt kê các tổ chức xã hội có thể phối hợp
vơi nhà trường để giáo dục trẻ mầm non.
Câu hỏi 1: Tổ chức xã hội là gì?
Là khái niệm thường dung trong xã hội học. Tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ
thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó. Tổ chức là một nhóm người làm
việc chung với nhau. Là nhiều người tập hợp thành một nhóm hay ban, hội hoặc là
đoàn…nhằm điều hành hay quản lý một công việc nào đó.
Câu hỏi 2: Liệt kê các tổ chức xã hội có thể phối hợp với nhà trường để giáo dục
trẻ mầm non?
+ Ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân phường/ xã nơi trường mầm non đóng
trên địa bàn.
+ Các ban ngành ở địa phương như ban văn hóa xã hội, ban kinh tế - tài chính.
+ Các cơ quan có nhiều liên quan như trung tâm y tế, công an phường/ xã
+ Hội phụ nữ: Ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em của địa phương
+ Các tổ chức đoàn thể như mặt trận tổ quốc, chi đoàn thanh niên cộng sản của
phường/ xã.
+ Các hội như hội khuyến học, hội người cao tuổi, hội nông dân, hội cựu chiến
binh.
Hoạt động 3: tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc giáo dục
trẻ mầm non.
Câu hỏi 1: Các tổ chức xã hội có vai trò như thế nào trong việc chăm sóc giáo dục
trẻ mầm non?
Hội đồng nhân dân quyết định trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thong tin, thể
dục thể thao, xã hội và đồi sống. Theo chức năng nhiệm vụ hội đồng nhân dân có
thể đề xuất và giám sát việc thực hiện kế hoạch của địa phương.


Chính quyền các cấp có chức năng quản lý nhà nước không chỉ huy động khuyến
khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành sự phối
hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục mầm non.

Các tổ chức liên quan khác như: trung tâm y tế với nhiệm vụ thực hiện các
chương trình y tế quốc gia được triển khai tại cộng đồng sẽ giúp nhà trường trong
việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội khuyến
học, hội cựu chiến binh, hội nông dân và một số tổ chức tập thể, cá nhân khác của
địa phương cũng là nguồn lực quan trọng tham gia thúc đẩy sự phát triển trong
giáo dục mầm non.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mục đích của việc phối hợp của nhà trường với cộng
đồng, các tổ chức xã hội trong giáo dục mầm non
Câu hỏi 1: Việc phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội
trong giáo dục trẻ mầm non nhằm mục đích gì?
Nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học giáo dục mầm non sâu rộng
đến mọi tầng lớp trong cộng đồng và các tổ chức trong xã hội.
Phối hợp để tang cường mối quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng
đồng và tổ chức xã hội đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Phối hợp giáo dục giữa trường mầm non với cộng đồng và các tổ chức xã hội góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, đạt mục tiêu
giáo dục đề ra.
Nội dung 2: Phối hợp giũa nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội để
giáo dục trẻ mầm non.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nhà trường trong việc phối hợp vối cộng đồng
và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
Câu hỏi 1; Nhà trường có vai trò như thế nào trong việc phối hợp vối cộng đồng
và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non?


Trước hết trường mầm non cần phải phát huy được vai trò của mình trong đời
sống cộng đồng, phải làm cho cộng đồng thấy được vị trí, tầm quan trọng cùa giáo
dục mầm non trong sự phát triển mọi mặt của địa phương.
Trường mầm non có vai trò là tham mưu, tư vấn, đề xuất với lãnh đạo chính
quyền, các ban ngành địa phương cùng nắm rõ và phối hợp thực hiện.

Song song với việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ thì nhà trường cần
chủ động có kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp với cộng đồng và các tổ chức xã
hội để nhận được sự ủng hộ và cùng phối hợp về thực hiện giáo dục trẻ nhằm đạt
được mục tiêu giáo dục.
Muốn việc phối hợp này đạt kết quả tốt thì vấn đề nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến
từ các cơ quan tổ chức, đoàn thể có liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ
trong trường mầm non là vấn đề quan trọng cần lưu tâm và phải thường xuyên xử
lý các thong tin kịp thời để có kế hoạch đáp ứng phù hợp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nội dung phối hợp giữa trường mầm non với cộng
đồng để giáo dục trẻ mầm non.
Câu hỏi: Việc phối hợp giữa trường mầm non với cộng đồng để giúp trẻ mầm
non gồm những nội dung nào?
Tuyên truyền vối cộng đồng với cộng đồng về các hoạt động của trẻ tại trường.
Đề nghị cộng đồng hổ trợ trong một số nội dung giáo dục: Đưa trò chơi dân gian,
hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác vào dạy trẻ một cách
tự nhiên, nhẹ nhàng và bền vững theo truyền thống địa phương.
Đề nghị được tạo them điều kiện để trường mầm non có thể tham gia hoạt động
văn hóa, văn nghệ, hay các lễ hội truyền thống
Phối hợp cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh hay công trình xây dựng
hoặc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của địa phương để giáo duc6 trẻ biết vể ý
thức chăm sóc, tôn vinh và phát huy giá trị của công trình đó.
Cộng đồng góp ý hoặc thong báo cho nhà trường những thong tin có liên quan
đến hoạt động giáo dục trẻ để nhà trường có thể kịp thời điều chỉnh và phối hợp


các hoạt động nhằm thực hiện các yêu cầu giáo dục của nhà trường sao cho đảm
bảo lợi ích của nhà trường và lợi ích của cộng đồng
Cộng đồng hổ trợ hoặc cung cấp cho giáo viên những tư liệu hoặc nguyên vật liệu
vể cộng đồng dân tộc địa phương để giáo viên dạy trẻ.
Hoạt động 3: Phối hợp giữa nhà trường với cấp ủy đảng, chính quyền địa

phương để giáo dục trẻ mầm non.
Câu hỏi 1: Nhà trường có vai trò như thế nào trong việc phối hợp với cấp ủy
đảng, chính quyền địa phương để giáo dục trẻ mầm non?
Tham mưu, tư vấn, đề xuất vời ủy ban nhân dân, các ban ngành chình quyền địa
phương trong cân đối và xây dựng phương án phân bổ các nguồn vốn đầu tư phát
triển giáo dục mầm non; có kế hoạch tang cường cơ sở vật chất cho nhà trường
đề phục vụ giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
Đề nghị ủy ban có chính sách ưu đãi nhằm phát triển giáo dục mầm non trên địa
bàn như:
Về biện pháp thực hiện để đạt chỉ tiêu huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp
Hổ trợ đời sống giáo viên, đặc biệt giáo viên ngoài biên chế.
Quy hoạch cấp đất cho trường mầm non, đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ của địa
phương.
Tuyên truyên để xây dựng cảnh quan môi trường cho trường mầm non.
Kết hợp trong các cuộc họp thường kỳ của ủy ban, hội đồng nhân dân phổ biến,
tuyên truyền về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của địa phương
Đề xuất với lãnh đạo chính quyền xây dựng các cơ chế chính sách có liên quan
nhằm gắn gia đình, cộng đồng với giáo dục mầm non.
Tham mưu, tư vấn để được hưởng các chình sách ưu đãi về đất đai, về tín dụng,
về thuế, để khuyến khích phát triển trường lớp mầm non ngoài công lập đặc biệt
là ở các khu công nghiệp .. nhằm phát triển giáo dục mầm non.


Tư vấn để đưa chương trình phát triển giáo dục mầm non vào trong nghị quyết
của hội đồng nhân dân. Căn cứ trên các mục tiêu phát triển giáo dục mầm non của
nghị quyết của hội đồng nhân dân, đề nghị với ban văn hóa – xã hội, kinh tế - tài
chính của địa phương về ngân sách hang năm cho giáo dục mầm non.
Nhà trường tham mưu cho chính quyền các cấp chỉ đạo xây dựng mạng lưới tuyên
truyền viên bao gồm: giáo viên mầm non, cán bộ y tế, cán bộ hội phụ nữ đoàn
viên thanh niên ..

Hoạt động 4: Phối hợp giữa trường mầm non với hội phụ nữ giáo dục trẻ mầm
non.
Câu hỏi : Theo suy nghĩ của bạn, những nội dung nào có thể phối hợp với hội
phụ nữ để giáo dục trẻ mầm non?
Phụ nữ có vai trò rất lớn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Ngày này ngày càng
nhiều có phụ nữ học vấn ngày càng cao hơn, hiểu biết về khoa học nói chung và
khoa học nuôi dạy trẻ nói riêng tốt hơn, cho nên việc họ tham gia vào giáo dục trẻ
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Phụ nữ không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực của bản thân, vận động
nhân dân cùng tham gia tích cực vào việc tổ chức, quản lý thực hiện các hoạt động
chăm sóc – giáo dục trẻ, huy động các gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đến lớp.
Hội phụ nữ phát huy vai trò sự tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch xây dựng,
đóng góp bảo vệ các công trình phúc lợi, các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
Phối hợp với tuyên truyền viên của hội phụ nữ để trang bị cho hội viên hội phụ nữ
kiến thức nuôi dạy con khoa học
Tuyên truyền viên của phụ nữ vận động cha mẹ trẻ đóng góp xây dựng trường
lớp, chi trả lương cho giáo viên, vận động các ban ngành các tổ chức kinh tế … đầu
tư cơ sở vật chất thiết bị cho giáo dục mầm non.
Phối hộp tổ chức các hội thi: “ Kiến thức mẹ, sức khỏe con”, “ Mẹ duyên dáng, con
khòa ngoan”, động viên đông đảo các tầng lớp phụ nữ học tập trau giồi kiến thức
và nuôi dạy con theo khoa học.


Hoạt động 5: Phối hợp giữa trường mầm non vối trung tâm y tế
Câu hỏi : Nội dung phối hợp giữa trường mầm non vối trung tâm y tế trong
công tác giáo dục trẻ em được thể hiện như thế nào?
Tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo khoa học.
Tuyên truyền về lợi ích của tiêm phòng bệnh cho trẻ em theo chương trình tiêm
chủng quốc gia, tầm quan trọng của tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi.
Tuyên truyền các biện pháp môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn.

Tuyên truyền về lợi ích, tầm quan trọng tầm quan trọng của việc khám sức khỏe
định kỳ cho trẻ hằng năm.
Trung tâm ý tế phối hợp với nhà trường để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ khi
có dịch bệnh xảy ra; cho trẻ tiêm phòng ngừa bệnh, tiêm/uống thuốc điều trị
bệnh, làm vệ sinh môi trường trường lớp…
Hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em như:
các bệnh về hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng.
Hoạt động 6: Phối hợp với trường mầm non với Đoàn thanh niên tại địa
phương.
Câu hỏi: Những nội dung nào có thể phối hợp với đoàn thanh niên để giáo dục
trẻ mầm non?
Phát động phong trào làm đồ chơi, đồ dung học tập cho trẻ
Vận động đóng góp công sức lao động xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo
dục mầm non
Cùng tham gia phổ biến kiến thức giáo dục trẻ cho cộng đồng, cha mẹ trẻ.
Làm các pa nô, áp phích tuyên truyền kiến thức giáo dục trẻ, tuyên truyền cho các
hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non.


Đoàn thanh niên tổ chức diễu hành tuyên truyền nội dung phục vụ cho giáo dục
mầm non
Hổ trợ nhà trường trong việc giúp đỡ dọn sân, vườn trường, làm vệ sinh xung
quanh trường
Hổ trợ trồng cây xanh, vườn rau, vườn hoa cải thiện them cho môi trường sân
vườn của trường.
Hổ trợ nhà trường những sửa chữa nhỏ như: Lợp lại mái nhà bị dột, đóng ghép lại
bàn ghế bị hư hỏng..
Hoạt động 7: Phối hợp giữa trường mầm non với các tổ chức khác
Câu hỏi: Việc phối hợp giữa trường mầm non với các tổ chức khác có ý nghĩa
như thế nào?

Các hội như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, hội chữ thập đỏ,
công an phường/ xã cũng là những lực lượng có thể tham gia ủng hộ tích cực cho
hoạt động chăm sóc giáo dục mầm non, Tất cả sẽ tạo thành một tác động tổng
hợp và sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi giúp sự phát triển mầm non ở
địa phương.
Nội dung 3: các hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ
chức xã hội trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
Hoạt động: Tìm hiểu các hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và
các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
Câu hỏi: Có những hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ
chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non?
Thông qua các cuộc họp của chính quyền địa phương, các hội nghị mà cán bộ/
giáo viên trường mầm non được tham gia.
Qua các khóa học tập, triển khai các nghị quyết, văn bản có liên quan điến giáo
dục .


Biên soạn các tài liệu ngắn gọn, các tờ rơi phát cho cha mẹ trẻ, các hộ gia đình, các
tổ chức xã hội.
Sử dụng hệ thống loa thông tin, truyền hình địa phương để tuyên truyền các nội
dung cho giáo dục mầm non.
Sử dụng bảng tin, pa nô, áp phích.
Sử dụng góc tuyên truyền tại các trường mầm non.
Sử dụng hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao của địa phương để kết hợp truyền
thông phổ biến kiến thức giáo dục trẻ mầm non rộng rải trong nhân dân.
Qua buổi họp của hội nông dân thôn/xóm
Qua các buổi họp thường kỳ, các sinh hoạt phổ biến kiến thức về văn hóa xã hội,
giáo dục của hội phụ nữ.
Nội dung 4: Phương pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ
chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non

Hoạt động 1: Tìm hiểu các Phương pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng
đồng và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non
Câu hỏi: Nêu các Phương pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các
tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non
Tham mưu tư vấn
Ứng dụng công nghệ thông tin và xử lý thông tin
Tuyên truyền vận động
Trao đổi, tọa đàm.
Tổ chức hoạt động
Tổng kết, thông báo kết quả.


Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng các phương pháp phối hợp giữa nhà trường
với cộng đồng và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
Câu hỏi tình huống: Trong quá trình tham mưu với lãnh đạo địa phương để xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, hiệu trưởng đã trực tiếp gặp chủ tịch
xã nhiều lần để trình bày, nhưng lần nào chủ tịch cũng như mới nghe, vậy đồng chí
có cách nào làm hiệu quả hơn?
Bước 1: Không báo cáo bằng miệng mà chuẩn bị các văn bản gồm:
-

Kế hoạch và tờ trình tham mưu xây dựng trường chuẩn quốc gia
Quyết định và quy chế ban hành xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia của bộ giáo dục và đào tạo trong đó dung bút đánh dấu những điều cần
quan tâm liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương…

Bước 2: Trình, gửi hồ sơ cho lãnh đạo
Bước 3: Gặp gỡ, trao đổi và gửi hồ sơ cho cá nhân đã được lãnh đạo địa phương
giao việc.




×