Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển các khu công nghiệp của tỉnh hưng yên theo hướng bền vững tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.32 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KIM QUANG CHIÊU

“THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT
TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH HƢNG YÊN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG”

Ngành

: Kinh tế phát triển

Mã số

: 9.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


Luận án đƣợc bảo vệ cấp cơ sở tại
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Đỗ Đức Bình
2. PGS. TS. Đặng Thị Phƣơng Hoa

Phản biện 1: PGS. TS. Ngô Quang Minh


Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trọng Xuân
Phản biện 3: TS Định Quang Ty

Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiễn sĩ cấp
cơ sở họp tại Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi giờ, ngày tháng

năm 2019

Có thể tham khảo luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các DN FDI vào các KCN đã đóng góp quan trọng vào việc
phát triển kinh tế xã hội cho đất nước ta. Các DN FDI không những
mang đến nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư toàn xã
hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, gia tăng kim ngạch xuất
khẩu, đóng góp vào thu ngân sách nhà nước, mà còn như cầu nối cho
các DN tiếp cận và học hỏi những công nghệ hiện đại, trình độ quản
lý tiên tiến của các nước phát triển, đồng thời thúc đẩy đổi mới công
nghệ, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và
thu nhập ổn định cho lao động.
Trong những năm qua, tỉnh Hưng Yên với lợi thế sẵn có, những
chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi dự án đầu tư của tỉnh, Đến hết năm
2016, các KCN tỉnh Hưng Yên đã thu hút được một lượng vốn FDI đăng

ký 2.800 triệu USD. Mặc dù, kết quả thu hút FDI vào phát triển các KCN
của tỉnh Hưng Yên trong những năm qua là rất khả quan. Tuy nhiên, với
làn sóng FDI vào Việt Nam hiện nay nói chung và Hưng Yên không là
ngoại lệ, thì không phải cứ chấp nhận FDI bằng mọi giá mà công tác thu
hút FDI sẽ phải tập trung vào chất lượng FDI theo hướng chọn lọc hơn với
trọng tâm là thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và
có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, dự án có khả năng
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn nữa những bất cập về chính sách
thu hút FDI vào KCN cũng như trong quản lý nhà nước của tỉnh về đầu tư
nói chung, thu hút FDI mới chỉ nhấn đến số lượng, đến “thành tích” chưa
chú ý đến các lợi ích của cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường:
Xuất phát từ thực tiễn đó học viên chọn đề tài "Thu hút FDI vào phát
triển các KCN của tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững" để làm luận
án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI vào
phát triển các KCN của một địa phương. Đề xuất giải pháp tăng cường thu
hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau: Hệ thống hoá cơ sở lý
luận về FDI, KCN, tác động của FDI đến nền kinh tế nói chung và
các doanh nghiệp trong KCN, Phát triển bền vững; Đánh giá đúng
thực trạng thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên;
Đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị thu hút FDI vào phát
triển các KCN theo hướng bền vững trong những năm tới.


2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thu hút FDI vào phát triển
các KCN ở một địa phương (trên ba phương diện tác động đến kinh
tế, xã hội và môi trường, tuy nhiên tập trung nhiều hơn về khía cạnh
kinh tế).
- Phạm vi nghiên cứu: Các DN FDI trong các KCN của tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2016
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu và hệ thống hóa lý thuyết: Hệ thống hóa các lý
thuyết về thu hút FDI, PTBV, KCN, qua đó đưa ra các đánh giá, phân
tích định hướng các tiêu chí thúc đẩy phát triển các KCN theo hướng
bền vững.
- Tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp: Luận án thu thập
thông tin thứ cấp thông qua các Sở, Ban, Ngành và các Niên giám
thống kê tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích đồng thời so
sánh với các KCN của các tỉnh lân cận nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm đối với thu hút FDI vào phát triển KCN.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ phiếu điều tra khảo
sát: Luận án tiến hành điều tra khảo sát thực tế 172 DN FDI trong
các KCN của tỉnh Hưng Yên .
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn 50 nhà quản lý tại các
sở, Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên và một số chuyên gia. Trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận
về thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững đối với một địa
phương
- Phân tích, đánh giá đúng và khách quan thực trạng thu hút FDI
vào các KCN của tỉnh Hưng Yên. Rút ra những ưu điểm, kết quả chủ
yếu, một số hạn chế và nguyên nhân là cơ sở và căn cứ cho các giải

pháp của luận án
- Đề xuất 07 giải pháp tăng cường thu hút FDI vào phát triển các
KCN của tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững đến năm 2025 và tầm
nhìn 2030. Đây là căn cứ quan trọng để UBND tỉnh và các sở ban
ngành tham khảo và đưa ra các chính sách, giải pháp thu hút FDI
trong thời gian tới.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cầu chia làm
4 chương:


3

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thu hút FDI vào phát
triển các KCN theo hướng bền vững.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút FDI vào phát
triển các KCN của một địa phương theo hướng bền vững.
Chương 3: Thực trạng thu hút FDI vào phát triển các KCN của
tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp thu hút FDI vào phát triển
các KCN của tỉnh Hưng Yên phương theo hướng bền vững đến năm
2025 và tầm nhìn 2030.
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Nghiên cứu của Alexis, Pafait, Normand (2015). Tác giả đề
xuất một mô hình toàn diện về thu hút FDI với hai yếu tố cơ bản là:
doanh nghiệp đa quốc gia và nước chủ nhà. Đồng thời phân tích công

cụ thu hút FDI của Canada bao gồm: Chương trình nhà đầu tư xuất
sắc; công cụ xúc tiến đầu tư và dịch vụ sau đầu tư.
Nghiên cứu của Lix và Liu (2005). Tác giả đã kết luận: tự
bản thân FDI không chỉ trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn
gián tiếp thúc đẩy thông qua các quan hệ tương tác của nó.
Nghiên cứu của Xiaohui Liu, Chang Shu, Peter Sinclair (2009).
Các tác giả đã tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa FDI, thương mại,
sắp nhập và mua lại M&A và tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nước
Châu Á.
Nghiên cứu của Adam P. Balcerzak, Mirosława Żurek (2011).
Tác giả nhận thấy rằng có mối quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau
giữa FDI và thị trường lao động trong dài hạn và thúc đẩy FDI dẫn
đến giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến nghị chính sách khuyến khích
dòng vốn FDI để tạo ảnh hưởng tích cực về lâu dài đối với thị trường.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
Đỗ Đức Bình (2013). Tác giả tập trung làm rõ những bất cập,
yếu kém chủ yếu trong thu hút FDI của Việt Nam và gợi mở một số
hướng và giải pháp để hoàn thiện nhằm thu hút FDI có hiệu quả.
Đỗ Đức Bình và các cộng sự (2014). Công trình nghiên cứu đã
khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI nhằm phát triển
kinh tế, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh trung du miền
núi phía bắc. Từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp thu hút FDI
để phát triển kinh tế. Tuy nhiên công trình nghiên cứu mới đi sâu


4

phân tích, đánh giá thu hút FDI để phát triển về kinh tế, chưa xem xét
tác động của FDI đến các vấn đề về môi trường và xã hội.
Nguyễn Mại (2013). Tác giả đã xem xét tác động của FDI đến

tăng trưởng kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu. Theo tác giả FDI
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư ở
mức độ quốc gia.
Nguyễn Thị Tuệ Anh cùng các cộng sự (2006) . Nhóm tác giả
đã tiến hành các phân tích định lượng đánh giá tác động của FDI tới
tăng trưởng kinh tế qua kênh hình thành tài sản vốn, sau đó đánh giá
tác động tràn của FDI tới DN. Nhóm tác giả khẳng định FDI đã đóng
góp tích cực vào tăng trưởng ở Việt Nam và mức độ đóng góp tăng
lên khi Việt Nam chính thức hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung (2013). Tác giả đã đánh
giá mối quan hệ của FDI vào tỉnh Hưng Yên với các chỉ số: Tổng sản
phẩm khu vực; lao động; Thuế và xuất khẩu. Kết quả cho thấy, tác động
của FDI đối với nền kinh tế tỉnh Hưng Yên đối với chỉ số tổng sản phẩm
khu vực trong ba năm đầu, còn FDI tác động đến lao động, xuất khẩu và
thuế trong 2 năm đầu.
Nghiên cứu của Đỗ Minh Trí, Bùi Bằng Đoàn (2013). Tác giả chỉ
ra những nguyên nhân, hạn chế của tình hình thu hút đầu tư tại tỉnh
Hưng Yên. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư, đồng
thời phát huy được những lợi thế sẵn có để xây dựng và nâng cao năng
lực cạnh tranh của tỉnh Hưng Yên trong tương lai.
Đỗ Thị Hoa Liên (2016). Tác giả đã phân tích đánh giá thực
trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng. Từ định hướng cùng thực
trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên tác giả đã đề xuất 7
giải pháp cơ bản về chính sách nhằm phát triển công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hưng.
1.3 Những khoảng trống đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Khoảng trống về lý luận:
Cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, luận giải
một cách sâu sắc, có tính hệ thống về cơ sở lý luận về thu hút FDI nhằm
phát triển KCN của một địa phương cụ thể theo hướng bền vững.

1.3.2. Khoảng trống thực tiễn: đến nay, hiếm thấy công trình
nghiên cứu đồng thời các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI và tác động
của từng loại FDI đến BTBV ở một vùng kinh tế cụ thể, đặc biệt là
các KCN của tỉnh Hưng Yên.


5

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ
TRƢC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƢƠNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

2.1. Khái niệm và các lý thuyết về FDI
2.1.1. Khái niệm về FDI
FDI là hình thức NĐTNN đưa vốn, dịch chuyển tiền, tài sản,
công nghệ… từ nước này sang nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời nắm
quyền sở hữu, quản lý, điều hành một thực thể kinh tế với mục đích
thu được lợi ích kinh tế từ nước tiếp nhận đầu tư.
Thu hút vốn FDI vào một địa phương là việc áp dụng các biện
pháp, chính sách để các nhà FDI đến đầu tư trực tiếp bằng các hình
thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của địa phương tiếp nhận
đầu tư và của NĐTNN.
2.1.2. Một số lý thuyết về FDI
- Lý thuyết về thương mại quốc tế
- Lý thuyết tổ chức công nghiệp hay lợi thế độc quyền
- Lý thuyết vòng đời sản phẩm
2.2. Khái quát về KCN
2.2.1. Khái niệm và phân loại các KCN
2.2.1.1. Khái niệm KCN

KCN là một phần lãnh thổ của quốc gia được xác định ranh
giới địa lý rõ ràng, được xây dựng hạ tầng thích hợp chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ, không có dân cư sinh
sống bên trong và được chính phủ thành lập hay cho phép thành lập
phù hợp với quy định của Pháp luật.
2.3.1.2. Phân loại KCN
Phân loại KCN theo phạm vị, đối tượng điều tiết của Nghị định
29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 thành 2 loại: KCN mang
tính truyền thống. Và Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt
động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN.
2.3.2. Yêu cầu phát triển các KCN đối với địa phƣơng
KCN góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
- Các KCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
- Các KCN phát triển các loại hình dịch vụ.


6

- Các KCN góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng
nâng cao tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, tạo việc làm mới và phát
triển nhân lực của địa phương.
- KCN thúc đẩy hiện đại hóa kết cấu hạ tầng và làm cho quá
trình đô thị hóa nhanh hơn. .
- KCN thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển các KCN không làm nảy sinh các vấn đề xã hội ảnh
hưởng đến cộng đồng dân cư nơi có KCN. .
- Phát triển các KCN không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi

trường.
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng thu hút FDI vào địa phƣơng
2.2.1. Nhóm nhân tố quốc gia
2.2.1.1. Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế xã hội
của quốc gia
Độ mở cửa của nền kinh tế
Sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội
Sự ổn định của môi trường kinh tế
Hệ thống pháp luật của quốc gia
2.2.2. Nhóm nhân tố thuộc chính quyền dịa phương
Tư tưởng nhận thức của các cấp lãnh đạo liên quan đến thu hút
FDI của địa phương
Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng các KCN của địa phương
Lợi thế so sánh của địa phương
2.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc về các doanh nghiệp trong KCN
Chiến lược đầu tư của các NĐTNN
Năng lực tài chính của các DN trong KCN
Trình độ khoa học công nghệ và quản lý của các doanh nghiệp.
Chất lượng nhân lực của các doanh nghiệp trong KCN
2.3. Thu hút FDI vào phát triển KCN theo hƣớng bền vững
2.3.1. Khái niệm phát triển KCN theo hướng bền vững
Phát triển các KCN theo hướng bền vững là sự phát triển các
DN và KCN được kết hợp hài hòa giữa ba mục tiêu lớn: tăng trưởng
kinh tế, phát triển xã hội, gìn giữ và bảo vệ môi trường trong KCN và
có tác động lan tỏa tích cực bên ngoài các KCN.
2.3.2. Khái niệm thu hút FDI vào phát triển KCN theo hướng
bền vững
Theo tác giả: Thu hút FDI vào phát triển các KCN theo hướng
bền vững là việc áp dụng các biện pháp, chính sách để các nhà FDI
đến đầu tư vào các KCN bằng các hình thức khác nhau phù hợp với



7

lợi ích chung của địa phương tiếp nhận đầu tư, có tác động tích cực
đến sự phát triển các DN và KCN được kết hợp hài hòa giữa ba mục
tiêu lớn: tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, gìn giữ và bảo vệ môi
trường trong KCN, mà còn có tác động lan tỏa tích cực ra bên ngoài
các KCN.
2.3.3. Yêu cầu phát triển các KCN theo hƣớng bền vững đối
với thu hút FDI trên địa bàn của địa phƣơng
- Thu hút FDI vào phát triển các KCN phải dựa trên 3 trụ cột
của sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
- FDI phải phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển KCN của
địa phương tiếp nhận đầu tư.
- Thu hút FDI vào phát triển các KCN phải phát huy được tiềm
năng, lợi thế của địa phương.
- Dự án FDI phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, hệ thống
pháp luật của nước chủ nhà và địa phương.
- Dự án FDI vào KCN phải có tác động tích cực lan tỏa tới
những ngành nghề, lĩnh vực khác trong và ngoài KCN.
- Dự án FDI vào KCN phải có công nghệ tiến tiến, trong quá
trình hoạt động phải kế hoạch cải tiến, đổi mới công nghệ và thực thi
kế hoạch đó trong quá trình hoạt động.
- Dự án FDI hoạt động trong KCN phải có chính sách đào tạo
lao động định kỳ.
- Quy tắc hành xử của các DN FDI phải phù hợp với chuẩn mực
địa phương và thông lệ quốc tế.
2.4. Một số tiêu chí đánh giá thu hút FDI vào phát triển các KCN
theo hƣớng bền vững

TT
Tiêu chí đánh giá
I
Thực trạng thu hút FDI vào các KCN của tỉnh Hưng Yên
1
Thực trạng vốn FDI đăng ký và thực hiện
2
Thực trạng số lượng dự án FDI
3
Thực trạng quy mô dự án FDI
4
Thực trạng hình thức và đối tác đầu tư
5
Thực trạng ngành nghề đầu tư
Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào phát triển các KCN của
II
tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững
1. Tiêu chí đánh giá thu hút FDI vào phát triển KCN về kinh tế
1.1. Các tiêu chí đánh giá về kinh tế nội tại khu công nghiệp
1 Đánh giá về quy mô vốn đầu tư
2 Hiệu quả hoạt động của các DN FDI trong KCN


8
3 Mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư
4 Khả năng liên kết giữa DN trong KCN
1.2. Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa về kinh tế của các KCN
1 Mức độ đóng góp vào giá trị xuất khẩu
2 Mức độ đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp
3 Mức độ đóng góp vào ngân sách tỉnh

4 Khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1 Mức độ đóng góp thúc đẩy tăng NSLĐ
2. Tiêu chí đánh giá thu hút FDI vào phát triển KCN về xã hội
2.1. Các tiêu chí mức độ bền vững môi trường bên trong KCN
1 Quan hệ giữa bên sử dụng lao động và người lao động
2 Khả năng tạo việc làm cho người lao động
3 Mức độ tăng thu nhập của người lao động
2.2. Các tiêu chí mức độ bền vững môi trường bên ngoài KCN
1 Mức độ dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh
2 Mức độ cải thiện đời sống người dân địa phương
3 Khả năng ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương
3. Tiêu chí đánh giá thu hút FDI vào phát triển KCN về môi trường
3.1. Các tiêu chí về môi trường bên trong KCN
1 Các Tiêu chí đánh giá việc xử lý nước thải KCN
2 Các tiêu chí đánh giá việc xử lý chất thải rắn
3 Các tiêu chí đánh giá về ô nhiễm không khí và tiếng ồn
3.2. Các tiêu chí tác động tới môi trường bên ngoài KCN
1 Tác động của KCN đến nguồn nước liền kề KCN
2 Tác động của KCN đến môi trường sống của dân cư ngoài KCN

2.6. Bài học kinh nghiệm đối với thu hút FDI vào phát triển
các KCN theo hướng bền vững cho tỉnh Hưng Yên
Thứ nhất, hệ thống luật pháp phải ổn định, phù hợp với thông lệ
quốc tế
Thứ hai, môi trường kinh tế, chính trị - xã hội phải ổn định và
tăng cường vai trò của chính quyền địa phương
Thứ ba, chú trọng công tác xúc tiến đầu tư
Thứ tư, chú trọng công tác xây dựng hạ tầng KCN
Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa
phương



9

Chƣơng 3
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG
YÊN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
3.1. Lợi thế, bất lợi của tỉnh Hƣng Yên trong thu hút FDI vào phát
triển các KCN theo hƣớng bền vững

- Lợi thế: Vị trí nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giáp Hà
Nội, gần Hải Phòng và Quản Ninh; là tỉnh nằm trên 2 hành lang kinh
tế quan trọng của đất nước; Có nguồn lao động dồi dào, giàu truyền
thống, có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ hiện đại.
- Hạn chế: Là tỉnh có diện tích nhỏ, mật độ dân số lớn, công
nghiệp phát triển chưa mạnh, thu nhập bính quân đầu người thấp; Tài
nguyên khoáng sản ít; Lao động có trình độ khoa học kỹ thuật chiếm
tỷ trọng thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp thu, sử dụng công
nghệ hiện đại và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
3.2. Khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các khu công
nghiệp của tỉnh Hƣng Yên

Quy mô và tỷ lệ lấp đầy
T
T

Tên Khu công
nghiệp


1
2
3
4

Phố Nối A
Dệt may PN
Thăng Long II
Minh Đức

Diện
tích
QH
596.4
121.8
345.2
198

Diện tích có thể cho
thuê
2014 2015 2016
422
422
422
92.8
92.8
92.8
257
257
257

136
136
136

Diện tích đã cho
thuê
2014 2015 2016
276
289
316
22.8
39.5
49.2
150
174
213
38.4
39.8
39.8

Tỷ lệ lấp đầy (%)
2014
65.6
24.6
58.3
28.3

2015
68.5
42.6

67.6
29.3

2016
75.0
53.0
82.9
29.3

Thu hút số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
Số lượng DN FDI vào các KCN từ năm 2008
200
150
100
50
0

s ố DN FDI

Trước
2008

2008

2009

2010

2011


2012

2013

2014

2015

2016

29

43

46

56

72

89

103

129

144

172


Năm 2008, sau 5 toàn KCN của tỉnh có 99 DN, trong đó có 70
DN trong nước và 29 DN FDI, chiếm tỷ lệ 29% số DN trong KCN.
Sau 10 hoạt động, hiện tại các KCN của tỉnh có 310 DN đang hoạt


10

động trong các KCN, trong đó có 138 doanh nghiệp trong nước và
172 DN FDI, chiếm tỷ lệ 55% số DN toàn KCN
Thu hút số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Số vốn FDI vào các KCN từ năm 2008
3.000.000
2.500.000
2.000.000
1.500.000
1.000.000
500.000
-

Số vốn FDI

Trước
2008

2008

356.550

977.004


2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

1.033.56 1.227.26 1.586.71 1.807.90 1.932.19 2.299.44 2.506.03 2.800.02

Năm 2003, toàn KCN có 10 DN FDI với tổng số vốn đăng ký
75,702 triệu USD. Đến năm 2015 toàn KCN của tỉnh có 262 dự án,
trong đó có 144 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 2.506 triệu USD.
Trong năm 2016, cấp mới cho 28 DN FDI có tổng vốn đăng ký 293,9
triệu USD; Thực hiện điều chỉnh tăng vốn cho 24 dự án dự án có vốn
FDI với tổng vốn đăng ký điều chỉnh tăng khoảng 78,4 triệu USD.
3.3. Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp của tỉnh
Hƣng Yên theo hƣớng bền vững
3.3.1. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN
Thu hút đầu tư vào các KCN theo vốn đăng ký và thực hiện

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, số vốn đăng ký

tăng 37 lần, từ 75.702 triệu USD lên 2.800.019 triệu USD vào năm
2016, đặc biệt trong 3 năm từ 2014 đến năm 2016 số vốn đăng ký đạt
867.822 triệu USD, chiếm 31% tổng vốn đăng ký đến năm 2016
Tiêu chí thu hút FDI vào các KCN theo số lượng dự án
Giai đoạn trước năm 2008, toàn KCN của tỉnh chỉ có 29 dự
án FDI, sau 10 năm, đến hết năm 2016 toàn KCN của tỉnh đã có 172
dự án FDI (tăng 5,9 lần so với trước năm 2008), tỷ lệ tăng trung bình
so với năm trước 22,3%/năm

Tiêu chí về thu hút FDI vào các KCN theo quy mô dự án


11

Bảng sô 3.4: Quy mô thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN

Năm

A
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Tổng
số DN

Số DN

đang
hoạt
động

Diện tích
đã cho thuê
(ha)

(1)
72
89

(2)
60
77

(3)
199,85
214,69

103
129
144
172

94
111
132
145


221,34
256,77
283,1
341,41

vốn FDI
bình quân/
dự án
(Triệu
USD/DA)
(7)=(4)/(1)

Vốn FDI bình
quân/ ha
(Triệu
USD/ha)

18,90
18,68

(8)=(4)/(3)
6,81
7,74

16,96
16,89
17,43
16,28

7,89

8,49
8,86
8,20

Tình hình thu hút các DN FDI của các KCN trong tỉnh tương
đối ổn định, trung bình mỗi năm 18 dự án. Bên cạnh đó, mức thu hút
vốn FDI bình quân/dự án cũng tương đối ổn định, trung bình trên 16
triệu USD/Dự án. KCN Thăng Long II có mức trung bình cao nhất
đạt khoảng 25.8 triệu USD/Dự án, KCN Minh Đức chỉ đạt 1,7 triệu
USD/Dự án. Đối với mức thu hút vốn FDI bình quân/ha không ổn
định qua các năm, toàn KCN đạt trung bình 8 triệu USD/ha, cao nhất
là KCN Thăng Long II đạt 9.06 triệu USD/ha, tuy nhiên KCN Minh
Đức lại chỉ đạt 3 triệu USD/ha.
Giai đoạn 2006-2010, với chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi
các nhà đầu tư nước ngoài, KCN Hưng Yên đã trở thành điểm đến
đầu tư lý tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài, giai đoạn này có tổng số
vốn đăng ký là 1.115 triệu USD, tăng gấp 4,7 lần so với giai đoạn
2000-2005. Giai đoạn 2011-2015 tiếp tục thu hút thêm được 88 DN
FDI với tổng số vốn đăng ký 1.148,19 triệu USD.
Tuy nhiên vồn thực hiện lại đang có xu hướng giảm đi trong
những năm gần đây, đặc biệt năm 2016, tiêu chí này chỉ đạt 68,7%,
quy mô vốn bình quân còn thấp, đạt mức 10.39 triệu USD/DN, so với
quy mô vốn trung bình của một dự án FDI ở Việt Nam là 13 triệu
USD/dự án. Bên cạnh đó, còn nhiều dự án có quy mô vốn rất nhỏ
như Công ty TNHH Glory Labelvina vốn đăng ký là 0.13 triệu USD,
nhiều dự án FDI không đủ tiềm lực thuê đất, xây dựng nhà xưởng mà
phải đi thuê lại nhà xưởng để sản xuất.


12


Thu hút FDI vào KCN theo hình thức và đối tác đầu tư

Đối với cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư, chủ yếu các dự án đến
từ Nhật Bản, tương ứng với 96 dự án với tổng số vốn là 1,985.216
triệu USD, tính trung bình 20.466 triệu USD/Dự án. KCN Thăng
Long II chủ yếu thu hút các dự án đầu tư từ Nhật Bản, với tổng số
72/77 dự án
Thu hút FDI vào KCN theo ngành đầu tư

- Hoạt động liên kết sản xuât
Thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh tuy có tác động
tích cực trong sự liên kết về kinh tế của DN FDI đối với kinh tế của
tỉnh và các DN trong KCN, song tác động này chưa đạt được kết quả
như kỳ vọng. Bản thân các DN đầu tư vào các KCN của tỉnh chủ yếu
vẫn là các DN tận dụng lao động giá rẻ, người lao động chủ yếu tham
gia gián tiếp điều khiển dây chuyển công nghệ. Hơn nữa các DN này
định hướng tập trung sản xuất định hướng xuất khẩu hoặc nhập khẩu
đầu vào, gia công chế biến rồi xuất khẩu để có tỷ suất lợi nhuận cao.
Trong những năm qua mức độ liên kết giữa DN FDI với DN nội tỉnh


13

còn rất hạn chế, ảnh hưởng và sức lan tỏa của DN FDI còn chưa
tương xứng.
- Đánh giá về quy mô vốn đầu tư
Tính đến hết năm 2016 toàn tỉnh có 396 dự án FDI còn hiệu lực,
với tổng số vốn đăng ký 3,610.56 triệu USD. Tổng số dự án FDI còn
hiệu lực trong các KCN của tỉnh đến hết năm 2016 là 172 DN FDI,

với tổng số vốn là 2,008.02 triệu USD. Tuy số dự án trong các KCN
chỉ chiếm 43,4% toàn tỉnh nhưng số vốn đăng ký chiếm 55,6% toàn
tỉnh. Trong các KCN của tỉnh, KCN Thăng Long II có số dự án FDI
chiếm 44,8% toàn KCN, nhưng số vốn chiếm 66% toàn KCN và
51,2% toàn tỉnh. So với các DN trong nước trong KCN, Số DN FDI
chiếm 55,5% tổng số DN trong KCN, nhưng số vốn chiếm khoảng
80% tổng số vốn trong toàn KCN.
3.2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tác động lan tỏa về kinh tế các
KCN
Đánh giá về giá trị xuất khẩu

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hưng Yên 2016, Ban Quản lý
các KCN tỉnh Hưng Yên.
Giá trị xuất khẩu của các DN FDI trong các KCN chiếm tỷ trọng
đạt 70% và có tốc độ tăng tương đối đều hàng năm. Tuy nhiên, đối
với các DN FDI trong các KCN giá trị xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của các DN FDI toàn tỉnh, tỷ trọng
trung bình 89,8%. So với tổng số vốn của các DN FDI trong các
KCN chiếm tỷ lệ 55,6% toàn tỉnh nhưng giá trị xuất khẩu chiếm
89,8%, điều đó chứng tỏ các DN FDI trong các KCN hoạt động xuất
khẩu hiệu quả hơn. Hơn nữa, tỷ lệ tăng giá trị xuất khẩu của các DN
FDI toàn tỉnh chỉ đạt trung bình hàng năm 32,8%, trong khi tỷ lệ tăng
trung bình của các DN FDI trong các KCN đạt 47,5%.
Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp


14

Quy mô và tỷ trọng giá trị SXCN của các DN FDI trong các
KCN luôn đạt giá trị lớn và tăng trưởng nhanh. Những năm sau tỷ lệ

tăng hàng năm chậm lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng 27% so với toàn tỉnh.
- Đánh giá về đóng góp vào ngân sách tỉnh

Tuy tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của tỉnh của các DN FDI
trong KCN so với các DN FDI toàn tỉnh và đối với KCN chiếm tỷ
trọng lớn, nhưng tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của tỉnh đối với
các KCN nói chung và các DN FDI trong KCN nói riêng còn chiếm
tỷ trọng nhỏ.
- Đánh giá về góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế


15

Năm 2010 GDP toàn tỉnh đạt 25,675.28 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng
hàng năm bình quân 12,95%/năm, đến năm 2015 GDP toàn tỉnh đạt
47,053.91 tỷ đồng. Tốc độ phát triển của GDP toàn tỉnh năm 2015 so
với năm 2010 đạt 145,9% và tương đối đồng đều hàng năm. Tương
ứng, tỷ trọng GDP của khu vực FDI năm 2010 đạt 2,465.17 tỷ đồng,
chỉ chiếm tỷ trọng 9,6% so với toàn tỉnh, đến năm 2015 đạt 6.964.77
tỷ đồng, chiếm 14,8% so với toàn tỉnh. Tuy nhiên, đóng góp của khu
vực FDI còn rất nhỏ so với toàn tỉnh.
Xét theo cơ cấu tổng sản phẩm

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2015, 2016
Các DN FDI trong các KCN của tỉnh tuy tỷ trọng đóng góp
trong GDP toàn tỉnh còn hạn chế nhưng đã đóng góp một phần lớn về
tăng trưởng kinh tế tốc độ nhanh hơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tích cực của tỉnh.
Đối chiếu với thay đổi cơ cấu sản phẩm của tỉnh Bắc Ninh và Hải
Dương thấy:



16

Đối chiếu với tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh, Cơ cấu ngành công
nghiệp của tỉnh Hưng Yên có tỷ trọng trong tổng sản phẩm là thấp
nhất, trong khi tỉnh Bắc Ninh, đến năm 2016 chiếm 92,2% (từ năm
2010 đến 2016 tăng 15,8%), tỉnh Hải Dương đến năm 2016 chiếm
68,9% (tăng 6,4% so với năm 2010).
Đối với tác động các KCN về kinh tế đối với thay đổi cơ cấu
kinh tế của tỉnh Hưng Yên có tăng trưởng và làm thay đổi tích cực
trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng và lợi thế của tỉnh.
- Đánh giá về góp phần thúc đẩy tăng NSLĐ
So với năng suất bình quân chung toàn tỉnh thì các DN FDI vẫn
thấp hơn, trung bình 208.44 triệu đồng/người/năm, hơn nữa tốc độ
tăng cũng thấp hơn toàn tỉnh 4% so với năm 2011. Tuy NSLĐ của
các DN FDI có tăng nhưng giá trị và tốc độ tăng không hơn so với
toàn tỉnh, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp FDI tuyển dụng nhiều
lao động, lao động chủ yếu là lao động phổ thông hoặc trình độ công
nghệ không cao.

Qua đối chiếu về NSLĐ của tỉnh Hưng Yên so với các tỉnh lân
cận có các điều kiện tương đồng thấy rằng: NSLĐ có tăng, nhưng
mức tăng chưa tương xứng với lợi thế, trong 5 năm mới chỉ tăng
91,68 triệu đồng, hơn nữa tốc độ tăng không đều, đạt cao nhất trong
năm 2013 đạt 597,67 triệu đồng/người/năm.
3.2.2. Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội của các KCN
- Quan hệ giữa bên sử dụng lao động và người lao động
Do áp lực công việc về thời gian cũng như cường độ lao động đã

dẫn đến một số lao động đã mắc lỗi trong công việc hoặc không hoàn
thành nhiệm vụ đã bị trừ lương hoặc sa thải, đồng thời cũng có một


17

số lao động đã tự ý bỏ việc. Hơn nữa, trong các KCN đang hoạt động
của tỉnh đã xảy ra một số vụ khiếu lại và dừng việc tập thể, tất cả các
vụ đều từ các DN FDI: Thực trạng này đã làm ảnh hưởng nhiều đến
quá trình giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong lĩnh vực quyền và
lợi ích của người lao động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN và đến phát triển các KCN của tỉnh theo hướng bền
vững về mặt xã hội.
- Tạo việc làm và thu nhập của người lao động trong KCN
+ Tạo việc làm
Toàn tỉnh có 2.631 DN đang hoạt động, tương ứng với số lao
động 153.596 lao động, trong đó các KCN của tỉnh chỉ có 310 DN
(chiếm 11,8%), nhưng số lao động hiện tại 42.500, tương ứng
chiếm 27,7%, điều đó chứng tỏ các KCN đã thu hút một lượng rất
lớn nguồn lao động của tỉnh. Đặc biệt, các DN FDI trong các KCN
chỉ có 172 doanh nghiệp (chiếm 6,5% toàn tỉnh) nhưng số lao
động hiện tại 30.114 lao động, tương ứng chiếm 19,6% toàn tỉnh
và 70,9% toàn KCN)
+ Đánh giá về thu nhập của người lao động
Xét toàn KCN, các DN FDI trong KCN có thu nhập trung bình
của người lao động cao hơn so với các DN trong nước,
- Đánh giá cơ cấu lao động theo ngành
Với cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh trong những năm qua
biến động không đều giữa các năm, tuy lao động ngành nông nghiệp
đã giảm nhưng các ngành công nghiệp lại có xu hướng giảm. Ảnh

hưởng về lao động trong các KCN mới chỉ có tác động tích cực rất
nhỏ đến cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp còn không tác động nhiều
đến có cấu lao động ngành công nghiệp của tỉnh.
- Đánh giá mức độ cải thiện đời sống người dân
Theo số liệu khảo sát mức sống dân cư, tỷ lệ hộ nghèo trong
tỉnh đã. Thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh từ năm 2011 đến
2015 đã tăng 1,5 lần, tương ứng năm 2011 thu nhập bình quân đầu
người là 1,590 triệu đồng/người/tháng đến năm 2015 đã đạt 2,352
triệu đồng/người/tháng.
3.2.3. Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về môi trường của
các KCN


18

- Đánh giá về quy mô và chất lượng nước thải các KCN
+ Về quy mô nước thải
Với số doanh nghiệp đang hoạt động 255/310 DN đang hoạt
động, tổng lượng nước thải (bao gồm nước thải sinh hoạt và công
nghiệp) khoảng 25.407m3/ngày đêm.
+ Về chất lượng nước thải
Các thông số có trong nước thải sau xử lý của DN cao nhất
năm 2014, tuy nhiên giai đoạn này sản lượng của các KCN đền
tăng nhưng các thông số đều đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả
thải ra ngoài KCN. Chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải của DN vận
hành tốt, đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải.
- Các tiêu chí đánh giá xử lý chất thải rắn các KCN
Đến nay tất cả các KCN chưa có quy hoạch xây dựng hệ thống
xử lý chất thải tập trung, các KCN cũng chưa có biện pháp xử lý tối
ưu, các DN tự tạm lưu giữ và tự ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận

chuyển đưa đi xử lý. Chính vì vậy, vấn đề xử lý chất thải rắn, đặc biệt
đối với chất thải nguy hại cần tăng cường cơ chế quả lý, kiểm soát để
được giải quyết triệt để tránh ảnh hưởng xấu đến vấn đề môi trường
và phát triển theo hướng bền vững của các KCN.
- Các tiêu chí đánh giá xử lý không khí và tiếng ồn các KCN
Nhìn chung chất lượng môi trường không khí tại KCN tương
đối ổn định. nồng độ các thông số có trong môi trường không khí vẫn
nằm trong tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép.
3.3. Đánh giá chung về thu hút FDI vào phát triển các KCN
của tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững
3.3.1. Những hạn chế
Về kinh tế
Một là, các dự án FDI vào các KCN tỉnh Hưng Yên có quy mô
vốn không đồng đều và không ổn định.
Hai là, cơ cấu thu hút vốn FDI vào các KCN tỉnh Hưng Yên còn
mất cân đối
Ba là, chưa thu hút được các dự án lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng
kỹ thuật để tạo ra tính đột phá, nhất là hạ tầng trong các KCN đã gây
trở ngại cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh.


19

Bốn là, chưa tạo ra được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu
kinh tế.
Năm là, chưa tạo ra được sự chuyển biến quan trọng về chuyển
giao công nghệ và năng lực nội sinh về công nghệ.
Sáu là, Ngành công nghiệp phụ trợ chưa là động lực thúc đẩy và
có ý nghĩa quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp của tỉnh
Hưng Yên.

Về xã hội
Một là, mức độ đóng góp của DN FDI vào xã hội tỉnh Hưng
Yên còn thấp.
Hai là, Chưa phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát
triển các KCN theo hướng bền vững.
Về môi trường
Một là, Mất cân đối trong sự quan tâm thu hút vốn FDI với bảo
vệ môi trường.
Hai là, Hoạt động xử lý chất thải nguy hại và chất thải rắn chưa
triệt để.
Ba là, Hoạt động quan trắc môi trường chưa triệt để.
3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Tư duy nhận thức về phát triển KCN còn bất cập.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém.
- Một số yêu cầu của DN FDI trong các KCN chưa được đáp
ứng như:
-Hoạt động xúc tiến thu hút vốn FDI còn kém hiệu quả.
- Chưa thực sự chú trọng, quan tâm với công tác kiểm tra, giám
sát trong thu hút FDI vào KCN.
- Chất lượng lao động còn thấp và trình độ quản lý nhà nước đối
với FDI còn kém hiệu quả
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO
PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG YÊN
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN 2030

4.1. Định hƣớng và quan điểm tăng cƣờng thu hút FDI vào phát
triển các KCN của tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững
- Thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh cần phù hợp với
tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Hưng Yên.



20

- Việc thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên
theo hướng bền vững cần hướng các DN vào các KCN bao gồm các
DN sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường.
- Khuyến khích các DN FDI vào phát triển các KCN của tỉnh có
trình độ công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn tạo được nhiều việc
làm cho lao động địa phương.
- Phát triển các KCN của tỉnh theo hướng bền vững cần ưu tiên
thu hút các dự án sản xuất tạo được lan tỏa đối với các DN trong
KCN và giữa các KCN với nhau
4.2. Quan điểm thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh
Hưng Yên theo hướng bền vững.
- Việc thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh theo hướng
bền vững phải đảm bảo bền vững trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, đặc
biệt là về môi trường.
- Việc thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh theo hướng
bền vững phải có định hướng chọn lọc.
- Công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nề
nếp để tạo niềm tin và độ tinh cậy cao đối với nhà đầu tư.
- Việc thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh theo hướng
bền vững phải chú trọng hiệu quả của đầu tư, không được phép đánh
đổi thu hút FDI vào phát triển các KCN với hủy hoại môi trường sinh
thái, gây bất ổn chính trị và xã hội.
- Mọi cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút FDI vào
phát triển các KCN cần bảo đảm lợi ích lâu dài của các bên liên
quan như.
- Phát triển các KCN phải đi liền với nâng cao đời sống xã

hội cho địa phương nơi có KCN, nhất là đối tượng người dân chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ thu hồi đất để xây dựng các KCN. Phát triển
các KCN phải gắn với các giải pháp về tạo việc làm và cải thiện đời
sống cho người dân trong vùng dự án
- Thu hút FDI vào phát triển các KCN phải đi đôi với củng cố,
nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của bộ máy quản nhà nước
các về các KCN.
4.3. Giải pháp tăng cƣờng thu hút FDI vào phát triển các
KCN của tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững đến năm 2025 và


21

tầm nhìn 2030
4.3.1. Đổi mới mạnh mẽ về tư duy và nhận thức đối với thu
hút FDI vào phát triển các KCN theo hướng bền vững
Tư duy chính sách điều tiết kinh tế của tỉnh phải hướng đến mục
tiêu PTBV, chính sách phải đảm bảo tính nhất quán trong quan điểm,
định hướng, đồng thời có tính linh hoạt, nhạy bén với thực tiễn phát
triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, tư duy và nhận thức về những
quan điểm, nguyên tắc, các chính sách khuyến khích thu hút FDI của
tỉnh còn hạn chế. Do đó cần:
- Cần nâng dần tỷ lệ lấp đầy các lên 100% đối với 3 KCN
đã hoạt động để các KCN hoạt động ngày càng có hiệu quả, đem
lại cho các DN, cho các KCN và cho tỉnh Hưng Yên nhiều lợi ích.
- Chất lượng thu hút FDI vào các KCN cần được cải thiện theo
hướng PTBV.
- Đối với nguồn nhân lực tại chỗ của địa phương cần có chính
sách đào tạo và thu hút vào làm việc tại DN.
- Đổi mới chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI, phục vụ đúng

mục tiêu chiến lược và tạo sự bình đẳng về chính sách giữa DN FDI
và DN trong tỉnh.
4.3.2. Hoàn thiện quy hoạch và phát triển hạ tầng các KCN để
thu hút FDI vào phát triển các KCN theo hướng bền vững
-Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN đã được phê
duyệt, nhằm tạo sự bình đẳng giữa các dự án đầu tư vào trong và
ngoài KCN.
- Chính sách quy hoạch phát triển các ngành, nghề phải có sự
liên kết vùng miền, liên kết ngành như việc cung cấp nguồn nguyên
liệu, lao động từ các KCN.
- Ưu tiên DN vào hoạt động trong KCN sẽ là những lợi thế
lớn, giúp cho các ngành công nghiệp phát triển, thuận tiện trong công
tác quản lý lao động và đảm bảo các dịch vụ đi kèm phục vụ nhu cầu
đời sống công nhân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN như hệ thống đường
gom, đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, xã.
- Có kế hoạch thu hút các DN vào hoạt động trong các KCN.
4.3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và cải cách thủ tục hành


22

chính về thu hút FDI vào các KCN
- Chính sách thu hút FDI vào phát triển các KCN cần phải tính
toán trong trạng thái lâu dài, thống nhất.
- Tập trung rà soát toàn diện các thủ tục hành chính ở tất cả các
lĩnh vực, kịp thời tập hợp thống nhất trong Bộ thủ tục hành chính ban
hành áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Thu hẹp chính sách ưu đãi thuế theo hướng khuyến khích đầu
tư vào các ngành SXCN phụ trợ, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia

tăng cao, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học,…
- Tính kỷ cương, kỷ luật phải được tăng cường để nhằm phát
huy tinh thần, thái độ tận tụy, trách nhiệm đối với cán bộ công chức
trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến thẩm định, giám
sát dự án FDI vào các KCN.
- Định kỳ tổ chức giám sát, tranh tra, kiểm tra nghiêm túc việc
chấp hành pháp luật về môi trường, chất thải và vệ sinh an toàn thực
phẩm tại các dự án FDI.
- Chú trọng nâng cao, cải thiện năng lực quản lý và trình độ
chuyên môn về bảo vệ môi trường cho các cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền của tỉnh.
- Việc tiếp nhận dự án đầu tư FDI cần đảm bảo định hướng thu
hút dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch để phát triển theo hướng
bền vững. hẩm tra kỹ lưỡng, chặt chẽ và cẩn thận.
- Đối với các dự án FDI đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư
phải tập trung hỗ trợ.
4.3.5. Tăng cường công tác hỗ trợ đầu tư và xúc tiến đầu tư để
thu hút FDI vào phát triển các KCN theo hướng bền vững
- Thường xuyên đổi mới phương thức và chương trình xúc tiến
đầu tư.
- Trên cơ sở Hiệp định song phương với các nước, cần xây dựng
chính sách, cơ chế xúc tiến đầu tư phù hợp nhằm tranh thủ dòng FDI
từ các quốc gia, các đối tác tiềm năng là thành viên tham gia Hiệp
định.
- Triển khai việc quảng bá về môi trường kinh doanh của Hưng
Yên trên một số kênh truyền thông quốc tế lớn và có uy tín; kết hợp
chương trình xúc tiến đầu tư trong việc xúc tiến thương mại và du


23


lịch, giới thiệu hình ảnh Hưng Yên.
- Lựa chọn công cụ xúc tiến đầu tư phù hợp nhằm truyền thông
tin đến các NĐTNN như: Hội thảo về cơ hội đầu tư, quảng cáo, tổ
chức các đoàn vận động và Internet,...
- Lập văn phòng đại diện, trung tâm xúc tiến đầu tư tại các
nước mà tỉnh hưng Yên muốn thu hút FDI vào phát triển các KCN
theo hướng bền vững như: Hoa Kỳ, khối EU và các nước phát
triển khác.
4.3.6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của tỉnh và Ban
quản lý các KCN đối với các dự án FDI vào phát triển các KCN
theo hướng bền vững
- Phải tăng cường công tác quản lý sau khi cấp phép đối với các
hoạt động đầu tư, quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát đối với
các dự án FDI theo đúng quy định của pháp luật.
- Thường xuyên tổ chức tọa đàm, tiếp xúc với các DN FDI để
kịp thời giải đáp, khắc phục các khó khăn, xử lý các vướng mắc trong
quá trình thực hiện chính sách.
- Trình độ công nghệ, chuyển giao công nghệ và thông tin phải
định kỳ đánh giá, giám sát; thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra,
giám sát về máy móc, thiết bị, dây chuyền máy móc và chuyển giao
công nghệ của các dự án FDI.
- Cần xây dựng chính sách đặc thù mô hình ban quản lý các
KCN tỉnh để nhằm phát huy tối đa cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhưng
thông thoáng và chặt chẽ.
- Định kỳ, cần trực tiếp đến hoặc tổ chức họp mặt đối với các
DN FDI để tiếp thu các ý kiến phản ánh của DN.
4.3.7. Phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát
triển các KCN theo hướng bền vững
- Rà soát nhu cầu nguồn nhân lực và các lĩnh vực thu hút FDI

cần lao động.
- Tăng cường gắn kết mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với
nhà tuyển dụng nhằm tiếp tục đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực
khi cung cấp cho thị trường.
- Khuyến khích các DN FDI bằng chính sách thành lập quỹ
nghiên cứu và phát triển đầu tư đào tạo nguồn nhân lực và thu hút


×